Với đặc thù bộ môn của chúng ta là học những sự kiện, hiện tượng, nhân vật đã xảy ra trong quá khứ nên việc tiếp thu kiến thức trong sách vở và sau đó được đi thực tế, thăm các di tích l
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI
BÀI THU HOẠCH CHUYẾN ĐI THỰC TẾ CHUYÊN
Trang 2Bác Hồ ta đã có câu “Học đi đôi với hành” “Học” là tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong sách vở, là nắm vững lý luận Còn “hành” là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến thức đã
tiếp thu vào đời sống thực tế Cho nên học và hành có quan hệ chặt chẽ với nhau, là hai mặt của một quá trình thống nhất, không thể tách rời
Và trong học tập thì việc vận dụng giữa những kiến thức đã học vào thực tế lại càng quan trọng hơn, đặc biệt là trong học tập và giảng dạy môn Lịch sử Với đặc thù bộ môn của chúng ta là học những sự kiện, hiện tượng, nhân vật đã xảy ra trong quá khứ nên việc tiếp thu kiến thức trong sách vở và sau đó được đi thực tế, thăm các di tích lịch sử, các hiện vật thì sẽ giúp cho việc học tập có hiệu quả hơn, và việc tiếp thu kiến thức nhanh hơn, hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn.Học kỳ I năm 2, chúng tôi có học phần thực tế lịch sử Việt Nam Khoa đã tổ chức chochúng tôi đi thực tế lịch sử Việt Nam ở các tỉnh phía Bắc Chuyến đi thực tế rất bổ ích đối vớichúng tôi, qua chuyến đi tôi đã thu được nhiều kiến thức, chụp được nhiều hình ảnh tư liệu vàđặc biệt tôi được tận mắt nhìn thấy những di tích lịch sử như chùa Tam Thanh, lán Nà Nưa, cây
đa Tân Trào và Sapa… hay những hiện vật mà bình thường tôi chỉ được nhìn thấy trong sách
vở Sau chuyến đi này, tôi đã học hỏi được nhiều điều bổ ích, làm phong phú thêm vốn kiếnthức của mình Và hơn hết đó là những kiến thức tôi được học trên sách vở bây giờ tôi đã trựctiếp nhìn thấy, sờ thấy
Đối với việc học tập lịch sử thì đi thực tế có vai trò rất quan trọng, vừa cũng cố kiến thức
đã học, cung cấp thêm kiến thức mới, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước và qua đó cũng rènluyện cho thêm nhiều kỹ năng Với tầm quan trọng của việc đi thực tế lịch sử như vậy nên tôi hivọng nhà trường và ban lãnh đạo khoa sẽ tổ chức nhiều dịp đi thực tế hơn nữa để cho việc họccủa sinh viên đạt hiệu quả cao
Ngày 09 - 1- 2017 đúng 6 giờ 45 chúng tôi có mặt tại cổng trường Đại học Hồng Đứcđúng 7 giờ chiếc xe bắt đầu xuất phát và địa điểm đầu tiên mà chúng tôi tới đó là Đền Trần Vàđúng 9 giờ 20 chúng tôi đã có mặt tại điểm đi đầu tiên đó là Đền Trần (Nam Định) khi tới đâychúng tôi được nghe hướng dẫn viên hướng dẫn về lịch sử hình thành, xây dựng của ngôi đềnsau đó chúng tôi được tự do tham quan và chụp ảnh lưu niệm Sau kề khi nghe và tự tìm hiểu tôi
đã biết thêm nhiều thứ như bố cục của ngôi đền, lễ hội
Trang 3Đền Trần ( Trần Miếu)
Là một đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định (sát quốc
lộ 10), là nơi thờ các vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần Đền Trần được
xây dựng từ năm 1695, trên nềnThái Miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ
15
Đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa Trước khi vào đền, phải qua hệ thống cổng ngũ môn
Trên cổng ghi các chữ Hán Chính nam môn (正南門 - cổng chính phía nam) và Trần Miếu Qua
cổng là một hồ nước hình chữ nhật Chính giữa phía sau hồ nước là khu đền Thiền Trường PhíaTây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch
Cả 3 đền đều có kiến trúc chung, và quy mô ngang nhau Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu
Trang 5Đền Thiên Trường.
Đền Thiên Trường được xây trên nền Thái miếu và cung Trùng Quang của nhà Trần mà trước nữa là nhà thờ họ của họ Trần Cung Trùng Quang là nơi các Thái thượng hoàng nhà Trầnsống và làm việc Đền Trần hiện nay được dân địa phương xây bằng gỗ từ năm Chính Hòa thứ
15 (tức năm 1695) Các năm 1773, 1854, 1895, 1907-1908, đền được mở rộng và xây thêm.Đền Thiên Trường hiện tại gồm có tiền đường, trung đường, chính tẩm, thiêu hương, 2 dãy tả hữu vu, 2 dãy tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ Đông Tây Tổng cộng có 9 tòa, 31 gian Khung đền bằng gỗ lim, mái lợp ngói, nền lát gạch
Bệ thờ Công đồng Hoàng đế tại Tiền đường
Trang 6Tiền đường của đền Thiên Trường gồm 5 gian, dài 13 mét Có 12 cột cái cùng 12 cột quân, tất
cả đều được đặt trên chân tảng bằng đá hình cánh sen có từ thời Trần là chân cột cung Trùng Quang cũ Tại đây có đặt ban thờ và bài vị của các quan có công lớn phù tá nhà Trần
Sau tiền đường là trung đường là nơi thờ 14 vị hoàng đế nhà Trần Tuy nhiên, không có tượng thờ mà chỉ có bài vị Trước cửa trung đường có ba cỗ ngai là nơi thờ bái vọng các vị hoàng đế.Sau trung đường là chính tẩm gồm 3 gian Đây là nơi thờ 4 vị thủy tổ của họ Trần và các phu nhân chính thất ở gian giữa Các hoàng phi của nhà Trần cũng được đặt bài vị thờ ở 2 gian trái, phải
Tòa thiêu hương (hay kinh đàn) là nơi đặt ban thờ và bài vị của các công thần nhà Trần Có ban thờ riêng cho các quan văn, và ban thờ riêng cho các quan võ
Trang 7Đền Cố Trạch đặt bài vị của Trần Hưng Đạo, gia đình và gia tướng Tiền đường của đền Cố Trạch là nơi đặt bài vị của 3 gia tướng thân tín của Trần Hưng Đạo, đó là Phạm Ngộ, Phạm NgũLão và Nguyễn Chế Nghĩa.
Thiêu hương (kinh đàn) là nơi đặt long đình trong có tượng Trần Hưng Đạo cùng 9 pho tượng Phật Bên trái đặt bài vị các quan văn Bên phải đặt bài vị của các quan võ Gian tả vu là nơi đặt bài vị Trương Hán Siêu, Phạm Thiện Nhân và các bài vị văn thần triều Trần Gian hữu vu là nơiđặt bài vị võ thần triều Trần, bài vị Trần Công và các thân nhân họ Trần Tòa trung đường là nơiđặt bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo, bài vị của 4 người con trai, của Phạm Ngũ Lão và các
Trang 8tả hữu tướng quân Tòa chính tẩm là nơi đặt bài vị của cha và mẹ Trần Hưng Đạo, của Trần Hưng Đạo và vợ (công chúa Thiên Thành), của 4 người con trai và 4 người con dâu của Trần Hưng Đạo, của con gái và con rể (Phạm Ngũ Lão).
Trang 9
Đền Trùng Hoa.
Đền Trùng Hoa trong quần thể Đền Trần
Đền Trùng Hoa mới được chính quyền tỉnh Nam Định với sự hỗ trợ về kinh phí của chính phủ xây dựng từ năm 2000 Đền được xây trên nền cung Trùng Hoa xưa - nơi các đương kim hoàng
đế nhà Trần về tham vấn các vị Thái thượng hoàng Trong đền Trùng Hoa có 14 pho tượng bằng đồng của 14 hoàng đế nhà Trần đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm Tòa thiêu hương
là nơi đặt ngai và bài vị thờ hội đồng các quan Gian tả vu thờ các quan văn Gian hữu vu thờ các quan võ
Trang 10
Lễ hội.
Lễ hội đền Trần được tổ chức trong các ngày từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định nhằm tri ân công của 14 vị vua Trần.[1]
Từ năm 2000, Nam Định tổ chức Lễ khai ấn đền Trần vào rạng sáng ngày 15 tháng giêng Lúc đầu lệ khai ấn chỉ bó hẹp trong không gian làng Tức Mặc, dần trở thành lễ hội lớn "Trần miếu tự điển" là chiếc ấn được dùng để đóng ấn dịp Lễ hội Đền Trần hiện nay Ấn hình vuông, làm bằng gỗ, được chế tạo vào thời Nguyễn, cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 Hai mặt Đông-Tây của viền ấn khắc hình 2 con rồng, mặt Nam của viền ấn khắc chìm 4 chữ "Tích phúc vô cương."
"Trần miếu tự điển" mang nội dung điển lệ, tục lệ thờ tự tại miếu nhà Trần, phạm vi, quy mô nhỏ hẹp là dòng họ Trần tại làng Tức Mặc [2]
Trang 11
Sau khi nghe thuyết minh song chúng tôi được tự do tìm hiểu và chụp ảnh kĩ niệm Tiếp theo
đó đoàn chúng tôi lên xe đi ra Quảng Ninh và chúng tôi dừng lại ăn trưa lúc 11 giờ ở quan cơm
Ba Cây Đa tại thành phố Thái Bình rồi lên xe tiếp tục cuộc hành trình tới Quảng Ninh, trên
Trang 12chặng đường ra Hạ Long – Quảng Ninh đoàn chúng tôi có ghé qua thăm một chứng tích lịch sửnổi tiếng đã hai lần làm cho quân giặc khiếp sợ đó là bãi cọc Bạch Đằng huyền thoại khi tới đâytôi mới thấy được sự mưu trí của những anh hùng thời xưa và qua đó tôi hiểu thêm được nhiềukiến thức hơn về bãi cọc Bạch Đằng.
Di tích bãi cọc Bạch Đằng huyền thoại.
Ngày nay du khách vẫn có thể tận mắt thấy dấu tích bãi cọc gắn liền với trận đại thắng trên trên sông Bạch Đằng (Quảng Ninh), một biểu tượng cho truyền thống người Việt đánh giặc ngoại xâm từ phương Bắc
Nằm trên đường trục đường giao thông từ Hà Nội về thành phố Hạ Long, bãi cọc Bạch Đằng
ở thị xã Quảng Yên thuộc khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng là điểm dừng chân không thể bỏ qua Từ ngã tư thị xã Quảng Yên đi về hướng Phà Rừng khoảng 2 km, rẽ trái khoảng 500
m, du khách sẽ đến với bãi cọc Yên Giang, một phần của trận địa cọc Bạch Đằng năm xưa
Di tích bãi cọc Yên Giang nằm ở cửa sông Chanh có hình chữ nhật dài khoảng 120 m, chiều rộng khoảng 20 m Sau lần khai quật đầu tiên vào năm 1958 và nhiều lần sau đó vào các năm
1969, 1976, 1984, 1988 cho thấy cọc ở đây chủ yếu là gỗ lim, táu dài 2,6 - 2,8 m, đường kính
20 - 30 cm Phần cọc được đẽo nhọn dài 0,5 - 1m để cắm thẳng xuống sông với khoảng cách trung bình 1 m
Tuy ngày nay đa phần các đầu cọc đã bị mục gẫy, du khách vẫn có thể hiểu thêm về lịch sử của bãi cọc cũng như nghệ thuật quân sự tài tình của Trần Hưng Đạo qua tấm bia đá dựng ngay gần đó Trên bia ghi rõ: "Dựa vào địa thế sông Bạch Đằng (thế kỷ thứ XIII), lòng sông có nhiều bãi bồi và dải đá ngầm, Trần Hưng Đạo đã cho đóng những bãi cọc ở vị trí hợp lý tạo thành mộttrận địa cọc chặn đánh đường rút chạy của giặc Nguyên Mông"
Cách bãi cọc Yên Giang vài km là bãi cọc đồng Vạn Muối, nằm ở cửa sông Rút, thuộc phường Nam Hòa được nhân dân Quảng Yên phát hiện trong quá trình canh tác, đào ao Sau lầnkhảo sát và khai quật năm 2005, cho thấy những cọc gỗ cắm đứng và cắm xiên trong khu vực đồng Vạn Muối thuộc nhiều loại gỗ được sử dụng cả thân và cành Đường kính mỗi cọc từ 7 -
Trang 1310 cm, phần được vạt nhọn chỉ khoảng 25 - 30 cm Tuy nhiên, mật độ cọc ở đây được cắm rất dày, phổ biến cách nhau từ 40 - 60 cm, một số cọc chỉ cách nhau từ 10 - 30cm.
Theo các nhà nghiên cứu, đây là nửa phía Nam của trận địa cọc Bạch Đằng, còn nửa phía Bắc làbãi cọc Yên Giang Do giữa hai bãi cọc có một dải cồn đá cao, khi nước triều xuống thuyền không qua được buộc phải đi vào sát bờ Vì vậy, Trần Hưng Đạo đã chọn vị trí cắm cọc ở hai bên cồn đá tạo thành một phòng tuyến hình chữ V bịt chặt lấy họng sông Bạch Đằng để chặn đường rút lui của quân địch tạo nên chiến thắng vẻ vang của trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288
Cũng trong địa phận phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên, bãi cọc đồng Má Ngựa đã được phát hiện và tiến hành khảo sát, khai quật vào năm 2010 Đây là bãi cọc thứ ba thuộc bãi cọc Bạch Đằng nằm ở cửa sông Kênh, cách bãi cọc đồng Vạn Muối khoảng 1 km về hướng Nam Bãi cọc có chiều dài 70 m, rộng 30 m, cắm cọc thuộc nhiều loại gỗ có đường kính từ 6 - 22 cm dày đặc thành dải như một lớp tường thành
Ba bãi bãi cọc Yên Giang, Đồng Vạn Muối và Đồng Má Ngựa đã làm thành những bãi chôngngầm lớn, phức tạp, kín đáo dưới mặt nước khóa chặt đường tháo lui ra biển, giúp tiêu diệt và bắt sống 600 chiến thuyền với 4 vạn binh tướng quân Nguyên – Mông trong lần thứ ba chúng xâm lược nước ta năm 1288
Để khám phá các giá trị lịch sử, khoa học và quân sự của chiến thắng lịch sử năm 1288, du khách ngoài tham quan, tìm hiểu bãi cọc Bạch Đằng, có thể ghé thăm các di tích khác như đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, bến Đò Rừng, đình Yên Giang, đền Trung Cốc, đình Trung Bản thuộc thị xã Quảng Yên và đình Đền Công - miếu Cu Linh thuộc thành phố Uông Bí, tỉnh
Quảng Ninh đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt
Trang 16Tới 16 giờ 30 phút thì đoàn chúng tôi đã tới Hạ Long với bao nhiêu ấn tượng trong từngngười và đến đúng 17 giờ thì đoàn chúng tôi dừng chân tại một khách sạn và được 2 thầy hướngdẫn căn dặn là tất cả đoàn vào nhận phòng và đi tắm rửa và đúng 19 giờ xuống ăn cơm tối để tốichúng ta tiếp tục cuộc hành trình tìm hiểu Hạ Long Tới 20 giờ tất cả thành viên trong đoàn đãtập trung xuống xe và chuẩn bị đi thăm Tuần Châu và theo lịch thì chúng tôi được thăm quan,chụp ảnh ở đây 2 giờ nhưng có một sự cố là khi chúng tôi tới nơi thi vào ngày Tuần Châukhông mở cửa, sau đó các thầy đã cho đoàn đi chơi ở cầu Bãi Cháy tới 21 giờ 30 phút chúng tôilên xe và về lại nhà nghỉ để nghỉ ngơi lấy lại sức để tiếp tục cuộc hành trình.
Trang 17Động Thiên Cung – Vịnh Hạ Long.
Động Thiên Cung nằm ở phía bắc đảo Đầu Gỗ, cách cảng tàu du lịch 4km về phía nam Làmột trong những hang động đẹp nhất ở Hạ Long Hang rộng, có nhiều cấp nhiều ngăn với vôvàn nhũ đá, măng đá mang những hình thù kỳ lạ
vào loại đẹp nhất ở Hạ Long mà con người biết tới Hang rộng gần 10.000m2 có cấu trúc rấtphức tạp, gồm nhiều cấp, nhiều ngăn với các trần và bờ vách rất cao, rộng Đặc biệt trong hang,
ở đâu đâu ta cũng thấy vô vàn các khối nhũ, măng đá với các hình dáng kì lạ Vì vậy người ta
đã hình dung ra cả một huyền thoại về cuộc tình và sự chia tay của Rồng bố, Rồng mẹ đã diễn
ra trên vách đá hoặc nghĩ rằng đây là hình ảnh của các mê cung của Hoàng đế Ba Tư trongchuyện Nghìn lẻ một đêm
Động Thiên Cung là hang động đẹp nhất Vịnh Hạ Long Ở ngách phía trong, hang lại thông ra ngoài bằng một cửa nhỏ, nhìn xuống một vịnh biển nhỏ bị vây kín bởi một vùng cung núi Trong hang cũng thấy có một dòng chữ trên vách đá và con số 1901 Có lẽ đây là bút tích của nhà thám hiểm đầu tiên đã tìm tới hang này Bây giờ người ta đã xây hẳn một hệ thống cầu thang, hành lang đẹp và công phu cả ở bên ngoài và bên trong hang với các hệ thống đèn chiếu sáng để du khách dễ dàng vào thăm hang Ngày 1/5/1998, động Thiên Cung chính thức mở cửa
đầu tiên ở Hạ Long đã được con người sủa sang với quy mô lớn Sắp tới hang này sẽ được sửa sang một lần nữa với mục đích cố gắng giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên của nó
Trang 20
Chiều đúng 14 giờ chúng tôi lên xe chuận bị đi tới một địa danh khác đó chính là Đền CửaÔng và sau 1 giờ 45 phút đoàn chúng tôi đã có mặt tại cổng ngôi đền Và được sự hưởng dẫncủa hai thầy dẫn đoàn chúng tôi đã biết thêm được rất nhiều thông tin rất bỗ ích để phục vụ choviệc học tập và giảng dạy sau nay của chúng tôi như về lịch sử ngôi đền, lễ hội :
Đền Cửa Ông thuộc địa phận phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Đền là nơi thờ phụng Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng cùng nhiều nhân vật nổi tiếngthời nhà Trần
Lịch sử
Sau khi Trần Quốc Tảng mất (năm 1313) nhân dân địa phương truyền lại thấy ông hiểnthánh tại khu Vườn Nhãn (phường Cửa Ông ngày nay) nên đã lập biểu tâu lên vua Trần AnhTông, được chấp thuận và chu cấp tiền bạc để lập miếu tế lễ Khu vực Cửa Ông (xưa gọi là CửaSuốt) là nơi Trần Quốc Tảng đóng quân đồn trú bảo vệ tuyến biên giới và lãnh hải phía đôngbắc Việt Nam, lập nhiều công trong cuộc kháng chiến chống quân nhà Nguyên
Trang 21Trước khi thờ Trần Quốc Tảng, đền Cửa Ông gọi là Miếu Hoàng tiết chế, thờ Hoàng Cần, người địa phương có nhiều công đánh phá giặc cướp, được các triều vua phong "Khâm sai Đông Đạo Tiết chế".
Vị Trí.
Đền Cửa Ông nằm trên một ngọn đồi ở phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng
Ninh Từ thành phố Hạ Long đi theo đường quốc lộ 18 về phía đông bắc khoảng 30 km rẽ phải vào khoảng 125 mét là tới đền Cửa Ông
Kiến Trúc
Đền Cửa Ông trước đây được xây dựng thành ba khu, đền Hạ, đền Trung và đền Thượng, saunày đền Hạ và đền Trung bị bom Mỹ phá hủy Đền tọa lạc trên một ngọn đồi cao khoảng 100 mét nhìn xuống vịnh Bái Tử Long ở phía nam, hai bên có hai ngọn đồi nhỏ hộ vệ, phù hợp với quy tắc Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, sau lưng là dãy núi xanh chạy dài qua Cẩm Phả, Mông Dương Phía trước đền Thượng có một tam quan, bên trái là khu nhà để khách thập phương sắp
lễ vào đền, bên phải là một ngôi chùa, phía sau là lăng Trần Quốc Tảng Bên trong đền Thượng,
có rất nhiều tượng thờ các nhân vật nối tiếng của triều Trần: tổng cộng có hơn 30 tượng được phân bổ làm ba lớp: Tiền đường có Đỗ Khắc Chung, Lê Phụ Trần, Nguyễn Địa Lô; Bái Đường
có Trần Quốc Tảng, Trần Thì Kiến, Hà Đặc, Phạm Ngộ, Trần Khánh Dư; Hậu Cung có Trần Quốc Tuấn, Yết Kiêu, Nguyễn Quyên, Nguyễn Tiễn, Huyền Du, Quyên Thánh Công Chúa, Đỗ Hành
Lễ Hội.
Lễ hội Đền Cửa Ông tổ chức ngày 3 tháng 2 âm lịch Nhân dân theo truyền thống thường đi
lễ đền Cửa Ông từ đầu năm mới âm lịch, theo tuyến du lịch lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc - Yên
Tử - Cửa Ông
Trang 23
Tới 16 giờ chúng tôi lại lên xe đi về nhà nghỉ để nghỉ ngơi và ăn tối sau một ngày đi vất vảnhưng cũng rất nhiều kỉ niệm và bên cạnh đó chúng tôi đã tích góp cho mình thêm được nhiềuvốn kiến thức hơn cho mình 17 giờ 35 xe đưa chúng tôi về tới nhà nghỉ Hồng Hoa và được haithầy căn dặn lên phòng tắm rửa và tới 18 giờ 30 tập trung ở tầng 1 để ăn cơm tối sau đó chúngtôi được tự do tìm hiểu Hạ Long và đêm hôm nay cũng là đêm cuối cùng của cả đoàn ở HạLong nên lớp tôi quyêt định cả lớp sẽ thăm một số nơi ở Hạ Long
Sáng ngày 11 tháng 1 năm 2017 đúng 6 giờ chúng tôi tập chung dưới xe và xuất phát đi Yên
Tử Tới 8 giờ xe đã tới chân Yên Tử và bắt đầu cuộc hành trình trinh phục đỉnh núi Yên Tử vớibao nhiêu là kỉ niệm, tuy gặp chuyện ngoài sự cố là có 1 bạn đã không lên được tới đỉnh Yên
Tử do sức khỏe nhưng đoàn chúng tôi đã cố lên được tới đỉnh và qua chặng đường đó chúng tôi
đã hiểu hơn nhiều về đỉnh núi Yên Tử hay lịch sử về ngôi chùa Đồng
Trang 24Yên Tử là một địa danh nổi tiếng ở Quảng Ninh, nơi gắn liền với tín ngưỡng Phật Giáo Việt
Nam, khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng lên Núi Yên Tử tu hành, lập ra dòng
Thiền Trúc Lâm Yên Tử Ngày nay nói tới Yên Tử là ta lại nghĩ ngay tới lễ hội Yên Tử diễn ra
từ ngày 10 tháng Giêng cho tới hết tháng 3 âm lịch Tuy nhiên Du lịch Yên Tử lại diễn ra quanhnăm, việc đi Cáp Treo cũng giúp ngắn khoảng cách và thời gian cho du khách Điều này giúpbạn có nhiều thời gian để thưởng lãm Phong Cảnh đẹp tuyệt vời của Núi Non mây trời Yên Tử.Đặc biệt vào những ngày quang mây, từ đỉnh núi bạn có thể nhìn thấy Biển Hạ Long Một sốthông tin xin chia sẻ với các bạn về Yên Tử, ngoài ra để kết hợp du lịch Yên Tử và Hạ Long,bạn cũng nên đọc qua bài viết về Kinh nghiệm du lịch Hạ Long
Chùa Đồng còn có tên Thiên Trúc tự (chùa Cõi Phật), tọa lạc ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử(1.068m) Chùa Đồng (Yên Tử) đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là ngôichùa đồng lớn nhất và nằm ở độ cao nhất cả nước Đây cũng là ngôi chùa được xếp vào hàngđộc đáo nhất trên thế giới, được ví như một “kỳ quan mới” tại khu danh thắng Yên Tử – hiệnđang giữ rất nhiều kỷ lục mà không phải ai cũng biết
Trang 26Theo tinh thần, hai chùa quy vào một khối, không để Phật tử và nhân dân phải thờ hai chùaĐồng cùng một lúc, thực hiện Quyết định số 3325/QĐ-UB ngày 29/8/2005 của UBND tỉnhQuảng Ninh Phê duyệt dự án đầu tư tôn tạo tại chùa Đồng tại khu di tích Yên Tử, TP Uông Bí.Ngày 03 tháng 6 năm 2006 dưới sự chủ trì của Tiến sĩ Phật học Đại Đức Thích Thanh Quyết(Thượng Tọa Thích Thanh Quyết) và Ban Quản lý Dự án chùa Đồng, bằng công đức thậpphương trong và ngoài nước đã khởi lễ đúc chùa Đồng theo mẫu thiết kế của kiến trúc sư TrầnQuốc Tuấn – Viện Bảo Tồn Di Tích Chùa được khánh thành vào ngày 30 tháng 01 năm 2007,tọa lạc trên đỉnh non thiêng ở vị trí giữa hai ngôi chùa được xây dựng trước đây.
Khi thi công chùa Đồng mới, hai ngôi chùa cũ trên đã được chuyển về bảo quản tại Ban Quản
lý di tích Yên Tử, và sau này được chuyển về Nhà trưng bày
Chùa Đồng mới do các nghệ nhân đúc đồng ở Ý Yên, Nam Định thực hiện theo mẫu chùaDâu Keo (Thuận Thành, Bắc Ninh), nặng 70 tấn, dài 4,6m, rộng 3,6m và chiều cao từ cột nềntới mái là 3,35m Các hoa văn, họa tiết trên đầu đao, bệ mái mang đậm phong cách đời Trần.Toàn bộ xà ngang, xà dọc đều đúc hình đầu rồng Bốn đầu chùa hình mái vẩy, trông tựa như
Trang 27hình bông sen đang nở vươn lên, được đục thành nhiều chi tiết khác nhau (hoa văn, họa tiết,mộng mẹo, v.v…) như một ngôi chùa gỗ, sau đó vận chuyển và lắp đặt trực tiếp trên đỉnh YênTử.
Hai bên chùa có giá treo chuông, khánh Sau chùa là nhà tăng cho sư an trú lo Phật sự củachùa
Lên đỉnh Yên Sơn, đi trong mây không phân biệt đâu là trời, đâu là đất, đâu là người ở nơihòa đồng giữa trời đất và người (thiên, địa, nhân) Từ đỉnh Yên Sơn nhìn về 4 hướng là cả vùngĐông Bắc như dải lụa xanh thẳm, cảnh đẹp lạ thường
Từ lâu, chùa Đồng không chỉ mang ý nghĩa về kiến trúc mà xét trên phương diện tín ngưỡnglâu đời, nó có ý nghĩa tâm linh đặc biệt Chùa Đồng Yên Tử hoàn toàn khác biệt bất cứ côngtrình đúc kim loại nào trên thế giới, kể cả kiến trúc và điêu khắc mỹ thuật Đó là vẻ đẹp vừakhỏe khoắn, vừa mềm mại, bay bổng
Theo dân gian, chùa Đồng – Yên Tử là nơi con người có thể cầu viện được “sinh lực của vũ trụ” cho mọi mặt của cuộc đời Dòng sinh lực vũ trụ này như mọi nguồn hạnh phúc chảy xuống
mặt đất làm nảy nở sự sống Dòng tôi chảy của sự thiêng liêng đó chỉ xảy ra ở những mảnh đấthội được những điều kiện nhất định Chùa Đồng, nơi mà tín đồ, phật tử đặt niềm tin vào sự linhứng mỗi lần đến thăm viếng để được nhập vào nguồn sinh khí vô biên đó
Trang 29
Chiều 11 tháng 01 đoàn chúng tôi lại di chuyển tới Lạng Sơn, khi tới đay trời đã khá muộn
và mưa nên đêm hôm đó sau khi ăn cơm tối tại khách sạn song chúng tôi ở tại phong nghỉ ngơi
để sức cho ngày mai đi tiếp cuộc hành trình tìm hiểu Lạng Sơn Sáng hôm sau đúng 8 giờ chúngtôi tập trung ở dưới xe và bắt đầu cho cuộc hành trình tìm hiểu Lạng Sơn điểm đầu tiên chúng tôi đến đó là Chùa Tan Thanh và do trời mưa nên chúng tôi chỉ đi tới Chùa Tam Thanh mà không đi Thành Nhà Mạc
Chùa Tam Thanh.
Chùa Tam Thanh nằm trong động núi đá (nên còn được gọi tên khác là Động Tam Thanh)
thuộc địa phận phường Tam ThanhThành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn Theo sử sách Đại NamNhất Thống Chí thì chùa Tam Thanh có từ thời nhà Lê, thuộc địa phận xã Vĩnh Trại, châu Thoát Lãng
Tam Thanh là quần thể 3 động Nhất Thanh, Nhị Thanh, Tam Thanh nằm trong Chùa Tam
Thanh Ðộng Tam Thanh nằm trong một dãy núi có hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh
Hang động Tam Thanh ở lưng chừng núi Cửa hang nhìn về hướng đông cao chừng 8m có lối lên là 30 bậc đá đục vào sườn núi, có nhiều cây cối um tùm che khuất ánh nắng Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ (1726-1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn
Tam Thanh được mệnh danh là "Đệ nhất bát cảnh Xứ Lạng" (gồm 4 điểm là: động Nhị Thanh, động Tam Thanh, thành nhà Mạc và Nàng Tô Thị)
Trang 30
Gía trị lịch sử.
Ngoài giá trị danh thắng, chùa Tam Thanh còn được biết đến bởi những giá trị văn hóa Trong động chùa còn lưu lại hệ thống văn bia khá phong phú của các văn nhân, thi sĩ qua các thời kỳ lịch sử Trong đó, tấm bia số 4 là tấm bia có niên đại cổ nhất (bia Ma Nhai), được tạc vào thời Lê Vĩnh Trị năm thứ 2 (1677), ghi lại chi tiết việc xây dựng tôn tạo chùa[1]
Lễ hội.
Chùa Tam Thanh tổ chức hội chính vào ngày mười lăm tháng giêng (âm lịch) hàng năm Cứ
tới ngày này người dân ở trong vùng và ở nhiều nơi đã về đây thành kính làm lễ dâng hương để mong cho cuộc sống, sự nghiệp, công danh
Hình ảnh: Động Tam Thanh
Trang 31
Hình ảnh: bên trong động và Cổng Trời.
Trang 32Ngày 13 tháng 01 năm 2017 đúng 14 giờ đoàn của chúng tôi bắt đầu chuyến đi tới thăm
viếng đền các vua Hùng và sau gần 30 phút đi bộ chúng tôi đã tới được chân Đền Hùng vớibiết bao lòng thành kính, sau khi được chị hướng dẫn viên giới thiệu khu bảo tàng songchúng tôi được chị giới thiệu từng nơi một bắt đầu từ đền Hạ và đi dần lên tới đền Thượng lànơi cao nhất và qua đó chúng tôi biết được nhiều kiến thức đó là về lịch sử, lễ hội
Đền Hùng là thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn
với lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âmlịch Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố đa số đều thống nhất nền móng kiếntrúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì Đến thời Hậu
Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại
Cổng lên khu di tích Đền Hùng.
Khu di tích lịch sử đền Hùng bao gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng
và đền Giếng Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, du khách sẽ qua cánh cổng, bước nhiềubậc đá lên thắp hương và thăm thú các đền, kết thúc tại đền Thượg trên đỉnh Nghĩa Lĩnh, nơi
có lăng mộ vua Hùng thứ 6
Hình ảnh: cổng Đền Hạ