Phương pháp dạy và học theo mô hình VNEN coi quá trình tự học của họcsinh là trung tâm hoạt động giáo dục, giáo viên là người hướng dẫn, đồng hànhvới học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu
Trang 12013 đến nay đã có trên 2000 trường tham gia dạy thử nghiệm Trường Tiểu họcThọ Lâm – Thọ Xuân cũng đã được chọn dạy thử nghiệm theo mô hình trườnghọc mới ( GPE -VNEN)
Phương pháp dạy và học theo mô hình VNEN coi quá trình tự học của họcsinh là trung tâm hoạt động giáo dục, giáo viên là người hướng dẫn, đồng hànhvới học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức
Nội dung yêu cầu mới của chương trình được thiết kế tài liệu thực hiện mụcđích 3 trong 1, tức là tài liệu được sử dụng cho cả giáo viên, học sinh và phụhuynh học sinh, phù hợp với với trình độ học sinh tiểu học và chuẩn kiến thức
kỹ năng; hình thức tổ chức dạy học linh hoạt được định hướng rõ trong tài liệu,tạo điều kiện để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, kích thích được nhiềukhả năng của học sinh
Mô hình này là hình thức dạy học đặt học sinh vào môi trường học tập tíchcực, trong đó học sinh được tổ chức thành nhóm một cách thích hợp Học hợptác nhóm giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp,
kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phản hồi…, tạo điều kiện cho học sinh học hỏi lẫnnhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợptác Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm việc với nhau nhữngcông việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định.Đối với cấp Tiểu học, việc rèn cho các em các kỹ năng học hợp tác nhóm là hếtsức cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau,giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh.Vậy, việc dạy học theo nhóm được tổ chức dạy học như thế nào? Đã đạt được
Trang 2nhiều hiệu quả chưa? Giáo viên có được điều chỉnh các hình thức tổ chức dạyhọc không hay bắt buộc phải thực hiện theo lô gô của tài liệu? Đó là những trăntrở, lúng túng, chưa chủ động của giáo viên khi thực hiện chương trình này Phụhuynh học sinh thì còn hoài nghi về mô hình này liệu hiệu quả học tập đem lạicho con em họ có tốt hay không ? Các em có tiếp thu được kiến thức đầy đủ vàhiệu quả hơn cách dạy và học truyền thống?
Trong quá trình chỉ đạo thực hiện dạy học theo mô hình VNEN, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường đã bám sát kế hoạch của cấp trên để chỉ đạo nhà trường thực hiện, nhưng do nội dung yêu cầu dạy học theo mô hình VNEN có nhiều điểm mới nên việc thực hiện của Giáo viên, sự chỉ đạo của cán bộ quản lý còn nhiều bỡ ngỡ, vừa làm vừa rút kinh nghiệm Chính vì thế nên tôi đã đi sâu nghiên cứu một số biện pháp nhằm phát huy và nâng cao chất lượng dạy học theo mô hình VNEN đang thử nghiệm tại trường Tiểu học Thọ Lâm – Thọ Xuân
– Thanh Hóa với nội dung cụ thể là: “Một số biện pháp chỉ đạo dạy học theo
mô hình trường học mới (GPE - VNEN) đạt hiệu quả”.
Trang 3B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
Dạy học theo mô hình VNEN, đây là mô hình nhà trường tiên tiến, hiện đại,phù hợp với mục tiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục nước ta Các phònghọc dạy theo mô hình VNEN được bố trí giống như phòng học bộ môn, thư việnlinh động với đồ dùng dạy và học sẵn có để học sinh sử dụng ngay trong từnghoạt động học tập; góc đồ dùng học tập, góc cộng đồng, góc trưng bày sảnphẩm giúp học sinh gần gũi với đời sống xung quanh và tự hào về kết quả họctập cụ thể của mình qua sản phẩm được trưng bày Mô hình VNEN thực hiện đổimới phương pháp dạy học theo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm, học tậpmang tính tương tác và phù hợp với từng cá nhân học sinh Chuyển việc truyềnthụ của giáo viên thành việc hướng dẫn học sinh tự học Lớp học do học sinh tựquản và được tổ chức theo các hình thức, như: Làm việc theo cặp, làm việc cánhân và làm việc theo nhóm, trong đó hình thức học theo nhóm là chủ yếu Họcsinh được học trong môi trường học tập thân thiện, thoải mái, không bị gò bó,luôn được gần gũi với bạn bè, với thầy cô, được sự giúp đỡ của bạn học tronglớp, trong nhóm và thầy cô, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi các em Học sinhkhá giỏi được phát huy, học sinh còn hạn chế, yếu kém được học sinh của nhóm
và giáo viên giúp đỡ kịp thời ngay tại lớp Học sinh trong nhóm cùng thực hiệnnhiệm vụ chung Điều này đòi hỏi trước tiên là phải có sự phụ thuộc tích cựcgiữa các thành viên trong nhóm Mỗi thành viên trong nhóm cần hiểu rằng họkhông thể trốn tránh trách nhiệm, hay dựa vào công việc của những người khác.Trách nhiệm cá nhân là then chốt đảm bảo cho tất cả các thành viên trong nhómthực sự mạnh lên trong học tập theo nhóm Học sinh thường được phát huy hơn,
cơ hội cho học sinh tự thể hiện, tự khẳng định khả năng của mình nhiều hơn.Nhóm làm việc sẽ khuyến khích học sinh giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúpcho những em nhút nhát, thiếu tự tin, cô độc có nhiều cơ hội hòa nhập với lớphọc Thêm vào đó, học theo nhóm còn tạo ra môi trường hoạt động mang bầukhông khí thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ trên cơ sở cố gắng hết sức
và trách nhiệm cao của mỗi cá nhân Học sinh có cơ hội được tham gia tích cực
Trang 4vào hoạt động nhóm Mọi ý kiến của các em đều được tôn trọng và có giá trịnhư nhau, được xem xét, cẩn thận Do đó sẽ khắc phục tình trạng áp đặt, uyquyền, làm thay, thiếu tôn trọng giữa những người tham gia hoạt động, đặcbiệt giữa giáo viên và học sinh.
II.THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH VNEN ỞTRƯỜNG TIỂU HỌC THỌ LÂM – THỌ XUÂN – THANH HÓA
1 Về phía học sinh và giáo viên: Qua dự giờ của đội ngũ giáo viên, tôi nhận
thấy trong việc Dạy – Học theo mô hình VNEN có những ưu, nhược điểm sau:
* Ưu điểm:
- Đa số HS được trang bị đầy đủ tài liệu hướng dẫn học và đồ dùng học tập
- Học sinh trong lớp và trường thích học mô hình này
- Giáo viên trong trường đã tiếp cận nhanh, phấn khởi và đã thích nghi đượcvới dạy học theo mô hình này và hướng dẫn học sinh học tập có hiệu quả
- Thiết kế của bài học VNEN được xây dựng 3 trong 1 tức là SGK, SGV vàVBT cùng trong một quyển, điều đó rất tiện trong hoạt động dạy và học
- Mô hình dạy học của VNEN chuyển cơ bản từ hoạt động dạy của giáo viênsang hoạt động học của học sinh Tức là chuyển từ phương pháp dạy truyềnthống sang phương pháp học tích cực của học sinh
Trang 5thức mới họ còn làm thay cho HS vì họ sợ học sinh không hiểu bài Thói quentrước đây giáo viên giảng giải, thuyết trình vẫn còn, nên các em luôn có thóiquen chờ đợi, không tự mình suy nghĩ, tìm tòi để phát hiện ra kiến thức mới.
1 Về phía nhà trường:
* Ưu điểm:
- Cán bộ quản lý đã bám sát kế hoạch và tinh thần của dự án VNEN để chỉ đạotốt các công tác bồi dưỡng GV theo hướng tập trung, tự học, tự bồi dưỡng, tựlàm đồ dùng dạy học, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp qua các buổichuyên đề, sinh hoạt chuyên môn tại tổ, trường, cụm trường Chỉ đạo GV hướngdẫn HS sử dụng tài liệu Hướng dẫn học tập để tự học, tự đánh giá; tổ chức cho
HS hoạt động khám phá, phát hiện kiến thức, kĩ năng mới thông qua quá trìnhhọc tập mang tính hợp tác Giáo viên chỉ hỗ trợ và hướng dẫn HS khi cần thiết
- Môi trường giáo dục nhà trường đảm bảo, dân chủ, thân thiện, đổi mới cáchoạt động giáo dục, phù hợp với chương trình giáo dục mới
* Nhược điểm:
- Là mô hình mới đang thử nghiệm, nên việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạocủa lãnh đạo nhà trường còn có lúc lúng túng, chưa chủ động vì còn phụ thuộcnhiều vào kế hoạch của Ban quản lý dự án VNEN
- Cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng tốt theo yêu cầu của mô hình này
2 Về phía địa phương:
* Ưu điểm:
- Địa phương rất quan tâm và cổ vũ nhà trường đón nhận dự án: Dạy học theo
mô hình mới ( GPE – VNEN)
- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, động viên phụ huynh, huy động cộng đồngtích cực tham gia cùng nhà trường trong việc trang trí cũng như tạo mọi điềukiện theo mô hình lớp học VNEN Tích cực động viên đội ngũ GV về mọi mặt
để thực hiện tốt chương trình dạy học
* Nhược điểm: - Xã thuộc vùng nông thôn miền núi, nguồn thu nhập chủ yếu
của người dân từ nông nghiệp, đời sống kinh tế xã hội tuy đã có nhiều cải thiệnnhưng vẫn còn khó khăn, thì việc học của học sinh cũng bị ảnh hưởng
Trang 6* Kết quả thực trạng:
Ngay từ đầu năm học 2016 – 2017, sau quá trình tìm hiểu thực tế tôi đã trựctiếp điều tra kết quả học tập của học sinh các khối lớp VNEN Trường Tiểu họcThọ Lâm
Kết quả cụ thể đầu năm như sau:
Môn Tổng số
HS
Số HS dự kiểm tra Hoạt động giáo dục
Hoàn thành Chưa hoàn thành
ra một số giải pháp tổ chức dạy học theo mô hình VNEN nhằm nâng cao chấtlượng giờ học cho HS các khối lớp VNEN, đồng thời chỉ đạo cho giáo viên dạyhọc theo mô hình này dạy tốt, đạt hiệu quả cao hơn trong việc áp dụng dạy họctheo mô hình mới VNEN
III CÁC BIỆN PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
*Biện pháp 1 : Chỉ đạo tăng cường xây dựng lớp học thân thiện.
1 Công tác trang trí lớp học: Mỗi ngày đến trường, đến lớp là một ngày
vui Bản thân các em thêm yêu trường yêu lớp, gắn bó với ngôi nhà chung đó.Việc trang trí lớp học thân thiện là một sự sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm lýhọc sinh nó tạo cho các em nhận thức về cái đẹp và có ý thức gìn giữ trường lớpcủa mình sạch đẹp, góp thêm cho lớp học một luồng không khí thân thiện, thoảimái, sinh động, hăng say trong giờ học, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh Vìvậy, tôi đã cùng Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo giáo viên kết hợp với phụhuynh và học sinh để tổ chức trang trí lớp học Tôi đã sưu tầm các mô hình đẹp
để định hướng cho GV hướng dẫn cho phụ huynh và HS dùng các tờ giấy bìa để
Trang 7gấp các phong bì thư, các ngôi nhà nhỏ xinh xắn sau đó cùng trang trí lên tờ giấy
A0 để làm “Hộp thư vui kết tình bè bạn”, “Ngôi nhà yêu thương”
Hộp thư vui kết tình bè bạn”, “Ngôi nhà yêu thương”: Đây là nơi hội tụnhững cảm xúc của các thành viên trong lớp Ngay lập tức, góc nhỏ đáng yêu ấytạo nên hiệu ứng sôi nổi tới các bạn HS Mỗi buổi sáng, những lá thư với dòngchữ còn hơi nguệch ngoạc nhưng chất chứa bao tình cảm sâu lắng, những mảnhgiấy nhỏ bé, rồi cả hình vẽ ngộ nghĩnh đáng yêu về bạn bè trong lớp, những bứcảnh ghi lại khoảnh khắc của lớp lần lượt xuất hiện trên tường ngôi nhà
Hòm thư điều em muốn nói: Mục đích nhằm giúp cho học sinh có cơ hội bày
tỏ ý kiến, những điều em không tiện nói trước lớp, những ý kiến, những chia sẻ
về cuộc sống, hoàn cảnh gia đình, về tâm sinh lý….Giúp cho học sinh bày tỏ tất
cả những vướng mắc trong cuộc sống và trong học tập, các em viết một bức thưnhỏ và gửi vào hòm thư của lớp Cuối mỗi tuần GV sẽ mở hòm thư phân loại và
có cách xử lý cho từng vấn đề học sinh đặt ra, có thể phối hợp với gia đình, nhàtrường, địa phương để có cách giải quyết tế nhị và có hiệu quả nhất
Góc cộng đồng: Giáo viên và học sinh sưu tầm, giới thiệu về văn hóa lịch sửcủa địa phương, dân tộc, các tác phẩm thơ ca hò vè, trò chơi dân gian….Các sảnphẩm của địa phương làm ra Chính hoạt động này kích thích các em hứng thútìm tòi, sưu tầm, giới thiệu và qua đó cũng sẽ giúp các em thêm yêu văn hóa,lịch sử truyền thống một cách tự nhiên, bền vững
Thư viện lớp học: Là tủ sách thân thiện có sự đóng góp của phụ huynh, họcsinh , giáo viên, có sự giúp đỡ của nhà trường và địa phương tạo điều kiện chocác em ham đọc sách, mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng cho các em Rèn kĩnăng sống có trách nhiệm, có ý thức bảo quản tài sản chung, có thói quen sốnggọn gàng, ngăn nắp Ngoài việc đọc sách tăng thêm vốn tri thức, học sinh còntham gia các hoạt động giới thiệu quyển sách của em do giáo viên phụ trách lớphướng dẫn, giúp các em tự tin hơn, diễn đạt tốt hơn Đây là một trong những kĩnăng sống rất cần thiết cho học sinh sau này
Cây hoa học tập, bảng bông hoa điểm tốt : Phản ánh rõ ràng, chính xác, côngkhai kết quả học tập của mỗi nhóm, cá nhân học sinh sau mỗi hoạt động Việc
Trang 8tuyên dương cá nhân, nhóm trong mỗi giờ chào cờ đầu tuần kích thích học sinhtích cực, tự giác học tập để đạt được kết quả cao hơn.
Giáo viên luôn thân thiện, gần gũi với học sinh, những lời nhắc nhở nhẹ nhàngcủa giáo viên sẽ đạt được kết quả cao Viết câu nhắc nhở hóm hỉnh như: “Chotôi xin rác !” được dán trước mặt thùng rác nơi HS dễ thấy Hay câu: “Tắt đèn,tắt quạt khi không cần thiết bạn nhé ! ” Xây dựng đủ các góc học tập, các bảng,biểu mẫu đúng qui định của lớp VNEN
2 Thành lập ban “Hội đồng tự quản” làm việc có hiệu quả.
Giáo viên phải xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh, tìm hiểu kĩ vềtừng học sinh của lớp mình Coi trọng công tác tổ chức lớp ngay từ đầu nămhọc Xây dựng được Hội đồng tự quản HS nhiệt tình có năng lực chỉ đạo lớp Đây là mô hình không những đổi mới về tổ chức lớp học, về trang trí lớp màquá trình dạy học cũng được đổi mới từ dạy - học cả lớp sang dạy - học theonhóm Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích cực,chủ động, sáng tạo của học sinh Lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạtđộng dạy học giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức và tạo mọi điều kiện tốt nhất
để mọi học sinh được tham gia vào quá trình học tập Ngoài ra mô hình trườngTiểu học kiểu mới giúp học sinh rèn phương pháp tự học, tự giác, tự quản, tựtrọng, tự tin, tự đánh giá, tự hợp tác, tự rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thứcvào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho HS Hội đồng tự quản học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm thúc đẩy sự pháttriển về đạo đức, tình cảm và xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệmhoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ với bạn bè vànhững người xung quanh
Cách lập hội đồng tự quản của học sinh theo sơ đồ sau:
Trang 9Sự thay đổi của tổ chức lớp học theo mô hình VNEN với Hội đồng tự quảnhọc sinh đã thay đổi căn bản vai trò, nhiệm vụ của học sinh trong tổ chức củamình; thể hiện được tính tự chủ, tự giác, phát huy sáng tạo và tôn trọng ý kiếncủa các em nhiều hơn Nhóm là một bộ phận gắn kết cơ bản xuyên suốt cả quátrình dạy và học nó tạo điều kiện để rèn luyện các kĩ năng và hợp tác của nhóm.
3 Phát huy vai trò của một nhóm trưởng:
Học theo mô hình VNEN, bàn ghế sẽ được sắp xếp cho HS ngồi đối diệnnhau HS tự thảo luận, tự tìm vướng mắc và tự đưa ra phương án giải quyết
Ưu điểm của phương pháp học nhóm được phát huy rất rõ nét trong học nhómtheo mô hình VNEN, tất cả học sinh trong nhóm đều được luân phiên nhau làmnhóm trưởng, hướng dẫn các bạn trong nhóm để điều hành các hoạt động dogiáo viên yêu cầu và không có một bất cứ học sinh nào ngoài cuộc, không mộthọc sinh nào ngồi chơi Tuy nhiên để tiết học dạy theo mô hình VNEN thànhcông hay không thì phụ thuộc rất nhiều vào các nhóm trưởng Và công việcchính của nhóm trưởng đó là: thay giáo viên điều hành các bạn hoạt động nhóm.Xác định được mục tiêu của hoạt động nhóm Phân công nhiệm vụ cho côngbằng giữa các thành viên trong nhóm
Một điều quan trọng nữa đó là nhóm trưởng phải biết tự mình làm thế nào đểhuy động được sự tham gia của mọi thành viên vào giải quyết nhiệm vụ nhóm
và phải tạo ra những tương tác đa chiều giữa các thành viên trong nhóm Hướngdẫn các bạn biết cách tìm kiếm hỗ trợ và giải quyết được một số khó khăn gặp
BAN SỨC KHỎE
VỆ SINH
BAN VĂN NGHỆ TDTT
BAN THƯ VIỆN
BAN QUYỀN LỢI HỌC SINH
Trang 10phải; Biết quản lí và sử dụng thời gian hiệu quả; Biết sử dụng và bảo quản tàiliệu học tập; Biết tổ chức và quản lí công việc; Biết giơ thẻ khi đã hoàn thànhcông việc và biết giơ thẻ cứu trợ khi không tự giải quyết được công việc.
Cách 1: Vào cuối hoặc đầu mỗi buổi học giáo viên cần mời các nhóm trưởng
ngồi lại tạo thành một nhóm và hướng dẫn các em cụ thể từng bước một
Ví dụ: Sau khi đã ghi xong đề bài, nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc mục tiêu:
- Nhóm trưởng nói to đủ cho cả nhóm nghe (Mời các bạn đọc mục tiêu Bạn nàođọc xong thì giơ tay lên báo cho nhóm trưởng và các bạn biết)
- Nhóm trưởng nói: Mình mời bạn A đọc mục tiêu, mời bạn B đọc mục tiêu…(Sau khi các bạn trong nhóm mình đọc xong thì giơ thẻ hoàn thành lên để giáoviên biết và sẽ đến nhóm đó kiểm tra)
Cách 2: Đối với những nhóm còn yếu, nhóm trưởng làm việc còn lúng túng,
người giáo viên phải là người “làm mẫu” và đóng vai trò là một nhóm trưởngchứ không phải vai trò là một người giáo viên
Cách 3: Giáo viên chọn ra một số học sinh học giỏi, nhanh nhẹn trong học tập
xếp cho các em này ngồi vào một nhóm để giáo viên huấn luyện khi học sinh đãbiết việc và biết cách điều hành nhóm rồi thì chia các bạn này đến mỗi nhómmỗi bạn làm nhóm trưởng các nhóm
Cách 4: Hoặc có thể cho nhóm làm tốt làm mẫu thảo luận một hoạt động nào đó
và các nhóm còn lại chú ý để học tập theo Giáo viên cũng không quên độngviên, tuyên dương kịp thời các nhóm làm tốt Một điều nữa cần phải lưu ý đó là
vị trí đứng của giáo viên khi các nhóm thảo luận cũng hết sức quan trọng Quakinh nghiệm dự giờ nhiều lớp, tôi nhận thấy giáo viên nên bao quát lớp, vừađánh giá đúng nhóm nào làm nhanh nhất, chậm nhất, nhóm nào giơ thẻ hoànthành lên trước hoặc nhóm nào chậm nhất, nhóm nào giơ thẻ cần cứu trợ, để từ
đó GV kịp thời đến kiểm tra hay giúp đỡ
4 Xây dựng tập thể lớp hòa đồng trong giờ giải lao.
Muốn xây dựng được mối đoàn kết giữa các bạn trong lớp với nhau, thì vaitrò của hội đồng tự quản cũng không kém phần quan trọng đặc biệt là ban vănnghệ của lớp Ban văn nghệ dưới sự hướng dẫn của giáo viên, vào giờ ra chơi