1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn kinh tế vĩ mô tác động của tỷ giá hối đoán tới cán cân thương mại việt nam

28 779 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 108,42 KB

Nội dung

Vấn đề được đặt ra là tại mộtthời điểm nhất định làm sao có thể biết được đồng nội tệ lên giá hay giảm giá so với cácđồng tiền của các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch, hay nói cách khá

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ



TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ 2

Đề tài TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Nhóm thực hiện : Nhóm 3

Danh sách thành viên

Võ Thùy Dung 1411110120Ngô Duy Dương 1411110130Trịnh Thị Thùy Dương 1411110127Hoàng Thùy Dương 1411110125Trần Thùy Dương 1314410041Trịnh Thị Hoài Giang 1411110148

Hà Nội, 5/2016

MỤC LỤC

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

I KHUNG LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 4

1 Tỷ giá hối đoái 4

1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái 4

1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái 4

1.3 Cơ chế tỷ giá 9

2 Cán cân thương mại 11

2.1 Khái niệm 11

3 Lý thuyết về tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại 13

3.1 Điều kiện Marshall-Lerner 13

3.2 Hiệu ứng giá cả, hiệu ứng khối lượng và đường cong J: 13

II KIỂM CHỨNG TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 14

1 Tỷ giá hối đoái và diễn biến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam giai đoạn 2011- 2015 14 2 Diễn biến cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2011- 2015 17

3 Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại ở Việt Nam 17

3.1 Tổng quan các nghiên cứu về tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại ở Việt Nam 17

3.2 Nhận xét 21

III MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CỦA NHÓM 25

1 Nhận xét: 25

2 Kiến nghị: 26

KẾT LUẬN 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Tại Việt Nam, tỷ giá hối đoái luôn là một vấn đề nóng hổi trong suốt một thời giandài, nhất là trong thời kỳ nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay Đây là một trongnhững biến số vĩ mô quan trọng cần xem xét kỹ càng trong nền kinh tế nhằm đạt đượccác mục tiêu như ổn định giá cả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm vàcân bằng cán cân thương mại

Theo các lý thuyết về kinh tế quốc tế, việc phá giá đồng nội tệ sẽ tạo ra hiệu ứngkhối lượng, kích thích xuất khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng lên, kèm theo đó là hiệuứng giá cả làm giá trị trên mỗi đơn vị hàng nhập khẩu tăng lên Chính vì vậy, tăng tỷ giáđồng nội tệ có thể làm giảm thâm hụt trong một giai đoạn ngắn hạn do hiệu ứng khốilượng trội hơn, đồng thời nó tác động đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế-tài chính và đờisống, xã hội Do đó việc sử dụng công cụ “tỷ giá” để điều hành nền kinh tế linh hoạttrong bối cảnh hiện nay là cần thiết Song sử dụng như thế nào, liều lượng bao nhiêu…làmột bài toán đặt ra cho các nhà kinh tế, để thực hiện mục tiêu kích thích xuất khẩu, giảmnhập khẩu, đồng thời ngăn chặn lạm phát gia tăng, bảo đảm ổn đinh kinh tế vĩ mô Thựchiện mục tiêu này người làm chính sách phải cẩn trọng, nắn chắc các quy luật vận độngcủa hàng hóa, tiền tệ… trong điều kiện thực tiễn của nước ta hiện nay, đặt trong bối cảnhthế giới có nhiều biến động bất thường, bị chi phối bởi một số nước có nền kinh tế pháttriển Tỷ giá và tác động của tỷ giá đến nền kinh tế- xã hội là vấn đề lớn trong nghiên cứukhoa học kinh tế, lại mang tính thời sự cấp thiết hiện nay

Với đề tài “Tác động của tỷ giá hối đoaái tới cán cân thương mại Việt Nam”,

nhóm mong muốn đưa ra một góc nhìn về mối liên hệ giữa tỷ giá và hoạt động xuất nhậpkhẩu ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp cho chính sách điều hành tỷ giá hối đoái

ở Việt Nam

Trang 4

I KHUNG LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI

CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

1 Tỷ giá hối đoái

1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái giữa hai nước là mức giá tại đó đồng tiền của một nước có thểbiểu hiện qua đồng tiền của nước khác

Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ Tỷgiá hối đoái một mặt nó phản ánh sức mua của đồng nội tệ, mặt khác nó thể hiện quan

hệ cung cầu ngoại hối

1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái

1.2.1 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa

Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trườngngoại hối, nó chính là giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác

mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng

 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương là giá cả của một đồng tiền so với một

đồng tiền khác mà chưa đề cập đến chênh lệch lạm phát giữa hai nước

 Tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER–Nominal Efective Exchange rate)

NEER không phải là tỷ giá, nó là một chỉ số được tính bằng cách chọn ra một

số loại ngoại tệ đặc trưng (rổ tiền tệ) và tính tỷ giá trung bình các tỷ giá danh nghĩa củacác đồng tiền có tham gia vào rổ tiền tệ với tỷ trọng tỷ giá tương ứng

Tỷ trọng của tỷ giá song phương có thể lấy tỷ trọng thương mại của nước cóđồng nội tệ đem tính NEER so các nước có đồng tiền trong rổ được chọn

Gọi t = 0 là kỳ gốc, (t = 0,1,2, …i) là các thời kỳ nghiên cứu

E01, E02, … E0n, là tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ thứ ntrong rổ tiền tệ tại thời điểm t = 0 (kỳ gốc)

Ei1, Ei2, … Ein, tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ thứ n trong

rổ tiền tệ tại thời điểm t = i

w1, w2, … wn là tỷ trọng thương mại của đồng tiền các nước

Nếu so sánh tỷ giá danh nghĩa so với kỳ gốc, ta có:

Tại thời kỳ t=0: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với ngoại tệ thứ n là e0n =

E0/ E0n

Trang 5

Tại thời kỳ t=i: Chỉ số giá danh nghĩa của đồng nội tệ so với ngoại tệ thứ n là

I.2.1 Tỷ giá hối đoái thực

Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giá cảtrong nước và ngoài nước Khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết phảiđồng nghĩa với sự gia tăng hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế Như vậy, tỷ giáhối đoái thực là một phạm trù kinh tế đặc thù và việc phân tích tỷ giá hối đoái thực sẽ làmột vấn đề cần được quan tâm

 Tỷ giá thực song phương (RER) là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh đồng

tế theo mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước, nó là chỉ số thể hiện sức mua của đồngnội tệ so với đồng ngoại tệ Vì thế có thể xem tỷ giá thực là thước đo sức cạnh tranhtrong mậu dịch quốc của một quốc gia so với một quốc gia khác

+ Tỷ giá thực song phương ở trạng thái tĩnh

Tỷ giá thực song phương được xét tại một thời điểm, có công thức tính như sau:

E r =E P f

P h Trong đó:

° E: Tỷ giá danh nghĩa tính bằng số đơn vị nội tệ trên một đơn vị ngoại tệ

° Ph: Mức giá trong nước

° Pf: Mức giá nước ngoài

Trong công thức trên, tử số là giá cả hàng hóa được quy về đồng nội tệ và đemchia cho mẩu số là giá hàng hóa trong nước (cũng được tính bằng nội tệ) Vì thế tỷ giáthực là một chỉ số so sánh mức giá nước ngoài so với mức giá trong nước

- Nếu Er = 1, ta nói rằng đồng tiền trong nước và đồng ngoại tệ có ngang giá sức mua

- Nếu Er >1, đồng nội tệ được định giá thấp Khi đồng nội tệ định giá thấp, về lý thuyết sẽkhuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu

- Nếu Er <1, đồng nội tệ được định giá cao, giá hàng hóa trong nước sẽ cao hơn giá hàng

Trang 6

hóa ở nước ngoài Do đó, ngược lại với trường hợp trên, đồng nội tệ định giá cao sẽ hạnchế xuất khẩu và tăng nhập khẩu

+ Tỷ giá thực song phương ở trạng thái động

Hiện nay không có quốc gia nào công bố giá của một rổ hàng hóa, cho nên tỷ giáthực ở trạng thái tĩnh chỉ mang ý nghĩa lý thuyết Vì vậy, người ta sử dụng tỷ giá ở trạngthái động để tính toán sự vận động của tỷ giá thực từ thời kỳ này sang thời kỳ khác thôngqua việc điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa với chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia có đồngtiền đem so sánh

Tại thời điểm t:

Trong đó:

- et0 = Et/E0 là chỉ số tỷ giá danh nghĩa thời điểm t so với thời điểm 0

- et0r = Ert/ Er0 là chỉ số tỷ giá thực thời điểm t so với thời điểm 0

- CPI0ft là chỉ số giá ở nước ngoài thời điểm t

- CPI0ht là chỉ số giá ở trong nước thời điểm t

 Tỷ giá thực đa phương hay tỷ giá thực hiệu lực (REER)

Tỷ giá thực song phương chỉ cho chúng ta biết được sự lên giá hay xuống giá củađồng nội tệ so với một đồng ngoại tệ Ngày nay, quan hệ thương mại là đa phương, mộtnước có quan hệ buôn bán với rất nhiều nước trên thế giới Vấn đề được đặt ra là tại mộtthời điểm nhất định làm sao có thể biết được đồng nội tệ lên giá hay giảm giá so với cácđồng tiền của các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch, hay nói cách khác là làm sao để cóthể biết được tương quan sức mua hàng hóa của đồng nội tệ với các đồng ngoại tệ để làm

cơ sở đánh giá tác động của tỷ giá đối với cán cân thương mại của quốc gia? Để có cáinhìn toàn diện hơn về vị thế cạnh tranh của hàng hóa trong nước với các đối tác thươngmại khác người ta dùng tỷ giá thực đa phương (tỷ giá trung bình)

Tỷ giá thực đa phương là một chỉ số phản ánh mức độ cạnh tranh về giá cả của quốcgia và là cơ sở để đánh giá đồng nội tệ bị định giá cao hay thấp Chỉ số này rất hữu ích choviệc đạt được mục tiêu thích hợp trong cơ chế tỷ giá hỗn hợp giữa linh hoạt và cố định Vìvậy, nó được nhìn nhận như là dữ liệu cơ bản cho quá trình thực thi chính sách

100%

CPI0ft

CPI0ht

Trang 7

Tỷ giá thực đa phương được tính toán để định ra giá trị thực của đồng nội tệ so vớicác ngoại tệ (rổ ngoại tệ) Bằng cách điều chỉnh tỷ giá theo chênh lệch lạm phát quốc nội sovới lạm phát các đối tác tác thương mại, ta sẽ có tỷ giá thực song phương với từng đồngngoại tệ Sau đó xác định quyền số (mức độ ảnh hưởng đối với tỷ giá thực thông qua tỷtrọng thương mại của từng đối tác với quốc gia có đồng tiền tính REER)

Gọi t = 0 là kỳ gốc, (t =0,1,2, …i) là các thời kỳ nghiên cứu

Gọi E01, E02, … E0n, là tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ thứ ntrong rổ tiền tệ tại thời điểm t = 0 (kỳ gốc)

Ei1, Ei2, … Ein, tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ thứ n trong rổtiền tệ tại thời điểm t = i

Tại thời kỳ t=i, so với kỳ gốc: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với ngoại tệ thứ

n là ei

n = Ei / E0

CPIt

n là chỉ số giá của đối tác n thời điểm t so với thời điểm 0

CPIt là chỉ số giá ở trong nước thời điểm t so với thời điểm 0

w1, w2, … wn là tỷ trọng thương mại của các đối tác

Tỷ trọng thương mại của đối tác thứ n:

w n= I n t +En t

j=1

n (I t j +E t j)

- Tỷ giá thực đa phương:

Trang 8

Cơ chế tỷ giá hối đoái: là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình liên quan

đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối

Cơ chế tỷ giá hối đoái: là tất cả những quy định pháp luật do chính phủ và ngân hàngtrung ương quy định để điều tiết, quản lý thị trường ngoại hối

1.3.1 Tỷ giá hối đoái cố định

Là một kiểu chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn vớigiá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ tiền tệ, hay với một thước đo giá trị khác,như vàng chẳng hạn Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị của đồng tiền neo

vào cũng tăng hoặc giảm Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định.

Trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, chính phủ, bằng các chính sách tài chính tiền tệ

sẽ cố gắng neo tỷ giá lại ở một giá trị nhất định nhằm ổn định thị trường tránh nhữngbiến động bất ngờ gây khó khăn cho nền kinh tế hay để hỗ trợ cho một quan điểm pháttriển nào đó chẳng hạn định giá thấp nội tệ để hỗ trợ cho chính sách phát triển hướng vềxuất khẩu Cơ chế này đòi hỏi dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương phải đủ mạnh

để có thể can thiệp hiệu quả khi có sự biến động tỷ giá

Một số ý kiến của các chuyên gia cho rằng tỷ giá hối đoái cố định quá cứng nhắc,đồng tiền không thể hiện giá trị thị trường thực và làm méo mó các tín hiệu và thông tin

để thị trường điều chỉnh đúng hướng Cơ chế này không khuyến khích doanh nghiệp tựbảo vệ mình trước những rủi ro độ nhạy cảm giao địch đối với tỷ giá do không có bất ổn

tỷ giá, từ đó làm trì trệ sự phát triển và hoàn thiện của thị trường các sản phẩm phòngngừa rủi ro biến động giá trị tiền tệ

Tỷ giá hối đoái cố định sẽ làm lây nhiễm lạm phát và thất nghiệp từ quốc gia

này sang các quốc gia khác

Khi tỷ giá cố định, do lạm phát tăng cao đồng nội tệ bị định giá cao làm giá hàng

hóa trong nước tăng nên quốc gia có lạm phát cao hơn sẽ có xu hướng nhập khẩu hànghóa; ngược lại, quốc gia có lạm phát thấp sẽ giảm bớt nhập khẩu từ quốc gia lạm phátcao Theo lý thuyết cung cầu, cầu hàng hóa ở quốc gia lạm phát thấp (đồng nội tệ bị địnhgiá thấp) sẽ tăng vượt khả năng cung hàng hóa làm giá cả hàng hóa của quốc gia này

Trang 9

tăng kéo lạm phát tăng lên Hay nói cách khác, nước có lạm phát cao đã lây nhiễm sangnước có lạm phát thấp làm tăng lạm phát ở nước này.

Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định, song việc thực hiện các chínhsách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định khá tốn nhiềm tiềm lực của chính phủ (phải có

đủ dự trự ngoại hối đủ mạnh để can thiệp vào thị trường khi cần thiết), cơ chế này làm chochính sách tiền tệ mất hiệu lực Chính vì thế, chỉ một số ít đồng tiền trên thế giới sử dụngchế độ tỷ giá hối đoái cố định Hầu hết các đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá thảnổi có quản lý

1.3.2 Cơ chế tỷ giá thả nổi

Cơ chế tỷ giá thả nổi còn gọi là cơ chế tỷ giá linh hoạt là một cơ chế trong đó tỷ giá

do các lực thị trường quyết định mà không có sự can thiệp của chính phủ Theo cơ chếnày các doanh nghiệp phải dành thời gian và tiềm lực để quản lý rủi ro do giao động tỷgiá

Trong cơ chế tỷ giá thả nổi giá, tỷ giá tự do thay đổi theo cung cầu ngoại tệ, chínhphủ không can thiệp vào thị trường ngoại hối Trong cơ chế này, khi tỷ giá hối đoái tăngthì đồng nội tệ giảm giá và ngược lại Đồng tiền của quốc gia có lạm phát thấp sẽ tănggiá và ngược lại, đồng tiền của nước có lạm phát cao hơn sẽ giảm giá Điều này đã làmcho cán cân thương mại giữa hai quốc gia cân bằng trở lại và đảm bảo có ngang giá sứcmua giữa các quốc gia có tham gia thương mại quốc tế

1.3.3 Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết

Cơ chế tỷ giá thả nối có điều tiết là một cơ chế tỷ giá hối đoái hỗn hợp giữa

thả nổi và cố định Trong thực tế rất ít quốc gia thả nổi hoàn toàn đồng tiền của mình doquá bất ổn

Trong cơ chế thả nổi có quản lý, ngân hàng trung ương (NHTW) sẽ công bố mộtmức tỷ giá nào đó và thường xuyên điều chỉnh theo những thay đổi trong cán cân thanhtoán, dự trữ ngoại hối quốc gia, sự phát triển của thị trường ngoại hối không chính thức.Ngoài ra, tỷ giá cũng sẽ được điều chỉnh theo quan điểm của NHTW nhằm phục vụ chocác mục tiêu đã được định trước, ví dụ như mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu hay mục tiêu ổnđịnh giá cả và lạm phát…

Trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có kiểm soát, tỷ giá được điều tiết theo quan

Trang 10

hệ cung cầu ngoại tệ nhưng nếu tăng vượt mức giới hạn cho phép, có khả năng ảnhhưởng xấu đến các hoạt động kinh tế, chính phủ sẽ dùng dự trữ ngoại hối và các chínhsách kinh tế khác để can thiệp.

2 Cán cân thương mại

2.1 Khái niệm

Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khấu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng Khi mức chênh lệch lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng

Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại Khicán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/ thặng dư thương mại mang giá trị dương.Khi cán cân thương mại có thâm hụt xuất khẩu ròng/ thặng dư thương mại mang giá trị âm.Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại Tuy nhiên, cần lưu ý các khái niệm xuấtkhẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương mạiquốc tế rộng hơn trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng baogồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ

2.1 Các nhân tố tác động lên cán cân thương mại

Các nhân tố chính ảnh hưởng đến cán cân thương mại là: Thu nhập quốc dân Tỷ giáhối đoái, lạm phát và các chính sách của chính phủ

1

2

2.1

2.1.1 Ảnh hưởng của thu nhập quốc dân (GDP)

Thu nhập thực tế (đã điều chỉnh theo lạm phát) tăng làm gia tăng mức tiêu thụhàng hóa Một sự gia tăng trong chi tiêu hầu như phản ánh một mức cầu gia tăng đối vớihàng hóa nước ngoài Vì vậy, GDP tăng đã làm nhập khẩu có xu hướng tăng Sự giatăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ) MPZ là

Trang 11

phần của GDP tăng thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu.

2.1.2 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giátương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế Khi tỷ giácủa đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá carcura hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơntrong khi gia hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài Vì thế việc tỷgiá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kếtquả là xuất khẩu ròng giảm Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ cólợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên

2.1.3 Ảnh hưởng của lạm phát

Lạm phát cũng có ảnh hưởng đến cán cân thương mại của một nước thông qua

việc làm tăng hay giảm giá trị đồng tiền của một quốc gia Khi lạm phát một nước tăngcao so với đối tác, trước tiên do giá hàng hóa trong nước tăng nên người tiêu dùng trongnước sẽ chuyển sang sử dụng hàng hóa nước ngoài làm nhập khẩu tăng, kéo theo nhucầu đối với ngoại tệ tăng làm đồng ngoại tệ tăng giá Thứ hai, giá cao cũng làm giảm sútnhu cầu hàng hóa của nước ngoài đối hàng trong nước (giảm xuất khẩu), từ đó làm ngoại

tệ tăng giá do nguồn cung giảm Hai lực thị trường này sẽ làm tăng giá trị đồng ngoại tệhay nói cách khác là đồng tiền của nước có lạm phát cao đã bị giảm giá để bù lại mứcchênh lệch lạm phát, từ đó không làm tăng nhu cầu đối với hàng hoá nhập khẩu và làmcho lạm phát của một nước sẽ ít có tác động lên nước khác Tuy nhiên, nếu các lực thịtrường này đủ lớn và nếu có sự can thiệp của chính phủ làm tỷ giá nội tệ/ngoại tệ tăngcao hơn tốc độ tăng giá hàng hóa trong nước so với nước ngoài thì hàng hóa trong nước

sẽ có giá rẻ hơn giá nước ngoài và khi đó ta gọi đồng nội tệ được định giá thấp, cán cânthương mại được cải thiện Ngược lại, nếu tỷ giá tăng không đủ bù lạm phát thì đồng nội

tệ sẽ bị định giá cao và cán cân thương mại bị xấu đi

2.1.4 Ảnh hưởng của các chính sách của chính phủ:

Bao gồm chính sách thương mại, chính sách đầu tư , chính sách tỷ giá và các chínhsách khác như thuế, tài khóa, lãi suất, tiêu, quản lý nợ nước ngoài Các chính sách của chínhphủ có ảnh hưởng rất quan trọng đến cán cân thương mại Nó có thể tác động trực tiếp hoặcgián tiếp làm cho cán cân thương mại xấu đi hay cải thiện cán cân thương mại trong ngắn

Trang 12

hạn hay dài hạn Ví dụ: chính sách khuyến khích nhập khẩu hàng tiêu dùng sẽ làm xấu đitình trạng cán cân thương mại, chính sách khuyến khích nhập khẩu tư liệu sản xuất sử dụng

để phát xuất khẩu sẽ cải thiện cán cân thương mại trong dài hạn

3 Lý thuyết về tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại

3.1. Điều kiện Marshall-Lerner

Phát biểu rằng, để cho việc phá giá tiền tệ có tác động tích cực tới cán cân thanh toán,thì giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co dãn theo giá cả của xuất khẩuvà độ co giãn theo giá cảcủa nhập khẩu phải lớn hơn 1

Phá giá dẫn tới giảm giá hàng xuất khẩu định danh bằng ngoại tệ, do đó nhu cầu đốivới hàng xuất khẩu (ngoại nhu) tăng lên Đồng thời, giá hàng nhập khẩu định danh bằngnội tệ trở nên cao hơn, làm giảm nhu cầu đối với hàng nhập khẩu

Hiệu quả ròng của phá giá đối với cán cân thanh toán tùy thuộc vào các độ co giãntheo giá Nếu hàng xuất khẩu co giãn theo giá, thì tỷ lệ tăng lượng cầu về hàng hóa sẽ lớnhơn tỷ lệ giảm giá; do đó, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng Tương tự, nếu hàng nhập khẩu cogiãn theo giá, thì chi cho nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm Cả hai điều này đều góp phần cảithiện cán cân thanh toán

Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, hàng hóa thường không co giãn theo giá cả trongngắn hạn, bởi vì thói quên tiêu dùng của người ta không thể thay đổi dễ dàng Do đó, điềukiện Marshall-Lerner không được đáp ứng, dẫn tới việc phá giá tiền tệ chỉ làm cho cáncân thanh toán trong ngắn hạn xấu đi Trong dài hạn, khi người tiêu dùng đã điều chỉnhthói quen tiêu dùng của mình theo giá mới, cán cân thanh toán mới được cải thiện

3.2 Hiệu ứng giá cả, hiệu ứng khối lượng và đường cong J:

Phá giá sẽ gây ra 2 hiệu ứng lên cán cân vãng lai:

Hiệu ứng giá cả:

Khi tỷ giá tăng (phá giá) giá xuất khẩu rẻ đi khi tính bằng ngoại tệ, các nhà xuất khẩu cóthể giảm giá hàng xuất khẩu mà không giảm doanh thu bán hàng xuất khẩu tính ra nội tệ, kếtquả là tổng kim ngạch xuất khẩu bằng ngoại tệ giảm, giá nhập khẩu tính theo đồng nội tệtăng (Yếu tố làm xấu đi cán cân vãng lai)

Trang 13

Hiệu ứng khối lượng:

Giá hàng xuất khẩu rẻ sẽ làm tăng khối lượng hàng xuất khẩu và hạn chế hàng nhậpkhẩu (Yếu tố cải thiện cán cân vãng lai)

Tình trạng của cán cân vãng lai sau khi phá giá sẽ phụ thuộc vào độ trội của 2 hiệu ứng trên

+ Hiệu ứng khối lượng: Giống với TB bằng VND

+ Hiệu ứng giá cả: E tăng, P/E giảm => TB giảm

Đường cong J:

Vì sự thiếu chính xác của điều kiện Marshall – Lerner trong ngắn hạn, đường cong J đã rađời nhằm khác phục hạn chế đó Lý thuyết đường cong J chỉ ra rằng, trong ngắn hạn phá giátiền tệ sẽ làm thâm hụt cán cân thương mại, nhưng sau đó khi hệ số co dãn bắt đầu tăng cáncân thương mại sẽ được cải thiện

II KIỂM CHỨNG TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI CÁN CÂN

THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

1 Tỷ giá hối đoái và diễn biến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam giai đoạn 2011- 2015

Giai đoạn 2011-2015, để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước

(NHNN) đã thay đổi cơ chế tỷ giá và can thiệp sâu vào thị trường ngoại tệ bằng những biệnpháp mua bán, duy trì chính sách chênh lệch lãi suất VNĐ và USD nhằm đảm bảo nắm giữ

Trang 14

tiền đồng có lợi hơn so với USD.

Cụ thể, ngày 11/2/2011, NHNN ban hành Quyết định 230/QĐ-NHNN điều chỉnh tỷ giá bình

quân liên ngân hàng lên 20,693 VNĐ, tăng 9.3% so với mức 18,932 VNĐ trước đó, đồng

thời thu hẹp biên độ giao dịch từ ±3% xuống ±1% NHNN cũng ban hành Thông tư số

07/TT-NHNN ngày 24/3/2011 thu hẹp đối tượng cho vay ngoại tệ của tổ chức tín dụng(TCTD) đối với khách hàng vay là người cư trú

Tiếp đó, NHNN ban hành hàng loạt văn bản quy định giảm trần lãi suất huy động USD từ6%/năm xuống 2%/năm, điều chỉnh tăng dự trữ bắt buộc tiền gửi ngoại tệ đối với các TCTDthêm 2% lên 6%, mở rộng đối tượng doanh nghiệp Nhà nước thực hiện bán ngoại tệ cho cácTCTD, chuyển dần quan hệ huy động-cho vay ngoại tệ trong nước của TCTD sang quan hệmua bán ngoại tệ, xử lý các giao dịch ngoại tệ bất hợp pháp trên thị trường tự do. 

Qua đó, cuối năm 2011, tỷ giá đạt 20,282 VNĐ, tăng 10.01% so với cùng kỳ năm trước Cáncân thanh toán tổng thể thặng dư khoảng 3.1 tỉ USD, so với mức thâm hụt 3.07 tỉ USD vàonăm 2010

Bước sang năm 2012, NHNN tiếp tục đặt mục tiêu ổn định tỉ giá trong biên độ tăng không quá 2-3%/năm và hạn chế tình trạng đô la hóa nền kinh tế, NHNN đã ban hành

Thông tư số 03/TT-NHNN ngày 08/3/2012 thu hẹp các trường hợp được vay vốn bằng ngoại

tệ Theo đó, khách hàng chỉ được vay ngoại tệ nếu có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sảnxuất kinh doanh để trả nợ vay, những trường hợp khác phải có sự chấp thuận bằng văn bảncủa NHNN

Đến cuối năm 2012, giá USD mua vào tại các NHTM giảm trung bình 1% so với cuối năm2011

Sang năm 2013, NHNN tiếp tục duy trì mục tiêu tỷ giá trong biên độ không quá 3% nhằm kiểm soát kỳ vọng về sự mất giá của VNĐ Tuy nhiên, tại một số thời điểm trong

2-năm 2013, áp lực tỉ giá tăng nhẹ theo diễn biến trên thị trường tài chính trong nước và quốc

tế, một số NHTM đã nâng giá USD lên kịch trần cho phép, thậm chí tăng giá mua bằng giábán lên kịch trần 21,036 VNĐ, giá bán USD trên thị trường tự do lên tới 21,320 VNĐ

Để chấm dứt áp lực lên tỷ giá, ngày 27/6/2013, NHNN đã điều chỉnh tăng tỉ giá bình quânliên ngân hàng thêm 1% lên mức 21,036 VNĐ/USD, sau 1.5 năm ổn định ở mức 20,828VNĐ Sau thời gian đó, nhu cầu USD tại các NHTM bắt đầu hạ nhiệt, gây tác động lan tỏa

Ngày đăng: 31/05/2016, 23:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Tiến (2005), “Tài chính quốc tế hiện đại trong nên kinh tế mở- Đánh giá chính sách Việt Nam sau hơn 20 năm đối mới”, NXB Thống kế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính quốc tế hiện đại trong nên kinh tế mở- Đánh giáchính sách Việt Nam sau hơn 20 năm đối mới
Tác giả: Nguyễn Văn Tiến
Nhà XB: NXB Thống kế
Năm: 2005
2. Lương Thái Bảo và Hoàng Thi Lan Hương (2012), “Điều kiện Marshall-Lerner và định hướng chính sách điều hành tỷ giá ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 16, tr10-16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều kiện Marshall-Lerner và địnhhướng chính sách điều hành tỷ giá ở Việt Nam
Tác giả: Lương Thái Bảo và Hoàng Thi Lan Hương
Năm: 2012
3. Phan Thanh Hoàn và Nguyễn Đăng Hào (2007), “Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt Nam thời kỳ 1995-2004”, Tạp chí Khoa học, số 43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái vàcán cân thương mại của Việt Nam thời kỳ 1995-2004
Tác giả: Phan Thanh Hoàn và Nguyễn Đăng Hào
Năm: 2007
4. Nguyễn Hữu Tuấn (2014),“Tác động của tỷ giá hối đoái và thu nhập quốc dân đến cán cân thương mại: tiếp cận theo mô hình VECM”, Tạp chí Phát triển&amp;Hội nhập, số 15, tr22-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tác động của tỷ giá hối đoái và thu nhập quốc dân đến cáncân thương mại: tiếp cận theo mô hình VECM”
Tác giả: Nguyễn Hữu Tuấn
Năm: 2014
5. Phạm Hồng Phúc (2009), “Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, Thành phố Hồ Chí Minh.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của Việt Nam”,Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Phạm Hồng Phúc
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w