PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyên suốt các ngày trong tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động
Trang 1PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyên suốt các ngày trong tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,…và
cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp
Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo
ra Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh , làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến
Trang 2trường là một niềm vui”
Mặt khác, tuy giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học dạy được tất cả các lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học sinh của mình từ lớp này lên lớp khác Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được học với một thầy (cô) khác nhau Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp không duy trì, không phát huy thì nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng
bộ từ lớp Một đến lớp Năm Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú
ý xây dựng, rèn rủa ngay từ lớp 1 và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên Công tác chủ nhiệm là một công việc thường xuyên, khá gắn bó với người giáo viên Vì vậy, đối với mỗi nhà giáo trong quá trình đảm nhiệm trọng trách này đều tích luỹ cho mình một số kinh nghiệm riêng Hơn nữa trong thời đại ngày nay, cùng với sự tiến bộ của xã hội, sự giao lưu văn hoá, kinh tế,… rộng rãi như đã nói ở trên thì vấn đề làm sao để đáp ứng tốt vai trò một giáo viên chủ nhiệm là vấn đề không hề cũ Kéo theo, những kinh nghiệm mà giáo viên chủ nhiệm tích luỹ được cần được quan tâm, chia sẻ, bồi dưỡng thêm nhằm mục đích làm tốt công tác chủ nhiệm, làm tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã tin tưởng giao phó là giáo dục, rèn luyện các em ngày càng tốt hơn, giúp các em trở thành những con người lao động “vừa hồng, vừa chuyên”, sống hoàn thiện, có ích trong tương lai
Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục
Trang 3con cái cho nhà trường Trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần thiết Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là của người giáo viên chủ nhiệm lớp – người trực tiếp và thường xuyên nhất tiếp xúc với các em học sinh ởi vậy, người gần gũi nhiều nhất với các em học sinh, người luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc của các em, người
mà các em kính trọng và yêu quí nhất, người mà được các em xem như là cha là
m không ai khác chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp
Chính vì những lẽ đó mà tôi đã dành khá nhiều thời gian, tâm sức cho
công tác chủ nhiệm lớp mình Hôm nay tôi mạnh dạn trình bày đề tài “Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập” để
đúc kết kinh nghiệm từ quá trình chủ nhiệm lớp của bản thân tôi trong các năm học vừa qua, đặc biệt là năm 2015 – 2016 này Rất mong sự góp ý chân thành của cấp trên cùng quý bạn đồng nghiệp để tôi ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu trong công tác chủ nhiệm lớp, giúp tôi hoàn thành công tác tốt hơn và cũng là hoàn thiện bản thân mình hơn
I.2 Mục đích nghiên cứu
Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn :
- Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân
- Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm lớp
- Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ cán bộ quản lí nhà trường, và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn
Trang 4- Rèn luyện tinh thần năng động; giữ vững lòng say mê, sáng tạo; cố gắng học tập, tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại
I.3 Lịch sử đề tài
Như chúng ta đã biết, hầu hết các giáo viên tiểu học đều làm công tác chủ nhiệm lớp, từ trước đến nay chưa sách vở tài liệu nào định nghĩa rõ thế nào là công tác chủ nhiệm và qua quá trình làm công tác này chúng ta tạm quy định với nhau: Công tác chủ nhiệm lớp là hệ thống những kế hoạch, những biện pháp
mà người giáo viên đã đưa ra nhằm tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình do nhà trường, Đoàn, Đội, Hội đưa ra
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đang tập trung đổi mới phương pháp giáo dục nên công tác chủ nhiệm lớp càng được quan tâm hơn và
có những đòi hỏi cao hơn Quan nhận thức về công tác chủ nhiệm, qua trao đổi thảo luận cùng đồng nghiệp, được sự chỉ đạo sâu sát của nhà trường, bản thân mỗi giáo viên càng ý thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm
và nhiệm vụ cao cả của giáo viên chủ nhiệm Phong trào thi đua trở thành giáo viên chủ nhiệm giỏi đã được hầu hết các giáo viên tham gia tích cực
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại một số giáo viên có thể là thiếu kinh nghiệm hoặc sử dụng phương pháp giáo dục thiếu linh hoạt, hoặc quá trình thực hiện thiếu liên tục và thiếu sự nhiệt tình nên chất lượng giáo dục ở từng lớp có sự chênh lệch rõ rệt, đâu đó vẫn còn một số tập thể học sinh chất lượng văn hoá và đạo đức chưa cao và không chú ý đến các phong trào thi đua của nhà trường đề ra Tôi nghĩ rằng đề tài này không mới bởi vì nó thường lặp đi lặp lại nhưng điều cần thiết đối với những giáo viên chúng tôi là được tham gia bàn bạc kỹ về công tác này để tìm ra phương pháp tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trong tình hình hiện nay
Trang 5I.4 Phạm vi đề tài
Do điều kiện thời gian không cho phép nên đề tài của tôi chỉ đưa ra một
số biện pháp về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập ở trường Tiểu học, đối tượng chính là học sinh lớp 5
Trang 6PHẦN II: NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP
II.1 Thực t ạng đề tài:
- Học sinh lớp 5 là lớp cuối cấp ở Tiểu học Ở lứa tuổi này, các em đã có nhiều thay đổi về nhận thức, về tâm sinh lí, tình cảm và cả các mối quan hệ xã hội Nhiều em đang ở ngưỡng cửa của tuổi dậy thì Các em rất dễ bị lôi kéo, dụ
dỗ, bị xâm hại,…Nhưng các em vẫn chưa có đủ khả năng để từ chối, để tự bảo
vệ mình Vì vậy, các em rất cần được giáo dục và rèn luyện nhiều kĩ năng sống
để tự tin trong học tập, trong cuộc sống
- Năm học 2015-2016, lớp tôi có tổng số 31 học sinh Trong đó có các nữ thường chia bè phái, phân biệt giàu nghèo, một vài em lại hay hờn dỗi và thường xuyên nói xấu bạn; một số em nam hay quậy phá, chọc gh o các bạn trong lớp gây ồn ào, mất trật tự trong giờ học nhưng lại học rất yếu; một số em phải ở nhờ nhà ông bà nội (ngoại) vì cha m đi làm công nhân ở xa; nhiều em
có hoàn cảnh khó khăn nên không có góc học tập ở nhà, đi học về là vứt sách
vở lung tung, đến lớp thì thường xuyên quên vở, quên viết…Tôi tiến hành theo dõi và điều tra được:
HS chia bè phái, phân
biệt giàu nghèo
HS quậy phá, chọc gh o bạn
HS lơ là trong việc học, không chuẩn bị Đ DHT
- ên cạnh đó, một số giáo viên mới ra trường, khi xử lí các tình huống
sư phạm còn lúng túng, bối rối nên thường xuyên phải kéo dài buổi học so với qui định Một vài giáo viên dù đã dạy lâu năm nhưng vẫn chưa làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, thường hay than phiền về học sinh, về phụ huynh mà chưa tìm được biện pháp giáo dục học sinh về nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh chưa cao, làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của toàn trường
Trang 7Đã nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp, phần nào đã có chút ít kinh nghiệm nhưng tôi vẫn thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học là rất nặng nhọc, rất phức tạp Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ Chất lượng học tập của học sinh, nhân cách, đạo đức, lối sống…của học sinh rồi sẽ ra sao? Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong những năm học qua, song song với việc giảng dạy tốt các môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp
II.2 Nội dung cần giải quyết:
Như chúng ta đã biết điều quan trọng nhất đối với giáo viên chủ nhiệm là phải có tâm với học sinh, từ đó mới tìm ra cách giáo dục các em có hiệu quả Giáo viên chủ nhiệm cần đảm bảo quyền lợi chính đáng, thưởng phạt phân minh, kịp thời, công bằng đối với tất cả học sinh không được phép trù úm, ghẻ lạnh, phân biệt đối xử với học sinh Không có công thức nào chung nhất cho công tác chủ nhiệm, nhưng trước tiên cần phải có cái tâm, lòng nhiệt tình và phương pháp hợp lý thì sẽ đem lại thành công Phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình và tận tâm với công việc Phải gần gũi yêu thương tôn trọng học sinh Mỗi giáo viên thực sự là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo thể hiện qua tư tưởng, tác phong ngôn ngữ, cách làm việc và ứng xử hàng ngày Để giúp các em nâng cao hiệu quả học tập, giáo viên chủ nhiệm cần:
- Nắm được các đối tượng học sinh lớp mình
- Đào tạo đội ngũ cán bộ lớp có năng khiếu về quản lý và tổ chức
- iết cách phối hợp với các bộ phận như giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh
Trang 8- Đầu tư vào các phong trào do trường tổ chức
- iết nêu gương và khen thưởng kịp thời
- Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm
cũ, qua học sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh
- Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ
+ Học sinh có những năng lực đặc biệt
* Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn ( lớp tôi không
có HS quá khó khăn)
* Đối với những học sinh khuyết tật (Lớp tôi không có )
* Đối với học sinh cá biệt về đạo đức:
- Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố
và m , gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo….Hoặc trẻ
có những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được…
- Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, chú
Trang 9ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời Giao cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình
* Đối với học sinh học còn hạn chế:
- Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học còn hạn chế, học hạn chế ở những môn nào Có thể là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc em đó có lỗ hỏng về kiến thức nên cảm thấy chán nản
- Giáo viên lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể như sau:
+ Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ vào những thời gian ngoài giờ lên lớp
+ Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em
+ Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong qua trình lên lớp
+ Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh có năng khiếu giúp
Biện pháp 2: Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp giỏi quản lý, tổ chức, kiểm
tra
Như chúng ta đã biết xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi là việc rất quan trọng người giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải có kế hoạch thực
Trang 10hiện.Hơn nữa, để đội ngũ cán bộ lớp cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn là công việc cần thiết và có ích
- Trước hết , những học sinh được chọn làm cán bộ lớp bao giờ cũng phải gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: Học tập, kỷ luật, tham gia các hoạt động, đối xử với bạn bè
- Sau đó hằng ngày, hàng tuần, các cán bộ lớp bao gồm: lớp trưởng, 2 lớp phó , 4 tổ trưởng, 4 tổ phó sẽ tiến hành công việc của mình như sau:
* Đầu giờ (trước giờ truy bài): Tổ trưởng, tổ phó kiểm tra những việc sau: soạn sách vở theo đúng thời khóa biểu, mang đầy đủ đồ dùng học tập, có ý thức xem bài trước, đi học đúng giờ, rồi tổ trưởng chấm điểm thi đua theo qui định như sau: ( vi phạm 1 nội dung trừ: 2 điểm)
* Trong giờ học: Tổ trưởng, tổ phó theo dõi các bạn trong tổ thái độ học tập, phát biểu xây dựng bài, đạt điểm cao trong học tập thì cộng điểm thưởng như sau: Phát biểu đúng một lần thì cộng 2 điểm, nói chuyện trong giờ học thì
bị trừ 2 điểm/ 1lần Cuối tuần tổng kết và tuyên dương những em thực hiện tốt
và có tiến bộ Đưa ra biện pháp khắc phục cho những học sinh còn vi phạm
Biện pháp 3: Phối kết hợp thường xuyên với phụ huynh
* Đối với Ban đại diện CMHS lớp:
Từ đầu năm học Tôi đã định hướng bầu chọn Ban đại diện CMHS của lớp với các tiêu chuẩn sau:
- Cha m học sinh có đời sống kinh tế ổn đinh
- Có tâm huyết, nhiệt tình tất cả vì học sinh thân yêu
- Am hiểu nhiều về lĩnh vực giáo dục
Trang 11- Kết hợp với GVCN lớp theo dõi, động viên quá trình học tập, sinh hoạt của học sinh Đặc biệt quan tâm đến các phong trào lớp
- Nắm rõ được hoàn cảnh gia đình, chỗ ở của từng học sinh để kịp thời thăm hỏi
- Có kế hoạch khen thưởng kịp thời học sinh lớp tiến bộ theo từng tuần, tháng, theo các đợt kiểm tra định kỳ của nhà trường
* Đối với từng phụ huynh học sinh:
Buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng GVCN rèn nề nếp học sinh như sau:
- Hằng ngày kiểm tra sách vở của con em mình
- Nhắc nhở con em học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp
- Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho con em theo thời khoá biểu hằng ngày
- Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi
- Sinh hoạt điều độ, đúng thời khoá biểu, giờ nào việc nấy tránh tình trạng vừa học vừa chơi
- Thường xuyên trao đổi với GVCN qua trò chuyện trực tiếp, điện thoại hoặc qua sổ liên lạc để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà
Biện pháp 4: Đầu tư các phong trào mũi nhọn nhà trường tổ chức
Từ đầu năm học GVCN dựa vào kế hoạch của nhà trường và các đoàn thể trong trường phải đề ra chỉ tiêu cụ thể cho lớp cùng phấn đấu trong các phong trào chung của nhà trường như: Vở sạch chữ đ p, Vẽ tranh, Kể chuyện,…
- Điều quan trọng là GVCN phải phát hiện những năng lực đặc biệt ở
học sinh về văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hội hoạ…
- Phối hợp với phụ huynh lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các học sinh có năng khiếu nói trên
Trang 12- ồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê hứng thú học tập thông qua những hội thi, tổ chức các sân chơi ở lớp như: Rung chuông vàng, đối mặt trong các tiết HĐNGLL để phát huy và chọn lọc những HS có năng khiếu để tham gia các hội thi do nhà trường tổ chức
Biện pháp 5: Nêu gương và khen thưởng
- Nắm được tâm lý của học sinh tiểu học rất thích được khen, thích được động viên nên tôi hướng dẫn Ban cán sự lớp lập bảng chấm điểm thi đua từng
HS như sau:
- Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã đề xuất với Ban đại diện phụ huynh về việc khen thưởng các học sinh trong lớp thực hiện tốt các phong trào học tập cũng như các phong trào khác như sau:
+ Mỗi đợt kiểm tra định kỳ tặng một 1 bút/ 1HS đạt điểm 10 mỗi môn + Tặng một phần quà cho HS đạt phong trào nhà trường đề ra
- Đặc biệt chú ý đến HS chậm trong học tập nhưng có tiến bộ thì tổ trưởng các tổ đề nghị Ban thi đua lớp tuyên dương và khen thưởng
** ên cạnh các biện pháp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp cũng cần xây
dựng và tổ chức thêm một số hoạt động sau:
Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”
Năm học 2008-2009, ộ giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kĩ năng sống cho học sinh Sau 2 năm thực hiện, phong trào đã có sức lan tỏa mạnh mẽ cả chiều sâu lẫn chiều rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành giáo dục và cho xã hội Ngay từ năm đầu tiên ộ phát động phong trào, tôi đã tích cực hưởng ứng Muốn phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở mỗi trường đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tích cực “xây dựng lớp
Trang 13học thân thiện, học sinh tích cực” Có nhiều “lớp học thân thiện, học sinh tích cực” thì mới có “trường học thân thiện, học sinh tích cực”
“Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui” Xây dựng được “lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích cực” Xây dựng được lớp học thân thiện, học sinh tích cực thì sẽ hạn chế được
tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học, sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh
Công việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” được tôi tiến hành từng bước như sau:
T ang t í lớp học xanh- sạch- đẹp
Lớp học thân thiện phải có cây xanh, phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp và được trang trí đ p, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao Do vậy, tôi hướng dẫn
và cùng với học sinh thực hiện các công việc sau đây:
- Trồng cây xanh trong lớp bằng cách: cho dây trầu bà, cây trường sinh vào con tôm hoặc con cá bằng sành, đổ nước vào rồi treo trên vách tường Dây trầu
bà và cây trường sinh chỉ sống bằng nước và rất ưa rợp, lại không có lá úa, rụng nên rất sạch Chỉ cần đổ nước thường xuyên là cây sống, dây trầu bà lá xanh rủ xuống từng dây dài rất đ p
- Trang trí lớp đ p, hài hòa đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao Phần trang trí lớp, tôi giao trực tiếp cho từng tổ: mỗi tổ phải sưu tầm tranh ảnh liên quan đến các môn học và chọn 5 bài vẽ đ p nhất để trưng bày Tranh, ảnh các
em sưu tầm được dán vào giấy khổ lớn theo từng môn học (Lịch sử, Địa lí, Khoa học, Mĩ thuật) và được bao bên ngoài bằng giấy bóng trong suốt Sau đó đóng lên vách tường xung quanh lớp