1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tiểu luận Nguyên lý Quan hệ lao độngSỰ VẬN HÀNH CƠ CHẾ HAI BÊN VÀ CƠ CHẾ BA BÊN TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

20 3,1K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 457,79 KB

Nội dung

1. Đặt vấn đề.............................................................................................................................. 1 2. Lý thuyết về cơ chế quan hệ lao động, cơ chế hai bên, cơ chế ba bên và sự vận hành của nó ............................................................................................................................................... 2 2.1 Cơ chế quan hệ lao động (Industrial Relations Mechanism)....................................... 2 2.2 Cơ chế hai bên (Bipartite Mechanism) .......................................................................... 3 2.3 Cơ chế ba bên (Tripartite Mechanism) .......................................................................... 4 3. Thực trạng của sự vận hành cơ chế hai bên và cơ chế ba bên trong quan hệ lao động ở Việt Nam.................................................................................................................................... 5 3.1 Thực trạng của sự vận hành cơ chế hai bên trong quan hệ lao động ở Việt Nam...... 5 3.2 Thực trạng của sự vận hành cơ chế ba bên trong quan hệ lao động ở Việt Nam....... 7 3.3 Sự phối hợp hoạt động của cơ chế hai bên và cơ chế ba bên ..................................... 10 4. Giải pháp ............................................................................................................................. 17 5. Khuyến nghị ........................................................................................................................ 17 6. Kết luận ............................................................................................................................... 18 7. Danh mục tài liệu tham khảo............................................................................................. 18

Trang 1

Mã lớp: Đ H 1 4 N L 1 Số báo danh: 1 9 7

Nguyên lý Quan hệ lao động GVPT: ThS Châu Hoài Bão

SỰ VẬN HÀNH CƠ CHẾ HAI BÊN VÀ CƠ CHẾ BA BÊN TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

Tiểu luận này được hoàn thành vào ngày 03/01/2017

Giám khảo 1 (Ký và ghi rõ họ tên)

Giám khảo 2 (Ký và ghi rõ họ tên)

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01 NĂM 2017

Trang 2

Mã lớp: Đ H 1 4 N L 1 Số thứ tự theo danh sách lớp: 3 9

Nguyên lý Quan hệ lao động GVPT: ThS Châu Hoài Bão

SỰ VẬN HÀNH CƠ CHẾ HAI BÊN VÀ CƠ CHẾ BA BÊN

TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM

Tiểu luận này được hoàn thành vào ngày 03/01/2017

MỤC LỤC

1 Đặt vấn đề 1

2 Lý thuyết về cơ chế quan hệ lao động, cơ chế hai bên, cơ chế ba bên và sự vận hành của nó 2

2.1 Cơ chế quan hệ lao động (Industrial Relations Mechanism) 2

2.2 Cơ chế hai bên (Bipartite Mechanism) 3

2.3 Cơ chế ba bên (Tripartite Mechanism) 4

3 Thực trạng của sự vận hành cơ chế hai bên và cơ chế ba bên trong quan hệ lao động ở Việt Nam 5

3.1 Thực trạng của sự vận hành cơ chế hai bên trong quan hệ lao động ở Việt Nam 5

3.2 Thực trạng của sự vận hành cơ chế ba bên trong quan hệ lao động ở Việt Nam 7

3.3 Sự phối hợp hoạt động của cơ chế hai bên và cơ chế ba bên 10

4 Giải pháp 17

5 Khuyến nghị 17

6 Kết luận 18

7 Danh mục tài liệu tham khảo 18

Trang 3

1 Đặt vấn đề

Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Để bước sang giai đoạn này, nước

ta gặp không ít những khó khăn và trở ngại Nhằm để bắt kịp với xu thế toàn cầu hóa của thế giới, nước ta đã không ngừng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, bên cạnh

đó, không thể thiếu chính là hình thành nên các mối quan hệ tương tác lẫn nhau trên thị trường lao động trong và ngoài nước.Trong thời kì hội nhập của nền kinh tế, thị trường lao động ngày nay cũng trở nên năng động hơn, hình thành và phát triển trên nhiều lĩnh vực kinh tế và thương mại

Cùng với xu hướng phát triển đó Việt Nam đã và đang mở cửa hội nhập, tham gia nhiều tổ chức nhằm đưa đất nước vươn lên tầm cao mới và cũng là cơ hội hội nhập lý tưởng cho lao động trong nước và thị trường lao động quốc tế Hay nói cách khác, giữa người lao động và người sử dụng lao động đã bắt đầu hình thành nên một mối quan hệ với những mục đích và sở hữu lợi ích khác nhau Để bắt tay hợp tác với nhau, lúc nào hai bên cũng đáp ứng và làm thỏa mãn lợi ích của nhau không phải là điều dễ dàng,

Có những nảy sinh không mong muốn, không thể giải quyết bằng hình thức thỏa hiệp, thương lượng hay hòa giải, … Ngay lúc này, các cơ chế hoạt động của quan hệ lao động ra đời và chính là thước đo và là chìa khóa giải quyết cho mọi mâu thuẫn Cơ chế hoạt động cơ bản nhất của quan hệ lao động là cơ chế hai bên và cơ chế ba bên Các cơ chế này đóng vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy quan hệ lao động lành mạnh, ổn

định trong các nước có nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường

Nhận thấy việc nghiên cứu cơ chế hoạt động của quan hệ lao động là cần thiết

và bản thân cũng mong muốn tìm hiểu sâu hơn về việc áp dụng cơ chế này ở Việt Nam hiện nay ra sao, hiệu quả chỗ nào và bất cập ở những đâu, từ đó đưa ra những ý kiến đóng góp kịp thời để cơ quan chủ quản có giải pháp sửa chữa kịp thời và tránh những sai sót không mong muốn

Đây cũng là lý do gợi cho tôi đi đến quyết định chọn đề tài “Sự vận hành cơ chế hai bên và cơ chế ba bên trong quan hệ lao động ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình

Đối tượng nghiên cứu trong bài viết của tôi là cơ chế hai bên, cơ chế ba bên, sự vận hành cơ chế hai bên và cơ chế ba bên trong phạm vi quan hệ lao động ở Việt Nam Kết hợp một cách hài hòa các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm mục đích nêu bật được ý nghĩa của đề tài nghiên cứu của mình

Trang 4

2 Lý thuyết về cơ chế quan hệ lao động, cơ chế hai bên, cơ chế ba bên và sự vận hành của nó

2.1 Cơ chế quan hệ lao động (Industrial Relations Mechanism)

Cơ chế được hiểu là cách thức thực hiện một quá trình Trong các lĩnh vực kinh

tế, xã hội “cách thức” đó rất đa dạng và được biểu hiện cụ thể thành những quy định, quy tắc, thủ tục, luật lệ, quy trình,… Theo TS Nguyễn Duy Phúc thì cơ chế quan hệ lao động được hiểu như sau: “Cơ chế quan hệ lao động là cách thức dàn xếp những vấn đề cùng quan tâm giữa các chủ thể quan hệ lao động” Quan hệ lao động là quan

hệ giữa Nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa các đại diện của họ với nhau về nghĩa vụ và lợi ích Chủ thể quan hệ lao động ở đây có thể là cá nhân hay tập thể Việc tương tác giữa các tổ chức đại diện chỉ được coi là những biểu hiện cụ thể của một cách thức tương tác trong quan hệ lao động Bản chất quan hệ lao động có thể mô phỏng được thông qua sơ đồ sau:

Đối thoại, đình công, bế xưởng

QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ

Quy định, hướng dẫn,

kiểm soát

Cơ chế hoạt động cơ bản nhất của quan hệ lao động là cơ chế ba bên và cơ chế hai bên Các cơ chế này đóng vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy quan hệ lao động lành mạnh, ổn định Đồng thời bản thân cơ chế hai bên, ba bên cũng không ngừng vận động, hoàn thiện các nội dung hoạt động và tăng cường tính hiệu quả của mình trong nền kinh tế Cơ chế quan hệ lao động là bất kỳ một cách thức dàn xếp nào giữa các bên miễn là hướng tới mục tiêu là dàn xếp thành công lợi ích các bên Cách thức đó rất đa dạng, mang tính sáng tạo mà không bị hạn chế bởi bất kỳ một khuôn mẫu hay quy định pháp lý nào Cơ chế quan hệ lao động được biểu hiện thành các hình thức đối thoại như: tiếp xúc, chia sẻ thông tin lẫn nhau, tham vấn hay thương lượng

NGƯỜI

LAO ĐỘNG

NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

NHÀ NƯỚC

Trang 5

Như sơ đồ trên, quan hệ lao động được hình thành khi giữa người lao động và người sử dụng lao động bắt đầu chịu sự ràng buộc lẫn nhau Hai bên có những mục đích lợi ích riêng và lợi ích của họ được thực hiện dựa trên sự tương tác của người lao động và người sử dụng lao động Người lao động và người sử dụng lao động xác lập quan hệ lao động và cơ sở xác lập quan hệ lao động chính thức này chính là hợp đồng lao động Thực hiện quyền và nghĩa vụ với nhau nghĩa là người lao động có thể trao đổi với người sử dụng lao động về những vấn đề như tiền lương, thời giờ làm việc, điều kiện làm việc,… và giữa họ có sự thỏa thận với nhau Một trong hai bên xâm phạm quyền và lợi ích của bên kia và làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước thì lúc này bên thứ ba xuất hiện, nhằm đưa ra những quy định để hướng dẫn, kiểm soát người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đúng nghĩa vụ, quyền lợi và đảm bảo lợi ích của các bên

2.2 Cơ chế hai bên (Bipartite Mechanism)

“Cơ chế hai bên là mọi cách thức mà người lao động và người sử dụng lao động hợp tác, dàn xếp trực tiếp về vấn đề cùng quan tâm Cách thức này được thiết lập và duy trì trong sự đồng thuận của cả hai bên” (TS Nguyễn Duy Phúc, 2015, 52).Cơ chế hai bên là biểu hiện cụ thể và là cách thức duy trì mối quan hệ bền vững giữa người lao động và người sử dụng lao động Cơ chế hai bên rất linh hoạt, nó có thể biểu hiện thành bất kỳ cách thức nào mà hai bên có thể sử dụng để dàn xếp vấn đề Đó là một cách thức mang tính hợp tác và tích cực, không được hình thành một cách tự phát mà

là kết quả của quá trình hợp tác, không phải hành động đơn phương giải quyết vấn đề

mà không được sự chấp thuận của bên còn lại

Sự vận hành của cơ chế hai bên thể hiện qua sự dàn xếp trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động về vấn đề cùng quan tâm của hai bên Nếu có sự tham gia của bên thứ ba trong cơ chế hai bên thì bên thứ ba chỉ đóng vai trò là một bên hỗ trợ, tham vấn hay tạo môi trường đàm phán cho bên còn lại Xét về cấp độ hoạt động thì cơ chế hai bên chỉ hoạt động ở cấp doanh nghiệp và cấp ngành vì cơ chế này là cách thức dàn xếp giữa người lao động và người sử dụng lao động và quan trọng là Chính phủ không thể trực tiếp tham gia vào việc quyết định đối với từng vấn đề cụ thể

ở doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp

Chính vì vậy nên cơ chế hai bên chủ yếu là giải quyết những vấn đề đặc thù của ngành, của doanh nghiệp Bên cạnh đó hình thức hoạt động của cơ chế hai bên rất đa dạng, chẳng hạn như viết thư, nhắn tin điện thoại, thể hiện bằng văn bản, Song song với sự đa dạng về hình thức hoạt động là sự linh hoạt về chủ thể giữa người lao động

và người sử dụng lao động như cá nhân người lao động, tập thể người lao động hay tổ chức công đoàn, Hiệp hội người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động Sự tương tác trong cơ chế hai bên diễn ra dưới hình thức thương lượng tập thể,

Trang 6

thực hiện các thỏa ước lao động tập thể, giải quyết xung đột về tiền lương, thời gian làm việc, kỷ luật, sa thải Trong nội dung của thỏa ước lao động tập thể thường gồm các vấn đề liên quan tới tiền lương, điều kiện làm việc,

Để cơ chế hai bên hoạt động hiệu quả cần phải có một khuôn khổ pháp lý rõ ràng, ổn định và có tính hiệu lực cao, đây chính là sự phụ thuộc của cơ chế hai bên vào

cơ chế ba bên Thị trường lao động phát triển thực sự là một điều kiện để cơ chế hai bên hoạt động hiệu quả vì thị trường lao động phát triển thì quan hệ lao động được hình thành trên nhiều lĩnh vực kinh tế và thương mại, từ đó mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động ngày càng phát triển ở những mức độ cao hơn Ngoài ra người sử dụng lao động phải có tổ chức đại diện đủ mạnh và người lao động phải có khả năng liên kết tốt trên tinh thần tự nguyện khi tham gia thực hiện cơ chế hai bên với sự hỗ trợ của Chính phủ hay các cơ quan trung gian, độc lập

2.3 Cơ chế ba bên (Tripartite Mechanism)

Cơ chế ba bên ra đời được xem là một hiện tượng tự nhiên và tất yếu khi nền công nghiệp trên thế giới phát triển đến một giai đoạn nhất định Đối với cơ chế ba bên, có sự tham gia của Chính phủ nên những vấn đề phát sinh sẽ không được Chính phủ thảo luận với từng cá nhân người lao động, không trực tiếp giải quyết vấn đề với

cá nhân mà chỉ thông qua tổ chức đại diện chính thức của họ Khác với cơ chế hai bên, trong cơ chế ba bên Nhà nước tham gia với tư cách là một đối tác xã hội

Tuy cơ chế hai bên thường được áp dụng trong các doanh nghiệp nhưng không phải lúc nào cơ chế hai bên cũng có thể dàn xếp được vấn đề phát sinh mà phải có sự tham gia của bên thứ ba là Chính phủ Đối với cơ chế hai bên Nhà nước chỉ đóng vai trò là người tạo cơ sở pháp lý, đảm bảo cho chúng được thực thi và được bảo vệ Trong những trường hợp cần thiết Nhà nước sẽ vào cuộc để giải quyết những bất đồng

mà hai bên không thể tự giải quyết được, điều này hình thành nên cơ chế ba bên Theo ILO cơ chế ba bên là sự tương tác tích cực của Chính phủ, người lao động và người sử dụng lao động (qua các tổ chức đại diện của họ) như là các bên bình đẳng và độc lập trong các cố gắng tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề cùng quan tâm Một quá trình ba bên có thể bao gồm phần tham khảo ý kiến, thương thuyết hoặc cùng ra quyết định phụ thuộc vào cách thức đã được nhất trí giữa các bên

Cơ chế ba bên chỉ vận hành ở cấp quốc tế, cấp quốc gia và cấp địa phương (gắn với phạm vi lãnh thổ địa lý) Ở cấp quốc tế, cơ chế ba bên gắn với Tổ chức Lao Động Thế Giới (ILO), ở cấp quốc gia gắn với vai trò và trách nhiệm của Chính phủ (Bộ Lao động), ở cấp địa phương gắn với cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương Trong cơ chế ba bên Chính phủ chỉ tham gia vào việc xác định tiêu chuẩn lao động cho một số ngành đặc biệt mà không tham gia vào việc xác định tiêu chuẩn lao động đặc thù của từng ngành, từng doanh nghiệp Chính phủ chỉ tham gia thảo luận với tổ chức đại diện

Trang 7

của người lao động và người sử dụng lao động mà không thảo luận với từng cá nhân người lao động hay người sử dụng lao động Đây là tính đặc thù về chủ thể của cơ chế

ba bên Chính phủ chỉ tham gia dàn xếp những vấn đề mang tính pháp lý như chính sách xã hội, chiến lược phát triển kinh tế, chính sách tiền lương,

Hình thức hoạt động của cơ chế ba bên thể hiện mức độ tham gia trong việc chia sẻ những lợi ích cũng như những khó khăn mà hai bên gặp phải Chính vì vậy trong quá trình hợp tác đòi hỏi các bên phải có sự thống nhất về lợi ích, các bên phải cùng nhau đưa ra tiếng nói của mình để bảo vệ lợi ích chung đó Với tư cách là một đối tác độc lập thì Chính phủ, người lao động và người sử dụng lao động sẽ cùng nhau giải quyết vấn đề trong phạm vi thẩm quyền của mình và những thẩm quyền này phải tuân theo quy định của pháp luật Chính phủ sẽ đóng vai trò là bên tham khảo ý kiến của người lao động và người sử dụng lao động trong việc giải quyết các vấn đề Sau đó Chính phủ sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng Trong từng cấp độ hoạt động, cơ chế ba bên hoạt động dưới các hình thức khác nhau Ở cấp doanh nghiệp, hoạt động mang tính chất thấp hơn, chủ yếu chỉ có hai đối tác hoạt động, tham gia dưới hình thức cùng nhau thảo luận, bàn bạc những vấn đề liên quan đến việc áp dụng khuôn khổ của pháp luật Ở cấp quốc gia, hoạt động dưới hình thức tham khảo ý kiến của đối tác xã hội trong việc hình thành các chính sách quốc gia, đây là hình thức hoạt động mang tính chất cao hơn

Để cơ chế ba bên hoạt động có hiệu quả thì thị trường lao động phải phát triển ở một trình độ nhất định Bên cạnh đó các tổ chức đại diện của người lao động và người

sử dụng lao động phải có tính đại diện cao Nghĩa là các tổ chức này phải hiểu được những biểu hiện lợi ích thật sự của bên mà mình đại diện, phải sẵn sàng và nỗ lực để bảo vệ lợi ích đồng thời phải có đủ khả năng và năng lực để phân tích, nhận biết, hướng dẫn về lợi ích thật sự và làm gia tăng lợi ích của bên mà mình đại diện

3 Thực trạng của sự vận hành cơ chế hai bên và cơ chế ba bên trong quan hệ lao động ở Việt Nam

3.1 Thực trạng của sự vận hành cơ chế hai bên trong quan hệ lao động ở Việt Nam

Trong cơ chế hai bên chỉ có hai bên chủ thể tham gia là người lao động (đại diện người lao động) và người sử dụng lao động (đại diện người sử dụng lao động) tham gia dàn xếp vấn đề một cách trực tiếp do đó kết quả tương tác giữa hai bên sẽ ảnh hưởng nhanh chóng đến quyền và lợi ích giữa hai bên thông qua các cam kết, thỏa thuận giữa các bên Ở Việt Nam cơ chế hai bên luôn tồn tại trong doanh nghiệp, đó là

sự tương tác trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa các đại diện với nhau Cơ chế này được thể hiện qua thỏa ước lao động tập thể, thương lượng tập thể nhằm giải quyết những mâu thuẫn xảy ra giữa hai chủ thể Thương lượng lao động tập thể chính là sự dàn xếp trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng

Trang 8

lao động hoặc các tổ chức đại diện của họ về chế độ và điều kiện làm việc vì lợi ích riêng của mỗi bên và vì lợi ích chung mà hai bên tìm kiếm Có thể nói ở Việt Nam thì thương lượng tập thể chính là cốt lõi của cơ chế hai bên

Ở Việt Nam cơ chế ba bên gồm Nhà nước (Chính phủ), đại diện người lao động (Tổng liên đoàn lao động Việt Nam), đại diện người sử dụng lao động (Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hội đồng liên minh hợp tác xã Việt Nam) Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động sẽ lấy ý kiến với Nhà nước Ủy ban quan hệ lao động tư vấn cho Chính phủ về phương hướng, cơ chế, chính sách liên quan đến lao động, sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tổ chức về việc thực hiện quan hệ lao động lành mạnh “Ở Việt Nam có nhiều tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động, những tổ chức này thường được lập ra theo từng ngành, từng hiệp hội như Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Đến nay chưa có một tổ chức nào thực sự là đại diện đúng nghĩa của cộng đồng người sử dụng lao động Việt Nam” (Vũ Mạnh Chiến, 2011, 5)

Cơ chế ba bên ở Việt Nam hoạt động chủ yếu dưới hình thức Nhà nước tham khảo hai bên và các cơ quan thường trực ba bên trước khi quyết định các vấn đề có liên quan đến lao động Việc lấy ý kiến ở Việt Nam chủ yếu thông qua đối thoại và trao đổi ý kiến giữa các bên Chính phủ sẽ là người quyết định cuối cùng sau khi trao đổi ý kiến mặc dù có sự đồng thuận giữa các bên Các diễn dàn trao đổi ý kiến cũng thường xuyên được tổ chức nhằm chia sẻ thông tin và kinh nghiệm giữa các bên Theo điều 2 và điều 3 Nghị định 145/2004 NĐ-CP quy định các bên tham gia ý kiến dựa trên nguyên tắc hợp tác, dân chủ, bình đẳng, khách quan, tôn trọng ý kiến, quyền lợi của các bên nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích và góp phần phát triển quan hệ lao động lành mạnh với một số nội dung tham gia ý kiến như chính sách nhà nước về lao động, thủ tục hành chính trong quản lý lao động, đề xuất một số giải pháp giải quyết đình công của người lao động,

Trong những năm qua thị trường lao động ở nước ta phát triển nhanh chóng làm cho quan hệ lao động lành mạnh trong các doanh nghiệp dần được hình thành, giúp doanh nghiệp ổn định phát triển sản xuất kinh doanh Tuy nhiên trong thời gian quan

hệ tương tác trong doanh nghiệp cũng như sự phối hợp giữa người lao động và người

sử dụng lao động chưa thật sự lành mạnh, tình trạng tranh chấp lao động dẫn đến các cuộc đình công tự phát, đình công bất hợp pháp có xu hướng ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, trật tự xã hội Theo số liệu thống kê thì số vụ đình công có

sự biến đổi trong suốt giai đoạn từ năm 1995 đến 2015 Cụ thể là năm 1995 có 60 cuộc đình công, năm 2010 có 424 cuộc đình công đến năm 2015 có 245 cuộc đình công xảy

ra trên cả nước, mặc dù trong từng giai đoạn số vụ đình công có lúc giảm, lúc tăng

Trang 9

không ổn định nhưng vẫn tăng so với giai đoạn đầu Từ đó ta cho thấy cơ chế hai bên không thể hoạt động độc lập, tách rời khỏi khuôn khổ của pháp lý và vai trò của Chính phủ mà ngược lại, cơ chế hai bên hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật và những chính sách do Chính phủ ban hành, điều này là hoàn toàn phù hợp vì điều kiện để cơ chế hai bên vận hành có hiệu quả là phải luôn có khuôn khổ pháp lý rõ ràng, ổn định

và có hiệu lực cao

Ta có thể thấy cơ chế hai bên hoạt động và giải quyết những vấn đề đặc thù ở cấp ngành, cấp doanh nghiệp, giải quyết những vấn đề xảy ra tại nơi làm việc giữa người lao động và người sử dụng lao động nên hoạt động này sẽ diễn ra tương đối thường xuyên và rất dễ xảy ra xung đột Những vấn đề xung đột nhỏ xảy ra giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ được dàn xếp bằng cách thương lượng thông qua các thỏa ước lao động tập thể giữa các bên nhưng việc giải quyết vấn đề vẫn phải nằm trong khuôn khổ pháp luật Tuy nhiên khi vấn đề phát sinh mà hai bên không thể giải quyết được thì cần có sự can thiệp của Nhà nước Lúc này Nhà nước sẽ là bên thứ

ba tham gia vào quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động với

tư cách là một đối tác xã hội

Chính vì vậy có thể thấy quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động không thể đơn thuần hoạt động tách biệt, riêng lẻ mà luôn nằm trong khuôn khổ pháp lý và để duy trì được hiệu quả thì phải phụ thuộc vào cơ chế ba bên

3.2 Thực trạng của sự vận hành cơ chế ba bên trong quan hệ lao động ở Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường, cơ chế ba bên được coi là phương thức tổ chức quan trọng nhằm tăng cường đối thoại xã hội để hướng tới mục tiêu cơ bản là xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và giữ gìn hòa bình công nghiệp Tuy nhiên đối với nhiều người Việt Nam, cơ chế ba bên vẫn đang còn là vấn đề mới mẻ, và có nhiều cách hiểu mơ hồ về việc hình thành và tồn tại của cơ chế này Do đặc thù về điều kiện KT- XH, trình độ lập pháp, cơ chế ba bên ở Việt Nam vẫn còn là một vấn đề mang tính lý luận đồng thời chưa có quan điểm rõ ràng với những luận cứ khoa học đầy đủ

và rõ ràng Cơ chế ba bên có thực sự tồn tại ở Việt Nam hay nó đơn thuần chỉ là một vấn đề mang tính lý luận? Cơ chế này xác lập và vận hành như thế nào? Điều kiện nào,

cơ sở để cơ chế ba bên có thể hoạt động hiệu quả Đó còn là vấn đề đang còn nhiều quan điểm khác nhau đối với thực tế ở Việt Nam Vấn đề cơ chế ba bên ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất Có quan điểm cho rằng cơ chế ba bên chưa thật sự tồn tại vì không thể hiện rõ ràng mối quan hệ của ba bên chủ thể với nhau Nhưng cũng có quan điểm cho rằng ở Việt Nam cơ chế ba bên đã được thành lập, hoạt động Vậy quan điểm của Nhà nước về cơ chế ba bên như thế nào? Điều đó được thể hiện trong quyết định gần đây nhất của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 1129/2008/QĐ-TTg ngày 18/08/2008 về xây dựng quan hệ lao động hài

Trang 10

hòa, ổn định Quyết định này đã lần đầu tiên khẳng định tính chất ba bên mối quan hệ lao động ở Việt Nam Đứng trên bình diện chủ quan ta thấy thực tế ở Việt Nam hiện nay đã có sự tham gia tồn tại của cơ chế ba bên thể hiện qua việc công nhận sự tham gia của tổ chức công đoàn và đại diện của NSDLvào một số hoạt động liên quan đến việc xử lí mối quan hệ lao động như vấn đề việc làm, tiền lương, giải quyết tranh chấp lao động, giải quyết tiền công Sự thể hiện của cơ chế ba bên ở Việt Nam còn có thể thấy qua việc tổ chức và hoạt động của các cơ cấu hỗn hợp, đặc biệt là tầm quốc gia, giữa Chính phủ, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam hoặc liên minh các Hợp tác xã Việt Nam trong việc xây dựng, hoạch định chính sách pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích của các bên trong quan hệ lao động

Quan hệ lao động không chỉ được thừa nhận ở cấp quốc gia mà còn được thừa nhận ở cấp quốc tế Tổ chức của người lao động và người sử dụng lao động đã phải ngồi lại với nhau để thương thuyết về các vấn đề liên quan tới quyền lợi của các bên

Từ chỗ chỉ can thiệp vào mối quan hệ hai bên bằng luật lệ, Nhà nước cũng dần trở thành đối tác xã hội của hai bên để tạo lập một cơ chế mới điều chỉnh quan hệ lao động, đó là cơ chế ba bên Như vậy có thể nói cơ chế ba bên ra đời là cần thiết khi nền công nghiệp thế giới phát triển đến một giai đoạn nhất định ILO chính là một tổ chức được thiết lập theo mô hình cơ chế ba bên

Cơ chế ba bên là cơ chế hợp tác, chia sẻ quyền lực và trách nhiệm giữa Nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động Ở một góc độ nào đó Nhà nước phải chấp nhận chuyển một phần quyền lực của mình cho các đối tác xã hội khác Những vấn đề liên quan đến vận mệnh của ba bên sẽ được ba bên cùng trao đổi, bàn bạc và quyết định Trong mối quan hệ trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động thì thương lượng tập thể sẽ thực sự được đề cao và nhìn chung các vấn đề quan trọng giữa hai bên sẽ được giải quyết bằng con đường thương lượng Khi giải quyết những vấn đề phát sinh giữa cơ chế hai bên chính là cơ sở để cơ chế ba bên hoạt động

và tạo ra được những khuôn khổ pháp lý chung nhất nhằm hoàn thiện cơ chế ba bên và làm nền tảng để giải quyết cơ chế hai bên có hiệu quả

Cơ chế ba bên chỉ tồn tại và vận hành ở cấp quốc gia, ít vận hành ở cấp ngành

và địa phương Trong quan hệ lao động, cơ chế ba bên là một cơ chế điều chỉnh có tính chất đặc thù, xuất phát từ những đặc tính riêng biệt của quan hệ lao động Cơ chế hai bên hoạt động giải quyết các vấn đề về định hướng chính sách liên quan đến lao động

Cơ chế ba bên chỉ dàn xếp những vấn đề chung nhất, những vấn đề mang tính pháp lý

từ phía Nhà nước như chiến lược phát triển kinh tế, chính sách xã hội, chính sách tiền lương, các văn bản pháp luật, nhằm bổ sung, hỗ trợ cho cơ chế hai bên hoạt động Ở

Ngày đăng: 04/08/2017, 08:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w