1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp thang máy việt nam đến năm 2015

134 473 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 724,53 KB

Nội dung

Mục tiêu của luận văn là: - Nghiên cứu những cơ sở lý thuyết và đề xuất một quy trình xây dựng một chiến lược phát triển ngành công nghiệp thang máy trong điều kiện ở Việt nam.. 3-Chươn

Trang 1

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

KHƯU MINH PHONG

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP THANG MÁY

VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS HOÀNG LÂM TỊNH

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2007

Trang 2

2

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng biểu

Danh mục các sơ đồ, đồ thị

Trang

Phần mở đầu 1

CHƯƠNG 1 : NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH 3

1.1 Cơ sở lý thuyết 3

1.1.1 Khái niệm về chiến lược phát triển ngành 3

1.1.2 Vai trò của chiến lược phát triển đối với ngành .4

1.1.3 Những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển 5

1.2 Phương pháp xây dựng một chiến lược phát triển ngành .7

1.2.1 Phương pháp chung 7

1.2.2 Phương pháp tiếp cận khi xây dựng chiến lược phát triển ngành 8

1.2.3 Tóm tắt quy trình xây dựng một chiến lược phát triển ngành 9

1.3 Kinh nghiệm của các nước khi xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp thang máy 10

1.3.1 Về phương thức tiếp cận 10

1.3.2 Về quy trình xây dựng chiến lược 11

1.4 Đề xuất phương án xây dựng một chiến lược phát triển ngành tại Việt Nam .11

1.4.1 Phương pháp tiếp cận 12

1.4.2 Quy trình xây dựng chiến lược 17

Trang 3

3

1.4.3 Các bước thực hiện 18

Tóm tắt chương 1 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP THANG MÁY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2005 22

2.1 Tổng quan về ngành công nghiệp thang máy Việt Nam 22

2.1.1 Khái niệm về ngành công nghiệp thang máy .22

2.1.2 Vị trí, vai trò, nhu cầu của ngành thang máy 22

2.1.3 Xu thế phát triển của môi trường kinh doanh thang máy 23

2.2 Phân tích hiện trạng ngành công nghiệp thang máy Việt nam 25

2.2.1 Vị trí của ngành thang máy Việt Nam so với thế giới 25

2.2.2 Chu kỳ phát triển của ngành 25

2.2.3 Đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, chiến lược, chính sách của ngành trong thời gian qua 27

2.2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành 28

2.3 Phân tích dự báo các yếu tố tiền đề cho sự phát triển ngành 30

2.3.1 Phân tích môi trường cạnh tranh quốc tế 30

2.3.2 Phân tích môi trường cạnh tranh của ngành trong nước 31

2.4 Phân tích ngành theo chuỗi giá trị và cấp độ ngành 37

2.4.1 Sơ đồ tổ chức 37

2.4.2 Quy trình hoạt động 37

2.4.3 Chuỗi giá trị ngành thang máy Việt Nam .37

2.5 Phân tích các lợi thế của ngành 37

2.5.1 Lợi thế so sánh 37

2.5.2 Lợi thế cạnh tranh 41

2.6 Dự báo sự phát triển của ngành theo sự phát triển nhu cầu 42

2.6.1 Về sản lượng sản xuất thiết bị thang máy 42

2.6.2 Về doanh thu của ngành thang máy 42

Trang 4

4

2.7 Xác định các điểm mạnh , điểm yếu ,thời cơ, thách thức 43

2.7.1 Phân tích SWOT 43

2.7.2 Các phương án chiến lược phát triển ngành 44

Tóm tắt chương 2 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP THANG MÁY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015 47

3.1 Định hướng, quan điểm và mục tiêu phát triển của ngành 47

3.1.1 Định hướng phát triển 47

3.1.2 Quan điểm phát triển 47

3.1.3 Mục tiêu phát triển 48

3.2 Phân tích cấu trúc ngành 50

3.2.1 Hướng chuyển dịch cơ cấu 50

3.2.2 Những phân ngành mũi nhọn 51

3.2.3 Những vùng trọng điểm 52

3.2.4 Một số dự án đầu tư , công trình quan trọng 52

3.3 Các chiến lược phát triển ngành Công nghiệp thang máy Việt nam đến năm 2015 53

3.3.1 Chiến lược tổng thể ngành Công nghiệp thang máy Việt nam đến năm 2015 53

3.3.2 Chiến lược chuyển dịch cơ cấu sản phẩm .54

3.3.3 Chiến lược kỹ thuật Công nghệ 54

3.3.4 Chiến lược đầu tư xây dựng những sản phẩm mũi nhọn 54

3.3.5 Chiến lược vùng trọng điểm 54

3.3.6 Chiến lược đầu tư theo chiều rộng 55

3.3.7 Chiến lược đầu tư theo chiều sâu 55

3.4 Các giải pháp thực hiện 57

3.4.1 Các giải pháp thúc đẩy nghiên cứu phát triển 57

Trang 5

5

3.4.2 Các giải pháp về đầu tư sản xuất 58

3.4.3 Các giải pháp về máy móc thiết bị 58

3.4.4 Các giải pháp về Marketing 59

3.4.5 Các giải pháp về đầu tư phát triển dịch vụ 60

3.4.6 Các giải pháp về tài chánh 61

3.4.7 Các giải pháp về tổ chức quản lý 61

3.4.8 Các giải pháp về nguồn nhân lực 61

3.4.9 Các giải pháp về quan hệ quốc tế 61

3.5 Các chương trình mục tiêu 63

3.5.1 Dự án thành lập trung tâm nghiên cứu phát triển 63

3.5.2.Thành lập hệ thống bảo trì,sữa chữa khắp cả nước cả nước 64

3.6 Đề xuất và kiến nghị 64

3.6.1 Đối với chính phủ 64

3.6.2 Với Bộ Công Nghiệp 64

Tóm tắt chương 3 Kết luận .67 Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 6

6

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Sơ đồ 1.1: Các yếu tố hình thành chiến lược 05

Sơ đồ 1.2: Quy trình xây dựng một chiến lược ngành trong điều kiện ở Việt nam theo đề xuất của tác giả 18

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của ngành thang máy Việt nam 38

Sơ đồ 2.2: Các khâu trong quy trình hoạt động của ngành thang máy Việt nam 39

Sơ đồ 2.3: Chuỗi giá trị của ngành thang máy 40

Trang 7

7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- KT – XH Kinh tế Xã hội

- KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư

- KH-CN Khoa học Công Nghệ

- TCVN Tiêu chuẩn Việt nam

- TPHCM Thành Phố Hồ Chí Minh

- CTTMVN Công ty thang máy Việt nam

- EFA Exploring Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá)

- ASEAN Area of South East Asia Nations (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á )

- AFTA ASEAN Free Trade Area (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN)

- EU European Union (Liên minh Châu Âu)

- FDI Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)

- GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)

- SWOT Strong, Week, Oportunity, Threat (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe

dọa)

- WTO World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)

- EN European Standards in English (Tiêu chuẩn Châu Âu)

- ANSI American National Standards Institute (Tiêu chuẩn Hoa Kỳ)

- ISO International Organization for Standards (Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế)

Trang 8

8

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1: Kết quả phân tích EFA của thang đo chất lượng dịch vụ thang máy 15

Bảng 1.2: Kết quả phân tích EFA của thang đo mức độ thỏa mãn 14

Bảng 2.1: Xu hướng cạnh tranh của ngành thang máy thế giới 24

Bảng 2.2: Thị trường thang máy thế giới năm 2005 25

Bảng 2.3: Doanh thu của ngành thang máy theo GDP 29

Bảng 2.4: Tình hình sản xuất thiết bị thang máy Việt nam từ năm 1998-2006 29

Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng GDP của thế giới và một số nền kinh tế lớn 30

Bảng 2.6: Sự phát triển của hệ thống điều khiển tốc độ thang máy 31

Bảng 2.7: Kết quả phân tích trung bình về Mức độ tin cậy của CTTMVN 32

Bảng 2.8: Kết quả phân tích trung bình về Mức độ Đáp ứng của CTTMVN 32

Bảng 2.9: Kết quả phân tích trung bình về Mức độ Đảm bảo của CTTMVN 33

Bảng 2.10: Kết quả phân tích trung bình về Mức độ Đồng cảm của CTMVN 33

Bảng 2.11: Kết quả phân tích trung bình về Phương tiện hữu hình 34

Bảng 2.12: Kết quả phân tích trung bình về Mức độ thoả mãn của CTTMVN 34

Bảøng 2.13: Giá thang máy sản xuất trong nước so với thang máy nhập khẩu 35

Bảng 2.14: Danh sách một số nhà cung cấp cho ngành thang máy Việt nam 36

Bảng 2.15: Các ngành có thể tham gia sản xuất và kinh doanh thang máy 36

Bảng 2.16: Dự báo sản lượng sản xuất của ngành thang máy Việt nam 42

Bảng 2.17: Dự báo doanh thu ngành thang máy Việt nam đến năm 2015 43

Bảng 2.18: Ma trận SWOT 45

Bảng 3.1: Dự báo các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2015 49

Bảng 3.2: Sản lượng sản xuất theo từng loại sản phẩm 50

Bảng 3.3: Cơ cấu tỷ trọng sản lượng sản xuất theo từng loại sản phẩm 50

Bảng 3.4: Tỷ trọng sản xuất thang máy theo thành phần kinh tế 50

Bảng 3.5: Một số dự án đầu tư giai đoạn 2007-2015 56

Bảng 3.6: Cân đối đầu tư giai đoạn 2007-2015 62

Bảng 3.7: Kế hoạch xây dựng Trung tâm Nghiên cứu phát triển 63

Bảng 3.8: Kế hoạch thực hiện việc thiết lập hệ thống dịch vụ thang máy trong cả nước .64

Trang 9

9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hội nhập kinh tế toàn cầu là một xu hướng tất yếu để phát triển các quốc gia trên thế giới hiện nay Việt nam cũng bắt đầu quá trình hội nhập của mình bằng các hiệp định: Hiệp định thương mại Việt nam – Hoa kỳ, tham gia vào khối AFTA, gia nhập tổ chức WTO,… quá trình hội nhập này đã đặt các ngành KT-XH Việt Nam dưới một áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ các Tập đoàn tư bản khổng lồ nước ngoài Là một ngành công nghiệp quan trọng trong sự phát triển của đất nước, ngành công nghiệp thang máy cũng cần xây dựng một chiến lược phát triển ngành khoa học phù hợp với điều kiện mới

2 Mục tiêu của luận văn là:

- Nghiên cứu những cơ sở lý thuyết và đề xuất một quy trình xây dựng một chiến lược phát triển ngành công nghiệp thang máy trong điều kiện ở Việt nam

- Phân tích thực trạng ngành thang máy Việt Nam, từ đó đề xuất một chiến lược phát triển ngành thang máy Việt nam đến năm 2015 và các giải pháp thực hiện

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các lý thuyết xây dựng chiến lược và

ngành công nghiệp thang máy Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: quá trình xây dựng chiến lược của ngành thang máy Việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phân tích tổng hợp, hệ thống lịch sử, so sánh, thống kê toán, các phương

Trang 10

5 Những kết quả chính của luận văn

Luận văn đã đạt được những kết quả sau:

(1)-Chương 1: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về chiến lược phát triển và phương pháp xây dựng một chiến lược phát triển ngành, nghiên cứu chất lượng dịch vụ của ngành thang máy, nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng chiến lược phát triển ngành của một số nước trên thế giới Từ đó, đề xuất một phương pháp xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp thang máy trong điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay

(2)-Chương 2: Theo phương pháp xây dựng chiến lược đã đề xuất, luận văn

đi vào phân tích thực trạng của ngành thang máy Việt Nam đến năm 2006, phân tích dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành, phân tích chuỗi giá trị của ngành, phân tích mức độ thỏa mãn khách hàng, xác định các lợi thế và dự báo sự phát triển của ngành thang máy Việt nam Từ đó nhận biết những điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và những đe dọa nhằm xác định các phương án chiến lược phát triển ngành thang máy Việt Nam đến năm 2015

(3)-Chương 3: Dựa trên cơ sở phân tích ở chương 2, luận văn đã xác định được mục tiêu phát triển của ngành một cách cụ thể, đề xuất một chiến lược phát triển tổng thể của ngành cùng sáu chiến lược chức năng và hệ thống các giải pháp, các chương trình mục tiêu, các kiến nghị với Nhà nước và Bộ Công nghiệp để thực

Trang 11

11

hiện chiến lược phát triển ngành thang máy Việt nam đến năm 2015 được thành công

Trang 12

12

CHƯƠNG 1 : NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH

1.1 Cơ sở lý thuyết

1.1.1 Khái niệm về chiến lược phát triển ngành

Khái niệm “Chiến lược” lần đầu tiên được sử dụng là trong lĩnh vực quân sự, sau đó là trong lãnh vực chính trị Từ những năm 50 của thế kỷ XX, khái niệm chiến lược được sử dụng trong lãnh vực kinh tế và xã hội “Chiến lược”, thường được hiểu như là hướng và cách giải quyết nhiệm vụ đặt ra mang tính toàn cục, tổng thể và trong thời gian dài

Chiến lược phát triển của một ngành KT-XH (gọi tắt là chiến lược) được xem như là một công cụ nhằm tác động đến bản chất của quá trình phát triển của một ngành Chiến lược phải có tác dụng làm thay đổi hệ thống của ngành, từ những thay đổi về lượng sẽ dẫn đến thay đổi về chất của hệ thống, tức là của toàn bộ ngành KT-XH Đó là sự thay đổi về mục tiêu, cơ cấu, cơ chế hoạt động của một ngành, những thay đổi này tạo cho một ngành có được những tính chất mới Những thay đổi của một ngành KT-XH không thể diễn ra trong một thời gian ngắn mà đòi hỏi phải có một thời gian tương đối dài khoảng từ 7 đến 15 năm tùy những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể

Thông thường một chiến lược phát triển có thể mô tả như một bản phác thảo quá trình phát triển nhằm đạt những mục tiêu đã định cho một thời kỳ từ 10 đến 20 năm; nó hướng dẫn các nhà hoạch định chính sách trong việc huy động và phân bổ các nguồn lực Như vậy có thể nói chiến lược cung cấp một “tầm nhìn” của một quá trình phát triển mong muốn và sự nhất quán trong các biện pháp tiến hành Chiến lược có thể là cơ sở cho các kế hoạch phát triển toàn diện ngắn và trung hạn, hoặc là một nhận thức tổng quát không bị ràng buộc của những người trong cuộc trong thời kỳ đó về những triển vọng, những thách thức và những đáp ứng mong muốn [I.2, tr 12]

Trang 13

Theo định nghĩa trên, có thể thấy rằng, để xây dựng chiến lược cho một ngành KT-XH cần phải:

- Xác định chính xác các mục tiêu dài hạn của ngành nhằm định hướng đúng đắn các mục tiêu phấn đấu, nếu mục tiêu không chính xác, sự phát triển của ngành sẽ bị chệch hướng, không đi theo mục tiêu chung của toàn bộ nền KT-XH

- Chiến lược của ngành phải dựa trên các yếu tố khách quan về môi trường hoạt động của ngành, chứ không được xây dựng chiến lược theo ý định chủ quan của một cá nhân nào

- Chiến lược phát triển của ngành phải xây dựng trong mối quan hệ tương

quan với các ngành KT-XH khác, tức là phải đáp ứng được yêu cầu phát triển của các ngành KT-XH khác, đồng thời cũng phải tận dụng được những lợi ích do sự phát triển của các ngành khác mang lại

- Xem chiến lược của một ngành là một chương trình hoạt động chung, duy nhất của ngành, mọi hoạt động của ngành sẽ được hướng dẫn trong khuôn khổ bản chiến lược này

1.1.2 Vai trò của chiến lược phát triển đối với ngành

- Cung cấp cho Nhà nước một tầm nhìn tổng quát, lâu dài để phát triển ngành, hướng tới các mục tiêu đã lựa chọn

- Tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn lực hiện có của ngành trong điều kiện thực tế

Trang 14

14

- Khắc phục những hạn chế của cơ chế thị trường định hướng theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự cân đối trong hệ thống kinh tế và các mục tiêu chung của xã hội

- Cuối cùng, chiến lược cung cấp một tầm nhìn và khuôn khổ tổng quát cho việc thiết lập các quan hệ hợp tác và hội nhập quốc tế một cách chủ động và hiệu quả

1.1.3 Những nội dung cơ bản của chiến lược phát triển

Một chiến lược phát triển ở tầm quốc gia có các nội dung cơ bản sau:

Sơ đồ 1.1: Các yếu tố hình thành chiến lược

1.1.3.1 Các căn cứ của chiến lược

- Những kinh nghiệm quá khứ trong lịch sử phát triển KT-XH Đây là những bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển đã qua của đất nước, nhất là những chiến lược liền kề được thực hiện trong khoảng thời gian trước đó Mặt khác, kinh nghiệm phát triển của các nước trong khu vực và thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, các sự kiện quốc tế có giá trị lớn để nghiên cứu, tham khảo, rút kinh nghiệm khi xây dựng chiến lược

- Xác định điểm xuất phát về KT-XH Tức là phân tích, đánh giá thực trạng thời điểm mở đầu chiến lược và phải xác định nền kinh tế đang ở giai đoạn nào và trình độ nào so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới

- Đánh giá, dự báo các nguồn lực, các lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh,… và môi trường phát triển trong thời kỳ chiến lược, bao gồm các yếu tố như: vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, dân số và lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn vốn tài chánh,…

Căn cứ của chiến lược

Hệ quan điểm

Mục tiêu của ngànhChiến lược Các giải pháp chiến lược

Trang 15

15

- Đánh giá và dự báo bối cảnh quốc tế, các điều kiện bên ngoài như tác động của quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa, nguồn vốn bên ngoài và khả năng mở rộng hợp tác quốc tế, khả năng ứng dụng KH-CN

Từ các điều kiện trên, làm rõ các thuận lợi, thời cơ và khó khăn thách thức đối với sự phát triển trong thời gian tới

1.1.3.2 Hệ thống mục tiêu chiến lược

Đây là các mục tiêu gắn liền với việc giải quyết các vấn đề cơ bản của xã hội và bảo vệ môi trường như tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi cơ cấu, hội nhập kinh tế quốc tế và rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển Những mục tiêu này phải thể hiện một cách tập trung những biến đổi về chất của nền KT-XH Những mục tiêu tổng quát, bao trùm của chiến lược phải chứa đựng nhiều mục tiêu cụ thể, ví dụ như: khắc phục lạm phát, mức tăng trưởng GDP tăng gấp đôi trong 10 năm,… Trong các loại mục tiêu, có thể phân ra mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể có mức độ đủ rõ để đánh giá được kết quả thực hiện

1.1.3.3 Định hướng và giải pháp chiến lược

Những định hướng và giải pháp chiến lược chủ yếu bao gồm:

- Định hướng và giải pháp về cơ cấu trong nền KT-XH Đây là cơ cấu các ngành kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu công nghệ,… Có ý kiến cho rằng, cơ cấu kinh tế là một nội dung cơ bản của chiến lược, vừa thể hiện mục tiêu, vừa là giải pháp để đạt mục tiêu Cơ cấu kinh tế là hệ thống cấu thành quan trọng nhất của nền kinh tế Mặc dù vậy, cơ cấu kinh tế tự nó không nói lên các đích cuối cùng của sự vận động của một nền kinh tế, để đạt tới mục tiêu cuối cùng, một nền kinh tế không chỉ cần có cơ cấu kinh tế mà còn cần có những cơ chế vận động của nó

- Giải pháp về cơ chế vận động của nền KT-XH, tức là những chính sách về thể chế quản lý Đây là những giải pháp có ý nghĩa tạo ra động lực và khai thác, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển KT-XH

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2002) [I.2, tr 15]

Trang 16

16

1.2 Phương pháp xây dựng một chiến lược phát triển ngành

1.2.1 Phương pháp chung

1.2.1.1 Các nội dung cơ bản

Theo tài liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2002) [I.2, tr 22], một chiến lược

phát triển ngành cần có các nội dung cơ bản sau:

- Các mục tiêu cơ bản của chiến lược phát triển ngành

- Các lựa chọn định hướng chiến lược ngành

- Các chính sách cơ bản cho việc thực hiện chiến lược

- Các giải pháp chính sách cơ bản cho giai đoạn trung hạn sắp tới

- Chiến lược phát triển ngành và chiến lược phát triển tổng thể KT-XH

1.2.1.2 Các quá trình thực hiện

Phương pháp chung cho xây dựng chiến lược ngành phải tuân thủ theo quá trình sau:

• Tạo lập một cơ sở thông tin dữ liệu về phát triển ngành và các lĩnh vực

KT-XH có liên quan: (1) Các dữ liệu kinh tế vĩ mô; (2) Các dữ liệu về phát triển của ngành tại Việt nam; (3) Các dữ liệu về phát triển của ngành trên thế giới và khu vực; (4) Các dữ liệu về tiềm năng phát triển của ngành; (5) Các dữ liệu về hoạt động thương mại trong nước và quốc tế; (6) Các thông tin dữ liệu về hoạt động đầu tư phát triển của ngành;

• Phân tích đánh giá thực trạng phát triển của ngành: phát hiện ra những vấn đề trong quá trình phát triển của ngành đến thời điểm nghiên cứu; phân tích tác động của các giải pháp, chính sách hiện tại đang tác động đến sự phát triển của ngành như thế nào (kể các các chính sách về thương mại);

• Phân tích đánh giá các yếu tố và điều kiện tiền đề cho phát triển nhằm tìm ra những lợi thế và hạn chế, những thách thức đối với sự phát triển của ngành Phân tích và xác định lợi thế so sánh trong phát triển của quốc gia so với các

Trang 17

• Tính toán, phân tích xác định hướng chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển;

• Xác định những khâu, những lãnh vực quan trọng của ngành cần đầu tư phát triển, làm cơ sở tạo ra sự phát triển theo mục tiêu đã định;

• Xác định một số những công trình quan trọng có ý nghĩa quốc gia trong sự phát triển của ngành và của toàn bộ nền kinh tế nói chung;

• Xác định các biện pháp chiến lược thúc đẩy các hoạt động đầu tư phát triển ngành (bao gồm các hoạt động đầu tư phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ) theo hướng chuyển đổi cơ cấu mong muốn

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2002) [I.2, tr 23]

1.2.2 Phương pháp tiếp cận khi xây dựng chiến lược phát triển ngành

Trong nghiên cứu phân tích xây dựng chiến lược phát triển KT-XH, trên thế giới hiện nay người ta sử dụng rất nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau trên cơ sở phân tích thực trạng của ngành để tìm các điểm yếu, điểm mạnh, các cơ hội và nguy cơ nhằm đảm bảo sự phát triển của ngành theo các mục tiêu mong muốn

Chúng ta có thể liệt kê một số phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích thực trạng của UNIDO

- Phương pháp phân tích thực trạng theo bảng cân đối liên ngành

- Phương pháp tiếp cận sử dụng kịch bản

- Phương pháp tiếp cận chọn phân ngành mũi nhọn

- Phương pháp tiếp cận dựa vào chính sách điều tiết vĩ mô

(Các phương pháp này được trình bày chi tiết trong Phụ lục 1)

Trang 18

3 Hiệu quả phát triển của ngành;

4 Sức cạnh tranh của ngành nói chung trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới;

5 Tác động của các giải pháp chính sách đến hoạt động của ngành phân tích cũng như thấy được các hành vi của các thực thể kinh tế giúp cho việc xây dựng và lựa chọn các chiến lược của ngành và các giải pháp đi kèm theo nhằm mục đích thực hiện được các chiến lược đó

1.2.3 Tóm tắt quy trình xây dựng một chiến lược phát triển ngành

Dựa trên những cơ sở lý thuyết phân tích ở trên, có thể tóm tắt quy trình xây dựng một chiến lược phát triển ngành theo các bước sau:

1.2.3.1 Bước 1: Nghiên cứu các dữ liệu về các ngành KT-XH khác, từ những

số liệu này, chúng ta sẽ có được một cái nhìn tổng quan về chiến lược phát triển của toàn bộ nền kinh tế, qua đó xác định được vị trí của ngành đang nghiên cứu trong mối tương quan với các ngành KT-XH khác

1.2.3.2 Bước 2: Phân tích thực trạng của ngành nghiên cứu Việc phân tích

này để nhằm xác định các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và đe doạ đối với sự phát triển của ngành Từ đó tìm ra các lợi thế của ngành để tập trung phát triển

Trang 19

19

1.2.3.3 Bước 3: Xác định mục tiêu phát triển của ngành Từ các dữ liệu phân

tích của ngành và đặc biệt là từ dữ liệu phân tích các ngành KT-XH khác ở bước một, chúng ta xác định được mục tiêu phát triển của ngành

1.2.3.4 Bước 4: Xác định các điểm tập trung, gồm có: cơ cấu, phân ngành

mũi nhọn, công trình trọng điểm và các vùng phát triển tập trung để làm trục xương sống cho chiến lược phát triển của ngành

1.2.3.4 Bước 5: Xây dựng các chiến lược phát triển ngành và giải pháp thực

hiện

Từ các phân tích trên ta thấy rằng, các bước xây dựng chiến lược phát triển ngành tương đối khá đầy đủ và nó được xây dựng trên quan điểm xem xét mối tương quan của ngành với các ngành KT-XH khác

Nguồn: [I.9, tr 10-11]

1.3 Kinh nghiệm của các nước khi xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp thang máy

1.3.1 Về phương thức tiếp cận

Chính sách và chiến lược phát triển ngành công nghiệp thang máy ở mỗi nước là rất khác nhau về mục tiêu, kế hoạch cũng như phương thức triển khai, mỗi quốc gia có sắc thái riêng biệt, tuy nhiên có thể tóm tắt theo hai hướng chính: (1)- xác định thang máy là một ngành kinh tế và là ngành thúc đẩy sự phát triển nền KT-XH của đất nước; (2)- xem sự phát triển của ngành công nghiệp thang máy là ngành công nghiệp quốc gia và tập trung phát triển đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu

Đại diện cho hai quan điểm trên là ngành công nghiệp thang máy của Malaysia, Singapore và Trung Quốc Đối với Malyasia và Singapore ngành công nghiệp thang máy được xem là một ngành kinh tế, các Công ty thang máy tập trung chủ yếu vào một số các tập đoàn lớn như: Fujitech (Malaysia) hiện chiếm 80% thị trường thang máy trong nước; MS Elevators SDN.BHD (liên doanh với Toshiba)

Trang 20

20

hiện chiếm 10% thị phần thang máy của Malaysia Chính sách, chiến lược của Malaysia, Singapore là chủ yếu tập trung phát triển các công nghệ liên quan đến điện tử để nhằm đáp ứng các nhu cầu của thị trường trong nước

Đối với Trung Quốc, ngành công nghiệp thang máy được xác định phải đáp ứng 60 - 80% nhu cầu thiết bị thang máy trong nước Hiện nay, Trung Quốc có khoảng trên 200 Công ty chuyên về lãnh vực thang máy Chính sách, chiến lược của Trung quốc là ưu tiên phát triển các ngành phụ trợ như: thiết bị tự động hoá, thiết bị điện, thiết bị cơ khí,… Mặt khác, Trung quốc cũng đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển trong lãnh vực thang máy, điều này thể hiện qua việc Trung quốc đã thiết lập được các tiêu chuẩn thang máy cho mình theo sau các quốc gia của Châu Âu, Mỹ, Nhật,… Trung quốc cũng khuyến khích các tập đoàn thang máy hàng đầu thế giới đầu tư vào Trung quốc để sản xuất các thiết bị có công nghệ cao trên thế giới

1.3.2 Về quy trình xây dựng chiến lược

Bước 1: Nghiên cứu về sự phát triển và tác động của các điều kiện Kinh tế –

Xã hội- Chính trị ở trong nước và trên thế giới

Bước 2: Xác định phương pháp tiếp cận, mục tiêu, kế hoạch và phương thức

triển khai chiến lược

Bước 3: Xác định cơ cấu trong ngành, vùng để tập trung phát triển

Bước 4: Xác định các chiến lược của ngành

Bước 5: Áp dụng các biện pháp, chính sách để thực hiện chiến lược

Nguồn : UNDP, 2001 – [I.19, tr 19]

1.4 Đề xuất phương án xây dựng một chiến lược phát triển ngành công nghiệp thang máy tại Việt Nam

Qua phân tích cơ sở lý thuyết và các kinh nghiệm của các nước trong khu vực về xây dựng chiến lược phát triển ngành, chúng tôi xin đề xuất một quy trình xây dựng chiến lược phát triển ngành như sau:

Trang 21

21

1.4.1 Phương pháp tiếp cận

Phương pháp tiếp cận là dựa trên mối quan hệ, vị trí của ngành nghiên cứu với các ngành khác, tức là dựa trên mối quan hệ cân đối liên ngành kết hợp với việc xem xét đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước

Để có đầy đủ cơ sở dữ liệu trong việc xây dựng chiến lược phát triển ngành thang máy Việt nam, cần phân tích SWOT, chuỗi giá trị dựa trên nghiên cứu và đánh giá chất lượng của ngành thang máy Việt nam và sự thõa mãn khách hàng thông qua việc nghiên cứu định lượng (Phương pháp được trình bày trong Phụ lục 2) Quy trình nghiên cứu định lượng được thực hiện qua các bước sau:

1.4.1.1 Xây dựng thang đo:

* Thang đo chất lượng dịch vụ của ngành thang máy: được xây dựng trên cơ

sở lý thuyết về chất lượng dịch vụ và thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL (Phụ lục 3) Tuy nhiên, do đặc thù của ngành thang máy Việt nam mà thang đo này được điều chỉnh cho phù hợp với lãnh vực này Việc điều chỉnh này được thực hiện thông qua phương pháp định tính với việc thảo luận với một mẫu gồm 10 khách hàng (05 nam, 05 nữ) thường xuyên sử dụng dịch vụ thang máy tại TP.HCM Kết quả này được sử dụng để điều chỉnh thang đo SERVQUAL nói trên cho phù hợp với ngành và nó được gọi là thang đo SERVQUAL 1(Phụ lục 4), bao gồm 43 biến quan sát từ v_01 đến v_43 Sau đó thang đo SERVQUAL 1 này được thực hiện tiếp với việc thảo luận tay đôi với một mẫu gồm 20 khách hàng (TP.Hồ Chí Minh) đã sử dụng dịch vụ thang máy và kết quả có 3 biến bị loại bỏ (gồm biến v_08, v_19, v_20) Kết quả thang đo chất lượng dịch vụ thang máy còn lại 40 biến quan sát, đo lường 5 thành phần được gọi là thang đo SERVQUAL 1-HC (Phụ lục 5)

* Thang đo mức độ thỏa mãn của khách hàng: Sự thỏa mãn của khách hàng

được đo lường bằng mức độ hài lòng tổng quát của khách hàng đối với dịch vụ thang máy Thang đo sự thoả mãn khách hàng trong luận văn dựa vào cơ sở đo

Trang 22

22

lường của Hayse [I.11, tr 24], gồm 4 biến quan sát (từ v_37 đến v_40) đo lường

mức độ hài lòng tổng quát của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ thang máy của các Công ty thang máy Việt nam (Phụ lục 5)

1.4.1.2 Thông tin mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu theo xác xuất

Kích thước mẫu theo kinh nghiệm là tiêu chuẩn 5:1 tức là 5 mẫu cho một biến quan sát [I.11, tr 25] Như vậy nghiên cứu này bao gồm 40 biến quan sát nên kích thước mẫu xác định tối thiểu là 40 X 5 = 200 Vì vậy kích thước mẫu đề ra cho nghiên cứu này là N = 250 Để đạt được kích thước mẫu nói trên, 260 bảng câu hỏi đã được phát ra Sau khi thu thập và kiểm tra có 20 bảng bị loại do không trả lời hoặc

do có quá nhiều ô trống Cuối cùng có 240 bảng câu hỏi hoàn tất được sử dụng

1.4.1.3 Đánh giá thang đo thông qua phân tích hệ số tin cậy cronbach alpha

* Thang đo chất lượng dịch vụ: Đây là bước đầu tiên để đánh giá thang đo

nhằm loại ra các biến rác trước, trong phân tích này, các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đó là khi nó có hệ số tin cậy alpha từ 0,6 trở lên [I.11, tr 28] Kết quả được trình bày trong Phụ lục 6 cho thấy, tất cả các thành phần chất lượng đều có cronbach alpha khá lớn, nhỏ nhất là là thành phần đồng cảm là 0,729 (vẫn lớn hơn 0.6), đạt tiêu chuẩn đề ra

* Thang đo mức độ thoả mãn: Hệ số cronbach alpha của thang đo mức độ

thoả mãn khách hàng đạt giá trị khá cao là 0,913, đạt tiêu tiêu chuẩn đề ra

1.4.1.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA

* Thang đo chất lượng dịch vụ: Phương pháp trích hệ số sử dụng trong phân

tích này là principal axis factoring với phép xoay promax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue là 1 Tiêu chuẩn để chấp nhận các biến đo lường là chúng phải có trọng số (factoring loading) từ 0,4 trở lên và thang đo được chấp thuận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% [I.11, tr 28] Sau bảy bước phân tích

Trang 23

-Một là: Phương tiện hữu hình (gọi tắt là thành phần hữu hình/HUUHINH): được đo

lường bởi 7 biến quan sát là v_25, v_26, v_28, v_30, v_34, v_35 và v_36

-Hai là: Mức độ đáp ứng (gọi tắt là thành phần đáp ứng/DAPUNG): được đo lường

bởi 6 biến quan sát là v_08, v_16, v_18, v_23, v_32 và v_33

-Ba là: Mức độ tin cậy (gọi tắt là thành phần Tin cậy/TINCAY): được đo lường bởi

5 biến quan sát là v_02, v_03, v_07, v_09, và v_11

-Bốn là: Mức độ đồng cảm (gọi tắt là thành phần đồng cảm/DONGCAM): được đo

lường bởi 4 biến quan sát là v_19, v_20, v_20, và v_21

-Năm là: Mức độ đảm bảo hay còn gọi là năng lực phục vụ (gọi tắt là thành phần

Đảm bảo/ĐAMBAO): được đo lường bởi 2 biến quan sát là v_04 và v_06

-Sáu là: Mức độ yên tâm (gọi tắt là thành phần hài lòng/YENTAM): được đo lường

bởi biến quan sát là v_14

Lúc này hệ số cronbach cũng tính lại cho từng thành phần chất lượng Các trọng số đều đạt (Xem Phụ lục 13)

* Thang đo mức độ thoả mãn

Bảng 1.2: Kết quả phân tích EFA của thang đo mức độ thoả mãn

Trang 24

24

Trang 25

25

1.4.1.5 Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần chất lượng dịch vụ

Với phương pháp sử dụng là phân tích Correlation trong SPSS 13.0 và tiêu chuẩn chấp nhận có mối quan hệ với nhau là sig < 0.05 Kết quả kiểm định được

trình bày trong Phụ lục 8 Các thành phần TINCAY, DAPUNG, DAMBAO,

DONGCAM và HUUHINH có các sig (2- tailed) giá trị nhỏ hơn 0.05 nên các thành phần chất lượng dịch vụ đều có mối quan hệ

1.4.1.6 Phân tích mối quan hệ giữa thành phần chất lượng và sự thoả mãn khách hàng

Ta sử dụng hàm hồi quy tuyến tính bội với phương pháp loại trừ dần (backward elimination) để phân tích mối quan hệ này Theo đó ban đầu tất cả các biến đều ở trong chương trình, sau đó loại trừ chúng bằng tiêu chuẩn loại trừ (removal criteria) Xác xuất tối đa của F ra (probability of F- to remove) hay giá trị

P phải nhỏ hơn 0,1 còn nếu lớn hơn sẽ bị loại, và tiêu chuẩn của R2 (hệ số xác định) đạt thấp nhất là 0,5 [I.16, tr 33] Kết quả phân tích hồi quy thể hiện trong bảng Phụ lục 9 Các thành phần Đảm bảo, Đồng cảm, Yên tâm có sig > 0.1 nên không đạt yêu cầu Còn lại các thành phần Tin cậy, Đáp ứng và Hữu hình có sig < 0,1 Ta có phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa sự hài lòng của khách hàng với các thành phần trên như sau:

THOAMAN = 0,448 DAPUNG + 0,266 HUUHINH + 0,218 TINCAY

1.4.1.7 Phân tích các thuộc tính khách hàng ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ của ngành thang máy

* Phân tích ảnh hưởng của giới tính tới chất lượng dịch vụ thang máy:

Phương pháp phân tích là sử dụng Independent sample T-test để so sánh mức độ đánh giá giữa Nam và Nữ Tiêu chuẩn để có sự khác biệt về đánh giá giữa Nam và Nữ là giá trị p(sig) < 0,05 Theo kết quả phân tích này được trình bày trong Phụ lục

Trang 26

26

10, ta thấy các thành phần tin cậy, đảm bảo, hữu hình, yên tâm có sig < 0.05 chứng tỏ có sự ảnh hưởng của giới tính đối với các thành phần này Thành phần Đáp ứng và Đồng cảm có sig > = 0,05 chứng tỏ không có sự khác biệt nào về giới tính trong đánh giá thành phần này

* Phân tích ảnh hưởng của học vấn tới chất lượng dịch vụ thang máy: Sử

dụng phương pháp Independent sample t-test để so sánh mức độ đánh giá giữa hai nhóm học vấn trên với tiêu chuẩn có sự khác biệt giữa 2 nhóm là giá trị p(sig) < 0,05 Theo kết quả phân tích được trình bày trong Phụ lục 11, ta thấy tất cả các giá trị p (sig2-tailed) đều có giá trị lớn hơn 0,05 Do vậy ta có thể khẳng định là không có sự khác biệt về đánh giá chất lượng dịch vụ thang máy giữa các khách hàng có trình độ khác nhau

* Phân tích ảnh hưởng của thu nhập tới chất lượng dịch vụ thang máy: Ta sử

dụng phương pháp ANOVA với tiêu chuẩn có sự khác biệt về đánh giá chất lượng giữa các nhóm thu nhập là giá trị p(sig) < 0,05 Kết quả phân tích được trình bày trong Phụ lục 12 ta thấy, có một giá trị sig của thành phần Yên tâm là 0,002 (< 0,05), nên chứng tỏ là có sự khác biệt về đánh giá của ít nhất 2 nhóm khách hàng có thu nhập khác nhau tới thành phần này Còn các thành phần khác thì các giá trị sig của chúng đều lớn hơn 0,05 nên chứng tỏ không có sự khác biệt của các nhóm khách hàng có thu nhập khác nhau khi đánh giá các yếu tố này

Ngoài ra, trong phân tích thực trạng của ngành, các kỹ thuật phân tích cũng sẽ được kế thừa từ những kỹ thuật phân tích thực trạng của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như: SWOT, chuỗi giá trị,… bởi vì giữa một doanh nghiệp và một ngành cũng có một số điểm tương đồng nhau

1.4.2 Quy trình xây dựng chiến lược ngành thang máy

Xem chi tiết trong Sơ đồ 1.2 trang 18

So với nội dung các bước xây dựng một chiến lược ngành theo đề xuất của Bộ kế hoạch và Đầu tư ở mục 1.2.1.2., qui trình này có những điểm mới như sau:

Trang 27

27

Trang 28

28

Một là, phân tích ngành theo chuỗi giá trị và cấp độ ngành;

Hai là, chú trọng đến dự báo sự phát triển của các nhân tố có khả năng ảnh

hưởng đến sự phát triển của ngành;

Ba là, đặt ngành trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế

1.4.3 Các bước thực hiện

Từ sơ đồ 1.2 về Quy trình xây dựng một chiến lược phát triển ngành, chúng

ta có thể tóm tắt các bước thực hiện chính như sau:

Bước một, tạo lập cơ sở dữ liệu thông tin về các ngành kinh tế xã hội trong

và ngoài nước liên quan đến sự phát triển của ngành như GDP, mức tăng trưởng của ngành, các đánh giá về chất lượng dịch vụ của ngành thang máy Việt nam,.…

Bước hai, phân tích thực trạng của ngành gồm: (1) Vị trí của ngành so với

các nước, sự thay đổi của các chỉ tiêu khi GDP thay đổi, sự thay đổi của mức tăng trưởng ngành; (2) Chu kỳ phát triển của ngành; (3) Các mục tiêu, chiến lược, chính sách của ngành thời gian qua thực hiện như thế nào; (4) Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành

Bước ba, phân tích dự báo các tiền đề, cho sự phát triển của ngành gồm: (1)

Phân tích môi trường cạnh tranh quốc tế; (2) Phân tích môi trường cạnh tranh của ngành trong nước

Bước bốn, phân tích ngành theo chuỗi giá trị và cấp độ ngành

Bước năm, phân tích các lợi thế của ngành gồm lợi thế so sánh và lợi thế

Trang 29

29

Bước chín, phân tích cấu trúc ngành theo cơ cấu sản phẩm, các sản phẩm

mũi nhọn, các khu vực trọng điểm, các dự án đầu tư quan trọng

Bước mười, xác định nhóm các chiến lược phát triển ngành bao gồm chiến

lược tổng thể, các chiến lược chức năng (chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, đầu tư xây dựng sản phẩm mũi nhọn, khu vực trọng điểm, đầu tư kỹ thuật công nghệ)

Bước mười một, đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược

Bước mười hai, xác định các chương trình mục tiêu

Trang 30

30

Tóm tắt chương 1

Trong chương này, chúng tôi đặt trọng tâm là trình bày các cơ sở lý luận để có thể ứng dụng trong việc xây dựng một chiến lược phát triển ngành tại Việt nam

Đầu tiên là các khái niệm chung về chiến lược và chiến lược phát triển, các yếu tố cần có và các nguyên tắc khi xây dựng chiến lược phát triển, trong đó có phân tích nhấn mạnh đến vai trò của chiến lược trong việc phát triển một ngành kinh tế xã hội Kế đến chúng tôi đi sâu vào phân tích lý thuyết xây dựng một chiến lược phát triển ngành, nêu ra phương pháp tiếp cận, quy trình xây dựng và các công cụ phân tích trong quá trình xây dựng chiến lược căn cứ theo các tài liệu của Bộ

KH & ĐT Tiếp theo là khảo sát sơ qua về kinh nghiệm xây dựng chiến lược phát triển ngành của các nước trong khu vực thời gian qua để học hỏi các điểm hay và tránh những sai lầm họ đã mắc phải, tận dụng lợi thế của người đi sau Cuối cùng và quan trọng nhất ở chương này là đề xuất phương pháp xây dựng một chiến lược phát triển ngành thang máy trong điều kiện của Việt nam hiện nay của tác giả Trong đó nêu ra phương pháp tiếp cận trong đó có việc nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ của ngành thang máy Việt nam, các công cụ phân tích, qui trình và các bước thực hiện để xây dựng một chiến lược phát triển ngành với sự sáng tạo những điểm mới trên cơ sở kế thừa có chọn lọc đối với cách làm cũ Chúng ta có thể sử dụng cơ sở lý thuyết này để áp dụng xây dựng chiến lược phát triển cho bất cứ một ngành nào

Ngoài ra, trong việc nghiên cứu chất lượng dịch vụ thang máy của ngành thang máy Việt nam cho thấy kết quả có 6 thành phần chính là: 1-Phương tiện hữu hình; 2- Mức độ đáp ứng; 3-Mức độ tin cậy; 4-Mức độ đảm bảo; 5-Mức độ đồng cảm; 6-Mức độ yên tâm Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay chỉ có 3 thành phần là có ảnh hưởng thực sự tới mức độ thoả mãn khách hàng là : 1-Mức độ đáp ứng; 2- Mức độ hữu hình; 3- Mức độ tin cậy

Trang 31

31

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP THANG MÁY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2006

2.1 Tổng quan về ngành công nghiệp thang máy Việt Nam

2.1.1 Khái niệm về ngành công nghiệp thang máy

Theo quan điểm của Bộ Công Nghiệp, thang máy là một chuyên ngành của ngành cơ khí Việt nam thuộc các nhóm sản phẩm cơ khí chế tạo và thiết bị toàn bộ Các sản phẩm thang máy được sản xuất và lắp đặt phải đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn TCVN 9395: 1998; TCVN 6396: 1998; TCVN 9397: 1998 do Bộ Khoa học, Công Nghệ và Môi trường ban hành Hệ thống tiêu chuẩn này bao gồm qui định các yêu cầu an toàn về cấu tạo và lắp đặt đối với thang máy điện, thang máy thuỷ lực, thang cuốn, băng tải chở người và chở hàng, nhằm bảo vệ người và hàng tránh các tai nạn và sự cố có thể xảy ra trong vận hành sử dụng hoặc khi bảo trì bảo dưỡng và trong công tác cứu hộ [I.4, tr 2]

2.1.2 Vị trí, vai trò, nhu cầu của ngành thang máy

Ngành Công nghiệp thang máy Việt Nam có vị trí then chốt trong việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản của ngành xây dựng trong việc phát triển đất nước

Ngành cơ khí nói chung và chuyên ngành thang máy nói riêng là những ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và tạo tiền đề phát triển các ngành công nghiệp khác của đất nước

Theo Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp (Bộ Công nghiệp) trong bảng xếp loại về khả năng cạnh tranh, ngành cơ khí Việt Nam được xếp vào vị trí thứ 6 trong số 19 ngành hàng thuộc nhóm có khả năng cạnh tranh có điều kiện Ngay trong cả chuyên ngành được xem là có khả năng cạnh tranh được như chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn, chế tạo thiết bị toàn bộ, động cơ điện, dây và cáp điện,.… cũng đòi hỏi phải được hỗ trợ đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ,

Trang 32

2.1.3 Xu thế phát triển của môi trường kinh doanh thang máy

Theo đánh giá của Tạp chí Elevator World, xu thế phát triển của ngành thang máy hiện nay có thể tóm tắt như sau: công nghệ, cạnh tranh, toàn cầu hoá

2.1.3.1 Công nghệ

Xu thế phát triển của ngành thang máy đang diễn ra rất nhanh chóng, nhất là công nghệ không phòng máy Theo dự báo của các chuyên gia trong ngành thang máy thế giới, đến năm 2009 gần 80% thang máy mới được lắp đặt sẽ sử dụng loại thang máy không phòng máy, bởi vì loại thang máy này có ưu điểm là vừa đáp ứng được không gian xây dựng, vừa tiết kiệm điện năng tiêu thụ và giảm được chi phí giá thành xây dựng chung cho các tòa nhà

Mặt khác, sự tiến hoá nhanh hệ thống các tiêu chuẩn về an toàn của thiết bị thang máy cũng đã được các Hiệp hội của ngành thang máy thế giới đưa ra ngày một chặt chẽ hơn, đồng thời cũng mở rộng nhiều tiêu chuẩn để các nước phát triển có thể tham gia và xuất khẩu vào các thị trường lớn như Châu Âu và Bắc Mỹ, Hiện nay các sản phẩm thang máy của nước ngoài khi muốn vào các thị trường Châu Âu phải đáp ứng các tiêu chuẩn EN Standards (Châu Âu), ANSI Standards (Mỹ) cho thị trường Bắc Mỹ,

2.1.3.2 Cạnh tranh

Ngành công nghiệp thang máy đang phát triển rất nhanh chóng, các tập đoàn thang máy lớn trên thế giới như: Otis (Mỹ), Schindler (Đức), ThyssenKrupp (Đức), KONE (Phần lan), đã và đang thâm nhập các thị trường mới phát triển như: Việt nam, Campuchia, một cách rất mạnh mẽ Với ưu thế về công nghệ tiên

Trang 33

33

phong của mình các tập đoàn thang máy lớn ngày càng bành trướng ra các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, điều này thể hiện qua sự liên doanh, liên kết và thôn tính giữa các tập đoàn thang máy lớn đang diễn ra gay gắt trên thế giới hiện nay

Bảng 2.1: Xu hướng cạnh tranh của ngành thang máy thế giới

KONE (Phần lan) Toshiba Elevator Co.,(Nhật) 2000

ThyssenKrupp (Đức) Dongyang Elevator Co., (Hàn Quốc) 2001

Otis (Mỹ) LG Elevator Co., (Hàn Quốc) 2004

KONE (Phần lan) Fujitec Elevator Co., (Malaysia) 2005

(Nguồn: Tác giả sưu tầm)

Xu hướng cạnh tranh toàn cầu còn thể hiện ở các hoạt động về dịch vụ như: Bảo trì, sửa chữa và hiện đại hoá các thiết bị thang máy Các tập đoàn thang máy lớn đánh giá thị phần của mình thông qua các hoạt động dịch vụ của họ tại các nước sở tại, chính điều này đã làm gia tăng sự liên doanh, liên kết giữa các tập đoàn nước ngoài với các công ty chuyên về hoạt động dịch vụ ở các quốc gia mà các tập đoàn muốn hướng đến

2.1.3.3 Toàn cầu hóa

Toàn cầu hoá có tác động đến tất cả mọi hoạt động kinh tế xã hội và ngành công nghiệp thang máy cũng không phải là một ngoại lệ Với các hoạt động kinh doanh mang tính toàn cầu, nhiều tập đoàn thang máy lớn đang tìm cách mở rộng hoạt động của mình sang các quốc gia khác, ngược lại đối với các nước đang phát triển, thu hút vốn đầu tư nước ngoài là cơ hội để tận dụng vốn và công nghệ từ bên ngoài để hiện đại hóa nền công nghiệp của mình

Các thoả thuận song phương và đa phương cũng tác động đến hoạt động kinh doanh của ngành thang máy ở các quốc gia Việt nam hiện nay đang trong quá trình

Trang 34

2.2 Phân tích hiện trạng ngành công nghiệp thang máy Việt nam

2.2.1 Vị trí của ngành thang máy Việt Nam so với thế giới

Bảng 2.2: Thị trường thang máy thế giới năm 2006

ĐVT: chiếc

Châu Aâu 102,000 140,250 174,200 178,500 191,250Bắc Mỹ 16,000 22,000 23,450 28,000 30,000 Nhật Bản 16,000 22,000 26,800 28,000 30,000 Trung Quốc 32,000 44,000 53,600 56,000 60,000 Hàn Quốc 6,000 8,250 10,050 10,500 11,250

Châu Á – Thái Bình Dương 25,974 35,905 43,916 45,569 48,405

(Nguồn : Tổng hợp từ www.elevator-world.com, www.chinaelevator.org.)

* So với thị trường thang máy trên thế giới trong năm 2006, Thị trường thang máy Việt nam hiện chiếm khoảng 1% thị trường thang máy thế giới

* Tốc độ phát triển thị trường của ngành thang máy Việt nam trung bình 2006) đạt 19,35% cao hơn tốc độ phát triển trung bình (2003-2006) của thế giới là 17,73%

(2003-2.2.2 Chu kỳ phát triển của ngành

Theo mô hình phát triển 05 giai đoạn của Micheal E.Porter [I.10, tr 468], ngành thang máy Việt nam ở giai đoạn ngành mới nổi lên và chúng ta cần phải lưu ý những đặc thù sau:

Trang 35

308-35

2.2.2.1 Đặc điểm cấu trúc

- Tính bất ổn định cao

- Tính bất ổn định về chiến lược

- Các chi phí ban đầu cao nhưng giảm chi phí nhanh

- Có công ty đã hoạt động lâu như : Công ty thang máy Tự Động, Thái Bình, Thiên nam,… Tuy nhiên, hiện vẫn đang có nhiều công ty mới thành lập như : Hữu Duy, Ngân Việt,…

- Phải giữ được khách hàng đầu tiên khi lắp đặt thang máy và sau đó là sử dụng các dịch vụ sau khi bán hàng của mình

- Các yếu tố về công nghệ, khả năng về nguyên vật liệu, kinh nghiệm là rất quan trọng

2.2.2.2 Các vấn đề hạn chế sự phát triển ngành

-Nguyên vật liệu, thiết bị đầu vào thiếu, chưa tự sản xuất được, phần lớn phải nhập khẩu

-Giá cả thiết bị, nguyên vật liệu không ổn định do phải nhập khẩu từ nước ngoài

-Thiếu các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành thang máy

-Tiêu chuẩn hoá về sản phẩm và công nghệ chưa đầy đủ

-Khách hàng chưa nhận thức được sự phát triển về sản phẩm trong nước -Chất lượng sản phẩm chưa ổn định

- Chi phí cao

2.2.2.3 Những thị trường sớm và muộn

Trong điều kiện ngành công nghiệp thang máy Việt nam hiện nay, việc lựa chọn thị trường, phân khúc thị trường để phát triển cần phải chú ý đến các đặc tính của sản phẩm là lợi thế về công dụng và lợi thế về chi phí của sản phẩm đối với khách hàng

Trang 36

36

2.2.2.4 Những lựa chọn chiến lược

Các chiến lược lựa chọn có thể theo các hướng sau:

- Định hình cấu trúc của ngành, nghĩa là cần phải thiết lập các chính sách sản phẩm, cách tiếp cận Marketing, chiến lược giá cả trong khuôn khổ những hạn chế do tính kinh tế và nguồn lực cơ bản của ngành tạo ra

- Xác định các yếu tố ngoại lai trong sự phát triển của ngành Đó là các yếu tố làm ảnh hưởng về uy tín và sự tín nhiệm của ngành

- Thay đổi vai trò của nhà cung cấp khi ngành phát triển lớn hơn về qui mô và vị thế của mình

- Thay đổi các rào cản di chuyển

- Các bước đi chiến thuật

2.2.2.5 Kỹ thuật dự đoán

Như đã nói ở trên, trong điều kiện hiện tại của ngành thang máy Việt nam, sự bất ổn sẽ cao làm cho việc dự đoán các tình huống sẽ gặp khó khăn, do đó một kỹ thuật người ta hay sử dụng trong hoàn cảnh này là sử dụng phương pháp kịch bản để phân tích và dự đoán

2.2.3 Đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, chiến lược, chính sách của

ngành trong thời gian qua

2.2.3.1 Các mục tiêu, chiến lược

- Tốc độ tăng trưởng sản lượng bình quân (1999 – 2006) của ngành thang máy Việt nam đạt 18%/năm cao hơn so với các ngành công nghiệp khác của Việt nam như: Công nghiệp chế biến 13,3%/năm, xây dựng 10,8% /năm,

- Khả năng đáp ứng của ngành thang máy Việt nam đạt 40% nhu cầu thị trường trong nước

- Tỉ lệ nội địa hoá của các sản phẩm của ngành thang máy Việt nam đạt gần 50% trong toàn bộ thiết bị thang máy

Trang 37

37

Mặc dù ngành thang máy Việt nam đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ trong thời gian qua, nhưng vẫn còn một số tồn tại cần giải quyết và khắc phục sau :

- Các cơ sở sản xuất thang máy trong nước còn mang tầm vóc qui mô nhỏ, công suất sản xuất chưa đạt ngang tầm với các nước trong khu vực

- Công nghệ sản xuất còn lạc hậu, chưa có sự đầu tư qui mô vào ngành

- Giá thành tuy có thấp hơn so với thang máy nhập khẩu, nhưng công nghệ sản xuất vẫn chưa đạt được chất lượng ở mức tương đồng với các nước trong khu vực

- Chất lượng thang máy chưa ổn định, còn phụ thuộc vào chất lượng một số thiết bị nhập khẩu chính của nước ngoài

2.2.3.2 Các chính sách

Trong những năm gần đây, có nhiều chính sách rất quan trọng của Nhà nước về phát triển của ngành công nghiệp nói chung và ngành thang máy nói riêng đã được ra đời, một số các văn bản có tính định hướng chính sách cũng như hành trang pháp lý có tính hỗ trợ việc đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp thang máy Việt nam (Phụ lục 14) Nhìn chung trong lãnh vực thang máy, hệ thống văn bản qui phạm pháp luật đang được hoàn thiện theo cơ chế đổi mới tổ chức và quản lý, thúc đẩy cạnh tranh trên toàn bộ các mặt: Công nghiệp sản xuất thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng,… Hệ thống văn bản tiêu chuẩn hoá đã được xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và điều kiện hoàn cảnh của Việt nam

2.2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành

2.2.4.1 Doanh thu của ngành thang máy so với GDP

Trang 38

38

Bảng 2.3: Doanh thu của ngành thang máy theo GDP

Chỉ tiêu/Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

3 Doanh thu thang máy

1.Thang máy Tải khách 0.06 0.07 0.09 0.11 0.14 0.17 0.22 0.25 0.31

2.Thang máy tải hàng 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 0.07 0.07 0.08 0.10

3.Thang máy tải thực phẩm 0.01 0.01 0.02 0.02 0.02 0.02 0.02 0.03 0.03

4.Thiết bị nâng hạ khác 0.01 0.02 0.01 0.01 0.01 0.02 0.02 0.02 0.03

4 Tỷ lệ doanh thu

5 Tốc độ tăng doanh thu

(Nguồn :Tổng hợp từ Niên giám thống kê và Bộ Công nghiệp)

Từ số liệu bảng trên ta thấy:

* Doanh thu thang máy năm 2006 đạt gần 470 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm giai đoạn 1999-2006 đạt 20,9%

* Tỷ trọng doanh thu thang máy trên GDP hiện nay ngày càng tăng, năm

2006 đạt gần 0.067% và có xu hướng tiếp tục tăng trong tương lai

* Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1999-2006 là 6,9% trong khi đó tốc độ tăng của doanh thu thang máy là 20,9%, hơn gấp 3 lần so với tốc độ tăng của GDP

2.2.4.2 Tình hình sản xuất thiết bị thang máy

Bảng 2.4: Tình hình sản xuất thiết bị thang máy Việt nam từ năm 1998-2006

Nhu cầu (chiếc) 1,667 1,940 2,026 2,135 2,317 2,595 2,984 3,431 4,095Sản lượng (chiếc) 500 621 709 854 973 1,168 1,343 1,544 1,820Tốc độ tăng trưởng (%) 1.24 1.14 1.20 1.14 1.20 1.15 1.15 1.18

Tỉ lệ đáp ứng nhu cầu

(Nguồn :Tác giả tổng hợp từ Niên giám thống kê)

Trang 39

39

- Mức độ đáp ứng trung bình (1999 -2006) đạt 40% nhu cầu trong nước

- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm (1999-2006) : 18%

2.3 Phân tích dự báo các yếu tố tiền đề cho sự phát triển ngành

2.3.1 Phân tích môi trường cạnh tranh quốc tế

2.3.1.1 Kinh tế

Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng GDP của thế giới và một số nền kinh tế lớn

Đvt: %

4 Nền Kinh tế Hàn Quốc 8.5 4.7 4.0 4.8

6 Nền Kinh tế Việt Nam 6.8 7.7 8.4 8.2

(Nguồn: World Development Indicators database, 4/ 2006; The World Factbook, 3/2007)

Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy rằng, nền kinh tế Việt nam có mức độ

tăng trưởng khá cao (8,2%), chỉ đứng sau Trung Quốc (10,5%), trong khi đó mức

tăng trưởng trung bình của thế giới còn tăng trưởng rất chậm (dưới 6%) Đây chính

là yếu tố quan trọng trong việc đầu tư của nước ngoài vào Việt nam, bởi vì sự đầu

tư mạnh mẽ của nước ngoài vào Việt nam sẽ kích thích sự phát triển của các ngành

KT-XH Việt nam, trong đó có ngành thang máy Việt nam, thể hiện rõ nhất đó là

nhu cầu về thiết bị thang máy sẽ tăng lên khi các dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng,

bất động sản, nhà máy,… xuất hiện ngày càng nhiều

2.3.1.4 Công nghệ

Công nghệ thiết bị thang máy thay đổi rất nhanh chóng, từ công nghệ sử

dụng máy kéo đặt ở phía trên cùng của toà nhà, đến nay công nghệ máy kéo hiện

đại với kích thước nhỏ gọn hơn đã có thể đặt ở ngay bên cạnh hố thang máy và

không cần phải có phòng thang trên đỉnh nóc nhà Ngoài ra, sự phát triển nhanh

Trang 40

40

chóng của hệ thống điều khiển tốc độ thiết bị thang máy cũng đã làm tăng khả

năng đáp ứng cho các toà nhà cao chọc trời Đó chính là xu hướng phát triển chung

của ngành công nghệ cao trên thế giới ngày nay

Bảng 2.6: Sự phát triển của hệ thống điều khiển tốc độ thang máy

(Nguồn: tác giả sưu tầm)

2.3.2 Phân tích môi trường cạnh tranh của ngành trong nước

2.3.2.1 Xu hướng và áp lực khách hàng

* Về chất lượng: trước đây do nhu cầu về thang máy không nhiều, các thang

máy được lắp đặt trong nước chủ yếu là được nhập khẩu từ nước ngoài Vì vậy, các

doanh nghiệp sản xuất trong nước chỉ thực hiện các dịch vụ về lắp đặt và bảo trì,

bảo dưỡng thang máy Dần dần khi xu hướng thị trường bắt đầu phát triển các

doanh nghiệp mới bắt đầu mạnh dạn đầu tư vào việc nhập khẩu máy móc và tự sản

xuất các thiết bị thang máy để thay thế cho các thiết bị nhập khẩu Hiện nay trong

nền kinh tế thị trường, mở cửa tự do, các công ty thang máy nước ngoài bắt đầu

thâm nhập vào thị trường Việt nam, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trong nước Mặt

khác, khách hàng cũng đã ý thức được việc đòi hỏi các sản phẩm và dịch vụ thang

máy phải có chất lượng cao, đạt mức tiêu chuẩn của khu vực và thế giới Các yêu

cầu này bao gồm về chất lượng kỹ thuật và chất lượng dịch vụ

Theo số liệu nghiên cứu về chất lượng dịch vụ thang máy (Xem chi tiết Phụ

lục 2), có thể thấy khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ thang máy của Việt

nam là khá tốt Các thành phần đánh giá chất lượng dịch vụ thang máy bao gồm 6

thành phần, mỗi thành phần được đo lường bằng những biến khác nhau Với thang

điểm 5, hiện nay các thành phần chất lượng dịch vụ của các Công ty sản xuất thang

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Hệ thống

điều khiển

VVVF Controller Controller VVVF Controller VVVF Controller VVVF Controller VVVF Controller VVVF Tốc độ 4.0 m/s 5.0m/s 6.0m/s 7.0 m/s 8.0m/s 8.0m/s

Ngày đăng: 03/08/2017, 15:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Cành (2004), Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, NXB Đại học quốc gia TP.HCM, TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh te
Tác giả: Nguyễn Thị Cành
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia TP.HCM
Năm: 2004
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2002), Một số vấn đề về lý luận, phương pháp luận, phương pháp xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về lý luận, phương pháp luận, phương pháp xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế Việt Nam
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2002
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2003), Chiến lược phát triển kinh tế – Xã hội Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội – www.mpi.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển kinh tế – Xã hội Việt Nam đến năm 2010
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2003
4. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1999), Tiêu chuẩn Việt Nam – Thang máy điện -Thang máy thuỷ lực - Thang cuốn và Băng chở người, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chuẩn Việt Nam – Thang máy điện -Thang máy thuỷ lực - Thang cuốn và Băng chở người
Tác giả: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Năm: 1999
5. PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Diệp – Th.S Phạm Văn Nam (2003), Chiến lược &amp; chính sách kinh doanh, Nhà Xuất Bản Thống Kê, TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược & "chính sách kinh doanh
Tác giả: PGS.TS.Nguyễn Thị Liên Diệp – Th.S Phạm Văn Nam
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Thống Kê
Năm: 2003
6. Fred R. David (2003), Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống Kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái luận về quản trị chiến lược
Tác giả: Fred R. David
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2003
7. Hồ Đức Hùng (2000), Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện, NXB Đại Học quốc Gia TP.Hoà Chí Minh, TP.Hoà Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản Trị Doanh Nghiệp Toàn Diện
Tác giả: Hồ Đức Hùng
Nhà XB: NXB Đại Học quốc Gia TP.Hoà Chí Minh
Năm: 2000
8. Hoàng Trọng Hải (2004), Định hướng chiến lược và giải pháp phát triển ngành Công nghiệp ô tô Việt nam đến năm 2005, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại Học Kinh tế TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng chiến lược và giải pháp phát triển ngành Công nghiệp ô tô Việt nam đến năm 2005
Tác giả: Hoàng Trọng Hải
Năm: 2004
9. Trần Đăng Khoa (2004), Xây dựng chiến lược phát triển ngành Viễn thông Việt nam giai đoạn 2004-2015, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng chiến lược phát triển ngành Viễn thông Việt nam giai đoạn 2004-2015
Tác giả: Trần Đăng Khoa
Năm: 2004
10. Michael E.Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa Học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược cạnh tranh
Tác giả: Michael E.Porter
Nhà XB: NXB Khoa Học và Kỹ thuật
Năm: 1996
11. Nguyễn Đình Thọ (2003), Đo lường chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí ngoài trời tại TP.HCM, Đề tài nghiên cứu khoa học, Mã số CS2003-19: Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí ngoài trời tại TP.HCM
Tác giả: Nguyễn Đình Thọ
Năm: 2003
12. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (`2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà Xuất Bản Thống Kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Thống Kê
13. Hoàng Lâm Tịnh (2001), Một số vấn đề về xây dựng chiến lược cho một doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế , Trường Đại học kinh tế TP.Hoà Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về xây dựng chiến lược cho một doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam
Tác giả: Hoàng Lâm Tịnh
Năm: 2001
14. Nguyễn Trường Thi (2004), Một số giải pháp nâng cao chát lượng dịch vụ hàng không của Vietnam Airlines giai đoạn 2005-2015, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nâng cao chát lượng dịch vụ hàng không của Vietnam Airlines giai đoạn 2005-2015
Tác giả: Nguyễn Trường Thi
Năm: 2004
15. Thời báo kinh tế Việt Nam (2006), Kinh tế 2005-2006 Việt Nam và thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế 2005-2006 Việt Nam và thế giới
Tác giả: Thời báo kinh tế Việt Nam
Năm: 2006
16. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (2003), Đo lường chất lượng dịch vụ xe buýt công cộng tại TP.HCM, đề tài nghiên cứu khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường chất lượng dịch vụ xe buýt công cộng tại TP.HCM
Tác giả: Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Năm: 2003
19. UNDP (2001), Báo cáo cuối cùng của nhóm sáng kiến kỹ thuật số. II – TIEÁNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo cuối cùng của nhóm sáng kiến kỹ thuật số
Tác giả: UNDP
Năm: 2001
17. Thủ Tướng Chính Phủ (2002), Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020 Khác
18. Thủ Tướng Chính Phủ (2006), Quyết định Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam theo các vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn tới năm 2020 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w