Tinh cấp thiết của đề tai nghién cttu: Trong phan nay, sau khi phân tích vai trò của công chứng trong điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta những năm qua; Những bất cập trong nhận thức cũn
Trang 1
VIỆN NGHIÊN CỨU NHÀ NƯỚC VẢ PHÁP LUẬT
ĐẶNG VĂN KHANH
NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH PHAM VỊ, NỘI DUNG HÀNH VI CÔNG CHỨNG VÀ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA VĂN BẢN CÔNG
CHỨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Trang 2GCóng 1rmh được hoàn thành tại :
VIỆN NGHIÊN CỨU NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRUNG TAM KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN QUOC GIA
Người hướng dan khoa học:PGS.TS KHOA HỌC LUẬT HỌC ĐÀO TRÍ ÚC Phản biện 1: PGS, TS Nguyễn Đăng Dung
Phản biện 2: TS Nguyễn Văn Thuận
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (Trung tâm
khoa học xã hội và nhân văn quốc gia)
Trang 3PHAN MO DAU
1 Tinh cấp thiết của đề tai nghién cttu: Trong phan nay, sau khi phân tích vai trò của công chứng trong điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta những
năm qua; Những bất cập trong nhận thức cũng như trong các văn bản pháp
luật hiện hành về công chứng: Tác giả luận án đã khẳng định việc nghiên
cứu những vấn đề phạm vi công chứng, nội dung hành vi công chứng và
giá trị pháp lý của các văn bản công chứng ở nước ta trong giai đoạn hiện
nay không chỉ có một ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết về mặt lý
luận, mà còn có một ý nghĩa to lớn trong thực tiễn hoạt động công chứng ở
nước ta hiện nay; Góp phần vào công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia nói chung, cải cách tr pháp nối riêng; Làm cơ sở cho việc “ Cải riến
nội dụng thủ tục công chứng để phục vụ thuận tiện cho nhón dân" như
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá
VI) đã chỉ ra
2 Tình hình nghiên cứu: Sau khi nêu lên các để tài, bài viết có liên
quan đến vấn để công chứng Ở nước ta, tác giả luận án đã đi đến kháng định rằng: Đến nay ở nước ta vân chưa có một công trình nghiên cứu khoa
học nào đi vào nghiên cứu chuyên sâu về phạm vi, nội dung hành vi công chứng và giá trị pháp lý của các văn bản công chứng
3 Phạm vi và nhiệm vụ của luận án được xác định là nhằm giải quyết một cách tổng thể, toàn điện, có hệ thống những vấn đề ly luận về phạm vi, nội dung hành vi công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng
Phân tích đánh giá thực trạng điều chỉnh pháp luật công chứng của nước ta;
Từ đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp về những vấn để hoàn thiện pháp
luật công chứng nhằm nâng cao hiệu quả trong việc xác định phạm vi, nội
dung hành vi công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng ở nước
ta hiện nay
4 Cơ sở phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu của đề tài
Cơ sở phương pháp luận xuyên suốt quá trình nghiên cứu đề tài luận án
là Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử; Xem xét các quy định về phạm vi, nội dune hành vị công chứng và giá trị pháp lý
của văn bản công chứng trong qúa trình vận động và phát triển của nó và
1
Trang 4trong những điều kiện cụ thể của từng giai đoạn Các phương pháp nghiên
cứu cụ thể được luận án sử dụng là phương pháp phân tích, so sánh, tổng
hợp
5, Cái mới của luận án: Thể hiện ở những điểm sau:
~ Góp phần làm sáng tỏ về khái niệm công chứng cũng như bản chất của nó
- Xây dựng khái niệm phạm vi công chứng, cũng như cách xác định phạm vị các hành vi công chứng (theo chức năng cũng như theo địa hạt)
- Xây dựng khái niệm, xác định nội dung hành vị công chứng, cũng như xác định trình tự, thủ tục thực hiện các hành vi công chứng
- Xây dựng khái niệm văn bản công chứng và xác định giá trị pháp lý
của văn bản công chứng
Và như vậy, những kết quả nghièn cứu của luận án có thể ding lam tai
liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng đậy chuyên để công chứng trong các trường Luật, trong xây dựng pháp luật về công chứng, đặc biệt là trong
hoạt động thực tiễn công chứng ở nước ta hiện nay
6 Bố cục của luận án: ngoài lời nói đẩu và phần kết luận, gồm 3
chương:
Chương 1: Những vấn để lý luận về xác định phạm vì, nội dụng hành
vi công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng
Chương 2: Thực trạng pháp luật về phạm vì, nội dung hành vi cong
chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng ở nước ta
Chương 3: Hoan thiện pháp luật công chứng về xác định phạm vì, nội dung hành ví công chứng và giá trị pháp lộ của văn bản công chứng ở nuoc ta hién nay
CHUONG 1 NHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÁC ĐỊNH PHAM VI, NOI DUNG HANH VI
CONG CHUNG VA GIÁ TRI PHÁP LÝ CỦA VĂN BẢN CONG CHUNG
Để có một cái nhìn tổng quát, toàn điện về công chứng, và cũng để làm
CƠ SỞ cho việc giải quyết nội dung chủ yếu của luận án trong chương này, ngoài 3 vấn đề chính là: Xác định phạm vi công chứng; Nội dung hành
2
Trang 5vi công chứng: Giá trị pháp lý của văn bản công chứng Tác giả luận án còn giành toàn bộ phần 1 để nêu lên một cách khái quát chung về công chứng
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG CHUNG
1.1/ Sơ lược quá trình hình thành và phát triển công chứng của các nước trên thể giới: Có thể nói ngày nay ở hầu hết các quốc gia trên thế
giới đều có hoạt động công chứng, công chứng đã trở thành một loại công việc, tham chí là một ngành, một nghề hoạt động xã hội nói chung và trong quản lý Nhà nước nói riêng
Để hiểu thêm nguồn gốc lịch sử và quá trình phát triển của thể chế công
chứng, tác giả đã nêu một ví dụ điển hình, đó là quá trình hình thành và
phát triển của thể chế công chứng ở Cộng hoà Pháp - một nước mà thể chế
công chứng phát triển rất sớm, pháp luật về công chứng khá đầy đủ và chặt
chẽ
Đồng thời tác giả cũng trình bày một cách sơ lược vẻ việc xác định
phạm vi, nội dung hành vi công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công
chứng của các nước có hệ thống công chứng theo luật viết, của các nước
có hệ thống công chứng theo luật án lệ, cũng như của các nước thuộc hệ
thống XHCN ( trước đây); Mô hình tổ chức công chứng hành nghề tự do,
và mô hình tổ chức công chứng Nhà nước
1.2/ Sơ lược quá trình hình thành và phát triển công chứng ở Việt
Nam: Trong phần này tác giả luận án trình bầy một cách sơ lược quá trình hình thành và phát triển công chứng ở nước ta
Thời kỳ Pháp thuộc được đánh đấu bàng Sắc lệnh ngày 24/8/1931 của Tổng thống Cộng hoà Pháp về tổ chức công chứng (được áp dụng ở Động
Dương theo quyết định ngày 07/10/1931 của viên toàn quyền Đông dương
P Pasquies) Ở miền Nam, sau hiệp định Giơnevơ (1954) đến ngày miễn
Nam hoàn toàn giải phóng ( 30/4/1975 )thể chế công chứng (được gọi
dưới cái tên Chưởng khế) được tổ chức và hoạt động theo Dụ số 43 (ngày
29/11/1954) ấn định quy chế chung về ngạch chưởng khế
Trong suốt thời gian hơn 4 thập kỷ (Từ 1945 đến 1990) Nhà nước ta không thanh lập cơ quan công chứng chuyên trách Mợi hoạt động có tính
3
Trang 6chất công chứng đều do Uỷ ban nhân dân cấp cơ sỞ thực hiện theo hình thức thị thực, chứng thực, trên cơ sở Sắc lệnh số 59/SL ngày 15/11/1245
"ấn định thể lệ vẻ việc thị thực các giấy tờ" và Sắc lệnh số 85/SL ngày
29/2/1952 vẻ "thể lệ trước bạ về các việc mua, bán, cho, đổi nhà cửa, ruộng đất”
Thông tư số 574- QLTPK ngày 10/10/1987 của Bộ tr pháp “Hướng dẫn một số vấn để vẻ công tác công chứng Nhà nước”; Thông tư số 858/QL-
TPK ngày 15/10/1987 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện các việc công
chứng cụ thể
Ngày 27/2/1991, Hội đồng bộ trưởng đã ban hành nghị định số 45-
HĐBT, đây là văn bản qui phạm pháp luật đầu tiên của Nhà nước ta quy
định những cơ sở pháp lý một cách tương đối đẩy đủ vẻ tổ chức và hoạt
động của công chứng ở nước ta Và sau hơn 5 năm thực hiện Nghị định 45/HĐBT (từ tháng 2/1991 - 5/1996) Ngày 18/5/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/CP về tổ chức và hoạt động công chứng Nhà nước,
thay thế Nghị định số 45- HĐBT nói trên; Ngày 03 tháng 10 năm 1996 Bộ
tư pháp ban hành Thông tư số 1411/TC-CC hướng dẫn việc thực hiện Nghị
định số 31/CP
1.3/ Khái niệm, bản chất công chứng
Trong phần này tác giả đã tập trung phân tích khái niệm pháp lý về
công chứng được nêu tại điêu 1 Nghị định 3L/CP ngày 18/5/1996 của
Chính phủ; Viện dẫn, phân tích các điều luật có liên quan của Bộ luật Dân sự; Thông tr 1411/TC-CC ngày 03/10/1996 của Bộ Tư pháp; Từ điển tiếng Việt và thực tiễn hoạt động công chứng ở nước ta những năm qua, cũng như tham khảo pháp luật thực định của một số nước trên thế giới quy định
về vấn để này; Phân tích so sánh hai dạng công chứng (công chứng nội dung và công chứng hình thức); Tác giả rút ra một số kết luận sau:
+ Xét theo góc độ ngữ nghĩa cũng như góc độ giá trị pháp lý thì hành
vi "chứng nhận" của công chứng viên và hành vi "chứng thực” của Uỷ ban
nhàn dân cấp có thẩm quyền công chứng được ghi nhận trong pháp luật hiện hành của nước ta là giống nhau, là như nhau
+ Tính xác thực của các văn bản công chứng được thể hiện trong các
yếu tố sau đây:
4
Trang 7- Ngày tháng nàm địa điểm lập van ban được coi như chính xác
- Những điều đã được ghi trong văn bản công chứng là phân ánh đúng ý chí nguyện vọng của đương sự và không trái pháp luật , đạo đức xã hội
- Đương sự chính là người đã ký tên vào hợp đồng, giấy tờ đó
+Tính hợp pháp của văn bản công chứng được hiểu như là một nguyên
tắc phải tuân thủ trong quá trình thực hiện công chứng, còn tính xác thực là mục đích quan trọng của văn bản công chứng.Và như vậy, bản chất của công chứng không chỉ là việc chứng nhận các hợp đồng, giấy tờ mà còn là việc “tạo lập” ra các hợp đồng, giấy tờ đó; Đảm bảo cho nội dune của các hợp đồng, giấy tờ đó không được trái với các quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, và điều quan trọng hơn cả là phải phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của đương SỰ
Từ những vấn đề đã phân tích và lý giải ở trên, tác giả cho rằng: Khái niệm về công chứng ở nước ta hiện nay cần được xác định như sau: Cóng
chứng là việc công chứng viên, người có thẩm quyền công chứng tạo lập ra
những văn bản, hợp đông mà dương sự phải hoặc muốn tạo cho chúng có
giá trị pháp lệ như những văn bản của các cơ quan Nhà nước
2/ PHAM VI CONG CHUNG
2.1/ Khái niệm phạm vỉ công chứng
Sau khi phân tích các quy định của pháp luật công chứng ở nước ta như:
Nghị định 31/CP, Thông tư 1411/TC-CC và pháp luật thực định của một số nước trên thế giới như Anh, Liên xô, Ucraina (cñ), Cộng hoà Pháp; Tác giá rút ra khái niệm phạm vị công chứng như sau: Pharm vi cong ching la giới hạn những việc công chứng mà theo quy định của pháp luậi, những người (cá nhân hoặc cơ quan Nhà nước) được Nhà nước giao cho thẩm quyên
công chứng được quyên chứng nhán
2.2/ Phân loại cách xác định phạm vỉ công chứng
Từ những phân tích, so sánh cách quy định phạm vi cong chứng của Nghị định 45/HĐBT, Nghị định 31/CP và cách quy định phạm vi công
chứng ở một số nước trên thế giới, tác giả đã rút ra kết luận rằng: Hiện
nay trên thế giới có hai cách quy định về phạm vi công chứng, đó là: Cách
Trang 8quy định chung vẻ phạm vi công chứng; Và cách quy đính liệt kê cụ thể các việc công chứng
-Cách quy định chung vẻ phạm vi công chứng được xác định bởi hai
yếu tố sau: Yếu tố thứ nhất, bao gồm tất cả những giấy tờ, hợp đồng mà theo quy định của pháp luật, đương sự bắt buộc phải công chứng;Yếu tố thứ hai, bao gồm tất cả những giấy tờ, hợp đồng tuy pháp luật khong bat buộc, nhưng đương sự muốn được công chứng
- Cách quy định liệt kê cụ thể: Phạm vi công chứng được xác định
bằng cách liệt kê thành những việc công chứng cụ thể; số lượng các việc công chứng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể ở mỗi nước,
cũng như trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước
2.3/ Ý nghĩa của việc xác định phạm vi công chứng là: Khi xác định đúng về phạm vi công chứng cũng chính là xác định được một cách chính xác những loại việc nào thuộc hành vi công chứng; Giúp cho công chứng
viên và người có thẩm quyền công chứng không bị vi phạm vẻ thẩm quyền
công chứng, đương sự cũng biết rõ yêu cầu công chứng của mình có chính
đáng không, việc tiếp nhận hoặc từ chối yêu cầu công chứng của công
chứng viên, người có thẩm quyền công chứng có đúng quy định của pháp luật không
3/ NOI DUNG HANH VI CONG CHUNG
3.1/ Khái niệm, nội dung hành vỉ công chứng
Sau khi viện dẫn các khái niệm về hành vi, hành vi phấp luật và khái
niệm còng chứng, tác giả rút ra khái niệm về hành vi công chứng như sau: Hành vì công chứng là hoạt động của công chứng viên, người có thẩm quyền công chứng trong quá trình thực hiện các việc công chứng theo quy định của pháp luật Tiên cơ sở đó tác giả đã xác định: Nội dụng của hành
vị công chứng bao gôm toàn bộ những hoạt dộng của công chứng viên, người có thẩm quyền công chứng trong quá trùnh thực hiện các việc công chứng; Hoạt động này được diễn ra theo một trình tự, thủ tục pháp lý mà công chứng viên, người có thẩm quyền công chứng phải tuân thủ khí thực hiện một hành ví công chứng cụ thể
6
Trang 9Phân tích hoạt động thực tiễn của các phòng công chứng ở nước tá 10
nam qua và những vàn bản công chứng của một số nước trên thể giới, tác
giả đã rút ra kết luận ràng: Khi thực hiện các việc cóng chứng (cả những
việc công chứng nội dung và những việc công chứng hình thức), thì công
chứng viên đều phải thực hiện các bước:
- Tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ công chứng
- Lập văn bản công chứng
- Ký, chứng nhận các văn bản công chứng
-Hoàn tất văn bản, hợp đồng công chứng sau khi đã ký, chứng nhận, lưu giữ các văn bản, hợp đồng đó; Cấp bản sao công chứng
Tuy nhiên, do yêu cầu về tính xác thực của nội dung các dạng văn bản
công chứng khác nhau (đạng công chứng hình thức không bắt buộc công
chứng viên phải quan tâm đến tính xác thực trong nội dung vàn bản công
chứng; Còn dạng cống chứng nội dung lại bất buộc các công chứng viên
phải quan tâm tới tính xác thực trong nội dung văn bản công chứng); Nên việc tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ công chứng, cũng như lập văn bản công
chứng đối với hai dạng công chứng này cũng khác nhau
3.2/ Trình tự, thủ tục thực hiện các hành vi công chứng
Trong phần này, sau khi phân tích và xác định các bước khi giải quyết
một việc công chứng, tác giả đi sâu vào phân tích năm bước trong quá trình thực hiện một hành vi công chứng đó là: Tiếp? nhận vêu câu, hỗ sơ công chứng; Lập các văn bản cóng chứng; Ký, chứng nhận các văn bản cóng
chứng; Lưu giữ các văn bản công chứng; Cáp bản sao công chứng
Và rút ra kết luận: Cả năm bước trên có liên quan mật thiết với nhau,
bước trước làm tiền đề, cơ sở cho việc thực hiện các bước tiếp theo, và cả năm bước này hợp thành nội dung đầy đủ của một hành vi công chứng, mà
những người có thẩm quyển công chứng không được cơi nhẹ hoặc bố qua bất kỳ một bước nào
3.3/ Ý nghĩa của việc xác định nội dung hành vi công chứng:
Việc xác định nội dung hành vì công chứng, và phán loại các hành vị
công chứng ở nước ta hiện nay có một ý nghĩa quan trọng trong việc Xây
đựng các qui phạm pháp luật về trình tự, thủ tục thực hiện các hành vi
công chứng; Đồng thời nó cũng giúp cho các công chứng viên, nhất là
7
Trang 10những người có thẩm quyển công chứng ở UBND các quận, huyện, phường, xã nắm được và thực hiện một cách thống nhất trình tự, thủ tục
pháp lý đó khi giải quyết các việc công chứng do họ Hiếp nhận Đây cũng
chính là một trong những yếu tố quan trọng của công cuộc cải cách hành chính trong lĩnh vực công chứng mà Nghị quyết số 38/CP ngày 04/5/1994
của Chính phủ đã chỉ ra
3/ GIÁ TRI PHAP LY CUA VAN BAN CONG CHUNG
4.1/ Khái niệm văn bản công chứng, hình thức pháp lý và hình thức
cấu trúc của văn bản công chứng
Sau khi phân tích những điều khoản trong Nghị định 31/CP và các văn bản pháp luật có liên quan khác của nước ta: Tham khảo điều 1317 Bộ luật
dân sự của Cộng hoà Pháp, tác giả rút ra một số kết luận sau:
- Về khái niệm : Văn bản công chứng là những văn bản được công
chứng viên hoặc người có thẩm quyên công chứng lắp ra và chứng nhận
theo những hình thức và trình tự, thủ tục do pháp luật quy định
- Về hình thức pháp lý của văn bản công chứng ở nước ta hiện nay có 2 loại, đố là: Bản chính văn bản công chứng và bản sao công chứng
Bản chính văn bản công chứng là tất cả những văn bản, hợp đồng do
công chứng Nhà nước hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyển công chứng
lập ra và chứng nhận theo quy định của pháp luật
Bản sao văn bản công chứng là bản được chụp lại, chép lại hoặc đánh máy lại nguyên văn bản chính do đương sự xuất trình cho công chứng viên,
người có thẩm quyền công chứng và được những người này chứng nhận
Ö đây, tác giả cũng viện dẫn một số quy định trong pháp luật của Cộng hoà Pháp về hình thức pháp lý của văn bản công chứng với tư cách là tài liệu tham khảo và so sánh với pháp luật thực định của nước ta vẻ vấn đề
này
- Về hình thức cấu trúc của văn bản công chứng: Do hiện nay ở nước ta chưa có quy định thống nhất về hình thức cấu trúc của một văn bản công chứng; Vì vậy, qua kinh nghiệm hoạt động công chứng ở nước ta lŨ năm qua cũng như nghiên cứu các văn bản công chứng của một số nước,tác giả
đã đi vào trình bày hình thức cấu trúc của một văn bản công chứng thể
§
Trang 11hiện trong các phần như: Phần mở đầu văn bản công chứng, phan noi dung văn bản công chứng và phần kết thúc văn bản công chứng
4.2/ Giá trị pháp lý của văn bản công chứng: Trong phần này tác gia
đã trình bày hai cấp độ giá trị pháp lý của văn bản công chứng, đó là: Giá trị chứng cứ và giá trị thực hiện của vàn bản công chứng
+Về giá trị chứng cứ: Sau khi phân tích các yếu tố có liên quan, tác giả
đã đi đến khẳng định: Nếu xét dưới góc độ chứng cứ thì văn bản công
chứng là một loại chứng cứ viết và hơn thế nữa nó là một loại chứng cứ
viết do công chứng viên, người có thâm quyền công chứng lập ra và chứng
nhận theo những thể thức bắt buộc (do đó văn bản công chứng được coi là
một công chứng thư); Vì vay, xét đưới góc độ pháp lý thì các văn bản công chứng có giá trị pháp lý cao hơn hẳn các tư chứng thư
+Vẻ giá trị thực hiện: Qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động công chứng ở
nước ta những năm qua, tác giả kháng địn»ràng: Văn bản công chứng
được lập ra trước hết không phải nhằm mục đích tạo ra chứng cứ và càng không phải với mục đích duy nhất để làm chứng cứ Mục đích trước hết và
phổ biến của các bên đương sự khi lập ra văn bản công chứng là mong
muốn các bên có liên quan thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã được
ghi nhận trong văn bản công chứng đó Đồng thời, khi xem xét giá trị pháp
lý của văn bản công chứng dưới góc độ của cách thức thực hiện hành vi
công chứng, tác giả đã chỉ ra ràng:
- Đối với các văn bản công chứng được thực hiện theo dạng công chứng
hình thức thì các văn bản công chứng này chỉ có giá trị chứng cứ Bởi vì, những văn bản công chứng này chỉ có giá trị chứng minh rằng: Việc đương
sự đã ký tên vào văn bản đó là có thực; Chữ ký trên văn bản đó đích thực là
của đương sự mà không phải là của người khác; Ngày tháng ghi trong văn bản đó là chính xác Còn việc xem xét nội dung của văn bản đó có đúng sự
thật khách quan hay không? lại thuộc về các cơ quan chức năng khác khi tiếp nhận văn bản đó
-Đối với các văn bản công chứng được thực hiện theo dạng công chứng
nội dung, thì các văn bản công chứng này không chỉ có giá trị chứng cứ,
mà nó còn có giá trị bắt buộc thực hiện; Bởi vì, những văn bản công chứng
này không chỉ có giá trị chứng minh chữ ký trên văn bản đó đích thực là
9
Trang 12của đương sự; Đảm bảo chính xác về ngày tháng lập văn bản; Mà điều
quan trọng là: Nội dung của văn bản công chứng đó đã ghi nhân đầy đủ,
chính xác những điều mà các đương sự đã tự nguyện thỏa thuận, và những thỏa thuận đó là hoàn toàn phù hợp với ý chí, nguyện vọng của các bên
đương sự và cũng phù hợp với các quy định của pháp luật
4.3/ Ý nghĩa của việc xác dịnh khái niệm và giá trị pháp lý của văn ban cong chimg:Viéc xác định khái niệm văn bản công chứng, hình thức pháp lý, hình thức cấu trúc của văn bản công chứng không chỉ có ý nghĩa
quan trọng trong việc góp phần xây dựng các chế định pháp lý về lĩnh vực
này, mà nó còn có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với thực tiễn hoạt động công chứng của nước ta, đắm bảo tính pháp chế của hoạt động công chứng trong khâu lập các văn bản công chứng; Làm tăng thêm độ tin cậy của các đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đối với văn bản công chứng, và khi đó văn bản công chứng mới thực sự được đảm bảo về mặt
thay đổi nội dung của văn bản công chứng, lật lọng, lừa đảo nhau trong hoạt động kinh doanh, thương mại, đảm bảo cho các bên đương sự thực sự tôn trọng lẫn nhau khi ký kết cũng như thực hiện những điều đã được giú
nhận trong văn bản công chứng mà họ đã ký kết
5/ KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: Qua nghiên cứu quá trình hình thành và phát
triển công chứng của các nước trên thế giới, cũng như ở Việt nam; Pham vi
công chứng, nội dung hành vi công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng theo các trường phái công chứng, các mô hình tổ chức công chứng cũng như các dạng công chứng; Trên cơ sở so sánh với các quy định
pháp luật công chứng của nước ta vẻ những vấn để này, tác giả di đến những kết luận sau:
1- Về khái niệm, bản chất công chứng ở nước ta hiện nay: Không nén
quan niệm công chứng là việc "chứng nhận” các hợp đồng, giấy tờ: Mà
10
Trang 13phải quan niệm công chứng là việc "tao lập” ra các hợp đồng giấy tờ nhằm đem lại cho những hợp đồng, giấy tờ đó mang dấu ấn của công
quyền
2- Về việc xác định phạm vi công chứng, nội dung hành vi công chứng
và giá trị pháp lý của vàn bản công chứng cần phải dựa trên những cơ sở
sau: Một là, nhu cầu, đòi hỏi tất vếu khách quan của nên kinh tế thị trường;
Nai là, yêu cầu đảm bảo an toàn về mặt pháp lý cho các giao dịch dan su, kinh tế, khi các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội và công dân tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế này, nhằm tạo ra những chứng cứ không thể phản bác khi xảy ra tranh chấp; Ba ià, điều kiện kinh tế - xã hội
cũng như truyền thống pháp luật của mỗi quốc gia và trong từng giải đoạn
cụ thể của đất nước
3- Xét dưới góc độ trình tự, thủ tục thực hiện các hành vi công chứng, thì hiện nay trên thế giới có 2 dạng, đó là dạng công chứng nội dung và dạng công chứng hình thức
4- Về giá trị pháp lý của văn bản công chứng: Các văn bản công chứng
(công chứng thư) có giá tr pháp lý cao hơn các tư chứng thư, Tuy nhiên,
nếu xét dưới góc độ trình tự, thủ tục thực hiện hành vị công chứng thi: những văn bản công chứng được thực hiện theo dạng công chứng nội dune
có giá trị bắt buộc thực hiện trừ trường hợp bị toà án tuyên bố là vô hiệu, còn những văn bản công chứng được thực hiện theo dạng công chứng hình thức thì có giá trị chứng cứ (Trong đó các yếu tố như ngày, tháng, năm,
địa điểm lập văn bản, chữ ký của đương sự trên văn bản là đích thực, chính xác; Nội dung của văn bản công chứng là phản ánh trung thực ý chí,
nguyện vọng của đương sự)
CHƯƠNG 2
THUC TRANG PHAP LUAT VE PHAM VI, NOI DUNG HANH VI CÔNG
CHUNG VA GIA TRI PHAP LY CUA VAN BAN CONG CHUNG 6 NUGC TA
1/ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHẠM VỊ, NỘI DUNG HANH VI CÔNG CHUNG VA GIA TRI PHAP LY CUA VAN BAN CÔNG CHỨNG TRƯỚC NGHỊ DINH 3V/CP( 18/5/1996)
11