1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hoạt động truyền thông đại chúng trong quảng bá lễ hội truyền thống cố đô hoa lư, tỉnh ninh bình (tt)

15 381 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 281,49 KB

Nội dung

KHÓA LUẬN CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TRONG QUẢNG BÁ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỐ ĐÔ HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH Giảng viên hướng dẫn:

Trang 1

KHÓA LUẬN CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG

HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TRONG QUẢNG BÁ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG

CỐ ĐÔ HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Thanh Mai Sinh viên thực hiện: Lê Hải Nguyên

Khóa học: 2012 - 2016

HÀ NỘI – 2016

Trang 2

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và động viên Vì vậy tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người đã dõi theo và sát cánh bên tôi, giúp tôi hoàn thành đề tài của mình

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Mai, giảng viên khoa Văn hóa học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Cô là người trực tiếp tư vấn và định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Đồng thời xin gửi lời cảm ơn đến Ban quản lý lễ hội cố đô Hoa Lư đã cung cấp số liệu và thông tin chính xác, khách quan để giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát và thu thập thông tin cần thiết cho đề tài

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội ngày tháng năm 2016

Sinh viên

Lê Hải Nguyên

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ 3

MỞ ĐẦU 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG VÀ TỔNG QUAN VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỐ ĐÔ HOA LƯ – NINH BÌNH ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

1.1 Cơ sở lý luận về truyền thông đại chúngError! Bookmark not defined.

1.1.1 Một số khái niệm Error! Bookmark not defined.

1.1.2 Các mô hình truyền thông đại chúngError! Bookmark not defined.

1.1.3 Các phương tiện truyền thông đại chúng ở nước ta Error! Bookmark not defined.

1.1.4 Vai trò của truyền thông đại chúng trong quảng bá lễ hội cố đô

Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình Error! Bookmark not defined 1.2 Tổng quan về lễ hội cố đô Hoa Lư – tỉnh Ninh Bình Error! Bookmark not defined.

1.2.1 Vài nét về lễ hội cố đô Hoa Lư Error! Bookmark not defined.

1.2.2 Vai trò và ý nghĩa của lễ hội với đời sống người dân Error! Bookmark not defined.

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TRONG QUẢNG BÁ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỐ ĐÔ HOA LƯ – NINH BÌNH ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

2.1 Các phương tiện truyền thông đang được sử dụng tại địa phương hiện nay Error! Bookmark not defined.

2.1.1 Truyền hình Error! Bookmark not defined.

2.1.2 Phát thanh Error! Bookmark not defined.

2.1.3 Trang web (Website) Error! Bookmark not defined.

2.1.4 Mạng xã hội Error! Bookmark not defined.

2.1.5 Các phương tiện truyền thông khácError! Bookmark not defined.

Trang 4

2.2 Đánh giá hiệu quả của các phương tiện truyền thông Error! Bookmark not defined.

2.2.1 Ưu điểm Error! Bookmark not defined.

2.2.2 Hạn chế Error! Bookmark not defined.

Chương 3: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TRONG VIỆC QUẢNG BÁ LỄ HỘI TRUYỀN

DEFINED.

3.1 Phân tích cơ hội, thách thức của truyền thông đại chúng trong việc quảng bá lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư – Ninh Bình Error! Bookmark not defined.

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông đai chúng trong quảng bá lễ hội Error! Bookmark not defined.

3.2.1 Giải pháp chung Error! Bookmark not defined.

3.2.2 Giải pháp cụ thể Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

PHỤ LỤC ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

Trang 5

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ

Biểu đồ 1.1 Sơ đồ truyền thông một chiều của Harold Lasswel Error! Bookmark not defined

Biểu đồ 1.2 Mô hình truyền thông hai chiều của Claude Shannon Error! Bookmark not defined

Bảng 2.1: Tổng hợp các loại hình phương tiện truyền thông đại chúng của lễ

hội được người dân tiếp cận (%) Error! Bookmark not defined

Bảng 2.2: Số lượng tin bài trên sóng truyền hình (tại Đài truyền hình Việt

Nam và Đài truyền hình Ninh Bình) Error! Bookmark not defined

Bảng 2.3: Tổng hợp các website có bài viết về lễ hội cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh

Bình Error! Bookmark not defined

Bảng 2.4: Tổng hợp các tin bài về di tích và lễ hội Cố đô Hoa Lư Ninh Bình

trên Youtube Error! Bookmark not defined

Trang 6

MỞ ĐẦU

1.! LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Việt Nam là một quốc gia đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc riêng Chính những nét đó làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc của dân tộc Việt Nam.Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là một dạng văn hóa rất đặc trưng Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ở khắp mọi miền đất nước Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn được duy trì Lễ hội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy tôn là nhân thần hay nhiên thần Đó chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của con người Giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui Mang đậm ý nghĩa thiêng liêng tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng dân tộc, lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư là một minh chứng tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ nhân thần của người Việt Lễ hội Cố đô Hoa Lư là một lễ hội truyền thống diễn ra hàng năm để tôn vinh vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng kinh đô Hoa Lư, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt năm 968và mở đầu thời kỳ độc lập của người Việt suốt các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần Lễ hội được tổ chức đều đặn từ mùng 6 đến mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, từ thời phong kiến lễ hội cố đô Hoa Lư đã được suy tôn thành quốc

lễ và được nhiều người biết đến nhưng trải qua hàng ngàn năm lịch sử cho đến ngày nay, lễ hội chỉ còn mang qui mô của tỉnh Ninh Bình và tầm ảnh hưởng bị thu hẹp Việc quảng bá lễ hội trong những năm gần đây gặp phải những hạn chế nhất định, đặc biệt trên lĩnh vực truyền thông hình ảnh lễ hội đến quần chúng nhân dân

Trang 7

Ngày nay, các phương tiện công nghệ số bùng nổ mạnh mẽ việc quảng

bá hình ảnh di sản văn hóa dân tộc tới người dân khá dễ dàng và đơn giản Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về lễ hội chưa thực sự được giới truyền thông quan tâm một cách triệt

để, mới chỉ có những giải pháp truyền thông tạm thời từ ban quản lí di tích, chưa thỏa đáng, dẫn tới việc các lễ hội văn hóa nói chung và lễ hội cố đô Hoa

Lư không được đông đảo quần chúng nhân dân và bạn bè quốc tế biết tới Nguyên nhân này do ban quản lý di tích hay do giới truyền thông chưa hoạt động một cách hiệu quả? Câu hỏi này chưa thể giải thích thỏa đáng, nhất là ở các địa phương, khi cán bộ quản lý lễ hội hay cán bộ truyền thông còn đang thiếu cả về số lượng và trình độ chuyên môn so với nhu cầu của thực tế

Là một người con sinh ra và lớn lên ở vùng đất Cố đô Hoa Lư nghìn năm lịch sử, nhận thấy ý nghĩa và tầm ảnh hưởng to lớn của lễ hội cố đô Hoa

Lư cần được quảng bá và phát huy hơn nữa, bằng kiến thức chuyên ngành văn

hóa truyền thông, tôi quyết định chọn đề tài: “ Hoạt động truyền thông đại

chúng trong quảng bá lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình”

làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình Tôi mong muốn đề tài sẽ góp phần vào công tác nghiên cứu tìm ra giải pháp sử dụng tối ưu các phương tiện truyền thông đại chúng cho hoạt động quảng bá lễ hội cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình trong thời đại mới

2.! TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Lễ hội được coi là tài sản tinh thần quý báu của đất nước ta suốt bao thế

hệ Chính vì vậy, từ xưa đến nay, lễ hội vẫn luôn là đề tài dành được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu văn hóa

Một trong những cuốn sách hàng đầu nghiên cứu về lễ hội ở Việt Nam

là cuốn: Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam của nhiều tác giả: Nguyễn Chí

Bền, Trần Lâm Biền, Bùi Khởi Giang, Nguyễn Minh San… được Nhà xuất

Trang 8

bản Văn hóa dân tộc, tạp chí Văn hóa nghệ thuật Hà Nội xuất bản năm 2000

Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam là cuốn sách nói về bản sắc văn hóa Việt

Nam với cái nhìn tổng quan về lễ hội cổ truyền, cách sắp xếp và nhìn nhận lễ hội cổ truyền gắn với vùng văn hóa Sắc thái các vùng văn hóa được thể hiện

ở các đối tượng văn hóa cụ thể Lễ hội cố đô Hoa Lư được nhắc tới trong cuốn sách dưới góc độ nghiên cứu về lịch sử, nguồn gốc và sự ra đời của lễ hội Bên cạnh đó cuốn sách còn mô tả các nghi thức và nghi lễ một cách cụ

thể và đầy đủ Cuốn sách nghiên cứu rất đầy đủ và chi tiết về lễ hội tuy nhiên

không có mục đưa ra các giải pháp nhằm quảng bá lễ hội cố đô Hoa Lư

Tác phẩm “Cố đô Hoa Lư” của tác giả Nguyễn Văn Trò, ghi chép lại

lịch sử, địa lý và văn hóa xã hội của vùng đất cố đô Hoa Lư đã đi sâu nghiên cứu về lễ hội cố đô Hoa Lư truyền thống và các nghi thức cổ truyền

Cuốn sách “Cố đô Hoa Lư lịch sử và danh thắng” của tác giả Lã Đăng

Bật, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1998, nói về lịch sử cố đô Hoa Lư, đi sâu vào miêu tả chi tiết diện mạo của các di tích, danh thắng trong khu vực cố đô Hoa Lư

Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu như : “Kinh đô cũ Hoa

Lư” của Nguyễn Thế Giang , “Kinh đô Hoa Lư thời Đinh - Tiền Lê thế kỷ X”

của tác giả Đặng Công Nga

Cho đến nay, các tác phẩm, bài nghiên cứu viết về hoạt động truyền thông đại chúng quảng bá lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư một cách chuyên sâu còn rất ít Chủ yếu là các tác phẩm nghiên cứu về diện mạo, quy mô, cấu trúc của khu vực di tích cố đô Hoa Lư và các tác phẩm có phạm vi nghiên cứu rộng hơn khái quát về toàn vùng đất cố đô Hoa Lư lịch sử Việc tìm hiểu về hoạt động truyền thông trong lễ hội cố đô Hoa Lư là một mảng mới và chưa được nghiên cứu chuyên đề

Một số công trình nghiên cứu về truyền thông đại chúng:

Trang 9

Cuốn sách "Truyền thông đại chúng", (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

2001) của tác giả Tạ Ngọc Tấn Cuốn sách đã cung cấp cho độc giả những nguồn thông tin vô cùng hữu ích về vai trò và tầm quan trọng của truyền thông đại chúng trong xã hội hiện nay.Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ cũng như sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội Truyền thông đại chúng đã thực sự trở thành một lực lượng quan trọng trong đời sống xã hội ngày nay Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết cơ bản, hệ thống về các phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại, các nguyên tắc, phương pháp chính nhằm quản lý, điều hành, phát huy tốt vai trò, sức mạnh của các loại hình, phương tiện truyền thông đại chúng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

“Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản’’, (NXB Chính trị Quốc gia,

2012) của tác giả Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng.Cuốn sách cung cấp những kiến thức lý thuyết và kỹ năng truyền thông cơ bản nói chung, truyền thông - vận động xã hội và truyền thông đại chúng nói riêng; cũng như cung cấp một số nội dung, khái niệm, kỹ năng, tình huống, cơ chế, chức năng của một số loại hoạt động truyền thông; chu trình, việc lập kế hoạch truyền thông, giám sát, đánh giá, phương pháp sử dụng trong giám sát, đánh giá và các hoạt động để duy trì hoạt động truyền thông

“Truyền thông đại chúng những kiến thức cơ bản’’(NXB Thông tấn,

2003) của tác giảClaudia Mast do dịch giả Trần Hậu Thái dịch Nội dung cuốn sách đề cập đến vấn đề hết sức cơ bản đối với những người làm công tác truyền thông đại chúng Đó là những khái niệm về thông tin, các phương tiện thông tin; hoạt động thông tin; đối tượng thông tin; trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đức của nhà báo; nghề nghiệp báo chí và hoạt động truyền thông trong cơ chế thị trường… Tất cả những vấn đề được nêu trong cuốn sách là những kiến thức bổ ích và cần thiết cho những đối tượng hoạt động trong lĩnh vực truyền

Trang 10

thông, cũng như những sinh viên các trường, khoa báo chí - những ký giả tương lai

3.! MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3.1!Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích các hình thức hoạt động truyền thông để nâng cao hiệu quả quảng trong bá lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Chỉ ra giá trị của lễ hội cố đô Hoa Lư, ý nghĩa của lễ hội với lịch sử hào hùng của dân tộc và với người dân đất Việt

- Tìm hiểu thực trạng của các hoạt động truyền thông đại chúng trong quảng bá lễ hội cố đô Hoa Lư tại tỉnh Ninh Bình

- Đánh giá ưu điểm và hạn chế của các hình thức truyền thông lễ hội

cố đô Hoa Lư, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông quảng bá lễ hội

4.! ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1!Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận là nội dung và hình thức của các hoạt động truyền thông đại chúng trong quảng bá lễ hội cố đô Hoa Lư tại tỉnh Ninh Bình

4.2!Phạm vi nghiên cứu

-! Về không gian: Các hoạt động truyền thông đại chúng trong quảng

bá lễ hội cố đô Hoa Lư tại tỉnh Ninh Bình

-! Về thời gian: Các hoạt động truyền thông đại chúng quảng bá lễ hội

cố đô Hoa Lư từ năm 2014 đến nay Đây là giai đoạn từ khi ban quản lý di

Trang 11

tích và ban tổ chức lễ hội cố đô Hoa Lư áp dụng chính sách giữ gìn một lễ hội văn minh chấm dứt các tệ nạn trước đó, cũng là giai đoạn phát triển của truyền thông với sự ra đời và nâng cấp của những phương tiện truyền thông mới, những bước đột phá trong công nghệ khoa học của xã hội loài người Với sự đa dạng trong phương tiện truyền tải, con người ngày càng có thêm nhiều cách thức giao lưu, truyền tải cũng như tiếp nhận thông tin

5.! Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

- Đánh giá được thực trạng và vai trò của truyền thông đại chúng trong việc quảng bá lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư – Ninh Bình

- Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, sự quan tâm của các nhà truyền thông đối với di sản văn hóa phi vật thể trong giai đoạn hiện nay

- Làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý văn hóa, truyền thông đại chúng, phục vụ công tác nghiên cứu, học tập của các cơ sở đào tạo về lĩnh vực văn hóa của các trường đại học, cao đẳng

6.! PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

-! Phương pháp sưu tầm, phân tích, thống kê tư liệu:

Trong quá trình khảo sát đối tượng tham gia lễ hội qua bảng hỏi cũng như khai thác các thông tin từ các nguồn đã kết hợp các phương pháp sưu tầm, phân tích, thống kê tư liệu để rút ra các số liệu nhằm đánh giá hiệu quả của

các kênh truyền thông mới

-! Phương pháp quan sát tham dự:

Nhận biết được tình hình , ghi nhận được thái độ, hành động, cảm xúc của du khách cũng như người dân địa phương đến với lễ hội

-! Phương pháp điều tra xã hội học:

Sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi nhằm làm rõ sự quan tâm của

Trang 12

du khách cũng như người dân địa phương đến lễ hội cố đô Hoa Lư và sự ảnh hưởng của lễ hội đến đời sống của người dân

-! Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn các thành viên trong ban tổ chức lễ hội, phụ trách mảng truyền thông, những người đã trực tiếp thực hiện và trải qua các công việc liên quan đến lĩnh vực truyền thông quảng bá lễ hội để thu thập thông tin về hiện trạng ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đại chúng trong quảng bá lễ hội Qua đó có thể so sánh hiệu quả của các phương tiện truyền thông mới so với cách thức quảng bá truyền thống

Đề tài được thực hiện dựa trên: nền tảng khoa học lý luận của chủ nghĩa Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các lý thuyết về truyền thông đại chúng

7.! BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, chú thích và phụ lục, nội dung chính của khóa luận được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông đại chúng và tổng quan về lễ

hội truyền thống cố đô Hoa Lư – Ninh Bình

Chương 2: Thực trạng hoạt động truyền thông đại chúng trong quảng

bá lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư – Ninh Bình

Chương 3: Cơ hội, thách thức và giải pháp nâng cao hiệu quả của

truyền thông đại chúng với việc quảng bá lễ hội truyền thống cố đô Hoa Lư – Ninh Bình

Ngày đăng: 03/08/2017, 15:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4.! Nguyễn Chí Bền, Trần Lâm Biền (2002): Kho tàng Lễ hội cổ truyền Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng Lễ hội cổ truyền Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Chí Bền, Trần Lâm Biền
Nhà XB: NXB Văn hóa dân tộc
Năm: 2002
7.! Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2012), “Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản’’, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản
Tác giả: Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2012
10.!Hoàng Thị Thu Hiền, Luận văn: Ứng dụng trên nền facebook, Khoa công nghệ thông tin đại học quốc gia Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng trên nền facebook
12.!Luật Di sản văn hoá năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (2009), Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2009)
Tác giả: Luật Di sản văn hoá năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2009
16.!Dương Văn Sáu (2008), Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Việt Nam
Tác giả: Dương Văn Sáu
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia
Năm: 2008
17.!Đặng Đức Siêu (chủ biên) (1991), Việt Nam di tích và danh thắng, Nxb. Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam di tích và danh thắng
Tác giả: Đặng Đức Siêu (chủ biên)
Nhà XB: Nxb. Đà Nẵng
Năm: 1991
20.!Dương Xuân Sơn (1995), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, NXB Văn hoá thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận báo chí truyền thông
Tác giả: Dương Xuân Sơn
Nhà XB: NXB Văn hoá thông tin
Năm: 1995
23.!Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông đại chúng
Tác giả: Tạ Ngọc Tấn
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
26.!Lê Trung Vũ, Hoàng Lê (1998): Lễ hội Thăng Long . Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội Thăng Long
Tác giả: Lê Trung Vũ, Hoàng Lê
Năm: 1998
1.! Ban tôn giáo chính phủ: Báo chí với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo của Hà Nội Khác
2.! Báo điện tử Bộ Xây dựng : Bảo tồn, tôn tạo di sản văn hóa: Góc nhìn từ di tích Đền thờ Hai Bà Trưng Khác
3.! Báo Hà Nội mới ngày 05/02/2014: Bảo tồn nét đẹp truyền thống Khác
5.! Bộ Thông tin và Truyền thông. Ứng dụng CNTT để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá các nước ASEAN Khác
8.! Lê Hương Giang: Hoạt động truyền thông đại chúng ở nước ta hiện nay Khác
11.!Luật Di sản văn hoá và văn bản hướng dẫn thi hành (2002), Nxb CTQG, Hà Nội Khác
13.!Bùi Luyến: Báo chí với việc tuyên truyền giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Khác
14.!Xuân Mai(2008): Vĩnh Phúc. Đất thắng tích và lễ hội Khác
15.!Ngô Đình Nam: Báo chí Lào Cai trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vùng đất Lào Cai giai đoạn 2015 – 2010 Khác
18.!Dương Xuân Sơn - Tạp chí khoa học năm 1994: Một số phương pháp đặt vấn đề truyền thông Khác
19.!Dương Xuân Sơn - Tạp chí khoa học năm 1995: Bước đầu tìm hiểu về hiệu quả báo chí Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w