1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận nguyên lý tiền lương: cơ chế ba bên trong giải quyết vấn đề tiền lương

29 512 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 248,5 KB

Nội dung

TIỂU LUẬNNGUYÊN LÝ TIỀN LƯƠNGNGHIÊN CỨU CƠ CHẾ BA BÊN TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ TIỀN LƯƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAYThành phố Hồ Chí MinhMỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tàiĐối với người lao động, tiền lương là nguồn thu nhập chính – trên thế giới, tiền lương là nguồn sinh kế của hơn một nửa số lao động có công ăn việc làm. Ở hầu hết các nước châu Á đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tỷ lệ lao động làm công ăn lương trong tổng số lao động có việc làm ở mức thấp hơn, do trình độ phát triển và do ngành nông nghiệp và canh tác quy mô nhỏ còn phổ biến. Nhưng số lượng lao động làm công ăn lương đang tăng mạnh. Vì thế, mức lương và sức mua của tiền lương có ảnh hưởng lớn đối với mức sống. Tiền lương có đủ đáp ứng nhu cầu cơ bản của người lao động hay không sẽ quyết định người dân có nuôi được gia đình hay không và có thể xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân và con cái họ hay không. Đáng tiếc là, trên thế giới, rất nhiều người không có được điều kiện đó. Tính đến năm 2013, khoảng 839 triệu lao động vẫn có thu nhập dưới chuẩn nghèo quốc tế là 2 USD một ngày (tính theo sức mua tương đương), mặc dù có việc làm.

Trang 1

TIỂU LUẬN NGUYÊN LÝ TIỀN LƯƠNG NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ BA BÊN TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ

TIỀN LƯƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 2

TIỂU LUẬN NGUYÊN LÝ TIỀN LƯƠNG NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ BA BÊN TRONG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỀ

TIỀN LƯƠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Trang 3

hơn cho bản thân và con cái họ hay không Đáng tiếc là, trên thếgiới, rất nhiều người không có được điều kiện đó Tính đến năm

2013, khoảng 839 triệu lao động vẫn có thu nhập dưới chuẩnnghèo quốc tế là 2 USD một ngày (tính theo sức mua tươngđương), mặc dù có việc làm

Không phải trùng hợp mà tiền lương được chú ý đến vậy, vàthường là chủ đề tranh luận nóng Tiền lương rất quan trọng đốivới người lao động, người sử dụng lao động, chính phủ và toàn bộnền kinh tế

Tiền lương và cách thức phân bổ tiền lương, có ảnh hưởng rấtlớn không chỉ đối với người lao động mà còn đối với cách thứcphát triển và tiến hóa của xã hội Tiền lương là một chỉ số quantrọng cho thấy một xã hội sẽ trở nên bình đẳng hơn – hay bấtbình đẳng hơn Gia tăng bất bình đẳng là mối quan ngại lớn tạinhiều quốc gia và gia tăng bất bình đẳng tiền lương góp phần vào

xu hướng đó Tuần tới, ILO sẽ công bố Báo cáo tiền lương toàn cầucho năm 2014/2015; báo cáo này sẽ trình bày những phát hiệncủa nghiên cứu mới về mối liên hệ giữa phân bổ tiền lương và bấtbình đẳng thu nhập nói chung Nếu chúng ta muốn tạo ra thịnhvượng chung, gia tăng thu nhập cho tất cả mọi người, và xâydựng xã hội trên nguyên tắc bình đẳng, chúng ta cần xử lý vấn đề

về phân bổ tiền lương và bảo đảm rằng mọi người lao động đềuđược hưởng “thành quả của phát triển một cách công bằng”

Vì vậy mà nghiên cứu và tìm hiểu về cơ chế ba bên trongthỏa thuận mức tiền lương là một vấn đề cần được quan tâm vànghiên cứu chuyên sâu hơn

2. Mục tiêu nghiên cứu

+ Tìm hiểu rõ về cơ chế ba bên

+ Tìm hiểu sự tham gia, sự tác động của cơ chế ba bên tớivấn đề tiền lương

+ Thực trạng về hoạt động của cơ chế ba bên trong giảiquyết các vấn đề về tiền lương

+ Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa cơ chế ba bên trong giải quyết các vấn đề tiền lương

Trang 4

3. Phạm vi nghiên cứu

+Nghiên cứu các tài liệu có liên quan tới cơ chế ba bên vềtiền lương ở Việt Nam qua các năm

4. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận

+Nghiên cứu các tài liệu được đăng tải trên các phương tiệntruyền thông

+Nghiên cứu trong các sách, giáo trình

+Nghiên cứu các chính sách, chỉ thị của chính phủ về tiềnlươnng

NỘI DUNG CHÍNH

CHƯƠNG 1

Trang 5

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Trong lĩnh vực lao động, cơ chế ba bên của Tổ chức lao động Quốc

tế (ILO) là một cơ chế thông dụng ở nhiều quốc gia có nền kinh tế thịtrường phát triển, được sử dụng trong việc xây dựng chính sách, phápluật về lao động, tổ chức và quản lí lao động cũng như giải quyết cácvấn đề phát sinh, kể cả giải quyết tranh chấp lao động và đình công.Tuy nhiên với các nước có nền kinh tế thị trường và quan hệ lao độngchưa phát triển như Việt Nam thì cơ chế ba bên còn là vấn đề mới mẻ

và đang từng bước được ứng dụng Tìm hiểu khái niệm cơ chế ba bên

là việc làm cần thiết và tất yếu cho những quốc gia bắt đầu ứng dụng

cơ chế này

Theo Từ điển Tiếng Việt (Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học năm

1998) "cơ chế” là “cách thức theo đó một quá trình thực hiện” Tương

tự như vậy, các tác giả của cuốn Đại từ điển Tiếng Việt cho rằng cơ chế

là cách thức sắp xếp tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện.

Về phương diện khoa học, nhiều công trình nghiên cứu đã đề cậpđến khái niệm "cơ chế” Trong cuốn Sổ tay về phát triển, thương mại vàWTO (Nxb Chính trị quốc gia năm 2004), các nhà khoa học cho rằng

“cơ chế là một phương thức, một hệ thống các yếu tố làm cơ sở, đường hướng cho sự vận động của một sự vật hay hiện tượng” Một quan

điểm cụ thể hơn về cơ chế được đề cập trong cuốn Các nước đang pháttriển với cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới -World Trade Organization (Nxb Lao động xã hội năm 2006) Theo cáctác giả của cuốn sách này thì nói đến cơ chế bao giờ cũng gồm hai

mặt: bên ngoài (thể hiện ở cách thức tổ chức nên nó) và bên trong (sự

tổ chức và hoạt động ngay trong nội tại của sự vật, hiện tượng) Nóicách khác, cơ chế là hệ thống các mối quan hệ hữu cơ, liên quan đếncách thức tổ chức, hoạt động, cách thức tồn tại và phát triển của sựvật, hiện tượng Cơ chế là một quá trình, một hệ thống, là tổng thể cácyếu tố tạo nên sự hoạt động của sự vật, hiện tượng

Như vậy, về phương diện từ điển học và phương diện khoa học, dùcách tiếp cận của các nhà khoa học không hoàn toàn giống nhau,nhưng có thể nhận thấy các quan điểm này đều chỉ ra hai yếu tố cơ

bản tạo thành cơ chế Đó là: yếu tố tổ chức (cơ cấu) và yếu tố hoạt động (vận hành) Yếu tố tổ chức đề cập đến các thành viên (chủ thể)

tham gia, cách thức hình thành tổ chức (cơ cấu) và cách thức tổ chức

hệ thống nội tại Yếu tố hoạt động thể hiện mối quan hệ tác động qualại giữa các thành viên (sự phân công và hợp tác giữa các thành viên)trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của tổ chức; nguyêntắc vận hành của cơ chế và nội dung hoạt động của nó

Trang 6

Cơ chế ba bên là gì? Nhiều nhà khoa học đã cố gắng trả lời câu hỏinày bằng cách đưa ra khái niệm, bản chất, đặc điểm của cơ chế babên “Thuật ngữ quan hệ công nghiệp và các khái niệm liên quan”của tác giả David Macdonald và Caroline Vandenabeele (các chuyêngia lâu năm của Đội chuyên gia tổng hợp Đông Á, Văn phòng lao độngQuốc tế - ILO/EASMAT) được đón nhận như là một cuốn sách “quantrọng” và rất đáng tham khảo ở nước ta cũng như một số nước khác đã

đưa ra định nghĩa cơ chế ba bên như sau: "Cơ chế ba bên là sự tương tác tích cực của Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động (qua các đại diện của họ) như là các bên bình đẳng và độc lập trong các cố gắng tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề cùng quan tâm Một quá trình ba bên có thể bao gồm việc tham khảo ý kiến, thương thuyết và/hoặc cùng ra quyết định, phụ thuộc vào cách thức đã được nhất trí giữa các bên liên quan Những cách thức này có thể là đặc biệt theo theo từng vụ việc hoặc được thể chế hoá”.

Theo Tiến sĩ Phạm Công Trứ, bằng việc kí kết các hợp đồng laođộng cá nhân giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động(NSDLĐ) hình thành nên quan hệ lao động cá nhân - hạt nhân của cơchế hai bên truyền thống Sau đó bằng việc thực hiện quyền tự do liênkết các tổ chức của cả phía NLĐ và NSDLĐ được hình thành Ở tầmquốc gia, đại diện của tổ chức này cùng với đại diện của Chính phủ cómối quan hệ với nhau để cùng bàn bạc và giải quyết những vấn đề cóliên quan trong lĩnh vực lao động và xã hội Trên cơ sở và khuôn khổcủa mối quan hệ này hình thành một cơ chế mang tính pháp lí quốc tế,

Tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều bài viết ởnước ta tán thành rằng định nghĩa do Tổng giám đốc ILO đưa ra trong

báo cáo tại kì họp thứ 79, năm 1992 (Báo cáo có tựa đề: Dân chủ hoá

và tổ chức của ILO) là một định nghĩa có tính chính thống của ILO về cơ chế ba bên Định nghĩa đó như sau: "Cơ chế ba bên có nghĩa là bất hệ thống các mối quan hệ lao động nào, trong đó Nhà nước, NSDLĐ, NLĐ

là những nhóm độc lập, mỗi nhóm thực hiện những chức năng riêng Điều đó chỉ đơn thuần là sự chuyển đổi thành các mối quan hệ xã hội của các nguyên tắc dân chủ chính trị: tự do, đa số, sự tham gia của mỗi cá nhân vào những quyết định có liên quan tới họ Nguyên tắc là những vấn đề chung nhưng cũng không có một đối tác đơn lẻ: Mỗi hệ thống quan hệ lao động được dựa trên sự kết hợp của các điều kiện lịch sử, chính trị, xã hội và văn hoá và mỗi hệ thống phát triển theo những nguyên tắc của cuộc chơi dưới ánh sáng của những thông số đó”.

Trang 7

Các khái niệm và quan điểm trên đây đều trực tiếp hoặc gián tiếp

đề cập tới các nội dung: bản chất, các đối tác xã hội, phạm vi hoạtđộng và sự vận hành của cơ chế ba bên Liên hệ với khái niệm “cơ chế”

đã đề cập ở trên, các khái niệm và quan điểm về cơ chế ba bên cũng

đã thể hiện được hai yếu tố cấu thành cơ bản: yếu tố tổ chức (cơ cấu)

và yếu tố hoạt động (vận hành) Cơ cấu ba bên được tạo thành bởi ba

”đối tác xã hội”: Nhà nước, NLĐ và NSDLĐ (thông qua cơ quan, tổ chứcđại diện của mỗi bên) Quá trình vận hành của cơ chế ba bên chính làquá trình hợp tác giữa ba đối tác xã hội trong việc nỗ lực tìm kiếm cácgiải pháp chung cho các vấn đề mà cả bên cùng quan tâm trong lĩnhvực lao động - xã hội

Từ những phân tích, đánh giá trên đây, có thể hiểu cơ chế ba bên

là quá trình phối hợp giữa Nhà nước, NLĐ và NSDLĐ (thông qua các tổ đại diện chính thức của họ) bằng những hình thức phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị và pháp lí… nhằm tìm kiếm những giải pháp chung cho các vấn đề thuộc lĩnh vực lao động - xã hội, trước hết

là các vấn đề thuộc mối quan hệ lao động mà cả ba bên cùng quan tâm, vì lợi ích của mỗi bên, lợi ích chung của ba bên và lợi ích chung của xã hội.

Bên cạnh khái niệm cơ chế ba bên còn một số khái niệm khác,

như: “cơ chế hai bên”, “thương lượng tập thể” và “đối thoại xã hội”.

Đây là những khái niệm được ILO và ở nhiều quốc gia thành viên củaILO sử dụng rộng rãi Tuy có những khác biệt nhất định, nhưng các kháiniệm này có mối quan hệ với nhau

Theo các tác giả của cuốn “Thuật ngữ quan hệ công nghiệp và các

khái niệm có liên quan” thì cơ chế hai bên là “bất kì quá trình nào mà bằng cách đó những sự dàn xếp hợp tác trực tiếp giữa NSDLĐ và NLĐ (hoặc các tổ chức của họ) được thành lập, được khuyến khích và được tán thành” Còn thương lượng tập thể là một quá trình mà qua đó

NSDLĐ hoặc một nhóm NSDLĐ và một hoặc nhiều tổ chức của NLĐhoặc các đại diện của họ tự nguyện thảo luận và thương lượng vớinhau về các chế độ và điều kiện làm việc mà hai bên đều chấp nhận và

có giá trị trong một thời gian xác định Với cách hiểu như vậy thì

“thương lượng tập thể” như là một cách thức vận hành “cơ chế haibên” Nói chính xác hơn “thương lượng tập thể” là sự chuyển tải mộtbiểu hiện cụ thể của khái niệm “cơ chế hai bên” Bởi thương lượng tập

thể chính là “sự dàn xếp hợp tác trực tiếp” giữa NSDLĐ và NLĐ (hoặc

các tổ chức của họ) về chế độ và điều kiện làm việc vì lợi ích riêng củamỗi bên và vì lợi ích chung mà hai bên cùng tìm kiếm Ở một góc độnào đó cũng có thể hiểu “thương lượng tập thể” chính là cốt lõi của “cơchế hai bên” như ông William Simpson (cựu Giám đốc Đội chuyên gia

tổng hợp Đông Nam Á của ILO) đã từng khẳng định: "Thương lượng tập thể là điều cốt yếu trong việc điều hoà mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ cũng như việc quyết định điều kiện làm việc Nó là rường cột

Trang 8

của bất kì hệ thống quan hệ lao động nào và việc hoạt động có hiệu quả của nó được coi là quan trọng nhất đối với mối quan hệ lao động

ổn định và kinh doanh có hiệu quả”.

Tuy nhiên, “cơ chế hai bên” không phải khi nào cũng chỉ gói gọntrong “thương lượng tập thể” Bởi vì “cơ chế hai bên” còn bao gồm cácquá trình mà trong đó mọi sự dàn xếp, giải quyết các vấn đề được thựchiện trực tiếp bởi cá nhân NLĐ và NSDLĐ Với cơ chế hai bên haythương lượng tập thể, Nhà nước đóng vai trò là người tạo cơ sở pháp lí,bảo đảm cho chúng được thực thi và được bảo vệ Trong những trườnghợp cần thiết, Nhà nước sẽ “vào cuộc” để dàn xếp những bất đồng màcác bên không tự giải quyết được Điều này cho thấy điểm khác biệtlớn nhất của các khái niệm này so với khái niệm cơ chế ba bên chính là

ở chỗ Nhà nước không tham gia cơ chế hai bên hay thương lượng tậpthể với tư cách là một “đối tác xã hội” như khi tham gia cơ chế ba bên.Tuy nhiên, “cơ chế hai bên” hay “thương lượng tập thể” cũng có thểđược xem là một phần (là nền tảng) của cơ chế ba bên và ở một mức

độ nào đó, “cơ chế hai bên” hay “thương lượng tập thể” cũng được sửdụng để chỉ sự vận hành của cơ chế ba bên theo nghĩa rộng

“Đối thoại xã hội” khi bắt đầu được biết đến với tư cách là mộtkhái niệm được sử dụng để chỉ cách thức hoạt động của “cơ chế babên” Gần đây, khái niệm này trong những trường hợp cụ thể đã được

sử dụng với nghĩa rộng hơn Điều này đã gây ra những tranh cãi giữacác nhóm khác nhau trong xã hội Nổi lên là hai nhóm có xu hướng đốilập Một nhóm muốn đồng nhất khái niệm “đối thoại xã hội” với “cơchế ba bên” phản đối việc mở rộng sự tham gia của các nhóm xã hộikhác (không phải là tổ chức của NLĐ, NSDLĐ) vào “đối thoại xã hội”.Một nhóm lại muốn mở rộng “đối thoại xã hội” cho cả các đối tác xãhội khác (chẳng hạn, các tổ chức phi Chính phủ), thậm chí có thểkhông có sự tham gia của tổ chức NLĐ và NSDLĐ Như vậy, ngày nay

“đối thoại xã hội” có thể là quá trình hợp tác, chia sẻ lợi ích và tráchnhiệm giữa ba đối tác xã hội: Nhà nước, NLĐ và NSDLĐ hoặc có sựtham gia rộng rãi của các đối tác xã hội khác trong những trường hợpnhất định vì mục tiêu ổn định, phát triển kinh tế - xã hội Song, mộtđiều cần đặc biệt lưu ý là ở ILO thuật ngữ đối thoại xã hội thường đượchiểu là đồng nghĩa với cơ chế ba bên, một thuật ngữ được dùng đểmiêu tả không những cấu trúc ba bên đặc biệt - là NSDLĐ, NLĐ vàChính phủ, mà còn dùng để miêu tả sự tương tác giữa ba nhóm này,điều mà ILO muốn thúc đẩy để trở thành một yếu tố cơ bản củng cố sựphát triển kinh tế và xã hội

Trang 9

Cơ chế ba bên là cơ chế phối hợp giữa Nhà nước, NSDLĐ và NLĐ.

Vì vậy lẽ đương nhiên trong thời kì công xã nguyên thuỷ không thể có

cơ chế này Song cũng không phải khi Nhà nước ra đời thì cơ chế babên cũng đồng thời xuất hiện Thời kì chiếm hữu nô lệ với sự độc quyềncủa chủ nô đối với nô lệ - NLĐ của mình, thời kì phong kiến với sự ràngbuộc suốt đời của người nông dân vào ruộng đất của địa chủ phongkiến cho thấy không có điều kiện để cơ chế ba bên ra đời Giai đoạnđầu, các quốc gia tư bản chủ nghĩa không thừa nhận sự tồn tại củaquan hệ lao động với tư cách là quan hệ độc lập Vì vậy trên thực tế,cho đến cuối thế kỉ XVIII, quan hệ giữa người thuê lao động và người đilàm thuê vẫn được xem như những quan hệ dân sự thuần tuý, Nhànước hầu như không can thiệp vào mối quan hệ này và cơ chế ba bêncũng chưa xuất hiện Đến đầu thế kỉ XIX, với sự phát triển đột phá củakhoa học kĩ thuật, lực lượng sản xuất phát triển vượt bậc, quá trìnhcông nghiệp hoá diễn ra với tốc độ cao Lúc này các ông chủ tư bản

“đua nhau” đầu tư tiền của và thuê mướn lao động để thực hiện “thamvọng” lợi nhuận của mình Trên con đường tìm kiếm lợi nhuận, các nhà

tư bản không từ bỏ bất kì thủ đoạn nào, bóc lột lao động một cáchthậm tệ Quan hệ chủ - thợ ngày càng phức tạp NLĐ liên kết lại thànhlập nên các tổ chức (nghiệp đoàn) của mình để đấu tranh bảo vệ vàgiành quyền lợi Các cuộc đấu tranh (bãi công, biểu tình) của NLĐ ngàycàng mạnh mẽ và nổ ra ở khắp nơi có diễn ra quan hệ lao động Trongnhiều trường hợp, các cuộc đấu tranh của NLĐ nhằm vào các nhà cầmquyền với yêu sách phải ban hành những đạo luật phù hợp để bảo vệquyền lợi cho họ với tư cách là những NLĐ làm thuê Để đối phó với lànsóng đấu tranh này, NSDLĐ cũng liên kết thành lập nên các hiệp hộicủa họ Trước tình hình này, Nhà nước không thể tiếp tục đối xử vớiquan hệ chủ - thợ như quan hệ dân sự thuần tuý như giai đoạn trước,

mà phải thừa nhận đó là quan hệ có những đặc trưng riêng biệt và cầnmột hệ thống pháp luật điều chỉnh riêng (quan hệ lao động được điềuchỉnh bởi Luật lao động) Các quy chế về lao động lần lượt được ra đời

ở các quốc gia Chẳng hạn quy chế về tiền lương tối thiểu được banhành ở Niu Di Lân vào năm 1884, ở Úc năm 1898, ở Anh năm 1909, ở

Mĩ năm 1913, ở Pháp năm 1915, ở Đức năm 1923…Sau chiến tranh thếgiới lần thứ nhất (1914 - 1918), luật lệ lao động cấp quốc gia mới ra đời

và được áp dụng một cách rộng rãi Từ năm 1919 trở đi, với sự ra đờicủa ILO, quan hệ lao động không chỉ được thừa nhận ở cấp quốc gia

mà còn được thừa nhận cả ở cấp quốc tế Tổ chức của NLĐ và NSDLĐ

đã phải ngồi lại với nhau để thương thuyết về các vấn đề liên quan tớiquyền lợi của các bên Từ chỗ chỉ can thiệp vào mối quan hệ hai bênbằng luật lệ, Nhà nước cũng dần trở thành “đối tác xã hội” của hai bên

để tạo lập một cơ chế mới điều chỉnh quan hệ lao động - cơ chế babên Như vậy, cơ chế ba bên ra đời được xem như một hiện tượng tựnhiên và tất yếu khi nền công nghiệp trên thế giới phát triển đến mộtgiai đoạn nhất định - giai đoạn quan hệ lao động làm công ăn lươngphát triển mạnh mẽ và được các Nhà nước công nhận ILO chính là tổ

Trang 10

chức được thiết lập theo mô hình cơ chế ba bên Hoạt động của ILOchính là sự tương tác giữa ba đối tác xã hội ở tầm quốc tế, từ đókhuyến khích các quốc gia thành viên vận dụng và tích cực sử dụng cơchế này trong việc điều chỉnh quan hệ lao động, tạo lập môi trường laođộng hài hoà, bình ổn và phát triển kinh tế - xã hội.

Với lịch sử hàng trăm năm, cơ chế ba bên đã khẳng định được vaitrò của mình trong đời sống lao động - xã hội Song vì là một hiệntượng tự nhiên và được chấp nhận từ thực tiễn đời sống, lí luận về cơchế ba bên hầu như bị bỏ ngỏ Hầu như chưa có một công trình khoahọc nào nghiên cứu một cách toàn diện và có tính hệ thống về cơ chế

ba bên, ngay cả ở những nước cơ chế ba bên đang hoạt động rất hiệuquả và được coi là yếu tố không thể thiếu trong tiến trình phát triểnkinh tế và ổn định trật tự xã hội Ở các quốc gia Đông Nam Á cơ chế babên ra đời muộn hơn Vào khoảng giữa thế kỉ XX, cơ chế này bắt đầuxuất hiện và được thừa nhận ở Singapore, Philippin, Malaysia… Ở nước

ta, cơ chế ba bên đã được vận dụng trong điều chỉnh pháp luật củaChính quyền Việt Nam cộng hoà (thể hiện rõ nhất trong việc giải quyếtphân tranh lao động trong Bộ luật Việt Nam cộng hoà năm 1952) Tuynhiên, Nhà nước Việt Nam mới bắt đầu xem xét, ứng dụng cơ chế nàykhi ban hành và triển khai thực hiện Bộ luật lao động Trong mấy nămgần đây, các giới có quan tâm đang nỗ lực tìm giải pháp để cơ chế này

có thể được hình thành rõ nét và vận hành có hiệu quả hơn vì mục tiêuquan hệ lao động lành mạnh và phát triển bền vững

Về bản chất, cơ chế ba bên là một quá trình dân chủ hoá mối quan

hệ lao động, là cơ chế hợp tác, chia sẻ quyền lực và trách nhiệm giữaNhà nước, NLĐ và NSDLĐ

Cơ chế ba bên là một quá trình dân chủ hoá mối quan hệ lao động.

Theo quan niệm truyền thống, quan hệ lao động là quan hệ giữaNSDLĐ và NLĐ trong quá trình sử dụng sức lao động của NLĐ (ViệtNam hiện nay vẫn đang tiếp cận quan hệ lao động theo quan niệm này

- Điều 1 Bộ luật lao động) Với quan niệm này, quan hệ lao động sẽđược thiết lập và duy trì trên cơ cở các quy định của pháp luật Nhànước có thể hoàn toàn áp đặt hay chấp nhận quyền tự do thoả thuậncủa các bên ở một giới hạn nhất định còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố.Trong bối cảnh như vậy, căn bệnh chủ quan và quan liêu có điều kiệnphát triển Pháp luật lao động của Nhà nước có thể sẽ có những quyđịnh không hợp lí, không thực sự vì quyền lợi chính đáng của NLĐ vàNSDLĐ Từ đó tính khả thi sẽ giảm, ý thức chấp hành pháp luật củacác chủ thể trong quan hệ lao động sẽ hạn chế và hậu quả cuối cùng làhiệu quả điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực lao động sẽ không cao -điều mà Nhà nước, NLĐ và NSDLĐ đều không mong muốn Ở cấpngành và cấp doanh nghiệp - nơi diễn ra mối quan hệ lao động giữaNSDLĐ và NLĐ lại xảy ra tình trạng NSDLĐ áp đặt quyền lực của mìnhtrong quản lí lao động nội bộ, hạn chế hoặc loại bỏ sự tham gia quản líđơn vị của NLĐ Hiện tượng NSDLĐ dùng vũ lực trong quản lí lao động,xem thường quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ…ở một số nước

Trang 11

trong thời gian vừa qua là minh chứng cho hiện tượng này Đó chính làcách thức quản lí, hành vi ứng xử thiếu dân chủ Cách thức này khôngphù hợp, trên một ý nghĩa nào đó là không cho phép trong cơ chế kinh

tế thị trường - cơ chế kinh tế gắn liền với tự do và dân chủ trong khuônkhổ pháp luật Để khắc phục hạn chế của cách thức này, nhiều quốcgia đang tạo điều kiện để các tổ chức đại diện của NLĐ và NSDLĐ đượctham gia (đóng góp ý kiến) vào việc xây dựng chính sách, pháp luật vềlao động ở những mức độ khác nhau Nhiều quốc gia khác (điển hình làcác nước Châu Âu), Nhà nước đã tự đặt mình vào vị trí một “đối tác xãhội” bình đẳng với hai đối tác xã hội khác là NLĐ và NSDLĐ để cùngbàn bạc, cùng quyết định các vấn đề thuộc về điều kiện lao động vàđiều kiện sử dụng lao động Ở cấp ngành và cấp doanh nghiệp, Nhànước tạo ra cơ chế và đề cao thương lượng tập thể giữa NSDLĐ và NLĐ,đảm bảo sự tham gia của NLĐ trong việc quản lí lao động tại đơn vị Đóchính là cách tiếp cận quan hệ lao động mới - quan hệ ba bên (Nhànước - NSDLĐ - NLĐ) thay thế cho cách tiếp cận truyền thống - quan hệlao động hai bên (NSDLĐ - NLĐ) Ở các quốc gia phát triển, cơ chế babên xuất hiện với tư cách là một hiện tượng khách quan và được chấpnhận như là một phương thức cốt yếu cho việc ổn định và phát triểnkinh tế - xã hội từ hàng trăm năm nay Với cách thức này, Nhà nướckhông chỉ đứng ở vị trí chủ thể quản lí xã hội để áp đặt quyền lực củamình lên hành vi của các chủ thể khác, mà sự tôn trọng, lắng nghe ýkiến của các chủ thể khác đã được thực hiện và thực hiện khá hiệuquả NSDLĐ cũng phải thay đổi hành vi ứng xử của mình đối với NLĐ

Sự tham gia của NLĐ vào các công việc chung, trực tiếp quyết định vậnmạng của mình được đề cao Đó chính là biểu hiện của một quá trìnhdân chủ hoá đời sống nói chung và quá trình dân chủ mối quan hệ laođộng nói riêng - một quá trình phù hợp với xu thế chung của thời đạingày nay ILO ra đời và phát triển chính là hiện thân của cơ chế ba bên

và mọi nỗ lực của tổ chức này đều hướng tới một nền dân chủ thực sự,đặc biệt là dân chủ trong quan hệ lao động Tuy nhiên, cũng cần chú ýrằng, dân chủ và dân chủ hoá quan hệ lao động đến mức độ nào khôngthể định lượng chung cho tất cả các quốc gia Chế độ chính trị, điềukiện kinh tế - xã hội, bản sắc văn hoá, phong tục tập quán…ở mỗi nước

là khác nhau thì tất yếu nhận thức và cách vận dụng vấn đề này khôngthể hoàn toàn giống nhau Đây cũng chính là lí do cho khuyến cáo củaILO đối với các quốc gia thành viên của mình cần phải biết vận dụngcác quy định và kinh nghiệm về cơ chế ba bên cho phù hợp với điềukiện thực tế của mỗi quốc gia, hơn nữa còn phải tạo ra sự linh hoạt cầnthiết để nó có thể thích ứng với từng giai đoạn phát triển khác nhautrong nội bộ một quốc gia Có như vậy thì cơ chế ba bên mới có thểphát huy tối đa ưu điểm của nó Sự đa dạng, phong phú trong thể chế

và cách thức vận hành của cơ chế ba bên ở các quốc gia trên thế giới

và trong khu vực là minh chứng sinh động cho luận điểm này

Cơ chế ba bên là cơ chế hợp tác, chia sẻ quyền lực và trách nhiệm giữa Nhà nước, NSDLĐ và NLĐ.

Trang 12

Chấp nhận cơ chế ba bên và sử dụng cơ chế này như cách thức cốtyếu cho tiến trình ổn định và phát triển kinh tế - xã hội cũng có nghĩa

là Nhà nước mong muốn một nền quản lí dân chủ Ở một góc độ nào

đó, Nhà nước phải chấp nhận "chuyển” một phần quyền lực của mìnhsang cho các đối tác xã hội khác Về phía NSDLĐ, trở thành một đối tácbình đẳng với NLĐ cũng có nghĩa NSDLĐ chia sẻ một phần quyền lựccủa mình cho NLĐ Nhìn từ góc độ này, Nhà nước sẽ không “một mình”hoạch định, ban hành chính sách, pháp luật về lao động và những vấn

đề có liên quan buộc NSDLĐ và NLĐ chấp hành NSDLĐ cũng sẽ khônghành xử theo lối áp đặt quyền lực của mình cho NLĐ Ngược lại, nhữngvấn đề liên quan đến vận mạng của ba bên, trước hết là liên quan đếnvận mạng của NSDLĐ và NLĐ sẽ do ba bên cùng trao đổi, bàn bạc vàquyết định, chí ít thì đó cũng là những vấn đề có tính nguyên tắcchung Trong mối quan hệ trực tiếp giữa NSDLĐ và NLĐ thương lượngtập thể sẽ thực sự được đề cao và nhìn chung các vấn đề quan trọnggiữa hai bên sẽ được giải quyết bằng con đường thương lượng Tuynhiên, để đạt được điều này cần phải vượt qua những cản trở, có thể sẽ

là những cản trở lớn Theo ông Nguyễn Thanh Tuấn, Ban đối ngoại Tổng

Liên đoàn Lao động Việt Nam thì: "Thực tế và lý luận chính trị học cho thấy, không có Nhà nước nào sẵn sàng chia sẻ quyền lực Nhà nước nào cũng xây dựng mối quan hệ với các tổ chức và các thể chế xã hội khác theo nguyên tắc "quyền lực - phục tùng" Đã 15 năm vận hành cơ chế ba bên, nhưng đến nay các nhà hoạt động Công đoàn Nga vẫn còn nhớ câu nói của nguyên Tổng thống Boris Elsin khi ông ra sắc lệnh tạo lập cơ sở pháp lý cho cơ chế này ở Nga: "Tôi không phản đối quan hệ đối tác xã hội, nhưng đừng quên ai ở đây là chính!" Rõ ràng là rất khó

để nhà nước nhân nhượng và chấp nhận nguyên tắc bình đẳng Bao giờ nhà nước cũng thiên về giữ vị trí chuyên quyền trong quan hệ đối tác xã hội Tiếp đến là những ông chủ, những NSDLĐ, bao giờ họ chả bảo vệ tiền vốn của mình, vì khao khát lợi nhuận, dễ gì họ cảm thông san sẻ với NLĐ!”.

Về phía mình, liệu tổ chức của NLĐ có khẳng định được vị thế củamình và có nỗ lực để giành lấy vị trí cần phải có trong các diễn đàn đốithoại xã hội hay không? là những câu hỏi lớn mà chính bản thân tổchức này phải tìm ra câu trả lời trong hoạt động thực tiễn của mình.Đương nhiên NSDLĐ và NLĐ phải nhận thức được rằng dù chấp nhận ởmức độ nào đi chăng nữa thì họ không thể được đứng vào vị trí hoàntoàn bình đẳng với Nhà nước Bởi bao giờ Nhà nước cũng đứng ở vị tríngười có quyền lực tối cao trong việc quản lí xã hội, cho dù Nhà nướcđang đóng tư cách là một “đối tác” trong đối thoại xã hội NLĐ cũngkhông thể hoàn toàn bình đẳng với NSDLĐ trong quan hệ hai bên, bởibản thân mối quan hệ giữa họ là quan hệ lệ thuộc về mặt tổ chức, NLĐphải chấp hành những mệnh lệnh quản lí lao động nội bộ của NSDLĐ

Đi đôi với việc chia sẻ quyền lực là việc chia sẻ trách nhiệm củacác “đối tác xã hội” trong cơ chế ba bên NSDLĐ và NLĐ sẽ gánh trênvai mình trách nhiệm nặng nề hơn đối với xã hội khi tham gia vào cơ

Trang 13

chế ba bên Nếu nhìn nhận từ khía cạnh này thì những cản trở trên sẽ

có điều kiện thuận lợi để vượt qua Xu hướng chung hiện nay là trongnhiều lĩnh vực, Nhà nước đang chuyển dần trách nhiệm cho các đối tác

xã hội theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” với hivọng “sẽ làm được nhiều việc hơn” Cách thức vận hành quan hệ laođộng trong giai đoạn hiện nay cũng nằm trong xu hướng chung này.Tóm lại, cơ chế ba bên là quá trình dân chủ hoá mối quan hệ laođộng, chia sẻ quyền lực và cộng đồng trách nhiệm giữa Nhà nước, NLĐ

và NSDLĐ trong việc giải quyết các công việc chung thuộc lĩnh vực laođộng - xã hội Cơ chế ba bên ra đời như là một hiện tượng tự nhiên khinền kinh tế thị trường phát triển đến một mức độ nhất định Kinh tế thịtrường càng phát triển, dân chủ xã hội càng được tôn trọng và bảođảm thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho cơ chế ba bên tồn tại vàphát triển./

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG 2.1 TỔNG QUAN

Tiền lương tối thiểu và thương lượng tập thể hiệu quả – chìa khóa

để tối đa hóa lợi ích của hội nhập kinh tế

Việt Nam đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc xác lập tiền lương tối thiểu nhưng như vậy chưa đủ Hệ thống pháp luật và thể chế cho thương lượng tập thể về lương cần được cải thiện và các tiêu

chuẩn lao động quốc tế là khuôn khổ và những công cụ hữu hiệu để thực hiện điều này

Chính sách và thể chế xác lập tiền lương cần được cải thiện nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động đang thay đổi và đảm bảo rằng việc hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và quốc tế sẽ

mang lại lợi ích cho người lao động, doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh

tế Việt Nam

Trang 14

Đó là thông điệp chính tại cuộc hội thảo quốc gia về “Chính sách tiền lương tại Việt Nam trong bối cảnh Kinh tế thị trường và Hội nhập”

do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức tại Hà Nội vào ngày 25-26/11

Hội thảo nhấn mạnh sự cần thiết của việc cân bằng giữa phát triển doanh nghiệp và đảm bảo người lao động được hưởng lợi công bằng từ việc tăng năng suất lao động của doanh nghiệp

“Việt Nam đã và đang thực hiện công cuộc đổi mới, cải cách mạnh mẽ và hoàn thiện cơ chế, chính sách, trong đó có cơ chế, chính sách tiền lương, để phù hợp với thể chế kinh tế thị trường và hội nhập sâu rộng và kinh tế khu vực và toàn cầu,” bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng LĐTBXH phát biểu

Tại Việt Nam, chỉ khoảng một phần ba số người có việc làm được hưởng lương, khá thấp so với trung bình của thế giới là 50% Tuy nhiên, Việt Nam dự kiến sẽ thu hẹp khoảng cách này vì tỷ lệ lao động hưởng lương trong tổng số lao động có việc làm sẽ tăng nhanh trong những thập niên tới Trong năm 2013, số lao động làm công ăn lương chiếm 34,8% trong tổng số việc làm, tăng cao so với mức 16,8% của năm 1996

“Số người lao động hưởng lương đang tăng nhanh tại các quốc gia đang phát triển ở khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam Do vậy mức lương và sức mua của tiền lương có ảnh hưởng lớn đối với mức sống,”

bà Sandra Polaski, Phó tổng giám đốc ILO nhận định “Tiền lương có đủ đáp ứng nhu cầu cơ bản của người lao đọng hay không sẽ quyết định không chỉ liệu người dân có nuôi được gia đình hay không, mà còn có thể xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân và con cái họ haykhông.”

Xác lập mức lương tối thiểu và thương lượng tập thể là hai công

cụ quan trọng, bổ trợ cho nhau trong hệ thống điều chỉnh tiền lương của một nền kinh tế thị trường Trong khi mức lương tối thiểu bảo vệ những người lao động nghèo nhất, thì thương lượng tập thể đem lại cơ hội điều chỉnh tiền lương cho những người có thu nhập cao hơn mức lương tối thiểu Việc phát triển quan hệ lao động hài hòa có thể giúp doanh nghiệp và người lao động thích ứng với những thay đổi do hội nhập sâu rộng hơn ở cấp khu vực và toàn cầu mang lại

Sự ra đời của Hội đồng Tiền lương Quốc gia năm 2013 đánh dấu

sự cải thiện đáng kể của cơ chế xác định tiền lương tối thiểu tại Việt Nam Hội đồng tạo điều kiện cho công đoàn và đại diện giới sử dụng

Ngày đăng: 02/08/2017, 10:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w