1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sử dụng hình thức dạy học tích hợp liên môn trong dạy học ngữ văn tạo hứng thú và nâng cao chất lượng học tập cho học sinh vùng cao

23 380 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Và hoạt động học của họcsinh có hiệu quả thì giáo viên là một yếu tố quan trọng phải có sự chuẩn bị bàithật tốt trong đó có việc sử dụng hình thức dạy học tích hợp liên môn trong dạyhọc

Trang 1

MỤC LỤC

A/MỞ ĐẦU

IV Phương pháp nghiên cứu 2

3 Cần bố trí giáo viên giảng dạy

4 Giáo án minh họa

Trang 2

A/MỞ ĐẦU I/ Lí do chọn đề tài

“Văn học là nhân học” Văn học có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển

tư duy, nhận thức của con người Là một môn khoa học thuộc nhóm Khoa học xãhội, môn Ngữ văn có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục quan điểm tưtưởng, tình cảm cho học sinh Đây cũng là môn học góp phần hình thành nênnhững kiến thức cơ bản và quan trọng nhất là hình thành nhân cách con người,chuẩn bị cho các em một hành trang để bước vào đời hoặc học lên những bậc họccao hơn, là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai Đồng thời Ngữ văn cũng là mônthuộc nhóm khoa học công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các mônhọc khác [1] Học môn Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập cácmôn học khác như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật và cácmôn học đó cũng góp phần giúp học tốt môn Ngữ văn Vấn đề là làm thế nào đểkết hợp các tri thức, kĩ năng riêng của từng phân môn vào trong bài dạy thật nhuầnnhuyễn nhằm đạt tới mục tiêu chung của môn Ngữ văn Vì vậy yêu cầu tăng tínhthực hành, giảm lí thuyết, gắn môn học với thực tiễn phong phú, sinh động củacuộc sống Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã vàđang được thực hiện một cách đồng bộ ở các cấp học, môn học Đồng thời pháthuy cao hơn nữa hiệu quả trong giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa vàquan điểm tích hợp là vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay Bởi tích hợp là một

xu thế phổ biến trong dạy học hiện đại Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập

mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức, có thể tránh được những biểu hiện cô lập,tách rời từng phương diện kiến thức, đồng thời phát triển tư duy biện chứng, khảnăng thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học, phânmôn cụ thể trong chương trình học tập theo nhiều cách khác nhau Và vì thế việc

nắm kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn Để thực hiện tốt phương pháp

lấy học sinh làm trung tâm; để nâng cao tính tích cực, chủ động, nỗ lực và kết quảhọc tập của học sinh thì việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên là việclàm cần thiết, nhất là đối với giáo viên dạy học Ngữ văn Việc đổi mới phươngpháp dạy học có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau: đổi mới khâu kiểm trađánh giá học sinh, đổi mới hoạt động học cho học sinh Trong giới hạn của đề tàinày, tôi chủ yếu tập trung vào việc sử dụng hình thức dạy học liên môn Đó chính

là lí do của đề tài: Dạy học Ngữ văn theo hình thức tích hợp liên môn nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh trường TH & THCS Thị trấn Mường Lát.

II/ Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho chúng ta đạt được mục tiêu củadạy học tích hợp liên môn:

- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn: Hình thành ở người học những nănglực rõ ràng

- Giúp học sinh phân biệt được cái cốt yếu với cái quan trọng hơn: do dự tínhđược những điều cần thiết với học sinh

Trang 3

- Quan tâm đến việc sử dụng kiến thức vào những tình huống cụ thể, giúp họcsinh hòa nhập vào cuộc sống.

- Dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh trở thành người học tích cực, ngườicông dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợptrong thực tiễn cuộc sống Dạy học tích hợp liên môn cho phép rút ngắn đượcthời gian dạy học đồng thời vẫn tăng được khối lượng và chất lượng thông tin

III/ Đối tượng nghiên cứu

- Trong giới hạn của đề tài này, tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu và vận dụngvào việc sử dụng hình thức dạy học tích hợp liên môn trong dạy học Ngữ văn ởtrường TH & THCS Thị trấn Mường Lát

IV/ Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin

- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu

- Phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh

- Bồi dưỡng phương pháp tự học

- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn

- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh

Bốn định hướng này có liên quan chặt chẽ với nhau, trong đó định hướngđầu tiên là căn bản[2] Để học sinh lĩnh hội một cách chặt chẽ phải hướng các

em vào “ hoạt động tích cực”, tức là học sinh phải tự tìm hiểu, khám phá vấn đề.Một vấn đề được làm sáng tỏ sẽ mở ra những chân trời tri thức mới về sự sángtạo Bộ môn Ngữ văn cũng đổi mới theo quy luật đó Dạy học theo phương phápđổi mới tích cực phải “lấy học sinh làm trung tâm”, coi hoạt động của học sinh

là hoạt động có ý nghĩa nhất trong việc dạy, việc học Và hoạt động học của họcsinh có hiệu quả thì giáo viên là một yếu tố quan trọng phải có sự chuẩn bị bàithật tốt trong đó có việc sử dụng hình thức dạy học tích hợp liên môn trong dạyhọc Ngữ văn

1 Khái niệm

1.1 Vậy tích hợp là gì? Tích hợp là một khái niệm rộng, ở mỗi lĩnh vực khoa

học khác nhau cũng được hiểu và ứng dụng khác nhau

1.2 Tích hợp trong môn Ngữ văn được hiểu là sự kết nối tri thức và kĩ năng

giữa ba phần Văn - Tiếng Việt – Tập làm văn và trong từng phân môn cụ thể.Dạy học theo quan điểm tích hợp do đó sẽ có nhiều ưu điểm: Giúp người họctiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức; có thể tránhđược những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức, đồng thời cònphát triển ở người học tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiếnthức một cách linh hoạt vào các yêu cầu thực hành của môn học

Trang 4

Dạy học Ngữ văn theo tinh thần tích hợp không phủ định việc dạy các trithức và kĩ năng đặc trưng của từng phân môn Vấn đề là phải phối hợp các tri thức

và kĩ năng của từng phân môn một cách tối ưu để đạt được mục tiêu chung củamôn Ngữ văn [3]

2 Các hình thức dạy học tích hợp trong môn Ngữ văn

Ở trường THCS hiện nay, có ba hình thức dạy học tích hợp mà chúng tavẫn thường thấy đó là:

2.1.Tích hợp ngang được hiểu là tích hợp môn, liên phân môn theo từng thời điểm.

Đó là hướng tiếp cậ kiến thức từ việc khai thác triệt để mối liên hệ kiến thức giữa

ba phần Văn bản – Tiếng Việt - Tập làm văn trong từng đơn vị bài học

2.2.Tích hợp dọc được hiểu là tích hợp đồng tâm theo từng vấn đề trong từng

phân môn Thực chất của kiểu tích hợp này là hệ thống hoặc các kiến thức cóliên quan với nhau trong từng thời điểm thích hợp sao cho HS có thế năm bắtvấn đề một cách hệ thống

2.3.Tích hợp liên môn còn được gọi là tích hợp mở rộng - được hiểu là tích hợp liên

môn giữa các kiến thức trong bài học Ngữ văn với kiến thức các bộ môn Khoa học

tự nhiên, Khoa học xã hội, các ngành khoa học, nghệ thuật khác và kiến thức đờisống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết vàphát triển nhân cách học sinh

Qua đó, ta có thể một lần nữa khẳng định rằng GV là một vai trò quantrọng trong việc nâng cao hiệu quả giờ dạy Ngữ văn theo hướng tích hợp liênmôn Chương trình và SGK chỉ là định hướng, vấn đề đặt ra là GV phải xác địnhđược hướng tích hợp liên môn cho từng bài, từng phần cụ thể Nghĩa là phải xácđịnh rõ mức độ tích hợp để tránh làm mất thời gian, mất nét đặc trưng riêng củagiờ học Ngữ văn và làm “loãng” không khí giờ học Khả năng tích hợp liên mônđược thể hiện rõ nhất ở phần Văn bản, sau đó đến tập làm văn Ở phần TiếngViệt chủ yếu là vận dụng kiến thức của tiếng mẹ đẻ trong thực tế giao tiếp.Chúng ta có thể hình dung kiểu tích hợp này như sau :

CÁC LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT

KHOA HỌC TỰ

Trang 5

Nhìn vào sơ đồ ta thấy: tích hợp liên môn là kiểu tích hợp hướng ngoại( tích hợp ngang và tích hợp dọc vẫn chỉ là tích hợp trong nội bộ môn Ngữ văn)với nhiều môn khoa học tự nhiên (Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học …), khoahọc xã hội (Địa lí, Lịch sử …), các lĩnh vực nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật,Kịch …) và các kiến thức đời sống khác đem lại hiệu quả tối ưu cho bài họcNgữ văn [3]

II/ Thực trạng vấn đề

1 Thuận lợi

- SGK Ngữ văn lựa chọn khá nhiều văn bản với các đề tài phong phú, sinh động,mới mẻ, kích thích nhu cầu khám phá của học sinh Đó là điều kiện thuận lợi đểthực hiện kết nối tri thức của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực nghệ thuật và cáckiến thức đời sống trong dạy học Ngữ văn

- Từ nhiều năm nay, Bộ, Sở và Phòng GD - ĐT đã chỉ đạo tích hợp liên môn vàonhiều nội dung giáo dục và quá trình dạy học các môn học trong trường phổthông cũng như tổ chức các cuộc thi thiết kế giáo án dạy học theo chủ đề tíchhợp liên môn đặc biệt là qua “Trường học kết nối” từ đó nhận được nhiều sựhưởng ứng tích cực của giáo viên

- Trường TH & THCS Thị trấn Mường Lát mới được thành lập gần 3 năm nay,với đội ngũ các thầy cô giáo đều trẻ, khỏe, nhiệt tình, có tinh thần ý thức tự họccao và đều có trình độ đạt chuẩn, trên chuẩn Khối THCS gồm 4 lớp ở 4 khốivới một giáo viên dạy Ngữ văn đồng nghĩa với việc giáo viên giảng dạy đượctrải nghiệm tất cả các kiến thức ở tất cả các khối lớp, điều đó cũng rất thuận lợicho việc dạy học tích hợp ngang, tích hợp dọc và đặc biệt là tích hợp liên môn

- Nhận thức của một số phụ huynh và học sinh còn hạn chế, mặc dù là địa bànthị trấn song vẫn còn một bộ phận không nhỏ phụ huynh người dân tộc Thái,Mường, Mông và một bộ phận không nhỏ phụ huynh người Kinh chưa có sựquan tâm đúng mức đến việc học của con em Dẫn đến các em còn tự ý bỏ tiết,

bỏ học - nghỉ học vô lí do Phong tục bắt vợ, hủ tục tảo hôn của một số học sinhngười Mông làm cho nhiều em phải nghỉ học giữa chừng … cũng ảnh hưởngkhông nhỏ đến chất lượng học tập nói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng

- Bản thân giáo viên giảng dạy được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn song đềutheo chương trình sư phạm đơn môn, chưa có trang bị về cơ sở lí luận dạy họctích hợp liên môn một cách chính thống, khoa học nên khi thực hiện dạy họctích hợp liên môn giáo viên phải tự mày mò, tự tìm hiểu Chính vì thế khôngtránh khỏi việc chưa đúng, chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa cũng như cáchthức tổ chức dạy học tích hợp liên môn

Trang 6

- Một số giáo viên vẫn áp dụng phương pháp dạy học truyền thống, giữa các phânmôn chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từng phương diện kiến thức.

- Phần lớn học sinh ít có tài liệu để đọc và tham khảo trong khi đó thư viện củanhà trường thì có nhưng tài liệu tham khảo cho học sinh khối THCS thì không

có một cuốn nào Vì vậy các em không có sách tham khảo và chưa tạo được thóiquen tham khảo tài liệu khác để bổ sung thêm kiến thức

- Học sinh vẫn theo xu hướng học thụ động, các em không tích cực, không chủđộng trong việc chuẩn bị, tìm hiểu, khai thác kiến thức môn học Ngay cả việcđọc và soạn bài trước khi đến lớp nhiều em còn rất lười, nếu có làm cũng là đọcbài và soạn bài một cách đối phó

- Khảo sát kết quả ở trường TH & THCS Thị trấn Mường Lát như sau:

+ Chất lượng đại trà cuối năm học 2015 - 2016

III/ Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

1 Giáo viên phải trang bị kiến thức bộ môn và liên môn.

Mỗi giáo viên phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện để khôngngừng trau dồi về kiến thức, kỹ năng dạy học, nâng cao và rèn luyện kỹ năng sưphạm ở độ nhuần nhuyễn Thường xuyên đổi mới về cách soạn, cách giảng; đưacác ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, đa dạng hóa các phương pháp vàhình thức tổ chức dạy học để lôi cuốn được học sinh vào quá trình học tập Quantâm sâu sát đến từng đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém, giúp đỡ âncần, nhẹ nhàng, tạo niềm tin, hứng thú cho các em trong môn học.Trong quá trìnhgiảng dạy giáo viên phải hướng học sinh vào việc phát huy tính tích cực, chủđộng sáng tạo, tạo ra những tình huống có vấn đề để học sinh thảo luận Trongmỗi tiết học phải tạo ra được sự giao lưu đa chiều giữa giáo viên - học sinh, họcsinh - học sinh, giữa các tổ - nhóm Giáo viên cần mạnh dạn đưa các ứng dụngcông nghệ thông tin vào dạy học như các phần mềm vẽ hình, các loại máy đanăng, các hiệu ứng hình ảnh để tiết học thêm sinh động Song người giáo viêncũng cần phải trang bị cho mình vốn sống, vốn thực tế phong phú, am hiểu nhiềulĩnh vực, nhiều bộ môn khác nhau Từ các lĩnh vực khoa học tự nhiên cho đến cáclĩnh vực khoa học xã hội, đời sống, các lĩnh vực nghệ thuật khác … Nếu làm

Trang 7

được điều đó giáo viên có thể tích hợp liên môn một cách nhẹ nhàng, uyểnchuyển, linh hoạt, mà không bị gượng ép làm mất tính tự nhiên của giờ học hoặckhông phù hợp với lứa tuổi học sinh.

2 Xác định phạm vi tích hợp liên môn và định hướng tích hợp liên môn

Đây là khâu quan trọng nhất của việc dạy học theo chủ đề tích hợp kiếnthức liên môn học Giáo viên cần định hướng tích hợp thông qua nhiều hìnhthức, cách thức tiến hành khác nhau như thông qua việc kiểm tra bài cũ, giớithiệu bài mới, qua câu hỏi tìm hiểu bài, qua hệ thống bài tập, qua các hình thứckiểm tra hoặc qua việc gắn với đời sống thực tiễn … Từ đó, dựa vào thực tế làviệc soạn giáo án và giảng dạy Ngữ văn để xác định phạm vi tích hợp Khảnăng tích hợp liên môn được thể hiện rõ nhất ở phần Văn bản, sau đó đến tậplàm văn Ở phần Tiếng Việt chủ yếu là vận dụng kiến thức của tiếng mẹ đẻ trongthực tế giao tiếp.

2.1 Tích hợp liên môn Ngữ văn với các môn Khoa học xã hội

a/ Tích hợp liên môn Ngữ văn – Lịch sử.

Tích hợp liên môn theo hướng vận dụng những kiến thức về hoàn cảnhlịch sử của từng thời kỳ, về nhân vật lịch sử để lý giải và khai thác giá trịcủa tác phẩm

Ví dụ: Khi dạy bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” ( Ngữ văn 7 – tập 2

-trang 24) giáo viên có thể tích hợp với môn lịch sử khi tìm hiểu về hoàn cảnh rađời của văn bản – đó là tháng 2 năm 1951, tại chiến khu Việt Bắc – Thủ đôkháng chiến đã diễn ra Đại hội lần thứ II của Đảng cộng sản Việt Nam Lúc này,cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang đi vào giai đoạn phòng ngự,chiến dịch Thu – Đông năm 1950 đã thắng lợi oanh liệt Trong Đại hội này, Chủtịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Ban chấp hành Trung Ương Đảng Báo cáo chínhtrị “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là đoạn trích nằm trong Báo cáochính trị này Đồng thời khi dạy xong văn bản, giáo viên có thể tích hợp vớiphân môn Lịch sử qua bài “Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên - Mông”( Lịch sử 7- trang 55) và đặt câu hỏi: Qua văn bản “Tinh thần yêu nước củanhân dân ta”, em hãy tìm một số sự kiện lịch sử đã học để làm sáng tỏ điều đó?

b/ Tích hợp liên môn Ngữ văn – Địa lý.

Tích hợp liên môn theo hướng vận dụng kiến thức hiểu biết về các địadanh địa lí, vị trí đặc điểm địa lí để lý giải rõ một số địa danh, chi tiết hìnhảnh nghệ thuật … nào đó liên quan đến bài học

Ví dụ: Khi dạy văn bản “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất” ( Ngữ

văn 7 – tập 2, trang 3), để học sinh hiểu một cách rõ ràng, cụ thể hiện tượngngày và đêm dài ngắn khác nhau trên trái đất dẫn đến kinh nghiệm mà nhân dânrút ra được qua câu tục ngữ số 1

“ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Giáo viên cần tích hợp kiến thức liên môn qua bài Địa lí lớp 6 ( Bài 9 – SGKtrang 28): Hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa Lúc đó giáo viên đặt câuhỏi: Vị trí nước ta nằm ở nửa quả cầu nào? Giải thích tại sao có hiện tượng tháng

Trang 8

5 ngày dài đêm ngắn còn tháng 10 lại đêm dài, ngày ngắn Học sinh dựa và kiếnthức Địa lí đã học để trả lời và giáo viên phải nắm được kiến thức ấy để nhận xétrồi kết luận: Vào tháng 5, nửa cầu Bắc ngả về phía mặt trời nên nhận được nhiềuánh sáng Vì thế mà ngày dài hơn và đêm ngắn lại Vào tháng 10, nửa cầu Bắckhông ngả về phía mặt trời nên nhận được ít ánh sáng Vì thế mà ngày ngắn lại vàđêm dài ra.

c/ Tích hợp liên môn Ngữ văn – Giáo dục công dân.

Tích hợp liên môn theo hướng vận dụng những kiến thức môn giáo dụccông dân để giáo dục học sinh một bài học nào đó có liên quan bài học Ngữ vănnhư lòng yêu nước, tính trung thực, tôn sư trọng đạo

Ví dụ: Khi dạy xong phần I bài “Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố

nghị luận” ( Ngữ văn 9- tập 1, trang 160) giáo viên có thể tích hợp kiến thức liênmôn Giáo dục công dân trong bài 6 “ Biết ơn” để giáo dục cho học sinh về lòngbiết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình một cách chân thành, sâu sắc nhất

d/ Tích hợp liên môn Ngữ văn – Tiếng Anh.

Ví dụ: Khi dạy bài “Đại từ ” ( Ngữ văn 7 – tập 1, trang 54) giáo viên cần vận dụng

kiến thức liên môn tiếng Anh để hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu bài tập 5.Sau khi học sinh trả lời, giáo viên cần tích hợp kiến thức liên môn tiếng Anh đểnhận xét và kết luận: Về số lượng – từ xưng hô trong tiếng Việt phong phú hơnnhiều so với từ ngữ xưng hô trong tiếng Anh Ví dụ: Ngôi thứ hai trong tiếng Anhchỉ có hai từ, số ít “you” và số nhiều cũng “you” – Tiếng Việt ngôi thứ hai có rấtnhiều từ để xưng hô: anh, em, cậu, bác, chú, dì, mình, chàng, thiếp… tùy vào từngtrường hợp hoàn cảnh cụ thể mà chúng ta sử dụng cho phù hợp Về ý nghĩa biểucảm: tiếng Việt ý nghĩa biểu cảm đa dạng hơn, tinh tế hơn Ví dụ như trong tiếngViệt ngôi thứ nhất khi xưng hô lịch sự có thể dùng ngôi “tôi, tớ …” nhưng khi giậngiữ có thể dùng “tao” còn trong tiếng Anh chỉ có một sắc thái duy nhất là “ I”

2.2 Tích hợp liên môn Ngữ văn với các môn Khoa học tự nhiên.

a/ Tích hợp liên môn Ngữ văn – Toán

Ví dụ: Khi dạy bài “Ôn dịch, thuốc lá” ( Ngữ văn 8- tập 1, trang 118), giáo viên

cần tích hợp liên môn Toán học để tính giá tiền trong một năm thiệt hại kinh tế baonhiêu khi hút thuốc lá Với số tiền 1 đô la sẽ mua được 1 bao thuốc lá khi bạn ở Mĩ.Còn ở Việt Nam là 15000đ / 1 bao Vậy ta thấy số tiền chi cho việc hút thuốc lá ởViệt Nam là rất lớn, muốn có thuốc hút người nghiện sẽ bất chấp đạo đức: Ăn cắp

và dẫn đến nghiện ma tuý là con đường rất ngắn Nếu như 1 bao thuốc lá trị giá10.000đ mà một người 1 ngày hút một bao thì sẽ hết 10.000đ , một tháng 30 ngày

sẽ hết 300.000đ và một năm sẽ tiêu tốn hết số tiền là 3.600.000đ ( 10.000đ x 30ngày x 12 tháng = 3.600.000đ) Còn nếu như một bao thuốc là 15.000đ thì 30 ngày

sẽ tiêu hết số tiền là 450.000đ và một năm sẽ tiêu hết 5.400.000đ ( 15.000đ x 30ngày x 12 tháng = 5.400.000đ) Nếu mua thuốc là 20.000đ một bao thì một tháng

sẽ tiêu hết số tiền là 600.000đ và một năm số tiền là 7.200.000đ ( 20.000đ x 30ngày x 12 tháng = 7.200.000đ) Ở Việt Nam hằng năm số người hút thuốc lá đã lênkhoảng 2 triệu người: Năm 2003 tiêu tốn khoảng 8.200 tỷ đồng Sau 3 năm 14.000

tỷ đồng Nếu số tiền này không chi cho việc mua thuốc độc như thuốc lá thì sử

Trang 9

dụng được rất nhiều việc có ích: Cải thiện cuộc sống gia đình giúp đỡ những người

có hoàn cảnh khó khăn

b/ Tích hợp liên môn Ngữ văn – Sinh học

Ví dụ: Khi dạy văn bản “Ếch ngồi đáy giếng” ( Ngữ văn 6 – tập 1, trang 100),

giáo viên cần vận dụng kiến thức liên môn Sinh học 7 để giới thiệu cho học sinhbiết về loài ếch: Ếch là loài động vật nằm trong lớp lưỡng cư, gồm 3 bộ, 34 họ,

398 giống và 4015 loài Đây là loài động vật rất có ích, sống ở mọi nơi nhưngchủ yếu là nơi ẩm ướt, cơ thể trung bình dài 7 – 10cm, tiếng kêu rền vang

c/ Tích hợp liên môn Ngữ văn – Hóa học

Ví dụ: Khi dạy bài “Ôn dịch, thuốc lá” ( Ngữ văn 8 - tập 1, trang 118) giáo

viên cần vận dụng kiến thức liên môn Hóa học 8 để nói về các chất và đặc tínhthành phần hóa học của các chất đó có trong thuốc lá

- Ni – co - tin: dưới dạng tinh khiết đó là một chất lỏng trong suốt, có mùi khó

chịu và vị đắng, dễ bị oxy hóa trong không khí và trở nên có màu xám bẩn co-tin dễ tan trong nước và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, hôhấp

Ni Hắc – ín: Chất đen thu được khi chưng cất dầu mỏ hay than đá, dùng để sơn

hoặc rải đường nhựa, làm phổi và các ống dẫn của nó đọng lại dẫn đến các bệnh

về họng xuyên thấm vào phổi

- Ô-xít cacbon(CO2): Chất nhẹ hơn không khí một ít, là chất khí không màu,

không mùi, không vị, làm thay đổi thành phần của máu, đi khắp nơi cùng máu,làm cho máu đặc thêm khiến cho sự vận chuyển nghẽn tắc đó là nguyên nhângây nhồi máu cơ tim Còn có trong các đám cháy như: Đốt lò (lò vôi, lò gạch, lòsưởi, khói bếp) Khí thải của động cơ đốt trong, phương tiện giao thông Cácchất này cùng với nhiều chất thải khác còn gây ô nhiễm môi trường Trong khóithuốc lá nồng độ ngộ độc cao vì ta trực tiếp hút vào cơ thể

d/Tích hợp liên môn Ngữ văn – Tin học

Ví dụ: Khi dạy bài “Thứ tự kể trong văn tự sự” ( Ngữ văn 6 – tập 1, trang 97)

giáo viên dạy học bằng sự hỗ trợ của máy chiếu nên rất cần sự am hiểu và thuầnthục các kĩ năng trong môn học Tin học Có như vậy bài dạy mới sinh động, hấpdẫn và thu hút học sinh

2.3 Tích hợp liên môn Ngữ văn với các môn thuộc lĩnh vực nghệ thuật

a/Tích hợp liên môn Ngữ văn – Âm nhạc, Kịch …

Tích hợp liên môn theo hướng vận dụng những bài hát có liên quan đến

tác phẩm để học sinh hiểu hơn về tác phẩm hoặc cho học sinh đóng kịch

Ví dụ: Khi ta dạy một tác phẩm văn học như bài “Đồng chí” (Ngữ văn 9 – tập 1,

trang 128), “Viếng lăng Bác” ( Ngữ văn 9 – tập 2, trang 58) giáo viên có thểtích hợp kiến thức liên môn cho các em hát, ngâm thơ hoặc nghe bài hát đã đượcphổ nhạc từ các bài thơ ấy Hoặc có những tác phẩm có thể cho học sinh đóngkịch như bài “ Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục” ( Ngữ văn 8 - tập 2, trang 118)hay bài “ Bắc Sơn” ( Ngữ văn 9 - tập 2, trang 159)

b/ Tích hợp liên môn Ngữ văn – Mỹ thuật.

Trang 10

Khi dạy học một tác phẩm văn chương GV có thể cho học sinh vẽ tranhminh họa một cảnh hay một nhân vật mà học sinh yêu thích, sau đó các em đặttiêu đề cho bức tranh và nêu lý do vì sao lại chọn nội dung ấy để tái hiện bằngtranh vẽ Cũng có thể cho học sinh nhận xét bức tranh trong SGK, so sánh vớibức tranh của mình… Hoặc bằng kiến thức Mĩ thuật được học vẽ bản đồ tư duykhái quát nội dung một bài học nào đó.

Ví dụ: Khi học xong bài “Các phương châm hội thoại – tiếp” ( Ngữ văn 9 – tập 1,

trang 21) giáo viên tích hợp liên môn Mĩ thuật và yêu cầu học sinh khái quát cácphương châm hội thoại và đặc điểm của từng phương châm bằng một bản đồ tư duy

(Bản đồ tư duy của học sinh Nguyễn Thị Trang – Lớp 9, trường TH & THCS

Thị trấn Mường Lát vẽ)

2.4/ Tích hợp liên môn Ngữ văn – kiến thức đời sống.

Ví dụ: Khi dạy bài “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” ( Ngữ văn 8- tập 1,

trang 105) giáo viên cần vận dụng kiến thức liên môn với đời sống thực tiễn đểnói về nạn ô nhiễm môi trường và các giải pháp cụ thể bảo vệ môi trường trong

đó có việc hạn chế, thay thế việc sử dụng bao bì ni lông Thực tế ở địa phươngMường Lát – mặc dù đây là một huyện vùng cao nhưng vấn đề rác thải trong đó

có bao bì ni lông cũng là một vấn đề nhức nhối Giải pháp để hạn chế được vấn

Trang 11

đề có thể giải quyết rất thuận lợi Ví dụ như thay bằng việc sử dụng bao ni lông

để gói xôi, người dân có thể sử dụng lá dong hoặc lá chuối rất an toàn, sạch sẽ,không mất tiền mua vì trong rừng sẵn có mà lại dễ phân hủy trong đất

Như vậy qua nội dung phân tích ở trên, ta có thể một lần nữa khẳng địnhrằng GV đúng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giờ dạy Ngữvăn theo hướng tích hợp liên môn Chương trình và SGK chỉ là định hướng, vấn đềđặt ra là GV phải xác định được hướng tích hợp liên môn cho từng bài, từng phần

cụ thể Nghĩa là phải xác định rõ mức độ tích hợp để tránh làm mất thời gian, mấtnét đặc trưng riêng của giờ học Ngữ văn và làm “loãng” không khí giờ học

3.Cần bố trí giáo viên giảng dạy

Trong thời gian đầu, các tổ/nhóm chuyên môn thảo luận, phân công giáoviên phối hợp thực hiện hoặc có thể tham mưu để hiệu trưởng lựa chọn phân cônggiáo viên có điều kiện thuận lợi nhất thực hiện Thông qua việc triển khai dạy họccác chủ đề tích hợp liên môn và qua sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên giúpnhau tự bồi dưỡng để những năm học sau mỗi giáo viên có thể đảm nhận nhiềuphân môn trong một môn học tích hợp Việc quản lý dạy học các chủ đề tích hợpliên môn cần thực hiện theo hướng bảo đảm quyền tự chủ của nhà trường, tổ/nhómchuyên môn và giáo viên; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý về côngtác kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các nhà trường thực hiện kế hoạch giáo dục theođịnh hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh Trong thời gian đầu cóthể lựa chọn xây dựng và tổ chức dạy học theo hình thức tích hợp liên môn khoảng

02 chủ đề/ học kì Nên ghi hình các tiết dạy và các cuộc họp, thảo luận/rút kinhnghiệm để làm tư liệu chia sẻ cho giáo viên tham khảo Tổ chức tốt hoạt động sinhhoạt chuyên môn theo cụm trường; cử người phụ trách tổ chức và quản lý các hoạtđộng chuyên môn trên "Trường học kết nối" và chỉ đạo các trường tích cực thamgia các hoạt động chuyên môn trên mạng; tăng cường tổ chức các hội thảo, đánhgiá tổng kết, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện dạy học các chủ đề tích hợp liênmôn

4.Giáo án minh họa bằng hình thức dạy học tích hợp liên môn với các môn: Tin học, Lịch sử, Địa lí, Mĩ thuật, Âm nhạc, Giáo dục công dân, Sinh học, Kiến thức đời sống

Tiết 29 – Bài 8: Qua Đèo Ngang

( Bà Huyện Thanh Quan)

A Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh:

2.1 Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan

- Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ “ Qua Đèo Ngang”

- Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ

- Nghệ thuật tả tình, tả cảnh độc đáo trong văn bản

2.2 Kĩ năng

- Đọc hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật

- Phân tích một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong bài thơ

Ngày đăng: 10/08/2017, 16:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Thị Thu Hường, GV Trường PTDTBT THCS Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa - “ Một số hình thức phụ đạo môn Ngữ văn giúp học sinh dân tộc thiểu số chủ động, tích cực học tập” - SKKN năm học 2013 - 2014 được xếp loại C cấp tỉnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số hình thức phụ đạo môn Ngữ văn giúp họcsinh dân tộc thiểu số chủ động, tích cực học tập
3. Dạy học Ngữ văn 6,7,8,9 theo hướng tích hợp – Tác giả Lê A, Nguyễn Thị Thúy, Lê Minh Thu ( Nhà xuất bản Đại học sư phạm) Khác
4. Sách giáo viên Ngữ văn 6,7,8,9 ( Nhà xuất bản giáo dục) 5. Sách giáo khoa Ngữ văn 6,7,8,9 ( Nhà xuất bản giáo dục) Khác
6. Sách Nâng cao Ngữ văn 6,7,8,9 - Tác giả Lê Thuận An, Tạ Đức Hiền, Nguyễn Việt Nga, Phạm Minh Tú ( Nhà xuất bản Hà Nội) Khác
7. Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn 6,7,8,9 ( Nhà xuất bản giáo dục) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w