LÃI SUẤT TRONG MÔ HÌNH TIỀN TỆ

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH TIỀN tệ một mô HÌNH xác ĐỊNH tỷ GIÁ GIẢN đơn (Trang 26 - 29)

Cho đến nay, chúng ta đã và đang sử dụng một hình thức rất đơn giản về cầu tiền, phương trình số lượng Cambridge. Tuy nhiên, trong Chương 4 (mục 4.1.2), người ta lập luận rằng quan điểm hợp lý về cầu tiền sẽ bao gồm vai trò của lãi suất, như là một yếu tố chính quyết định đến chi phí cơ hội. Bây giờ chúng ta tiến hành kiểm tra các hàm ý của việc kết hợp lãi suất vào mô hình tỷ giá đơn giản (xem hình 5.8).

Phương pháp tiếp cận đầu tiên của chúng ta sẽ thật đơn giản và ngắn gọn, bởi vì chúng ta sẽ tạm thời bỏ qua những kết luận quan trọng mà chúng ta đạt được trong Chương 3.

Công thức cầu tiền 4.9 hàm ý rằng số dư cầu tiền thực sẽ thấp hơn tại bất kỳ mức thu nhập nào, lãi suất cao hơn. Nói cách khác, ở bất kỳ mức giá nào, nhu cầu danh nghĩa sẽ nhỏ hơn tại mức lãi suất cao hơn r1 so với lãi suất thấp hơn r0.

Sau đó, với một lượng cung tiền không thay đổi, ảnh hưởng của sự gia tăng lãi suất của Anh là tạo ra một lượng cung dư thừa tạm thời đối với tiền và nhu cầu dư thừa cho hàng hoá. Do đó, trong hình 5.7 (b) tổng cầu thay đổi cầu dịch chuyển sang bên phải tại mức giá ban đầu, P0, tạo ra mức cầu vượt quá tức thì bằng (y’- y0), và lạm phát.

Khi mức giá tăng lên, nền kinh tế sẽ chuyển sang trạng thái mới đường tổng cầu cong từ c đến b.

Chuyển đổi lý luận thành các khái niệm về thị trường tiền tệ, tại điểm c cao hơn chi phí cơ hội kích thích các chủ thể tiết kiệm cho số dư thực bằng cách cố gắng chi tiêu nhiều hơn nữa. Trong quá trình này, họ tăng giá cho đến khi cung tiền thực tế giảm đủ để khôi phục trạng thái cân bằng với lãi suất mới cao hơn. Khi điểm cân bằng được đạt tới, ở mức giá mới, Py, thu nhập danh nghĩa tăng lên để tạo ra một nhu cầu giao dịch đủ lớn để bù đắp sự ảnh hưởng của mức chi phí cơ hội cao hơn.

Chuyển sự chú ý sang hình 5.7 (a), nếu tỷ giá hối đoái được thả nổi, mức lãi suất cao hơn phải được kết hợp với một giá trị cao hơn của S, nói cách khác một đồng đô la đắt hơn và một đồng bảng giá rẻ hơn. Hơn nữa, rất dễ dàng để thấy rằng một Logictương tự sẽ áp dụng cho sự thay đổi trong lãi suất nước ngoài. Do đó, như trước, vì lãi suất của Hoa Kỳ tăng có nghĩa là đồng đô la rẻ hơn, với điều kiện những thứ khác bằng

nhau, và Lãi suất cao hơn của Anh có nghĩa là một đồng bảng giá rẻ hơn, hiệu quả ròng trên tỷ giá hối đoái

phụ thuộc vào lãi suất tương đối. Chúng tôi dường như đã đến một đề xuất chung khác:

Định đề 5.8. Theo mô hình tiền tệ, với những lượng cung tiền danh nghĩa và thu nhập thực tế được đưa ra, sự gia tăng lãi suất nội địa so với lãi suất nước ngoài sẽ được kết hợp với một giảm giá trong đồng nội tệ

27

Một lần nữa, lưu ý sự trái ngược với mô hình DIY.

Tuy nhiên, đề xuất này không đơn giản như nó có vẻ. Nếu cần, nhìn lại những kết luận chúng ta đã đạt được trong Chương 3. Đặc biệt, nhớ lại cuộc thảo luận về những gì xác định sự khác biệt về lãi suất giữa hai nước: chúng ta đi đến kết luận, chênh lệch lãi suất sẽ phản ánh tỷ lệ dự kiến của giảm giá tiền tệ.

Điều mà đề xuất 5.8 đề cập, là nếu một cái gì đó xảy ra khiến cho các chủ thể kỳ vọng tỷ giá sẽ mất giá nhanh hơn, lãi suất trong nước tăng và tỷ giá thực sự mất giá ngay lập tức. Nói cách khác, trong một bối cảnh quốc tế, chúng ta có thể xem chi phí cơ hội để giữ mộttiền tệ là tỷ lệ thay đổi trong giá trị quốc tế của nó.

Tuy nhiên, một cảnh báo hợp lý. Xem xét thời điểm câu hỏi những gì xác định kỳ vọng của thị trường liên quan đến thay đổi của tiền tệ. Trả lời câu hỏi này một cách đầy đủ sẽ chiếm một phần lớn của phần còn lại cuốn sách (xem chương 12 và 13). Trong thời điểm này, chúng tôi sẽ hài lòng khi phác họa một phác thảo mơ hồ về các loại yếu tố có thể góp phần ảnh hưởng đến nhận thức của thị trường.

Rất có thể, các nhà đầu cơ tiền tệ sẽ dựa vào dự đoán của họ về thay đổi tỷ giá hối đoái tương lai theo dự báo về những gì sẽ xảy ra với những biến số mà họ tin là những yếu tố quyết định của tỷ giá dài hạn. Nói cách khác, họ tiên đoán các 'fundamentals' (yếu tố cơ bản), sau đó tạo ra kỳ vọng về tỷ giá hối đoái tương ứng. Điều này có nghĩa gì, dĩ nhiên, đó là thay đổi lãi suất không là hiện tượng ngoại sinh, chúng không chỉ diễn ra mà chúng chính là kết quả của các thay đổi về những kỳ vọng.

Nhưng bây giờ, hãy hỏi chính bạn một câu hỏi khác: Những loại yếu tố nào có khả năng là các yếu tố cơ bản.

Có khả năng cao là những yếu tố cơ bản sẽ bao gồm các biến số tạo nên mô hình tiền tệ ở phần 5.1 - Cung tiền và thu nhập tương đối. Nhưng thay đổi trong các hoạt động tham gia thị trường liên quan đến các yếu tồ cơ bản sẽ kích thích việc đánh giá lại cái nhìn tương lai về tỷ giá và ngược lại, điều này dẫn đến nhưng thay đổi liên tục trong nhu cầu đối với các loại tiền tệ khác nhau và trong giá trị quốc tế của chúng. Vì vậy, ta có lẽ có một tình huống mà một sự kiện được nhìn nhận như sự ám chỉ, ví dụ như một sự thay đổi trong cung tiền nội địa, sẽ đem đến một sự điều chỉnh tức thì trong lãi suất và thay đổ đồng thời về tỷ giá.

Loại tình huống “tự khởi động” (bootstrap) này là một tình huống quen thuộc với bất kỳ ai có đã từng quan sát hành vi của một thị trường tài chính điển hình khi giá của một tài sản, dù là ngoại tệ, cổ phần, trái phiếu hay hàng hóa, dự kiến sẽ tăng lên ở một số thời điểm trong tương lai, sự gia tăng không xảy ra trong tương lai mà là ngay lập tức. Thực tế là những dự kiến “tăng” đẩy nó lên ngay lập tức.

Loại cơ chế phản hồi này sẽ được xem xét lại sau trong cuốn sách (xem Chương 13). Hiện tại, tất cả những gì chúng ta có thể làm là lưu ý rằng mối liên hệ giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái phức tạp bởi thực tế là không giống như tiền và thu nhập, lãi suất không thể coi là biến ngoại sinh. Do đó, kết luận của chúng ta trong trường hợp này nên được xem như là tạm thời.

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH TIỀN tệ một mô HÌNH xác ĐỊNH tỷ GIÁ GIẢN đơn (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w