1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

MÔ HÌNH TIỀN tệ một mô HÌNH xác ĐỊNH tỷ GIÁ GIẢN đơn

36 1,4K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 701,59 KB

Nội dung

Trong phần thứ nhất, hai mối quan hệ này sẽ được kết hợp trong một mô hình tổngcung và tổng cầu đơn giản, sau đó sẽ được sử dụng trong các phần kế tiếp để phân tíchtác động của việc tăng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TÀI CHÍNH



Môn học: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

PHẦN II: XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

MỘT MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ GIẢN ĐƠN TRONG ĐIỀU KIỆN TỶ GIÁ LINH HOẠT

GVHD: PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo Nhóm HVTH:

Trang 2

“ MÔ HÌNH TIỀN TỆ”: MỘT MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ GIẢN ĐƠN TRONG ĐIỀU KIỆN TỶ GIÁ LINH HOẠT

NỘI DUNG:

Giới thiệu

5.1 Mô hình tiền tệ giản đơn trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi

5.2 Mô hình tiền tệ giản đơn trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố định

5.3 Lãi suất trong mô hình tiền tệ

5.4 Mô hình tiền tệ lý giải những vấn đề thực tiễn

5.5 Kết luận

Tóm tắt

Hướng dẫn đọc

Ghi chú

Trang 3

GIỚI THIỆU

Có một số lý do khiến chúng ta lựa chọn mô hình tiền tệ để xem xét trước tiên Điềuđầu tiên, “mô hình tiền tệ” là cách tiếp cận sớm nhất để giải thích các hiện tượng liênquan đến biến động tỷ giá, và mặt khác liên quan đến cán cân thanh toán Cách tiếpcận này có từ đầu những năm 1970 của thời kỳ Phục Hưng Quan trọng hơn, nó thểhiện một chuẩn mực rõ ràng trong việc so sánh các phương pháp tiếp cận khác so vớiviệc xác định tỷ giá hối đoái theo mô hình,mà nhiều trong số những phương pháp đó

đã thoát li khỏi những mô hình tiền tệ Cuối cùng, mặc dù không thỏa đáng một cáchhoàn toàn trong việc giải thích sự biến động diễn ra hàng ngày, hàng tháng hay trongnhững năm gần đây, nhưng nó lại đưa ra một bức tranh rộng lớn hơn bao hàm nhữngkiến thức sâu sắc và hữu ích về xu hướng trong dài hạn

Cái mà hiện tại chúng ta gọi là mô hình tiền tệ bắt nguồn từ cách tiếp cận cán cânthanh toán có niên đại từ ít nhất từ thời của David Hume năm 1741 Nó bao gồm haiphần nội dung cơ bản: Mối quan hệ ngang giá sức mua được đề cập trong chương 2 vàcầu tiền được đề cập trong chương 4

Trong phần thứ nhất, hai mối quan hệ này sẽ được kết hợp trong một mô hình tổngcung và tổng cầu đơn giản, sau đó sẽ được sử dụng trong các phần kế tiếp để phân tíchtác động của việc tăng cung tiền, thu nhập và giá cả nước ngoài đến tỷ giá TrongPhần 5.2, chúng ta xem xét hàm ý của những biến động giống nhau về cán cân thanhtoán trong điều kiện chế độ tỷ giá hối đoái cố định Phần 5.2.4 phân tích ảnh hưởngcủa mất giá tiền tệ Mục 5.3 xem xét vai trò của lãi suất Phần cuối cùng, đưa mộtcuộc khảo sát ngắn gọn kèm theo những bằng chứng mà đa phần trong số đó chống lại

5.1.1 Thiết lập bối cảnh: 3 giả định cho mô hình tiền tệ

Mô hình tiền tệ chủ yếu dựa trên ba giả thiết: một đường tổng cung dốc đứng, sự ổnđịnh về cầu tiền và ngang giá sức mua (PPP) Chúng ta sẽ xem xét những giả định nàytheo thứ tự sau đây:

Giả định 5.1 Đường tổng cung dốc đứng

Cần phải nhớ lại hai điểm quan trọng đã được đề cập ở chương 4 Thứ nhất, giả thiếtnày không ngụ ý rằng sản lượng không đổi - đơn giản là nó chỉ có thể thay đổi do sự

3

Trang 4

thay đổi về năng suất của nền kinh tế, hiểu một cách rộng hơn thì đó là thông qua tiến

bộ kỹ thuật, sự tích lũy vốn, tăng trưởng lực lượng lao động hoặc trình độ giáo dục,….Thứ hai, đường tổng cung dốc đứng hàm ý giá cả linh hoạt một cách hoàn hảo trên tất

cả các thị trường

Giả định 5.2 Cân bằng về cầu tiền thực là một hàm số cố định chỉ đối với một vài

biến số kinh tế nội địa Thực tế thì tính tới thời điểm này và cho đến khi có chú ý tiếptheo, chúng ta sẽ làm việc với phương trình Cambridge (Phương trình 4.7):

Md = k.P.y (k>0)Trong đó y là thu nhập thực của quốc gia và k là một tham số dương, P là mức giá.Công thức đặc biệt này đã đơn giản hóa các vấn đề một cách đáng kể Hãy xem xétnhững gì nó ngụ ý cho tổng cầu Với trữ lượng tiền tệ, , sự cân bằng nghĩa là:

Do đó thu nhập danh nghĩa Y, phải là không đổi dọc theo đường tổng cầu, từ đó rút rađược giá trị cụ thể của lượng cung tiền

Nhìn vào hình 5.1 Thu nhập quốc gia danh nghĩa Y = P.y liên quan đến bất kỳ điểmnào trên đường cong AD0 () chỉ đơn giản là diện tích của hình chữ nhật giữa điểm đó

và các trục tọa độ, ví dụ OP0Ay0 tại A và OP2Dy1 tại D Nếu diện tích các vùng nàybằng nhau nó phải tuân theo quy luật sau: khi chúng ta di chuyển từ A sang D, sự sụtgiảm về giá cả có cùng tỷ lệ với sự gia tăng thu nhập.(1)

Mục đích hiện tại quan trọng hơn là phải xem xét tác động của sự gia tăng trong cungtiền danh nghĩa Như chúng ta đã thấy trong Chương 4, sự thay đổi này làm thay đổiđường cầu tổng cầu lên trên và sang phải Như vậy, trong trường hợp này sự thay đổi

là bao nhiêu? So sánh điểm A và B Rõ ràng, P1 phải lớn hơn P0 đúng bằng tỷ lệ lớnhơn

Trang 5

Ví dụ, nếu trữ lượng tiền tệ tăng gấp đôi => phải có một sự tăng gấp đôi trong cầudanh nghĩa => Tại bất kỳ mức thu nhập thực y0, đều hàm ý sự tăng gấp đôi mức giá P

Giả định 5.3 Luôn có ngang giá sức mua (PPP) tại mọi thời điểm

Nhớ lại từ Chương 2 (Phương trình 2.4) giả thuyết về PPP cho rằng, với mức giá nộiđịa P (UK) và mức giá P * của nước ngoài (US), sự cân bằng sẽ đạt được khi hai mứcgiá trên đặt trong mối quan hệ sau:

P = P*.S (2.4 Chương 2)

Do đó không thể thu được gì từ việc chuyển hàng hoá từ nước này sang nước khác Tacũng nên nhớ rằng điều đó tương đương với việc nói rằng sức mua của đồng tiền củamỗi nước phải giống nhau dù có chi tiêu ở thị trường trong nước hoặc chuyển đổi sangngoại tệ và chi tiêu ở nước ngoài

Bây giờ hãy xem xét hình 5.2 (a), trong đó trục tung biểu hiện các mức giá trong nước

và trục hoành là tỷ giá giao ngay của Đô la Mỹ Đường thẳng được vẽ từ gốc tọa độ điqua tất cả các kết hợp của P và S thỏa mãn phương trình 2.4 được gọi là đường PPP

Rõ ràng, nó có độ dốc bằng P* Điểm phía trên và phía bên trái của đường thẳng lànhững điểm mà nền kinh tế Anh không thể cạnh tranh (mức giá trong nước quá cao),

do đó sẽ có lợi hơn nếu nhập khẩu hàng hoá từ Mỹ thay thế cho nhưng sản phẩm đắt

5 Hình 5.1: Tổng cầu và phương trình số lượng

Trang 6

tiền tương tự ở Anh Điều ngược lại xảy ra cho những điểm nằm phía dưới đườngthẳng

Xét tới tỷ giá hối đoái thực (xem lại định nghĩa trong mục 2.4: Tỷ giá hối đoái thực là

giá cả của hàng hóa và dịch vụ nước ngoài so với trong nước, được đo bằng công thức: Q = S.P * /P), cần phải có một phần sụt giảm thực tế nằm trên đường PPP để khôi

phục lại trạng thái cân bằng, và ngược lại

5.1.2 Trạng thái cân bằng

Trong hình 5.2 (b), đường cong tổng cầu và tổng cung được vẽ với giá trị cung tiền vàsản lượng Với lượng cung tiền ban đầu tại , P0 là mức giá cân bằng của 'nền kinh tếđóng', nghĩa là phù hợp với điều kiện trong nền kinh tế nội địa

Trên thực tế, P0 vẫn là mức giá cân bằng, ngay cả trong mô hình kinh tế mở Hơn nữa,giá trị của nó được xác định mà không cần xem xét các điều kiện của các khu vực bênngoài của nền kinh tế

Tuy nhiên, đối với khu vực bên ngoài, PPP yêu cầu mức giá P0 gắn liền với tỷ giá S0.Một giá trị S thấp hơn S0 sẽ khiến sản lượng trong nước không có tính cạnh tranh trênthị trường thế giới và do đó dẫn đến cung đồng tiền trong nước dư thừa và ngược lạicho trường hợp S cao hơn S0

Chúng ta có thể nhìn thấy bản chất của sự cân bằng một cách rõ ràng bằng cách kếthợp các phương trình 2.4 và 5.1, ta có:

= k.P.y = k.S.P*.y (5.2)

Hình 5.2: Cung tiền tăng dưới tác động của tỷ giá thả nổi

Trang 7

Chúng ta rút ra được S:

Vì vậy, tỷ giá hối đoái trong mô hình cực kỳ đơn giản này là tỷ lệ của lượng cung tiền

và lượng cầu được đo lường ở mức giá ngoại tệ Bất cứ điều gì làm tăng tỷ số này, nóicách khác là làm tăng tử số hoặc giảm mẫu số, sẽ làm cho giá ngoại hối tăng lên (đồngnội tệ mất giá)

Bây giờ hãy xem xét ảnh hưởng của ba loại nhiễu loạn đến sự cân bằng (5.3) này: sự

mở rộng cung tiền, sự gia tăng thu nhập thực của nền kinh tế trong nước và sự giatăng của mức giá quốc tế

5.1 3 Cung tiền tăng trong điều kiện tỷ giá hối đoái thả nổi

Bắt đầu với việc mở rộng cung tiền lên một mức độ mới, Giả sử các biến ngoại sinhkhác (thu nhập thực, y, và mức giá tnước ngoài, P * không thay đổi)

Ở mức giá cũ, P0, rõ ràng là có một lượng cung dư thừa, làm cho các chủ thể trongkinh tế tăng chi tiêu để giảm số dư tiền của họ.(Nhớ lại rằng lý thuyết về số lượng dựatrên giả định rằng cách duy nhất để các chủ thể giảm số số dư tiền là mua hàng hoá vàdịch vụ) Nguồn cung quá mức của tiền là do nhu cầu hàng hóa quá cao được đolường bằng khoảng cách (- y0) trong hình 5.2 (b)

Với giả định của chúng ta về thu nhập và sản lượng thực cố định, chi tiêu thêm phảikhiến cho giá tăng (các mũi tên từ c đến b, và từ A đến B) Khi giá hàng hóa tăng lên,giá đô la phải tăng lên (đồng bảng Anh giảm giá) để giữ sản lượng nội địa có tính cạnhtranh, nói cách khác, để ngăn chặn sự đổ xô hàng hóa với giá tương đối rẻ của Mỹ vàonền kinh tế Anh trong việc phản ứng lại sự lên giá của tỷ giá hối đoái thực

Dễ dàng thấy được mức sụt giảm phải lớn như thế nào để khôi phục lại trạng thái cânbằng Với mức giá trong nước cao hơn cân đối với sự mở rộng tiền tệ và mức giá củaHoa Kỳ là không thay đổi, duy trì PPP hàm ý một sự tăng lên với tỷ lệ tương ứngtrong giá đồng đô la

Chúng ta đã đạt đến kết luận quan trọng đầu tiên trong phân tích mô hình tiền tệ

Định đề 5.1 Trong mô hình tiền tệ, một tỷ lệ phần trăm tăng trong cung tiền trong

nước dẫn đến sự sụt giảm cùng một tỷ lệ trong giá trị của đồng tiền trong nước (vớiđiều kiện những yếu tố khác là không đổi)

Chứng minh định đề 1

7

Trang 8

Viết lại dạng của phương trình 5.1 (), lấy logs của cả hai bên, sau đó lấy vi phân,

được:

Nhớ rằng, đối với bất kỳ biến X nào, d (log X) = dX / X Vì chúng ta giả định rằng y

là hằng số (nhằm phục vụ cho các mục đích hiện tại), vế phải không Do đó, mức giátrong nước phải thay đổi theo tỷ lệ trữ lượng tiền tệ

Tương tự xử lý phương trình PPP (P = P *.S) theo cùng một cách, được:

Với P* được giả định không đổi, điều này nói lên rằng tỷ giá phải giảm theo tỷ lệ tăngtrong giá của đồng Anh

5.1.4 Tăng thu nhập trong điều kiện tỷ giá thả nổi

Bây giờ hãy xem xét tác động của tăng thu nhập thực, từ y0 đến y1,với việc không có

sự thay đổi trong trữ lượng tiền tệ (Hình 5.3)

Ở bất kỳ mức giá nào, thu nhập thực tế cao hơn hàm ý một nhu cầu lớn hơn về tiền.Nói một cách khác, với nguồn cung tiền nhất định chúng ta phải có thu nhập danhnghĩa không đổi, Py Vì vậy, thu nhập thực tế cao hơn, mức giá phải thấp hơn

Khi thu nhập danh nghĩa đã nhảy vọt lên P0y1 (tại điểm c trên hình 5.3 (b)), tác độngthực tế phải tạo ra một cầu tiền dư thừa và cung hàng hóa dư thừa bằng khoảng chênhlệch (y1 - y0) ở mức giá ban đầu P0 Như chúng ta đã thấy, cân bằng thực chỉ có thểđược lấp đầy bằng cách giảm chi tiêu

Kết quả phải là giảm phát, đưa mức giá giảm từ P0 xuống P1 Trong trạng thái cânbằng mới ở b, cả thị trường tiền tệ và hàng hoá đều rõ ràng, với cùng cung và cầu nhưtrước khi tăng thu nhập và có cùng thu nhập danh nghĩa

Tuy nhiên, trong nền kinh tế mở, tỷ giá hối đoái phải giảm (tức là đồng pound đượcđịnh giá cao) từ S0 đến S1 Nếu không, sự giảm giá trong nước (giảm trong tỷ giá hốiđoái thực) sẽ làm cho nền kinh tế Anh quá cạnh tranh, gây ra nhu cầu dư thừa khổng

lồ cho đồng bảng Anh (ví dụ như trường hợp ở G) PPP được duy trì bởi việc tăng giá,

do đó sự sụt giảm trong giá sản lượng của Anh được bù lại bởi sự gia tăng giá củađồng bảng so với đồng đô la

Trang 9

Chúng ta kết luận như sau:

Định đề 5.2 Trong mô hình tiền tệ, sự gia tăng thu nhập thực tế trong nước dẫn đến

sự lên giá của đồng nội tệ (với điểu kiện những yếu tố khác không đổi)

Lưu ý rằng chúng tôi kết hợp tăng thu nhập thực với sự tăng giá của tiền tệ Kết luậnnày mâu thuẫn với kết luật của mô hình DIY, khi thu nhập tăng, nền kinh tế trongnước có xu hướng hút hàng nhập khẩu, gây ra một sự mất giá trong tỷ giá hối đoái thảnổi

Lý do chúng tôi có kết quả ngược lại ở đây là mô hình tiền tệ tập trung vào tác độngcủa tăng thu nhập lên nhu cầu tiền, chứ không phải hàng hoá Khi tăng cầu về tiền,phải gây ra sự sụt giảm trong nhu cầu về hàng hoá, dẫn đến sự giảm giá trong nước

5.1.5 Tăng mức giá nước ngoài trong điều kiện tỷ giá thả nổi

Một tính năng quan trọng của mô hình là kết luận của nó về ảnh hưởng của sự thayđổi biến ngoại sinh còn lại, P *, mức giá nước ngoài

Tập trung vào đường PPP trong Hình 5.4 (a) Nó sẽ thay đổi như thế nào khi P *tăng? Bởi vì độ dốc của nó là P / S = P *, nó sẽ trở nên dốc hơn, do đó mức giá banđầu của đồng Anh P0 gắn liền với một mức giá thấp hơn của đô la Mỹ, nói cách khác,một tỷ giá hối đoái cao hơn cho đồng bảng Anh

Lý do dẫn đến kết quả này sẽ được làm rõ ngay bây giờ Với mức giá cao hơn ở Hoa

Kỳ, hàng hoá của Anh Quốc quá cạnh tranh với tỷ giá hối đoái cũ Nhu cầu của cácnhà nhập khẩu tiềm năng của Hoa Kỳ về hàng hóa rẻ hơn ở Anh đang quá mạnh vàđẩy giá trị của đồng pound lên cho đến khi sức cạnh tranh của Mỹ được phục hồi

9

Hình 5.3: Thu nhập tăng dưới tác động tỷ giá thả nổi

Trang 10

Trong trạng thái cân bằng mới, thực tế là sản lượng của Hoa Kỳ được định giá caohơn bằng đồng đô la so với trước đây được bù lại bởi mức giá tương đối cao hơn củađồng tiền Anh Chúng tôi kết luận:

Định đề 5.3 Trong mô hình tiền tệ, sự gia tăng mức giá ngoại tệ liên quan đến việc

tăng giá đồng nội tệ (tức là giảm tỷ giá giao ngay S) và không có sự thay đổi nào trongnền kinh tế trong nước (với điều kiện những yếu tố khác không đổi)

Từ quan điểm của chính sách kinh tế vĩ mô, đề xuất này rất có ý nghĩa Nó cho thấylạm phát trên thế giới không ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước Mức giá của Anhđược xác định trên các thị trường tiền tệ Anh theo cùng một cách nếu như phần còn lạicủa thế giới chưa bao giờ tồn tại Tỷ giá hối đoái thả nổi hoạt động như một cái van,liên tục trượt lên hoặc xuống theo nhu cầu để duy trì PPP khi đối mặt với những rốiloạn có nguồn gốc từ các thị trường tiền tệ trong nước (hoặc của cả hai nước)

Hàm ý ở đây là quyền độc lập của chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia đượcduy trì bởi sự linh hoạt của tỷ giá hối đoái Mỗi đất nước có thể lựa chọn tỷ lệ lạmphát một cách độc lập mà không quan tâm đến hành động của nước khác Nếu tínhđộc lập của quốc gia được đề cập đến như một thông tục trong một hối phiếu chuyểntiền quốc tế, hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi có vẻ sẽ khá hấp dẫn dựa trên cơ sở phântích trong phần này

Hình 5.4: Tăng mức giá nước ngoài theo tỷ giá thả nổi

Trang 11

Lưu ý rằng, khi đưa ra định đề 5.3, chúng ta không cần quan tâm đến hình 5.4(b).Điều đó có nghĩa là các thị trường tiền tệ không có liên quan gì đến các kết luân?

Có hai lý do tại sao các thị trường tiền tệ chắc chắn là không liên quan đến các kếtluận Thứ nhất, sự thưc là sự cân bằng của thị trường tiền tệ không bị ảnh hưởng bởi

sự thay đổi của giá tại Mỹ, điều này giữ mức giá trong nước cố định ở mức ban đầu P0

và dẫn đến gánh nặng phải điều chỉnh tỷ giá hối đoái

Thứ hai, hãy tự hỏi bản thân câu hỏi sau: điều gì có thể đã làm cho mức giá của Mỹtăng?

5.1.6 Mô hình tỷ giá hối đoái thả nổi hai quốc gia

Câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi đã nêu ở phần trước của bài là: thứ gì đó đã gây ranguồn cung dư thừa xuất hiện trên thị trường tiền tệ của Mỹ, ví dụ như sự tăng lêntrong trữ lượng tiền tệ của Mỹ hoặc sự sụt giảm trong thu nhập của Mỹ Trên thực tế,nếu bạn nghĩ về nó một chút, cách thức mà mức giá của Mỹ được xác định chắc chắn

sẽ giống như cái cách mà mức giá của Anh được xác định, tất nhiên là phải trong thịtrường tiền tệ nội địa của Mỹ

Xem lại phân tích của chúng tôi về ảnh hưởng của việc mở rộng tiền tệ trong nền kinh

tế trong nước (xem Phần 5.1.3) Tại sao chúng ta không nên áp dụng cùng một lậpluận với Mỹ như đã được áp dụng cho Vương quốc Anh?

Sự gia tăng cung tiền của Mỹ sẽ gây ra sự dư thừa trong thị trường tiền tệ bản địa,khiến người Mỹ phải chi tiêu nhiều hơn, trong điều kiện những yếu tố khác là khôngđổi, để giảm số dư tiền của họ Kết quả trong nỗ lực của họ để chi tiêu nhiều hơn cuốicùng sẽ dẫn tới sự tăng trong mức giá, P*, dẫn tới đồng đô la mất giá để ngăn chặnHoa Kỳ bị tràn ngập với những hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn,

Chúng ta có thể chính thức hóa mô hình đối xứng này bằng cách viết phương trình sốlượng phiên bản Mỹ:

Md* = k*P*y* (5.4)

Phương trình này đơn giản nói rằng nhu cầu về tiền của Mỹ, Md *, tỷ lệ thuận với thunhập danh nghĩa của Mỹ, P * y * Lưu ý yếu tố tỷ lệ k *, cho phép xảy ra khả năng cầutiền của Hoa Kỳ có thể khác với của Anh, mặc dù nó có tính chất tương tự (có nghĩa là

có cùng dạng phương trình)

Bây giờ giả sử rằng, giống như trữ lượng tiền tệ Anh ban đầu là M 0, nguồn cung tiềncủa Mỹ bắt đầu ở * Chia phương trình cầu tiền của Anh (công thức 4.7) cho phươngtrình 5.4 và thiết lập cầu tiền tương ứng bằng với cung ở mỗi nước, có:

11

Trang 12

Vì theo PPP, chúng ta có P / P * = S, cho phép chúng ta có thể viết lại phương trình5.5 như sau:

Giải phương trình tìm S:

Điều này nói lên rằng tỷ giá hối đoái bằng tỷ lệ tử số (trữ lượng tiền tương đối) vớimẫu số (nhu cầu thực tế tương đối) Do đó, bất cứ thứ gì dẫn tới xu hướng tăng trữlượng tiền tệ của Anh so với Mỹ hoặc làm giảm nhu cầu tiền của Anh so với Mỹ sẽkhiến đồng bảng mất giá (S tăng)

Xem đến việc chúng ta phải sửa lại công thức trước đây như thế nào, viết lại côngthức 5.7 đơn giản hơn, như sau:

Với những quy ước đã được giới thiệu (được tuân theo xuyên suốt toàn bộ cuốn sách)rằng một dấu ngã trên một biến biểu thị tỷ lệ nội địa của nó với giá trị nước ngoài, vìvậy có nghĩa là M / M *, …

Bây giờ hãy nhớ rằng tăng 10% cung tiền của Anh so với Mỹ, M / M * = , có thể đến

từ việc tăng 10% trong trữ lượng tiền tệ của Anh, hay từ mức giảm 10% trong trữlượng tiền Mỹ hoặc , nhiều khả năng, từ một vài sự kết hợp của cả hai như là tăng15% cung tiền của Anh, với sự gia tăng 5% trong tiền của Mỹ

Theo đó, mặc dù chúng ta có thể chấp nhận kết luận ban đầu (Định đề 5.1) rằng sự giatăng cung tiền của Anh, với những yếu tố khác không đổi, dẫn đến sự mất giá trongđồng bảng Anh với cùng một tỷ lệ, chúng ta thừa nhận rằng điều tương tự cũng xảy ranếu có bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến trữ lượng tiền tệ Như vậy, ví dụ, sự sụtgiảm 10% trong tiền của Mỹ khi trữ lượng tiền tệ của Anh vẫn không đổi sẽ gây ra sựmất giá 10% trong tỷ giá hối đoái của đồng bảng, trong điều kiện những yếu tố kháckhông đổi

Một cách tương tự, thu nhập thực tế tương đối xác định nhu cầu tiền của một quốc gia

so với nước khác, do đó sự gia tăng thu nhập của Hoa Kỳ có tác động tương tự như sự

Trang 13

sụt giảm trong thu nhập của Vương quốc Anh như chúng ta đã biết từ định đề 5.2 vềnguyên nhân sau cùng dẫn đến một sự tăng giá tương đối của đô la.

Sau đó, chúng ta có thể tổng hợp cả giả định 5.1 và 5.2 bằng cách thay thế các biếnnội địa tương ứng với giá trị biến ngoại

5.2 MÔ HÌNH TIỀN TỆ ĐƠN GIẢN ĐƠN TRONG ĐIỀU KIỆN TỶ GIÁ

CỐ ĐỊNH

Bây giờ chúng ta hãy xem xét một tình huống mà tỷ giá không được phép thay đổi.Phân tích ở đây sẽ phức tạp hơn một chút, do đó nếu chúng ta bắt đầu bằng cách làm

rõ các biến nào đang được coi là ngoại sinh và nội sinh sẽ hữu ích hơn

Thu nhập thực, y, giả sử được đưa ra bởi các yếu tố nằm ngoài phạm vi mô hình củachúng ta, như đã nêu trước đây, và mức giá nước ngoài, P *, được xác định bằngnguồn cung ngoại tệ, thu nhập, …

Nhắc lại cuộc thảo luận về cung tiền trong mục 4.1.2 (Phương trình 4.10) Theo mộtchế độ tỷ giá hối đoái cố định, chúng tôi kết luận rằng cung tiền không phải là mộtbiến ngoại sinh Thay vào đó là biến chính sách - tín dụng nội địa, DC, và chúng ta cóthể viết:

5.2.1 Cung tiền tăng trong điều kiện tỷ giá cố định

Bây giờ hãy quan sát Hình 5.5, cho thấy tác động của chính sách tiền tệ mở rộng, nóicách khác, tăng tín dụng trong nước, từ mức ban đầu DC0 lên mức cao hơn, DC1.

Bắt đầu với hình 5.5 (c), trong đó trữ lượng tiền tệ là trục tung ứng với mức dự trữngoại hối, FX - truc hoành Đánh dấu DC0 trên trục thẳng tung, và từ điểm đó, kẻ mộtđường 45° Đường biểu thị đó cho thấy trữ lượng tiền tăng như thế nào khi bổ sung dựtrữ, với khối lượng tín dụng trong nước ban đầu, DC0 Ví dụ, nếu dự trữ là không, toàn

bộ trữ lượng tiền sẽ chính là mức tín dụng Khi chúng tôi di chuyển đường đồ thị sangphải, mỗi pound bổ sung sẽ làm tăng trữ lượng tiền lên chính xác một pound

Nếu chúng ta bắt đầu với dự trữ ở FX0, trữ lượng tiền tệ phải là:

Trang 14

Bây giờ chúng ta hãy đặt giá trị ban đầu của cung tiền và mức giá cùng với nhau Nóicách khác, giả sử chúng ta có: ky0 = 1 Giả định này chỉ nhằm mục đích minh hoạ Lợithế là nó cho phép chúng ta phân tích tác động của sự thay đổi giá trị cung tiền (trêntrục tung của hình 5.5 (c)) đến mức giá hàm ý trong hình 5.5 (a) và (b) một cách trựctiếp.

Khai thác thực tế này, mức giá ban đầu ứng với trữ lượng tiền phải là P0 Do đó, nềnkinh tế bắt đầu từ điểm a trong Hình 5.5 (b) Lưu ý rằng nếu tổng cung và cầu có liênquan, thì đồ thị vẫn không thay đổi, vì ở giai đoạn này chúng ta không có lý do để tinrằng hành vi của khu vực tư nhân sẽ khác biệt trong điều kiện tỷ giá hối đoái cố địnhhơn là trong điều kiện tỷ giá thả nổi

Hình 5.4, sơ đồ bên trái (Hình 5.5 (a)) vẽ đường PPP Tuy nhiên, với tỷ giá hối đoáichốt tại 0, nền kinh tế phải luôn bị giới hạn bởi các điểm nằm trên đường trục tung.Như đã đề cấp ở các phần trước, sự cân bằng đòi hỏi mức giá nội địa phải bằng nganggiá sức mua do đó thì cơ chế phải bắt đầu từ A, tại giao điểm của đường PPP vớiđường tỷ giá cố định Cơ bản, chúng ta phải có:

và do đó với sự cân bằng của tổng cung và cầu tại điểm a trong Hình 5.5 (b)

Hình 5.5: Tín dụng nội địa tăng theo tỷ giá cố định (

Trang 15

Bây giờ giả sử sự cân bằng ban đầu được minh hoạ bởi điểm A, a và H bị xáo trộn nhưthế nào bởi sự mở rộng tiền tệ.

Với việc mở rộng tín dụng trong nước, đường 45 ° trong biểu đồ cung tiền hình 5.5 (c)dịch chuyển lên trên bằng với lượng tiền mở rộng, do đó, với dự trữ ngoại hối vẫn giữ

ở mức trước đây (FX0), trữ lượng tiền bây giờ đã tăng lên , như chúng ta có thể nhìnthấy tại điểm J

Theo đường thẳng từ J, chúng ta thấy rằng trữ lượng tiền tệ mới hàm ý mức giá P1 (tạib), đó là nhờ vào sự dịch chuyển lên trên của tổng cầu Từ đường PPP trong hình 5.5(a), rõ ràng là mức giá cao hơn đã làm cho nền kinh tế trong nước không có tính cạnhtranh, bởi vì với giá nước ngoài không thay đổi và tỷ giá cố định, nó thực sự đượcđịnh giá cao.Tại điểm C, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu từnước ngoài và cản trở người nước ngoài mua hàng hoá sản xuất trong nước

Kết quả rõ ràng là sự thâm hụt cán cân thanh toán(4) khi nền kinh tế đáp ứng các điềukhoản thương mại thay đổi Trạng thái này không được duy trì Nó sẽ gây ra sự giảmgiá ngay lập tức nếu các nhà hoạch định chính sách cho phép nó xảy ra Tuy nhiên,theo giả định, họ tránh được hậu quả trên bằng cách sử dụng dự trữ ngoại hối (FX) đểmua đồng nội tệ hoặc nói khác, để bù đắp cho thâm hụt cán cân thanh toán Kết quả là

dự trữ ngoại hối (FX) bắt đầu giảm

Mỗi lần giảm dự trữ ngoại hối (FX) dẫn tới xu hướng làm giảm cung tiền, đẩy nềnkinh tế dọc theo các đường mũi tên trong góc toa độ thứ 3, J di chuyển đến K, b trở

về a và từ C chuyển xuống A Quá trình kết thúc với khả năng cạnh tranh được khôiphục và thâm hụt cán cân thanh toán giảm xuống bằng 0, quay trở lại điểm A trênđường PPP, với mức giá hồi phục tại mức giá cũa P0 (tại điểm a) có thể khôi phục lạitrạng thái cân bằng ban đầu bởi vì nguồn cung tiền đã bị thu hẹp đến mức ban đầu,

Để hiểu lý do tại sao chúng ta có được kết quả này, hãy nhớ lại từ phương trình 4.7rằng cầu về tiền của chúng ta, với PPP, phải bằng:

(5.11)

Khía cạnh cuối cùng cần xét đến là cầu tiền Lưu ý rằng tất cả các thành phần của nó

là các biến ngoai sinh Theo đó, với giả định của chúng ta, cơ quan tiền tệ trong nướckhông thể hưởng đến nhu cầu tiền tệ Nếu thị trường là rõ ràng, thì sau đó cung tiềnphải tự động tìm đường trở lại mức trước khi mà nó được mở rộng

Tương đương với cung và cầu như sau:

(5.12)

Giải phương trình tìm FX chúng ta có

(5.13)

15

Trang 16

Phương trình 5.13 cho thấy dự trữ ngoại hối, FX, phải chính xác bằng chênh lệch giữacầu tiền trong nước và cung tiền từ hệ thống ngân hàng bản địa, thông qua quá trình

mở rộng tín dụng trong nước Điều đó nghĩa là, các nhà hoạch định chính sách trongnước càng tiết kiệm trong việc tạo ra tín dụng, thì dự trữ càng thiếu hụt nhiều hơn.Trong các điều kiện thay đổi, chúng ta có thể kết luận rằng

Định đề 5.4 Với tỷ giá hối đoái cố định trong mô hình tiền tệ, bắt đầu từ trạng thái

cân bằng, việc tạo ra tín dụng trong nước sẽ bị vô hiệu hóa bởi sự sụt giảm các khoản

dự trữ ngoại hối để khắc phục thâm hụt cán cân thanh toán tạm thời, trong điều kiệnnhững yếu tố khác không thay đổi Ngược lại, sự sụt giảm tín dụng trong nước sẽ tạo

ra thặng dư cán cân thanh toán tạm thời và được bù đắp bởi sự tăng lên trong dự trữ.Luôn chú ý rằng, trong mô hình tiền tệ, cơ chế liên quan ở đây có thể được thể hiệnhoàn toàn dưới dạng cầu tiền vượt mức

Phía bên tay phải của phương trình 5.13 ( là lượng cầu tiền vượt mức Cầu tiền vượtmức đó được thỏa mãn bằng cung ngoại tệ Việc gia tăng tín dụng nội địa từ cân bằngban đầu tạo ra sự cung tiền vượt mức trong thị trường bản địa Cũng như trong bốicảnh nền kinh tế khép kín (xem Phần 4.1.2), tác động là làm cho người dân trong nướcgiảm cung tiền vượt mức bằng cách chi tiêu Tuy nhiên, với thu nhập thực cố định,hậu quả của lạm phát làm cho hàng hóa nước ngoài rẻ một cách tương đối và xuấtkhẩu trở nên đắt hơn Thâm hụt bên ngoài là một kết quả phụ của sự nỗ lực trong khuvực tư nhân để thay thế hàng hoá bằng dự trữ tiền vượt mức Khi dự trữ chảy ra nướcngoài, dự trữ ngoại hối giảm cùng với giá trong nước cho đến khi cân bằng được phụchồi

Lưu ý rằng đó là cung tiền được tính trong mô hình này, nên dòng dự trữ vào hay rakhỏi quốc gia có thể chỉ là một hiện tượng tạm thời, vì cung tiền được điều chỉnh quathời gian theo nhu cầu Nói cách khác, thâm hụt hay thặng dư cán cân thanh toán đượcxem như là kết quả phụ thoáng qua vốn có của cơ chế điều chỉnh Một khi quy trình

đó hoàn thành và thị trường tiền tệ quay lại cân bằng, thâm hụt hay thặng dư sẽ biếnmất

Nếu nguồn cung tiền, mức giá và cán cân thanh toán đều quay trở lại mức trước đây,vậy có những gì đã thay đổi trong trạng thái cân bằng mới?

So sánh các điểm K và H trong hình 5.5 (c) Mặc dù cung tiền không thay đổi ở K,nhưng thành phần của nó đã thay đổi do sự tích lũy của thâm hụt cán cân thanh toántồn tại trong suốt thời gian điều chỉnh

Cung tiền mới được tạo thành như sau:

(5.14)

Trang 17

Nói cách khác, kết quả thuần là trữ lượng tiền tệ hiện giờ đây gồm nhiều tín dụngtrong nước và ít ngoại hối hơn trước đây Những gì xảy ra là một cách làm giảm giá trịcủa tiền tệ - sự pha loãng tài sản quốc tế trong cung tiền Chắc chắn, quy trình có mộtgiới hạn rõ ràng – tại điểm khi mà dự trữ giảm xuống 0 và toàn bộ cung tiền là tíndụng nội địa.

Vô hiệu hóa thay đổi dự trữ ngoại hối

Lưu ý rằng quá trình được mô tả ở đây liên quan đến một loại ổn định tự động Trênthực tế, cơ chế này được sử dụng rộng rãi để đảm bảo sự ổn định của cả Tiêu chuẩnbản vị vàng trước thế chiến I và Hệ thống Bretton Woods (xem Phần 1.5.1) Với tỷ giáhối đoái cố định, các luồng dự trữ sẽ tự động điều chỉnh cung tiền nhằm khôi phụctrạng thái cân bằng Chính sách tiền tệ của chính phủ không những không thể thựchiện mà còn không cần thiết

Cụ thể, nhìn từ quan điểm này, thâm hụt cán cân thanh toán (hoặc thặng dư) chính lànhững kênh mà thông qua đó sự mất cân bằng được điều chỉnh tự động mà không đòihỏi phải có chính sách kinh tế vĩ mô sửa đổi

Tuy nhiên, một chính phủ nào đó vì bất cứ lý do gì mong muốn chống lại sự ổn địnhnày thì về nguyên tắc là có thể làm được, ít nhất là tạm thời Bằng cách nào để có thểđạt được điều này, hãy quay trở lại với tình huống mà các nhà hoạch định chính sáchtrong nước bắt đầu từ giai đoạn điều chỉnh, do hậu quả của sự mở rộng tín dụng banđầu gây bất ổn, khi nền kinh tế ở các điểm C, B và J tương ứng trong hình 5.5 (a) đến(c)

Trong bối cảnh đó, Vương quốc Anh đang bị thâm hụt cán cân thanh toán và do đómất dự trữ (như được thấy trong phương trình 4.11) Nói cách khác, cung tiền của Anhđang giảm vì trong đồng nhất thức:

Biến đầu tiên ( của đồng nhất thức là âm Vì biến thứ hai ( là hằng số (cho lần này vàcho tất cả các lần gia tăng cung tiền được giả định là đã diễn ra trước đó), dẫn đếncung tiền đang giảm Do đó, vấn đề ở đây chỉ là thời gian cho đên khi ảnh hưởng tíchlũy của sự thâm hụt liên tục làm giảm cung tiền về mức như trước khi có sự nhiễuloạn xảy ra

Bây giờ giả sử các nhà chức trách quyết định cố gắng để ngăn chặn cung tiền giảmbằng cách mở rộng tín dụng trong nước Có vẻ như, khi làm như vậy, họ có thể ngănchặn sự sụp đổ của cung tiền Nếu họ tăng tín dụng đủ để bù đắp sự sụt giảm dự trữngoại hối trong từng thời kỳ thì dường như họ có thể vô hiệu hóa hoàn toàn mức thâmhụt

Thuật ngữ sau đây thường được sử dụng:

17

Trang 18

Vô hiệu hóa: là quá trình vô hiệu hóa ảnh hưởng của thâm hụt (thặng dư) cán cân

thanh toán bằng cách tạo ra đủ tín dụng nội địa để bù đắp sụt giảm trong dự trữ ngoạitệ

Đã có rất nhiều cuộc tranh luận, giữa các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chínhsách, về tính khả thi của chính sách vô hiệu hóa Ngay cả những người ủng hộ nhiệttình nhất cũng không dám tuyên bố rằng nó có thể hoạt động lâu dài Có hay khôngviệc nó có thể hoạt động ở tất cả các thị trường tiền tệ hiện nay là điều rất mơ hồ

Để thấy tại sao tính hữu ích của nó lại bị giới hạn, chúng ta cần phải dựa vào hàm ýcủa giai đoạn thứ hai - gia tăng tín dụng trong nước Rõ ràng, ảnh hưởng của việc giatăng tín dụng trong nước bắt đầu từ tình huống J trong Hình 5.5 (c) sẽ là di chuyểnđường cung tiền xa hơn lên phía trên của trục tung Kết quả sẽ làm giảm thêm đôngngoại tệ trong trữ lượng tiền của Anh

Không phải là tất cả Chúng tôi đã xác lập rằng, khi nào trữ lượng tiền còn ở trên mứccân bằng, Vương quốc Anh sẽ bị xuất huyết dự trữ Rõ ràng, bất cứ điều gì kéo dàitình huống đó sẽ làm giảm trữ lượng dưới mức mà chúng sẽ không thể có trong bất kỳ

nỗ lực vô hiệu hóa nào

Theo đó, chinh sách vô hiệu hóa như một chiếc máy chạy bộ Việc mở rộng tín dụngtrong nước sẽ kéo dài thời gian dự trữ bị mất và do đó tạo ra nhu cầu tạo nguồn tíndụng lớn hơn Ở mỗi giai đoạn, thành phần tín dụng trong nước của cung tiền ngàycàng lớn hơn và cấu phần dự trữ ngày nhỏ hơn

Về lý thuyết, ít nhất, sẽ có một giai đoạn khi dự trữ đã cạn kiệt và trò chơi sẽ kết thúc.Trong thực tế, giới hạn cho quá trình này có thể sẽ đến vào một thời gian trước khi dựtrữ của quốc gia thực sự cạn kiệt, đơn giản bởi vì thị trường tiền tệ sẽ dự đoán ngày tồi

tệ và do đó đẩy nhanh sự xuất hiện của nó bằng cách đổ xô bán pound theo tỷ giá hiệntại trước khi vẫn còn có thể , như chúng ta sẽ thấy trong Chương 15

NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG 5.1

TRUNG QUỐC VÀ MỸ 1995-2005

Một ví dụ rất quan trọng cho thấy rằng sự vô hiệu hóa có thể duy trì trong nhiều năm

ở một quốc gia có dòng vốn nội địa và dòng vốn quốc tế được kiểm soát bởi chínhphủ Xem xét trường hợp của Trung Quốc trong thập kỷ công nghiệp hóa trước khủnghoảng tài chính toàn cầu 2008 và mối hệ thương mai giữa Trung Quốc và Mỹ Để đơngiản và làm nổi bật vấn đề vô hiệu hóa này, chúng ta hãy bỏ qua phần còn lại của thếgiới (ngoài Trung Quốc và Mỹ) Mặc dù bức tranh do chúng ta phác họa ở đây khôngđầy đủ so với bức tranh thực tế đang xảy ra Nhưng nó vẫn đầy đủ để đưa ra một cáinhìn sâu sắc về những hạn chế của nền kinh tế toàn cầu vừa qua Điều đó sẽ phục vụcho một nghiên cứu tình huống về mô hình tiền tệ với cơ chế tỉ giá hối đoái cố định

Ngày đăng: 01/08/2017, 11:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w