Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm làm rõ vấn đề lý luận về nội dung của di chúc; phân tích những quy định của pháp luật hiện hành về nội dung của di chúc; đánh giá việc áp dụng các quy định này trên thực tiễn, phân tích một số vướng mắc, bất cập về các quy định pháp luật liên quan đến nội dung của di chúc từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về nội dung của di chúc và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành các quy định này trên thực tiễn. Để đạt được mục đích trên, người viết đặt ra những câu hỏi nghiên cứu:
Trang 2NGUYỄN ĐÌNH PHONG
NỘI DUNG CỦA DI CHÚC NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số : 60380103
Người hướng dẫn khoa học: TS Vương Thanh Thúy
HÀ NỘI - NĂM 2016
Trang 3số liệu, ví dụ trong luận văn là trung thực Những kết luận trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Tác giả luận văn
Nguyễn Đình Phong
Trang 42 Tình hình nghiên cứu đề tài 1
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn 3
4 Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu của luận văn 3
5 Phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn 4
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 4
7 Kết cấu của luận văn 5
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI CHÚC VÀ NỘI DUNG CỦA DI CHÚC 6
1.1 Thừa kế và quyền thừa kế 6
1.1.1 Khái niệm về thừa kế 6
1.1.2 Khái niệm quyền thừa kế và mối liên hệ với quyền sở hữu 8
1.2 Di chúc và đặc điểm của di chúc 9
1.3 Nội dung của di chúc 14
1.4 Lược sử quy định về di chúc và nội dung di chúc 20
1.4.1 Giai đoạn trước 1945 20
1.4.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1990 22
1.4.3 Giai đoạn từ năm 1990 đến 01/7/1996 24
1.4.4 Giai đoạn từ 01/7/1996 đến nay 25
Chương 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ NỘI DUNG CỦA
DI CHÚC 28
2.1.Những nội dung bắt buộc phải thể hiện trong di chúc 28
2.1.1 Ngày tháng năm lập di chúc 28
2.1.2 Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc 32
2.1.3 Họ, tên người, cơ quan tổ chức được hưởng di sản 33
2.1.4 Di sản và nơi có di sản 34
2.2.Những nội dung không bắt buộc trong di chúc 37
2.2.1 Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế 37
Trang 52.2.5 Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di
2.2.6 Chỉ định thời điểm phân chia di sản 49
2.2.7 Chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ 50
2.2.8 Xác định điều kiện để cá nhân cơ quan, tổ chức được hưởng di sản
52
2.3.Trình bày nội dung của di chúc 53
2.4.Giải thích nội dung của di chúc 55
Chương 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP THỪA KẾ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG DI CHÚC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.1 Tình hình giải quyết tranh chấp liên quan đến thừa kế trong những năm gần đây và những kết quả đạt được 57
3.1.1 Tình hình hình giải quyết tranh chấp liên quan đến thừa kế 57
3.1.2 Một số kết quả đạt được trong giải quyết tranh chấp về thừa kế 58
3.2 Thực tiễn một số vụ án liên quan đến nội dung của di chúc 59
3.2.1 Tranh chấp phát sinh từ việc nội dung của di chúc không rõ ràng 59
3.2.2 Tranh chấp phát sinh từ việc định đoạt tài sản của người khác trong nội dung di chúc 61
3.2.3 Tòa án không công nhận di chúc do không thỏa mãn yêu cầu về nội dung của di chúc 63
3.2.4 Tòa án không công nhận di chúc dù văn bản đó chứa đựng những nội dung bắt buộc của di chúc 64
3.3 Đánh giá quy định của BLDS năm 2005 và những sửa đổi tại BLDS năm
2015 về nội dung của di chúc 66
3.3.1 Một số bất cập trong quy định của BLDS năm 2005 liên quan đến nội dung của di chúc 66
3.3.2 Đánh giá một số quy định của BLDS năm 2015 về nội dung di chúc
75
Trang 63.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc tổ chức thực hiện các quy định về nội dung di chúc 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thừa kế là một quan hệ pháp luật phổ biến trong đời sống xã hội Cùng với sự phát triển của đất nước, số lượng và giá trị tài sản của cá nhân ngày càng trở nên đa dạng, phong phú Các tranh chấp liên quan đến thừa kế cũng phổ biến và phức tạp hơn Để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề thừa kế, quy định các vấn đề liên quan đến thừa kế theo di chúc cũng như thừa kế theo pháp luật Tuy nhiên, việc hiểu và áp dụng những quy định đó trong việc giải quyết phân chia di sản thừa kế theo di chúc còn nhiều bất cập Một trong những khó khăn thường gặp đó là xác định ý chí của người để lại di chúc thông qua nội dung của di chúc Thực tiễn cho thấy các quy định về nội dung của di chúc còn nhiều cách hiểu khác nhau cũng dẫn tới việc nhận định và quyết định không giống nhau của một số bản án giải quyết cùng một tranh chấp liên quan đến nội dung di chúc Do đó, việc nghiên cứu làm rõ những quy định của pháp luật về nội dung của di chúc theo quy định của Bộ luật Dân
sự năm 2005 có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn Với việc nghiên cứu đề tài này, tác giả muốn hoàn thiện hơn nữa những quy định về nội dung của di chúc nhằm mục đích nâng cao hơn nữa hiệu quả điều chỉnh của những quy định này trong Bộ luật Dân sự Làm rõ vấn đề liên quan tới nội dung của di chúc giúp chúng ta hiểu và áp dụng pháp luật cho phù hợp với những tình huống cụ thể trong thực tế, là cơ sở đảm bảo quyền tự do dân chủ, công bằng
xã hội đảm bảo quyền dân sự của con người được thực hiện đầy đủ từ đó giúp
ổn định trật tự xã hội, xây dựng niềm tin cũng như sự tôn trọng của nhân dân vào pháp luật
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Thừa kế là vấn đề rất được quan tâm trong lĩnh vực khoa học pháp lý Tính đến thời điểm hiện nay, đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu
về lĩnh vực thừa kế Trong đó có một số công trình của một số tác giả tiêu
biểu như: PGS TS Đỗ Văn Đại với sách chuyên khảo “Luật thừa kế Việt
Trang 8Nam - Bản án và bình luận bản án”, TS Nguyễn Mạnh Bách với sách chuyên
khảo “Chế độ hôn sản và thừa kế trong Việt Nam”, TS Phùng Trung Tập với luận án tiến sĩ luật học “Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật dân sự Việt
Nam”; sách chuyên khảo “Luật thừa kế Việt Nam”, TS Nguyễn Minh Tuấn
với sách chuyên khảo “Pháp luật thừa kế của Việt Nam - Những vấn đề lý
luận và thực tiễn”; luận án tiến sĩ luật học “Cơ sở lý luận và thực tiễn của những quy định chung về quyền thừa kế trong Bộ luật dân sự ”, TS Trần Thị
Huệ với luận án tiến sĩ luật học “Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt
Nam”, TS Phạm Văn Tuyết với sách chuyên khảo “Thừa kế - Quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng”, TS Nguyễn Ngọc Điện với sách chuyên
khảo “Một số suy nghĩ về thừa kế trong Luật Dân sự Việt Nam”…
Về thừa kế theo di chúc nói chung và nội dung di chúc nói riêng, ở những khía cạnh khác nhau, cho đến nay có một số công trình nghiên cứu liên
quan như: Công trình nghiên cứu “Thừa kế theo di chúc trong luật dân sự Việt
Nam” của Giáo sư Vũ Văn Mẫu; luận án tiến sĩ “Thừa kế theo di chúc trong quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam” của TS Phạm Văn Tuyết; bài viết “Về giải thích nội dung di chúc” của tác giả Thái Công Khanh đăng trên Tạp chí
tòa án nhân dân số 21/2005, tr 17 - 19; bài viết “Cần quy định toà án có thẩm
quyền giải quyết những yêu cầu có liên quan đến thừa kế tài sản và giải thích
di chúc” của tác giả Thái Công Khanh và Nguyễn Văn Nam đăng trên Tạp chí
tòa án nhân dân số 17/2006, tr tr 2 – 4; bài viết “Hiệu lực của di chúc bằng
văn bản có “viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu” của tác giả Nguyễn Văn Nam
đăng trên Tạp chí tòa án nhân dân số 1/2006, tr 23 – 24
Đây thực sự là những công trình có giá trị lớn về khoa học lý luận và thực tiễn.Tuy vậy, các công trình trên đề cập khái quát chung về chế định thừa
kế qua các thời kỳ, các quy định về thừa kế theo di chúc nói chung hoặc chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một khía cạnh nhỏ về nội dung của di chúc (với các bài báo, tạp chí ), chưa nghiên cứu chuyên sâu và có tính hệ thống các
quy định về nội dung di chúc Với tình hình trên, đề tài “Nội dung của di chúc – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” lần đầu tiên được nghiên cứu ở
cấp thạc sĩ luật học một cách chuyên sâu, toàn diện, đầy đủ và đảm bảo được
Trang 9tính logic, hệ thống, không trùng lặp với các công trình nghiên cứu khoa học
đã được công bố
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về nội dung của di chúc, các quy định của pháp luật hiện hành về nội dung của di chúc Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân
- Phạm vi nghiên cứu
Tuy có nghiên cứu về lược sử quy định về di chúc và nội di chúc trong pháp luật dân sự Việt Nam song phạm vi đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quy định của pháp luật dân sự hiện hành về nội dung của di chúc và thực tiễn áp dụng các quy định trên phạm vi cả nước trong những năm gần đây
4 Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm làm rõ vấn đề lý luận về nội dung của di chúc; phân tích những quy định của pháp luật hiện hành về nội dung của di chúc; đánh giá việc áp dụng các quy định này trên thực tiễn, phân tích một số vướng mắc, bất cập về các quy định pháp luật liên quan đến nội dung của di chúc từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về nội dung của di chúc và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành các quy định này trên thực tiễn Để đạt được mục đích trên, người viết đặt ra những câu hỏi nghiên cứu:
- Quan niệm thế nào là di chúc? Một di chúc bắt buộc phải ghi nhận những nội dung gì? Ngoài ra, di chúc có thể ghi nhận những nội dung gì?
- Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định như thế nào về nội dung của di chúc? Các quy định này đã phù hợp với lý luận chung về nội dung của di chúc hay chưa?
Trang 10- Thực trạng các tranh chấp thừa kế liên quan đến nội dung di chúc như thế nào? Các giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như bảo đảm thực hiện quy định liên quan đến nội dung của di chúc?
5 Phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật Đối với hoạt động nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam trong các thời kỳ lịch sử;
- Phương pháp so sánh: Sử dụng trong khi so sánh các quy định trong pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kì cũng như so sánh với pháp luật các quốc gia khác;
- Phương pháp phân tích, quy nạp, diễn giải được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ luận văn để làm rõ những vấn đề được đưa ra;
- Ngoài ra đề tài có sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp giả định, tình huống…
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Về ý nghĩa thực tiễn:
+ Đây là đề tài khoa học được nghiên cứu lần đầu tiên ở nước ta ở cấp thạc sĩ luật học;
Trang 11+ Luận văn hệ thống hóa những quy định pháp luật liên quan đến nội dung của di chúc ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, làm cơ sở để nghiên cứu toàn diện và hệ thống những quy định của pháp luật về nội dung của di chúc;
+ Luận văn chỉ ra những hạn chế, những vấn đề còn thiếu của những quy định pháp luật về nội dung của di chúc trong BLDS 2005, qua đó có những kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật về nội dung di chúc trong BLDS 2005;
+ Luận văn chỉ ra được những bất cập trong việc hiểu không đúng các quy định pháp luật liên quan đến nội dung của di chúc, trong việc áp dụng pháp luật, đồng thời có những kiến nghị để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành những văn bản hướng dẫn cần thiết
Đây có thể coi là những tài liệu tham khảo cho các nhà lập pháp để hoàn thiện hơn nữa pháp luật thừa kế nói chung và các quy định về nội dung của di chúc nói riêng
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về di chúc và nội dung của di chúc; Chương 2: Pháp luật Việt Nam về nội dung của di chúc;
Chương 3: Thực tiễn giải quyết các tranh chấp thừa kế theo di chúc liên quan đến nội dung của di chúc và một số kiến nghị hoàn thiện
Trang 12Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI CHÚC VÀ NỘI DUNG CỦA
DI CHÚC 1.1 Thừa kế và quyền thừa kế.
1.1.1 Khái niệm về thừa kế
Thừa kế, theo phạm trù kinh tế, xuất hiện ngay cả khi xã hội chưa có nhà nước và pháp luật Ngay trong xã hội cộng sản nguyên thủy, tuy là một nền sản xuất đơn giản với lao động thô sơ, chủ yếu là hái lượm và săn bắn nhưng trong nền sản xuất đó, con người cũng đã thực hiện việc chiếm hữu các của cải vật chất nhất định Khi những người chiếm hữu của cải, vật chất đó chết sẽ xuất hiện nhu cầu chuyển dịch các của cải, vật chất này cho những người còn sống theo những trình tự nhất định Việc chuyển dịch các tài sản từ thế hệ này qua thế hệ khác làm xuất hiện quan hệ thừa kế
Thời kỳ nguyên thuỷ, việc thừa kế được hình thành theo tập quán của thị tộc Tài sản của thị tộc do người mẹ quản lý, khi người mẹ chết đi thì di sản được chuyển cho những người thân thích trong thị tộc và tài sản của thị tộc được lưu truyền từ đời này sang đời khác Đây chính là hình thức thừa kế đầu tiên của xã hội loài người về tư liệu sản xuất nhằm tiếp tục duy trì cuộc sống chung cho thị tộc
Trong thị tộc, quan hệ thừa kế thực hiện theo chế độ mẫu quyền và được lưu truyền đến các thế hệ sau theo tập quán của thị tộc Mặc dù, trong xã hội thị tộc có sự phát triển kinh tế - xã hội, việc quản lý, điều hành công việc trong thị tộc, bộ lạc đã tiến bộ, công việc chính do các bô lão, tộc trưởng, tù trưởng có uy tín thực hiện Tuy vậy, không ai được hưởng nhiều hơn người khác và không được vi phạm chế độ sở hữu chung của thị tộc Trong cuộc sống hằng ngày ở thị tộc, người xử sự với nhau theo những phong tục, tập quán đã tồn tại từ đời này qua đời khác, các thành viên của thị tộc cùng làm cùng hưởng, cùng chia sẻ buồn, vui nên thừa kế tài sản cũng theo những tập
quán đó mà tồn tại Ph.Ănghen viết: “Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng
Trang 13nào mà huyết tộc chỉ kể về bên mẹ và tập tục thừa kế nguyên thuỷ thì trong thị tộc mới được thừa kế của những người trong thị tộc chết Tài sản để lại trong thị tộc, vì tài sản để lại không có giá trị lớn, nên lâu nay trong thực tiễn, người ta vẫn trao tài sản đó cho những bà con thân thích nhất, nghĩa là trao cho những người cùng huyết tộc với người mẹ 1.
Khi lực lượng lao động ngày càng được cải tiến, loại công việc xuất hiện phong phú hơn, phân công lao động hợp lý hơn, người đàn ông phát huy được sức mạnh của mình làm được nhiều việc, tạo ra nhiều của cải hơn người phụ nữ Nam giới dần chiếm thế, chuyển thành người có quyền Cùng với đó, chế độ hôn nhân cặp đôi hình thành, nên người cha của đứa trẻ sinh ra đã được xác định Chế độ mẫu hệ được thay thế bằng chế độ phụ hệ Thừa kế cũng vì thế mà thay đổi, từ việc được thừa hưởng theo họ mẹ, theo huyết thống người mẹ chuyển thành thừa kế theo họ cha và theo huyết thống của người cha
Khi kinh tế phát triển mạnh mẽ, của cải làm ra không những đủ dùng
mà còn có dư thừa Chính điều này đã tạo ra một bộ phận những người có quyền trong thị tộc tìm cách chiếm giữ tài sản dư thừa và xã hội xuất hiện người giàu, người nghèo Sự phân hóa giàu nghèo cùng việc tư hữu tài sản đã hình thành nên những giai cấp đối kháng Tổ chức thị tộc, bộ lạc không còn phù hợp, nhường chỗ cho tổ chức lớn hơn đủ sức mạnh điều hòa mâu thuẫn giai cấp, đó chính là Nhà nước
Khi có Nhà nước, thừa kế không còn được thực hiện theo phong tục tập quán của thị tộc, bộ lạc như trước mà tuân theo các quy định của pháp luật, theo sự điều chỉnh bằng ý chí của Nhà nước Vì có pháp luật điều chỉnh, nên khi pháp luật thay đổi, thừa kế cũng từ đó thay đổi theo Thừa kế tài sản đã không đơn thuần thuộc phạm trù kinh tế mang tính khách quan mà đã thuộc
1 Ph.Ăngghen (1961), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, NXB Sự thật,
Hà Nội, tr 90.
Trang 14phạm trù pháp lý mang tính chủ quan, bị chi phối, ảnh hưởng bởi chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và sự phát triển của kinh tế - xã hội qua từng thời kỳ
Tóm lại, có thể hiểu, thừa kế là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết
cho người còn sống theo một quy tắc nhất định, phụ thuộc truyền thống, phong tục tập quán của từng dân tộc.
1.1.2 Khái niệm quyền thừa kế và mối liên hệ với quyền sở hữu.
Thừa kế xuất hiện ngay cả khi xã hội chưa phân chia giai cấp, chưa có nhà nước và pháp luật, trong khi đó, khái niệm quyền thừa kế chỉ ra đời và tồn tại trong những xã hội đã phân chia giai cấp, có nhà nước và pháp luật
Giai cấp thống trị, thông qua pháp luật đã tác động vào quan hệ thừa
kế để điều chỉnh quan hệ này theo định hướng của mình, trong đó các quyền
và nghĩa vụ của các chủ thể được ghi nhận và đảm bảo thực hiện Nhà nước tác động đến quá trình dịch chuyển di sản, trong đó, quyền để lại di sản và quyền hưởng di sản của các chủ thể được Nhà nước ghi nhận và bảo đảm thực hiện bằng pháp luật.Quyền để lại di sản và quyền đươc hưởng di sản của các chủ thể khác được khái quát là quyền thừa kế
Quyền thừa kế được quy định bằng pháp luật của Nhà nước Pháp luật luôn xuất phát từ cơ sở kinh tế, phù hợp với thực tế khách quan và do cơ sở kinh tế của xã hội quyết định Khi chế độ kinh tế thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi tương ứng trong quy định của pháp luật Như vậy, khi xem xét quyền thừa
kế dưới góc độ một chế định pháp luật thì có nghĩa là xem xét, nhìn nhận ở phương diện khách quan
Ngoài ra, quyền thừa kế còn được xem xét ở một phương diện khác, phương diện chủ quan Nhìn nhận theo phương diện này, quyền thừa kế là quyền năng cụ thể của mỗi cá nhân trong việc để lại thừa kế và nhận di sản thừa kế, đó là những khả năng mà các chủ thể được phép xử sự theo quy định của pháp luật, được để lại thừa kế như thế nào, việc lập di chúc phải tuân thủ những yêu cầu gì, ai là người được nhận di sản thừa kế, khi nào thì bị tước quyền hưởng di sản, người lập di chúc có những quyền năng gì.…
Trang 15Tóm lại, quyền thừa kế cần được hiểu theo hai phương diện như sau:
- Về phương diện khách quan, quyền thừa kế được hiểu là tổng hợp các
quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản (di sản) của người chết cho người còn sống.
- Về phương diện chủ quan, quyền thừa kế được hiểu là quyền dân sự
cơ bản của cá nhân được để lại tài sản của mình cho những người còn sống
và quyền của chủ thể được nhận hoặc từ chối di sản theo sự định đoạt của người có tài sản (bằng di chúc) hoặc theo một trình tự và thủ tục pháp luật nhất định (thừa kế theo pháp luật).
Ngoài ra, khi nói đến quyền thừa kế, chúng ta cũng cần xem xét trong mối quan hệ với quyền sở hữu Quyền thừa kế và quyền sở hữu đều là những phạm trù pháp lý, song song tổn tại trong cùng một hình thái kinh tế - xã hội nhất định, có mối liên quan mật thiết và chặt chẽ Quyền sở hữu được hiểu là mức độ xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt trong những điều kiện nhất định, trong đó có việc định đoạt dịch chuyển tài sản của mình cho những người còn sống sau khi họ qua đời
Về nguyên tắc, chủ sở hữu có toàn quyền định đoạt số phận thực tế hay
số phận pháp lý tài sản của mình Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhằm bảo đảm hài hoà giữa lợi ích của chủ sở hữu và lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc lợi ích của người khác, quyền định đoạt có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật Do đó, việc định đoạt dịch chuyển tài sản của mình cho những người còn sống sau khi họ qua đời cũng có những hạn chế nhất định Xem xét mối liên hệ này, chúng ta sẽ giải thích cho được những vấn đề như người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, hay vấn đề
di tặng hoặc di sản dùng cho thờ cúng theo nội dung di chúc được nêu ở phần sau của luận văn
1.2 Di chúc và đặc điểm của di chúc
Theo Từ điển Tiếng Việt thì di chúc là “Dặn lại trước khi chết những
việc người sau cần làm và nên làm” 2 Khi một cá nhân sắp chết, họ có thể để
Trang 16lại nhiều lời dặn dò, trong đó có thể nhắc nhở con cái yêu thương nhau, hoặc cách đối nhân xử thế, thậm chí có người còn căn dặn con cháu ý nguyện của
họ về việc mai táng Nếu hiểu theo nghĩa trên, tất cả những dặn dò của người chết đều là di chúc
Trước đây, di chúc mà người chết để lại đa phần là những lời trăng trối, căn dặn Người dân ít quan tâm đến hình thức thể hiện di chúc hoặc nội dung của di chúc đó như thế nào và phải tuân thủ những quy định gì của pháp luật Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội ngày càng nhiều tranh chấp giữa những người còn sống về tài sản mà người chết để lại
đã xảy ra trên thực tế Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật nhằm quy định cụ thể về di chúc, điều kiện cũng như hình thức, nội dung của di chúc, bảo đảm cho ý chí của người chết được tôn trọng và thực hiện Vì vậy, bên cạnh cách hiểu thông thường về di chúc như là những lời dặn dò của người chết để lại, cần hiểu di chúc dưới góc độ pháp lý
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Thông tư số 81/TANDTC ngày 24/7/1981 của Tòa án nhân dân tối cao (Sau đây gọi là Thông tư số 81/TANDTC) không trực tiếp đưa ra định nghĩa di chúc nhưng có quy định
nội hàm của di chúc tại Phần IV: Thừa kế theo di chúc như sau:“ Thừa kế theo
di chúc là việc di chuyển di sản thừa kế của một người đã chết cho các người khác theo sự định đoạt của người đó khi còn sống” Tới Pháp lệnh thừa kế
năm 1990, tại Điều 10 có quy định “Công dân có quyền lập di chúc để chuyển
quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho một hoặc nhiều người trong hoặc ngoài các hàng thừa kế theo pháp luật, cũng như cho Nhà nước, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế” Tại Điều 649 Bộ
luật Dân sự năm 1995 (sau đây gọi là “BLDS năm 1995”) và Điều 646 BLDS
năm 2005 thì: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản
của mình cho người khác sau khi chết”.
Các quốc gia khác trên thế giới như Pháp, Đức, Nhật cũng có những cách hiểu đương đồng với Việt Nam về khái niệm di chúc.Theo quy định tại
2 Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr 254.
Trang 17Điều 895 BLDS Cộng hòa Pháp thì “Di chúc là một chứng thư theo đó người
để lại di chúc định đoạt sau khi chết, một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình, người đó có thể hủy bỏ di chúc” 3 BLDS Nhật Bản quy định di chúc tuy có
những đặc trưng riêng nhưng về cơ bản cũng có khái niệm tương tự như BLDS Cộng hòa Pháp
Theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ thì di chúc được hiểu là “một
phương tiện mà một người sử dụng để định đoạt tài sản của mình và chỉ có hiệu lực sau khi người đó chết, với bản chất là có thể được thay đổi hoặc hủy
bỏ trong suốt thời gian mà người lập di chúc còn sống” 4 Từ điển luật học
Black Law đưa ra khái niệm di chúc là “tài liệu thể hiện ý chí của người lập
về việc phân chia tài sản sau khi người đó khi chết” 5.
Ngoài ra, khái niệm di chúc cũng được không ít tác giả nghiên cứu pháp luật trong nước đưa ra Theo tác giả Đoàn Bá Lộc thì di chúc hay chúc thư là một văn tự lập theo các thể thức pháp định để chứng chắc sự thật và do
đó một người để lại cho người thừa kế biết ý định mai hậu của mình6 Theo
các tác giả của cuốn Bình luận khoa học BLDS năm 2005 (Tập III) thì: “Di
chúc là sự bày tỏ ý chí của một người khi còn sống định đoạt tài sản của mình, để chuyển toàn bộ hoặc một phần tài sản của người đó cho một hay nhiều người thừa kế sau khi chết”7.
Từ khái niệm nêu trên có thể thấy, di chúc có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, di chúc chính là sự thể hiện ý chí cá nhân của người lập di
chúc Ý chí này được thể hiện qua việc người lập di chúc toàn quyền quyết định việc chuyển giao tài sản của mình cho ai sau khi cá nhân đó chết Người lập di chúc không phải bàn bạc, thông qua hay nhận được sự đồng ý từ người thừa kế về nội dung của di chúc Di chúc phải được lập một cách tự nguyện,
3BLDS của nước Cộng hòa Pháp (1998), NXB Chính trị Quốc gia.
4 Nguyễn Thị Trà My (2015), Quyền của người lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành, Luận văn
Thạc sĩ luật học, tr 8.
5 Bryan A, Garner (2004), Black’s Law Dictionary Eighth Edition, West Publishing Co, tr 1652.
6Nguyễn Thị Trà My, tlđd chú thích 4, tr 9.
7 Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) (2010), Bình luận khoa học BLDS 2005, Tập III, tr.45, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, tr 45.
Trang 18nghĩa là phải có sự thống nhất giữa ý chí thực sự của người lập di chúc và việc thể hiện ra ngoài thông qua hình thức cụ thể
Bên cạnh đó, người lập di chúc cũng toàn quyền quyết định trong việc dịch chuyển tài sản của mình cho những người không nhất thiết phải có quan
hệ huyết thống, nuôi dưỡng hay thân thích với mình Việc cho ai và cho bao nhiêu phần tài sản đều phụ thuộc vào ý chí của người lập di chúc, trừ những trường hợp hạn chế do pháp luật quy định
Việc lập di chúc phải do chính cá nhân xác lập Các chủ thể khác như pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình không thể xác lập di chúc Không ai có thể
ủy quyền cho một người khác để thay thế mình lập chúc thư mà pháp luật cũng không có quyền chỉ định một thụ ủy luật định để lập chúc thư thay thế cho người khác Nhiều hệ thống pháp luật ghi nhận nguyên tắc tuyệt đối theo
đó di chúc là hành vi của cá nhân nên di chúc chung không được chấp nhận,
dù đó là di chúc chung vợ chồng Theo quy định của pháp luật Bỉ thì “di chúc
chung không được chấp nhận” Pháp luật Italia cũng quy định di chúc chung
vô hiệu toàn bộ Tại Li-băng, di chúc là “hành vi cá nhân và có thể bị hủy bỏ;
văn bản không chấp nhận sử dụng di chúc chung” 8.Theo quy định tại Điều
1118 của BLDS Nga thì di chúc không thể được tạo lập bởi hai công dân hoặc nhiều hơn9 Qua những dẫn chứng trên, có thể khẳng định đặc điểm di chúc chính là sự thể hiện ý chí cá nhân của người lập di chúc
Thứ hai, di chúc thể hiện sự định đoạt tài sản của người lập di chúc
cho người khác Nếu như các loại hợp đồng dân sự đều thể hiện ý chí thỏa thuận của các bên chủ thể nhằm dịch chuyển tài sản từ người này sang người khác khi họ đều còn sống thì di chúc lại nhằm chuyển dịch tài sản của người
đã chết sang cho người còn sống Như đã phân tích ở trên, thực tiễn cho thấy
có nhiều cá nhân để lại dặn dò cho người thân trước khi chết Tuy nhiên, những lời dặn dò không có nội hàm nhằm dịch chuyển tài sản cho người khác không phải là di chúc vì di chúc phải thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển
8 Đỗ Văn Đại (2013), Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận bản án: sách chuyên khảo Tập 1, 2,
NXB Chính trị quốc gia, tr 284.
9 http://www.wipo.int/edocs/lexdocs/laws/en/ru/ru083en.pdf ngày truy cập 03/7/2016, tr 323.
Trang 19dịch tài sản cho người khác Do đó, nếu văn bản có bề ngoài là di chúc mà không thể hiện ý định chuyển tài sản cho người khác thì không phải di chúc
Ví dụ, một tờ giấy viết là “Di chúc” nhưng có nội dung ghi rõ “không có tài
sản, dặn dò các con phải yêu thương nhau, cố gắng học tập, tránh xa các thói
hư tật xấu ” thì đó không phải di chúc.
Thứ ba, di chúc là loại giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi chính
người để lại di chúc chết
Nếu như hợp đồng là sự thể hiện ý chí cho cả hai bên chủ thể thì di chúc chỉ thể hiện ý chí của một bên Sự khác nhau này làm cho di chúc có tính chất khác biệt so với hợp đồng dân sự Nếu hợp đồng dân sự phát sinh hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật quy định khác, thì di chúc có hiệu lực chỉ khi người lập ra nó chết Bên cạnh đó, di chúc là ý chí đơn phương của một cá nhân, nên cá nhân đó luôn có thể thay đổi ý chí của mình vào bất kỳ thời điểm nào hoặc thậm chí hủy bỏ di chúc đã lập Sự thay đổi hay hủy bỏ di chúc có thể được thể hiện dưới hình thức người đó lập di chúc mới, ghi nhận về việc thay đổi di chúc, những cũng có thể bằng di chúc mới (mặc dù không nói rằng thay đổi hay hủy
bỏ di chúc) người lập di chúc định đoạt tài sản mà nội dung khác với di chúc
đã viết trước đó Điều đó có nghĩa là nếu cá nhân lập di chúc còn sống thì người thừa kế theo di chúc không có bất kỳ một quyền nào đối với tài sản của người lập di chúc và họ cũng chưa chắc được nhận tài sản đó Pháp luật tôn trọng quyền lập di chúc của cá nhân nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của chủ sở hữu và đảm bảo cho cá nhân qua việc định đoạt tài sản thể hiện được tình cảm và trách nhiệm với người khác Do đó, nếu như việc định đoạt trong
di chúc đã lập không còn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, tình cảm hiện tại thì người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ di chúc bất cứ lúc nào người đó muốn
Như vậy, qua việc tìm hiểu khái niệm di chúc của các quốc gia, các học giả nghiên cứu, cũng như qua việc phân tích các đặc điểm cơ bản của di chúc
đã nêu trên, có thể đưa ra khái niệm chung về di chúc như sau: Di chúc chính
Trang 20là phương tiện để phản ánh ý chí của người có tài sản trong việc định đoạt tài sản của mình cho chủ thể khác khác hưởng sau khi người lập di chúc chết
1.3 Nội dung của di chúc
Theo Từ điển Tiếng Việt thì nội dung là “mặt bên trong của sự vật, cái
được hình thức chứa đựng hoặc biểu hiện”10 Theo cách hiểu chung nhất, nội
dung của di chúc là tổng hợp những vấn đề mà người lập di chúc đã thể hiện trong di chúc đó nhằm định đoạt tài sản của họ cho chủ thể khác hưởng sau khi người để lại di chúc chết.
Ngoài ra, bởi di chúc là phương tiện phản ánh ý chí, do đó về bản chất, nội dung di chúc là ý chí cụ thể mà người lập di chúc đã thể hiện trong di chúc đó nhằm định đoạt tài sản của họ cho chủ thể khác hưởng sau khi người
để lại di chúc chết Một tài liệu muốn được công nhận là di chúc phải chứa đựng các thông tin về việc định đoạt tài sản cho chủ thể khác và ngược lại
Nội dung của di chúc có thể được phân chia thành: nội dung bắt buộc phải thể hiện và nội dung không bắt buộc
- Về nội dung bắt buộc phải thể hiện trong di chúc: Nội dung bắt buộc
phải thể hiện trong di chúc là những vấn đề chính nhằm xác định chính xác ý chí của người để lại di chúc trong việc định đoạt tài sản của họ cho chủ thể khác sau khi người lập di chúc chết
Như đã phân tích ở trên, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết Di chúc có những đặc điểm như: di chúc chính là sự thể hiện ý chí đơn phương của người lập di chúc và di chúc thể hiện sự định đoạt tài sản của người lập di chúc cho người khác Như vậy, một văn bản hay một lời dặn dò của người chết để lại muốn là một di chúc phải có những đặc điểm nêu trên Từ việc chỉ ra khái niệm về di chúc cũng như đặc điểm của di chúc, chúng ta có thể khẳng định nội dung của di chúc phải có những yếu tố sau:
10 Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr 738.
Trang 21Thứ nhất, phải thể hiện được cụ thể thông tin cá nhân đã để lại di
chúc Việc xác định rõ cá nhân để lại di chúc mang nhiều ý nghĩa quan trọng
Di chúc là phương tiện phản ánh ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết, do đó cá nhân phải xác định rõ là ai Nếu không xác định rõ được cá nhân thì di chúc hoàn toàn không có giá trị cũng như không thể thực hiện Để xác định chính xác cá nhân để lại di chúc, nội dung của di chúc phải ghi nhận các thông tin về nhân thân của cá nhân đó, cụ thể được thể hiện thông qua họ tên, nơi sinh sống, mã số công dân (hoặc cách gọi khác quy định của từng quốc gia) của người để lại di chúc Bên cạnh đó, việc xác định cụ thể cá nhân để lại di chúc là căn cứ đánh giá hiệu lực pháp lý của di chúc bởi không phải mọi cá nhân đều có thể lập di chúc Cá nhân để lại
di chúc phải đáp ứng các điều kiện về năng lực chủ thể như đạt độ tuổi nhất định, có khả năng thể hiện ý chí, không bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác
mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.Về vấn đề năng lực chủ thể của người để lại di chúc, mỗi quốc gia cũng như mỗi thời kì sẽ có quy định khác nhau Ví dụ Luật La Mã cũng có quy định: con gái từ 12 tuổi, con trai từ 14 tuổi trở lên, không bị tâm thần, không phạm trọng tội mới có thể lập di chúc BLDS của Cộng hòa Pháp quy định cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên được quyền lập di chúc, tuy nhiên chỉ được định đoạt một nửa tài sản của mình BLDS Nhật Bản quy định người từ đủ 15 tuổi có quyền lập di chúc
Pháp luật các quốc gia trên thế giới đều quy định thông tin cá nhân đã
để lại di chúc là một vấn đề bắt buộc phải ghi nhận trong nội dung di chúc Ví
dụ, Điều 968 BLDS Nhật Bản quy định di chúc bằng văn bản phải được viết tay, ghi rõ tên và xác nhận của người lập di chúc Điều 970 BLDS Cộng hòa Pháp quy định di chúc phải có tên và chữ ký của người lập di chúc
Tóm lại, việc xác định rõ cá nhân để lại di chúc có ý nghĩa vô cùng quan trọng, buộc phải thể hiện trong nội dung di chúc
Thứ hai, phải thể hiện được thông tin về tài sản của cá nhân, tức di sản
để lại Bởi mục đích của việc lập di chúc là định đoạt tài sản của cá nhân sau khi cá nhân chết, do vậy, cần phải xác định được tài sản của cá nhân đó Tài
Trang 22sản nêu trong di chúc phải là tài sản hợp pháp của chính cá nhân lập di chúc, bao gồm tài sản riêng của họ và phần tài sản trong khối tài sản chung với người khác Tài sản hợp pháp được hình thành thông qua quá trình sản xuất, kinh doanh, nhận tặng cho, thừa kế
Tài sản của người để lại di chúc bao gồm tài sản vô hình hoặc tài sản hữu hình Tài sản hữu hình như tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, trang sức, của cải để dành Tài sản vô hình là quyền sở hữu trí tuệ và các quyền tài sản của người để lại di chúc như quyền yêu cầu người khác thực hiện các nghĩa
vụ tài sản Ngoài ra, về vấn đề tài sản của người chết để lại (hay di sản), trong khoa học pháp lý còn có quan điểm cho rằng di sản bao gồm tài sản thuộc sở hữu của người chết, các quyền tài sản và cả các nghĩa vụ tài sản không gắn liền với nhân thân của người chết được phát sinh từ các giao dịch, hành vi gây thiệt hại Tuy nhiên, quan điểm này chưa thực sự chính xác bởi mỗi cá nhân bên cạnh quyền nhận di sản của người để lại di chúc, họ còn có quyền từ chối nhận di sản Nếu di sản là nghĩa vụ, bắt buộc người nhận thừa kế phải nhận Điều đó phủ định quyền từ chối nhận di sản của người được chỉ định trong
di chúc
Các tài sản phát sinh sau khi người để lại di chúc chết cũng được coi là tài sản của người chết để lại, nếu các tài sản này có được từ các giao dịch mà khi người lập di chúc còn sống họ tham gia với tư cách là chủ thể mang quyền hoặc các tài sản này gắn liền, phát sinh từ những tài sản của người chết Trường hợp này, nếu người lập di chúc dự liệu được và nêu trong nội dung di chúc thì phải được tôn trọng thực hiện chia cho những người thừa kế Ngoài
ra, nếu người lập di chúc tham gia vào hợp đồng bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tính mạng thì tiền bồi thường do doanh nghiệp bảo hiểm trả cũng có thể được định đoạt trong nội dung di chúc
Thông tin về những tài sản trong nội dung di chúc cần thể hiện rõ, giúp cho những người còn sống thực hiện được đúng theo ý chí của người lập di chúc Nếu thông tin tài sản không rõ ràng sẽ dẫn tới khó khăn trong việc thực hiện di chúc Tuy nhiên, việc thể hiện rõ tài sản trong nội dung di chúc tùy
Trang 23theo từng quốc gia sẽ có quy định khác nhau Quy định này phụ thuộc vào cách thức quản lý thông tin tài sản cá nhân của quốc gia đó Ví dụ tại Cộng hòa Pháp, vấn đề di sản nêu trong nội dung di chúc không nhất thiết phải liệt
kê quá chi tiết Người để lại di sản có thể ghi trong di chúc với nội dung: “Để
lại toàn bộ tài sản cho A” Di chúc này vẫn sẽ được tôn trọng thực hiện bởi
việc quản lý thông tin tài sản cá nhân của Cộng hòa Pháp được thực hiện tiên tiến và đồng bộ Tại Việt Nam, vấn đề thông tin tài sản cần phải được ghi rõ bởi nước ta chưa có hệ thống quản lý nhất quán về tài sản cá nhân Nếu ghi
chung chung là “toàn bộ tài sản” sẽ rất khó để xác định rõ được tài sản của
người chết để lại
Thứ ba, phải thể hiện được ý chí chuyển dịch tài sản cho chủ thể khác.
Khi người lập di chúc đã xác định rõ tài sản của mình, người lập di chúc sẽ quyết định vấn đề dịch chuyển tài sản đó cho chủ thể khác sau khi họ chết Tài sản của mỗi người vô cùng đa dạng, cả về số lượng và loại Người lập di chúc sẽ quyết định số lượng tài sản bao nhiêu, loại tài sản nào, để lại cho ai thừa hưởng Nếu người lập di chúc chỉ xác định tài sản của mình mà không thể hiện ý chí dịch chuyển cho chủ thể khác thì đó chưa được coi là di chúc Di sản trong trường hợp đó sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật Chủ thể nhận tài sản bao gồm: các cá nhân, cơ quan, tổ chức,thậm chí một số quốc gia trên thế giới còn thừa nhận các chủ thể như chó, mèo, cây cối (Ví dụ việc bà Leona Helmsley, chủ sở hữu khách sạn Helmsley Sandcastle đã để lại tài sản là 12 triệu USD cho chú chó Trouble của mình11).Việc ghi nhận rõ ý chí chuyển dịch tài sản cho chủ thể khác có ý nghĩa trong việc thực hiện di chúc
Tóm lại, việc định đoạt tài sản chuyển dịch tài sản cho chủ thể khác cần được thể hiện trong di chúc Việc quy định chủ thể nhận tài sản trong pháp luật mỗi quốc gia sẽ có sự khác nhau, phụ thuộc vào trình độ kinh tế, văn hóa cũng như trình độ lập pháp của mỗi quốc gia đó
11 http://www.cbsnews.com/news/leona-helmsley-leaves-billions-to-dogs/ ngày truy cập 27/6/2016.
Trang 24Thứ tư, nội dung di chúc phải thể hiện thời điểm lập di chúc Như đã
phân tích ở trên, cá nhân thể hiện ý chí của mình trong việc định đoạt tài sản sau khi người đó chết thông qua di chúc Ý chí của một cá nhân có thể thay đổi theo từng thời điểm nhất định, phụ thuộc vào lứa tuổi, tình cảm, hoàn cảnh, tâm lý của người đó Do đó, khi lập di chúc, nhất thiết phải thể hiện mốc thời gian chính xác Mốc thời gian này phải được ghi cụ thể đến ngày, tháng, năm Bên cạnh việc ghi nhận chính xác ý chí của cá nhân được thể hiện vào thời điểm nào, việc ghi nhận thời điểm lập di chúc còn xác định cá nhân lập di chúc đã đáp ứng đủ điều kiện năng lực chủ thể hay chưa; xác định tài sản tại thời điểm lập di chúc có thuộc sở hữu của người lập di chúc hay không ? Vấn đề thời điểm lập di chúc phải được nêu trong di chúc được hầu hết các quốc gia trên thế giới quy định Ở Cộng hòa Pháp và Nhật bản, việc ghi ngày tháng năm lập di chúc cũng được quy định là nội dung bắt buộc phải
có Vấn đề này được quy định tại Điều 970 BLDS Pháp; tại điều 968 BLDS Nhật Bản
Tóm lại, nội dung di chúc cần phải thể hiện thông tin cá nhân đã để lại
di chúc, di sản để lại,ý chí chuyển dịch tài sản cho chủ thể khác và thời điểm lập di chúc đó Trong đó, các vấn đề liên quan đến thông tin cá nhân để lại di chúc mang tính chất “định danh” di chúc Nội dung chủ yếu được nhấn mạnh vào vấn đề di sản và ý chí chuyển dịch tài sản cho chủ thể khác Nếu một văn
bản có tên là “Di chúc” nhưng không đảm bảo các nội dung này sẽ không
được công nhận và thực hiện
- Về nội dung không bắt buộc thể hiện trong di chúc: Đây là những vấn
đề mà việc đề cập đến hay không trong nội dung di chúc không ảnh hưởng đến hiệu lực của di chúc Nếu không có các thông tin này, ý chí của người để lại di chúc trong việc định đoạt tài sản của họ cho chủ thể khác sau khi chết vẫn có thể xác định được
Nội dung không bắt buộc trong di chúc nhằm cụ thể hóa quyền của người lập di chúc Pháp luật quy định cho họ các quyền nhất định, nếu người lập di chúc thực hiện các quyền đó thì có thể ghi nhận trong di chúc Mỗi
Trang 25quốc gia khác nhau sẽ công nhận những quyền khác nhau của người lập di chúc Các quyền của người lập di chúc có thể bao gồm: Truất quyền thừa kế của người thừa kế, dành một phần tài sản vào việc thờ cúng, di tặng, chỉ định người phân chia di sản, chỉ định người giữ di chúc, chỉ định người thừa kế thay thế, đặt điều kiện để người thừa kế có thể hưởng di sản Có thể dẫn chứng một số các quyền được pháp luật một số quốc gia quy định như sau: Điều 1119 BLDS Liên Bang Nga quy định quyền tước quyền thừa kế của những người thừa kế 12; Khoản 2 Điều 1121 BLDS Liên Bang Nga cho phép người lập di chúc được chỉ định người thừa kế thay thế 13; Điều 1134 của luật này thừa nhận việc người lập di chúc có thể chỉ định một người đại diện cho mình thực thi di chúc14 BLDS Pháp cũng cho phép cá nhân lập di chúc được dành tài sản của mình cho việc di tặng (Điều 1003); BLDS Nhật Bản thừa nhận quyền truất quyền thừa kế của người lập di chúc theonội dung di chúc (Điều 893) Trong phạm vi các quyền mà pháp luật trao cho họ, người lập di chúc sẽ cụ thể hóa và nêu chi tiết trong nội dung của di chúc.
- Về yêu cầu chung với nội dung di chúc:
Tự do của con người trong xã hội nhất định phụ thuộc vào cơ chế điều chỉnh của pháp luật 15 Do đó, di chúc mặc dù là ý chí cá nhân định đoạt về tài sản của cá nhân đó nhưng cũng cần đảm bảo những yêu cầu của pháp luật Một di chúc chỉ được coi là hợp pháp nếu nội dung của di chúc đó không vi phạm với những điều pháp luật cấm, phù hợp với đạo đức xã hội
Ví dụ: Một di chúc sẽ bị coi là bất hợp pháp nếu trong di chúc đó, người lập di chúc đã định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người khác, định đoạt một phần hoặc toàn bộ tài sản cho các tổ chức phản động hoặc người lập di chúc nhưng lại kèm theo điều kiện là muốn hưởng di sản phải gây ra một thiệt hại về tài sản hoặc về sức khỏe của một người mà trước
đó có mâu thuẫn với người lập di chúc
Trang 26Đối với đạo đức xã hội, nó không mang tính cố định Mỗi thời đại lại
có một quan niệm khác nhau về đạo đức Tuy vậy, không ai có thể phủ nhận được mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật Đạo đức là cơ sở xã hội của pháp luật Pháp luật là phương tiện để nâng đạo đức xã hội thành ý chí của một nhà nước Nhìn chung, đạo đức xã hội là những trật tự công cộng, những thuần phong mỹ tục được hình thành từ một cơ sở kinh tế nhất định đã và đang được cộng đồng người thừa nhận và tôn trọng
Việc lập di chúc có nội dung không trái pháp luật của một người mới chỉ là việc họ thực hiện bổn phận của một công dân Bên cạnh việc thực hiện bổn phận công dân, họ còn phải thực hiện bổn phận làm người Điều đó đòi hỏi cá nhân khi lập di chúc phải tuân theo phong tục, truyền thống của gia đình và dân tộc Vì thế một di chúc có nội dung trái với đạo đức xã hội cũng
sẽ bị coi là không hợp pháp16
1.4 Lược sử quy định về di chúc và nội dung di chúc
1.4.1 Giai đoạn trước 1945
Giai đoạn này, nhà nước phong kiến dùng pháp luật, trong đó có pháp luật về thừa kế để duy trì và củng cố quyền sở hữu của giai cấp địa chủ với ruộng đất từ đời này qua đời khác Qua nhiều triều đại khác nhau, mỗi Nhà nước lại ban hành văn bản pháp luật, đáng lưu ý là: Bộ luật Hồng Đức năm
1943, Hoàng Việt Luật Lệ (Luật Gia Long) năm 1815, Bộ dân luật Bắc kỳ năm 1931, Bộ Dân luật Trung kỳ năm 1936
Trong Bộ luật Hồng Đức hay còn gọi là Quốc Triều Hình Luật có quy định tôn trọng ý muốn và quyền quyết định của người có tài sản Điều 390 Bộ
luật Hồng Đức quy định: “Người làm cha mẹ phải liệu tuổi già mà lập sẵn
chúc thư ” 17 Bộ luật đã quy định quyền lập chúc thư để lại di sản, đặc biệt
là người cao tuổi Tuy nhiên, thời kỳ này, do trình độ lập pháp còn chưa cao
do đó vấn đề nội dung của di chúc chưa được thực sự quan tâm Bộ luật mới chỉ quy định vấn đề hình thức của di chúc như người có tài sản có thể tự mình
16 Phạm Văn Tuyết (2003), Thừa kế theo di chúc theo quy định của BLDS, Luận án Tiến sĩ luật học.
17 Bộ luật Hồng Đức
Trang 27viết hoặc nhờ quan trưởng viết; Nếu không nhờ quan trưởng thì di chúc đó không có giá trị, di sản được chia theo pháp luật.
Bộ luật Gia Long dưới thời Nguyễn không thừa nhận quyền thừa kế của con gái mà chú trọng đến quyền lợi của con trai, thể hiện rõ việc trọng nam khinh nữ Bộ luật không quy định chi tiết về vấn đề thừa kế theo di chúc nói chung và nội dung di chúc nói riêng, chỉ công nhận vai trò của thừa kế
theo di chúc, thể hiện tại Điều 388: “Nếu có mệnh lệnh của cha mẹ, phải theo
đúng Vi phạm điều này sẽ mất phần” 18 Do đó, vấn đề nội dung của di chúc
cũng không được quy định rõ
Bộ Dân luật Bắc kỳ được ban hành bằng một Nghị định của Thống sứ Bắc kỳ ngày 30/3/1931, bao gồm 1464 điều, chia làm 4 quyển Quyển thứ nhất bao gồm 12 thiên, quy định về gia đình, chế độ hôn sản và thừa kế trong
đó có 17 điều luật quy định về thừa kế theo di chúc Theo đó, người lập di chúc có quyền dành một phần di sản để thờ cúng Hiển nhiên vấn đề này cần phải được đề cập trong nội dung di chúc Bộ luật cũng quy định người cha có thể lập chúc thư định đoạt tài sản của mình tùy theo ý muốn, nhưng phải giữ lại quyền lợi cho người vợ chính Người lập chúc thư có thể truất quyền thừa
kế của một hay nhiều người trong những người được thừa kế Việc truất quyền thừa kế phải được nêu trong chúc thư do viên quản lý văn khế lập hoặc
do lý trưởng nơi cư trú của người lập chúc thư Chúc thư phải làm thành văn bản do viên quản lý văn khế làm ra hoặc có công chứng thị thực Chúc thư không có viên chức thị thực phải do người lập chúc thư viết lấy và ký tên Ngoài ra, Bộ Dân luật Bắc kỳ đã có những quy định cụ thể về nội dung di chúc như: Di chúc phải ghi rõ ngày tháng năm lập di chúc; tên, họ, tuổi, nơi trú quán của người làm chứng Khi người lập chúc thư muốn thay đổi một phần hoặc toàn bộ chúc thư, bản chúc thư sau phải tiến hành những thủ tục theo quy định và phải nêu rõ việc người lập chúc thư thay đổi một phần hay toàn bộ bản chúc thư, nếu không nói rõ thì chỉ những điều khoản không hợp hoặc trái với bản chúc thư sau mới bị bỏ mà thôi
18 Hoàng Việt Luật Lệ
Trang 28Bộ luật Trung kỳ bao gồm 1709 điều, được chia thành 05 quyển Tuy nhiên, về cơ bản Bộ luật này hầu như sao chép lại nhiều điều khoản trong Bộ luật Bắc kỳ, trong đó có các điều khoản liên quan đến thừa kế theo di chúc và vấn đề nội dung của di chúc.
1.4.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1990
Sau Cách mạng tháng Tám, Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời đánh dấu một trang sử mới của nước ta.Trong thời kỳ này, Nhà nước đã
có những chính sách mềm dẻo linh hoạt để điều chỉnh các vấn đề của đất nước Nhà nước vẫn cho phép áp dụng các văn bản cũ, nếu nó không trái với nguyên tắc vi phạm đến độc lập của Nhà nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa Ngày 22/5/1950 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 97/SL theo
đó điều chỉnh một số các vấn đề liên quan đến hôn nhân và thừa kế, chỉ rõ chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình, vấn đề nhận thừa kế, việc chủ
nợ của người chết không có quyền đòi quá số di sản để lại Những quy định trên tuy còn ở mức độ nhất định nhưng đã thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của pháp luật nói chung và thừa kế nói riêng so với Bộ dân luật Bắc kỳ và Bộ dân luật Trung kỳ
Với sự ra đời của Hiến pháp năm 1959, Luật Hôn nhân và gia đình năm
1959, vấn đề thừa kế đã được chú trọng ghi nhận và cụ thể hơn Quyền thừa
kế đã được ghi nhận tại Điều 19: “Nhà nước chiểu theo pháp luật để bảo hộ
quyền thừa kế về tài sản của công dân” Ngày 27/8/1968, Tòa án nhân dân tối
cao ban hành Thông tư số 594/NCL hướng dẫn đường lối xét xử tranh chấp thừa kế Thông tư đã nêu rõ các đặc điểm cơ bản của chế độ thừa kế của nước
ta, quy định di sản thừa kế bao gồm những gì,chỉ ra khái niệm diện thừa kế và hàng thừa kế, thứ tự hưởng di sản Bên cạnh đó, Thông tư 594/NCL còn xác nhận quyền tự do định đoạt theo di chúc nhưng không được trái với chính sách và pháp luật hiện hành, không trái với tinh thần đoàn kết, tương trợ trong gia đình và bảo đảm đời sống vợ chồng, con vị thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất sức lao động và cha mẹ già yếu, túng thiếu Do đó, khi lập di chúc, người lập di chúc phải giữ phần tài sản cho người nói trên Phần di sản
Trang 29bắt buộc phải dành lại cho những người này nên tính tùy theo tình hình di sản
và số người thừa kế cấn được bảo vệ quyền lợi, nó không nên quá thấp so với phần di sản mà họ đáng lẽ đươc hưởng nếu không có di chúc Trường hợp di chúc không dành phần bắt buộc thích đáng cho những người nói trên thì phải điều chỉnh lại Phần di sản dư ra sau khi dành những phần bắt buộc, Tòa án vẫn chiếu theo di chúc để chia cho người thừa kế được chỉ định trong di chúc Như vậy, nội dung trong di chúc thời kỳ này phải đảm bảo không được trái với chính sách và pháp luật hiện hành, không trái với tinh thần đoàn kết, tương trợ trong gia đình; ngoài ra phải đảm bảo việc giữ lại tài sản cho một số người nhất định như đã phân tích nêu trên
Sau năm 1975 khi đất nước ta thống nhất, ngày 25-3-1977 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 76/CP quy định việc thực hiện thống nhất pháp luật trên toàn quốc.Tuy nhiên, ở giai đoạn này, vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào quy định riêng về thừa kế nói chung và di chúc nói riêng Trước sự thay đổi to lớn của đất nước, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa
VI đã thông qua Hiến pháp 1980, tạo tiền đề cho việc ban hành các văn bản pháp luật về thừa kế sau này Ngày 24/7/1981, Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư số 81/TANDTC hướng dẫn giải quyết tranh chấp về thừa kế Vấn đề nội dung của di chúc, Thông tư số 81/TANDTC quy định: nội dung của di chúc phải phù hợp với chính sách và pháp luật Nếu toàn bộ nội dung của di chúc đều trái với chính sách và pháp luật, thì di chúc không có giá trị Nếu chỉ có một số điểm không đúng pháp luật, thì chỉ riêng những điểm đó không có giá trị, những điểm khác phù hợp với pháp luật vẫn được thi hành Người lập di chúc phải dành lại một phần tài sản cho những người thừa kế bắt buộc (nếu có), gồm: Vợ góa hoặc chồng góa, con chưa thành niên hoặc tuy đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, bố mẹ già yếu và túng thiếu Phần di sản phải dành lại cho mỗi người thừa kế bắt buộc, ít nhất là 2/3 suất của thừa kế theo luật
Sự ra đời của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 là cơ sở để pháp luật thừa kế xác định ai là người thừa kế được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Trang 30Luật đất đai năm 1987 quy định chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai
và đất đai do Nhà nước thống nhất quản lý Trong thời kỳ Luật này có hiệu lực, thừa kế đối với quyền sử dụng đất không đươc đặt ra Nhà nước chỉ đảm bảo cho người sử dụng đất được hưởng những quyền lợi hợp pháp trên đất được giao, kể cả quyền chuyển nhượng, bán thành quả lao động, kết quả đầu
tư trên đất được giao khi không còn sử dụng đất và đất đó được giao cho người khác theo trình tự thủ tục luật định
1.4.3 Giai đoạn từ năm 1990 đến 01/7/1996.
Đáp ứng sự biến động và phát triển không ngừng của xã hội, ngày 30/8/1990, Hội đồng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Pháp lệnh Thừa kế, có hiệu lực từ ngày 10/9/1990 Đây là văn bản pháp luật có hệ thống và ở tầm pháp lý cao nhất về thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 gồm 38 điều, được chia thành 6 chương, trong đó đã xác định được những nguyên tắc cơ bản về thừa
kế, về quyền bình đẳng về thừa kế của công dân Pháp lệnh Thừa kế năm
1990 quy định quyền của người lập di chúc, theo đó công dân có quyền lập di chúc để chuyển quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho một hoặc nhiều người trong hoặc ngoài các hàng thừa kế theo pháp luật, cũng như cho Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, phân định tài sản cho người thừa
kế, giao nghĩa vụ cho người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của một hoặc nhiều người thừa kế theo pháp luật mà không nhất thiết phải nêu lý do Như vậy, việc quy định cụ thể các quyền của người lập di chúc đã gián tiếp thể hiện các nội dung mà người lập di chúc có thể nêu trong di chúc
Điều 12 Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 quy định: Di chúc hợp pháp là di chúc do người từ đủ mười tám tuổi trở lên tự nguyện lập trong khi minh mẫn, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật Như vậy, kế thừa các quy định tại Thông tư số 594/NCL, Thông tư số 81/TANDTC, nội dung của di chúc theo quy định của Pháp lệnh cũng không được trái với quy định của pháp luật
Trang 31Ngoài ra, tại Điều 13, Pháp lệnh cũng nêu rõ: Trong bản di chúc phải ghi rõ ngày tháng năm lập di chúc, họ tên và nơi thường trú của người lập di chúc, họ tên người được hưởng di sản, tên cơ quan tổ chức được hưởng di sản Nếu người lập di chúc giao nghĩa vụ cho người thừa kế thì phải nêu rõ là giao cho ai, nghĩa vụ gì Đặc biệt, Pháp lệnh quy định rõ về việc phải có chữ
ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc Pháp lệnh Thừa kế cũng quy định về các trường hợp được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc Vấn đề này chính là sự thừa kế và pháp điển hóa so với quy định về người thừa kế bắt buộc tại Thông tư số 81/TANDTC
Để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới do sự đổi mới toàn diện của đất nước kể từ Đại hội lần thứ VI của Đảng, Quốc hội đã ban hành Hiến pháp năm 1992 Để thi hành Hiến pháp năm 1992, Quốc hội khóa IX đã thông qua Luật Đất đai năm 1993, có hiệu lực từ ngày 15/10/1993 Kể từ đây,
việc “chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp
luật” của tổ chức và cá nhân theo quy định tại Điều 18 Hiến pháp 1992 đã
được thể chế hóa Đặc biệt, Điều 76 của Luật Đất đai năm 1993 đã quy định quyền sử dụng đất được coi là di sản thừa kế Như vậy, các di chúc có nội dung định đoạt quyền sử dụng đất sẽ được công nhận và tôn trọng thực hiện
1.4.4 Giai đoạn từ 01/7/1996 đến nay
Bên cạnh sự ra đời của Hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai năm 1993, ngày 28/10/1995, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 8 đã thông qua BLDS đầu tiên của nước ta BLDS năm 1995 bao gồm 7 Phần, 838 Điều, là công cụ pháp
lý thúc đẩy giao lưu dân sự, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế -
xã hội Bộ luật đã dành Phần thứ tư và Chương VI Phần thứ năm để quy định
về thừa kế với tổng số 63 điều luật Bộ luật đã đưa ra khái niệm về thời điểm, địa điểm mở thừa kế, người thừa kế, người quản lý di sản, di chúc, quyền, nghĩa vụ của người quản lý di sản, người thừa kế, việc từ chối nhận di sản, về những người không được hưởng di sản… Nội dung của di chúc cũng được quy định cụ thể hơn so với Pháp lệnh thừa kế Cụ thể, tại điểm b, Khoản 1 Điều 655 quy định: Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội Điều 656 BLDS năm 1995 quy định nội dung của di chúc bằng văn bản phải nêu rõ ngày tháng năm lập di chúc; họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; họ tên, người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi
có di sản; việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ Đặc biệt, BLDS năm 1995 quy định rõ: Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang, thì mỗi trang phải được đánh số
Trang 32thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc Việc quy định cụ thể như vậy là khá chặt chẽ, nhằm bảo vệ sự toàn vẹn của di chúc, tránh việc di chúc bị đánh tráo, thay đổi dẫn đến việc không thực hiện đúng ý chí của người để lại di chúc Ngoài ra việc quy định không được viết tắt hoặc ký hiệu cũng có ý nghĩa trong việc làm sáng tỏ nội dung di chúc, tránh việc không giải thích được nội dung di chúc, tạo ra mâu thuẫn và tranh chấp giữa những người được hưởng di sản.
Do sự phát triển của đất nước, các tranh chấp diễn ra ngày càng phức tạp BLDS năm 1995 đã bộc lộ những khiếm khuyết nhất định Tại kỳ họp thứ
7, Quốc hội khóa XI, Quốc hội đã thông qua BLDS năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006 thay thế cho BLDS năm 1995 Với 7 Phần, 777 Điều, BLDS năm 2005 đã kế thừa nhiều tiến bộ của BLDS năm 1995, đặc biệt về thừa kế quyền sử dụng đất Vấn đề về nội dung của di chúc vẫn được BLDS năm 2005 giữ lại và có sự quy định chi tiết hơn Cụ thể tại điểm c, Khoản 1, Điều 653 BLDS năm 2005 quy định bổ sung việc nêu rõ điều kiện
để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản
Sau 10 năm thi hành, BLDS năm 2005 tiếp tục được thay thế bởi BLDS năm 2015 được thông qua tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII ngày 24/11/2015, gồm 27 Chương, 689 Điều (có hiệu lực từ ngày 01 /7 /2017) Vấn
đề nội dung di chúc đã được quy định mềm dẻo hơn BLDS năm 2005 và các
văn bản trước đây Cụ thể, khoản 2 Điều 631 đã thay đổi cụm từ “phải ghi rõ” thành cụm từ “gồm các nội dung chủ yếu sau” Việc quy định như vậy nhằm tránh việc tùy tiện vô hiệu hóa di chúc do không đáp ứng điều kiệu “phải ghi
rõ” trong khi các di chúc hoàn toàn có thể giải thích Việc quy định như vậy
đã đáp ứng được nhu cầu từ thực tiễn của cuộc sống và giúp bảo đảm tính xác thực của nội dung di chúc
Trang 33Kết luận chương 1
Di chúc chính là phương tiện để phản ánh ý chí của người có tài sản trong việc định đoạt tài sản của họ cho chủ thể khác khác hưởng sau khi người lập di chúc chết Do đó, việc tìm hiểu các vấn đề liên quan tới nội dung
di chúc là vô cùng quan trọng
Với vai trò là phương tiện phản ánh ý chí, di chúc bao gồm những nội dung bắt buộc và những nội dung không bắt buộc Nội dung di chúc cần phải thể hiện thông tin cá nhân đã để lại di chúc, di sản để lại, ý chí chuyển dịch tài sản cho chủ thể khác và thời điểm lập di chúc đó Bên cạnh đó, nội dung di chúc có thể ghi nhận các vấn đề khác nhằm cụ thể hóa quyền của người lập di chúc như: Truất quyền thừa kế của người thừa kế, dành một phần tài sản vào việc thờ cúng, di tặng, chỉ định người phân chia di sản, chỉ định người giữ di chúc, chỉ định người thừa kế thay thế, đặt điều kiện để người thừa kế có thể hưởng di sản… Trong phạm vi các quyền mà pháp luật trao cho họ, người lập
di chúc sẽ cụ thể hóa và nêu chi tiết trong nội dung của di chúc Nội dung của
di chúc cũng phải thỏa mãn yêu cầu không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội
Trong chương này, người viết cũng đã nghiên cứu được quy định về nội dung của di chúc theo pháp luật một số nước Mỗi nước có truyền thống văn hoá khác nhau, song tựu chung lại luật pháp các nước đều thống nhất quy định về những nội dung bắt buộc phải có trong di chúc bao gồm thông tin về người để lại di chúc, di sản để lại, ý chí chuyển dịch tài sản cho chủ thể khác
và thời điểm lập di chúc đó
Những vấn đề lý luận được trình bày trong chương này được coi là cơ
sở để luận giải những quy định pháp luật thực định về nội dung của di chúc theo quy định của BLDS 2005
Trang 34Chương 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ NỘI DUNG CỦA
DI CHÚC 2.1 Những nội dung bắt buộc phải thể hiện trong di chúc
2.1.1 Ngày tháng năm lập di chúc
Điểm a, Khoản 1 Điều 653 BLDS năm 2005 quy định: Di chúc bằng văn bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập di chúc Ngày tháng năm lập di chúc chính là thời điểm mà người lập di chúc xác lập ý chí, quyết định việc dịch chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi người đó chết Cũng có thể thấy rằng, việc nội dung của một văn bản phải ghi nhận ngày tháng năm lập là vấn đề dễ hiểu Các loại văn bản thông thường khi được soạn thảo đều phải có nội dung này Đối với di chúc, nội dung ngày tháng năm còn mang nhiều ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến tính pháp lý của di chúc
Thứ nhất, việc xác định ngày tháng năm lập di chúc chính là cơ sở để
xác định đâu là bản di chúc cuối cùng mà người lập di chúc để lại Di chúc là
ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết Như đã phân tích ở Chương 1, ý chí này có thể thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào tâm lý tình cảm, điều kiện hoàn cảnh và thậm chí là thái độ của những xung quanh (những người có thể được nhận thừa kế) Bởi vậy, việc một cá nhân có thể để lại nhiều bản di chúc khác nhau là việc thường xảy ra trên thực tế Khi đó, buộc phải dựa vào ngày tháng năm lập di chúc để xác định đâu là bản di chúc cuối cùng, xác định chính xác ý chí của cá nhân trước
khi họ chết Khoản 5 Điều 667 BLDS năm 2005 cũng chỉ rõ “Khi một người
để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật” Như vậy, có thể thấy được ý nghĩa tầm quan trọng của
việc ghi nhận ngày tháng năm lập di chúc
Thứ hai, việc xác định ngày tháng năm lập di chúc cũng là cơ sở để
xác định tại thời điểm lập di chúc, cá nhân lập di chúc đã đáp ứng điều kiện
về năng lực chủ thể của người lập di chúc hay chưa?
Trang 35Pháp luật cho phép cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản, tuy nhiên không phải bất kỳ cá nhân nào cũng có thể thực hiện quyền lập di chúc trước khi mình qua đời Theo quy định tại Điều 647 BLDS năm 2005 thì người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành
vi của mình Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập
di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý Bên cạnh đó, Điều
652 BLDS năm 2005 quy định di chúc chỉ hợp pháp khi người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép Từ các quy định trên, có thể khẳng định, một cá nhân phải đáp ứng các điều kiện về năng lực chủ thể mới có thể lập di chúc
Cá nhân lập di chúc phải có năng lực hàng vi dân sự Năng lực hành vi dân sự là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự Năng lực hành vi dân sự của một cá nhân phụ thuộc vào độ tuổi và sự phát triển bình thường về sức khỏe, tâm lý, được chia thành nhiều mức độ khác nhau: Năng lực hành vi dân sự của người thành niên, năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự Trong mỗi trường hợp, cá nhân được thực hiện một số giao dịch nhất định mà pháp luật cho phép Do đó, khi lập di chúc, người lập di chúc phải đạt đến độ tuổi nhất định và phải có nhận thức để định đoạt, quyết định các vấn đề liên quan đến nội dung di chúc mà mình lập ra
Trước đây theo quy định của Bộ dân luật Sài Gòn 1973, tại thiên thứ 3 Điều 570 quy định người thành niên không bị cấm quyền hoặc vị thành niên
đã thoát quyền hoặc đã đủ 18 tuổi đều có thể làm chúc thư để xử trí tài sản của mình theo ý muốn sau khi mệnh nhất, nhưng về của hương hỏa nếu chính mình là thừa tự thì phải giao lại của ấy cho người được hưởng theo luật định Thông tư số 81/TANDTC ngày 24/7/1981 cũng quy định người lập di chúc phải có đầy đủ năng lực hành vi và tự nguyện lập di chúc Pháp lệnh thừa kế năm 1990 của Hội đồng nhà nước cũng quy định di chúc phải do người từ đủ
Trang 36mười tám tuổi trở lên tự nguyện lập trong minh mẫn, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật Hoặc có thể do người từ đủ mười sáu tuổi trở lên nhưng chưa đủ mười tám tuổi tự nguyện lập trong khi minh mẫn, được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đỡ đầu, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật.
Theo quy định của BLDS hiện hành, tại thời điểm cá nhận lập di chúc,
cá nhân phải từ đủ mười lăm tuổi trở lên thì di chúc đó mới có thể phát sinh hiệu lực Trường hợp cá nhân để lại di chúc không ghi nhận thời ngày tháng năm thì không thể khẳng định cá nhân này đã đáp ứng điều kiện để lập di chúc hay chưa Ví dụ, cháu A sinh ngày 05/5/1992, do mắc bệnh hiểm nghèo nên đã để lại di chúc vào năm 2007 định đoạt khối tài sản riêng của mình, đã được sự đồng ý của cha mẹ Tuy nhiên trong nội dung di chúc không có ngày tháng năm lập di chúc Như vậy, nếu cháu A chết thì câu hỏi đặt ra là di chúc cháu A để lại có hiệu lực hay không? Bởi năm 2007 không xác định rõ thời điểm nào thì không thể khẳng định cháu đã đã từ đủ mười lăm tuổi hay chưa Trường hợp nếu cha mẹ hoặc người được thừa hưởng di chúc muốn di chúc
có hiệu lực thì phải chứng minh thời điểm lập di chúc cháu A đã từ đủ mười lăm tuổi Nếu không chứng minh được thì di sản cháu A để lại sẽ được chia theo pháp luật
Ngoài ra, thời điểm lập di chúc khi được xác định rõ trong di chúc cũng
có ý nghĩa trong việc xác định tại thời điểm lập di chúc, người lập di chúc có đáp ứng điều kiện minh mẫn, sáng suốt hay không Ví dụ, anh A sau một tai nạn giao thông, bị chấn thương sọ não từ ngày 01/07/2008 Các bác sĩ khẳng định anh đã mất khả năng nhận thức Như vậy, nếu di chúc do anh A để lại được xác lập trước thời điểm nên trên thì rõ ràng, di chúc đó có thể pháp sinh hiệu lực.Việc phân chia di sản của anh A sẽ được thực hiện trên cơ sở di chúc
đó Trường hợp di chúc được lập sau thời điểm có kết luận bị trấn thương sọ não, mất khả năng nhận thức thì di chúc đó sẽ không phát sinh hiệu lực do không đáp ứng điều kiện người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc
Trang 37Thứ ba, việc xác định rõ ngày tháng năm cũng là căn cứ để xác định
tài sản được định đoạt trong di chúc đã thuộc quyền định đoạt của người để lại di chúc hay chưa Như đã phân tích, di chúc thể hiện ý chí của cá nhân nhằm định đoạt tài sản của mình sau khi chết Tài sản được định đoạt phải là tài sản của chính cá nhân đó Việc xác định tài sản có thuộc quyền sở hữu của một cá nhân hay chưa cũng phụ thuộc vào thời điểm xác lập sở hữu với tài sản đó Điều 168 BLDS năm 2005 quy định thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản như sau:
Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Thứ tư, ngày tháng năm lập di chúc còn là mốc thời gian để xác định
di chúc đó có bị coi là vi phạm các quy định của pháp luật tại thời điểm mà di chúc đó được lập hay không Ví dụ, Điều 12 của Pháp lệnh thừa kế năm 1990 quy định di chúc được coi là hợp pháp nếu do người từ đủ mười sáu tuổi trở lên nhưng chưa đủ mười tám tuổi tự nguyện lập trong khi minh mẫn, được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đỡ đầu, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật Như vậy, nếu di chúc được lập tại thời điểm sau năm 1990
và trước khi BLDS năm 1995 có hiệu lực thì người lập di chúc phải bảo đảm điều kiện từ đủ mười sáu tuổi trở lên, khác so với quy định BLDS hiện hành (người từ đủ mười lăm tuổi trở lên có thể lập di chúc nếu có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ)
Tóm lại, thời điểm lập di chúc hay ngày tháng năm lập di chúc là một trong những nội dung bắt buộc phải ghi nhận trong di chúc Trường hợp di chúc không ghi nhận vấn đề này sẽ không được công nhận và thực hiện
2.1.2 Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc
Như đã phân tích tại Chương 1, di chúc phải do cá nhân lập do đó nội dung di chúc bắt buộc phải có thông tin về người lập di chúc Thông tin về
Trang 38người lập di chúc được thể hiện cụ thể thông qua họ tên, nơi cư trú và các thông tin khác như mã số căn cước công dân (hoặc số chứng minh nhân dân, tùy theo cách gọi và cách thức quản lý thông tin công dân mỗi quốc gia) Theo quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều 653 BLDS năm 2005, thông tin người lập di chúc được xác định thông qua họ tên và nơi cú trú của người đó.
Họ tên giúp xác định chính xác cá nhân đó là ai khi họ tham gia vào các quan hệ nói chung và quan hệ pháp luật dân sự nói riêng, giúp phân biệt cá nhân này với cá nhân khác Điều 26 BLDS năm 2005 quy định mỗi cá nhân
có quyền có họ, tên riêng Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận Như vậy, muốn xác định rõ cá nhân đã để lại di chúc thì vấn đề họ tên phải được ghi nhận bắt buộc trong nội dung di chúc Trường hợp di chúc không nêu rõ họ tên người lập sẽ không thỏa mãn quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều 653 BLDS năm 2005 không thể phát sinh hiệu lực Ví dụ gia đình chị H
có 3 anh chị em Mẹ chị H mất sớm, bố chị H mất được 4 năm Từ đó đến nay
em út của chị ở nhà bố mẹ và thực hiện việc thờ cúng Trong quá trình dọn nhà cửa chị H phát hiện ra một bức thư của mẹ chị để lại với nội dung là để lại toàn bộ tài sản của bà cho anh trai cả của chị Trong thư không ghi rõ tên hay chữ ký của mẹ chị Như vậy, rõ ràng có tranh chấp, nếu chị H xuất trình văn bản được mẹ chị H để lại, Tòa án có thẩm quyền cũng sẽ không nhận đó
là di chúc, bởi nội dung của văn bản đó không thể hiện rõ tên người viết
Nội dung của di chúc cũng phải thể hiện được nơi cư trú của người để lại di chúc Bởi nếu chỉ thể hiện tên người lập di chúc, trong nhiều trường hợp
họ tên trùng nhau sẽ không thể phân biệt được các cá nhân với nhau Theo quy định tại Điều 12 Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2013 thì nơi
cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú Trường hợp cá nhân không có hộ khẩu thường trú và không có nơi sinh sống thường xuyên thì nơi cư trú của người đó là nơi tạm trú và có đăng
ký tạm trú Khi không xác định được nơi cư trú của cá nhân thì nơi cư trú là
Trang 39nơi người đó đang sinh sống, làm việc hoặc nơi có tài sản hoặc nơi có phần lớn tài sản nếu người đó có tài sản ở nhiều nơi.
Các vấn đề liên quan đến địa điểm mở thừa kế, nơi đăng ký từ chối di sản, thẩm quyền giải quyết của Tòa án khi có tranh chấp đề được xác định thông qua nơi cư trú của người lập di chúc 19 Vì vậy, nội dung của di chúc phải xác định rõ nơi cư trú của người lập di chúc
2.1.3 Họ, tên người, cơ quan tổ chức được hưởng di sản.
Mục đích của di chúc là thể hiện ý chí của cá nhân trong việc dịch
chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi cá nhân chết “Người khác”
được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cá nhân và các cơ quan tổ chức Pháp luật Việt Nam hiện hành không công nhận chủ thể hưởng di sản là cây cối, con vật… Xét cho cùng, với di sản nhận được, những chủ thể đặc biệt này cũng không thể sử dụng Việc không thừa nhận và quy định cụ thể chủ thể hưởng di sản là cá nhân, cơ quan tổ chức là hoàn toàn hợp lý
Để ý chí dịch chuyển tài sản của mình cho người khác được thực hiện trên thực tế, di chúc đó phải ghi nhận thông tin để xác định người được hưởng
di sản là ai Việc xác định cá nhân, cơ quan tổ chức phải thông qua tên của cá nhân, cơ quan tổ chức đó Điểm c Khoản 1 Điều 653 BLDS năm 2005 quy định di chúc phải ghi rõ họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản
Bên cạnh ý nghĩa giúp cho di sản được dịch chuyển đúng theo ý chí người chết, việc xác định chính xác chủ thể nhận di sản có đáp ứng các điều kiện luật định hay không bởi theo Điều 635 BLDS năm 2005 quy định cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết Trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở thừa kế Nếu chủ thể được xác định trong nội dung di chúc nhưng không đáp ứng yêu cầu trên thì không được hưởng di sản
19 Phạm Văn Tuyết , tlđd chú thích 16.
Trang 40Về vấn đề thể hiện thông tin của cá nhân, cơ quan tổ chức hưởng di sản trong nội dung di chúc, theo quy định của BLDS năm 2005, chỉ cần ghi nhận
họ tên của người, cơ quan tổ chức hưởng di sản mà không yêu cầu quy định các thông tin khác như nơi cư trú hoặc địa chỉ của cơ quan nhận di sản Việc quy định như vậy sẽ dẫn tới những khó khăn trong quá trình giải thích di chúc nếu người lập di chúc chỉ ghi tên của cá nhân, cơ quan nhận di sản Tên của
cá nhân hưởng thừa kế hoàn toàn có thể trùng với người khác khiến cho không thể xác định chính xác người được hưởng thừa kế Theo quan điểm người viết cần quy định rõ họ tên, nơi cư trú, số chứng minh nhân dân đối với người thừa kế là cá nhân Đối với cơ quan, tổ chức cần yêu cầu người lập
di chúc ghi rõ những thông tin về cơ quan đó như: Địa chỉ, trực thuộc cơ quan, tổ chức nào
2.1.4 Di sản và nơi có di sản
Di sản để lại và nơi có di sản là một nội dung mà di chúc phải ghi rõ được pháp luật dân sự quy định tại điểm d khoản 1 Điều 653 BLDS năm 2005
Di sản thừa kế trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau sẽ có những quy
định khác nhau Ở Việt Nam, trước năm 1945, trong nhân dân có tục lệ “phụ
trái tử hoàn” quy định trách nhiệm cho những người thừa kế phải trả toàn bộ
các khoản nợ của người chết cho các chủ nợ Thời kỳ này, di sản được quy định bao gồm toàn bộ tài sản và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại Sau Cách mạng tháng Tám thành công, lệ “phụ trái tử hoàn” bị xóa bỏ bởi sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 Tuy nhiên, Thông tư số 594/NCL xác định di sản thừa kế bao gồm không những quyền sở hữu cá nhân về những tài sản mà người chết đó để lại mà còn gồm cả những quyền tài sản và nghĩa vụ phát sinh do quan hệ hợp đồng hoặc do việc gây ra thiệt hại mà người chết để lại Thông tư số 81/TANDTC quy định di sản thừa kế tương tự Thông tư số 594/NCL, tuy nhiên có sửa đổi theo hướng liệt kê tài sản cụ thể hơn bao gồm những thu nhập hợp pháp, của cải để dành, tư liệu sinh hoạt và những công cụ sản xuất dùng trong những trường hợp được phép lao động riêng lẻ