Đối tượng nghiên cứu của giáo dục học Phần đông các nhà giáo dục học đều xác định giáo dục học có đối tượng nghiên cứu rất rõ ràng - đó là quá trình giáo dục với hàm nghĩa rộng còn gọi l
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA SP TIỂU HỌC – MẦM NON
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
CHƯƠNG 1. GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC 2
1.1 Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt 2
1.2 Chức năng của giáo dục 5
1.3 Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của giáo dục học 8
1.4 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của giáo dục học 12
1.5. Hệ thống các khoa học về giáo dục và mối quan hệ giữa giáo dục học với các khoa học khác 17
1.6. Một số khái niệm cơ bản của giáo dục học 19
CHƯƠNG 2. GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH 21
2.1 Sự phát triển nhân cách của con người 21
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách 23
CHƯƠNG 3 MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU GIÁO DỤC VÀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN 33
3.1 Khái niệm mục đích, mục tiêu giáo dục và mối quan hệ giữa mục đích, mục tiêu giáo dục33 3.2 Mục đích giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 36
3.3. Hệ thống giáo dục quốc dân 49
CHƯƠNG 4 NGƯỜI GIÁO VIÊN MẦM NON 54
4.1. Vai trò, chức năng nhiệm vụ của người giáo viên mầm non 54
4.2 Đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên mầm non 57
4.3. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người giáo viên mầm non 59
4.4. Các mối quan hệ công tác của người giáo viên mầm non trong hoạt động sư phạm 63
4.5 Vấn đề bồi dưỡng, hoàn thiện nhân cách của người giáo viên mầm non 64
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Giáo dục học đại cương là một trong những môn học then chốt của chương trình đào tạo đại cương ở các trường Đại học Và Cao đẳng Để đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của sinh viên thuộc nhiều nhóm ngành khác nhau, chúng tôi biên soạn tập giáo trình này.
Trong khi biên soạn, nhóm tác giả đã tiếp thu, kế thừa có chọn lọc nhiều tài liệu hiện có trong
và ngoài nước, đồng thời mạnh dạn mở rộng, bổ sung nhiều vấn đề hiện đại mang tính cập nhật như: Vấn đề di truyền; vai trò, chức năng, nhiệm vụ người giáo viên mầm non, đặc điểm lao động
sư phạm người giáo viên mầm non… cho nên giáo trình này là tài liệu tham khảo bổ ích đối với cán bộ giảng dạy, sinh viên thuộc ngành giáo dục mầm non.
Trong quá trình biện soạn giáo trình khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định, mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp và độc giả
Trang 4CHƯƠNG 1 GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
1.1 Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt
1.1.1 Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt
Từ khi xuất hiện trên trái đất, để tồn tại và phát triển, loài người đã bắt tay vào laođộng Bằng lao động, con người đã sử dụng toàn bộ năng lực bản chất của mình tác độngvào thế giới tự nhiên để làm ra của cải vật chất để duy trì sự tồn tại của con người, thông qua
đó thúc đẩy sự phát triển xã hội Trong quá trình đó, con người được cải tạo và ngày càngphát triển, hoàn thiện
Cùng với lao động, loài người phải nhận thức thế giới khách quan, không ngừng nắmbắt những quy luật, những thuộc tính bản chất về thế giới và vận chúng vào thực tiễn cải tạothế giới Những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, sinh hoạt xã hội cũng như nhận thứcđược tích lũy, khái quát hóa, hệ thống hóa ngày càng phong phú, đa dạng
Trong quá trình đó, loài người nảy sinh nhu cầu truyền thụ lại cho thế hệ sau nhữngkinh nghiệm đã tích lũy được Một mặt, làm cho những kinh nghiệm xã hội đó không nhữngkhông mất đi, không lãng quên mà còn được bảo tồn, lưu giữ, kế tục, ngày càng phong phúlên Mặt khác, quan trọng hơn là chuẩn bị cho thế hệ sau có đủ năng lực để bước vào cuộcsống, lao động, sản xuất, không chỉ duy trì sự tồn tại của mình mà còn thông qua đó thúcđẩy sự phát triển xã hội Nhờ sự tiếp nhận những kinh nghiệm xã hội mà thế hệ trước truyềnlại, những thế hệ sau tái tạo năng lực bản chất của lòai người thành năng lực bản chất chochính mình để trở thành những chủ thể xã hội Các thế hệ đi sau vì thế mà bao giờ cũng có
sự phát triển với trình độ cao hơn các thế hệ đi trước Hiện tượng đó gọi là sự giáo dục
Vậy giáo dục hiểu theo nghĩa rộng nhất là sự truyền thụ kinh nghiệm xã hội từ thế hệ trước cho thế hệ sau nhằm chuẩn bị cho thế hệ sau bước vào cuộc sống.
Với ý nghĩa đó, giáo dục ra đời từ khi xã hội mới hình thành, do nhu cầu của xã hội vàtrở thành một yếu tố cơ bản để là phát triển xã hội Giáo dục là một hoạt động có ý thức củacon người nhằm vào mục đích phát triển của chính con người và phát triển xã hội Vì vậygiáo dục là một hiện tượng xã hội và là một nhu cầu tất yếu của xã hội
Tuy nhiên, giáo dục ban đầu thực hiện một cách đơn giản, trực tiếp trong lao động vàtrong cuộc sống, được thực hiện bởi người lớn, ở mọi lúc, mọi nơi Khi xã hội ngày càngphát triển lên, kinh nghiệm xã hội được đúc kết ngày càng nhiều, yêu cầu của xã hội đối vớicon người ngày càng cao, các loại hình xã hội ngày càng mở rộng hơn thì giáo dục theophương thức trực tiếp không còn phù hợp nữa mà đòi hỏi một phương thức giáo dục có hiệuquả hơn Giáo dục gián tiếp theo phương thức nhà trường, được thực hiện một cách chuyên
Trang 5biệt ra đời và ngày càng phát triển đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của xã hội Do đó xã hộicàng phát triển, giáo dục ngày càng trở nên phức tạp, đa dạng và mang tính chuyên biệt hơn.
Sự phát triển đó là yêu cầu tất yếu của xã hội và do sức mạnh to lớn của giáo dục tạo ra sựphát triển xã hội
1.1.2 Tính quy định của xã hội đối với giáo dục
Giáo dục là một hiện tượng xã hội có tác động mạnh mẽ đến xã hội và chịu sự chi phốisâu sắc của các mặt đời sống xã hội Tính quy định của xã hội đối với giáo dục thể hiện ởnhững tính chất sau:
1.1.2.1 Tính lịch sử - xã hội của giáo dục.
Sự ra đời và phát triển của giáo dục gắn liền với sự ra đời và phát triển của xã hội Mộtmặt nó phục vụ cho sự phát triển xã hội, xã hội không thể phát triển thêm một bước nào nếukhông có những điều kiện cần thiết do giáo dục tạo ra Mặt khác, sự phát triển của giáo dụcluôn chịu sự quy định của xã hội thông qua những yêu cầu ngày càng cao và những điềukiện ngày càng thuận lợi Chính vì vậy mà trình độ phát triển của giáo dục phản ánh nhữngđặc điểm phát triển của xã hội
Như vậy, ở mỗi giai đoạn phát triển xã hội nói chung và ở mỗi quốc gia nói riêng sẽ cómột nền giáo dục tương ứng Nền giáo dục phong kiến đã phản ánh những đặc trưng của xãhội phong kiến với một nền nông nghiệp lạc hậu, trì trễ và có vai trò to lớn trong việc duy trì
sự bền vững của xã hội phong kiến trong cả nghìn năm Khi cuộc cách mạng công nghiệpthành công ở châu Âu đưa nhân lọai bước sang một nền văn minh mới - nền văn minh côngnghiệp - cùng một lúc nền giáo dục mới ra đời Đó là nền giáo dục theo phương thức nhàtrường, có khả năng giáo dục đồng loạt, được tổ chức một cách khoa học, cung cấp cho nềnkinh tế công nghiệp đội ngũ những người lao động đồng bộ, có trình độ cao
Trong thời đại ngày nay, nền giáo dục của mỗi quốc gia đang không ngừng cải cách,đổi mới thích ứng với xu hướng phát triển mới mẻ và năng động của toàn nhân loại Sự đổimới giáo dục trở thành một yêu cầu cấp bách và sống còn của mỗi quốc gia
Sự phát triển giáo dục phù hợp với sự phát triển của xã hội thể hiện trên tất cả các mặt,các yếu tố của nền giáo dục: mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục,hình thức tổ chức giáo dục, chính sách giáo dục…Sự khác nhau của các yếu tố trên cũng đều
do sự quy định của các đặc điểm phát triển giáo dục
1.1.2.2 Tính giai cấp của giáo dục
Trong xã hội có giai cấp thì giáo dục tất yếu mang tính giai cấp vì giai cấp cầm quyềnbao giờ cũng nắm vững giáo dục, sử dụng giáo dục Một mặt giáo dục trở thành công cụ đắclực đấu tranh giai cấp nhằm bảo vệ và củng cố địa vị thống trị của giai cấp Giáo dục cóchức năng truyền bá hệ tư tưởng, đường lối, quan điểm, chính sách giai cấp Mặt khác, giaicấp thống trị biến giáo dục thành phương tiện để đào tạo lớp người trung thành, phục vụ đắclực cho sứ mệnh của giai cấp mình
Trang 6Tính giai cấp quy định mục đích giáo dục, hệ thống giáo dục, nội dung giáo dục,phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức giáo dục… Nói tóm lại tính giai cấp chi phối toàn
bộ nền giáo dục trong xã hội có giai cấp Ví dụ: trong xã hội phong kiến, giáo dục nhằm đàotạo những con người giáo điều, buộc phải học, phải làm một cách máy móc, rập khuônnhững điều đã nói trong sách, phục vụ một cách mù quáng cho giai cấp phong kiến nắmchính quyền
Còn trong xã hội ta, nền giáo dục mang tính chất giai cấp công nhân, được tiến hànhdưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhằm mục tiêu chung là nâng cao dân trí,đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, tạo mọi cơ hội cho mọi người đều được
đi học, đều được phát triển mọi mặt về nhân cách và trở thành những công dân, người sángtạo, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước
1.1.2.3 Tính kế thừa của giáo dục
Giáo dục bao giờ cũng mang tính kế thừa, vì đó là những kinh nghiệm, những thànhtựu của nhân loại đúc kết qua quá trình xây dựng và phát triển giáo dục theo lịch sử pháttriển của xã hội
Tính kế thừa của giáo dục đòi hỏi: một mặt tiếp nhận có chọn lọc, có phê phán nhữngyếu tố tích cực của nền giáo dục cũ, làm cho nó phù hợp với hoàn cảnh mới, vận dụng sángtạo vào thực tiễn giáo dục mới Mặt khác, mạnh dạn xóa bỏ, loài trừ những yếu tố lạc hậu,lỗi thời thay thế vào đó những yếu tố mới mẻ, tích cực và tiên tiến của thế giới để có thể xâydựng một nền giáo dục vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại, phù hợp vớitình hình đất nước trong thời kỳ hiện nay
Giáo dục Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới mang tính đột phá Một mặt vừa phải
kế thừa những thành quả của hơn 60 năm nền giáo dục cách mạng và truyền thống hơn 4000nghìn năm văn hiến của dân tộc Mặt khác, phải tiếp nhận những thành tựu tiên tiến của cácnền giáo dục thế giới cũng như những thành tựu của nền giáo dục khoa học- công nghệ hiệnđại của nhân loại để hiện đại hóa nền giáo dục nước nhà, xây dựng một nền giáo dục mangtầm thời đại, có đủ khả năng để đào tạo ra những thế hệ con người phát triển hài hòa, thựchiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH đất nước
1.2 Chức năng của giáo dục
1.2.1 Chức năng kinh tế - sản xuất
Bất kỳ một nước nào muốn phát triển kinh tế, sản xuất thì phải có đủ nhân lực và nhânlực phải có chất lượng cao Nhân lực là lực lượng lao động của xã hội, là đội ngũ nhữngngười lao động đang làm việc trong tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xãhội… đảm bảo cho xã hội vận động và phát triển đúng quy luật
Chức năng kinh tế - sản xuất của giáo dục thể hiện tập trung nhất thông qua việc đào
tạo nguồn nhân lực Cụ thể là giáo dục đào tạo những con người có trình độ chuyên môn,
Trang 7nghiệp vụ và phẩm chất nhân cách cao, giáo dục tạo ra sức lao động mới một cách khéo léo,
tinh xảo, hiệu quả để thay thế sức lao động cũ mất đi, vừa tạo sức lao động mới cao hơn, gópphần tăng năng suất lao động, đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội Chính giáo dục
đã tái sản xuất sức lao động xã hội, tạo ra lực lượng trực tiếp sản xuất và quản lý xã hội với
trình độ, năng lực cao Giáo dục giúp cho mọi thành viên trong xã hội các cơ hội được mởmang trí tuệ, trau dồi nhân cách, phát triển các sức mạnh tinh thần và thể chất để vươn lênlàm chủ trong lao động, trong cuộc sống cộng đồng Khi mọi thành viên trong xã hội đềuđược tiếp nhận một nền giáo dục đúng đắn thì xã hội thực sự được tái sản xuất sức lao độngvới chất lượng cao hơn Người lao động, do kết quả đào tạo của nhà trường sẽ được pháttriển hài hòa các năng lực chung và riêng và do đó xã hội sẽ được tăng thêm sức lao độngmới thay thế sức lao động cũ bị mất đi Sức lao động mới có chất lượng hơn sẽ đem lại năngsuất lao động nhiều hơn
Đặc biệt trong xã hội hiện đại, khi trình độ phát triển của nền kinh tế là do trình độ củacon người được giáo dục và đào tạo ra quyết định thì vai trò của giáo dục càng được khẳng
định Trong nền kinh tế thị trường, nguồn nhân lực còn được gọi là nguồn vốn nhân lực
(cùng với nguồn vốn tài nguyên, nguồn vốn sản xuất và nguồn vốn khoa học – công nghệ)
với tư cách là một nhân tố tăng trưởng kinh tế Trong các nguồn vốn thì vốn nhân lực được
coi quan trọng nhất bởi lẽ nó không đơn thuần là một nguồn vốn mà nó còn giữ vai trò chủthể đối với các nguồn vốn khác, nó quyết định khả năng khai thác và hiệu quả sử dụng cácnguồn vốn khác Theo lí thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại, tỉ lệ tăng GDP phụ thuộc vào
tốc độ tăng của các yếu tố đầu vào: nhân lực, vốn sản xuất, tài nguyên, khoa học – công
nghệ và hiệu quả sử dụng chúng Tuy nhiên những nghiên cứu của các nhà kinh tế học, quản
lý xã hội và quản lý kinh tế đã thừa nhận vốn và kỹ thuật chỉ góp một phần nhỏ vào tăngtrưởng kinh tế, còn phần rất quan trọng của “sản phẩm thặng dư” gắn liền với chất lượngnguồn nhân lực (trình độ được giáo dục về thể lực, trí lực, tâm lực) Vai trò của nhân lực ởchỗ, trước hết nó là một đầu vào của tăng trưởng GDP, sau nữa nó còn có ý nghĩa quyết địnhđối với tỷ lệ tăng của các nguồn lực khác.
Để thực hiện tốt chức năng kinh tế- sản xuất, giáo dục phải thỏa mãn một số yêu cầu cơbản sau đây:
- Giáo dục phải gắn bó với sự phát triển kinh tế - sản xuất, thỏa mãn các yêu cầu pháttriển kinh tế- sản xuất trong từng giai đoạn cụ thể
- Xây dựng một hệ thống ngành nghề cân đối, đa dạng phù hợp với sự phát triển kinh tế
- sản xuất của đất nước
- Các loại hình cán bộ kỹ thuật và công nhân phải đảm bảo tính cân đối, tránh tìnhtrạng thừa thầy, thiếu thợ, đồng thời phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chấtcao, thỏa mãn các yêu cầu sản xuất hiện đại
Như vậy, với chức năng kinh tế - sản xuất giáo dục là động lực chính thúc đẩy nền kinhtế phát triển và giáo dục phải đi trước sự phát triển kinh tế - xã hội Khi nền khoa học và
Trang 8công nghệ đạt đến trình độ phát triển cao, nhu cầu xã hội đa dạng, người lao động phải lànhững người có trình độ học vấn cao, có kiến thức rộng, có tay nghề vững, có tính năngđộng, sáng tạo… thì giáo dục phải đào tạo nhân lực một cách có hệ thống, chính quy ở trìnhđộ cao.
1.2.2 Chức năng chính trị - xã hội
Bên cạnh chức năng tái sản xuất sức lao động xã hội, giáo dục còn mang chức năng
chính trị - xã hội Giáo dục không đứng ngoài chính trị mà nó là phương thức tuyên truyền,
phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách… của một chế độ chính trị, giai cấp hay chínhđảng cầm quyền Giáo dục trực tiếp truyền bá hệ tư tưởng chính trị, đường lối chính sáchcủa giai cấp nắm quyền và trực tiếp đào tạo chuẩn bị cho thế hệ trẻ tham gia vào cuộc sống,bảo vệ chế độ chính trị, xã hội đương thời
Xã hội nào cũng có cấu trúc của nó – đó là một tổng thể, một tập hợp bao gồm các bộphận, các yếu tố tạo thành xã hội như cộng đồng xã hội, dân tộc, giai cấp, tầng lớp, nhóm xãhội.v.v… đã được hình thành một cách lịch sử – tự nhiên, tất yếu khách quan trong nhữngđiều kiện kinh tế - xã hội nhất định Giáo dục tác động đến cấu trúc xã hội là tác động đếntập hợp các bộ phận xã hội và tính chất của các mối quan hệ giữa các bộ phận đó Trong xãhội phong kiến, giáo dục góp phần không nhỏ trong việc khoét sâu thêm sự phân chia giaicấp, xây dựng một cấu trúc xã hội mang tính chất giai cấp và đẳng cấp rõ rệt Những chínhsách giáo dục phân biệt, bất bình đẳng trong xã hội phong kiến đã duy trì vị trí đối khánggiữa các đẳng cấp và giai tầng xã hội Giáo dục xã hội chủ nghĩa góp phần làm cho cấu trúc
xã hội trở nên thuần nhất hơn bằng cách xoá bỏ sự phân chia giai cấp và làm cho các tầnglớp xích lại gần nhau Nền Giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền giáo dục “của dân, dodân, vì dân”, nền giáo dục bình đẳng cho tất cả mọi người, giáo dục góp phần nâng cao trìnhđộ học vấn chung đã làm cho các tầng lớp xã hội được xích lại gần nhau Nhờ đó, trong xãhội ta các tầng lớp xã hội tuy khác nhau về lợi ích xã hội, về tính chất và trình độ xã hội, vềhoạt động và phát triển xã hội, song cùng đoàn kết, hợp tác đấu tranh xây dựng xã hội nhằm
đạt tới mục tiêu chung: “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng,văn minh”.
1.2.3 Chức năng tư tưởng – văn hóa
Giáo dục có tác dụng to lớn đến việc xây dựng một hệ tư tưởng chi phối toàn xã hội,hình thành ở mỗi cá nhân thế giới quan, tư tưởng chính trị, ý thức, tình cảm và hành vi đạođức phù hợp với các chuẩn mực xã hội “Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủnghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng” (Điều 3, chương I, Luật giáo dục 2005) Nền giáo dục Việt Namphải phục vụ mục đích chính trị tốt đẹp và tư tưởng cao quý của Đảng Cộng sản Việt Nam,hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh
Giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ,quá trình này giúp cho mỗi cá nhân tích lũy kiến thức, mở mang trí tuệ, hình thành và nâng
Trang 9cao trình độ văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ cho mỗi cá nhân và cho toàn xã hội Một quốc giagiàu mạnh là một quốc gia có nền kinh tế vững mạnh, khoa học công nghệ tiên tiến, chính trịbền vững và trình độ dân trí cao Giáo dục góp phần xây dựng và nâng cao trình độ dân trí –trình độ văn hóa chung cho toàn xã hội Nền giáo dục không chỉ hướng vào việc nâng caodân trí, đào tạo nhân lực mà còn hướng vào quá trình phát hiện và bồi dưỡng nhân tài chođất nước.
Giáo dục không chỉ thực hiện sứ mệnh lịch sử là chuyển tải nền văn hóa của thế hệ nàycho thế hệ kia mà còn là phương thức đặc trưng cơ bản để bảo tồn và phát triển nền văn hóacủa dân tộc và nhân loại Giáo dục bảo tồn, phát triển nền văn hoá dân tộc và nhân loạithông qua các con đường giáo dục, trong đó dạy học là con đường cơ bản nhất Thông quacác con đường giáo dục học sinh không chỉ biết gìn giữ mà còn có khả năng làm phong phú,sáng tạo thêm những giá trị văn hóa, những loại hình văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc dântộc…
Tóm lại, thông qua ba chức năng xã hội, giáo dục đã góp phần vào sự phát triển của xãhội, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao về sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệxã hội, ý thức xã hội… Đặc biệt, trong thời đại ngày nay, giáo dục được quan niệm khôngchỉ là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng, mà nó còn là một bộ phận thuộc hạ tầng cơ
sở, “Giáo dục không chỉ là sự phản ánh đơn thuần các lực lượng kinh tế và xã hội đang
họat động trong một xã hội Nó còn là một phương tiện quan trọng để cấu thành các lực lượng kinh tế - xã hội và văn hóa và quyết định chiều hướng phát triển của các lực lượng này Đến lượt mình động lực của các lực lượng này lại tác động đến đặc điểm của giáo dục.
Do vậy, có một mối quan hệ vòng tròn trong mối quan hệ qua lại giữa giáo dục và một loạt các nhân tố xã hội và con người khác” (Raja Roy Singh) Thế giới coi giáo dục là động lực
cơ bản, là đòn bẩy mạnh mẽ, là điều kiện tiên quyết thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.Đảng CSVN khẳng định phát triển giáo dục là “quốc sách hàng đầu” và “ đầu tư cho giáodục là đầu tư cho sự phát triển bền vững nhất”
1.3 Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của giáo dục học
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu của giáo dục học
Phần đông các nhà giáo dục học đều xác định giáo dục học có đối tượng nghiên cứu rất
rõ ràng - đó là quá trình giáo dục với hàm nghĩa rộng (còn gọi là quá trình sư phạm tổngthể), bao quát toàn bộ các tác động giáo dục và dạy học được định hướng theo mục đích xácđịnh, được tổ chức một cách hợp lý, khoa học nhằm hình thành và phát triển nhân cáchngười học
* Đặc điểm của quá trình sư phạm tổng thể
Qúa trình sư phạm tổng thể có những đặc điểm sau:
- Là một dạng vận động, phát triển liên tục của các hiện tượng, tình huống giáo dục vàdạy học, được tổ chức thực hiện theo những quy trình xác định
Trang 10- Là một dạng vận động xã hội, có quan hệ gián tiếp với các quá trình khác (kinh tế,chính trị, văn hóa…) nhưng được tổ chức một cách chuyên biệt (theo quy luật của giáo dục).
- Trong quá trình giáo dục luôn có sự tác động qua lại của các thành phần tham gia:người dạy (chủ thể tác động) và người học (chủ thể hoạt động) trong đó nhà giáo dục giữ vaitrò chủ đạo và chủ thể hoạt động độc lập, sáng tạo
Qúa trình sư phạm tổng thể là một hệ thống gồm nhiều yếu tố: Mục đích và nhiệm vụgiáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, phương tiện giáo dục, nhà giáo dục,người được giáo dục, kết quả giáo dục Toàn bộ các yếu tố này vận động và phát triển, quan
hệ biện chứng với nhau, thúc đẩy lẫn nhau trong cùng một hệ thống và đều bị chi phối bởicác quá trình kinh tế - xã hội, các nhân tố lịch sử - xã hội cụ thể
Giáo dục học nghiên cứu những mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sư phạmtổng thể cũng như giữa quá trình sư phạm tổng thể với môi trường của nó, để phát hiện đượcnhững quy luật của chúng Từ đó xác lập phương phướng, giải pháp để tổ chức các quá trìnhgiáo dục, phát triển giáo dục nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu của sự pháttriển xã hội
*Cấu trúc của quá trình giáo dục
- Qúa trình giáo dục (sư phạm tổng thể) là sự thống nhất của hai quá trình bộ phận: quátrình dạy học và quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) Cả hai quá trình đều thực hiện chứcnăng chung của giáo dục trong việc hình thành nhân cách toàn diện Song mỗi quá trình đều
có chức năng trội của mình và dựa vào chức năng trội đó để thực hiện các chức năng khácnhau
Chức năng trội của quá trình dạy học là trau dồi học vấn, là truyền thụ và lĩnh hội một
hệ thống tri thức khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo, nhận thức và hành động
Chức năng trội của quá trình giáo dục là xây dựng một hệ thống niềm tin, lý tưởng,động cơ, thái độ, tính cách, thói quen, là hình thành những phẩm chất thế giới quan chính trị,đạo đức…của cá nhân
thuyết, các kỹ năng, kỹ xảo nghĩa là ảnh
hưởng của nó thiên về trí tuệ, nhận
thức
Có thế mạnh trong việc hình thành niềm tin, chuẩn mức, lý tưởng, động cơ, nguyên tắc hành
vi đạo đức…nghĩa là ảnh hưởng của nó thiên về thái độ, cảm xúc, tâm hồn
Chương trình, kế hoạch dạy học được quy định chặt chẽ
Nội dung giáo dục chỉ có tínhđịnh hướng: có thể là sinh hoạt
Trang 11Về
nội dung
văn hóa, chính trị, xã hội, lao độngnghệ thuật, thể thao, du lịch…có tính chất quần chúng. Nội dung giáo dục được xác định chủ yếu dựa theo nhu cầu xã hội, nguyên vọng và hứng thú của tập học sinh
ở từng lứa tuổi khác nhau. Người thầy kết hợp với học sinh và phụ huynh học sinh để lựa chọn các hoat động giáo dục nhằm đảm bảo yêu cầu giáo duc toàn diện
- Qúa trình giáo dục tổng thể cũng như quá trình giáo dục bộ phận đều được tạo nênbởi các yếu tố sau:
* Mục đích, nhiệm vụ giáo dục
Mục đích giáo dục có thể được coi là “đơn dặt hàng” của xã hôị đối với nền giáo dục
về mẫu nhân cách người được giáo dục, mà giáo dục cần đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu của
xã hội về giáo dục con người lao động trong từng giai đoạn phát triển lịch sử của xã hội
Để thực hịên tốt mục đích này, giáo dục phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ giáo dục:giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất và giáo dục lao động
Những nhiệm vụ này liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau và thâm nhập vào nhau
Mục đích và nhiệm vụ giáo dục được coi là yêú tố hàng đầu của quá trình giáo dụctổng thể hoặc bộ phận vì nó định hướng cho sự vận động và phát triển của toàn bộ quá trìnhgiáo dục này cũng như cho sự vận động và phát triển của các yếu tố khác
* Nội dung giáo dục:
Nội dung giáo dục bao gồm hệ thống những giá trị xã hội mà người được giáo dục cầntiếp nhận để phát triển nhân cách theo những yêu cầu mà xã hội đặt ra Đó là hệ thống những
Trang 12giá trị nhân văn, đạo đức, văn hóa, khoa học, công nghệ…được lựa chọn trong kho tàng giátrị của nhân loại.
Nội dung giáo dục, về cơ bản, được phản ánh trong chương trình và sách giáo khoa
Nó tạo nên nội dung hoạt động thống nhất cho nhà giáo dục và người được giáo dục nhằmđạt mục đích giáo dục đã định
* Phương pháp và phương tiện giáo dục
Phương pháp và phương tiện giáo dục quy định những cách thức và những phương tiệnhoạt động của nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm hoàn thành nhiệm vụ giáo dục vàđạt được mục đích giáo dục đã định
Phương pháp và phương tiện giáo dục là hai yếu tố độc lập nhưng trong thực tiễn giáodục, chúng luôn được thực hiện trong mối liên hệ biện chứng với nhau, thâm nhập vào nhau,sinh thành ra nhau và tạo ra sức sống cho nhau
* Nhà giáo dục
Nhà giáo dục cùng tập thể sư phạm của họ đóng vai trò định hướng, tổ chức, điềukhiển, điều chỉnh và đánh giá hoạt động nhận thức và tự giáo dục của người được giáo dục.Nói gọn lại, đó là vai trò chủ đạo của nhà giáo dục
*Người được giáo dục
Người được giáo dục, cùng với tập thể của họ một mặt là đối tượng giáo dục, tiếp nhận
sự tác động có định hướng của nhà giáo dục; mặt khác là chủ thể nhận thức, chủ thể tự giáodục. Hai vai trò thống nhất với nhau, trong đó vai trò chủ thể là cơ bản nhất
*Kết quả giáo dục
Kết quả giáo dục là trình độ phát triển nhân cách của người được giáo dục đạt đượcsau mỗi quá trình giáo dục nhất định và sau toàn bộ quá trình giáo dục Đồng thời kết quảnày cũng được coi là kết quả sinh động của sự vận động và phát triển của quá trình giáo dục
bộ phận và của quá trình giáo dục tổng thể
Những yếu tố trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại và thống nhấtvới nhau Ví dụ: mục đích, nhiệm vụ giáo dục có vai trò định hướng cho sự vận động vàphát triển của các yếu tố khác; về phần mình các yếu tố khác lại phục vụ cho việc hoànthành các nhiệm vụ giáo dục và đạt được mục đích giáo dục đề ra
Những yếu tố trên đây có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại, thống nhất với môitrường kinh tế - xã hội và môi trường khoa học - công nghệ
Các môi trường đặt ra các yêu cầu cho quá trình giáo dục ngày càng cao, đòi hỏi quátrình giáo dục phải đào tạo ra những người công dân, những người lao động theo mẫu nhâncách nhất định, mặt khác, lại tạo điều kiện thuận lợi để quá trình này đạt đựơc những kết quảvới chất lượng và hiệu quả cao
*Cả quá trình giáo dục tổng thể lẫn các quá trình giáo dục bộ phận và từng yếu tố của
Trang 13nó đều là đối tượng nghiên cứu của giáo dục học
1.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của giáo dục học
- Nghiên cứu bản chất của giáo dục và mối quan hệ giữa giáo dục với các bộ phận kháccủa xã hội
- Nghiên cứu các quy luật của giáo dục
- Nghiên cứu các nhân tố của HĐGD (mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện,hình thức tổ chức giáo dục… ) Từ đó tìm tòi con đường nâng cao chất lượng và hiệu quảHĐGD
Cùng với sự phát triển và đổi mới giáo dục, nhiều vấn đề mới trong thực tiễn nảy sinh,đòi hỏi sự đáp ứng của Giáo dục học trong giai đoạn mới Vì vậy nhiệm vụ của Giáo dụchọc còn thể hiện ở việc giải quyết những vấn đề sau:
- Nghiên cứu và hoàn thiện những vấn đề thuộc phạm trù phương pháp luận khoa họcgiáo dục
- Nghiên cứu góp phần giải quyết mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phải phát triểnnhanh quy mô giáo dục, vừa phải nâng cao chất lượng trong khi khả năng và điều kiện đápứng yêu cầu còn nhiều hạn chế
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục trong nội dung, phương pháp,hình thức tổ chức giáo dục trong những điều kiện mới…
- Các vấn đề trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong quản lý giáo dục và đào tạo…
1.3.3 Phương pháp luận nghiên cứu giáo dục học
Phương pháp luận được hiểu là lý thuyết về các nguyên tắc để tiến hành các phươngpháp, các hình thức hoạt động nhận thức khoa học, là hệ thống các quan điểm, các nguyêntắc chỉ đạo hoạt động chủ thể Phương pháp luận trong giáo dục học được xem là sự tổnghợp các luận điểm về nhận thức giáo dục và cải tạo, biến đổi thực tiễn giáo dục Những quanđiểm phương pháp luận là kim chỉ nam hướng dẫn các nhà khoa học, tìm tòi, nghiên cứukhoa học, có thể đề cập một số quan điểm phương pháp luận nghiên cứu giáo dục như sau:
- Quan điểm duy vật biện chứng: Khi nghiên cứu các nhà khoa học phải xem xét sựvật, hiện tượng, quá trình giáo dục trong mối quan hệ phức tạp của chúng, đồng thời khinghiên cứu phải xem xét đối tượng trong sự vận động và phát triển
- Quan điểm lịch sử - logic: Yêu cầu khi sử dụng phải phát hiện nguồn gốc nảy sinh,quá trình diễn biến đối tượng nghiên cứu trong không gian và thời gian với điều kiện vàhoàn cảnh cụ thể
- Quan điểm thực tiễn: Yêu cầu khi nghiên cứu giáo dục cần phải xuất phát từ thực tiễn,phải khái quát để tìm ra quy luật phát triển của chúng từ thực tiễn, kết quả nghiên cứu đượckiểm nghiệm trong thực tiễn và phải ứng dụng trong thực tiễn
- Quan điểm hệ thống: Khi nghiên cứu đối tượng phải phân tích chúng thành những
bộ phận để xem xét một cách sâu sắc và toàn diện, phải phân tích mối quan hệ giữa các sự
Trang 14vật, hiện tượng, các quá trình cũng như mối quan hệ giữa các bộ phận trong sự vật, hiệntượng và quá trình đó.
* Các phương pháp nghiên cứu giáo dục học
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm
1.4 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của giáo dục học
1.4.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của khoa học giáo dục
* Trong thời kỳ cổ đại, giáo dục được xem là một trong những mặt hoạt động xã hộibình thường trong cuộc sống hàng ngày gắn với tiến trình phát triển chung của xã hội Vàothời kỳ này xuất hiện các nhà tư tưởng giáo dục nổi tiếng như: Khổng Tử (551 - 479 TCN);Xôcrát (469 - 399 TCN); Arixtôt (384 - 322 TCN); Platôn (427 - 347 TCN)
- Xôcơrát (469 - 399 TCN): là nhà giáo dục thực hành, ông quan niệm giáo dục phảigiúp con người tìm thấy, tự khẳng định chính bản thân mình, vì thế tư tưởng của ông manggiá trị nhân văn rất cao Trong hoạt động giáo dục ông nổi tiếng là nhà sáng tạo Bao giờ ôngcũng nêu câu hỏi để người học suy nghĩ, tự tìm lời giải đáp Trong 40 năm hoạt động, ông
đã nêu cao tấm gương đức hạnh của mình, tình yêu chân lí và sự can đảm trong việc bảo vệchân lí…
- Platôn (427 - 347 TCN): là học trò của Xôcơrát, ông đã có công sưu tập, ghi lại vàxuất bản phần lớn các tác phẩm của Xôcơrát Theo ông, việc giáo dục trước hết liên quan tớiđạo đức, tâm lí học, xã hội học Ông cho rằng, sống đạo đức trước hết là sống công bằng,một cá nhân được xem là công bằng khi nội tâm đảm bảo được sự thăng bằng giữa 3 yếu tố:
dục vọng, sự can đảm và lý trí, nhưng “hành động của con người chỉ hợp lý nếu cái bụng và
trái tim chịu sự phục tùng cái đầu” Ông cũng cho rằng, con người và xã hội chỉ có thể đạt
tới hạnh phúc bởi một nền giáo dục quốc gia Mỗi con người phải được giáo dục như nhau
Trang 15ngay từ ngày đầu Đây là quan điểm tiến bộ, song không phù hợp với thể chế của xã hội nôlệ.
- Khổng Tử (551 – 479 TCN): là nhà giáo vĩ đại của Trung Hoa cổ đại và của nhânloại Ông quan niệm giáo dục con người phải nhằm mục đích đào tạo nên những người nhânnghĩa, có phẩm hạnh Trong quá trình hoạt động giáo dục, Khổng Tử đã sáng tạo và vậndụng nhiều phương pháp giáo dục tiến bộ so với đương thời Ông đã dùng cách gợi mở, đi từgần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp nhưng vẫn đòi hỏi người học phải tích cực suy nghĩ đểnắm vững vấn đề; ông đòi hỏi người phải luyện tập, nề nếp và thói quen trong học tập, theohướng “ôn cũ để biết cái mới” Để gắn nội dung giáo dục với cuộc sống, ông còn dùngphương pháp đối thoại, yêu cầu học sinh liên hệ những điều đã học vào thực tế hàng ngày…Vào thời cổ đại, nhiều nhà tư tưởng giáo dục đồng thời cũng là nhà khoa học, triết học,
do đó các tư tưởng giáo dục thường phát triển và được trình bày trong các tác phẩm triết học
và khoa học nói chung…
* Ở phương Tây, vào thời kỳ trung cổ, vai trò độc tôn của nhà thờ đã có ảnh hưởng rất
rõ nét đối với sự phát triển của nhà trường nói chung và về tư tưởng giáo dục nói riêng Giáodục học chưa xuất hiện với tư cách là một khoa học độc lập
Ở Tây Âu, vào thời kỳ Trung cổ, triết học cùng giáo dục chủ yếu phục vụ cho thần học.Thời ấy chỉ có các trường của giáo hội, các nhà tôn giáo chủ trương kết hợp và dung hòa lýtrí, sự phát triển trí tuệ với niềm tin tôn giáo, chính đó là sự thể hiện nguồn gốc nảy sinh ratriết học kinh viện, nhằm chứng minh rằng niềm tin bao giờ cũng định hướng và ở vị trí caohơn trí tuệ, có trước trí tuệ và khoa học
Đến thế kỷ XII - XIII ở Tây Âu đã hình thành ba loại trường: Trường tu viện; trườngcủa nhà thờ và trường dòng Lúc đầu ở các loại trường này chỉ dạy giáo lý, kinh bản Sau đódạy thêm số học, hình học, thiên văn và âm nhạc Bên cạnh trường tôn giáo có hệ thống giáo
dục kị sĩ, với nội dung giáo dục “Bảy đức tính của kỵ sĩ”: Cưỡi ngựa, bơi, dùng giáo, đấu
kiếm, đi săn, đánh cờ, làm thơ Thực chất giáo dục tôn giáo và giáo dục kị sĩ ở Tây Âu đềuphục vụ cho chế độ phong kiến thần quyền đương thời
* Đến cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV khi mầm mống của xã hội tư bản xuất hiện, nhânloại bước vào thời đại Phục hưng Các nhà tư tưởng nhân văn tiên tiến xuất hiện, tạo nênnhu cầu, động lực mới thúc đẩy giáo dục phát triển với tư tưởng giáo dục tiến bộ: Vượt rakhỏi khuôn khổ giáo dục kinh viện - tôn giáo, hướng về chủ nghĩa nhân văn Các nhà nhânvăn chủ nghĩa chủ trương đề cao giá trị con người, cho rằng con người cần được phát triểntoàn diện Chính bước quá độ từ chế độ phong kiến qua chủ nghĩa tư bản đã làm xuất hiệnnhững hệ thống tri thức mới ra đời, trong đó có nhiều khoa học tách ra khỏi triết học Giáodục học từ đây cũng tồn tại và phát triển như là một khoa học độc lập do công của nhà giáodục học vĩ đại Tiệp Khắc Comenxki (1592 - 1670) Ông là nhà lý luận và là nhà tư tưởnggiáo dục đã đề cao giáo dục phổ cập, việc dạy tiếng mẹ đẻ trong các nhà trường và nêu ra
Trang 16luận chứng chặt chẽ trong tác phẩm nổi tiếng: “Phép giảng dạy vĩ đại” Rất nhiều nguyên tắc
dạy học vẫn được sử dụng đến ngày nay như: Nguyên tắc trực quan, nguyên tắc tính khoahọc và tính hệ thống trong dạy học vv… đã được nêu bật trong tác phẩm ấy
Sau Comenxki, xuất hiện nhiều nhà nghiên cứu giáo dục học, như Lốccơ (1632 - 1701),Rútxô (1712 - 1778),… trong đó phải kể đến Petxtalogi, ông đặc biệt nhấn mạnh tác dụng củaviệc kết hợp lao động với học tập, nhấn mạnh tác dụng vai trò của trực quan trong dạy học vàgiáo dục và vạch ra một hệ thống các phương pháp giáo dục chung
Cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội tư bản, kinh tế - xã hội, văn hóa vàkhoa học phát triển rất nhanh, giáo dục đã được nâng cao Tuy vậy, mâu thuẫn xã hội cũng
đã xuất hiện và ngày càng gay gắt, tất cả đều được phản ánh rõ nét trong hệ tư tưởng, trongđời sống xã hội
* Vào nửa đầu thế kỷ XIX cùng với sự phát triển chung của khoa học, giáo dục họccũng đã phát triển và thể hiện sự đấu tranh gay gắt giữa các quan điểm lí luận giáo dục củagiai cấp tư sản và lợi ích giáo dục của nhân dân Nhiều nhà giáo dục tiến bộ, như A Dixtécvéc(1790 - 1866), A XanhXimông (1760 - 1837)… đã tiếp tục phát triển quan điểm giáo dục củaPetxtalozi, họ không những kế thưa tư tưởng giáo dục tiến bộ của ông mà còn phát triển, làmphong phú thêm, xây dựng cơ sở cho các quan điểm giáo dục xã hội chủ nghĩa về sau, nângcao tầm tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa trong giáo dục
* Cùng với sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác vào những năm 40 của thế kỷ XIX, giáodục học tiếp tục phát triển với cơ sở phương pháp luận khoa học, làm cho giáo dục học tiếpthu, kế thừa và phát huy được toàn bộ thành tựu của các tư tưởng giáo dục tiến bộ của nhânloại, gắn liền với sự phát triển và tiến bộ của giáo dục với công cuộc đấu trành giải phóngcon người khỏi mọi ách áp bức bóc lột, mọi tệ nạn xã hội, góp phần tổ chức lại xã hội theohướng xã hội chủ nghĩa Cùng với sự phát triển những giá trị tinh hoa trong di sản giáo dụccủa nhân loại, học thuyết Mác - Lênin về giáo dục đã chứng minh một cách khoa học cácvấn đề có tính quy luật trong giáo dục như: Sự hình thành con người, tính quy định của kinh
tế - xã hội đối với giáo dục, tính lịch sử của giáo dục trong tiến trình phát triển của xã hội vàvai trò của giáo dục trong điều kiện xã hội có giai cấp
Những luận điểm trên đã được xem là các quan điểm cơ bản, có vai trò định h ư ớ n g c h o
m ọ i q u á t r ì n h n g h i ê n c ứ u , ứ n g d ụ n g c á c v ấ n đ ề l ý l u ậ n v à t h ự c t i ễ n g i á o dục, giúp cho giáodục học ngày càng phong phú và phát triển sâu rộng như ngày nay
1.4.2 Xu thế phát triển hiện nay của giáo dục học ở Việt Nam
Trên cơ sở đánh giá thực trạng giáo dục nước ta trong thời gian qua, phân tích bối cảnhtrong nước và ngoài nước, nhận định về thời cơ và thách thức đối với giáo dục trong thời kỳmới, Đảng ta đã đưa ra các quan điểm chỉ đạo thực tiễn giáo dục Việt Nam trong giai đoạnmới - công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩaViệt Nam (1992), Luật Giáo dục(2005), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã thể
Trang 17hiện những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục ở nước ta như sau:
1 Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhànước và của toàn dân Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nângcao vai trò các tổ chức, đoàn thể chính trị, kinh tế, xã hội trong phát triển giáo dục Đầu tưcho giáo dục là đầu tư phát triển Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với giáo dục, đặc biệt
là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương; ưu tiên ngân sách nhà nước dành cho pháttriển giáo dục phổ cập và các đối tượng đặc thù
2 Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, tiên tiến, hiện đại, xã hội chủ nghĩa,lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng Thực hiện công bằng xãhội trong giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó để đạt được mặt bằng chung, đồngthời tạo điều kiện để các địa phương và các cơ sở giáo dục có điều kiện bứt phá nhanh, đitrước một bước, đạt trình độ ngang bằng với các nước có nền giáo dục phát triển Xây dựng xãhội học tập, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học, học suốt đời, đặc biệt đối với ngườidân tộc thiểu số, người nghèo, con em diện chính sách.
3 Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hộihóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, phát triển giáo dục gắn với phát triển khoa học và công nghệ, tập trung vào nângcao chất lượng, đặc biệt chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năngthực hành để một mặt đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng; mặt khác phải chú trọng thỏa mãnnhu cầu phát triển của mỗi người học, những người có năng khiếu được phát triển tài năng
4 Hội nhập quốc tế sâu, rộng về giáo dục trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc dântộc, giữ vững độc lập, tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa Mở rộng giao lưu hợp tác vớicác nền giáo dục trên thế giới, nhất là với các nền giáo dục tiên tiến hiện đại; phát hiện vàkhai thác kịp thời các cơ hội thu hút nguồn lực có chất lượng
1.4.3 Xu thế phát triển hiện nay của giáo dục học thế giới
Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, sự hình thành nềnkinh tế tri thức, xã hội thông tin và xu thế toàn cầu hóa… đã tác động mạnh mẽ đến tất cảcác lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục Xu thế phát triển giáo dục thế giới đãđược UNESCO khái quát thành 21 điểm với các tư tưởng chủ yếu:
- Giáo dục thường xuyên phải là điểm chủ đạo của mọi chính sách giáo dục; giáo dụcsuốt đời, giáo dục bằng mọi cách, giáo dục cho mọi người, xây dựng một xã hội học tập.Giáo dục phải làm cho mỗi người trở thành người dạy và người kiến tạo nên sự tiến bộ vănhóa của bản thân
- Giáo dục không chỉ dạy cho con người có học vấn mà phải thực hành, thực nghiệm để
có tay nghề, vào đời không bỡ ngỡ Phát triển giáo dục gắn liền với phát triển kinh tế - xã
Trang 18hội, chú ý giáo dục hướng nghiệp để có thể lập thân, lập nghiệp
- Giáo dục trẻ em trước tuổi đến trường phải là một mục tiêu lớn trong chiến lược giáodục. Giáo dục phổ thông cơ sở phải là mục tiêu hàng đầu của chính sách giáo dục
- Giáo viên phải được đào tạo để trở thành những nhà giáo dục hơn là những chuyêngia truyền đạt kiến thức Việc giảng dạy phải thích nghi với người học chứ không phải ápđặt máy móc buộc người học tuân theo
Các nước trên thế giới đang tiến hành cải cách giáo dục theo các hướng lớn sau:
- Tăng cường giáo dục nhân văn
- Công nghệ - thông tin
- Đào tạo những con người vừa có tri thức, vừa có kỹ năng, năng lực thực sự đóng gópvào sự phát triển xã hội
- Hiện đại hóa các phương pháp day học – giáo dục
Nền giáo dục Việt Nam cũng đang trên con đường đổi mới nhằm đáp ứng với nhữngyêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Các giải pháp chiến lượcphát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay là:
- Tăng cường các nguồn lực cho giáo dục – đào tạo
- Xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho người dạy - người học
- Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục – đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất cáctrường học
- Đổi mới công tác quản lý giáo dục
- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
* Các định hướng phát triển giáo dục trên thế giới và trong nước ở trên đã vạch ra cho Giáo dục học những nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu và hoàn thiện các vấn đề về phương pháp luận khoa học giáo dục
- Nghiên cứu hoàn thiện các cơ sở lý luận và thực tiễn của giáo dục trong giai đoạnmới, xác định mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục và sự phát triển kinh tế - xã hội
- Nghiên cứu các vấn đề về đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học – giáodục đáp ứng với sự phát triển thực tiễn
- Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu của khoa học – công nghệ vào quá trình dạy học– giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục…
Tóm lại, tất cả các vấn đề trong Giáo dục học đều cần phải được nghiên cứu, phát triển
và hoàn thiện theo hướng nâng cao tính khoa học, tính thực tiễn, làm cho Giáo dục học gópphần thúc đẩy mạnh mẽ nến giáo dục quốc dân đáp ứng với đòi hỏi của sự phát triển kinh tế
- xã hội
1.5 Hệ thống các khoa học về giáo dục và mối quan hệ giữa giáo dục học với các khoa học khác
1.5.1 Hệ thống các khoa học về giáo dục
Trang 19- Giáo dục học có những phân môn sau đây:
+ Lịch sử giáo dục học: Muốn phát triển đúng hướng, giáo dục học luôn phải vận dụng
“nguyên tắc lịch sử trong nội dung và phương pháp nghiên cứu” Như vậy, lịch sử giáo dụchọc có vai trò quan trọng trong hệ thống các khoa học giáo dục trước hết đối với giáo dụchọc Nhờ quán triệt quan điểm đối với các hiện tượng giáo dục (của các thời đại khác nhau)nhà nghiên cứu sẽ phát hiện đúng đắn bản chất xã hội của giáo dục ở từng thời đại và hiểuđược tiến trình phát triển và đổi mới liên tục của giáo dục
Lịch sử giáo dục cung cấp cho giáo dục học các tư tưởng giáo dục tiên tiến, kiệt xuất,dựa trên sự kế thừa có chọn lọc có phê phán các thành tựu và lí luận giáo dục có giá trị trongnước và trên thế giới, giúp cho giáo dục học luôn phát triển, luôn đổi mới, bắt kịp xu thế củathời đại
+ Những vấn đề chung của giáo dục học: nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất của
giáo dục học, cụ thể là: chứng minh giáo dục học là một khoa học; trình bày những lý luận,những định luật cơ bản về sự hình thành và phát triển nhân cách; giới thiệu mục đích giáodục, những quan điểm, những nguyên tắc giáo dục cơ bản nhất; hệ thống giáo dục quốc dân;giới thiệu về vai trò của người thầy giáo trong quá trình dạy học và giáo dục
+ Lý luận dạy học: Nghiên cứu quá trình dạy học với tư cách là một quá trình sư phạm
bộ phận, một phương tiện để trau dồi học vấn, phát triển năng lực và giáo dục các phẩm chấtnhân cách thông qua hoạt động đồng thời giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ trithức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo, nhận thức và hành động cho học sinh Lý luận dạy họcnghiên cứu bản chất và các quy luật của quá trình dạy học, nêu ra được các nguyên tắc chỉđạo, phương pháp thực hiện và nội dung cần thiết, hình thức và phương pháp thích hợp vàcuối cùng là đánh giá kết quả dạy học
+ Lý luận giáo dục: Nghiên cứu quá trình sư phạm với tư cách là một quá trình sư
phạm bộ phận, nhằm hình thành niềm tin, lí tưởng, động cơ, thái độ và thói quen hành vitrong cuộc sống Lý luận giáo dục nghiên cứu bản chất và tính quy luật của quá trình giáodục, thiết kế nội dung, xây dựng nguyên tắc, tìm ra các phương pháp và các hình thức tổchức giáo dục và đánh giá kết quả về mặt giáo dục các phẩm chất nhân cách của học sinh
+ Lý luận về quản lý nhà trường: Nghiên cứu quá trình tổ chức và điều khiển công tác
giáo dục nhà trường, các cấp học khác nhau Nhiệm vụ của lý luận quản lý nhà trường lànghiên cứu bản chất, cấu trúc, các tính quy luật vận hành quá trình đó, xác định nội dung,nguyên tắc và triển vọng phát triển của nó nhằm hoàn thiện cái cũ, xây dựng cái mới trongcác hình thức tổ chức, phương pháp và biện pháp hoạt động quản lí Nhân lõi của lý luậnquản lý nhà trường là những vấn đề quản lý nội bộ nhà trường, đặc biệt là những vấn đề về
tổ chức và lãnh đạo quá trình sư phạm trong nhà trường
- Giáo dục học nằm trong hệ thống của khoa học giáo dục nhưng bản thân nó cũng bao
gồm nhiều phân môn khác nhau như: giáo dục học nhà trẻ, mẫu giáo, giáo dục học cho lứa
Trang 20tuổi đi học
- Trong thực tế giáo dục học còn được nghiên cứu và giảng dạy ở từng ngành chuyênmôn – nghề nghiệp (giáo dục học y học, giáo dục học quân sự, giáo dục học kĩ thuật…)
- Ngành giáo dục học đặc biệt cũng là một bộ phận của giáo dục học có nhiệm vụ
chuyên nghiên cứu những vấn đề dạy học và giáo dục những trẻ khuyết tật về thị giác, thínhgiác hoặc chậm phát triển về ngôn ngữ, trí tuệ
- Đối với thực tiễn hoạt động ở nhà trường các bộ môn phương pháp dạy học bộ môn
có vai trò quan trọng như: Bộ môn phương pháp dạy học toán, văn, sử, địa, sinh, kĩ thuật,
v.v… còn gọi là “lí luận dạy học bộ môn"
Tuy đối tượng nghiên cứu có khác nhau nhưng các phân môn giáo dục học đều có cơ
sở chung là lí luận giáo dục học đại cương, từ những kiến thức và kỹ năng này mà vận dụng,đáp ứng cho việc giáo dục ở các lĩnh vực khác nhau
1.5.2 Mối quan hệ giữa giáo dục học và các khoa học khác
Như đã nói ở trên, giáo dục là một hiện tượng xã hội, giáo dục do xã hội quy định vìthế giáo dục học là một khoa học xã hội Trong quá trình hoạt động và phát triển, giữa giáodục học với các hoạt động khoa học xã hội cũng như khoa học tự nhiên có mối liên hệ mậtthiết với nhau Những ngành khoa học liên quan mật thiết với giáo dục học là: triết học, sinh
lý học, tâm lý học, đạo đức học…
* Giáo dục học với Triết học
Triết học là khoa học nghiên cứu các quy luật chung nhất của thế giới về sự phát triểncủa tự nhiên, xã hội và tư duy con người, cho nên nó cũng là nền tảng khoa học cho sự pháttriển của giáo dục học Đồng thời có một số vấn đề chung mà cả triết học và giáo dục họcđều quan tâm nghiên cứu Đó là các vấn đề: sự hình thành con người và mục đích giáo dục;mối liên hệ giữa quá trình giáo dục với các quá trình xã hội khác; lý luận về hoạt động củacon người và phương pháp đào tạo con người…
* Giáo dục học với Tâm lý học
Tâm lý học có vai trò rất quan trọng đối với giáo dục học vì tâm lý học cung cấp chogiáo dục học những tri thức khoa học các cơ sở chế biến và các điều kiện tổ chức các quátrình bên trong của sự hình thành nhân cách con người, theo từng lứa tuổi, trong từng loạihoạt động, làm cơ sở đáng tin cậy cho việc tổ chức các quá trình sư phạm
* Giáo dục học với sinh lý học
Sinh lý học được coi là cơ sở tự nhiên của giáo dục học Việc nghiên cứu giáo dục họcphải dựa vào các dự kiện của sinh lý học về sự phát triển của hệ thống thần kinh cấp cấpcao, về đặc điểm các loại hình thần kinh, về đặc điểm của hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứhai, về sự phát triển và vận hành của các cơ quan cảm giác, về hệ thống tim mạch và hô hấp,
về các đặc điểm phát triển của hệ thống cơ thể… Ví dụ: từ đặc điểm phát triển của lứa tuổi
Trang 21học sinh trung học cơ sở mà chúng ta quy đinh nội dung, phươg pháp học tập, lao động, vuichơi một cách khoa học.
* Giáo dục học với Điều khiển học
Điều khiển học là khoa học hiện đại nảy sinh vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ của khoahọc, công nghệ và kỹ thuật Là khoa học điều khiển tối ưu các hệ thống động phức tạp, làkhoa học nghiên cứu logic của những quá trình trong tự nhiên và trong xã hội, xác địnhnhững cái chung quy định những điều kiện vận hành các qúa trình đó Cái chung đó có mặtcủa một trung tâm điều khiển, có mặt khách thể bị điều khiển và sự thực hiện điều khiểnthông qua các kênh liên hệ thuận và nghịch
Qúa trình giáo dục là một hệ thống phức tạp mà trung tâm điều khiển là giáo viên vàđối tượng điều khiển là học sinh…
Tóm lại mối liên hệ của các khoa học trên đây đối với giáo dục học là hết sức chặt chẽ.Dựa vào các thành tựu của các khoa học, giáo dục học đã hoàn thiện từng bước lý luận khoa học của mình và ngày càng đem đến hiệu quả cao trong công tác giáo dục học sinh.
1.6 Một số khái niệm cơ bản của giáo dục học
1.6.1 Giáo dục theo nghĩa rộng
Giáo dục theo nghĩa rộng, trong các tài liệu Giáo dục học hiện nay có nhiều cách diễngiải khác nhau, nhưng nhìn chung khái niệm về giáo dục hàm nghĩa là sự hình thành có mụcđích và có tổ chức những sức mạnh thể chất và tinh thần của con người, hình thành thế giớiquan, bộ mặt đạo đức và thị hiếu thẩm mỹ cho con người; với nghĩa rộng nhất, khái niệmnày bao hàm cả giáo dưỡng, dạy học và tất cả những yếu tố tạo nên những nét tính cách vàphẩm hạnh của con người, đáp ứng các yêu cầu của kinh tế - xã hội
Quan niệm về giáo dục ngày nay được mở rộng hơn, vì vậy các định nghĩa trong các tàiliệu của giáo dục học thường không bao quát được tất cả các khía cạnh của vấn đề Ví dụ:trước đây quan niệm về giáo dục được hiểu là giáo dục cho các đối tượng ở lứa tuổi đi học;chỉ thực hiện liên tục và có hệ thống ở nhà trường; nội dung chủ yếu là đào tạo học sinh cókiến thức, kỹ năng, thái độ tương ứng với nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo thôngqua một số môn học… Nhưng cùng với sự phát triển và tiến bộ xã hội, người ta hiểu giáodục cho tất cả mọi người, được thực hiện bất cứ không gian và thời gian nào thích hợp vớitừng loại đối tượng bằng các phương tiện khác nhau, với các kiểu học tập đa dạng, trong đóngười học đóng vai trò “trung tâm”, thực hiện theo phương thức đa dạng hóa, năng động,thích ứng với mọi biến đổi, là trách nhiệm của nhà nước, trách nhiệm của tất cả các ngành,của tất cả mọi người trong xã hội
1.6.2 Giáo dục theo nghĩa hẹp
Là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là quá trình hình thành thế giới quankhoa học, niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm của người học
Trang 22Qúa trình giáo dục theo nghĩa hẹp được thực hiện không chỉ thông qua môn đạo đức
mà trong cả các mặt của đời sống ở nhà trường, gia đình và xã hội
1.6.3 Giáo dưỡng
Giáo dưỡng là một thụât ngữ được dùng trong các tài liệu ở nước ta từ những năm 60của thế kỷ XX
Giáo dưỡng được hiểu theo 2 nghĩa có liên quan mật thiết với nhau;
+ Theo nghĩa thứ nhất: giáo dưỡng là quá trình nắm vững tri thức, kỹ năng và kỹ xảo
có hệ thống của người học được thực hiện bằng con đường học tập (trong nhà trường và tựhọc theo nhiều hình thức)
+ Theo nghĩa thứ hai: giáo dưỡng là kết quả của quá trình đó
Vì vậy, có thể nói rằng, giáo dưỡng vừa là quá trình, vừa là kết quả nắm vững những trithức, kỹ năng, kỹ xảo có hệ thống ở người học
*Ở đây có mấy điểm đáng chú ý:
Nếu theo nghĩa thứ hai thì thuật ngữ giáo dưỡng đồng nghĩa với thuật ngữ học vấn.Học vấn được hiểu là kết quả của việc nắm vững hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,những vốn kinh nghiệm của người học thực sự biến thành vốn kinh nghiệm của bản thân và
có thể vận dụng chúng có hiệu quả vào cuộc sống
Học vấn theo nghĩa này được phân theo nhiều trình độ: trình độ học vấn tiểu học, trình
độ học vấn trung học cơ sở, trình độ học vấn cao đẳng, trình độ học vấn sau đại học
Nếu hiểu theo nghĩa thứ nhất, thì thuật ngữ giáo dưỡng có thể hiểu là quá trình trau dồihọc vấn… Qúa trình này có thể được tiến hành trong nhà trường dưới sự chỉ đạo của giáoviên và cũng có thể được tiến hành ngoài nhà trường dưới hình thức tự học
Với nghĩa này, dạy học được coi là một hoạt động đặc trưng của nhà trường và là mộtcon đường cơ bản nhất để tiến hành giáo dục và giáo dưỡng
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
1 Đối tượng của giáo dục học là gì? Trong điều kiện hiện nay, đối tượng của giáo dụchọc có thay đổi không?
2. Phân biệt 3 khái niệm cơ bản của giáo dục học: giáo dục, giáo dưỡng và dạy học?
3 Tại sao nói giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt?
Trang 234. Phân tích cấu trúc quá trình sư phạm tổng thể?
Thảo luận: Mối quan hệ bên trong của quá trình giáo dục và mối liên hệ giữa môi
trường với quá trình giáo dục Lấy ví dụ minh họa cụ thể
CHƯƠNG 2 GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
2.1 Sự phát triển nhân cách của con người
2.1.1 Khái niệm con người, nhân cách trong giáo dục học
2.1.1.1 Khái niệm con người trong giáo dục học
Con người là thực thể của tự nhiên (sinh vật sống có ý thức, có ngôn ngữ, có não và vỏnão phát triển đến mức độ cao) và tuân theo những quy luật của tự nhiên
Con người là một thực thể xã hội: sản phẩm của xã hội, mang bản chất xã hội; mọithuộc tính, phẩm chất của con người đều được hình thành thông qua sự tác động của xã hội,thông qua mối quan hệ người- người (quy luật xã hội)
Cái tự nhiên và cái xã hội tồn tại trong con người không tách biệt nhau mà thống nhất,
hoà nhập, chi phối, ức chế lẫn nhau C.Mác đã khẳng định: “ bản chất con người không
phải là cái gì chung chung trừu tượng, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” Nhận định này cho thấy:
- Con người tồn tại trong rất nhiều mối quan hệ, quan tâm đến các mối quan hệ của conngười chính là để hiểu rõ bản chất con người
- Bản chất con người bao giờ cũng được bộc lộ, được thể hiện ra trong chính cuộcsống, trong hoạt động đa dạng và phong phú của nó
Vậy, con người là sản phẩm của lịch sử xã hội, là thực thể mang bản chất xã hội baogồm những phẩm chất, thuộc tính có ý nghĩa xã hội được hình thành trong quá trình sống và
do kết quả của sự tác động qua lại giữa con người với con người trong xã hội Con người làchủ thể hoạt động, là lực lượng sáng tạo ra hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần cho xãhội
Với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay, con người được coi là nhân tố quyếtđịnh cho sự phát triển Nhận thức sâu sắc về vai trò của con người trong sự phát triển kinh tế
- xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã xác định:
- Coi mục tiêu, động lực chính của sự phát triển là vì con người và do con người
- Đặt con người vào vị trí trung tâm chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
- Khơi dậy tiềm năng của mọi cá nhân, tập thể lao động và cả cộng đồng dân tộc trongviệc thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước
Quan điểm trên cần được quán triệt trong mọi hoạt động của đời sống xã hội ở nước
ta và trong chính quá trình học tập, tu dưỡng của học sinh, sinh viên hiện nay
Trang 24Theo truyền thống và trong đời sống, người Việt Nam xem nhân cách con người gồmhai mặt đức và tài, phẩm chất và năng lực Đức nói lên mối quan hệ giữa con người với conngười. Tài nói lên mối quan hệ giữa con người với công việc.
Mặc dù có quan điểm khác nhau, nhưng nhìn chung các tác giả đều nhấn mạnh cácđiểm sau:
Một hệ thống các thuộc tính ổn định của con người Những thuộc tính này rất đa dạng,bao gồm các mặt: đức, trí, thể ,mỹ…
họ được biến đổi và trở thành những đặc điểm, thuộc tính người đích thực - tính xã hội - đạođức
2.1.2 Khái niệm về sự hình thành và phát triển nhân cách
Con người mới sinh ra chưa có nhân cách, nhân cách phản ánh bản chất xã hội của mỗi
cá nhân và chỉ hình thành và phát triển trong hoạt động và giao tiếp Chính trong qúa trìnhsống, hoạt động, giao tiếp, học tập, vui chơi con người đã tự hình thành và phát triển nhâncách
Sự phát triển nhân cách là sự biến đổi, sự tăng trưởng của mỗi cá nhân về mọi mặt theo
xu hướng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Nó bao gồm sự tăng trưởng về số lượng
Trang 25và chất lượng của mỗi cá nhân, bao gồm sự phát triển về mặt thể chất, sự phát triển về mặttâm lý, xã hội của con người:
Sự phát triển về mặt thể chất: đó là sự tăng trưởng về chiều cao, trọng lượng cơ thể, sựphát triển của các cơ bắp, sự hoàn thiện của các giác quan, hệ thần kinh và về mặt sinh lýcủa con người
Sự phát triển về mặt tâm lý: biểu hiện ở sự biến đổi cơ bản trong quá trình nhận thức,tình cảm, ý chí, hành động, đặc biệt là sự hình thành và hoàn thiện các thuộc tính tâm lý của
cá nhân
Sự phát triển về mặt xã hội: Thể hiện sự biến đổi trong cách ứng xử của mỗi cá nhânvới mọi người xung quanh, ở sự tích cực của cá nhân khi tham gia vào các hoạt động xã hội.
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
2.2.1. Vai trò của di truyền trong sự phát triển nhân cách
2.2.1.1 Khái niệm
Di truyền là sự tái tạo lại ở trẻ những thuộc tính sinh học nhất định của thế hệ trước Đó
là sự truyền lại từ thế hệ trước đến thế hệ sau những thuộc tính và những đặc điểm sinh họcnhất định đã được ghi lại trong chương trình của hệ thống gen
Ví dụ: màu tóc, màu da, hình thái có thể, đặc điểm hệ thần kinh, cấu trúc giải phẩu,khuôn mặt, vóc dáng…
Một số thuộc tính mà đứa trẻ có ngay sau khi chào đời gọi là thuộc tính bẩm sinh
2.2.1.2 Vai trò của di truyền đối với sự phát triển nhân cách
- Trong lý luận Giáo dục học, vấn đề di truyền những tư chất và những năng lực thuộc
một hoạt động nào đó là vấn đề quan trọng thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học và hoạtđộng thực tiễn giáo dục
- Di truyền tạo tiền đề vật chất cho sự phát triển nhân cách Nhờ có di truyền vật chất
“người”: một cơ thể khỏe mạnh, hệ thần kinh bình thường, các giác quan đầy đủ tạo điềukiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách
- Di truyền tạo ra sức sống bản chất của con người, tạo điều kiện thuận lợi, sự dễ dàng
cho con người phát triển mạnh mẽ trong các dạng hoạt động tương ứng về nghệ thuật, khoahọc và lao động, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách.
Ví dụ: Nhiều người bẩm sinh có giọng nói và hát tốt, trí nhớ lạ thường, óc toán học…Chính những tư chất này tạo điều kiện thuận lợi giúp con người hoạt động trong các lĩnh vựctương ứng
Như C.Mác cho rằng con người là một thực thể tự nhiên, trực tiếp hơn nữa là thực thểsống, con người được phú cho những sức mạnh tự nhiên, những sức sống đã trở thành thựcthể tự nhiên hoạt động; sức mạnh này tồn tại trong con người dưới dạng những tư chất vànhững năng lực ở dạng say mê (C.Mác và F.Ăngghen. Trích tác phẩm ở đầu thời kỳ)
Trang 26- Di truyền chỉ tạo ra tiền đề, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách, chúng
không vạch ra xu hướng phát triển cũng như không giới hạn trình độ phát triển Bởi lẽ ditruyền có trở thành hiện thực hay không, hoặc trở thành hiện thực ở mức độ nào còn phụthuộc vào sự đam mê, hứng thú học tập, hứng thú, tính tích cực, tự giác học tập, tu dưỡngrèn luyện của mỗi cá nhân
- Những yếu tố di truyền không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách
của con người, trong một số trường hợp nó còn gây khó khăn, cản trở sự phát triển nhâncách của mỗi cá nhân
Ví dụ: những em bé sinh ra đã bị khuyết tật như câm, mù, điếc, thiểu năng trí tuệ, chậmphát triển ngôn ngữ…do di truyền từ ông, bà, cha mẹ, hoặc do các tác động khác Trongnhững trường hợp này, yếu tố bẩm sinh bất lợi cho quá trình hình thành và phát triển nhâncách cho các em Bởi các em sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sống, học tập, tronggiao tiếp với mọi người xung quanh, đặc biệt là lĩnh vực học tập Nếu các em không có nghịlực, không có sự quan tâm chu đáo của gia đình thì nhiều em sẽ trở thành gánh nặng cho giađình và xã hội
Qua đây chúng ta có thể khẳng định rằng, yếu tố di truyền có vai trò rất quan trọng đốivới sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân Di truyền có liên quan đến việchình thành các năng lực hoạt động trong lĩnh vực nhất định Di truyền không quy định xuhướng phát triển nhân cách của cá nhân, cũng không giới hạn trình độ phát triển nhân cách
Xu hướng và trình độ phát triển nhân cách chủ yếu phụ thuộc vào giáo dục và ảnh hưởngcủa môi trường xã hội
2.2.1.3 Phê phán các quan điểm sai lầm về vai trò của di truyền
Qua sự phân tích trên chúng ta có thể nói rằng, nhân tố bẩm sinh - di truyền chỉ tạotiền đề phát triển nói chung, phát triển nhân cách nói riêng của con người, do đó chúng tacần phải đề phòng những quan niệm sai lầm về vai trò của di truyền
- Quan điểm duy tâm trong “Thuyết ưu sinh”, thuyết “Định mệnh do di truyền” đãtuyệt đối hóa vai trò của di truyền Những người theo trường phái này cho rằng, tư chất củacon người được quy định trước hành vi của người đó, quy định trước phẩm chất và trình độhoạt động trí tuệ của con người Theo họ, trẻ em sinh ra có những yếu tố sinh học thuận lợihoặc bất lợi sẽ quyết định mặt “thiên tài” hoặc “đần độn” sau này của trẻ
- Phái “Nhi đồng học” (Lan truyền ở phương Tây cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX)cho rằng, nhân cách, đạo đức của con người cũng mang tính di truyền vì thế cha mẹ thuộctầng lớp nào sẽ quyết vận mệnh của con cái họ như vậy Theo họ, con cái của những nhà báchọc, những người giàu có sẽ trở thành những người thông thái, thành đạt; con cái của nhữngngười lao động bình thường, những kẻ trộm cắp, rượu chè…cũng chỉ là những người nhưcha mẹ chúng
Ngược lại, với các quan điểm trên, thuyết “Giáo dục là vạn năng” lại phủ nhận hoàn
Trang 27toàn vai trò của di truyền Những người theo phái này cho rằng, yếu tố di truyền không cóvai trò gì đối với sự phát triển nhân cách Con người trở thành tốt hay xấu, thiện hay ác, tàigiỏi hay đần độn…hoàn toàn do giáo dục quyết định.
Những quan điểm trên hoặc là quá đề cao quá mức hoặc phủ nhận hoàn toàn vai trò củayếu tố bẩm sinh - di truyền đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, đây là những quanđiểm sai lầm, phản khoa học
* Rút ra những kết luận sư phạm cần thiết
- Trong quá trình giáo dục cần chú ý đúng mức đến vai trò là tiền đề, là điều kiện của
yếu tố bẩm sinh - di truyền đối với sự phát triển nhân cách Nếu xem nhẹ nhân tố di truyền
có nghĩa là chúng ta bỏ qua yếu tố tư chất- tiền đề thuận lợi cho sự phát triển nhân cách Nếutuyệt đối hóa hoặc đánh giá quá cao sẽ dẫn đến sai lầm về mặt nhận thức luận, phủ nhận khảnăng biến đổi bản chất con người cũng như hạ thấp vai trò của giáo dục và tự giáo dục
- Nhà giáo dục cần tìm hiểu, phát hiện sớm những em có năng khiếu đặc biệt, có tư
chất tốt, tạo điều kiện để các em phát triển tài năng, trở thành nhân tài cho đất nước
- Bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng cho sự phát triển toàn diện của mọi học
sinh, góp phần đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho đất nước
2.2.2 Vai trò của môi trường trong sự phát triển nhân cách
2.2.2.1 Khái niệm
Trong lý luận của Giáo dục học, môi trường được xem là một hệ thống phức hợp cáchoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho sự tồn tại vàphát triển của con người
Các nhà khoa học chia môi trường làm hai loại: môi trường tự nhiên và môi trường xãhội
- Môi trường tự nhiên: bao gồm các điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái phục vụ cho cáchoạt động học tập, lao động, rèn luyện sức khỏe, vui chơi giải trí… của con người
- Môi trường xã hội: bao gồm môi trường xã hội rộng, đó là hệ thống các quan hệchính trị, kinh tế, tư tưởng ảnh hưởng đến cá nhân thông qua môi trường hẹp Môi trườnghẹp là môi trường xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân như gia đình, nhà trường, làngxóm và nhóm bạn thân
2.2.2.2 Vai trò của môi trường đối với sự phát triển nhân cách
Khi nói đến vai trò của môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, người
ta thường nói đến vai trò của môi trường xã hội Tâm lý học và Giáo dục học mác xít chứngminh rằng, nhân cách con người chỉ có thể hình thành và phát triển trong những điều kiện xãhội. Vai trò đó được thể hiện ở các mặt sau:
- Môi trường đưa ra những yêu cầu khách quan đối với cá nhân con người trong những
giai đoạn lịch sử nhất định Thực chất đó là mô hình, kiểu nhân cách con người mà xã hội
Trang 28xem là mục tiêu phấn đấu phải xây dựng cho bằng được, đồng thời cũng phải xem đó lànguồn động lực cho sự phát triển liên tục của xã hội Mặt khác, mỗi thành viên xã hội cũngphải coi đó là mẫu nhân cách Là mục tiêu của bản thân để học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo
mô hình nhân cách đó nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội
- Môi trường tạo ra các phương tiện, điều kiện cho cho sự phát triển nhân cách theo
các yêu cầu khách quan đã xác định Đó là những điều kiện, phương tiện giúp con người
tham gia vào các hoạt động và giao lưu với những nội dung và hình thức đa dạng, phongphú, nhờ đó mà cá nhân có thể chiếm lĩnh được các kinh nghiệm xã hội, các giá trị văn hóacủa loại người để hình thành và hoàn thiện nhân cách của bản thân
- Môi trường quan tâm đặc biệt đến khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả những
khả năng vốn có của con người với nhân cách đang phát triển, nhằm không ngừng thúc đẩy
bản thân nó phát triển theo những định hướng mà môi trường xã hội xác định
- Môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách con người thông qua các mối quan
hệ xã hội đa dạng như: quan hệ giai cấp, dân tộc, gia đình; quan hệ sản xuất, quan hệ tưtưởng… Nhờ có các quan hệ này mà môi trường và con người tác động qua lại với nhau,trên
cơ sở đó nhân cách con người được hình thành và phát triển.Vì thế mỗi người đều cần phảitham gia vào các mối quan hệ cụ thể nhất định nhằm chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội,các giá trị đạo đức nhân văn…Để trên cơ sở đó có thể hình thành, phát triển và hoàn thiệnnhân cách phù hợp với những yêu cầu chung của xã hội
- Môi trường ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách, song ảnh hưởng đótheo chiều hướng và mức độ khác nhau đối với các loại thành phần xã hội khác nhau, thậmchí ở các cá nhân khác nhau
Bởi vì trong cùng một môi trường xã hội, nhưng mỗi thành viên lại có vị trí xã hội,điều kiện sống, học tập, lao động… khác nhau Vì vậy ảnh hưởng của môi trường đến sựphát triển nhân cách của các thành phần xã hội khác nhau sẽ không hoàn toàn giống nhau.Tương tự như vậy, ảnh hưởng của các thành viên xã hội khác nhau đối với môi trường cũngkhông hoàn toàn giống nhau
Hơn nữa mỗi thành viên xã hội là một cá nhận riêng lẻ Mỗi cá nhân có lập trường,quan điểm, thái độ, năng lực…không hoàn toàn giống nhau Vì vậy, tính chất, mức độ ảnhhưởng của môi trường đối với sự phát triển cá nhân còn phụ thuộc vào thái độ, lập trường,quan điểm của cá nhân đối với ảnh hưởng đó Cá nhân tiếp thu, chấp nhận hay phản đối, tùythuộc vào xu hướng và năng lực của cá nhân tham gia cải tạo môi trường tích cực hay tiêucực, mạnh hay yếu
- Môi trường không chỉ ảnh hưởng tích cực mà còn ảnh hưởng tiêu cực đối với sự hình thành và phát triển nhân cách Bởi trong quan hệ với môi trường, một mặt cá nhân tiếp nhận
được những ảnh hưởng tốt Song mặt khác, cá nhân cũng phải chịu ảnh hưởng xấu do môitrường đem lại Những ảnh hưởng tốt, tích cực, những ảnh hưởng xấu tiêu cực đan xen vào
Trang 29nhau, ảnh hưởng đến sự phát triển không đồng đều, thậm chí trái ngược nhau của các yếu tốmôi trường
Nhiều khi trong một yếu tố ảnh hưởng lại có tính hai mặt: mặt tích cực và mặt tiêucực.Trong môi trường xã hội nước ta hiện nay, các yếu tố tích cực rất nhiều, có tác dụngđịnh hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách con ngườiViệt Nam nói chung và thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng
Môi trường kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay là môi trường kinh tế thị trường, nềnkinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước, theo định hướng xã hội chủnghĩa Điều này kích thích, phát triển ở con người tính năng động hơn, linh hoạt động, có chítiến thủ, có khả năng tự lập cao hơn
Tuy nhiên nền kinh tế thị trường cũng có những mặt tiêu cực như: thái độ tôn sùngđồng tiền, coi thường đạo lý, muốn làm giàu nhanh chóng bất chấp pháp luật, tình trạngtham ô, hối lộ…cũng đã và đang tác động không nhỏ đến sự phát triển nhân cách con ngườiViệt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ Nếu không có sự định hướng đúng đúng đắn của nhàtrường, gia đình và nếu không có ý thức tự giáo dục, rèn luyện của bản thân thì các thànhviên trong xã hội sẽ dễ bị tha hóa, biến chất
*Tóm lại, môi trường và nhân cách có sự tác động qua lại lẫn nhau Tác động của môitrường ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách và được phản ánh vào nhâncách Mặt khác, tính tích cực của nhân cách cũng tác động đến môi trường nhằm góp phầnphát triển môi trường và cũng qua đó nhân cách lại có cơ hội ngày càng hoàn thiện hơn.
2.2.2.3 Phê phán các quan điểm sai lầm về vai trò của môi trường
- Quan điểm tuyệt đối hóa vai trò của môi trường đối với sự phát triển nhân cách Tiêubiểu là thuyết “Định mệnh do hoàn cảnh”, những người theo trường phái này cho rằng, mộtđứa trẻ sinh ra dù có bị khuyết tật gì nhưng nếu được sống trong môi trường tốt thì chúng thìchúng sẽ trở thành người tốt Hoặc một đứa trẻ, mỗi con người như một tấm lụa trắng, đứatrẻ đó sẽ trở thành người như thế nào là hoàn toàn do môi trường tạo nên
Ngược lại với quan điểm trên, quan điểm thứ hai lại phủ nhận hoàn toàn vai trò củamôi trường, những người theo trường phái này cho rằng môi trường không có vai trò, tácdụng gì đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người Tiêu biểu cho quanđiểm này là thuyết “Giáo dục vạn năng”
Nếu quá đề cao hoặc phủ nhận hoàn toàn vai trò của môi trường đều sai lầm và phảnkhoa học Tuy môi trường không có vai trò quyết định đối với sự phát triển nhân cách nhưng
nó lại có vai trò rất quan trọng bởi vì con người không thể trở thành người theo đúng nghĩa,càng không thể trở thành người có nhân cách nếu không được sống trong xã hội loài người,không có sự giao lưu với đồng loại, không có quá trình tham gia vào các hoạt động xã hội
*Từ đó có thể rút ra kết luận sư phạm cần thiết sau đây:
- Gia đình, nhà trường và mỗi cá nhân cần phải phát huy và khai thác triệt đệ những
Trang 30- Nhà trường, gia đình cần phải giúp cho thế hệ trẻ có những hiểu biết cần thiết về các
tệ nạn xã hội, tác hại của chúng thông qua các hoạt động tập thể, các buổi hoạt động ngoạikhóa, đồng thời giúp các em có bản lĩnh vững vàng để chống lại những cám dỗ tiêu cực củamôi trường xã hội
2.2.3 Giáo dục và sự phát triển nhân cách
2.2.3.1 Khái niệm
Giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng hẹp khác nhau Khi nói đến vai trò của giáo dụcđối với sự hình thành và phát triển nhân cách, người ta muốn nhấn mạnh đến giáo dục nhàtrường Đó là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, có nội dung, phương phápđược thực hiện trong nhà trường nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho người họcphù hợp với yêu cầu xã hội và giai đoạn lịch sử nhất định
2.2.3.2 Vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
Trong các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người, giáodục được xem là yếu tố đóng vai trò chủ đạo Vai trò chủ đạo của giáo dục thể hiện ở nộidung sau:
- Giáo dục là hoạt động có mục đích, có chương trình, có kế hoạch, có nội dung,phương pháp, phương tiện nhằm định hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách.Giáo dục diễn ra theo một quá trình được tổ chức chặt chẽ với một mục đích xác định.Mục đích này thường phản ánh các yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn phát triển của
nó đối với mô hình nhân cách con người mà xã hội yêu cầu Vì vậy nhà giáo dục phải xem
đó là cái đích cho họat động của mình, là kim chỉ nam cho hoạt động giáo dục của bản thân,đồng thời phải lấy nó làm chuẩn để đánh giá các hoạt động giáo dục của mình Còn ngườiđược giáo dục cũng phải xem đó là cái đích để rèn luyện, phấn đấu, sao cho đạt được với sự
nỗ lực cao nhất của bản thân, phải lấy nó làm chuẩn để tự đánh giá kết quả phát triển nhâncách của bản thân
- Giáo dục tổ chức, dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách theo mô hình đượcxác định
+ Điều này được thể hiện bằng việc xây dựng nội dung, phương pháp, phương tiện giáodục nhằm đạt đến mục đích đề ra
Giáo dục tổ chức các hoạt động dạy học, hoạt động xã hội, sinh hoạt tập thể…Trong đó
Trang 31dưới sự hướng dẫn, tổ chức và điều khiển của nhà giáo dục, người được giáo dục tự giác,tích cực tham gia để hình thành và phát triển nhân cách theo định hướng xã định Trong quátrình hoạt động, thường diễn ra sự điều chỉnh của nhà giáo dục và sự tự điều chỉnh của ngườiđược giáo dục nhằm giúp cho quá trình phát triển nhân cách của người được giáo dục không
bị lệch hướng Kết quả của quá trình này sẽ được nhà giáo dục đánh giá và người được giáodục tự đánh giá
- Giáo dục có khả năng tác động đến tất cả các mặt và làm phát triển toàn diện nhâncách (thể chất, tâm lý, xã hôi…)
- Giáo dục diễn ra trong suốt cuộc đời Ở vào môi trường giáo dục nhất định, giáo dụcthường có những tác động phù hợp với các đặc điểm của lứa tuổi và của mỗi cá nhân, dó đókhả năng làm phát triển tối ưu cho nhân cách
- Giáo dục được thực hiện trong các cơ quan chức năng chuyên biệt do đội ngũ giáoviên- những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, hiểu biết đặc điểm tâm sinh
lý lứa tuổi và có khả năng tổ chức hoạt động phụ trách
Trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong các môi trường sư phạm, nhà giáo dụcluôn là tấm gương sáng cho người được giáo dục học tập và noi theo bởi họ là những ngườihiểu biết, luôn có cách cư xử với mọi hoàn cảnh, mọi tình huống Nhà giáo dục luôn quantâm, động viên, giúp đỡ người được giáo dục kịp thời Nhà giáo dục luôn khêu gợi và tạođiều kiện để người được giáo dục phát huy cao nhất những tiềm năng sẳn có của mình, giúpcho quá trình phát triển nhân cách của người được giáo dục đạt hiểu quả các nhất
- Giáo dục không chỉ thích ứng mà còn đi trước hiện thực và thúc đẩy nó phát triển,
đưa con người đến "vùng phát triển gần nhất" Điều đó có giá trị định hướng cho việc xây
dựng mô hình nhân cách con người Việt Nam với tư cách là động lực của sự phát triển kinh
tế - xã hội
- Giáo dục có thể điều khiển, điều chỉnh sự phát triển nhân cách thông qua ảnh hưởngchi phối đến các yếu tố khác:
+ Đối với bẩm sinh- di truyền:
. Giáo dục tạo những điều kiện thuận lợi để các yếu tố di truyền được bộc lộ và phát triển. Giáo dục có thể phát hiện những yếu tố di truyền có lợi cho một số lĩnh vực hoạt độngnào đó (thường gọi là năng khiếu), bồi dưỡng kịp thời, định hướng để phát triển tài năng chođất nước thông qua hệ thống lớp chọn, trường chuyên, lớp bồi dưỡng năng khiếu, các cuộcthi olympic, thi học sinh giỏi các cấp và hệ thống các trường chuyên biệt khác
Giáo dục còn có khả năng cải tạo những yếu tố không thuận lợi do bẩm sinh- ditruyền đem lại cho con người Thông qua các trung tâm phục hồi chức năng, trung tâm nuôidạy trẻ khuyết tật như: câm, mù, điếc, chậm phát triển trí tuệ với đội ngũ chuyên viên đượcđào tạo chu đáo, cộng với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật, các trung tâm này có thểgiúp các em nắm được những kiến thức phổ thông, cơ bản, các kỹ năng cần thiết để các em
Trang 32có thể hòa nhập với cuộc sống xung quanh, đặc biệt chương trình giáo dục hòa nhập cộngđồng hiện nay đã và đang được xã hội ủng hộ nhiệt tình.
+ Đối với yếu tố môi trường: Môi trường không những tạo ra những yếu tố thuận lợi
mà con mang lại những yếu tố không thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cáchcủa người được giáo dục. Vì vậy giáo dục có thể:
Phát hiện những yếu tố thuận lợi của môi trường và sử dụng chúng phục vụ cho việcgiáo dục con người Giáo dục đã biết kết hợp các môi trường như: nhà trường, gia đình và xãhội để tạo ra sức mạnh tổng hợp, tạo điều kiện cho người học được giáo dục mọi nơi, mọichỗ, mọi lúc
Giáo dục có thể hạn chế, khắc phục những yếu tố không thuận lợi của môi trường đốivới sự hình thành và phát triển nhân cách con người
Qua đây ta thấy, giáo dục có vai trò rất quan trọng không thể thiếu được đối với sựhình thành và phát triển nhân cách, giáo dục đóng vai trò chủ đạo nhưng không phải là “vạnnăng” Sự hình thành và phát triển nhân cách là kết quả phối hợp của nhiều nhân tố tác động.Yếu tố giáo dục chỉ có thể phát huy tác dụng khi có sự hỗ trợ, phối hợp với các yếu tố khác.Mặt khác, sự hình thành và phát triển nhân cách thực chất là sự tác động của lại giữa cácnhân tố bên trong, bên ngoài, các nhân tố khách quan và chủ quan Vì vậy, cần phải có sự nỗlực, tích cực tự giác, ý thức vươn lên, tự hoàn thiện mình của mỗi cá nhân
2.2.3.3 Mối quan hệ giữa giáo dục và tính tích cực cá nhân trong sự phát triển nhân cách
Không nên quan niệm giáo dục chỉ là sự tác động một chiều của các lực lượng giáo dụcđến nhân cách người được giáo dục Giáo dục bao gồm cả hoạt động tích cực, đa dạng củangười được giáo dục Chính thông qua những loại hình hoạt động tích cực, tự giác của ngườihọc mà nhân cách người học được hình thành và phát triển
Như vậy, giáo dục là sự tác động qua lại giữa người dạy và người học, trong đó ngườidạy giữ vai trò chủ đạo - người học vừa là đối tượng, vừa là chủ thể tích cực, chủ động nhằmhình thành và phát triển nhân cách
2.2.3.4. Phê phán các quan điểm sai lầm về vai trò của giáo dục
- Tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục, tiêu biểu là thuyết “Giáo dục vạn năng” củaJ.Lốccơ Những người theo phái này quan niệm, tâm hồn trẻ em là những tờ giấy trắng,chiếc bảng sạch, nhà giáo dục có thể tạo mọi hình mẫu nhân cách lý tưởng mà mình mongmuốn
- Phủ nhận vai trò của giáo dục, tiêu biểu là thuyết “Định mệnh do di truyền” Và “Địnhmệnh do hoàn cảnh” Những người theo trường phái này phủ nhận hoàn toàn vai trò củagiaó dục, họ quan niệm sự phát triển của mỗi cá nhân do môi trường, hoàn cảnh tạo nênhoặc do trời quy định
2.2.3.5 Điều kiện để giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
Trang 33- Nhà giáo dục cần phải tính đến và phát huy triệt đệ những điều kiện bên trong baogồm cả sức sống tự nhiên, tư chất vốn có của mỗi người Những tư chất tự nhiên của conngười chịu ảnh hưởng khác nhau đối với từng mặt giáo dục, do đó vai trò của giáo dục nhâncách đối với từng mặt giáo dục cũng khác nhau.
- Giáo dục phải đi trước và kéo theo sự phát triển của người được giáo dục, nghĩa làngười giáo dục đưa ra những yêu cầu cao, vừa sức với người được giáo dục mà họ có thểhoàn thành với sự nổ lực cao nhất
- Để phát huy những điều kiện bên trong, ý thức được chấp nhận được những yêu cầucủa nhà giáo dục, như là yêu cầu của chính mình, là nguyện vọng của bản thân và mongmuốn thực hiện các yêu cầu đó; giúp họ đề ra những mục tiêu phấn đấu trong các hoạt động
và trong cuộc sống, tự thiết kế chương trình, kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện nhữngphẩm chất và năng lực mới cho bản thân
- Giáo dục trong nhà trường phải kết hợp với giáo dục trong gia đình và xã hội
2.2.4 Hoạt động cá nhân với sự phát triển nhân cách
Các nhà giáo dục cho rằng, mỗi cá nhân người được giáo dục đều tồn tại và vận động, phát triển với hai tư cách: vừa là đối tượng giáo dục, vừa là chủ thể tự giáo dục Song đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, người ta thường nhấn mạnh vai trò chủ thể tự giáodục và chủ thể nhận thức của mỗi cá nhân
Các công trình nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng, những tác động tích cực từ bên ngoài, từ môi trường, từ giáo dục có phát huy được tác dụng đối với người được giáo dục hay không, điều đó phụ thuộc vào bản thân cá nhân họ có thể hiện được đầy đủ tư cách chủ thể của mình hay không. Đúng như C.Mác đã từng khẳng định, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Các quan hệ đó lại được thể hiện, được duy trì bởi hàng loạt cáchoạt động phong phú, đa dạng của con người. Nhà Tâm lý học nổi tiếng của Liên Xô cũ A.N.Lêônchép cũng đã nhấn mạnh, chính trong các hoạt động, tâm lý, nhân cách con người mới được phát triển, hoàn thiện và nền tảng của nhân cách lại là chính các mối quan hệ, phụ thuộc giữa các hoạt động của con người do tiến trình phát triển của những hoạt động ấy tạo ra
Như vậy, cơ sở để hình thành và phát triển nhân cách chính là hoạt động của cá nhân.Nhân cách con người được hình thành và phát triển bao giờ cũng gắn liền với sự phát triểncủa hoạt động, của các loại hình hoạt động đa dạng trong cuộc sống của mỗi cá nhân
Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục các nhà giáo dục cần phải lưu ý một sốvấn đề sau:
- Cần xác định, động cơ, các phương thức hoạt động, hướng tới những mục tiêu giáodục cụ thể, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu và nguyện vọng của nhà giáo dục
- Tổ chức cho người được giáo dục các loại hình hoạt động đa dạng, phong phú về nộidung, hình thức, theo các chương chình,chủ đề phù hợp và có ý nghĩa giáo dục thiết thực.
Trang 34- Nhà giáo dục cần có kế hoạch cụ thể, chi tiết trong việc tổ chức hoạt động, phát huycao độ tính tích cực, tự giác của người được giáo dục trong quá trình tổ chức hoạt động.
- Qúa trình tổ chức hoạt động cần phải được tiến hành với những phương pháp, phươngtiện hợp lý và có hiệu quả
- Cần hướng dẫn, động viên, khích lệ, kiểm tra, đôn đốc và thường xuyên uốn nắn, điều chỉnh cho người được giáo dục trong các mối quan hệ và giao lưu cũng như trong hoạt động.
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
1. Phân tích khái niệm nhân cách
2.Sự phát triển nhân cách là gì? Cho ví dụ minh họa
3. Phân tích đặc điểm đặc trưng của con người truyền thống và hiện đại
4 Phân tích vai trò của yếu tố bẩm sinh - di truyền đối với sự hình thành và phát triểnnhân cách Phê phán những quan điểm sai lầm về vai trò của bẩm sinh di truyền đối với sựphát triển nhân cách
5 Môi trường có vai trò như thế nào đối với sự hình thành và phát triển nhân cách?Cho ví dụ minh họa
6 Phân tích vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
Để thực hiện vai trò đó, giáo dục cần phải thỏa mãn những yêu cầu gì?
Bài tập
1. Trong bài thơ Nửa đêm trong tập Nhật ký trong tù, Hồ Chủ Tịch đã viết:
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên
Hãy làm sáng tỏ quan điểm giáo dục về sự phát triển nhân cách trong hai câu thơ trên
2 Viết một mẫu chuyện kể về sự tiến bộ của một học sinh dưới ảnh hưởng của môi trường và giáo dục
Thảo luận
Vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách? Từ đó rút ra những bài học sư phạm cần thiết
Trang 35CHƯƠNG 3 MỤC ĐÍCH, MỤC TIÊU GIÁO DỤC VÀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
3.1 Khái niệm mục đích, mục tiêu giáo dục và mối quan hệ giữa mục đích, mục tiêu giáo dục
3.1.1 Khái niệm mục đích, mục tiêu giáo dục
3.1.1.1 Mục đích, mục tiêu
Trước khi tiến hành một họat động nhất định, con người có khả năng ý thức trước sựcần thiết của họat động, dự kiến trước kết quả của hoạt động Khái niệm mục đích, mục tiêuxuất hiện đầu tiên trong lịch sử là từ hoạt động của người lính; ví dụ như khi tập bắn thì đích
mà người tập ngắm để bắn trúng có thể là cái bia Người tập bắn nhìn thấy đối tượng cầnbắn trúng (cái bia) Cho nên mục đích ở đây là nhìn thấy cái đích cần bắn trúng là cái bia Từ
đó các khái niệm này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như : trước khi làmngôi nhà …người ta thường hình dung (dự kiến) trước ngôi nhà sẽ làm… Như vậy, trước khithực hiện họat động nào đó, con người đã xác định được đích đến của họat động, hoạt động
để làm gì?
Mục đích được hiểu là sự dự kiến trước (hình dung trước) kết quả của hoạt động.
Để hình dung rõ hơn mục đích cần phân tích mục đích ra thành các mục tiêu
Mục tiêu được hiểu là sự cụ thể hóa của mục đích, hình dung mục đích theo các giai đoạn, cấp độ, phạm vi, mức độ nhất định với kết quả cụ thể.
Mục tiêu có thể xem xét ở tầm chiến lược (định hướng) và ở phạm vi tác nghiệp (hoạtđộng) Khi xác định mục tiêu thường dự kiến về số lượng, chất lượng, cơ cấu, chế độ và thểchế
- Mục tiêu (MT) về số lượng là dự kiến số lượng sản phẩm sẽ đạt được Ví dụ như sốlượng học sinh vào học, lên lớp, ra trường; số lượng giáo viên đạt chuẩn, vượt chuẩn; sốlượng trường học (mầm non, phổ thông, dạy nghề, cao đẳng, đại học)…
- MT về chất lượng là dự kiến sẽ đạt được các yêu cầu của chất lượng sản phẩm Ví dụnhư chất lượng tuyển sinh, chất lượng về học lực và hạnh kiểm, chất lượng tốt nghiệp;Trường chất lượng cao, đào tạo nhân tài và người lao động chất lượng cao
- MT về cơ cấu là dự kiến về các thành phần, cấu trúc đảm bảo cân đối, phù hợp, phongphú, toàn diện Ví dụ như cơ cấu các môn học trong chương trình giáo dục, ngành nghề đàotạo nhân lực, nhân tài, các loại hình trường lớp đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xãhội và khoa học - công nghệ trong giai đoạn hiện nay…
- MT về thể chế là xem xét các chế độ, chính sách nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển con