NGUYỄN NGỌC CÔNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN KHU CÁC LÀNG DÂN TỘC, THUỘC LÀNG VĂN HÓA – DU LỊCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ C
Trang 1NGUYỄN NGỌC CÔNG
QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN KHU CÁC LÀNG DÂN TỘC, THUỘC LÀNG VĂN HÓA –
DU LỊCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
HÀ NỘI - 2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-
Trang 2NGUYỄN NGỌC CÔNG KHOÁ 2014-2016
QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN KHU CÁC LÀNG DÂN TỘC THUỘC LÀNG VĂN HÓA-DU LỊCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS ĐẶNG ĐỨC QUANG
Hà Nội - 2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu nêu trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Ngọc Công
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, với sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo, sự động viên của bạn bè, đồng nghiệp, sự sẻ chia, ủng hộ của gia đình, hôm nay tôi đã hoàn thành luận văn thạc sỹ
Để đạt được kết quả này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tham giảng dạy, truyền thụ những kiến thức quan trọng cho tôi trong suốt quá trình học tập Đặc biệt, cảm ơn PGS.TS KTS Đặng Đức Quang - người đã dành nhiều tâm huyết, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn Những nhận xét, đóng góp sâu sắc của PGS.TS KTS Đặng Đức Quang là những gợi ý quý báu để tôi giải quyết các vấn đề tốt hơn cho đề tài của mình
Xin cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi
và giúp đỡ tôi trong công việc để có thời gian hoàn thành luận văn này
Cuối cùng, cảm ơn gia đình và người thân đã luôn ủng hộ, chia sẻ cùng tôi những khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!
HỌC VIÊN
Nguyễn Ngọc Công
Trang 5DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tên đầy đủ
BVH Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
LVHDL Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
KGKTCQ Không gian kiến trúc cảnh quan
Trang 6Hình 1.8 Hiện trạng không gian, kiến trúc, cảnh quan LVHDL Hình 1.9 Nhà sàn dân tộc Thái
Hình 1.10 Không gian sống dân tộc Bố Y
Hình 1.12 Nhà sàn dân tộc Cor
Hình 1.13 Nhà sàn dân tộc Giẻ Triêng
Hình 1.15 Hiện trạng Khu các làng dân tộc IV
Hình 1.16 Khu vực tổ chức lễ hội kết hợp khán đài
Hình 1.18 Vườn tượng điêu khắc Tây Nguyên
Hình 1.19 Tổng thể khu vực khán đài và sân khấu mặt nước
Trang 7Hình 1.20 Khu vực khán đài
Hình 1.22 Trạm dừng chân tại Khu các làng dân tộc I
Hình 1.23 Trạm dừng chân tại Khu các làng dân tộc II
Hình 1.24 Nhà vệ sinh công cộng
Hình 2.1 Hình ảnh minh hoạ về thuyết Kevin Lynch
Hình 2.2 Quy trình giải quyết hồ sơ tại BQL
Hình 2.3 Hình ảnh mình hoạ giải pháp bố trí cây xanh
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ quy hoạch sử dụng đất LVHDL
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ định hướng phát triển KGKTCQ LVHDL
Sơ đồ 1.5 Sơ đồ tổ chức bộ máy BQL
Sơ đồ 1.6 Bộ máy tổ chức của Ban Quản lý Khu các làng dân tộc
Sơ đồ 2.1 Quy trình giải quyết hồ sơ tại BQL
Sơ đồ 2.2 Quy trình giải quyết hồ sơ tại BQL sau khi điều chỉnh
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ quản lý tại Ban Quản lý Khu các làng dân tộc
Trang 8MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài ……… ………… … 1
* Mục đích nghiên cứu……….…… 3
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……….……… 3
* Phương pháp nghiên cứu……….… 3
* Ý nghĩa khoa học của đề tài……… ……….… ….4
* Các khái niệm (thuật ngữ) ……….…… 4
* Cấu trúc luận văn……… 7
NỘI DUNG CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN KHU CÁC LÀNG DÂN TỘC THUỘC LÀNG VĂN HOÁ - DU LỊCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM 1.1 Khái quát về Khu các làng dân tộc 1.1.1 Khái quát về Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam 8
1.1.2 Khái quát về Khu các làng dân tộc 20
1.2 Thực trạng KGKTCQ Khu các làng dân tộc 1.2.1 Thực trạng đầu tư xây dựng 24
1.2.2 Thực trạng không gian, kiến trúc, cảnh quan 28
Trang 91.3 Thực trạng quản lý KGKTCQ Khu các làng dân tộc
1.3.1 Thực trạng bộ máy quản lý KGKTCQ Khu các làng dân tộc 42
1.3.2 Sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý KGKTCQ 50
1.4 Những vấn đề cần giải quyết 1.4.1 Đánh giá chung……… ……… … 51
1.4.2 Những vấn đề cần giải quyết………
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN KHU CÁC LÀNG DÂN TỘC THUỘC LÀNG VĂN HOÁ – DU LỊCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Lý thuyết tổ chức KGKTCQ ……….……….54
2.1.2 Nội dung quản lý KGKTCQ ……… 59
2.2 Cơ sở pháp lý 2.2.1 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 66
2.2.2 Các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng 66
2.3 Các yếu tố tác động đến quản lý KGKTCQ Khu các làng dân tộc 2.3.1 Điều kiện tự nhiên 69
2.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 69
2.3.3 Điều kiện khoa học công nghệ 71
2.3.4 Yếu tố cộng đồng 71
2.4 Kinh nghiệm quản lý KGKTCQ trong nước và nước ngoài
2.4.1 Kinh nghiệm nước ngoài 74
2.4.2 Kinh nghiệm trong nước 77
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHÔNG GIAN, KIẾN TRÚC, CẢNH QUAN KHU CÁC LÀNG DÂN TỘC THUỘC LÀNG VĂN HOÁ – DU LỊCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
Trang 103.1 Quan điểm và mục tiêu
3.1.1 Quan điểm ……… … … 80 3.1.2 Mục tiêu ……… …….… 80
3.2 Giải pháp quản lý KGKTCQ Khu các làng dân tộc
3.2.1 Giải pháp về cơ chế chính sách……….……….…… 81 3.2.2 Giải pháp về quản lý KGKTCQ……….……….83 3.2.3 Giải pháp tổ chức bộ máy quản lý ……….……….…89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận……….……… …….…96 Kiến nghị……….…………96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……….……… 98
Trang 111
PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (sau đây gọi tắt là LVHDL)
đã được phê duyệt quy hoạch tổng thể tại Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 21/8/1997 của Thủ tướng Chính phủ, với mục tiêu: là trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí mang tính quốc gia; nơi gìn giữ, phát huy
và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam; tăng cường tình đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau, giáo dục lòng tự hào dân tộc và tình yêu quê hương đất nước của công dân Việt Nam, tăng cường tình hữu nghị, hợp tác và trao đổi văn hóa với các dân tộc khác trên thế giới; phục vụ nhu cầu tham quan, du lịch, nghiên cứu của nhân dân trong nước và khách quốc tế
Bên cạnh yếu tố văn hoá, LVHDL còn nằm trong chuỗi vị trí chiến lược phát triển tiềm năng du lịch tại khu vực Bắc Bộ, từ đó hướng tới kết hợp chiến lược phát triển du lịch tại Trung Bộ, Nam Bộ để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, thu hút các nguồn vốn đầu tư, góp phần nâng cao giá trị sống của người dân thị xã Sơn Tây và tăng cường hình ảnh đất nước Việt Nam với quốc tế
Sau 11 năm thực hiện các nội dung tại Quyết định số 667/QĐ-TTg, LVHDL
đã có những bước tiến nhất định Tuy nhiên do quá trình đô thị hoá nhanh mạnh, dẫn đến thực trạng đầu tư phát triển của LVHDL khi đó chưa phù hợp với tình hình phát triển của xã hội
Ngày 12/5/2008, Thủ tướng chính phủ có Quyết định số 540/QĐ-TTg về việc phê duyệt kế hoạch đầu tư phát triển LVHDL đến năm 2015, với một số quan điểm mới về đầu tư phát triển như: LVHDL là một mô hình khu kinh tế - văn hoá đặc thù, trong đó văn hoá vừa là động lực, vừa là mục tiêu; kết hợp hài hoà giữa đầu
tư, xây dựng với quản lý, khai thác nhằm phát huy cao nhất hiệu quả kinh tế, chính
Trang 12du lịch tổng hợp, Khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô, Khu quản lý điều hành văn phòng
Là một trong 7 Khu chức năng chính của LVHDL, Khu các làng dân tộc được đưa vào khai thác sử dụng năm 2010, song song việc tiếp tục đầu tư xây dựng
và hoàn thiện Hơn 5 năm kể từ thời điểm đưa vào khai thác sử dụng năm 2010, hiện nay không gian, kiến trúc, cảnh quan (sau đây gọi tắt là KGKTCQ) Khu các làng dân tộc còn nhiều vấn đề bất cập như: Nhiều nội dung trong Điều lệ quản lý xây dựng chưa xác định cụ thể rõ ràng, trong khi đó chất lượng quy hoạch và thiết
kế kiến trúc, cảnh quan chưa đạt yêu cầu; Không gian mặt nước, cây xanh và một
số công trình kiến trúc (ví dụ như nhà sàn dân tộc, ) còn sơ sài, ước lệ, chưa tạo được sự liên hệ hài hòa và gắn bó với không gian tổng thể; hệ thống tiện ích (ví dụ như ghế ngồi nghỉ, cột đèn chiếu sáng, biển hiệu, biển chỉ dẫn) không đảm bảo mỹ quan, thống nhất, hài hòa tỷ lệ các công trình kiến trúc; Hiện tượng người dân chăn thả gia súc ngay trên lòng đường còn tiếp diễn, gây mất mỹ quan khu vực và ảnh hướng an toàn giao thông; Một số nhà vệ sinh công cộng ven các tuyến đường trong nội khu chưa được bố trí hợp lý, không đảm bảo mỹ quan và sự thuận tiện cho người sử dụng; rác thải tại một số khu vực ven đường không được thường xuyên dọn dẹp;…
Nguyên nhân của những bất cập nêu trên chủ yếu do: thiếu các quy chế quản
lý KGKTCQ, năng lực đội ngũ quản lý KGKTCQ tại Khu các làng dân tộc còn hạn
Trang 133
chế, chưa đồng bộ; công tác kiểm soát, giám sát quá trình xây dựng theo quy hoạch
và quá trình khai thác sử dụng còn buông lỏng
Như vậy, để góp phần cụ thể hóa mục tiêu xây dựng và phát triển LVHDL, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan Khu các làng dân tộc, thuộc Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, thành phố Hà Nội” là cần thiết và mang tính thực tiễn cao
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý KGKTCQ Khu các làng dân tộc thuộc LVHDL
Phạm vi nghiên cứu: Khu các làng dân tộc có tổng diện tích là 198,61ha, nằm trong phạm vi xây dựng của Khu các làng dân tộc thuộc LVHDL (tổng diện tích đất là 1.544 ha), được giới hạn như sau:
- Phía Đông giáp mặt nước hồ Đồng Mô;
- Phía Tây giáp Khu quản lý điều hành văn phòng
- Phía Bắc giáp Khu Di sản văn hóa thế giới;
- Phía Nam giáp Khu Trung tâm văn hóa và khu vui chơi giải trí;
* Phương pháp nghiên cứu:
- Khảo sát hiện trạng, điều tra thu thập số liệu
- Phương pháp so sánh đối chiếu, vận dụng có tính kế thừa, sáng tạo các kinh nghiệm ở một số đô thị trong và ngoài nước
- Phương pháp phân tích và tổng hợp phương án, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hữu hiệu
Trang 144
- Phương pháp thống kê các giải pháp quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan Khu các làng dân tộc
* Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Đưa ra giải pháp quản lý KGKTCQ Khu các làng dân tộc để góp phần ổn định, phát triển KGKTCQ LVHDL
* Các khái niệm và thuật ngữ
Quản lý đô thị:
Quản lý đô thị là quá trình tác động bằng những cơ chế, chính sách của các chủ thể quản lý đô thị (các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, các sở, ban ngành chức năng) vào các hoạt động đô thị nhằm thay đổi hoặc duy trì hoạt động đó
Trên góc độ Nhà nước, quản lý Nhà nước đối với Đô thị là sự can thiệp bằng pháp luật vào các quá trình phát triển kinh tê - xã hội ở đô thị nhằm phát triển đô thị theo định hướng đã được cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt
Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan:
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009:
- Kiến trúc đô thị là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị
- Không gian đô thị là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị
- Cảnh quan đô thị là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố,
hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị
Trang 155
- Tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa công trình kiến trúc, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở phải phù hợp với quy hoạch chi tiết đô thị đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật về xây dựng
- Công trình xây dựng hiện có không phù hợp với quy hoạch đô thị thì phải di dời theo kế hoạch, tiến độ thực hiện quy hoạch đô thị Trong thời gian chưa di dời, nếu chủ công trình có nhu cầu cải tạo, nâng cấp sửa chữa thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép xây dựng tạm theo quy định của pháp luật về xây dựng
- Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị: Quy chế quản lý quy
hoạch, kiến trúc đô thị gồm những quy định quàn lý không gian cho tổng thể
đô thị và những quy định về cành quan, kiến trúc đô thị cho các khu vực đô thị, đường phố và tuyến phố trong đô thị do chính quyền đô thị xác định theo yêu cầu quản lý;
- Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị: Mặc dù chưa có một
khái niệm cụ thể cho công tác quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị, một khu vực đặc thù đô thị, tuy nhiên, một trong những nội dung trong quản
lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị được đề cập đến “Đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đô thị đến không gian cụ thể thuộc đô thị; phải có tính kế thừa kiến trúc, cảnh quan đô thị và phù hợp với điều kiện, đặc điểm tự nhiên, đồng thời tôn trọng tập quán, văn hóa địa phương; phát huy các giá trị truyền thống để gìn giữ bản sắc của từng vùng, miền trong kiến trúc, cảnh quan đô thị” với đối tượng bao gồm về không gian
đô thị: Khu vực hiện hữu đô thị, khu vực mới phát triển, khu vực bảo tồn, khu vực giáp ranh và khu vực khác; về cảnh quan đô thị: tuyến phố, trục đường, quảng trường, công viên, cây xanh và kiến trúc đô thị : Nhà ở, các tổ họp kiến trúc, các công trình đặc thù khác;
Trang 166
- Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường: Công tác quản
lý không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường có thể được hiểu là toàn bộ các hoạt động quản lý nhằm tạo lập các không gian công cộng, cảnh quan tuyến phố hài hoà và nâng cao chất lượng, môi trường đô thị, các công trình đảm bảo khoảng lùi theo quy định, chiều cao công trình, khối đế công trình, mái nhà, chiều cao và độ vươn cùa ô văng tầng 1, các phân vị đứng, ngang,
độ đặc rỗng, bố trí cửa sổ, cửa đi về phía mặt phố đảm bảo tính liên tục, hài hòa cho kiến trúc của toàn tuyến Tại các tuyến phố chính, trục đường chính của đô thị, khu vực quảng trường trung tâm thì việc dùng màu sắc, vật liệu hoàn thiện bên ngoài công trình phải đảm bảo sự hài hòa chung cho toàn tuyến, khu vực và phải được quy định trong giấy phép xây dựng; tùy vị trí mà thể hiện rõ tính trang trọng, tính tiêu biểu, hài hòa, trang nhã hoặc yêu cầu bảo tồn nguyên trạng.Các tiện ích đô thị như ghế ngồi nghỉ, tuyến dành cho người khuyết tật, cột đèn chiếu sáng, biển hiệu, biển chỉ dẫn phải đảm bảo mỹ quan,
an toàn, thuận tiện, thống nhất, hài hòa với tỷ lệ công trình kiến trúc
- Sự tham gia của cộng đồng: là một quá trình mà Chính phủ và cộng
đồng cùng có một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động để tạo ra dịch vụ đô thị cho tất cả mọi người
- Các khái niệm trong Luật Quy hoạch đô thị
+ Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ
yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn
+ Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để