PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Tiểu luận nguyên lý tiền lương: cơ chế ba bên trong giải quyết vấn đề tiền lương (Trang 26 - 27)

"Cơ chế ba bên là sự tương tác tích cực của Chính phủ, người

sử dụng lao động và người lao động (qua các đại diện của họ) như là các bên bình đẳng và độc lập trong các cố gắng tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề cùng quan tâm. Một quá trình ba bên có thể bao gồm việc tham khảo ý kiến, thương thuyết và/hoặc cùng ra quyết định, phụ thuộc vào cách thức đã được nhất trí giữa các bên liên quan. Những cách thức này có thể là đặc biệt theo theo từng vụ việc hoặc được thể chế hoá”.

Về bản chất, cơ chế ba bên là một quá trình dân chủ hoá mối quan

hệ lao động, là cơ chế hợp tác, chia sẻ quyền lực và trách nhiệm giữa Nhà nước, NLĐ và NSDLĐ.

Tóm lại, cơ chế ba bên là quá trình dân chủ hoá mối quan hệ lao động, chia sẻ quyền lực và cộng đồng trách nhiệm giữa Nhà nước, NLĐ và NSDLĐ trong việc giải quyết các công việc chung thuộc lĩnh vực lao động - xã hội. Cơ chế ba bên ra đời như là một hiện tượng tự nhiên khi nền kinh tế thị trường phát triển đến một mức độ nhất định. Kinh tế thị trường càng phát triển, dân chủ xã hội càng được tôn trọng và bảo đảm... thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho cơ chế ba bên tồn tại và phát triển./.

Tiền lương tối thiểu và thương lượng tập thể hiệu quả – chìa khóa để tối đa hóa lợi ích của hội nhập kinh tế

Việt Nam đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc xác lập tiền lương tối thiểu nhưng như vậy chưa đủ. Hệ thống pháp luật và thể chế cho thương lượng tập thể về lương cần được cải thiện và các tiêu

chuẩn lao động quốc tế là khuôn khổ và những công cụ hữu hiệu để thực hiện điều này.

“Mô hình cơ chế ba bên thúc đẩy tiền lương tối thiểu ở vn đáng học tập” đó là đánh giá của Tổng thư ký CĐ Công nghiệp và Sản xuát toàn cầu IndustriALL Ryrki Raina trong buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Minh Huân, diễn ra ngày 13.3 tại Hà Nội.

Và để ngày càng hoàn thiện, cũng như đảm bảo lợi ích cho người lao động trong và ngoài nước tốt hơn, trong thời gian tới khi gia nhập TPP, ta cần phát huy hơn nữa cơ chế ba bên cũng như khắc phục những hạn chế thiếu xót của mỗi bên.

Một phần của tài liệu Tiểu luận nguyên lý tiền lương: cơ chế ba bên trong giải quyết vấn đề tiền lương (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w