1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nội dung của di chúc – những vấn đề lý luận và thực tiễn

130 298 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 757 KB

Nội dung

thạc sĩ luật học;11 + Luận văn hệ thống hóa những quy định pháp luật liên quan đến nội dung của di chúc ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, làm cơ sở để nghiên cứutoàn diện và hệ thống những

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi Các

số liệu, ví dụ trong luận văn là trung thực Những kết

luận trong luận văn chưa từng được ai công bố trong

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 1

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn 3

4 Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu của luận văn 3

5 Phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn 4

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 4

7 Kết cấu của luận văn 5

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI CHÚC VÀ NỘI DUNGCỦA DI CHÚC 6

1.1 Thừa kế và quyền thừa kế 6

1.1.1 Khái niệm về thừa kế 6

1.1.2 Khái niệm quyền thừa kế và mối liên hệ với quyền sở hữu 81.2 Di chúc và đặc điểm của di chúc 9

Trang 2

1.3 Nội dung của di chúc 14

1.4 Lược sử quy định về di chúc và nội dung di chúc 20

1.4.1 Giai đoạn trước 1945 20

1.4.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1990 22

1.4.3 Giai đoạn từ năm 1990 đến 01/7/1996 24

1.4.4 Giai đoạn từ 01/7/1996 đến nay 25

Chương 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ NỘI DUNG CỦA

DI CHÚC 28

2.1 Những nội dung bắt buộc phải thể hiện trong di chúc 28

2.1.1 Ngày tháng năm lập di chúc 28

2.1.2 Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc 32

2.1.3 Họ, tên người, cơ quan tổ chức được hưởng di sản 33

2.1.4 Di sản và nơi có di sản 34

2.2 Những nội dung không bắt buộc trong di chúc 37

2.2.1 Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế 37

2.2.2 Phân định phần di sản cho từng người thừa kế 40

2.2.3 Dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng 41

Trang 3

2.2.7 Chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ 50

2.2.8 Xác định điều kiện để cá nhân cơ quan, tổ chức được hưởng di sản52

2.3.Trình bày nội dung của di chúc 53

2.4 Giải thích nội dung của di chúc 55

Chương 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP THỪA KẾLIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG DI CHÚC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

HOÀN THIỆN 57

3.1 Tình hình giải quyết tranh chấp liên quan đến thừa kế trong những nămgần đây và những kết quả đạt được 57

3.1.1 Tình hình hình giải quyết tranh chấp liên quan đến thừa kế 57

3.1.2 Một số kết quả đạt được trong giải quyết tranh chấp về thừa kế 583.2 Thực tiễn một số vụ án liên quan đến nội dung của di chúc 59

3.2.1 Tranh chấp phát sinh từ việc nội dung của di chúc không rõ ràng 593.2.2 Tranh chấp phát sinh từ việc định đoạt tài sản của người khác trong nộidung di chúc 61

3.2.3 Tòa án không công nhận di chúc do không thỏa mãn yêu cầu về nộidung của di chúc 63

3.2.4 Tòa án không công nhận di chúc dù văn bản đó chứa đựng những nộidung bắt buộc của di chúc 64

3.3 Đánh giá quy định của BLDS năm 2005 và những sửa đổi tại BLDS năm

2015 về nội dung của di chúc 66

Trang 4

3.3.1 Một số bất cập trong quy định của BLDS năm 2005 liên quan đến nộidung của di chúc 66

3.3.2 Đánh giá một số quy định của BLDS năm 2015 về nội dung di chúc 75

3.4 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nội dung của di chúc 78

3.4.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về nội dung di chúc 78

3.4.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về nội dung di chúc 79

3.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc tổ chức thực hiện các quy định vềnội dung di chúc 84

KẾT LUẬN CHUNG 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thừa kế là một quan hệ pháp luật phổ biến trong đời sống xã hội Cùng

với sự phát triển của đất nước, số lượng và giá trị tài sản của cá nhân ngàycàng trở nên đa dạng, phong phú Các tranh chấp liên quan đến thừa kế cũngphổ biến và phức tạp hơn Để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội,Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề thừa kế, quyđịnh các vấn đề liên quan đến thừa kế theo di chúc cũng như thừa kế theopháp luật Tuy nhiên, việc hiểu và áp dụng những quy định đó trong việc giải

Trang 5

quyết phân chia di sản thừa kế theo di chúc còn nhiều bất cập Một trongnhững khó khăn thường gặp đó là xác định ý chí của người để lại di chúcthông qua nội dung của di chúc Thực tiễn cho thấy các quy định về nội dungcủa di chúc còn nhiều cách hiểu khác nhau cũng dẫn tới việc nhận định vàquyết định không giống nhau của một số bản án giải quyết cùng một tranhchấp liên quan đến nội dung di chúc Do đó, việc nghiên cứu làm rõ nhữngquy định của pháp luật về nội dung của di chúc theo quy định của Bộ luật Dân

sự năm 2005 có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn Với việc nghiên cứu đềtài này, tác giả muốn hoàn thiện hơn nữa những quy định về nội dung của dichúc nhằm mục đích nâng cao hơn nữa hiệu quả điều chỉnh của những quyđịnh này trong Bộ luật Dân sự Làm rõ vấn đề liên quan tới nội dung của dichúc giúp chúng ta hiểu và áp dụng pháp luật cho phù hợp với những tìnhhuống cụ thể trong thực tế, là cơ sở đảm bảo quyền tự do dân chủ, công bằng

xã hội đảm bảo quyền dân sự của con người được thực hiện đầy đủ từ đó giúp

ổn định trật tự xã hội, xây dựng niềm tin cũng như sự tôn trọng của nhân dânvào pháp luật

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Thừa kế là vấn đề rất được quan tâm trong lĩnh vực khoa học pháp lý

Tính đến thời điểm hiện nay, đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu

về lĩnh vực thừa kế Trong đó có một số công trình của một số tác giả tiêubiểu như: PGS TS Đỗ Văn Đại với sách chuyên khảo “Luật thừa kế Việt8

Trang 6

Nam - Bản án và bình luận bản án”, TS Nguyễn Mạnh Bách với sách chuyênkhảo “Chế độ hôn sản và thừa kế trong Việt Nam”, TS Phùng Trung Tập vớiluận án tiến sĩ luật học “Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật dân sự ViệtNam”; sách chuyên khảo “Luật thừa kế Việt Nam”, TS Nguyễn Minh Tuấnvới sách chuyên khảo “Pháp luật thừa kế của Việt Nam - Những vấn đề lýluận và thực tiễn”; luận án tiến sĩ luật học “Cơ sở lý luận và thực tiễn củanhững quy định chung về quyền thừa kế trong Bộ luật dân sự ”, TS Trần ThịHuệ với luận án tiến sĩ luật học “Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự ViệtNam”, TS Phạm Văn Tuyết với sách chuyên khảo “Thừa kế - Quy định củapháp luật và thực tiễn áp dụng”, TS Nguyễn Ngọc Điện với sách chuyênkhảo “Một số suy nghĩ về thừa kế trong Luật Dân sự Việt Nam”…

Về thừa kế theo di chúc nói chung và nội dung di chúc nói riêng, ở

những khía cạnh khác nhau, cho đến nay có một số công trình nghiên cứu liênquan như: Công trình nghiên cứu “Thừa kế theo di chúc trong luật dân sự ViệtNam” của Giáo sư Vũ Văn Mẫu; luận án tiến sĩ “Thừa kế theo di chúc trongquy định của Bộ luật dân sự Việt Nam” của TS Phạm Văn Tuyết; bài viết “Vềgiải thích nội dung di chúc” của tác giả Thái Công Khanh đăng trên Tạp chítòa án nhân dân số 21/2005, tr 17 - 19; bài viết “Cần quy định toà án có thẩmquyền giải quyết những yêu cầu có liên quan đến thừa kế tài sản và giải thích

di chúc” của tác giả Thái Công Khanh và Nguyễn Văn Nam đăng trên Tạp chítòa án nhân dân số 17/2006, tr tr 2 – 4; bài viết “Hiệu lực của di chúc bằng

Trang 7

văn bản có “viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu” của tác giả Nguyễn Văn Namđăng trên Tạp chí tòa án nhân dân số 1/2006, tr 23 – 24.

Đây thực sự là những công trình có giá trị lớn về khoa học lý luận và

thực tiễn.Tuy vậy, các công trình trên đề cập khái quát chung về chế định thừa

kế qua các thời kỳ, các quy định về thừa kế theo di chúc nói chung hoặc chỉdừng lại ở việc nghiên cứu một khía cạnh nhỏ về nội dung của di chúc (vớicác bài báo, tạp chí ), chưa nghiên cứu chuyên sâu và có tính hệ thống cácquy định về nội dung di chúc Với tình hình trên, đề tài “Nội dung của dichúc – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” lần đầu tiên được nghiên cứu ởcấp thạc sĩ luật học một cách chuyên sâu, toàn diện, đầy đủ và đảm bảo được9

tính logic, hệ thống, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu khoa học

đã được công bố

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về nội dung của di chúc, các quyđịnh của pháp luật hiện hành về nội dung của di chúc Tìm hiểu thực tiễn ápdụng pháp luật về vấn đề này qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân

- Phạm vi nghiên cứu

Tuy có nghiên cứu về lược sử quy định về di chúc và nội di chúc trong

pháp luật dân sự Việt Nam song phạm vi đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quyđịnh của pháp luật dân sự hiện hành về nội dung của di chúc và thực tiễn áp

Trang 8

dụng các quy định trên phạm vi cả nước trong những năm gần đây.

4 Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu của luận văn

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm làm rõ vấn đề lý luận về nội

dung của di chúc; phân tích những quy định của pháp luật hiện hành về nộidung của di chúc; đánh giá việc áp dụng các quy định này trên thực tiễn, phântích một số vướng mắc, bất cập về các quy định pháp luật liên quan đến nộidung của di chúc từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quyđịnh pháp luật về nội dung của di chúc và một số giải pháp nhằm nâng caohiệu quả thi hành các quy định này trên thực tiễn Để đạt được mục đích trên,người viết đặt ra những câu hỏi nghiên cứu:

- Quan niệm thế nào là di chúc? Một di chúc bắt buộc phải ghi nhận

những nội dung gì? Ngoài ra, di chúc có thể ghi nhận những nội dung gì?

- Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định như thế nào về nội dung của dichúc? Các quy định này đã phù hợp với lý luận chung về nội dung của di chúchay chưa?

10

- Thực trạng các tranh chấp thừa kế liên quan đến nội dung di chúc như

thế nào? Các giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như bảo đảm thực hiện quyđịnh liên quan đến nội dung của di chúc?

5 Phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn

Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng

Trang 9

của Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật Đối với hoạt động nghiên cứu, đềtài sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt

Nam trong các thời kỳ lịch sử;

- Phương pháp so sánh: Sử dụng trong khi so sánh các quy định trong

pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kì cũng như so sánh với pháp luật cácquốc gia khác;

- Phương pháp phân tích, quy nạp, diễn giải được sử dụng xuyên suốt

trong toàn bộ luận văn để làm rõ những vấn đề được đưa ra;

- Ngoài ra đề tài có sử dụng một số phương pháp khác như phương

pháp giả định, tình huống…

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Về ý nghĩa khoa học:

Luận văn xây dựng lý luận về nội dung của di chúc; phân tích có hệ

thống những quy định pháp luật về nội dung của di chúc

Qua nghiên cứu, luận văn chỉ ra những quy định phù hợp và những

điểm còn bất cập, những vấn đề cần hoàn thiện trong quy định về nội dungcủa di chúc Đây có thể coi là nguồn tài liệu cho công tác nghiên cứu giảngdạy, cũng như là một nguồn cho công tác nghiên cứu hoạch định các chínhsách pháp luật

Về ý nghĩa thực tiễn:

+ Đây là đề tài khoa học được nghiên cứu lần đầu tiên ở nước ta ở cấp

Trang 10

thạc sĩ luật học;

11

+ Luận văn hệ thống hóa những quy định pháp luật liên quan đến nội

dung của di chúc ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, làm cơ sở để nghiên cứutoàn diện và hệ thống những quy định của pháp luật về nội dung của di chúc;+ Luận văn chỉ ra những hạn chế, những vấn đề còn thiếu của những

quy định pháp luật về nội dung của di chúc trong BLDS 2005, qua đó cónhững kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật về nội dung dichúc trong BLDS 2005;

+ Luận văn chỉ ra được những bất cập trong việc hiểu không đúng các

quy định pháp luật liên quan đến nội dung của di chúc, trong việc áp dụngpháp luật, đồng thời có những kiến nghị để các cơ quan nhà nước có thẩmquyền ban hành những văn bản hướng dẫn cần thiết

Đây có thể coi là những tài liệu tham khảo cho các nhà lập pháp để

hoàn thiện hơn nữa pháp luật thừa kế nói chung và các quy định về nội dungcủa di chúc nói riêng

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đượckết cấu thành ba chương:

Chương 1: Một số vấn đề chung về di chúc và nội dung của di chúc;

Chương 2: Pháp luật Việt Nam về nội dung của di chúc;

Trang 11

Chương 3: Thực tiễn giải quyết các tranh chấp thừa kế theo di chúc liên

quan đến nội dung của di chúc và một số kiến nghị hoàn thiện

12

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI CHÚC VÀ NỘI DUNG CỦA

DI CHÚC

1.1 Thừa kế và quyền thừa kế

1.1.1 Khái niệm về thừa kế

Thừa kế, theo phạm trù kinh tế, xuất hiện ngay cả khi xã hội chưa có

nhà nước và pháp luật Ngay trong xã hội cộng sản nguyên thủy, tuy là mộtnền sản xuất đơn giản với lao động thô sơ, chủ yếu là hái lượm và săn bắnnhưng trong nền sản xuất đó, con người cũng đã thực hiện việc chiếm hữu cáccủa cải vật chất nhất định Khi những người chiếm hữu của cải, vật chất đóchết sẽ xuất hiện nhu cầu chuyển dịch các của cải, vật chất này cho nhữngngười còn sống theo những trình tự nhất định Việc chuyển dịch các tài sản từthế hệ này qua thế hệ khác làm xuất hiện quan hệ thừa kế

Thời kỳ nguyên thuỷ, việc thừa kế được hình thành theo tập quán của

thị tộc Tài sản của thị tộc do người mẹ quản lý, khi người mẹ chết đi thì disản được chuyển cho những người thân thích trong thị tộc và tài sản của thịtộc được lưu truyền từ đời này sang đời khác Đây chính là hình thức thừa kếđầu tiên của xã hội loài người về tư liệu sản xuất nhằm tiếp tục duy trì cuộcsống chung cho thị tộc

Trang 12

Trong thị tộc, quan hệ thừa kế thực hiện theo chế độ mẫu quyền và

được lưu truyền đến các thế hệ sau theo tập quán của thị tộc Mặc dù, trong xãhội thị tộc có sự phát triển kinh tế - xã hội, việc quản lý, điều hành công việctrong thị tộc, bộ lạc đã tiến bộ, công việc chính do các bô lão, tộc trưởng, tùtrưởng có uy tín thực hiện Tuy vậy, không ai được hưởng nhiều hơn ngườikhác và không được vi phạm chế độ sở hữu chung của thị tộc Trong cuộcsống hằng ngày ở thị tộc, người xử sự với nhau theo những phong tục, tậpquán đã tồn tại từ đời này qua đời khác, các thành viên của thị tộc cùng làmcùng hưởng, cùng chia sẻ buồn, vui nên thừa kế tài sản cũng theo những tậpquán đó mà tồn tại Ph.Ănghen viết: “Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng13

nào mà huyết tộc chỉ kể về bên mẹ và tập tục thừa kế nguyên thuỷ thì trong thịtộc mới được thừa kế của những người trong thị tộc chết Tài sản để lại trongthị tộc, vì tài sản để lại không có giá trị lớn, nên lâu nay trong thực tiễn,

người ta vẫn trao tài sản đó cho những bà con thân thích nhất, nghĩa là traocho những người cùng huyết tộc với người mẹ 1

Khi lực lượng lao động ngày càng được cải tiến, loại công việc xuất

hiện phong phú hơn, phân công lao động hợp lý hơn, người đàn ông phát huyđược sức mạnh của mình làm được nhiều việc, tạo ra nhiều của cải hơn ngườiphụ nữ Nam giới dần chiếm thế, chuyển thành người có quyền Cùng với đó,chế độ hôn nhân cặp đôi hình thành, nên người cha của đứa trẻ sinh ra đã

Trang 13

được xác định Chế độ mẫu hệ được thay thế bằng chế độ phụ hệ Thừa kế

cũng vì thế mà thay đổi, từ việc được thừa hưởng theo họ mẹ, theo huyết

thống người mẹ chuyển thành thừa kế theo họ cha và theo huyết thống của

người cha

Khi kinh tế phát triển mạnh mẽ, của cải làm ra không những đủ dùng

mà còn có dư thừa Chính điều này đã tạo ra một bộ phận những người có

quyền trong thị tộc tìm cách chiếm giữ tài sản dư thừa và xã hội xuất hiện

người giàu, người nghèo Sự phân hóa giàu nghèo cùng việc tư hữu tài sản đã

hình thành nên những giai cấp đối kháng Tổ chức thị tộc, bộ lạc không còn

phù hợp, nhường chỗ cho tổ chức lớn hơn đủ sức mạnh điều hòa mâu thuẫn

giai cấp, đó chính là Nhà nước

Khi có Nhà nước, thừa kế không còn được thực hiện theo phong tục tập

quán của thị tộc, bộ lạc như trước mà tuân theo các quy định của pháp luật,

theo sự điều chỉnh bằng ý chí của Nhà nước Vì có pháp luật điều chỉnh, nên

khi pháp luật thay đổi, thừa kế cũng từ đó thay đổi theo Thừa kế tài sản đã

không đơn thuần thuộc phạm trù kinh tế mang tính khách quan mà đã thuộc

1 Ph.Ăngghen (1961), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, NXB

Sự thật,

Hà Nội, tr 90

14

phạm trù pháp lý mang tính chủ quan, bị chi phối, ảnh hưởng bởi chế độ

chính trị, kinh tế, xã hội và sự phát triển của kinh tế - xã hội qua từng thời kỳ

Trang 14

Tóm lại, có thể hiểu, thừa kế là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết

cho người còn sống theo một quy tắc nhất định, phụ thuộc truyền thống, phongtục tập quán của từng dân tộc

1.1.2 Khái niệm quyền thừa kế và mối liên hệ với quyền sở hữu

Thừa kế xuất hiện ngay cả khi xã hội chưa phân chia giai cấp, chưa có

nhà nước và pháp luật, trong khi đó, khái niệm quyền thừa kế chỉ ra đời và tồntại trong những xã hội đã phân chia giai cấp, có nhà nước và pháp luật

Giai cấp thống trị, thông qua pháp luật đã tác động vào quan hệ thừa

kế để điều chỉnh quan hệ này theo định hướng của mình, trong đó các quyền

và nghĩa vụ của các chủ thể được ghi nhận và đảm bảo thực hiện Nhà nướctác động đến quá trình dịch chuyển di sản, trong đó, quyền để lại di sản vàquyền hưởng di sản của các chủ thể được Nhà nước ghi nhận và bảo đảmthực hiện bằng pháp luật.Quyền để lại di sản và quyền đươc hưởng di sảncủa các chủ thể khác được khái quát là quyền thừa kế

Quyền thừa kế được quy định bằng pháp luật của Nhà nước Pháp luật

luôn xuất phát từ cơ sở kinh tế, phù hợp với thực tế khách quan và do cơ sởkinh tế của xã hội quyết định Khi chế độ kinh tế thay đổi sẽ dẫn đến sự thayđổi tương ứng trong quy định của pháp luật Như vậy, khi xem xét quyền thừa

kế dưới góc độ một chế định pháp luật thì có nghĩa là xem xét, nhìn nhận ởphương diện khách quan

Ngoài ra, quyền thừa kế còn được xem xét ở một phương diện khác,

phương diện chủ quan Nhìn nhận theo phương diện này, quyền thừa kế là

Trang 15

quyền năng cụ thể của mỗi cá nhân trong việc để lại thừa kế và nhận di sảnthừa kế, đó là những khả năng mà các chủ thể được phép xử sự theo quy địnhcủa pháp luật, được để lại thừa kế như thế nào, việc lập di chúc phải tuân thủnhững yêu cầu gì, ai là người được nhận di sản thừa kế, khi nào thì bị tướcquyền hưởng di sản, người lập di chúc có những quyền năng gì.…

15

Tóm lại, quyền thừa kế cần được hiểu theo hai phương diện như sau:

- Về phương diện khách quan, quyền thừa kế được hiểu là tổng hợp các

quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc chuyểndịch tài sản và quyền sở hữu tài sản (di sản) của người chết cho người còn sống

- Về phương diện chủ quan, quyền thừa kế được hiểu là quyền dân sự

cơ bản của cá nhân được để lại tài sản của mình cho những người còn sống

và quyền của chủ thể được nhận hoặc từ chối di sản theo sự định đoạt củangười có tài sản (bằng di chúc) hoặc theo một trình tự và thủ tục pháp luậtnhất định (thừa kế theo pháp luật)

Ngoài ra, khi nói đến quyền thừa kế, chúng ta cũng cần xem xét trong

mối quan hệ với quyền sở hữu Quyền thừa kế và quyền sở hữu đều là nhữngphạm trù pháp lý, song song tổn tại trong cùng một hình thái kinh tế - xã hộinhất định, có mối liên quan mật thiết và chặt chẽ Quyền sở hữu được hiểu làmức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể thực hiện các quyền năngchiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong những điều kiện nhất định, trong đó có

Trang 16

việc định đoạt dịch chuyển tài sản của mình cho những người còn sống saukhi họ qua đời.

Về nguyên tắc, chủ sở hữu có toàn quyền định đoạt số phận thực tế hay

số phận pháp lý tài sản của mình Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhằmbảo đảm hài hoà giữa lợi ích của chủ sở hữu và lợi ích của Nhà nước, lợi íchcông cộng hoặc lợi ích của người khác, quyền định đoạt có thể bị hạn chếtheo quy định của pháp luật Do đó, việc định đoạt dịch chuyển tài sản củamình cho những người còn sống sau khi họ qua đời cũng có những hạn chếnhất định Xem xét mối liên hệ này, chúng ta sẽ giải thích cho được nhữngvấn đề như người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, hay vấn đề

di tặng hoặc di sản dùng cho thờ cúng theo nội dung di chúc được nêu ở phầnsau của luận văn

1.2 Di chúc và đặc điểm của di chúc

Theo Từ điển Tiếng Việt thì di chúc là “Dặn lại trước khi chết những

việc người sau cần làm và nên làm” 2 Khi một cá nhân sắp chết, họ có thể để16

lại nhiều lời dặn dò, trong đó có thể nhắc nhở con cái yêu thương nhau, hoặccách đối nhân xử thế, thậm chí có người còn căn dặn con cháu ý nguyện của

họ về việc mai táng Nếu hiểu theo nghĩa trên, tất cả những dặn dò của ngườichết đều là di chúc

Trước đây, di chúc mà người chết để lại đa phần là những lời trăng trối,căn dặn Người dân ít quan tâm đến hình thức thể hiện di chúc hoặc nội dung

Trang 17

của di chúc đó như thế nào và phải tuân thủ những quy định gì của pháp luật.Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội ngày càngnhiều tranh chấp giữa những người còn sống về tài sản mà người chết để lại

đã xảy ra trên thực tế Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật nhằm quyđịnh cụ thể về di chúc, điều kiện cũng như hình thức, nội dung của di chúc,bảo đảm cho ý chí của người chết được tôn trọng và thực hiện Vì vậy, bêncạnh cách hiểu thông thường về di chúc như là những lời dặn dò của ngườichết để lại, cần hiểu di chúc dưới góc độ pháp lý

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Thông tư số 81/TANDTC ngày

24/7/1981 của Tòa án nhân dân tối cao (Sau đây gọi là Thông tư số

81/TANDTC) không trực tiếp đưa ra định nghĩa di chúc nhưng có quy địnhnội hàm của di chúc tại Phần IV: Thừa kế theo di chúc như sau:“ Thừa kế theo

di chúc là việc di chuyển di sản thừa kế của một người đã chết cho các ngườikhác theo sự định đoạt của người đó khi còn sống” Tới Pháp lệnh thừa kếnăm 1990, tại Điều 10 có quy định “Công dân có quyền lập di chúc để chuyểnquyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho một hoặc nhiềungười trong hoặc ngoài các hàng thừa kế theo pháp luật, cũng như cho Nhànước, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế” Tại Điều 649 Bộluật Dân sự năm 1995 (sau đây gọi là “BLDS năm 1995”) và Điều 646 BLDSnăm 2005 thì: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sảncủa mình cho người khác sau khi chết”

Trang 18

Các quốc gia khác trên thế giới như Pháp, Đức, Nhật cũng có những

cách hiểu đương đồng với Việt Nam về khái niệm di chúc.Theo quy định tại

2 Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr 254

17

Điều 895 BLDS Cộng hòa Pháp thì “Di chúc là một chứng thư theo đó người

để lại di chúc định đoạt sau khi chết, một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình,người đó có thể hủy bỏ di chúc” 3 BLDS Nhật Bản quy định di chúc tuy cónhững đặc trưng riêng nhưng về cơ bản cũng có khái niệm tương tự nhưBLDS Cộng hòa Pháp

Theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ thì di chúc được hiểu là “một

phương tiện mà một người sử dụng để định đoạt tài sản của mình và chỉ cóhiệu lực sau khi người đó chết, với bản chất là có thể được thay đổi hoặc hủy

bỏ trong suốt thời gian mà người lập di chúc còn sống” 4 Từ điển luật họcBlack Law đưa ra khái niệm di chúc là “tài liệu thể hiện ý chí của người lập

về việc phân chia tài sản sau khi người đó khi chết” 5

Ngoài ra, khái niệm di chúc cũng được không ít tác giả nghiên cứu

pháp luật trong nước đưa ra Theo tác giả Đoàn Bá Lộc thì di chúc hay chúcthư là một văn tự lập theo các thể thức pháp định để chứng chắc sự thật và do

đó một người để lại cho người thừa kế biết ý định mai hậu của mình6 Theocác tác giả của cuốn Bình luận khoa học BLDS năm 2005 (Tập III) thì: “Dichúc là sự bày tỏ ý chí của một người khi còn sống định đoạt tài sản củamình, để chuyển toàn bộ hoặc một phần tài sản của người đó cho một hay

Trang 19

nhiều người thừa kế sau khi chết”7.

Từ khái niệm nêu trên có thể thấy, di chúc có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, di chúc chính là sự thể hiện ý chí cá nhân của người lập di

chúc Ý chí này được thể hiện qua việc người lập di chúc toàn quyền quyết

định việc chuyển giao tài sản của mình cho ai sau khi cá nhân đó chết Người

lập di chúc không phải bàn bạc, thông qua hay nhận được sự đồng ý từ người

thừa kế về nội dung của di chúc Di chúc phải được lập một cách tự nguyện,

3BLDS của nước Cộng hòa Pháp (1998), NXB Chính trị Quốc gia

4 Nguyễn Thị Trà My (2015), Quyền của người lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành, Luận văn

nghĩa là phải có sự thống nhất giữa ý chí thực sự của người lập di chúc và

việc thể hiện ra ngoài thông qua hình thức cụ thể

Bên cạnh đó, người lập di chúc cũng toàn quyền quyết định trong việc

dịch chuyển tài sản của mình cho những người không nhất thiết phải có quan

hệ huyết thống, nuôi dưỡng hay thân thích với mình Việc cho ai và cho bao

Trang 20

nhiêu phần tài sản đều phụ thuộc vào ý chí của người lập di chúc, trừ nhữngtrường hợp hạn chế do pháp luật quy định.

Việc lập di chúc phải do chính cá nhân xác lập Các chủ thể khác như

pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình không thể xác lập di chúc Không ai có thể

ủy quyền cho một người khác để thay thế mình lập chúc thư mà pháp luậtcũng không có quyền chỉ định một thụ ủy luật định để lập chúc thư thay thếcho người khác Nhiều hệ thống pháp luật ghi nhận nguyên tắc tuyệt đối theo

đó di chúc là hành vi của cá nhân nên di chúc chung không được chấp nhận,dù đó là di chúc chung vợ chồng Theo quy định của pháp luật Bỉ thì “di chúcchung không được chấp nhận” Pháp luật Italia cũng quy định di chúc chung

vô hiệu toàn bộ Tại Li-băng, di chúc là “hành vi cá nhân và có thể bị hủy bỏ;văn bản không chấp nhận sử dụng di chúc chung” 8.Theo quy định tại Điều

1118 của BLDS Nga thì di chúc không thể được tạo lập bởi hai công dân hoặcnhiều hơn9 Qua những dẫn chứng trên, có thể khẳng định đặc điểm di chúcchính là sự thể hiện ý chí cá nhân của người lập di chúc

Thứ hai, di chúc thể hiện sự định đoạt tài sản của người lập di chúc

cho người khác Nếu như các loại hợp đồng dân sự đều thể hiện ý chí thỏathuận của các bên chủ thể nhằm dịch chuyển tài sản từ người này sang ngườikhác khi họ đều còn sống thì di chúc lại nhằm chuyển dịch tài sản của người

đã chết sang cho người còn sống Như đã phân tích ở trên, thực tiễn cho thấy

có nhiều cá nhân để lại dặn dò cho người thân trước khi chết Tuy nhiên,

Trang 21

những lời dặn dò không có nội hàm nhằm dịch chuyển tài sản cho người khác

không phải là di chúc vì di chúc phải thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển

8 Đỗ Văn Đại (2013), Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận bản án: sách chuyên khảo Tập 1, 2,

NXB Chính trị quốc gia, tr 284

9 http://www.wipo.int/edocs/lexdocs/laws/en/ru/ru083en.pdf ngày truy cập 03/7/2016, tr 323

19

dịch tài sản cho người khác Do đó, nếu văn bản có bề ngoài là di chúc mà

không thể hiện ý định chuyển tài sản cho người khác thì không phải di chúc

Ví dụ, một tờ giấy viết là “Di chúc” nhưng có nội dung ghi rõ “không có tài

sản, dặn dò các con phải yêu thương nhau, cố gắng học tập, tránh xa các thói

hư tật xấu ” thì đó không phải di chúc

Thứ ba, di chúc là loại giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi chính

người để lại di chúc chết

Nếu như hợp đồng là sự thể hiện ý chí cho cả hai bên chủ thể thì di

chúc chỉ thể hiện ý chí của một bên Sự khác nhau này làm cho di chúc có

tính chất khác biệt so với hợp đồng dân sự Nếu hợp đồng dân sự phát sinh

hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc

pháp luật quy định khác, thì di chúc có hiệu lực chỉ khi người lập ra nó chết

Bên cạnh đó, di chúc là ý chí đơn phương của một cá nhân, nên cá nhân đó

luôn có thể thay đổi ý chí của mình vào bất kỳ thời điểm nào hoặc thậm chí

hủy bỏ di chúc đã lập Sự thay đổi hay hủy bỏ di chúc có thể được thể hiện

Trang 22

dưới hình thức người đó lập di chúc mới, ghi nhận về việc thay đổi di chúc,những cũng có thể bằng di chúc mới (mặc dù không nói rằng thay đổi hay hủy

bỏ di chúc) người lập di chúc định đoạt tài sản mà nội dung khác với di chúc

đã viết trước đó Điều đó có nghĩa là nếu cá nhân lập di chúc còn sống thìngười thừa kế theo di chúc không có bất kỳ một quyền nào đối với tài sản củangười lập di chúc và họ cũng chưa chắc được nhận tài sản đó Pháp luật tôntrọng quyền lập di chúc của cá nhân nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt củachủ sở hữu và đảm bảo cho cá nhân qua việc định đoạt tài sản thể hiện đượctình cảm và trách nhiệm với người khác Do đó, nếu như việc định đoạt trong

di chúc đã lập không còn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, tình cảm hiện tạithì người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ di chúc bất cứlúc nào người đó muốn

Như vậy, qua việc tìm hiểu khái niệm di chúc của các quốc gia, các học

giả nghiên cứu, cũng như qua việc phân tích các đặc điểm cơ bản của di chúc

đã nêu trên, có thể đưa ra khái niệm chung về di chúc như sau: Di chúc chính20

là phương tiện để phản ánh ý chí của người có tài sản trong việc định đoạt tàisản của mình cho chủ thể khác khác hưởng sau khi người lập di chúc chết.1.3 Nội dung của di chúc

Theo Từ điển Tiếng Việt thì nội dung là “mặt bên trong của sự vật, cái

được hình thức chứa đựng hoặc biểu hiện”10 Theo cách hiểu chung nhất, nội

Trang 23

dung của di chúc là tổng hợp những vấn đề mà người lập di chúc đã thểhiện trong di chúc đó nhằm định đoạt tài sản của họ cho chủ thể khác

hưởng sau khi người để lại di chúc chết

Ngoài ra, bởi di chúc là phương tiện phản ánh ý chí, do đó về bản chất,

nội dung di chúc là ý chí cụ thể mà người lập di chúc đã thể hiện trong dichúc đó nhằm định đoạt tài sản của họ cho chủ thể khác hưởng sau khi người

để lại di chúc chết Một tài liệu muốn được công nhận là di chúc phải chứađựng các thông tin về việc định đoạt tài sản cho chủ thể khác và ngược lại.Nội dung của di chúc có thể được phân chia thành: nội dung bắt buộc

phải thể hiện và nội dung không bắt buộc

- Về nội dung bắt buộc phải thể hiện trong di chúc: Nội dung bắt buộc

phải thể hiện trong di chúc là những vấn đề chính nhằm xác định chính xác ýchí của người để lại di chúc trong việc định đoạt tài sản của họ cho chủ thểkhác sau khi người lập di chúc chết

Như đã phân tích ở trên, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm

chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết Di chúc có những đặcđiểm như: di chúc chính là sự thể hiện ý chí đơn phương của người lập dichúc và di chúc thể hiện sự định đoạt tài sản của người lập di chúc cho ngườikhác Như vậy, một văn bản hay một lời dặn dò của người chết để lại muốn làmột di chúc phải có những đặc điểm nêu trên Từ việc chỉ ra khái niệm về dichúc cũng như đặc điểm của di chúc, chúng ta có thể khẳng định nội dungcủa di chúc phải có những yếu tố sau:

Trang 24

10 Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr 738.

21

Thứ nhất, phải thể hiện được cụ thể thông tin cá nhân đã để lại di

chúc Việc xác định rõ cá nhân để lại di chúc mang nhiều ý nghĩa quan trọng

Di chúc là phương tiện phản ánh ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản củamình cho người khác sau khi chết, do đó cá nhân phải xác định rõ là ai Nếukhông xác định rõ được cá nhân thì di chúc hoàn toàn không có giá trị cũngnhư không thể thực hiện Để xác định chính xác cá nhân để lại di chúc, nộidung của di chúc phải ghi nhận các thông tin về nhân thân của cá nhân đó, cụthể được thể hiện thông qua họ tên, nơi sinh sống, mã số công dân (hoặc cáchgọi khác quy định của từng quốc gia) của người để lại di chúc Bên cạnh đó,việc xác định cụ thể cá nhân để lại di chúc là căn cứ đánh giá hiệu lực pháp lýcủa di chúc bởi không phải mọi cá nhân đều có thể lập di chúc Cá nhân để lại

di chúc phải đáp ứng các điều kiện về năng lực chủ thể như đạt độ tuổi nhấtđịnh, có khả năng thể hiện ý chí, không bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác

mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.Về vấn đề nănglực chủ thể của người để lại di chúc, mỗi quốc gia cũng như mỗi thời kì sẽ cóquy định khác nhau Ví dụ Luật La Mã cũng có quy định: con gái từ 12 tuổi,con trai từ 14 tuổi trở lên, không bị tâm thần, không phạm trọng tội mới cóthể lập di chúc BLDS của Cộng hòa Pháp quy định cá nhân từ đủ 16 tuổi trởlên được quyền lập di chúc, tuy nhiên chỉ được định đoạt một nửa tài sản của

Trang 25

mình BLDS Nhật Bản quy định người từ đủ 15 tuổi có quyền lập di chúc.Pháp luật các quốc gia trên thế giới đều quy định thông tin cá nhân đã

để lại di chúc là một vấn đề bắt buộc phải ghi nhận trong nội dung di chúc Ví

dụ, Điều 968 BLDS Nhật Bản quy định di chúc bằng văn bản phải được viếttay, ghi rõ tên và xác nhận của người lập di chúc Điều 970 BLDS Cộng hòaPháp quy định di chúc phải có tên và chữ ký của người lập di chúc

Tóm lại, việc xác định rõ cá nhân để lại di chúc có ý nghĩa vô cùng

quan trọng, buộc phải thể hiện trong nội dung di chúc

Thứ hai, phải thể hiện được thông tin về tài sản của cá nhân, tức di sản

để lại Bởi mục đích của việc lập di chúc là định đoạt tài sản của cá nhân saukhi cá nhân chết, do vậy, cần phải xác định được tài sản của cá nhân đó Tài22

sản nêu trong di chúc phải là tài sản hợp pháp của chính cá nhân lập di chúc,bao gồm tài sản riêng của họ và phần tài sản trong khối tài sản chung vớingười khác Tài sản hợp pháp được hình thành thông qua quá trình sản xuất,kinh doanh, nhận tặng cho, thừa kế

Tài sản của người để lại di chúc bao gồm tài sản vô hình hoặc tài sản

hữu hình Tài sản hữu hình như tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, trang sức,của cải để dành Tài sản vô hình là quyền sở hữu trí tuệ và các quyền tài sảncủa người để lại di chúc như quyền yêu cầu người khác thực hiện các nghĩa

vụ tài sản Ngoài ra, về vấn đề tài sản của người chết để lại (hay di sản), trongkhoa học pháp lý còn có quan điểm cho rằng di sản bao gồm tài sản thuộc sở

Trang 26

hữu của người chết, các quyền tài sản và cả các nghĩa vụ tài sản không gắnliền với nhân thân của người chết được phát sinh từ các giao dịch, hành vi gâythiệt hại Tuy nhiên, quan điểm này chưa thực sự chính xác bởi mỗi cá nhânbên cạnh quyền nhận di sản của người để lại di chúc, họ còn có quyền từ chốinhận di sản Nếu di sản là nghĩa vụ, bắt buộc người nhận thừa kế phải nhận.Điều đó phủ định quyền từ chối nhận di sản của người được chỉ định trong

di chúc

Các tài sản phát sinh sau khi người để lại di chúc chết cũng được coi là

tài sản của người chết để lại, nếu các tài sản này có được từ các giao dịch màkhi người lập di chúc còn sống họ tham gia với tư cách là chủ thể mang quyềnhoặc các tài sản này gắn liền, phát sinh từ những tài sản của người chết

Trường hợp này, nếu người lập di chúc dự liệu được và nêu trong nội dung dichúc thì phải được tôn trọng thực hiện chia cho những người thừa kế Ngoài

ra, nếu người lập di chúc tham gia vào hợp đồng bảo hiểm tài sản, bảo hiểmtính mạng thì tiền bồi thường do doanh nghiệp bảo hiểm trả cũng có thể đượcđịnh đoạt trong nội dung di chúc

Thông tin về những tài sản trong nội dung di chúc cần thể hiện rõ, giúp

cho những người còn sống thực hiện được đúng theo ý chí của người lập dichúc Nếu thông tin tài sản không rõ ràng sẽ dẫn tới khó khăn trong việc thựchiện di chúc Tuy nhiên, việc thể hiện rõ tài sản trong nội dung di chúc tùy23

Trang 27

theo từng quốc gia sẽ có quy định khác nhau Quy định này phụ thuộc vàocách thức quản lý thông tin tài sản cá nhân của quốc gia đó Ví dụ tại Cộnghòa Pháp, vấn đề di sản nêu trong nội dung di chúc không nhất thiết phải liệt

kê quá chi tiết Người để lại di sản có thể ghi trong di chúc với nội dung: “Đểlại toàn bộ tài sản cho A” Di chúc này vẫn sẽ được tôn trọng thực hiện bởiviệc quản lý thông tin tài sản cá nhân của Cộng hòa Pháp được thực hiện tiêntiến và đồng bộ Tại Việt Nam, vấn đề thông tin tài sản cần phải được ghi rõbởi nước ta chưa có hệ thống quản lý nhất quán về tài sản cá nhân Nếu ghichung chung là “toàn bộ tài sản” sẽ rất khó để xác định rõ được tài sản củangười chết để lại

Thứ ba, phải thể hiện được ý chí chuyển dịch tài sản cho chủ thể khác

Khi người lập di chúc đã xác định rõ tài sản của mình, người lập di

chúc sẽ quyết định vấn đề dịch chuyển tài sản đó cho chủ thể khác sau khi họchết Tài sản của mỗi người vô cùng đa dạng, cả về số lượng và loại Ngườilập di chúc sẽ quyết định số lượng tài sản bao nhiêu, loại tài sản nào, để lạicho ai thừa hưởng Nếu người lập di chúc chỉ xác định tài sản của mình màkhông thể hiện ý chí dịch chuyển cho chủ thể khác thì đó chưa được coi là dichúc Di sản trong trường hợp đó sẽ được phân chia theo quy định của phápluật Chủ thể nhận tài sản bao gồm: các cá nhân, cơ quan, tổ chức,thậm chímột số quốc gia trên thế giới còn thừa nhận các chủ thể như chó, mèo, câycối (Ví dụ việc bà Leona Helmsley, chủ sở hữu khách sạn Helmsley

Sandcastle đã để lại tài sản là 12 triệu USD cho chú chó Trouble của mình11

Trang 28

).Việc ghi nhận rõ ý chí chuyển dịch tài sản cho chủ thể khác có ý nghĩa trong

việc thực hiện di chúc

Tóm lại, việc định đoạt tài sản chuyển dịch tài sản cho chủ thể khác cần

được thể hiện trong di chúc Việc quy định chủ thể nhận tài sản trong pháp

luật mỗi quốc gia sẽ có sự khác nhau, phụ thuộc vào trình độ kinh tế, văn hóa

cũng như trình độ lập pháp của mỗi quốc gia đó

11 http://www.cbsnews.com/news/leona-helmsley- leaves-billions- to-dogs/ ngày truy cập 27/6/2016

24

Thứ tư, nội dung di chúc phải thể hiện thời điểm lập di chúc Như đã

phân tích ở trên, cá nhân thể hiện ý chí của mình trong việc định đoạt tài sản

sau khi người đó chết thông qua di chúc Ý chí của một cá nhân có thể thay

đổi theo từng thời điểm nhất định, phụ thuộc vào lứa tuổi, tình cảm, hoàn

cảnh, tâm lý của người đó Do đó, khi lập di chúc, nhất thiết phải thể hiện

mốc thời gian chính xác Mốc thời gian này phải được ghi cụ thể đến ngày,

tháng, năm Bên cạnh việc ghi nhận chính xác ý chí của cá nhân được thể hiện

vào thời điểm nào, việc ghi nhận thời điểm lập di chúc còn xác định cá nhân

lập di chúc đã đáp ứng đủ điều kiện năng lực chủ thể hay chưa; xác định tài

sản tại thời điểm lập di chúc có thuộc sở hữu của người lập di chúc hay

không ? Vấn đề thời điểm lập di chúc phải được nêu trong di chúc được hầu

hết các quốc gia trên thế giới quy định Ở Cộng hòa Pháp và Nhật bản, việc

ghi ngày tháng năm lập di chúc cũng được quy định là nội dung bắt buộc phải

Trang 29

có Vấn đề này được quy định tại Điều 970 BLDS Pháp; tại điều 968 BLDSNhật Bản.

Tóm lại, nội dung di chúc cần phải thể hiện thông tin cá nhân đã để lại

di chúc, di sản để lại,ý chí chuyển dịch tài sản cho chủ thể khác và thời điểmlập di chúc đó Trong đó, các vấn đề liên quan đến thông tin cá nhân để lại dichúc mang tính chất “định danh” di chúc Nội dung chủ yếu được nhấn mạnhvào vấn đề di sản và ý chí chuyển dịch tài sản cho chủ thể khác Nếu một vănbản có tên là “Di chúc” nhưng không đảm bảo các nội dung này sẽ khôngđược công nhận và thực hiện

- Về nội dung không bắt buộc thể hiện trong di chúc: Đây là những vấn

đề mà việc đề cập đến hay không trong nội dung di chúc không ảnh hưởngđến hiệu lực của di chúc Nếu không có các thông tin này, ý chí của người đểlại di chúc trong việc định đoạt tài sản của họ cho chủ thể khác sau khi chếtvẫn có thể xác định được

Nội dung không bắt buộc trong di chúc nhằm cụ thể hóa quyền của

người lập di chúc Pháp luật quy định cho họ các quyền nhất định, nếu ngườilập di chúc thực hiện các quyền đó thì có thể ghi nhận trong di chúc Mỗi25

quốc gia khác nhau sẽ công nhận những quyền khác nhau của người lập dichúc Các quyền của người lập di chúc có thể bao gồm: Truất quyền thừa kếcủa người thừa kế, dành một phần tài sản vào việc thờ cúng, di tặng, chỉ định

Trang 30

người phân chia di sản, chỉ định người giữ di chúc, chỉ định người thừa kếthay thế, đặt điều kiện để người thừa kế có thể hưởng di sản Có thể dẫnchứng một số các quyền được pháp luật một số quốc gia quy định như sau:Điều 1119 BLDS Liên Bang Nga quy định quyền tước quyền thừa kế củanhững người thừa kế 12; Khoản 2 Điều 1121 BLDS Liên Bang Nga cho phépngười lập di chúc được chỉ định người thừa kế thay thế 13; Điều 1134 của luậtnày thừa nhận việc người lập di chúc có thể chỉ định một người đại diện chomình thực thi di chúc14 BLDS Pháp cũng cho phép cá nhân lập di chúc đượcdành tài sản của mình cho việc di tặng (Điều 1003); BLDS Nhật Bản thừanhận quyền truất quyền thừa kế của người lập di chúc theonội dung di chúc(Điều 893) Trong phạm vi các quyền mà pháp luật trao cho họ, người lập dichúc sẽ cụ thể hóa và nêu chi tiết trong nội dung của di chúc.

- Về yêu cầu chung với nội dung di chúc:

Tự do của con người trong xã hội nhất định phụ thuộc vào cơ chế điều

chỉnh của pháp luật 15 Do đó, di chúc mặc dù là ý chí cá nhân định đoạt vềtài sản của cá nhân đó nhưng cũng cần đảm bảo những yêu cầu của pháp luật.Một di chúc chỉ được coi là hợp pháp nếu nội dung của di chúc đó không viphạm với những điều pháp luật cấm, phù hợp với đạo đức xã hội

Ví dụ: Một di chúc sẽ bị coi là bất hợp pháp nếu trong di chúc đó,

người lập di chúc đã định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ngườikhác, định đoạt một phần hoặc toàn bộ tài sản cho các tổ chức phản độnghoặc người lập di chúc nhưng lại kèm theo điều kiện là muốn hưởng di sản

Trang 31

phải gây ra một thiệt hại về tài sản hoặc về sức khỏe của một người mà trước

đó có mâu thuẫn với người lập di chúc

Đối với đạo đức xã hội, nó không mang tính cố định Mỗi thời đại lại

có một quan niệm khác nhau về đạo đức Tuy vậy, không ai có thể phủ nhận

được mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật Đạo đức là cơ sở xã hội của

pháp luật Pháp luật là phương tiện để nâng đạo đức xã hội thành ý chí của

một nhà nước Nhìn chung, đạo đức xã hội là những trật tự công cộng, những

thuần phong mỹ tục được hình thành từ một cơ sở kinh tế nhất định đã và

đang được cộng đồng người thừa nhận và tôn trọng

Việc lập di chúc có nội dung không trái pháp luật của một người mới

chỉ là việc họ thực hiện bổn phận của một công dân Bên cạnh việc thực hiện

bổn phận công dân, họ còn phải thực hiện bổn phận làm người Điều đó đòi

hỏi cá nhân khi lập di chúc phải tuân theo phong tục, truyền thống của gia

đình và dân tộc Vì thế một di chúc có nội dung trái với đạo đức xã hội cũng

sẽ bị coi là không hợp pháp16

1.4 Lược sử quy định về di chúc và nội dung di chúc

Trang 32

1.4.1 Giai đoạn trước 1945

Giai đoạn này, nhà nước phong kiến dùng pháp luật, trong đó có pháp

luật về thừa kế để duy trì và củng cố quyền sở hữu của giai cấp địa chủ với

ruộng đất từ đời này qua đời khác Qua nhiều triều đại khác nhau, mỗi Nhà

nước lại ban hành văn bản pháp luật, đáng lưu ý là: Bộ luật Hồng Đức năm

1943, Hoàng Việt Luật Lệ (Luật Gia Long) năm 1815, Bộ dân luật Bắc kỳ

năm 1931, Bộ Dân luật Trung kỳ năm 1936

Trong Bộ luật Hồng Đức hay còn gọi là Quốc Triều Hình Luật có quy

định tôn trọng ý muốn và quyền quyết định của người có tài sản Điều 390 Bộ

luật Hồng Đức quy định: “Người làm cha mẹ phải liệu tuổi già mà lập sẵn

chúc thư ” 17 Bộ luật đã quy định quyền lập chúc thư để lại di sản, đặc biệt

là người cao tuổi Tuy nhiên, thời kỳ này, do trình độ lập pháp còn chưa cao

do đó vấn đề nội dung của di chúc chưa được thực sự quan tâm Bộ luật mới

chỉ quy định vấn đề hình thức của di chúc như người có tài sản có thể tự mình

16 Phạm Văn Tuyết (2003), Thừa kế theo di chúc theo quy định của BLDS, Luận án Tiến sĩluật học

17 Bộ luật Hồng Đức

27

viết hoặc nhờ quan trưởng viết; Nếu không nhờ quan trưởng thì di chúc đó

không có giá trị, di sản được chia theo pháp luật

Bộ luật Gia Long dưới thời Nguyễn không thừa nhận quyền thừa kế

của con gái mà chú trọng đến quyền lợi của con trai, thể hiện rõ việc trọng

Trang 33

nam khinh nữ Bộ luật không quy định chi tiết về vấn đề thừa kế theo di chúcnói chung và nội dung di chúc nói riêng, chỉ công nhận vai trò của thừa kếtheo di chúc, thể hiện tại Điều 388: “Nếu có mệnh lệnh của cha mẹ, phải theođúng Vi phạm điều này sẽ mất phần” 18 Do đó, vấn đề nội dung của di chúccũng không được quy định rõ.

Bộ Dân luật Bắc kỳ được ban hành bằng một Nghị định của Thống sứ

Bắc kỳ ngày 30/3/1931, bao gồm 1464 điều, chia làm 4 quyển Quyển thứnhất bao gồm 12 thiên, quy định về gia đình, chế độ hôn sản và thừa kế trong

đó có 17 điều luật quy định về thừa kế theo di chúc Theo đó, người lập dichúc có quyền dành một phần di sản để thờ cúng Hiển nhiên vấn đề này cầnphải được đề cập trong nội dung di chúc Bộ luật cũng quy định người cha cóthể lập chúc thư định đoạt tài sản của mình tùy theo ý muốn, nhưng phải giữlại quyền lợi cho người vợ chính Người lập chúc thư có thể truất quyền thừa

kế của một hay nhiều người trong những người được thừa kế Việc truấtquyền thừa kế phải được nêu trong chúc thư do viên quản lý văn khế lập hoặc

do lý trưởng nơi cư trú của người lập chúc thư Chúc thư phải làm thành vănbản do viên quản lý văn khế làm ra hoặc có công chứng thị thực Chúc thưkhông có viên chức thị thực phải do người lập chúc thư viết lấy và ký tên.Ngoài ra, Bộ Dân luật Bắc kỳ đã có những quy định cụ thể về nội dung dichúc như: Di chúc phải ghi rõ ngày tháng năm lập di chúc; tên, họ, tuổi, nơitrú quán của người làm chứng Khi người lập chúc thư muốn thay đổi một

Trang 34

phần hoặc toàn bộ chúc thư, bản chúc thư sau phải tiến hành những thủ tụctheo quy định và phải nêu rõ việc người lập chúc thư thay đổi một phần haytoàn bộ bản chúc thư, nếu không nói rõ thì chỉ những điều khoản không hợphoặc trái với bản chúc thư sau mới bị bỏ mà thôi.

18 Hoàng Việt Luật Lệ

28

Bộ luật Trung kỳ bao gồm 1709 điều, được chia thành 05 quyển Tuy

nhiên, về cơ bản Bộ luật này hầu như sao chép lại nhiều điều khoản trong Bộluật Bắc kỳ, trong đó có các điều khoản liên quan đến thừa kế theo di chúc vàvấn đề nội dung của di chúc

1.4.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1990

Sau Cách mạng tháng Tám, Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra

đời đánh dấu một trang sử mới của nước ta.Trong thời kỳ này, Nhà nước đã

có những chính sách mềm dẻo linh hoạt để điều chỉnh các vấn đề của đấtnước Nhà nước vẫn cho phép áp dụng các văn bản cũ, nếu nó không trái vớinguyên tắc vi phạm đến độc lập của Nhà nước Việt Nam và chính thể dân chủcộng hòa Ngày 22/5/1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 97/SL theo

đó điều chỉnh một số các vấn đề liên quan đến hôn nhân và thừa kế, chỉ rõchồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình, vấn đề nhận thừa kế, việc chủ

nợ của người chết không có quyền đòi quá số di sản để lại Những quy địnhtrên tuy còn ở mức độ nhất định nhưng đã thể hiện sự tiến bộ vượt bậc củapháp luật nói chung và thừa kế nói riêng so với Bộ dân luật Bắc kỳ và Bộ dân

Trang 35

luật Trung kỳ.

Với sự ra đời của Hiến pháp năm 1959, Luật Hôn nhân và gia đình năm

1959, vấn đề thừa kế đã được chú trọng ghi nhận và cụ thể hơn Quyền thừa

kế đã được ghi nhận tại Điều 19: “Nhà nước chiểu theo pháp luật để bảo hộquyền thừa kế về tài sản của công dân” Ngày 27/8/1968, Tòa án nhân dân tốicao ban hành Thông tư số 594/NCL hướng dẫn đường lối xét xử tranh chấpthừa kế Thông tư đã nêu rõ các đặc điểm cơ bản của chế độ thừa kế của nước

ta, quy định di sản thừa kế bao gồm những gì,chỉ ra khái niệm diện thừa kế vàhàng thừa kế, thứ tự hưởng di sản Bên cạnh đó, Thông tư 594/NCL còn xácnhận quyền tự do định đoạt theo di chúc nhưng không được trái với chínhsách và pháp luật hiện hành, không trái với tinh thần đoàn kết, tương trợ tronggia đình và bảo đảm đời sống vợ chồng, con vị thành niên hoặc con đã thànhniên nhưng mất sức lao động và cha mẹ già yếu, túng thiếu Do đó, khi lập dichúc, người lập di chúc phải giữ phần tài sản cho người nói trên Phần di sản29

bắt buộc phải dành lại cho những người này nên tính tùy theo tình hình di sản

và số người thừa kế cấn được bảo vệ quyền lợi, nó không nên quá thấp so vớiphần di sản mà họ đáng lẽ đươc hưởng nếu không có di chúc Trường hợp dichúc không dành phần bắt buộc thích đáng cho những người nói trên thì phảiđiều chỉnh lại Phần di sản dư ra sau khi dành những phần bắt buộc, Tòa ánvẫn chiếu theo di chúc để chia cho người thừa kế được chỉ định trong di chúc

Trang 36

Như vậy, nội dung trong di chúc thời kỳ này phải đảm bảo không được tráivới chính sách và pháp luật hiện hành, không trái với tinh thần đoàn kết,tương trợ trong gia đình; ngoài ra phải đảm bảo việc giữ lại tài sản cho một sốngười nhất định như đã phân tích nêu trên.

Sau năm 1975 khi đất nước ta thống nhất, ngày 25-3- 1977 Hội đồng

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 76/CP quy định việc thực hiện thốngnhất pháp luật trên toàn quốc.Tuy nhiên, ở giai đoạn này, vẫn chưa có mộtvăn bản pháp luật nào quy định riêng về thừa kế nói chung và di chúc nóiriêng Trước sự thay đổi to lớn của đất nước, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa

VI đã thông qua Hiến pháp 1980, tạo tiền đề cho việc ban hành các văn bảnpháp luật về thừa kế sau này Ngày 24/7/1981, Tòa án nhân dân tối cao đã banhành Thông tư số 81/TANDTC hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thừa kế.Vấn đề nội dung của di chúc, Thông tư số 81/TANDTC quy định: nội dungcủa di chúc phải phù hợp với chính sách và pháp luật Nếu toàn bộ nội dungcủa di chúc đều trái với chính sách và pháp luật, thì di chúc không có giá trị.Nếu chỉ có một số điểm không đúng pháp luật, thì chỉ riêng những điểm đókhông có giá trị, những điểm khác phù hợp với pháp luật vẫn được thi hành.Người lập di chúc phải dành lại một phần tài sản cho những người thừa kế bắtbuộc (nếu có), gồm: Vợ góa hoặc chồng góa, con chưa thành niên hoặc tuy đãthành niên nhưng không có khả năng lao động, bố mẹ già yếu và túng thiếu.Phần di sản phải dành lại cho mỗi người thừa kế bắt buộc, ít nhất là 2/3 suấtcủa thừa kế theo luật

Trang 37

Sự ra đời của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 là cơ sở để pháp

luật thừa kế xác định ai là người thừa kế được hưởng di sản không phụ thuộcvào nội dung của di chúc

30

Luật đất đai năm 1987 quy định chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai

và đất đai do Nhà nước thống nhất quản lý Trong thời kỳ Luật này có hiệulực, thừa kế đối với quyền sử dụng đất không đươc đặt ra Nhà nước chỉ đảmbảo cho người sử dụng đất được hưởng những quyền lợi hợp pháp trên đấtđược giao, kể cả quyền chuyển nhượng, bán thành quả lao động, kết quả đầu

tư trên đất được giao khi không còn sử dụng đất và đất đó được giao chongười khác theo trình tự thủ tục luật định

1.4.3 Giai đoạn từ năm 1990 đến 01/7/1996

Đáp ứng sự biến động và phát triển không ngừng của xã hội, ngày

30/8/1990, Hội đồng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thôngqua Pháp lệnh Thừa kế, có hiệu lực từ ngày 10/9/1990 Đây là văn bản phápluật có hệ thống và ở tầm pháp lý cao nhất về thừa kế nói chung và thừa kếtheo di chúc nói riêng Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 gồm 38 điều, được chiathành 6 chương, trong đó đã xác định được những nguyên tắc cơ bản về thừa

kế, về quyền bình đẳng về thừa kế của công dân Pháp lệnh Thừa kế năm

1990 quy định quyền của người lập di chúc, theo đó công dân có quyền lập dichúc để chuyển quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho

Trang 38

một hoặc nhiều người trong hoặc ngoài các hàng thừa kế theo pháp luật, cũngnhư cho Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế Ngườilập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, phân định tài sản cho người thừa

kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của một hoặcnhiều người thừa kế theo pháp luật mà không nhất thiết phải nêu lý do Nhưvậy, việc quy định cụ thể các quyền của người lập di chúc đã gián tiếp thểhiện các nội dung mà người lập di chúc có thể nêu trong di chúc

Điều 12 Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 quy định: Di chúc hợp pháp là di

chúc do người từ đủ mười tám tuổi trở lên tự nguyện lập trong khi minh mẫn,không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật Như vậy, kế thừacác quy định tại Thông tư số 594/NCL, Thông tư số 81/TANDTC, nội dungcủa di chúc theo quy định của Pháp lệnh cũng không được trái với quy địnhcủa pháp luật

31

Ngoài ra, tại Điều 13, Pháp lệnh cũng nêu rõ: Trong bản di chúc phải

ghi rõ ngày tháng năm lập di chúc, họ tên và nơi thường trú của người lập dichúc, họ tên người được hưởng di sản, tên cơ quan tổ chức được hưởng disản Nếu người lập di chúc giao nghĩa vụ cho người thừa kế thì phải nêu rõ làgiao cho ai, nghĩa vụ gì Đặc biệt, Pháp lệnh quy định rõ về việc phải có chữ

ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc Pháp lệnh Thừa kế cũng quy định vềcác trường hợp được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.Vấn đề này chính là sự thừa kế và pháp điển hóa so với quy định về người

Trang 39

thừa kế bắt buộc tại Thông tư số 81/TANDTC.

Để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới do sự đổi mới toàn

diện của đất nước kể từ Đại hội lần thứ VI của Đảng, Quốc hội đã ban hànhHiến pháp năm 1992 Để thi hành Hiến pháp năm 1992, Quốc hội khóa IX đãthông qua Luật Đất đai năm 1993, có hiệu lực từ ngày 15/10/1993 Kể từ đây,việc “chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của phápluật” của tổ chức và cá nhân theo quy định tại Điều 18 Hiến pháp 1992 đãđược thể chế hóa Đặc biệt, Điều 76 của Luật Đất đai năm 1993 đã quy địnhquyền sử dụng đất được coi là di sản thừa kế Như vậy, các di chúc có nộidung định đoạt quyền sử dụng đất sẽ được công nhận và tôn trọng thực hiện.1.4.4 Giai đoạn từ 01/7/1996 đến nay

Bên cạnh sự ra đời của Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai năm 1993,

ngày 28/10/1995, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 8 đã thông qua BLDS đầutiên của nước ta BLDS năm 1995 bao gồm 7 Phần, 838 Điều, là công cụ pháp

lý thúc đẩy giao lưu dân sự, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế

-xã hội Bộ luật đã dành Phần thứ tư và Chương VI Phần thứ năm để quy định

về thừa kế với tổng số 63 điều luật Bộ luật đã đưa ra khái niệm về thời điểm,địa điểm mở thừa kế, người thừa kế, người quản lý di sản, di chúc, quyền,nghĩa vụ của người quản lý di sản, người thừa kế, việc từ chối nhận di sản, vềnhững người không được hưởng di sản… Nội dung của di chúc cũng đượcquy định cụ thể hơn so với Pháp lệnh thừa kế Cụ thể, tại điểm b, Khoản 1

Trang 40

Điều 655 quy định: Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội.Điều 656 BLDS năm 1995 quy định nội dung của di chúc bằng văn bản phảinêu rõ ngày tháng năm lập di chúc; họ, tên và nơi cư trú của người lập dichúc; họ tên, người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi

có di sản; việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.Đặc biệt, BLDS năm 1995 quy định rõ: Di chúc không được viết tắt hoặc viếtbằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang, thì mỗi trang phải được đánh số32

thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc Việc quy định cụ thểnhư vậy là khá chặt chẽ, nhằm bảo vệ sự toàn vẹn của di chúc, tránh việc dichúc bị đánh tráo, thay đổi dẫn đến việc không thực hiện đúng ý chí củangười để lại di chúc Ngoài ra việc quy định không được viết tắt hoặc ký hiệucũng có ý nghĩa trong việc làm sáng tỏ nội dung di chúc, tránh việc khônggiải thích được nội dung di chúc, tạo ra mâu thuẫn và tranh chấp giữa nhữngngười được hưởng di sản

Do sự phát triển của đất nước, các tranh chấp diễn ra ngày càng phức

tạp BLDS năm 1995 đã bộc lộ những khiếm khuyết nhất định Tại kỳ họp thứ

7, Quốc hội khóa XI, Quốc hội đã thông qua BLDS năm 2005 có hiệu lực thihành từ ngày 01/01/2006 thay thế cho BLDS năm 1995 Với 7 Phần, 777Điều, BLDS năm 2005 đã kế thừa nhiều tiến bộ của BLDS năm 1995, đặcbiệt về thừa kế quyền sử dụng đất Vấn đề về nội dung của di chúc vẫn đượcBLDS năm 2005 giữ lại và có sự quy định chi tiết hơn Cụ thể tại điểm c,

Ngày đăng: 11/08/2017, 21:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w