1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi làm quen tác phẩm văn học thông qua tiết kể chuyện

21 455 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 7,38 MB

Nội dung

Chính vì thế để đạt được mục đích của môn học: Làm quen với văn học bản thân tôi đã nghiên cứu suy nghĩ đó là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi

Trang 1

Ngay từ khi còn nằm trong nôi được tắm trong những lời ru của bà, của

mẹ, trẻ được sống trong một thế giới tràn ngập những lời ru, điệu ngâm, để lạitrong đầu óc non trẻ của các em những ấn tượng đầu tiên về nhạc điệu, nhịpđiệu…[3]

Ba tuổi rời vòng tay mẹ đến trường mẫu giáo Bước vào môi trường mớivới bao nỗi hồi hộp, thắc mắc, truyện thơ giúp trẻ thoả mãn những âu lo ấy khiđược nghe cô giáo kể chuyện, đọc thơ, hát ru Tất cả những việc làm đó khiếncho trẻ có những cảm xúc, tình cảm thân thiết, chúng hân hoan đọc theo nhữngvần thơ, những vần điệu của thơ làm thoả mãn nhu cầu tinh thần của trẻ

Trẻ ở lứa tuổi lên ba nói chung là nhỏ thì không nhỏ mà lớn thì cũng chưahẳn là lớn Vì thế việc phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ ở giai đoạn này rất

là quan trọng Trong quá trình dạy trẻ làm quen với văn học đòi hỏi người giáoviên phải giúp trẻ cảm nhận được giá trị nghệ thuật của bài thơ, câu chuyện cónghĩa ngữ nghệ thuật Muốn thực hiện được những điều trên thì người giáo viênphải có một chất giọng hay thể hiện được sự lên, xuống nhấn mạnh tùy theo bàithơ và câu chuyện Qua đó trẻ cảm nhận sâu sắc về bài thơ, câu chuyện một cáchtích cực và trẻ sẽ thể hiện lại bằng tư duy và ngôn ngữ của chính mình

Chúng ta đang sống trong những năm của thế kỷ XXI – thế kỷ của khoahọc công nghệ hiện đại Việc giáo dục con người hoàn thiện để sánh kịp thời đạiluôn là vấn đề cấp thiết không chỉ của riêng các nhà giáo dục mà của toàn xãhội Để đạt được sự hoàn thiện đó chúng ta không thể bỏ qua “thời thơ ấu” củamỗi con người Trẻ em chính là trang sách mở đầu của mỗi cuộc đời, là nơi đặtnhững viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng nhân cách của con người

Đối với trẻ mầm non, trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ Âm điệu,hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tâm hồn tuổithơ Những câu chuyện cổ tích, thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ Chính vì vậy chotrẻ tiếp xúc với văn học là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệuquả nhất

Qua việc cho trẻ làm quen văn học chính là hình thành ở trẻ những tìnhcảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẫm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như:

Trang 2

Lòng yêu thiên nhiên ở cỏ, cây hoa lá, lòng kính trọng yêu thương gần gũi vàgiúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị

em Thông qua hoạt động này trẻ làm tái tạo và sáng tạo thêm những tình tiếtcủa tác phẩm một cách hồn nhiên phù hợp với nội dung của tác phẩm Thôngqua sự hiểu biết, trí tưởng tượng của trẻ Đồng thời trẻ đọc thuộc thơ, kể lạichuyện được Chính vì thế để đạt được mục đích của môn học: Làm quen với

văn học bản thân tôi đã nghiên cứu suy nghĩ đó là lý do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3 tuổi làm quen với tác phẩm văn học thông qua tiết kể chuyện”.

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Thông qua việc nghiên cứu, điều tra khảo sát thực tế tại lớp mẫu giáo 3tuổi nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông quatiết kể chuyện

- Tìm ra biện pháp để tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Trẻ mẫu giáo 3 tuổi lớp Mầm 1 - Trường Mầm non Hà Lĩnh

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

a Phương pháp nghiêm cứu lí luận: Bản thân tôi luôn đọc và sử dụng cáctài liệu liên quan đến đề tài gồm các văn bản, chỉ thị, kế hoạch thực hiện nhiệm

vụ năm học của ngành, của trường Mầm Non Hà Lĩnh Ngoài ra tôi luôn thamkhảo các tài liệu trên mạng internet, học hỏi đồng nghiệp trong trường cũng như

ở các trường khác

b Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Giáo viên phải luôn gần gũi trẻ, nắm bắt được nhu cầu của trẻ để từ đóđưa ra những kiến thức và nhu cầu phù hợp với trẻ

Luôn quan tâm đến nhu cầu và khả năng nhận thức của trẻ để đưa ranhững phương pháp phù hợp với trẻ

c Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩmvăn học thông qua tiết kể chuyện:

- Tổ chức dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi

- Thực hiện chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ

- Tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời, đi dạo, tham quan

- Tổ chức cho trẻ được kể chuyện, đóng kịch Sân khấu hóa trong một sốhoạt động của trẻ

d Phương pháp khảo sát thiết dạy:

Đây là phương pháp thực hiện nhằm khảo sát diễn biến của nhiều mốiquan hệ trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phâm văn học Người nghiêncứu phải xác định mục đích đạt được một vài vấn đề nghiên cứu cụ thể, lựa chọnphương pháp khảo sát chất lượng

1.5 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

- Hiện nay việc dạy học luôn tập trung và chú trọng vào chuyên đề giáodục lấy trẻ làm trung tâm Chính vì thế trong sáng kiến kinh nghiệm lần này tôiluôn chú trọng đến mọi hoạt động của trẻ và luôn đặt trẻ làm trung tâm

Trang 3

- Ngoài ra tôi chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạtđộng của trẻ.

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với cácgiai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ Trẻ ởlứa tuổi mầm non sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc chịu ảnh hưởng lớn của việctích cực hoá vốn từ, ngôn ngữ của trẻ đã trở nên được mở rộng hơn, có trật tựhơn, mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện Khả năng nói trình bày ý nghĩa, hiểungôn ngữ hoàn cảnh của trẻ cũng đã bắt đầu phát triển Bằng các hình tượng vănhọc mở ra cho trẻ cuộc sống với xã hội và thiên nhiên, các mối quan hệ qua lạicủa con người Những hình tượng đó giúp trẻ nhận thức được tính rõ ràng, chínhxác của từ ngữ trong tác phẩm văn học

Làm quen với tác phẩm văn học chỉ ra mức độ, giới hạn, yêu cầu của việccho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học qua nghệ thuật đọc và kể chuyện của côgiáo Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nộidung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứngthú đối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay cáiđẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chấtvăn học nghệ thuật như đọc thơ, kể chuyện, chơi trò chơi đóng kịch; Cao hơn làtiến tới sáng tạo ra những vần thơ, câu chuyện theo tưởng tượng của mình, gópphần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ

Đặc điểm của trẻ mầm non là trẻ học bằng tai, bằng mắt Đành rằng cácgiác quan đều được huy động cho nhu cầu khám phá thế giới của trẻ nhưng lớphọc đầu tiên bên cái nôi và những tiếng ru hời của mẹ với âm thanh trầm bổngdịu ngọt rót vào tai trẻ, là bài học hấp dẫn mới lạ

Trẻ từ 3 đến 4 tuổi có thể sử dụng ngôn ngữ để thể hiện sự hiểu biết, cảmxúc, ấn tượng của mình Sự phát triển ngôn ngữ gắn liền với sự mở rộng giaolưu của trẻ đối với thế giới xung quanh, với con người, với đồ vật và thiên nhiên

Vì vậy thời kỳ này, chúng ta cần tích cực cung cấp các từ mới cho trẻ, mở rộngphạm vi tiếp xúc của trẻ với thế giới xung quanh, tạo điều kiện cho trẻ có thểgiao tiếp nhiều với nhau qua các trò chơi, câu chuyện, bài hát [4]

Nhờ được nghe, tiếp xúc, có những hiểu biết sơ đẳng về văn học, bướcđầu trẻ sẽ nhận biết được sự khác nhau về nội dung và hình thức giữa các thểloại thơ, truyện Không những giúp trẻ cảm nhận được cái đặc sắc của cách diễnđạt hình tượng, nhà sư phạm còn cần giúp trẻ phân biệt được hình tượng nghệthuật với hiện thực, hình thành một số khái niệm văn học như: Thơ, truyện, nhânvật, hình ảnh…, giúp trẻ trao đổi những điều đã được nghe và bộc lộ những suynghĩ của mình về tác phẩm, nhằm phát triển đời sống tinh thần của trẻ Khi chotrẻ làm quen với tác phẩn văn học góp phần mở rộng nhận thức, phát triển trítuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phát triển ngôn ngữ, phát triển ở trẻhứng thú “đọc sách”, kỹ năng đọc và kể tác phẩm [4]

Trang 4

2.2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

a.Thưc trạng chung.

Trường mầm non và Hà Lĩnh luôn được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng

và chính quyền địa phương luôn chăm lo cho công tác giáo dục xã nhà

Đội ngũ nhà trường trẻ, khỏe, nhiệt tình và luôn yên tâm công tác Bangiám hiệu nhà trường luôn có kế hoạch chỉ đạo chuyên đề làm quen với văn học

Có kế hoạch thăm lớp, dự giờ, kiểm tra đánh giá giáo viên Công tác phối kếthợp giữa ban giám hiệu với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường hoạt độngchặt chẽ

Lớp có phòng học rộng , thoáng mát, đảm bảo diện tích cho trẻ hoạt động,

có đồ dùng đồ chơi, tài liệu cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

Số trẻ trong lớp có chung một độ tuổi nên nhận thức của trẻ tương đốiđồng đều, đa số trẻ đến lớp chuyên cần

b Thực trạng đối với giáo viên.

Bản thân là giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình yêunghề mến trẻ Có khả năng đọc kể diễn cảm cho trẻ nghe và biết định hướng chotrẻ kể chuyện, đọc thơ có hiệu quả, tạo được môi trường hoạt động ở lớp tươngđối phong phú

Là giáo viên lâu năm bản thân luôn ý thức được việc học tập để nâng caotrình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân Luôn học hỏi kinh nghiệm thôngqua đồng nghiệp, sách báo, mạng internet để có những sáng tạo mới trongphương pháp dạy

Bản thân tôi luôn thường xuyên luyện giọng đọc, kể để góp phần truyềnđạt các tác phẩm văn học đến trẻ được cuốn hút hơn

c Thực trạng đối với phụ huynh.

Trường Mầm Non Hà Lĩnh đóng trên địa bàn nông thôn chủ yếu là làmnông nghiệp nên đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn Trình độ dân trítrên địa bàn còn thấp do đó việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trongcông tác chăm sóc giáo dục trẻ còn gặp nhiều khó khăn

Đa số phụ huynh đi làm ăn xa các cháu ở nhà với ông bà, nên việc chămcác cháu ở nhà phần nào còn hạn chế điều này có ảnh hưởng rất lớn đến côngtác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường

d Thực trạng đối trẻ.

Số trẻ trong lớp là 25 cháu, trong khi đó trẻ mới đi học chưa có nề nếphọc tập cũng như kiến thức của trẻ còn hạn chế, nên tôi còn gặp nhiều khó khăntrong việc tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

Bên cạnh đó còn một số trẻ nói ngọng, nói lắp, phát âm không chuẩn, đa

số trẻ còn nói tiếng địa phương nên ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ mạchlạc đối với trẻ

Mặc dù đồ dùng, đồ chơi tương đối đầy đủ nhưng chưa phong phú đadạng về chủng loại và màu sắc, đồ dùng đồ chơi tự làm nên có tính khoa học vàthẩm mỹ chưa cao, chưa hấp dẫn trẻ

Trang 5

Kết quả khảo sát thực trạng :

trẻ

Kết quả Tốt, Khá Trung Bình

1 Khả năng cảm thụ tác phẩm 25 17 68 8 32

3 Kĩ năng đọc kể diễn cảm 25 15 60 10 40Qua kết quả trên cho thấy chất lượng trên trẻ chưa cao, chưa đồng đều sốcháu đạt trung bình còn nhiều Giáo viên chủ yếu thực hiện tiết dạy theo phươngpháp truyền thống, chưa linh hoạt, chưa sáng tạo trong việc đưa các thủ thuật đểthu hút trẻ Ngoài ra trong tiết dạy giáo viên chưa lấy được trẻ làm trung tâm,chưa phát huy hết khả năng vốn có của trẻ

Từ thực tế giảng dạy, kết hợp với học tập nghiên cứu tài liệu và học tậpchuyên đề do ngành chỉ đạo Tôi đã rút ra được một số biện pháp đạt kết quả tốttrong việc dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua tiết kể chuyện

2.3 GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ 3 TUỔI LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC THÔNG QUA TIẾT KỂ CHUYỆN

Các giải pháp thực hiện.

Để thực hiện tốt nội dung nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tácphẩm văn học trong trường Mầm non chúng ta cần sử dụng linh hoạt các biệnpháp cơ bản sau:

Giải pháp 1 Tạo môi trường hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

Tạo môi trường cho trẻ hoạt động là rất cần thiết trong chương trình đổi mới Hiện nay, nếu cô giáo tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kíchthích trẻ phát triển ngôn ngữ, tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được rấtcao Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã đi sâu vào tạo môi trường bằng cách đưahình ảnh nhân vật của các câu chuyện nổi bật vào góc văn học và một số góctrong và ngoài lớp học thể hiện trên các mảng tường Vẽ và sưu tầm một số bộtruyện tranh ngoài chương trình để đưa vào giảng dạy, vận động phụ huynhđóng góp truyện tranh đưa vào góc văn học cho trẻ hoạt động thường ngày.Những câu chuyện được thể hiện trên các mảng tường trong không gian to đãgiúp trẻ dễ tri giác, trẻ được thảo luận, bàn bạc về câu chuyện đó

Ngoài việc tạo những bức tranh trên mảng tường, sa bàn, những tậptruyện tranh chữ to tôi còn đi sâu làm một số đồ dùng trực quan cho trẻ hoạtđộng như: Một số con rối dẹt có bánh xe, có cử động tay chân và tận dụngnhững truyện tranh cũ, những sản phẩm vẽ của trẻ, cắt dán bồi bìa cứng cho trẻghép tranh kể chuyện sáng tạo hoặc cắt dời các con vật cho trẻ tự chọn các convật đó để kể chuyện sáng tạo theo ý tưởng của mình

Trang 6

Hình ảnh 1: Sa bàn kể chuyện

Điều đặc biệt hơn nữa tôi đầu tư suy nghĩ và làm ra các loại rối tay cho trẻhoạt động Thực tế tôi nhận thấy đồ dùng làm bằng rối tay hầu như ở các lớpkhông có cho trẻ hoạt động, qua nghiên cứu tìm tòi tôi đã vận dụng làm từ cácquả bóng, chổi rơm, đĩa nhựa đồ chơi… để làm mặt con rối sau đó dùng vảihoặc len móc làm váy, thân, tay để khi trẻ sử dụng không bị thô và cứng Cáckhuôn mặt có thể thay đổi tuỳ theo nội dung, nhân vật của câu chuyện trẻ kể

Qua cách nghĩ và làm như vậy tôi đã tạo ra một góc văn học với nhiềuchủng loại về đồ dùng trực quan đa dạng phong phú, giúp trẻ hứng thú tham giavào các hoạt động Vì vậy đòi hỏi cô giáo phải biết tạo cảm xúc cho trẻ bằng cáccon vật ngộ nghĩnh đáng yêu, đồng thời biết gợi mở cho trẻ có cảm xúc tích cựctham gia hoạt động làm quen với văn học nói chung và kể chuyện nói riêng

Giải pháp 2 Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ

Ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều có những đặc điểm tâm lý giốngnhau để giúp giáo viên và cha mẹ giao tiếp tốt với trẻ Khi hiểu rõ được nhữngđặc điểm tâm lý này của trẻ giúp tôi dễ dàng lựa chọn phương pháp giảng dạy,định hướng và giúp trẻ phát triển đúng theo từng giai đoạn

Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu hình thành khả năng giao tiếp và hào hứng vớiviệc giao tiếp với mọi người Trẻ quan sát những gì đang diễn ra xung quanh cha

mẹ, người thân và giáo viên để học theo Vì thế tôi luôn chú ý trong ngôn ngữgiao tiếp trên lớp sao cho chuẩn mực sư phạm, luôn đưa ra những câu chuyện,các tình huống, trò chơi phát huy tích cực khả năng giao tiếp của trẻ.[2]

Vào đầu năm học tôi thường xuyên gần gũi trò chuyện, gợi mở nắm bắtnhững cá tính riêng của trẻ, động viên thu hút trẻ tham gia vào các nhóm bạn.Tôi đã phát hiện ra trẻ rất hiếu động, thích khám phá, tìm tòi, trẻ dễ nhớ chóng

Trang 7

quên, sự chú ý có chủ định phụ thuộc vào sự hứng thú và điều kiện mới lạ, trẻthích nghe động viên, thích nghe đọc thơ, kể chuyện, thích chơi các trò chơi, quatrò chơi trẻ tiếp thu bài một cách thoải mái, chủ động và kết quả cao, tôi đã chotrẻ chọn nhóm học và chơi để tìm hiểu những sở thích, khả năng của trẻ Nếu trẻ

có khả năng về đọc thơ, kể chuyện tốt thì tôi có kế hoạch bồi dưỡng cho trẻ đểtrẻ phát triển năng khiếu của mình và ngược lại trẻ phát âm chưa chuẩn, nóingọng, nói lắp nhiều thì tôi cã kế hoạch bồi dưỡng bố trí cho những trẻ đó tiếpxúc nhiều hơn với những bạn có năng khiếu nhằm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin vàphát triển toàn diện hơn về mọi mặt Vì thế khi nắm bắt được tâm lý của trẻ, tôi

tự tìm tòi cho mình nhiều giải pháp khác nhau để đưa chất lượng giảng dạy tốthơn

Giải pháp 3: Làm quen với văn học ở mọi lúc mọi nơi

Thực hiện tích hợp trong tổ chức hoạt động giáo dục trẻ ở trường mầmnon đòi hỏi phải thiết kế nội dung và triển khai hoạt động giáo dục thành mộtthể thống nhất trong khung cảnh có ý nghĩa để trẻ hứng thú, tích cực tham giahoạt động tạo nên tác động đồng bộ đến đứa trẻ như một chỉnh thể trọn vẹn.[2]

Các hoạt động ngoài giờ học cũng góp phần rất lớn vào việc cho trẻ làmquen với tác phẩm văn học Việc làm quen với tác phẩm văn học ở đây nhằmthỏa mãn nhu cầu giải trí cho trẻ, bổ sung nhiều mặt của các tiết trên lớp, giúptrẻ hiểu sâu và nhớ lâu tác phẩm, biết cách đọc diễn cảm các tác phẩm văn học

Từ đó nâng cao năng lực cảm thụ tác phẩm, nâng cao năng khiếu nghệ thuật chotrẻ Đồng thời phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ sử dụng từ chính xác, diễnđạt biểu cảm và mạch lạc

Tất cả đều thể hiện qua các hoạt động:

+ Thông qua giờ đón, trả trẻ, chơi tự do, chuẩn bị cơm trưa

Giáo viên đều có thể cho trẻ làm quen với văn học Cô đọc, kể cho trẻnghe những câu chuyện, bài thơ mới mà trẻ sắp được học trong giờ thơ chuyện,hoặc nghe những tác phẩm ngoài chương trình Cô cũng có thể hướng dẫn trẻ ônluyện các tác phẩm đã học bằng cách đó, hoặc chơi phân vai, đóng kịch…đểviệc ôn luyện hấp dẫn, linh hoạt, giáo viên nên tổ chức dưới hình thức trò chơi(như hái hoa, đoán tên)

Khi tiến hành ôn luyện cho trẻ qua hình thức này tôi đã chú ý rèn luyệnnâng cao năng lực đọc, kể diễn cảm tác phẩm văn học cho trẻ Tôi luôn khuyếnkhích sự sáng tạo của trẻ khi đọc, kể tác phẩm

+ Thông qua hoạt động học của trẻ:

Ví dụ như: Khi kể/đọc những truyện tranh hấp dẫn để kể cho trẻ nghenhằm giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện, nhớ được trình tự các sự kiện củatruyện, hiểu và biết cách sự dụng các từ ngữ văn học nghệ thuật trong mỗi tácphẩm cần đàm thoại với trẻ theo hệ thống câu hỏi sát thực và dễ hiểu

Với các bài thơ, ca dao tôi luôn lựa chọn những bài thơ có sắc thái khácnhau: êm dịu, nhẹ nhàng, vui vẻ, hóm hỉnh nhằm giúp trẻ cảm nhận cái hay,cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng Việt và trong cuộc sống Để giúp trẻ cảm thụ tốtngôn ngữ của thơ tôi cần đọc diễn cảm, thể hiện nhịp điệu, âm điệu và sắc thái

Trang 8

của bài thơ Để trẻ cảm thụ tốt nội dung của bài thơ, cần cho trẻ quan sát thiênnhiên, xem tranh ảnh, trò chuyện với trẻ về chủ đề của bài thơ trước khi cho trẻđọc bài thơ.

+ Thông qua lúc dạo chơi, tham quan:

Bản thân tôi luôn tìm những bài thơ, câu đố… phù hợp với hoàn cảnh khitrẻ đi dạo chơi, tham quan

+ Thông qua hoạt động vui chơi:

Tôi luôn giúp trẻ đọc thuộc những bài thơ khó, dài, giúp trẻ đọc diễn cảm.Hay tôi giúp trẻ thuộc lời nhân vật trong các câu chuyện, thể hiện đúng giọng điệu của nhân vật

+ Thông qua góc văn học:

Trong lớp giáo viên nên bố trí một góc đủ ánh sáng, kê bàn, giá sách đểcác loại truyện tranh, tranh minh hoạ các tác phẩm trong chương trình Ngoàigiờ học cô gợi ý để các cháu tự lấy truyện tranh ra kể cho nhau nghe

Đối với truyện tranh mới, cô tiến hành kể cho từng nhóm nghe theo cáchsau: Ban đầu cô cho trẻ tự tìm hiểu nội dung của các hình ảnh trong truyệntranh, sau đó cô dùng câu hỏi gợi ý để hướng sự chú ý của trẻ vào các hình ảnhcủa tranh vẽ rồi cô đọc đoạn chữ dưới tranh Lần lượt đọc từng tranh, khi đọcxong chuyện cô cho trẻ xem tranh một lầm nữa Xem tranh minh hoạ trongchương trình có tác dụng củng cố những điều trẻ đã được nghe, làm rõ nhữngchỗ trẻ chưa hiểu kỹ

Góc văn học sẽ thu hút trẻ, giúp trẻ tiếp xúc với văn học một cách tự giácnếu thường xuyên được cô giáo thay đổi các loại sách, tranh mới vì vậy tôi luôn

có kế hoạch bổ sung sách mới và hướng dẫn trẻ xem sách

Hình ảnh 2: Trẻ được làm quen với sách truyện

+ Thông qua việc tổ chức ngày hội, ngày lễ:

Thông qua các ngày lễ: 8/3; 20/11 tôi luôn cố gắng lồng ghép để trẻ đượcđọc thơ diễn cảm, đóng kịch Khi được tham gia hoạt động này trẻ học được

Trang 9

cách diễn đạt sắc thái có biểu cảm, phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, đồngthời giúp trẻ có phong cách mạnh dạn, tự tin.

Giải pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin

Để thu hút sự chú ý, gây hứng thú của trẻ tôi đã sử dụng công nghệ thôngtin vào một số bài dạy cụ thể sau :

Ví dụ : Dạy câu truyện : “Quả bầu tiên ”

       Chủ đề : Thế giới thực vật

       Chủ đề nhánh : Một số loại cây

Với bài dạy này tôi đã sử dụng phần mềm PowerPoint để soạn giáo ánđiện tử xuyên suốt cả tiết dạy Để làm được giáo án điện tử trước hết tôi cầnphải chuẩn bị đầy đủ những học liệu cần thiết như :

- Tìm những cây hoa, cây cảnh, cây lấy gỗ, cây ăn quả ở ngoài thật và trên

mạng theo chủ đề và bài hát về chủ đề đó là bài “Vườn cây của Ba” để quay

video làm thành phim đưa vào vi tính

- Quyển tranh truyện

- Băng đĩa kịch bản câu chuyện

- Nhạc bài hát : “Bầu và Bí”

- Vẽ hình ảnh con chim én

Tất cả những hình ảnh trên đều được quay video, chụp ảnh đưa vào máytheo trình tự một tiết dạy Trước khi vào tiết dạy tôi còn chuẩn bị máy tính xáchtay đã cài đặt phần mềm PowerPoint, máy chiếu, phông chiếu là những đồ dùngcần thiết khi giảng dạy

Với đặc điểm tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng nên việc sửdụng công nghệ thông tin vào tiết dạy, trẻ đặc biệt rất hứng thú, trước khi vàobài học, khi nhìn thấy trong lớp có máy vi tính, có máy chiếu, tất cả trẻ đều ngạcnhiên đến sửng sốt, đến khi vào tiết học khi được xem trực tiếp các hình ảnhđộng kèm theo âm thanh, bài hát trên màn hình trẻ vô cùng thích thú Tiết họctrôi qua một cách nhẹ nhàng đầy lôi cuốn trẻ từ đầu đến cuối Đến khi hết tiếthọc trẻ còn nói “ học tiếp đi cô”

Với bài dạy này trẻ được quan sát kỹ các hình ảnh các loại cây một cáchsống động và trung thực, trẻ được quan sát kỹ nội dung quyển tranh truyện trênmáy chiếu thay vì quyển tranh truyện bé ở ngoài Trẻ được xem và khắc sâu tínhcách nhân vật cậu bé hiền lành tốt bụng, lão địa chủ tham lam độc ác qua cử chỉ,nét mặt của từng nhân vật, qua đó trẻ tập trung cao độ vào tiết học, hăng hái phátbiểu xây dựng bài, giờ học sôi nổi

Từ đó phát huy được tính tích cực, phát triển ngôn ngữ cho trẻ Giờ họcđạt kết quả từ 90-95%

Giải pháp 5: Trẻ được thực hành đóng kịch, đọc thơ

Đối với trẻ 3-4 tuổi là thời kỳ phát triển ngôn ngữ mạnh nhất Chính vì thếtrẻ luôn muốn bắt chước người lớn, luôn thể hiện những gì trẻ đã gặp trong cuộcsống hàng ngày

Với tác phẩm văn học là các câu chuyện trẻ cũng rất thích thể hiện làmcác nhân vật trong các câu chuyện mà trẻ thích Chính vì thế sân khấu hóa

Trang 10

những tác phẩm nghệ thuật giúp trẻ lĩnh hội rõ ràng, đúng đắn nội dung tácphẩm Sau khi trẻ đã được nghe cô kể truyện diễn cảm nhiều lần, cảm nhậnđược sắc thái ngôn ngữ khác nhau đối thoại giữa các nhân vật Kết hợp xemtranh minh hoạ, giải thích thêm về tính cách nhân vật để thêm chất liệu cho trítưởng tượng nghệ thuật của trẻ Trẻ có thể hình dung rõ nét dáng điệu, cử chỉ,ngôn ngữ của nhân vật Và sau khi trẻ đã tiến hành tập kể lại chuyện, cô cho trẻtập các động tác, cử chỉ của nhân vật trong chuyện như sau:

+ Cô tóm tắt nội dung cơ bản của truyện

+ Cô diễn lại từng đoạn truyện, dừng lại gợi ý giúp trẻ lựa chọn các độngtác, điệu bộ để diễn tả

+ Trẻ nhắc lại các câu nói trong truyện

+ Cho trẻ thực hành, cô làm mẫu trực quan để sửa sai cho trẻ

Việc này cần được tiến hành ngoài giờ học trước khi đóng kịch trên lớpChuẩn bị sân khấu, đạo cụ: Cô làm sân khấu đơn giản, phông màn (nếu có).Chuẩn bị hóa trang cho trẻ bằng mũ múa, trang phục phù hợp với các nhân vật

- Tiến hành đóng kịch:

+ Lựa chọn tác phẩm văn học và đóng kịch

+ Cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học và kịch bản

+ Phân vai và luyện tập

+ Sân khấu, đạo cụ và hóa trang

+ Biểu diễn

Khi cho trẻ tập và thể hiện các vai, cô theo dõi, nhận xét, giúp trẻ sửa sai

và khích lệ, động viên trẻ lúc đầu nên chọn cháu có khả năng mạnh dạn tham giasau đó khuyến khích các cháu nhút nhát cùng tham gia đóng vai.[1]

Hình ảnh 3: Trẻ tập đóng kịch

Ngày đăng: 09/08/2017, 16:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w