1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tiểu luận chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình của nhà nước ta, thực trạng và giải pháp

18 4,7K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 25,93 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU “Dân số ổn định – Xã hội phồn vinh – Gia đình hạnh phúc” Chính sách về dân số kế hoạch hoá gia đình (DSKHHGĐ) luôn được xác định là một bộ phận quan trọng của Chiến lược phát triển đất nước, một trong những vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu của quốc gia. Thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, luật pháp, chiến lược nhằm quan tâm toàn diện đến vấn đề dân số kế hoạch hoá gia đình. Tổng cục Dân số Kế hoạch hoá gia đình và các Bộ, ngành liên quan đã ban hành nhiều thông tư liên tịch, văn bản hướng dẫn để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng vàluật pháp của Nhà nước về chính sách này. Ngày 14011993 tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI,Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 04 về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình (gọi tắt là Nghị quyết TW 4 khoá VII), đây là văn bản có tính chất quan trọng, làm tiền đề cho những quyết sách về dân số kế hoạch hoá gia đình sau này của Đảng và Nhà nước. Quán triệt và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước, qua hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết TW 04 khoá VII, với sự chỉ đạo sâu sát của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và sự hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân, chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình đã thực sự đi vào cuộc sống và đạt được nhữngkết quả quan trọng: nhận thức của toàn xã hội đã có bướcchuyển rõ rệt, quy mô gia đình có một hoặc hai con được chấp hành ngày càng rộng rãi; tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 3,5 con năm 1992 xuống 2,28 con năm 2002, tỷ lệ tăng dân số giảm tương ứng từ hơn 2% còn 1,32%. Kết quả từ chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình đã góp phần rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm, xoá đói, giảm nghèo và nâng cao mức sống của nhân dân. Với những thành tựu của chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, năm 1999, Việt Nam đã được nhận giải thưởng Dân số của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, từ sau năm 2000 kết quả thực hiện chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình chững lại và giảm sút. Từ khi Pháp lệnh Dân số ra đời năm 2003, trong hai năm 2003 và 2004, tỷ lệ phát triển dân số, tỷ lệ sinh con thứ ba tăng mạnh trở lại. Đặc biệt là tình trạng cán bộ, đảng viên sinh con thứ ba trở lên tăng nhiều ở hầu hết các địa phương, gây tác động tiêu cực đến phong trào nhân dân thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Tình hình này đã làm chậm thời gian đạt mức sinh thay thế (trung bình mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có 2 con). Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do chúng ta chưa nhận thức đầy đủ tính chất khó khăn, phức tạp và lâu dài của chính sách này trong bối cảnh kinh tế, văn hoá và xã hội của đất nước, dẫn đến chủ quan, thoả mãn với những kết quả đạt được ban đầu, buông lõng lãnh đạo, chỉ đạo. Tổ chức bộ máy và cán bộ làm chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình thiếu ổn định, quá tải, quản lý kém hiệu quả, việc ban hành Pháp lệnh Dân số và một chính sách liên quan thiếu chặt chẽ. Trong hoàn cảnh kinh tế xã hội nước ta chưa phát triển, tình trạng đói nghèo còn nhiều, tài nguyên thiên nhiên hạn hẹp, quy mô dân số hiện nay khá lớn với hơn 85 triệu người (theo kết quả tổng điều tra Dân số và Nhà ở vào thời điểm 0 giờ tháng 0142009 của Tổng cục Thống Kê), mật độ dân số vào hàng cao nhất thế giới (259 ngườikm2 vào năm 2009), chất lượng dân số chưa được cải thiện đáng kể… Do đó, việc tăng dân số nhanh trở lại sẽ phá vỡ những thành tựu đạt được, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, làm chậm quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đặt nước ta trước nguy cơ tụt hậu xa hơn. Vì vậy, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong thời gian tới. Xuất phát từ mục đích ý nghĩa to lớn ấy, chính sách dân số kế hoạch gia đình cần phải được quan tâm, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động.Nhằm góp phần nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề này, người viết lựa chọn đề tài “Chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình ở nước ta, thực trạng và giải pháp” Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở những nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin , căn cứ vào một số quan điểm trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (121986), đặc biệt là những vấn đề lý luận và từ thực tiễn công tác dân số kế hoạch hóa gia đình. Do điều kiện về thời gian, về tài liệu cũng như trình độ hiểu biết vấn đề của người viết còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ quý thầy cô và bạn đọc để tiểu luận này được hoàn thiện hơn

Trang 1

Tiểu luận: Chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình của Nhà nước ta, thực trạng và giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU

“Dân số ổn định – Xã hội phồn vinh – Gia đình hạnh phúc”

Chính sách về dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) luôn được xác định là một bộ phận quan trọng của Chiến lược phát triển đất nước, một trong những vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu của quốc gia Thực hiện tốt chính sách dân

số - kế hoạch hoá gia đình là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, luật pháp, chiến lược nhằm quan tâm toàn diện đến vấn đề dân số - kế hoạch hoá gia đình Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình và các Bộ, ngành liên quan đã ban hành nhiều thông tư liên tịch, văn bản hướng dẫn để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng vàluật pháp của Nhà nước về chính sách này

Ngày 14/01/1993 tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI,Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 04 về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình (gọi tắt là Nghị quyết TW 4 khoá VII), đây là văn bản có tính chất quan trọng, làm tiền đề cho những quyết sách về dân số - kế hoạch hoá gia đình sau này của Đảng và Nhà nước

Quán triệt và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước, qua hơn 15 năm thực hiện Nghị quyết TW 04 khoá VII, với sự chỉ đạo sâu sát của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và sự hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân, chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình đã thực sự đi vào cuộc sống và đạt được nhữngkết quả quan

Trang 2

trọng: nhận thức của toàn xã hội đã có bướcchuyển rõ rệt, quy mô gia đình có một hoặc hai con được chấp hành ngày càng rộng rãi; tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 3,5 con năm 1992 xuống 2,28 con năm 2002, tỷ lệ tăng dân số giảm tương ứng từ hơn 2% còn 1,32%

Kết quả từ chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình đã góp phần rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm, xoá đói, giảm nghèo và nâng cao mức sống của nhân dân Với những thành tựu của chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình, năm 1999, Việt Nam đã được nhận giải thưởng Dân số của Liên hợp quốc

Tuy nhiên, từ sau năm 2000 kết quả thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình chững lại và giảm sút Từ khi Pháp lệnh Dân số ra đời năm 2003, trong hai năm 2003 và 2004, tỷ lệ phát triển dân số, tỷ lệ sinh con thứ ba tăng mạnh trở lại Đặc biệt là tình trạng cán bộ, đảng viên sinh con thứ ba trở lên tăng nhiều ở hầu hết các địa phương, gây tác động tiêu cực đến phong trào nhân dân thực hiện kế hoạch hoá gia đình Tình hình này đã làm chậm thời gian đạt mức sinh thay thế (trung bình mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có 2 con)

Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do chúng ta chưa nhận thức đầy

đủ tính chất khó khăn, phức tạp và lâu dài của chính sách này trong bối cảnh kinh

tế, văn hoá và xã hội của đất nước, dẫn đến chủ quan, thoả mãn với những kết quả đạt được ban đầu, buông lõng lãnh đạo, chỉ đạo Tổ chức bộ máy và cán bộ làm chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình thiếu ổn định, quá tải, quản lý kém hiệu quả, việc ban hành Pháp lệnh Dân số và một chính sách liên quan thiếu chặt chẽ Trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội nước ta chưa phát triển, tình trạng đói nghèo còn nhiều, tài nguyên thiên nhiên hạn hẹp, quy mô dân số hiện nay khá lớn với hơn 85 triệu người (theo kết quả tổng điều tra Dân số và Nhà ở vào thời điểm 0 giờ tháng 01/4/2009 của Tổng cục Thống Kê), mật độ dân số vào hàng cao nhất thế giới (259

Trang 3

người/km2 vào năm 2009), chất lượng dân số chưa được cải thiện đáng kể… Do

đó, việc tăng dân số nhanh trở lại sẽ phá vỡ những thành tựu đạt được, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, làm chậm quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đặt nước ta trước nguy

cơ tụt hậu xa hơn Vì vậy, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong thời gian tới

Xuất phát từ mục đích ý nghĩa to lớn ấy, chính sách dân số - kế hoạch gia đình cần phải được quan tâm, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động.Nhằm góp phần nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề này, người viết lựa chọn đề tài “Chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình ở nước ta, thực trạng và giải pháp”

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở những nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin , căn cứ vào một số quan điểm trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (121986), đặc biệt là những vấn đề lý luận và từ thực tiễn công tác dân số

-kế hoạch hóa gia đình

Do điều kiện về thời gian, về tài liệu cũng như trình độ hiểu biết vấn đề của người viết còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ quý thầy cô và bạn đọc để tiểu luận này được hoàn thiện hơn!

Trang 4

I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

1.Cơ sở lý luận:

1.1.Lý luận chung:

Dân số của mỗi quốc gia hoặc mỗi địa phương thật sự có liên quan rất mật thiết đến sự phát triển của quốc gia, địa phương đó cũng như có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người dân

Về mặt tích cực, dân số đông đem lại nguồn lao động cho sản xuất, nhất là khi trình độ cơ giới hóa, tự động hóa chưa cao Tuy nhiên về mặt tiêu cực, dân số đông dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng nhất là khi cung không đáp ứng đủ cầu

Về mặt kinh tế, khi mà tài nguyên thiên nhiên, đầu tư cơ sở vật chất không đáp ứng kịp tỉ lệ tăng dân số, nạn thất nghiệp sẽ là một vấn đề nan giải Từ đó dẫn đến những vấn đề như người lang thang, ăn xin thậm chí là những tệ nạn xã hội như trộm cướp, mại dâm v.v chưa kể đến sự đổ xô của nhiều người lên thành thị làm nặng thêm những vấn đề này ở các thành phố lớn

Về mặt giáo dục, dân số tăng nhanh có thể vượt mức đáp ứng của hệ thống giáo dục cộng với điều kiện kinh tế gia đình khó khăn làm tăng tình trạng thất học,

bỏ học dẫn đến trình độ dân trí trung bình giảm thấp, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội cũng như chất lượng cuộc sống

Về mặt y tế, dân số tăng nhanh vượt quá mức cung ứng sẽ dẫn đến dịch bệnh gia tăng dẫn đến giảm sức lao động, thương tật, tử vong

Hậu quả nghiêm trọng nhất của việc tăng dân số là vấn đề môi trường Việc khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi như phá rừng lấy đất canh tác, khai thác gỗ làm chất đốt, vật dụng, khai thác thú rừng, đào quặng bừa bãi v.v đã tàn phá trầm trọng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên gián tiếp ảnh hưởng đến các rối loạn về mặt sinh thái như nạn lụt lội, hạn hán

Trang 5

Dân số tăng đặc biệt ở thành thị dẫn đến những vùng có mật độ dân cư cao, sống chen chúc, mất vệ sinh dẫn đến sự gia tăng các dịch bệnh Khói thải, nước thải, rác thải làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất làm trọng trầm thêm những vấn đề sức khỏe nhất là ở các đô thị hoặc khu công nghiệp Ảnh hưởng về mặt kinh tế, giáo dục, y tế, môi trường đã tác động mạnh đến đời sống xã hội và tâm lý của người dân Cuộc sống khó khăn dẫn đến quẫn bách hoặc xào xáo, mâu thuẫn trong gia đình càng làm giảm thêm chất lượng cuộc sống

1.2.Vai trò của công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình:

Từ những phân tích trên, bên cạnh các biện pháp phát triển kinh tế, y tế, giáo dục, kiểm soát việc khai thác tài nguyên, phân bố dân cư hợp lý, giải quyết ô nhiễm môi trường thì kế hoạch hóa gia đình là một biện pháp căn cơ giúp giải quyết vấn đề dân số và nâng cao chất lượng cuộc sống Kế hoạch hóa gia đình ngoài mục đích hạn chế sự gia tăng dân số còn nhằm bảo vệ sức khỏe của người phụ nữ và trẻ em đồng thời đem lại hạnh phúc cho gia đình

-Nên sinh từ 1-2 con: sinh ít con sẽ làm giảm khả năng tai biến sản khoa, tránh sa sinh dục, bảo vệ được sức khỏe người phụ nữ tránh các tình trạng kém dinh dưỡng đồng thời còn bảo vệ vẻ đẹp của người phụ nữ

-Khoảng cách sinh con nên từ 3-5 năm: không làm tăng thêm gánh nặng cho người phụ nữ về dinh dưỡng cũng như về sức khỏe giúp giảm suy dinh dưỡng, giãm tai biến sản khoa, giúp sinh dễ Đồng thời người mẹ có thời gian chăm sóc trẻ, tránh bệnh tật Không sinh khoảng cách quá xa vì có thể đã quên kinh nghiệm nuôi con

-Tuổi có con nên từ khoảng 22-35 Sinh lúc còn quá trẻ khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ làm tăng tai biến sản khoa, tăng tỉ lệ suy dinh dưỡng cho cả mẹ và con

2.Cơ sở pháp lý:

2.1.Quan điểm của Đảng và Nhà nước:

a)Quan điểm của Đảng:

Trang 6

Tại Nghị quyết TW 4 khoá VII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng vềchính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, Đảng ta nêu rõ:

-Công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình là một bộ phận quan trọng củachiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầucủa nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từngngười, từng gia đình và của toàn xã hội

- Giải pháp cơ bản để thực hiện công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình là vận động, tuyên truyền và giáo dục gắn liền với đưa dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đến tận người dân; có chính sách mang lại lợi ích trực tiếp cho người chấp nhận gia đình ít con, tạo động lực thúc đẩy phong trào quần chúng thực hiện kế hoạch hoá gia đình

-Đầu tư cho công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình là đầu tư mang lạihiệu quả kinh tế trực tiếp rất cao Nhà nước cần tăng mức chi ngân sách cho côngtác dân số và kế hoạch hoá gia đình, đồng thời động viên sự đóng góp của cộngđồng

và tranh thủ sự viện trợ của quốc tế

-Huy động lực lượng của toàn xã hội tham gia công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình, đồng thời phải có bộ máy chuyên trách đủ mạnh để quản lý theo chương trình mục tiêu, bảo đảm cho các nguồn lực nói trên được sử dụng có hiệu quả và đến tận người dân

- Để đạt được mục tiêu trong thời gian tương đối ngắn, điều có ý nghĩa quyết định là Đảng và chính quyền các cấp phải lãnh đạo và chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình theo chương trình

b) Quan điểm của Nhà nước:

Tại Quyết định số 147/2000/QĐ-TTg ngày 22/12/2000 của Thủ tướng Chínhphủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 nêu rõ:

Trang 7

-Công tác dân số là bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước,là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từngngười, từng gia đình và toàn xã hội, góp phần quyết định để thực hiện công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước

-Thực hiện đồng bộ, từng bước và có trọng điểm việc điều hoà quan hệ giữasố lượng với chất lượng dân số, giữa phát triển dân số với phát triển nguồn nhânlực, giữa phân bố và di chuyển dân cư với phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụquan trọng của công tác dân số; tập trung ưu tiên cho các vùng có mức sinh cao,vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa để giải quyết các vấn đề dân số và nâng cao mứcsống nhân dân

-Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho sự phát triển bền vững và manglại hiệu quả kinh tế - xã hội trực tiếp, gián tiếp và rõ rệt Nhà nước đảm bảo đủnguồn lực cho công tác dân số, đồng thời vận động sự đóng góp của cộng đồng vàtranh thủ sự viện trợ của quốc tế

-Đẩy mạnh công tác truyền thông - giáo dục về dân số và phát triển, kết hợpvới việc thực hiện đầy đủ, có hiệu quả Chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản - kếhoạch hoá gia đình, tăng cường vai trò của gia đình và thực hiện bình đẳng giớitrong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá gia đình là các giải phápcơ bản để đảm bảo tính bền vững của chương trình dân số và phát triển

-Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối vớicông tác dân số, đẩy mạnh xã hội hoá là yếu tố quyết định sự thành công củachương trình dân số và phát triển

2.2.Cơ sở pháp lý:

Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình hiện nay được tập trung thực hiệntheo quy định tại các văn bản sau:

Trang 8

-Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 14/01/1993 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấphành Trung ương Đảng khoá VII về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình

-Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 06/3/1995 của Ban Bí thư về việc đẩy mạnhthực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình

-Chỉ thị số 37-CT/TTg ngày 17/01/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việcđẩy nhanh thực hiện chiến lược dân số - kế hoạch hoá gia đình

-Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng

-Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Ban Chấp hành Trung ươngvề việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình

-Quyết định số 09/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chínhphủ

về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyếtsố 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiệnchính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình

-Nghị định số 114/NĐ-CP ngày 03/10/2006 của Chính phủ quy định xửphạt hành chính về dân số và trẻ em

-Chỉ thị số 13/2007/CT-TTg ngày 06/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc tăng cường thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghịquyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thựchiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình

-Quy định số 94-QĐ/TW ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luậtđảng viên vi phạm

-Hướng dẫn số 11/HD-UBKTTW ngày 24/03/2008 của Ban Chấp hànhTrung ương về việc thực hiện Quy định số 94-QĐ/TW ngày 15/10/2007 của BộChính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.Thông báo kết luận số 160-TB/TW

Trang 9

ngày 04/6/2008 của Ban Bí thư về thựchiện chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình và một số giải pháp cấp bách

-Quyết định 170/2007/Qđ-TTg ngày 08/11/2007 của Thủ tướng Chính phủvề Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia dân số - kế hoạch hoá gia đình giaiđoạn 2006 - 2010.Chỉ thị số 23/2008/CT-TTg ngày 04/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình

-Kết luận số 44-KL/TW ngày 01/4/2009 của Bộ Chính trị về kết quả 3 nămthực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tụcđẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình

II.THỰC TRẠNG DÂN SỐ VÀ CHÍNH SÁCH DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH:

1.Thực trạng dân số:

Dân số thế giới tăng trưởng ngày một nhanh, thời gian tăng thêm một tỷ người ngày càng rút ngắn trong thế kỷ XX nhưng đã xuất hiện xu hướng giảm tốc

độ gia tăng dân số trong thế kỷ XXI

Thế kỷ XX thường được gọi là “Thế kỷ dân số” hoặc thế kỷ của “Bùng nổ dân số” Nhân loại đã chứng kiến dân số tăng phi thường từ 1,65 tỷ người vào đầu thế kỷ lên 6,06 tỷ người vào năm 2000, tăng 3,7 lần trong vòng 100 năm Trong khi đó, vào thế kỷ XIX dân số thế giới chỉ tăng 1,7 lần từ gần 1 tỷ người lên 1,65 tỷ người cũng trong cùng khoảng thời gian 100 năm Tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm ngày một tăng lên khoảng 0,5% vào năm 1850, khoảng 1,78% vào giai đoạn 1950 đến 1955, khoảng 2,04% vào giai đoạn từ 1965 đến năm 1970, khoảng 1,57% vào giai đoạn 1990 đến năn 1995 và hiện nay là 1,3%

Quy mô dân số lớn vẫn tiếp tục gia tăng về số lượng tuyệt đối, song tốc độ gia tăng có xu hướng giảm Theo số liệu Tổng điều tra dân số ngày 01/4/1989 nước

ta có 64.412.000 người, đến năm 2007 số dân đã tăng lên tới 85.154.000 người,

Trang 10

năm 2008 tăng lên 86.160.000 người Đến tổng điều tra dân số và nhà ở tại thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2009 dân số nước ta còn 85.789.573 người

Từ nửa sau thế kỷ XX đến nay dân số Việt Nam tăng nhanh hoặc quá nhanh như giai đoạn 1954-1960 với tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm là 3,93%; 1960-1970: 3,24%; 1970-1976: 3% Năm 1992 nhịp độ tăng dân số của nước ta là 2,26%, năm 1997: 1,88% Tốc độ tăng dân số đã giảm từ 2,34% vào năm 1979 xuống còn 1,51% vào năm 1999 và 1,21% vào năm 2007 Với tỷ lệ gia tăng dân số quá nhanh nói trên, mỗi ngày nước ta có them 3.100 người (tương đương dân số 1 xã nhỏ), mỗi tháng thêm khoảng 97.000 người (khoảng 1 huyện) và mỗi năm thêm khoảng 1,1 triệu người (tương đương dân số 1 tỉnh trung bình)

Sự gia tăng dân số quá nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của từngthành viên trong xã hội

2.Thực trạng chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình:

Từ khi thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp chành Trung ương Đảng khóa VII về “chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình” và Nghị quyết 47-NQ/TW, ngày 22-3-2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về “tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình”, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã đạt được những kết quả quan trọng:

-Nhận thức của toàn xã hội đã có những chuyến biến rõ rệt, quy mô gia đình

có 1 hoặc 2 con được chấp nhận ngày càng rộng rãi; tốc độ gia tăng dân số nhanh

đã được khống chế, số con trung bình của một phụ nữ trong đội tuổi sinh đẻ đã giảm mạnh từ trên 3,8 con (năm 1990) xuống 2,2 con (năm 2000) và đến nay đạt tiệm cận mức sinh thay thế (mỗi cặp vợ chồng có khoảng 2,1 con); tỉ lệ phát triển dân số giảm tương ứng từ hơn 2% xuống còn 1,25%

Ngày đăng: 06/08/2017, 11:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w