MỞ ĐẦU4Lý do lựa chọn đề tài4Mục đích nghiên cứu4Đối tượng và phạm vi nghiên cứu5NỘI DUNG51.Lịch sử và xu hướng điều chỉnh chính sách tiền lương cơ sở trong khu vực công tại Việt Nam51.1.Giai đoạn 1994 đến 200451.2.Giai đoạn 2004 đến nay72.Nhận định chung về xu hướng điều chỉnh chính sách tiền lương cơ sở trong khu vực công tại Việt Nam.93. Những ưu điểm và hạn chế của chính sách tiền lương cơ sở trong khu vực công tại Việt Nam.133.1.Ưu điểm133.2.Hạn chế144.Phương hướng phát triển chính sách tiền lương trong khu vực công154.1. Phải xác định lại phạm vi đối tượng được trả lương và các khoản có tính chất lương từ NSNN154.2. Đa dạng hoá, đảm bảo tính ổn định, bền vững của các nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương164.3. Đổi mới các yếu tố cấu thành của chế độ tiền lương164.4. Đổi mới căn bản phương thức trả lương, đảm bảo tiền lương cho cán bộ, công chức có tính cạnh tranh164.5. Thực hiện cải cách hành chính gắn với cải cách chính sách tiền lương17KẾT LUẬN17TÀI LIỆU THAM KHẢO19
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 4
Lý do lựa chọn đề tài 4
Mục đích nghiên cứu 4
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
NỘI DUNG 5
1 Lịch sử và xu hướng điều chỉnh chính sách tiền lương cơ sở trong khu vực công tại Việt Nam 5
1.1 Giai đoạn 1994 đến 2004 5
1.2 Giai đoạn 2004 đến nay 7
2 Nhận định chung về xu hướng điều chỉnh chính sách tiền lương cơ sở trong khu vực công tại Việt Nam 9
3 Những ưu điểm và hạn chế của chính sách tiền lương cơ sở trong khu vực công tại Việt Nam 13
3.1 Ưu điểm 13
3.2 Hạn chế 14
4 Phương hướng phát triển chính sách tiền lương trong khu vực công 15
4.1 Phải xác định lại phạm vi đối tượng được trả lương và các khoản có tính chất lương từ NSNN 15
4.2 Đa dạng hoá, đảm bảo tính ổn định, bền vững của các nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương 16
4.3 Đổi mới các yếu tố cấu thành của chế độ tiền lương 16
4.4 Đổi mới căn bản phương thức trả lương, đảm bảo tiền lương cho cán bộ, công chức có tính cạnh tranh 16
4.5 Thực hiện cải cách hành chính gắn với cải cách chính sách tiền lương 17
KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 2DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 NSNN: ngân sách nhà nước
2 CBCCVC: cán bộ công chức viên chức
Trang 3MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Đối với tất cả các quốc gia, chính sách tiền lương là một bộ phận quan trọng, nếu không nói là quan trọng bậc nhất trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội của đất nước, có liên quan chặt chẽ đến động lực phát triển và tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, khai thác và phát huy tiềm năng vô hạn từ người lao động
Tiền lương vừa là động lực, đòn bẩy kích thích, khuyến khích người lao động làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề, vừa là phương tiện bảo đảm cuộc sống ngày một nâng cao của họ Tác động qua lại giữa chính sách tiền lương phù hợp với năng suất, chất lượng, hiệu quả sẽ
là yếu tố để tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, ổn định phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng kinh tế Chính vì vậy, việc nghiên cứu cải cách chính sách tiền lương và các chính sách có liên quan là công việc hết sức quan trọng mà Đảng và Nhà nước cần quan tâm, tập trung đầu tư nghiên cứu
Ở Việt Nam, việc cải cách chính sách tiền lương và các chính sách có liên quan đã được thực hiện bước đệm từ năm 1992, chính thức thực hiện với các quy định tạm thời từ ngày 1.4.1993 Tuy nhiên sau hơn 20 năm thực hiện, chế độ tiền lương hiện hành đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập Tiền lương và các chế độ đãi ngộ quá thấp đối với 1/3 đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang ngày đêm làm việc tận tâm, có trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả, nhưng lại quá cao với 1/3 số cán bộ, công chức, viên chức còn lại Tiền lương thực hiện (thực nhận) ngày càng bình quân, chắp vá, phá vỡ quan hệ tiền lương chung Điều đáng nói là, càng xã hội hóa quỹ tiền lương chi từ ngân sách càng tăng cao mà không mấy hiệu quả Thu nhập ngoài tiền lương ở nhiều ngành, nghề, vị trí công tác, chức vụ ngày một tăng cao, phức tạp, đa dạng
Vì vậy em đã lựa chọn đề tài “ Chính sách tiền lương cơ sở ở Việt Nam: lịch sử và xu hướng điều chỉnh” để có cái nhìn rõ ràng hơn về
hệ thống chính sách lương cơ sở trong khu vực công
Trang 4Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu lịch sử và xu hướng phát triển chính sách tiền lương cơ sở trong
khu vực công tại Việt Nam
- Qua đó rút ra một số ưu điểm và hạn chế của chính sách lương
cơ sở ở nước taqua đó nêu ra một số phương hướng phát triển trong giai đoạn sắp tới
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Nghiên cứu lịch sử hình thành và xu hướng phát triển của chính
sách tiền lương cơ sở trong khu vực công tại Việt Nam
- Phạm vi: Trong khoảng thời gian 1994 đến nay.
NỘI DUNG
1 Lịch sử và xu hướng điều chỉnh chính sách tiền lương cơ sở trong khu vực công tại Việt Nam
1.1 Giai đoạn 1994 đến 2004
Ngày 23/06/1994, Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Bộ luật lao động, đánh dấu một mốc quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
Lần đầu tiên tiền lương tối thiểu đã được ghi nhận một cách đầy đủ, toàn diện nhất trong văn bản pháp lý có hiệu lực cao là Bộ luật Để cụ thể hoá và hướng dẫn thi hành các quy định về tiền lương tối thiểu, ngày 31/12/1994 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 197/CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ lao động về tiền lương Trên cơ sở đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ra Thông tư số 11/LĐTBXH-TT ngày 03/05/1995 để hướng dẫn Nghị định số 197/ CP Sau một thời gian thực hiện chính sách tiền lương mới năm 1993, mức lương tối thiểu so với nhu cầu của người lao động và mục tiêu đặt ra là quá thấp, không đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của người lao động Từ năm 1993 trở đi, nền kinh tế liên tục tăng trưởng (trung bình khoảng 8 đến 9%/năm) trong khi tiền lương vẫn không thay đổi nên giá trị tiền lương thực tế bị giảm sút
Mặc dù tiền lương tối thiểu đã được điều chỉnh tăng theo Nghị định số 06/CP Tuy nhiên, việc duy trì quá lâu mức tiền lương tối thiểu vốn dĩ đã ấn định thấp, trong khi đó chỉ số giá sinh hoạt tăng đã làm mất tác dụng tích cực của chế độ tiền lương, phát sinh mâu thuẫn khó lý giải là trong khi nền kinh tế liên tục tăng trưởng thì tiền
Trang 5lương tối thiểu vẫn được duy trì từ năm 1997 đến 1999 mà không thay đổi, dẫn tới tiền lương thực tế bị giảm sút, mất dần ý nghĩa trong đời sống của người lao động Do đó ngày 15/12/1999, Chính phủ ra Nghị định số 175/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu, mức trợ cấp sinh hoạt phí đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí từ nguồn kinh phí thuộc nguồn ngân sách Nhà nước Nghị định quy định mức lương tối thiểu là 180.000 đồng/tháng
Như vậy, tiền lương đã được tăng 25% so với trước đây, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động và gia đình họ Tuy nhiên, dưới sự tác động của các quy luật cung - cầu, giá cả, cạnh tranh đòi hỏi tiền lương tối thiểu phải tiếp tục được nâng lên mới thực hiện được các nhiệm vụ của nó Do đó, ngày 15/12/2000 Chính phủ ra Nghị định số 77/2000/NĐ-CP về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu, mức trợ cấp và sinh hoạt phí đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí Nghị định quy định mức lương tối thiểu là 210.000 đồng/tháng
Sau 8 năm thực hiện, Bộ luật lao động đã góp phần tạo nên trật tự cho các quan
hệ xã hội trong lĩnh vực lao động đã có nhiều thay đổi nên các quy định về tiền lương không còn phù hợp Trước tình hình đó, ngày 2/4/2002 Bộ luật lao động đã được sửa đổi, bổ sung Để cụ thể hoá các quy định mới, ngày 31/12/2002 Chính phủ ra Nghị định số 114/2002/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương thay thế Nghị định số 197/CP năm 1994
Tháng 12/2002, Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XI đã ra các Nghị quyết số 09/2002/QH11 về dự toán “ngân sách nhà nước năm 2003” và Nghị quyết số 14/2002/ QH11 về “nhiệm vụ năm 2003” Theo đó, tiền lương phải được thay đổi một cách toàn diện với tất cả các đối tượng lao động Trên cơ sở đó, ngày 15/01/2004, Chính phủ ra Nghị định số 03/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lý tiền lương Nghị định này quy định mức lương tối thiểu là 290.00 đồng/tháng
Mặc dù lương tối thiểu đã được tăng 38% so với trước đây Tuy nhiên, lần tăng lương này là giải pháp trước mắt về tiền lương Trước tình hình giá cả leo thang liên tục đòi hỏi phải có một chính sách tiền lương mới toàn diện, hợp lý hơn, đảm bảo được giá trị của đồng lương trong thực tế Do đó, nước ta đã thành lập Ban nghiên cứu chính sách tiền lương mới Ngày 19/03/2003, Trưởng ban chỉ đạo nghiên cứu chính sách tiền lương mới phải toàn diện, lâu dài, liên tục, mở ra một giai đoạn mới của việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu ở Việt Nam, kéo dài liên tục, từng bước trong vòng 2 năm từ năm 2004 đến năm 2005
Từ năm 1993, Việt Nam đã triệt để thay đổi cấu trúc tiền lương
từ việc phân phối gián tiếp sang trực tiếp, xóa bỏ bao cấp; thực hiện tiền tệ hóa lương với quan điểm: tiền lương phải đảm bảo tái sản
Trang 6xuất sức lao động, kích thích người lao động làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả và thực hiện phân phối công bằng trong xã hội; việc trả lương đúng cho người lao động là thực hiện đầu tư cho phát triển, tạo động lực để phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng dịch vụ công, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước
Thực hiện tách dần tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh với khu vực hành chính nhà nước và khu vực sự nghiệp cung cấp dich vụ công, chính sách tiền lương với chính sách ưu đãi người có công Mỗi khu vực có chính sách và cơ chế tiền lương phù hợp Hai trụ cột chính của an sinh xã hội là bảo hiếm xã hội và bảo hiếm y tế đã được hình thành Quỹ bảo hiếm xã hội và bảo hiếm y tế đã có sự độc lập với ngân sách nhà nước Đó là bước tiến mới trong chính sách tiền lương ở khu vực công
Đối tượng áp dụng: công chức, viên chức hành chính sự nghiệp, người nghỉ hưu, người mất sức, lực lượng vũ trang; cán bộ xã, phường và một số đối tượng hưởng chính sách xã hội
Phạm vi áp dụng: áp dụng cho cả khu vực doanh nghiệp và hành chính sự nghiệp
Điều kiện áp dụng: mức sống của người lao động thay đổi
Mức lương cơ sở: 120 – 290 ngàn đồng/ tháng
Nguồn tài chính thực hiện: ngân sách Nhà nước
Cơ quan thực hiện: Chính phủ
Các quy định của Nhà Nước:
Nghị định Thời điểm áp
dụng
Mức lương tối thiểu chung
05/CP Ngày 26/01/1994 01/01/1995 120.000
06/CP Ngày 21/01/1997 01/01/1997 144.000
175/1999/NĐ-CP
77/2000/NĐ-CP -
03/2003/NĐ-CP - 15/01/
1.2 Giai đoạn 2004 đến nay
Trang 7Ngày 14/12/2004, Chính phủ ra Nghị định số 203/2004/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tăng lên 310.000 đồng/tháng Tiếp đó, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tài chính, ngày 15/09/2005 Chính phủ ra Nghị định số 118/2005/NĐ-CP điều chỉnh mức lương tối thiểu chung lên 350.000 đồng/tháng
Để cụ thể hoá chính sách tiền lương mới, ngày 04/10/2005, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ra Thông tư số 25/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh tiền lương và phụ cấp lương trong doanh nghiệp theo Nghị định số 118/2005/NĐ-CP Thông tư đã quy định phạm vi, đối tượng điều chỉnh tiền lương, phụ cấp lương và hướng dẫn cách tính lương cho các đối tượng ở trên, đảm bảo cho Nghị định số 118/2005/NĐ-CP được thực hiện trên thực tế
Như vậy, lần cải cách chính sách tiền lương này kéo dài suốt 2 năm và được cải cách theo nhiều bước, vừa đảm bảo cuộc sống của người lao động và gia đình họ, vừa không tạo ra gánh nặng cho quỹ lương của Nhà nước và người sử dụng lao động, đảm bảo tính hợp lý và hài hoà lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ lao động
Để đảm bảo đời sống của người lao động và phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế đất nước, năm 2006 Nhà nước ta đã có nhiều thay đổi về chính sách tiền lương Khởi đầu là những quy định về mức lương tối thiểu trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Sau khi tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ngày 06/01/2006 Chính phủ ra Nghị định số 03/2006/NĐ- CP quy định mức lương tối thiểu đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tiếp đó ngày 07/09/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2006/NĐ-CP điều chỉnh mức lương tối thiểu chung, nâng mức lưong tối thiểu chung lên 450.000 đồng/tháng Và tiếp tục nâng lương vào các năm tiếp theo Mức lương tối thiểu được áp dụng cho khu vực hành chính, sự nghiệp công lập là mức lương tối thiểu chung 540.000 đồng/tháng theo Nghị định số 166/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/11/2007 Từ năm 2009 đến nay, người lao động thuộc khu vực hành chính, sự nghiệp công lập chỉ được điều chỉnh lương 05 lần Cụ thể, qua các lần điều chỉnh[3], mức lương tối thiểu đã tăng từ 650.000 đồng/tháng từ năm 2009 lên 1.150.000 đồng/tháng từ năm
2013 Nghị định số 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015 của Chính phủ
có hiệu lực, từ tháng 01 năm 2016, mức lương tối thiểu khu vực lao động thị trường được điều chỉnh tăng lên 12,4% trong khi đó mức
Trang 8lương tối thiểu của khu vực hành chính, sự nghiệp công lập đến 01/5/2016 mới được điều chỉnh lên 1.210.000 đồng (tăng 5%) theo Nghị quyết về Dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 được Quốc hội biểu quyết thông qua ngày 11/11/2015
Đối tượng áp dụng: công chức, viên chức hành chính-sự nghiệp và lực lượng vũ trang
Phạm vi áp dụng: trong khu vực Nhà Nước
Điều kiện áp dụng: chỉ số giá sinh hoạt tăng, điều kiện sống thay đổi
Mức lương cơ sở: 310 1.210 ngàn đồng/ tháng
Nguồn tài chính thực hiện: ngân sách Nhà Nước
Cơ quan thực hiện: Chính phủ
Các quy định của Nhà nước:
Nghị định Thời điểm áp
dụng
Mức lương tối thiểu chung 203/2004/NĐ-CP -
14/12/2004 29/12/2004 310.000
118/2005/NĐ-CP - 15/09/
2005 01/10/2005 350.000
94/2006/NĐ-CP - 07/09/2
006 01/10/2006 450.000
166/2007/NĐ-CP - 10/12/
2007 01/01/2008 540.000
33/2009/NĐ-CP - 06/04/2
009 01/05/2009 650.000
28/2010/NĐ-CP - 25/03/2
010 01/05/2010 730.000
22/2011/NĐ-CP - 04/04/2
011 01/05/2011 830.000
31/2012/NĐ-CP - 12/04/2
012 01/05/2012 1.050.000
66/2013/NĐ-CP - 27/06/2
013 01/7/2013 1.150.000
47/2016/NĐ-CP -
26/5/2016 15/7/2016 1.210.000
Trang 92 Nhận định chung về xu hướng điều chỉnh chính sách tiền lương cơ sở trong khu vực công tại Việt Nam.
Chế độ tiền lương 1993 đã có những nhìn nhận đúng đắn hơn về bản chất tiền lương trong nền kinh tế thị trường; thể hiện sự hài hòa hơn về lợi ích giữa người lao động với người sử dụng lao động và Nhà nước, khắc phục những tồn tại cơ bản của chế độ tiền lương cũ Các mức lương Nhà nước ban hành đã bước đầu thực hiện được yêu cầu tiền tệ hoá tiền lương, thay thế và xoá bỏ chế độ phân phối bao cấp Mức lương đã có sự cải thiện đáng kể cho mọi người hưởng lương, đảm bảo tái sản xuất sức lao động cho người lao động trong mối quan hệ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế
Về phương diện tiền lương tối thiểu, điểm đổi mới đáng lưu ý là mức lương tối thiểu quy định được áp dụng cho mọi thành phần kinh tế có quan hệ lao động và được điều chỉnh từng bước phù hợp với sự vận động, phát triển kinh tế-xã hội
Về cơ cấu, trong tiền lương tối thiểu bao gồm các khoản chi phí cho ăn, mặc, đi lại, trang bị đồ dùng sinh hoạt, giao tiếp xã hội, bảo vệ sức khoẻ (y tế), văn hoá, học tập, bảo hiểm tuổi già, nuôi con
Tháng 3/1993, sau khi được tiền tệ hoá, tiền lương tối thiểu là 88.500đ tương đương 44kg gạo
Từ năm 1993 đến nay, Chính phủ đã 7 lần điều chỉnh mức lương tối thiểu chung
và mức tiền lương thấp nhất của khu vực hành chính, sự nghiệp luôn được quy định bằng mức lương tối thiểu chung
Như vậy, mức lương tối thiểu đã được Chính phủ quan tâm nhiều hơn, đặc biệt từ năm 2000 đến nay mức lương tối thiểu được điều chỉnh thường xuyên hơn để bảo đảm tiền lương thực tế trước các yếu tố giá cả sinh hoạt gia tăng và có cải thiện tiền lương, thu nhập của người lao động Trong những lần điều chỉnh gần đây, mức lương tối thiểu
đã tính theo mức tăng trưởng kinh tế và có cân đối để từng bước nâng mức lương tối thiểu tiếp cận với mặt bằng tiền công trên thị trường, đồng thời bảo đảm các yêu cầu
ổn định cân đối vĩ mô, tăng dần đầu tư phát triển, kiểm soát được lạm phát, giữ ổn định kinh tế
Mặc dù tại thời điểm năm 2005 mức lương tối thiểu Nhà nước quy định là 350.000 đồng/tháng, nhưng các cơ quan, đơn vị nêu trên đã áp dụng mức lương tối thiểu từ 420.000 đồng/tháng đến 1.400.000 đồng/tháng (tăng thêm từ 20% đến 300%
so với mức lương tối thiểu chung 350.000 đồng)
Ngoài ra, theo đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp
ưu đãi người có công năm 2003 đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ tư thông qua,
Trang 10Chính phủ đã có chủ trương quy định áp dụng mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu chung (quy định bằng hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu chung) để áp dụng đối với tất cả các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Tuy nhiên,
do điều kiện ngân sách Nhà nước không cân đối được, vì vậy cho đến nay, mức lương tối thiểu trong khu vực hành chính, sự nghiệp vẫn được quy định bằng mức lương tối thiểu chung
Mức lương tối thiểu chung gần đây nhất được quy định tại Nghị định số 31/2012/ NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/4/2012 và được áp dụng từ 01/5/2012 là 1.050.000 đồng/tháng Điều 2 Nghị định này quy định mức lương tối thiểu chung được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, các lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan nhà nước gồm cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan chính trị, cơ quan chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị - xã hội và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp
Ngày 27/6/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2013/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang Nghị định này quy định mức lương cơ sở áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội có tính chất đặc thù ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã) và lực lượng vũ trang Mức lương cơ sở được quy định tại Nghị định này thay thế mức lương tối thiểu chung quy định tại các văn bản về chế độ tiền lương và các chế độ khác có liên quan đến tiền lương của cơ quan có thẩm quyền
Kể từ khi áp dụng mức lương tối thiểu cho đến khi xây dựng và áp dụng mức lương cơ sở theo Nghị định số 66/2013/NĐ-CP nêu trên, chưa có báo cáo đầy đủ, nghiêm túc về việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá và tổng kết những kết quả đạt được, những điểm hạn chế, thiếu sót của chính sách tiền lương tối thiểu, cũng chưa có một công trình khoa học hay một đề án nào nghiên cứu, đề xuất một chính sách tiền lương hợp lý hơn thay cho mức lương tối thiểu
Nghị định số 66/2013/NĐ-CP được ban hành sau Nghị định số 31/2012/NĐ-CP của Chính phủ khoảng hơn một năm Thuật ngữ “mức lương cơ sở” cũng không được định nghĩa hay giải thích tại Nghị định này cũng như tại Thông tư số 07/2013/BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội có tính chất đặc thù Bởi vậy, sau khi áp dụng