Kỹ năng nói giao tiếp là phần quan trọng nhất của bộ môn này, bởi vì sách giáo khoa Tiếng Anh trung học cơ sở mới đã thể hiện những quan điểm đổi mới về phương pháp dạy và học ngoại ngữ.
Trang 1BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN:
1 Tên sáng kiến: Dạy kĩ năng nói
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Anh lớp 7
3 Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Xuyến
Sinh ngày : 10- 08- 1973
Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm ngoại ngữ
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THCS Tân Lập – Vũ Thư
Điện thoại: 0987573569 Email: xuyenlinhtoan@gmail.com
4 Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THCS Tân Lập- Vũ Thư- Thái Bình
Địa chỉ: Tân Lập – Vũ Thư- Thái Bình
Điện thoại: 0363825165
5 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2015 - 2016
II BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN:
1 Tên sáng kiến: Dạy kĩ năng nói môn Tiếng Anh lớp 7
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Tiếng Anh lớp 7
3 Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1 Tình trạng giải pháp đã biết:
Như chúng ta đã biết, thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin , thời đại của nền văn minh trí tuệ Xu thế nhân loại là cùng hợp tác để thúc đẩy sự phát triển của xã hội Để hòa chung với xu thế ấy đòi hỏi mỗi quốc gia phải có một nền
Trang 2giáo dục tiến tới hoàn thiện và phát triển Vì thế, Tiếng Anh đã được chọn làm ngôn ngữ chung cho toàn thế giới, nó là phương tiện thông tin giao tiếp hiệu quả, và là môn học không thể thiếu trong giáo dục Nếu như kiến thức là điều kiện, là nền tảng, là phương tiện, thì học ngoại ngữ mục đích là phải biết sử dụng nó như một công cụ giao tiếp Để học tốt môn này, người học phải có tính chuyên cần và kiên nhẫn, từ đó có phương pháp học phù hợp, mang hiệu quả Và một điều nữa cũng vô cùng quan trong đó là người học phải biết kết hợp tốt bốn kỹ năng cơ bản nghe – nói – đọc – viết Kỹ năng nói (giao tiếp) là phần quan trọng nhất của bộ môn này, bởi vì sách giáo khoa Tiếng Anh trung học cơ sở mới đã thể hiện những quan điểm đổi mới về phương pháp dạy và học ngoại ngữ
Theo phương pháp dạy truyền thống thì hai kỹ năng nghe và nói là khó và yếu nhất trong 4 kỹ năng Đa số học sinh đã học xong chương trình phổ thông khó và rất khó, thậm chí là không giao tiếp với người nước ngoài bằng ngôn ngữ mình vừa mới học được Do đó học ngoại ngữ là để giao tiếp, chứ không phải học ngoại ngữ
là không giao tiếp được Nên việc đổi mới phương pháp theo chương trình SGK hiện nay tôi thấy rất đúng và cần thiết
3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
Muốn rèn luyện được kỹ năng giao tiếp chúng ta cần phải có môi trường tiếng, tình huống đa dạng của cuộc sống Thực tế ở nông thôn các em không có môi trường học tiếng thuận lợi như thành phố, để có cơ hội luyện tập các ngữ liệu ngoài thời gian lên lớp Qua nhiều năm giảng dạy môn Tiếng Anh, đặc biệt là những năm dạy đổi mới phương pháp, tôi luôn luôn cố gắng hết mình để giúp và tạo điều kiện cho các em hiểu được nhiều về đất nước và con người của nước Anh, nhất là kỹ năng giao tiếp với người nước ngoài một cách có hiệu quả, với những tiết học sôi nổi luôn gây hứng thú và tạo ra môi trường tiếng đặc biệt để các em được thực hành
nói (giao tiếp) bằng Tiếng Anh Nên tôi chọn đề tài Dạy kỹ năng nói – môn Tiếng Anh lớp 7 đưa ra cùng đồng nghiệp tham khảo.
3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp:
Trang 3Trong quá trình học ngoại ngữ thì kỹ năng nói (giao tiếp) là mục đích cuối cùng của người học giống như bài dạy nghe, đọc hay viết, một bài dạy nói cũng gồm có
ba phần: Pre – speaking (trước khi nói), While – speaking (trong khi nói) và Post – speaking (sau khi nói) Tùy trình độc của học sinh và bài dạy mà giáo viên có thể xác định mục tiêu cụ thể của tiết học Chẳng hạn như tiết học đó tập trung vào luyện
kỹ năng nói – nói về cái gì , sử dụng cấu trúc nào ? … Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ rằng, không bao giờ các kỹ năng lại được luyện tập hoàn toàn độc lập Thông thường trong một tiết học, bao giờ cũng có ít nhất hai kỹ năng kết hợp, ví dụ như nghe - nói, đọc – viết hay nói – nghe – viết…
Qua quá trình giảng dạy tôi đã tự rút ra những kinh nghiệm cho kỹ năng dạy nói, bao gồm cách gợi mở ngữ liệu mới, các bước luyện cấu trúc ngữ pháp (hay dạy nói theo cách đóng vai hội thoại) Ba phần chính tôi chia ra làm các bước nhỏ sau đây:
* Pre-speaking:
- Nêu mục đích của bài dạy
- Dạy trước một số từ, cụm từ mới …
- Giới thiệu nhân vật (nếu như bài nói là bài hội thoại)
Ví dụ: This is Nam and this is John What are they doing ?
* While- speaking:
- Giới thiệu ngữ liệu cần luyện trong ngữ cảnh
- Kiểm tra xem học sinh có hiểu ngữ liệu mới không
(What is this in Vietnamese ?)
- Đưa ra câu mẫu
- Giáo viên nhắc lại câu mẫu ít nhất ba lần
- Học sinh nhắc lại đồng thanh, sau đó cá nhân
- Giáo viên viết câu mẫu lên bảng
Trang 4- Học sinh chép vào vở
- giáo viên kiểm tra việc hiểu cấu trúc mới theo hướng dẫn của giáo viên với cả lớp trước, rồi đến cá nhân (đây chính là controlled practice – luyện tập có kiểm soát )
* Post- speaking:
- Hướng dẫn học sinh luyện tập tự do
- Hoặc luyện tập mở rộng theo hình thức nghe – nói hoặc nghe – nói – viết
Trong các bước trên, thì giới thiệu ngữ liệu cần luyện trong ngữ cảnh và luyện tập cấu trúc mới là hai bước cơ bản nhất, bởi vì giới thiệu ngữ liệu của bài học là giúp học sinh có thể tham gia vào giao tiếp ngay từ đầu Tùy thuộc vào ngữ liệu mà xác định loại hoạt động để gợi mở và loại hình luyện tập, không dành quá nhiều thời gian cho việc giới thiệu ngữ liệu vì học sinh cần luyện tập Giáo viên cần tuân thủ nguyên tắc: Học bằng hành động (learning by doing)
Ví dụ: Giáo viên có thể lựa chọn các thủ thuật sau để giới thiệu ngữ liệu của
bài:
- Có thể dùng hội thoại ngắn để giới thiệu cấu trúc
- Có thể dùng tranh để giới thiệu cấu trúc
- Dùng kiến thức đã học ở bài trước có liên quan đến bài học để giới thiệu cấu trúc
Như chúng ta đã biết việc giới thiệu ngữ liệu mới phải đi liền với việc kiểm tra,
để đảm bảo rằng học sinh hiểu và biết cách sử dụng Tuy nhiên, kiểm tra không đồng nghĩa với việc bảo cho học sinh biết cấu trúc đó là gì Tùy vào cấu trúc cụ thể
mà giáo viên xác định cách kiểm tra cho phù hợp
Khi hướng dẫn học sinh luyện tập giáo viên cần chú ý đến các loại hình luyện tập, và điều quan trọng nhất là phải làm cho bài luyện tập có ý nghĩa Bao giờ cũng phải bắt đầu bằng mẫu: Giáo viên làm mẫu và học sinh phải được làm theo mẫu với
Trang 5trình tự cả lớp, cá nhân, thông thường có những loại bài luyện tập:
- Luyện tập nhắc lại (repetion drill): có thể dùng tranh hoặc từ gợi ý
- Luyện tập thay thế (Substituation drill): Giáo viên nhắc lại câu có cấu trúc cần luyện:
+ Giáo viên cho một từ khác để thay thế
+ Học sinh thay từ mới vào và nhắc lại câu mới
+ giáo viên có thể thay thế bất cứ phần nào của câu: động từ, chủ ngữ, trạng ngữ, cụm từ chỉ thời gian
- Luyện tập Hỏi – Đáp (Question – Answer drill)
- Back chaining drill: cách luyện tập này phù hợp với loại câu dài
* Chú ý: Luyện tập phải bắt đầu từ luyện tập có kiểm soát“controlled practice “.
Mức độ kiểm soát của các bài tập giảm dần cho đến khi học sinh có thể tự nói theo ý mình không cần kiểm soát
SGK Tiếng Anh theo chương trình mới chú trọng phát triển đều cả 4 kỹ năng ngôn ngữ nghe, nói, đọc, viết Tuy nhiên chương trình SGK lớp 6 + 7, 4 kỹ năng trên chưa phân rõ như SGK lớp 8 + 9 Nên kỹ năng nói chỉ là một phần nhỏ trong một giờ học Nhưng khi dạy giáo viên vẫn phải theo ba bước cơ bản của kỹ năng nói Vì không có nhiều thời gian, nên phần Post – speaking có thể không mở rộng nhiều Ví dụ khi luyện cấu trúc “ Is there a near here ? “ trong sách Tiếng Anh
7 bài 8 Tôi làm như sau:
* Bước 1: Nêu mục đích bài luyện, hôm nay chúng ta sẽ luyện cách hỏi về một
số địa điểm (có thể nói bằng Tiếng Anh)
* Bước 2: Giới thiệu nhân vật: Tôi là một người nước ngoài mới đến đây và tôi
muốn hỏi về một số địa chỉ ở xung quanh khu vực này
* Bước 3: Giới thiệu mẫu câu: Is there a port office near here ?
- Giáo viên nhắc lại mẫu câu ba lần
Trang 6- Cho cả lớp nhắc lại ba lần
- Gọi vài học sinh nhắc lại
- Có thể sửa lỗi phát âm và trọng âm
- Học sinh đứng lên nhắc lại
- Giáo viên viết mẫu lên bảng và đọc lại
- Yêu cầu học sinh đánh trọng âm câu
- Yêu cầu học sinh dịch câu đó sang tiếng Việt
- Yêu cầu học chép câu mẫu vào vở
* Bước 4: Sử dụng tấm bìa, trong đó các từ có thể dùng để thay thế cho câu hỏi
và cho học sinh luyện theo hình thức “ substitution drill ”
T: Giơ từ “ Post office” và nói lại câu có mẫu
Ss: Lặp lại câu mẫu
T: Giơ từ “ bank ”
Ss: Is there a bank near here?
T: Giơ từ “ library ”
Chia lớp thành 2 nhóm, 1 nhóm hỏi, 1 nhóm trả lời, rồi lại hỏi lại
T: Giơ bảng có từ “ bank ” - No, there isn’t T: Giơ bảng có từ “ cinema ” - Yes, there is T: Giơ bảng có từ “ post office ” - Yes,
T: Giơ bảng có từ “ hospital ” - No,
* Bước 5: Cho học sinh luyện hỏi và tập luyện theo cặp (luyện tập tự do).
Một ví dụ khác nữa dùng để luyện kỹ năng nói trong sách giáo khoa lớp 7, đó là đóng vai và sử dụng hội thoại Bời vì mục đích của việc dạy hội thoại là giúp học sinh phát triển kỹ năng nghe – nói (Đặc biệt là kỹ năng nói) phù hợp với trình độ và
Trang 7lứa tuổi của học sinh, giúp học sinh có điều kiện thu nhận và trao đổi thông tin, nâng cao trình độ Tiếng Anh, có hiểu biết thêm về xã hội Dạy bài hội thoại được chia thành 3 bước:
- Bước 1: Giới thiệu (Presentation):
+ Lôi cuốn sự hứng thủ của học sinh
+ Tạo ra nhu cầu muốn giao tiếp cho học sinh
+ Khuyến khích học sinh suy nghĩ về chủ điểm mà họ sẽ học
- Bước 2: Luyện tập, thực hành (Practice):
+ Hiểu nội dung bài hội thoại
+ Thuộc lòng các lời đối thoại của các nhân vật
+ Biết vận dụng các cấu trúc trong bài hội thoại mẫu để xây dựng những bài hội thoại tương tự theo sự hướng dẫn của giáo viên
- Bước 3 : Sản sinh lời nói (Prodution): giúp học sinh phát triển khả năng giao tiếp
Giáo viên cần vận dụng linh hoạt các hoạt động cụ thể, thích hợp vào đúng các giai đoạn và từng nội dung bài nhất định Các hoạt động chính của bài hội thoại là hoạt động theo cặp đôi, nhóm và đóng vai Mục đích của dạy hội thoại là rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh, giáo viên không nên quá chú trọng đến việc dạy từ mới, chỉ nên giới thiệu cho học sinh những từ mới thật cần thiết Tạo điều kiện cho học sinh tự suy đoán nghĩa của từ mới theo ngữ cảnh và có rất nhiều thủ thuật để giới thiệu một bài hội thoại Nhiệm vụ của giáo viên là tùy thuộc vào trình độ cụ thể của học sinh mà vận dụng một cách linh hoạt, các thủ thuật khác nhau vào việc dạy hội thoại, để đạt được mục đích cuối cùng là giúp học sinh vận dụng những mẫu câu
đã học vào thực tiễn Để tạo cho học sinh vận dụng những cấu trúc đã học trong bài hội thoại vào thực tế cuộc sống, như trong Unit 2 phần A4 – sách Tiếng Anh lớp 7 Tôi đã dùng thủ thuật gợi ý để giúp học sinh vận dụng vào bài học và sản sinh lời nói
Trang 8- Thảo luận theo cặp đội, theo nhóm về những bài học các em rút ra được nội dung bài hội thoại (discussion)
- Đóng vai theo tình huống gợi ý, hoặc tình huống có thật trong lớp (free – roleplay)
- So sánh đối chiếu, đánh giá nội dung bài học với thực tế cuộc sống
- Bày tỏ quan điểm thái độ của mình về nội dung hoặc nhân vật trong bài hội thoại
- Tưởng tượng bản thân học sinh là chính nhân vật, hoặc đang ở nơi có sự việc
đó xảy ra và nêu cảm tưởng nhận xét
3.4 Hiệu quả lợi ích thu được:
Vì trong SGK Tiếng Anh 7 không có giờ nói riêng, mà chỉ có một phần nhỏ trong tiết học, nên học sinh không bị nhàm chán như trong cả một tiết dạy kỹ năng nói Khi dạy tôi thấy học sinh tham gia tích cực, hứng thú với tiết học Với sự nhiệt tình hướng dẫn của giáo viên đã thu hút được tinh thần hăng say trong học tập của các em, và mang lại kết quả rõ rệt Với những học sinh khá, các em có thể triển khai
từ kỹ năng nghe sang kỹ năng nói rất tốt Như các em Ly, Linh ,Hương…lớp 7A, Yến, Hoa, Vũ… lớp 7B… Khánh Linh, Vũ, Nho, Ly… lớp 7C, tiếp thu bài có hiệu quả cao Với học sinh dưới mức trung bình qua việc kiểm tra nhanh, tôi thấy các em không luyện tập tự do sản sinh lời nói được Nhưng các em cũng biết cách vận dụng thay thế và luyện tập có kiểm soát Đối với những học sinh này giáo viên cần hướng dẫn các em dần dần từng bước, không nên nóng vội Do thời gian có hạn trên lớp, tôi thường khuyến khích học sinh quen dần với việc nói Tiếng Anh trên lớp, đó cũng
là một cách để rèn kỹ năng nói
Như vậy việc đổi mới phương pháp giảng dạy cho mục tiêu môn học là rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Dạy ngoại ngữ nói chung,Tiếng Anh nói riêng, việc đổi mới phương pháp dạy học là rất cần thiết và cấp bách, cho việc phát triển và nâng cao trình độ cho học sinh có được kỹ năng giao tiếp bằng ngôn
Trang 9ngữ đã học Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải nắm chắc lý thuyết, để vận dụng linh hoạt
và phù hợp với từng đối tượng học sinh của mình để đạt kế quả cao, trong việc dạy
và thực hành nói
3.5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Giáo viên được tham gia tập huấn các chuyên đề phục vụ cho công tác giảng dạy.Trường có phòng tiếng riêng
3.6 Tài liệu:
Băng đĩa chuẩn, tranh ảnh phục vụ cho bài giảng…
3.7 Cam kết không vi phạm bản quyền:
Trên đây là một vài kinh nghiệm nho nhỏ của tôi về cách dạy kỹ năng nói môn Tiếng Anh 7, bởi vì nói là một kỹ năng rất quan trọng trong giảng dạy môn Tiếng Anh theo phương pháp mới ( Phương pháp giao tiếp )
Đưa sáng kiến này ra trao đổi cùng đồng nghiệp, với mục đích giúp học sinh có được kiến thức trong học tập và hiệu quả trong cách giao tiếp Song về phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp Rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp Sáng kiến này là sự chắt lọc phương pháp trong quá trình giảng dạy, không sao chép hoặc vi phạm bản quyền, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
Thái Bình, ngày 5 tháng 4 năm 2016
Cơ quan đơn vị áp dụng sáng kiến Tác giả sáng kiến
(Xác nhận)
Nguyễn Thị Xuyến
Trang 10Ý KIÊN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
1 CẤP TRƯỜNG:
* Nhận xét :
* Xếp Loại :
2 CẤP PHÒNG: * Nhận xét :
* Xếp Loại :