1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đồ án môn học kế toán quản trị

67 368 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 213,29 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1.1. Những vấn đề cơ bản về kế toán quản trị 1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị 1.1.2 Vai trò, nhiệm vụ, chức năng của kế toán quản trị 1.1.3. Phân biệt kế toán quản trị và kế toán tài chính 1.1.5. Vai trò, ý nghĩa của kế toán quản trị chi phí giá thành 1.1.6. Phân loại chi phí 1.2. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận 1.2.1. Các khái niệm cơ bản trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận 1.2.2. Phân tích điểm hoà vốn CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 2.2. Phân tích sự biến động của các khoản mục chi phí trong tổng chi phí 2.1.1. Phân tích tổng hợp sự biến động của các khoản mục phí (trong mối quan hệ với doanh thu) 2.1.2. Phân tích sự biến động của từng yếu tố chi phí trong từng khoản mục chi phí 2.2. Phân tích sự biến động chi phí của từng bộ phận phát sinh chi phí 2.2.1. Phân tích tổng hợp sự biến động chi phí trong từng bộ phận phát sinh chi phí 2.2.2. Phân tích sự biến động của từng yếu tố chi phí trong từng bộ phận phát sinh chi phí 2.3. Phân tích sự biến động của chi phí theo cách ứng xử của chi phí 2.3.1. Phân tích tổng hợp sự biến động của chi phí theo theo cách ứng xử của chi phí (qua báo cáo kết quả kinh doanh lập theo cách ứng xử của chi phí) 2.3.2. Phân tích sự biến động từng yếu tố chi phí trong từng bộ phận chi phí biến đổi và chi phí cố định CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KINH DOANH 3.1. Phân tích điểm hoà vốn trong hai năm 2014, 2015: 3.1.1. Tính toán các chỉ tiêu phân tích điểm hoà vốn: 3.1.2 Phân tích điểm hoà vốn qua bảng tổng hợp: 3.2. Ứng dụng phân tích điểm hoà vốn trong việc ra quyết định của các nhà quản trị KẾT LUẬN

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời kỳ gia nhập WTO, nền kinh tế mở cửa, các doanh nghiệp ViệtNam luôn bị đặt trước áp lực cạnh tranh gay gắt ở cả thị trường trong nước lẫn

ngoài nước Nhà kinh doanh muốn thành công trên thị trường cần phải sử dụng

hàng loạt công cụ quản lý trong đó kế toán quản trị là công cụ quan trọng đặc biệt.Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, tài chính, kế toán quản trị là một lĩnh vựcgắn liền với hoạt động kinh tế, tài chính, đảm nhiệm tổ chức hệ thống thông tin cóích cho các quyết định kinh tế Vì vậy, kế toán quản trị có vai trò quan trọng khôngchỉ với hoạt động tài chính nhà nước, mà còn với hoạt động tài chính của mỗidoanh nghiệp

Chính vì vậy, đối với sinh viên năm cuối chuyên ngành kế toán doanhnghiệp thì việc hiểu biết các kiến thức về kế toán quản trị là rất quan trọng Mônhọc giúp cho sinh viên có cái nhìn khái quát tổng thể về doanh nghiệp, qua đó cónhững đóng góp, nhận xét các phương án kinh doanh mới nhằm đem lại lợi ích tối

đa cho doanh nghiệp

Qua một thời gian học tập và nghiên cứu môn học Kế toán quản trị, để cóthể củng cố những kiến thức đã học, nắm chác vấn đề lý thuyết cơ bản và hiểu biếtthực tế để rèn luyện kỹ năng thực hành theo các phương pháp đã học, em đã thựchiện đồ án môn học Kế toán quản trị Nội dung phân tích của đồ án bao gồm 3chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về Kế toán quản trị.

Chương 2: Phân tích sự biến động chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Chương 3: Phân tích điểm hoà vốn và lựa chọn phương án kinh doanh.

Do thời gian có hạn và kiến thức về môn học và thực tế chưa được sâu sắcnên đồ án của em còn nhiều sai sót, mong nhận được những đóng góp của các thầy

cô và các bạn để đồ án của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Minh Phương

Trang 3

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

1.1 Những vấn đề cơ bản về kế toán quản trị

1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị

Nhà quản trị muốn thắng thế trên thị trường cần phải biết rõ tình hình kinh

tế tài chính thực tế của mình như thế nào, muốn vậy họ cần phải sử dụng hàng loạt công cụ quản lý, trong đó kế toán là một công cụ quan trọng bậc nhất, đặc biệt là

kế toán quản trị

Kế toán quản trị là một bộ phận của hạch toán kế toán, làm nhiệm vụ thuthập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh mộtcách cụ thể, phục vụ cho các nhà quản trị trong việc lập kế hoạch, điều hành, tổchức thực hiện kế hoạch và quản lý hoạt động kinh tế tài chính trong nội bộ doanhnghiệp Đồng thời kế toán quản trị còn đánh giá, theo dõi việc thực hiện kế hoạch

để đảm bảo sử dụng có hiệu quả và quản lý chặt chẽ tài sản của doanh nghiệp

1.1.2 Vai trò, nhiệm vụ, chức năng của kế toán quản trị

a) Vai trò:

Để điều hành các mặt hoạt động của một doanh nghiệp nói chung và doanhnghiệp mỏ nói riêng, trách nhiệm thuộc về các nhà quản trị các cấp trong doanhnghiệp đó Các chức năng cơ bản của quản lý hoạt động doanh nghiệp nhằm đạtđược mục tiêu đã đề ra có thể được khái quát trong sơ đồ sau đây:

Trang 4

Để làm tốt các chức năng này đòi hỏi các nhà quản trị phải đề ra nhữngquyết định đúng đắn nhất cho các hoạt động của doanh nghiệp Muốn có nhữngquyết định có hiệu quả và hiệu lực, các nhà quản trị có yêu cầu về thông tin rất lớn.

Kế toán quản trị là nguồn chủ yếu, dù không phải là duy nhất, cung cấp nhu cầuthông tin đó

b) Nhiệm vụ:

Mục đích mà doanh nghiệp theo đuổi có thể rất đa dạng, chẳng hạn:

- Bán được một khối lượng sản phẩm nào đó

- Tôn trọng và thực hiện một thời hạn giao hàng cụ thể

- Khả năng giải quyết vấn đề nào đó trong một thời gian nhất định…

Trang 5

Để thực hiện những mục tiêu này, cần phải huy động các nguồn lực vào đầu

tư thiết bị, dự trữ hàng tồn kho, lao động… Do đó nhiệm vụ của kế toán quản trịlà:

- Tính toán và đưa ra mô hình về nhu cầu vốn cho một loại sản phẩm, mộtthời hạn giao hàng, một thời hạn giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó

- Tính toán, đo lường chi phí cho một loại sản phẩm, một thời hạn giaohàng, hay một thời hạn giải quyết một vấn đề nào đó

- Giúp nhà quản lý có những giải pháp tác động lên các chi phí này, cầnphải xác định nguyên nhân gây ra chi phí để có thể can thiệp, tác động vào cácnghiệp vụ, các hoạt động phát sinh chi phí

c Chức năng:

- Chính thức hoá các mục tiêu của doanh nghiệp thành các chỉ tiêu;

- Lập dự toán sản xuất kinh doanh;

- Thu thập kết quả thực hiện;

- Soạn thảo báo cáo đánh giá

1.1.3 Phân biệt kế toán quản trị và kế toán tài chính

1 Mục đích sử dụng

thông tin

- Phục vụ cho việc lậpbáo cáo tài chính trên cơ

sở số liệu thu thập

- Phục vụ cho nhà quản trị trongviệc lập kế hoạch và đưa raphương án kinh doanh

2 Đối tượng sử dụng

thông tin

- Chủ thể bên trong vàbên ngoài doanh nghiệp:

Nhà quản trị, kháchhàng, nhà cung cấp, ngânhàng, nhà đầu tư, nhànước…

- Chủ thể bên trong doanh nghiệp:nhà quản trị – những người trựctiếp điều hành doanh nghiệp

3 Đặc điểm thông tin - Phản ánh thông tin đã

xảy ra rồi, mang tính lịchsử

- Phản ánh thông tin dự báo trongtương lai

Trang 6

- Là những thông tintổng quát, chỉ biểu diễndưới hình thái giá trị.

- Là những thông tin chi tiết, thểhiện cả chỉ tiêu giá trị, hiện vật,thời gian lao động

- Thông tin phải tuân thủcác nguyên tắc chuẩnmực đã quy định

- Không tuân thủ các nguyên tắc

mà xây dựng theo yêu cầu nhàquản trị, miễn là đảm bảo tính linhhoạt, kịp thời

4 Nguyên tắc cung

cấp thông tin - Thông tin phải chínhxác, chặt chẽ - Thông tin phải đảm bảo tính linhhoạt, kịp thời

5 Phạm vi cung cấp

thông tin, tập hợp,

nghiên cứu thông tin

- Toàn doanh nghiệp - Cho từng bộ phận, từng loại sản

có thể sử dụng được

1.1.4 Vai trò, ý nghĩa của kế toán quản trị các yếu tố sản xuất kinh doanh

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần thiết phải có các yếu tố sảnxuất cơ bản, đó là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Trong hoạtđộng sản xuất của doanh nghiệp, nguyên vật liệu là đối tượng lao động, tài sản cốđịnh và các công cụ dụng cụ khác không đủ tiêu chuẩn tài sản cố định là tư liệu laođộng, còn lao động của con người là yếu tố sức lao động

a Kế toán quản trị vật tư, hàng hoá:

Kế toán quản trị chủ yếu phục vụ cho các nhà quản lý doanh nghiệp để raquyết định sản xuất kinh doanh do đó thông tin cần phải cập nhật và liên tục Điều

đó cũng có nghĩa là các tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hoá cả chỉ tiêuhiện vật và chỉ tiêu thành tiền theo từng mặt hàng, từng nhóm, từng loại, ở từngnơi bảo quản, sử dụng phải được hạch toán chi tiết để sẵn sàng phục vụ cho yêu

Trang 7

cầu của quản trị Muốn vậy công tác hạch toán vật tư hàng hoá phải đảm bảo cácyêu cầu sau:

- Tổ chức hạch toán chi tiết vật tư hàng hoá theo từng kho, từng bộ phận kếtoán doanh nghiệp

- Theo dõi liên tục hàng ngày tình hình nhập xuất tồn kho của từng loại,nhóm mặt hàng vật tư hàng hoá cả chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu thành tiền

- Đảm bảo đối chiếu khớp và chính xác tương ứng giữa các số liệu của kếtoán chi tiết với số liệu hạch toán chi tiết tại kho, giữa số liệu của kế toán chi tiếtvới số liệu của kế toán tổng hợp về tình hình vật tư, hàng hoá

- Báo cáo cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết hàng ngày, hàng tuần vềtình hình vật tư hàng hoá theo yêu cầu của quản trị doanh nghiệp

b Kế toán quản trị tài sản cố định:

Trong quá trình sử dụng TSCĐ vào sản xuất kinh doanh, giá trị của TSCĐ

bị hao mòn dần và chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh NhưngTSCĐ hữu hình vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng.Mặt khác TSCĐ được sử dụng và bảo quản ở các bộ phận khác nhau trong doanhnghiệp Bởi vậy kế toán chi tiết TSCĐ phải phản ánh và kiểm tra tình hình tăng,giảm, hao mòn TSCĐ của toàn doanh nghiệp và của từng nơi bảo quản, sử dụngtheo từng đối tượng ghi TSCĐ Ngoài các chỉ tiêu phản ánh nguồn gốc, thời gianhình thành TSCĐ, công suất thiết bị, số hiệu TSCĐ, kế toán phải phản ánh nguyêngiá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại của từng đối tượng ghi TSCĐ tại từng nơi sửdụng, bảo quản TSCĐ Việc theo dõi TSCĐ theo nơi sử dụng nhằm gắn tráchnhiệm bảo quản, sử dụng tài sản với từng bộ phận, từ đó nâng trách nhiệm và hiệuquả trong bảo quản sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp

c Kế toán quản trị lao động và tiền lương (tiền công)

Lao động là yếu tố quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh Nói đếnyếu tố lao động là nói đến lao động sống, tức là sự hao phí có mục đích về thể lực

và trí lực của con người để tạo ra sản phẩm hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh

Trang 8

Để bù lại phần hao phí đó của lao động, doanh nghiệp phải trả cho họ khoản tiềnphù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp Số tiền này đượcgọi là tiền lương hay tiền công.

Kế toán quản trị lao động, tiền lương phải cung cấp các thông tin về sốlượng lao động, thời gian lao động, kết quả lao động và quỹ lương cho các nhàquản trị doanh nghiệp Từ những thông tin này các nhà quản trị đưa ra đượcphương án tổ chức quản lý lao động, bố trí hợp lý lực lượng lao động của doanhnghiệp vào từng khâu công việc cụ thể, nhằm phát huy tốt nhất năng lực của ngườilao động, tạo điều kiện tăng năng suất lao động, giảm chi phí nhân công trong chiphí sản xuất kinh doanh

1.1.5 Vai trò, ý nghĩa của kế toán quản trị chi phí giá thành

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải luôn luôn quantâm đến việc quản lý chi phí, vì mỗi đồng chi phí bỏ ra đều có ảnh hưởng đến lợinhuận Vì vậy vấn đề quan trọng được đặt ra cho nhà quản trị doanh nghiệp là phảikiểm soát chi phí của doanh nghiệp

Vấn đề chi phí không chỉ là sự quan tâm của các doanh nghiệp mà còn làmối quan tâm của người tiêu dùng, của xã hội nói chung Kế toán tài chính, chi phíđược hiểu là một số tiền hoặc một phương tiện mà doanh nghiệp hoặc cá nhân bỏ

ra để đạt được mục đích nào đó Bản chất của chi phí là phải mất đi để đổi lấy một

sự thu về, có thể thu về dưới dạng vật chất, có thể định lượng được như số lượngsản phẩm, tiền… hoặc dưới dạng tinh thần, kiến thức, dịch vụ được phục vụ…

1.1.6 Phân loại chi phí

Chi phí được nhà quản trị sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau Do vậy,chi phí được phân loại theo nhiều cách, tuỳ theo mục đích của nhà quản trị trongtừng quyết định Nhận định và thấu hiểu cách phân loại và ứng xử của từng loạichi phí là chìa khoá của việc đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình tổchức điều hành hoạt động kinh doanh của nhà quản trị doanh nghiệp

a Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

 Tác dụng:

Trang 9

- Cho thấy vị trí, chức năng hoạt động của chi phí trong quá trình hoạt độngsản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp

- Là căn cứ để xác định giá thành và tập hợp chi phí

- Cung cấp thông tin có hệ thống phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính

 Theo tiêu thức này chi phí được phân loại thành chi phí sản xuất vàchi phí ngoài sản xuất

- Chi phí sản xuất: là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc chế tạo sản phẩmhoặc cung cấp dịch vụ phục vụ trong một kỳ nhất định

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí của những loại nguyên vậtliệu mà cấu tạo thành thực thể của sản phẩm, có giá trị và có thể xác định đượcmột cách tách biệt rõ ràng và cụ thể cho từng sản phẩm

+ Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí thanh toán cho công nhân trựctiếp vận hành dây chuyền sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ phục vụ

+ Chi phí sản xuất chung: là tất cả các khoản chi phí phát sinh ở phânxưởng mà không thể đưa vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân côngtrực tiếp

- Chi phí ngoài sản xuất: là những khoản chi phí không liên quan đến việcchế tạo sản xuất sản phẩm, mà nó tham gia vào quá trình tiêu thụ và quản lý

+ Chi phí bán hàng: là tất cả những chi phí liên quan đến việc xác tiếntiêu thụ sản phẩm

+ Chi phí quản lý: là những chi phí liên quan đến việc điều hành quản

lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

b Phân loại theo cách ứng xử của chi phí

 Tác dụng: Nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu lập kế hoạch, kiểm soát

và chủ động điều tiết chi phí đối với lĩnh vực quản trị doanh nghiệp;xác định mức độ biến động của chi phí so với mức độ biến động củakhối lượng sản phẩm sản xuất ra

Trang 10

 Theo tiêu thức này chi phí được phân loại thành chi phí biến đổi, chiphí cố định và chi phí hỗn hợp.

- Chi phí biến đổi: là toàn bộ chi phí biến đổi khi khối lượng sản phẩm biếnđối và tỉ lệ thuận với khối lượng sản phẩm Chi phí biến đổi tính cho một đơn vịsản phẩm không thay đổi, chi phí biến đổi bằng 0 khi mức độ hoạt động hoạt độngbằng 0

+ Chi phí biến đổi tỉ lệ: là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuậntuyến tính với mức độ hoạt động

+ Chi phí biến đổi cấp bậc: là những khoản biến phí thay đổi khi mức

độ hoạt động thay đổi nhiều và không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi ít

- Chi phí cố định: là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạtđộng thay đổi trong phạm vi phù hợp Định phí tính cho một đơn vị sản phẩm tỉ lệnghịch với khối lượng sản phẩm sản xuất Nó không thể giảm đi bằng 0 khi mức

- Chi phí hỗn hợp: là những khoản chi phí mà bản thân nó bao gồm cả yếu

tố biến đổi, cả yếu tố cố định

c Phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản phẩm

 Tác dụng: Xem xét những khoản mục chi phí nào ảnh hưởng trựctiếp đến doanh thu của kỳ mà chúng phát sinh, những khoản mục chiphí nào ảnh hưởng đến kỳ mà sản phẩm được đem đi tiêu thụ, từ đó

có những kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hợp lý

 Theo cách phân loại này chi phí được phân loại thành chi phí sảnphẩm và chi phí thời kỳ:

Trang 11

- Chi phí sản phẩm: là toàn bộ chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sảnphẩm và nó chỉ được thu hồi khi sản phẩm được đem đi tiêu thụ Còn nếu sảnphẩm chưa được tiêu thụ thì nó nằm trên giá trị hàng tồn kho Chi phí sản phẩmgồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuấtchung.

- Chi phí thời kỳ: là những khoản chi phí phát sinh trong kỳ hạch toán Vìthế chi phí thời kỳ có ảnh hưởng đến lợi tức của kỳ mà chúng phát sinh Vậy chiphí thời kỳ bao gồm các loại chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

d Phân loại chi phí theo mục đích ra quyết định

 Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp

- Chi phí trực tiếp: là những khoản chi phí có thể tách biệt cho từng đốitượng, từng hoạt động cụ thể và tự bản thân nó hiển nhiên được chuyển thẳng chotừng hoạt động cụ thể

- Chi phí gián tiếp: là những chi phí cùng một lúc phát sinh liên quan đếnnhiều đối tượng và không thể tách biệt được trực tiếp cho từng đối tượng Do đónếu muốn tính chi phí gián tiếp cho từng đối tượng thì phải tiến hành phân bổ theonhững tiêu thức nhất định

Tuy nhiên có những khoản chi phí nếu xét cho từng hoạt động cụ thể thì làchi phí gián tiếp nhưng nếu xét cho từng bộ phận hoặc trong phạm vi toàn doanhnghiệp thì lại là chi phí trực tiếp

 Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được: là nhữngkhoản mục chi phí phản ánh phạm vi quyền hạn của các nhà quản trịcác cấp đối với các loại chi phí đó Như vậy, các nhà quản trị cấp cao

có phạm vi quyền hạn rộng đối với chi phí hơn

 Chi phí thích hợp và chi phí không thích hợp

- Chi phí thích hợp: là những chi phí phát sinh có sự chênh lệch giữa cácphương án xem xét

Trang 12

- Chi phí không thích hợp là những chi phí khi xem xét các phương án cóthể bỏ qua.

+ Chi phí chìm: là những khoản chi phí phát sinh trong quá khứ và khôngthể bị thay đổi trong tương lai cho dù doanh nghiệp lựa chọn phương án nào

+ Chi phí cố định: là những định phí không thích hợp trong trường hợpkhông

thay đổi quy mô

 Chi phí cơ hội: là lợi nhuận tiềm ẩn lớn nhất mà doanh nghiệp bị mất

đi khi lựa chọn phương án này thay cho phương án kia

e Phân loại chi phí trên các báo cáo kế toán

BẢNG KÊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG KỲ

1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

2 Chi phí nhân công trực tiếp

3 Chi phí sản xuất chung

4 Tổng chi phí phát sinh trong kỳ

5 Chi phí dở dang đầu kỳ

6 Chi phí dở dang cuối kỳ

Trang 13

1 Doanh thu thuần

3 Lợi nhuận gộp

4 Chi phí bán hàng

5 Chi phí quản lý doanh nghiệp

6 Lợi nhuận thuần

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

(Sử dụng nội bộ)

1 Doanh thu thuần

2 Chi phí biến đổi

- Chi phí sản xuất biến đổi + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung biến đổi

- Chi phí ngoài sản xuất biến đổi + Chi phí bán hàng biến đổi + Chi phí quản lý doanh nghiệp biến đổi

3 Số dư đảm phí

4 Chi phí cố định

- Chi phí sản xuất cố định + Chi phí sản xuất chung cố định

- Chi phí ngoài sản xuất cố định + Chi phí bán hàng cố định + Chi phí quản lý doanh nghiệp cố định

Trang 14

1.2 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận

1.2.1 Các khái niệm cơ bản trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận

a Số dư đảm phí (lãi trên biến phí)

 Tổng số dư đảm phí

- Tổng số dư đảm phí là số dư biểu hiện bằng số tuyệt đối của tổng doanhthu sau khi đã trừ đi tổng chi phí biến đổi và phần còn lại sẽ được dùng để bù đắpchi phí cố định

b Kết cấu của chi phí

- Là chỉ tiêu thể hiện số tương đối của biến phí và định phí so với tổng chiphí của doanh nghiệp

SDĐP = DT – CPBĐ

Trang 15

- Những doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao trong tổng chi phí thì lợi nhuận

sẽ nhạy cảm với biến động của doanh thu Đây sẽ là điểm thuận lợi khi doanhnghiệp tăng doanh thu

- Những doanh nghiệp có tỷ lệ định phí thấp trong tổng chi phí thì lợi nhuận

sẽ ít nhạy cảm hơn so với biến động của doanh thu Điều này sẽ làm cho doanhnghiệp có độ an toàn cao hơn khi làm ăn thất bại

c Đòn bảy kinh doanh

- Đòn bảy kinh doanh là một chỉ tiêu phản ánh mức độ tăng của lợi nhuận

so với mức độ tăng của doanh thu hay phản ánh mức độ sử dụng chi phí cố địnhtrong doanh nghiệp

- Công thức:

Độ lớn của ĐBKD =

Tốc độ tăng lợinhuận

=

SDĐP

Tốc độ tăng doanh

1.2.2 Phân tích điểm hoà vốn

a Khái niệm

- Điểm hoà vốn là điểm tại đó doanh thu của doanh nghiệp vừa đủ bù đắpchi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra

Doanh thu

Biến phí Định phí Lợi nhuận

Mô hình biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí, doanh thu và lợi nhuận

- Theo mô hình trên ta có khái niệm: Điểm hoà vốn là điểm tại đó số dưđảm phí vừa đủ bù đắp chi phí cố định

Trang 16

- Phân tích điểm hoà vốn giúp cho nhà quản trị xem xét quá trình kinhdoanh một cách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng vào lúc nào trong kỳ kinhdoanh, hay ở mức sản xuất nào và tiêu thụ bao nhiêu thì đạt hoà vốn Từ đó có biệnpháp chỉ đạo tích cực để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.

b Phương pháp xác định điểm hoà vốn

 Xác định doanh thu hoà vốn

- Doanh thu hoà vốn là doanh thu của mức tiêu thụ hoà vốn

- Công thức:

xuất nhiều sản phẩm thì cần phải xác định doanh thu hoà vốn của toàn doanhnghiệp sau đó căn cứ vào tỷ trọng doanh thu của từng loại sản phẩm để xác định

DThv cho từng loại sản phẩm, sau đó mới xác định SLhv của từng loại sản phẩm

Trang 17

Tỷ lệ SDĐPbq

DThv = Tỷ trọng DTi x DThv

SLhv =

DThv i

GB

 Doanh thu an toàn

- Doanh thu an toàn là phần chênh lệch của doanh thu thực hiện được vớidoanh thu hoà vốn

- Công thức:

Mức DT an toàn = Mức DT thực hiện – Mức DT hoà vốn

Tỷ lệ doanh thu an toàn = Mức doanh thu an toàn

Mức doanh thu thực hiện

- Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện được đã vượt quámức doanh thu hoà vốn như thế nào Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn càng thể hiệntính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinhdoanh càng thấp và ngược lại

c Đồ thị hoà vốn

y (số tiền)

y=px

Lãi ytp = a + bx

Trang 18

SDĐP

Lỗ Định phí

yđp = A Biến phí

0

x0 x(mứchđ)

Hình 2 : Đồ thị hòa vốn

d Phương trình lợi nhuận

DTmm = LNmm + CPCĐ

Tỷ lệ SDĐP

e Ứng dụng phân tích điểm hoà vốn

 Phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với giá bán:

- Xét mối quan hệ giữa sản lượng bán với giá bán hoà vốn: Sản lượng tiêuthụ của doanh nghiệp càng cao thì giá bán để đạt được hoà vốn phải thấp và ngượclại

- Xét mối quan hệ giữa giá bán với sản lượng hoà vốn: Giá bán càng cao thìsản lượng hoà vốn càng thấp và ngược lại

 Phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng bán:

- Kết cấu hàng bán là tỷ trọng của từng mặt hàng bán chiếm trong tổng sốmặt hàng đem bán

Trang 19

Những sản phẩm nào có tỷ lệ SDĐP cao mà chiếm tỷ trọng lớn thì doanhthu hoà vốn thấp xuống và ngược lại.

 Phân tích điểm hoà vốn trong việc ra quyết định:

 Dự định lãi đạt được:

Doanh nghiệp dự tính trước tỷ lệ lãi phải đạt được trong kỳ rồi từ đó có kế hoạch tăng cường cho công tác quảng cáo tiếp thị sản phẩm nhằm tăng doanh thu tiêu thụ (với điều kiện lãi trên 1 ĐVSP >0), điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải chi thêm một khoản chi phí cho quảng cáo tiếp thị Khi đó doanh nghiệp sẽ phải tính toán và xác định sản lượng cần tiêu thụ là bao nhiêu để đạt đến điểm hoà vốn, và để đạt được mức lãi đã dự tính thì doanh nghiệp phải tiêu thụ được bao nhiêu sản phẩm

 Quyết định khung giá bán:

- Khung giá bán càng rộng thì doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội giảm giá, càng tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

- Khung giá bán được xác định là đoạn mức giá cao nhất và mức giáthấp nhất mà doanh nghiệp có thể bán Thông thường khung giá bán được xác định

là từ giá bán hoà vốn đến giá thị trường

 Quyết định lựa chọn đơn đặt hàng:

- Doanh nghiệp sẽ lựa chọn chấp nhận đơn đặt hàng nếu đơn đặt hàng

đó có mang lại SDĐP Giả định:

+ ĐĐH đó không làm ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ hiện tại

Trang 20

+ ĐĐH đó không làm thay đổi quy mô sản xuất của doanh nghiệp.

- Đơn đặt hàng đó sẽ được chấp nhận khi GB > CPBĐđv

 Quyết định tiếp tục hay ngừng sản xuất

Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, doanh nghiệp sẽ ngừng hoạt động nếu khoản lỗ do việc sản xuất kinh doanh lớn hơn chi phí cố địnhphải chịu khi ngừng hoạt động và ngược lại

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

2.2 Phân tích sự biến động của các khoản mục chi phí trong tổng chi phí

2.1.1 Phân tích tổng hợp sự biến động của các khoản mục phí (trong mối quan hệ với doanh thu)

Xem xét Tổng chi phí của Công ty than Hạ Long.

Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy: Tổng chi phí năm 2015 là 240.000.000.000 đồng, tăng so với năm 2014 là 41.500.000.000 đồng , tương đương với 21% Trongđó:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2015 là 120.000.000.000 đồng,tăng 20.000.000.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ 20% so với năm 2014 Chi phínguyên vật liệu trực tiếp tính trên 1000 đồng doanh thu cũng tăng lên 18,2 đồng,tương ứng với tỷ lệ 9,09% Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng lên chủ yếu là dogiá cả nguyên vật liệu tăng nhanh do tình hình làm phát cũng như xu hướng chungcủa nền kinh tế hiện nay, đồng thời do sản lượng tiêu thụ than tăng lên do mở rộngsản xuất của công ty, mặt khác do việc thực hiện định mức tiêu hao không đượcđảm bảo, gây lãng phí vật tư

- Chi phí sản xuất chung năm 2015 là 30.000.000.000 tỷ đồng, vẫn giữnguyên so với năm 2014 Chi phí sản xuất chung tính trên 1000 đồng doanh thugiảm 5,5 đồng, tương ứng với 9,09% Chi phí sản xuất chung không đổi do doanhnghiệp đã thắt chặt các chi phí, mặc dù mở rộng sản xuất nhưng vẫn không làm

Trang 21

tăng chi phí Thêm nữa, mức tăng của chi phí sản xuất chung còn thấp hơn so vớimức tăng của doanh thu.

- Chi phí bán hàng năm 2015 là 2.500.000.000 đồng, tăng 500.000.000 đồng, tương đương với 25% so với năm 2014 Chi phí bán hàng tính trên

1000đồng doanh thu tăng 0,5 đồng, tương ứng với 13,64% Chi phí bán hàng tăng chủ yếu là do việc tiêu thụ than tăng lên dẫn đến chi phí bán hàng có liên quan đến tiêu thụ tăng

- Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2015 là 19.000.000.000 đồng, tăng 1.000.000.000 đồng, tương đương với 5,56% Chi phí quản lý doanh nghiệp tính trên 1000 đồng doanh thu giảm 1,5 đồng, tương ứng với tỷ lệ 4,04% Chi phí quản

lý doanh nghiệp tăng do doanh nghiệp đã mua sắm thêm 1 số thiết bị máy móc để phục vụ cho công tác quản lý Tuy nhiên mức tăng của chi phí quản lý vẫn nhỏ hơnmức tăng của doanh thu

Như vậy, tổng chi phí năm 2015 của Công ty than Hạ Long – VVMI tăng lên so với năm 2014 Điều này chủ yếu là do trong năm 2015 công ty đã mở rộng quy mô sản xuất do phát hiện thêm một vỉa than mới, dẫn đến sản lượng tiêu thụ tăng Tuy vậy để biết công ty đã tiết kiệm hay lãng phí, đã thực hiện nhiệm vụ giảm giá thành sản phẩm thì ta cần đi sâu phân tích hơn nữa

Trang 22

Bảng 2.1 - Phân tích biến động tổng các khoản mục chi phí ĐVT: 1000đ

% chênh lệch

Chênh lệch h lệchChên

Năm

2013 Năm2014

Chênh lệch chênh%

-%

Trang 23

2.1.2 Phân tích sự biến động của từng yếu tố chi phí trong từng khoản mục chi phí

a) Phân tích sự biến động của các yếu tố chi phí trong chi phí NVLTT

 Chi phí NVLTT: là chi phí của những loại nguyên vật liệu mà cấu tạo thành thực thể của sản phẩm, có giá trị và có thể xác định được một cách tách biệt rõ ràng và cụ thể cho từng sản phẩm

 Phân loại: Chi phí NVLTT của công ty than Hạ Long được chia thành 5 yếu tố:

1000đồng doanh thu cũng tăng 19,81đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 26,43%

- Chi phí vật liệu năm 2015 là 87.195.899.000đồng, tăng 9.995.899.000đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 12,95% so với năm 2014 Chi phí vật liệu tính trên 1000đồngdoanh thu lại giảm -3,92đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm -1,27%

- Chi phí phụ tùng năm 2015 là 2.500.000.000đồng, tăng 1.040.000.000đồng,tương ứng với tỷ lệ tăng 71,23% so với năm 2014 Chi phí phụ tùng tính trên

1000đồng doanh thu tăng 2,9đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 49,68%

Trang 24

- Chi phí văn phòng phẩm năm 2015 là 2.000.000.000đồng, tăng

500.000.000đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 33,33% so với năm 2014 Chi phí văn phòng phẩm tính trên 1000đồng doanh thu cũng tăng 0,99đồng, tương ứng với tỷ lệ 16,55%

- Chi phí CCDC năm 2015 là 1.200.000.000đồng, tăng 100.000.000đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 9,09% Tuy nhiên chi phí CCDC tính trên 1000đồng doanh thu lại giảm -0,2đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm -4,64%

Như vậy chi phí NVLTT tăng chủ yếu là do chi phí vật liệu và chi phí vật liệu

và chi phí nhiên liệu Chi phí nhiên liệu có tốc độ tăng nhanh, còn tốc độ chi phí vật liệu có tăng, song tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu Nhưng do chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí NVLTT nên đây vẫn là nguyên nhân chính làm tăng chi phí Các yếu tố chi phí còn lại như chi phí phụ tùng, chi phí văn phòng phẩm, chi phí CCDC đều tăng, và có mức tăng cao hơn mức tăng của doanh thu Riêng chi phí CCDC có mức tăng nhỏ hơn mức tăng doanh thu

 Nguyên nhân của sự biến động khoản mục chi phí

- Do giá cả vật tư biến động, phần lớn đều tăng theo sự biến động chung của thị trường, do đó làm chi phí NVLTT tăng đáng kể

- Mặc dù chi phí vật liệu có tăng nhưng mức độ tăng nhỏ hơn mức độ tăng củadoanh thu Điều này là do doanh nghiệp đã hoạch định rõ ràng và đúng đắn việc khoan

nổ mìn để khai thác, tránh lãng phí trong quá trình thi công

- Tương tự như vậy, chi phí CCDC có tăng, song mức tăng nhỏ hơn mức tăng của doanh thu Điều này là do doanh nghiệp đã quản lý chặt chẽ việc sử dụng các CCDC trong quá trình sản xuất

- Tuy vậy, doanh nghiệp vẫn còn để lãng phí một lượng đáng kể nhiên liệu phục vụ trong quá trình sản xuất Điều này là do tay nghề của một số công nhân chưa cao, ý thức còn hạn chế nên làm thất thoát vật tư và việc quản lý vật tư còn chưa chặt chẽ ở một số khâu

 Biện pháp khắc phục

Trang 25

Cần xây dựng định mức tiêu hao vật tư cho từng nhóm, từng đối tượng vật tư

cụ thế ở từng phân xưởng, từng khâu trong quá trình sản xuất Kế hoạch định mức nàydựa trên một số các căn cứ sau:

+ Các hợp đồng thu mua nguyên vật liệu đã ký

+ Dự báo về tình hình biến động giá cả của thị trường

+ Chất lượng của nguyên vật liệu

+ Định mức tiêu hao của nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm

+ Các khoản chi phí liên quan đến quá trình thu mua, nhập kho nguyên vậtliệu

- Cần điều chỉnh lại công tác tổ chức cấp phát, quản lý, sử dụng vật tư một cách chặt chẽ hơn, nên nêu ra các đơn vị sử dụng tiết kiệm để tuyên dương để các đơn

vị khác làm gương và có kinh nghiệm học tập và làm theo

- Thường xuyên tổ chức các lớp học, các lớp tập huấn nâng cao trình độ và taynghề của công nhân

- Tính toán trước xu hướng biến động tăng, giảm của giá cả trên thị trường để

có biện pháp dự trữ nguyên vật liệu (đối với những loại có thể dự trữ lâu dài) cho phù hợp, tránh ảnh hưởng của sự biến động giá cả làm tăng chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm

- Vật liệu đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí NVLTT Công ty than

Hạ Long là công ty khai thác mỏ lộ thiên, do vậy việc tiêu hao vật liệu, trong đó thuốc

nổ và các vật liệu nổ chiếm tỷ trọng lớn nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí NVLTT

Vì vậy, việc sử dụng tiết kiệm, có tính toán kỹ càng trước khi tiến hành nổ mìn là một việc hết sức quan trọng Chúng ta đang dần làm tốt công tác này, tuy vậy, giá cả trên thị trường ngày một tăng, để hướng tới nhiệm vụ giảm giá thành thì cần phải cố gắng tiết kiệm hơn nữa

b) Phân tích sự biến động của các yếu tố chi phí trong chi phí NCTT

 Sơ lược về chi phí nhân công:

Trang 26

- Lao động là một trong những yếu tố đầu vào đặc biệt của quá trình sản xuấtkinh doanh, là điều kiện đầu tiên cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của loài người,yếu tố cơ bản nhất quyết định quá trình sản xuất Để cho quá trình tái sản xuất xã hộinói chung và quá trình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp nói riêng được diễn rathường xuyên, liên tục thì một vấn đề thiết yếu là phải tái sản xuất sức lao động.Nghĩa là sức lao động của con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao laođộng Trong nền kinh tế hàng hoá, thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đo giátrị gọi là tiền lương

- Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động , là thu nhậpchủ yếu của người lao động, các DN sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế làm nhân

tố tăng năng suất lao động Đối với các DN, tiền lương phải trả cho người lao động làmột yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm Do vậy DN phải sử dụng sức lao động cóhiệu quả để tiết kiệm chi phí lao động trong đơn vị sản phẩm

- Kèm theo chi phí nhân công là các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ

 Chi phí NCTT là chi phí thanh toán cho công nhân trực tiếp vận hànhdây chuyền sản xuất tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ phục vụ

 Phân loại: Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty than Hạ Long –VVMI bao gồm :

- Tiền lương;

- Các khoản trích theo lương;

- Tiền ăn ca

 Tình hình biến động:

Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy chi phí nhân công trực tiếp năm 2015 là70.000.000.000 đồng, tăng 20.000.000.000 đồng so với năm 2014, tương ứng với tỷ lệ40% Trong đó các yếu tố chi phí đều tăng, cụ thể :

- Chi phí tiền lương năm 2015 là 50.000.000.000 đồng, tăng 15.000.000.000đồng, tương ứng với tỷ lệ 41,67% so với năm 2014 Chi phí tiền lương tính trên 1000đồng doanh thu cũng tăng 34,83 đồng, tương ứng với tỷ lệ 24,88%

- Chi phí về các khoản trích theo lương năm 2015 là 11.000.000.000 đồng,tăng3.300.000.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ 42,86% so với năm 2014 Chi phí về cáckhoản trích theo lương tính trên 1000 đồng doanh thu cũng tăng 7,66 đồng, tương ứngvới tỷ lệ 24,88%

Trang 27

- Chi phí tiền ăn ca năm 2015 là 9.000.000.000 đồng, tăng 1.700.000.000đồng, tương ứng với tỷ lệ 23,29% Chi phí tiền ăn ca tính trên 1000 đồng doanh thucũng tăng 2,27 đồng, tương ứng với tỷ lệ 7,77%

 Nguyên nhân của sự biến động tăng chủ yếu do 2 nguyên nhân chínhsau:

- Lương tối thiểu cho người lao động tăng

- Doanh thu của công ty năm 2015 tăng cao so với năm 2014 nên công ty dành

sự quan tâm nhiều tới công nhân viên

- Đơn giá tiền lương tăng

- Giảm lao động dư thừa, cắt giảm những lao động không có khả năng làm việchoặc không có tinh thần lao động gây giảm năng suất lao động chung của khách sạn

- Đào tạo trình độ chuyên môn cho công nhân viên, có thể đào tạo tại chỗ hoặc

cử lao động đi học tập tại các cơ sở đào tạo chất lượng; Đồng thời nâng cao yêu cầutuyển dụng lao động, nâng cao chất lượng lao động ngay từ khâu đầu vào

- Tận dụng khoa học kỹ thuật, chuyên môn hoá sản xuất tiết kiệm hao phí laođộng mà vẫn tăng thu nhập bình quân của người lao động

c Phân tích sự biến dộng của các yếu tố chi phí trong chi phí SXC

 Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí không thể nhận diện cụthể và tách biệt cho từng sản phẩm, khi tính chi phí sản xuất chung chotừng sản phẩm thì phải phân bổ

 Phân loại: Chi phí sản xuất chung của công ty than Hạ Long bao gồm:

- Chi phí nguyên vật liệu : Phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho phân xưởng,như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ, dụng cụ thuộc bộ phận

Trang 28

quản lý sản xuất và cung cấp dịch vụ…Chi phí động lực sử dụng trong các bộ phậnquản lý sản xuất, cung cấp dịch vụ

- Chi phí CCDC: Phản ánh chi phí công cụ, dụng cụ dùng cho bộ phận quản lýsản xuất, cung cấp dịch vụ

- Chi phí lương NV QLPX: Phản ánh chi phí về tiền lương, các khoản tríchtheo lương, tiền ăn ca của bộ phận quản lý phân xưởng

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ trực tiếp cho hoạtđộng sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ và TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý sảnxuất

- Chi phí dịch vụ mua ngoài : Phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ chohoạt động của bộ phận cung cấp dịch vụ như: chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chiphí điện, nước, điện thoại, tiền thuê TSCĐ

- Chi phí khác bằng tiền : Phản ánh chi phí bằng tiền ngoài các chi phí trênphục vụ cho hoạt động của bộ phận sản xuất, cung cấp dịch vụ

 Tình hình biến động:

Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy chi phí sản xuất chung năm 2015 là 30.000.000.000đồng, không biến động so với năm 2014 Trong đó cụ thể các yếu tố chi phí biến độngnhư sau:

- Chi phí nguyên vật liệu năm 2015 là 7.000.000.000 đồng, giảm so với năm

2014 là 1.000.000.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ 12,5% Chi phí nguyên vật liệu tínhtrên 1000 đồng doanh thu giảm là 7,52 đồng, tương ứng với tỷ lệ 23,51%

- Chi phí CCDC năm 2015 là 1.600.000.000 đồng, giảm so với năm 2014 là400.000.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ 20% Chi phí CCDC tính trên 1000 đồngdoanh thu giảm 2,41 đồng, tương ứng với tỷ lệ 30,07%

- Chi phí lương NV QLPX năm 2015 là 6.500.000.000.đồng, tăng so với năm

2014 là 500.000.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ 8,33% Chi phí lương NV QLPX tínhtrên 1000 đồng doanh thu giảm 1,27 đồng, tương ứng với tỷ lệ 5,3%

- Chi phí khấu hao TSCĐ năm 2015 là 13.500.000.000 đồng, tăng so với năm

2014 là 1.500.000.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ 12,5% Chi phí khấu hao TSCĐ tínhtrên 1000 đồng doanh thu lại giảm 0,8 đồng, tương ứng với tỷ lệ 1,66%

- Chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2015 là 1.150.000.000 đồng, tăng so với năm

2014 là 150.000.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ 15% Chi phí dịch vụ mua ngoài tínhtrên 1000 đồng doanh thu tăng 0,02 đồng, tương ứng với tỷ lệ 0,52%

Trang 29

- Chi phí khác bằng tiền năm 2015 là 250.000.000 đồng, giảm mạnh so vớinăm 2014 là 750.000.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ 75% Chi phí khác bằng tiền tínhtrên 1000 đồng doanh thu giảm 3,13 đồng, tương ứng với tỷ lệ 78,15%

Chi phí SXC không biến động so với năm 2014 nguyên nhân chủ yếu là do chiphí nguyên vật liệu và chi phí khác bằng tiền giảm, nhưng chi phí khấu hao TSCĐ lạităng bù đắp được mức giảm của 2 yếu tố trên

 Nguyên nhân của sự biến động này:

- Việc giảm các yếu tố chi phí nguyên vật liệu và chi phí CCDC chủ yếu là doviệc quản lý, sử dụng các yếu tố này đã được quản lý gắt gao và có hệ thống, có địnhmức tiêu hao rõ ràng

- Việc tăng chi phí khấu hao TSCĐ chủ yếu là do cuối năm 2014, công ty đãtiến hành mua sắm nhiều trang thiết bị mới, sửa chữa lớn TSCĐ chưa tiến hành tríchtrước, làm tăng nguyên giá của TSCĐ, dẫn đến chi phí khấu hao TSCĐ năm 2015 tănghơn so với năm 2014

- Việc giảm chi phí khác bằng tiền là do công ty đã quản lý sử dụng tiết kiệm

và hợp lý các khoản điện, nước, điện thoại tại phân xưởng, có định mức phù hợp đốivới từng phân xưởng, tổ đội

d Phân tích sự biến động của các yếu tố chi phí trong chi phí bán hàng:

 Chi phí bán hàng hay còn gọi là chi phí lưu thông và tiếp thị bao gồmcác khoản chi phí cần thiết để đẩy mạnh quá trình lưu thông hàng hoá

và đảm bảo việc đưa hàng hoá tới tay người tiêu dùng Đây là khoản chiphí thời kỳ đều được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ đó Vìvậy nó ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp

 Chi phí bán hàng ở công ty than Hạ Long bao gồm:

Trang 30

- Chi phí nguyên vật liệu phục vụ cho bộ phận bán hàng như: chi phí vật liệu,bao bì xuất dùng cho việc giữ gìn, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, như chi phídịch vụ đóng gói sản phẩm, hàng hoá, chi phí vật liệu dùng cho bảo quản, bốc vác,vận chuyển sản phẩm, hàng hoá trong quá trình tiêu thụ, vật liệu dùng cho sửa chữa,bảo quản TSCĐ, dùng cho bộ phận bán hàng Chi phí nhiên liệu dùng cho vậnchuyển sản phẩm, hàng hoá đi tiêu thụ.

- Chi phí công cụ dụng cụ bán hàng bao gồm chi phí về công cụ, dụng cụ phục

vụ quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá như dụng cụ đo lường, phương tiện tínhtoán, phương tiện làm việc…

- Chi phí lương của nhân viên bán hàng: bao gồm lương, các khoản trích theolương, tiền ăn ca của nhân viên bán hàng

- Chi phí khấu hao TSCĐ bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý,bán hàng, như nhà kho, cửa hàng, phương tiện bốc dỡ, vận chuyển, phương tiện tínhtoán, đo lường…

- Chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụcho bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ trực tiếp cho khâubán hàng, tiền thuê kho, tiền thuê bốc vác, vận chuyển hàng hoá, sản phẩm đi bán, tiềnhoa hồng đại lý…

- Chi phí khác bằng tiền phát sinh trong khâu bán hàng như chi phí hội nghịkhách hàng…

Tình hình biến động:

Chi phí bán hàng năm 2015 là 2.500.000.000 đồng, tăng 500.000.000 đồng sovới năm 2014, tương ứng với tỷ lệ tăng 25% so với năm 2014 Trong đó các yếu tố chiphí biến động cụ thể như sau:

- Chi phí nguyên vật liệu năm 2015 là 520.000.000 đồng, tăng so với năm

2014 là 20.000.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ 4% Chi phí nguyên vật liệu tính trên

1000 đồng doanh thu đồng lại giảm 0,18 đồng, tương ứng với tỷ lệ 9,09%

- Chi phí CCDC năm 2015 là 280.000.000 đồng, giảm 20.000.000 đồng so vớinăm 2014, tương ứng với tỷ lệ 6,67% Chi phí CCDC tính trên 1000 đồng doanh thucũng giảm 0,22 đồng, tương ứng với tỷ lệ 18,81%

Trang 31

- Chi phí lương NV BH năm 2015 là 850.000.000 đồng, tăng 100.000.000đồng so với năm 2014, tương ứng với tỷ lệ 13,33% Chi phí lương NV BH tính trên

1000 đồng doanh thu cũng giảm 0,33 đồng, tương ứng với tỷ lệ 0,93%

- Chi phí KH TSCĐ năm 2015 là 370.000.000 đồng, tăng 170.000.000 đồng sovới năm 2014, tương ứng với tỷ lệ 85% Chi phí KH TSCĐ tính trên 1000 đồng doanhthu cũng tăng 0,49 đồng, tương ứng với tỷ lệ 61,71%

- Chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2015 là 150.000.000 đồng, tăng 30.000.000đồng so với năm 2014, tương ứng với tỷ lệ 25% Chi phí dịch vụ mua ngoài tính trên

1000 đồng doanh thu tăng 0,04 đồng, tương ứng với tỷ lệ 9,27%

- Chi phí khác bằng tiền năm 2015 là 330.000.000 đồng, tăng 200.000.000đồng so với năm 2014, tương ứng với tỷ lệ 153,85% Chi phí khác bằng tiền tính trên

1000 đồng doanh thu cũng tăng 0,63 đồng, tương ứng với tỷ lệ 121,89% Đây làkhoản mục có mức tăng mạnh nhất trong chi phí bán hàng

Như ta thấy hầu như tất cả các khoản mục trong chi phí bán hàng đều tăng, do

đó chi phí bán hàng năm 2015 tăng so với năm 2014

 Nguyên nhân của sự biến động các yếu tố chi phí này:

- Chi phí nguyên vật liệu tăng là do giá cả thị trường tăng cũng như việc sửdụng nguyên vật liệu vẫn chưa được quản lý chặt chẽ

- Chi phí CCDC giảm là do việc cấp phát CCDC đã được xây dựng và tính toántrên cơ sở số lượng nhân viên bán hàng, không có tình trạng thừa, gây lãng phí nhưnăm trước

- Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng mạnh do khách sạn đã chi tiền thuê sửa chữa,nâng cấp các thiết bị bán hàng

- Chi phí khác bằng tiền có mức tăng mạnh là do công ty tổ chức một loạt cáchội nghị, chi phí chiết khấu cho khách hàng do cần thêm nhiều khách hàng mới

Trang 32

e Phân tích sự biến động của các yếu tố chi phí trong chi phí quản lý doanh nghiệp

 Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí liên quan với vịêc tổ chức hànhchính và các hoạt động văn phòng làm việc của khách sạn Các khoảnchi phí này không thể xếp vào chi phí sản xuất hay chi phí lưu thông.Tất cả các loại hình tổ chức, hay bất cứ doanh nghiệp nào đều phải bỏ

ra khoản chi phí này Hơn thế nữa bộ phận này đóng vai trò quản trịdoanh nghiệp rất quan trọng nó ảnh hưởng rất lớn tới các kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của khách sạn

 Chi phí quản lý doanh nghiệp của khách sạn Thái Nguyên bao gồm:

- Chi phí vật liệu quản lý phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho công tácquản lý khách sạn như văn phòng phẩm, vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa TSCĐ,công cụ, dụng cụ…;

- Chi phí dụng cụ quản lý phản ánh chi phí dụng cụ, đồ dùng văn phòng dùngcho công tác quản lý;

- Chi phí nhân viên quản lý phản ánh các khoản phải trả cho cán bộ công nhânviên quản lý khách sạn, như tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm

y tế, kinh phí công đoàn của ban giám đốc, nhân viên quản lý ở các phòng ban củakhách sạn;

- Chi phí khấu hao TSCĐ phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung chokhách sạn như: văn phòng làm việc của các phòng ban, phương tiện vận tải truyềndẫn, máy móc thiết bị quản lý dùng trên văn phòng;

- Chi phí dịch vụ mua ngoài phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụcho công tác quản lý khách sạn; tiền thuê TSCĐ sử dụng trong công tác quản lý;

- Chi phí khác bằng tiền phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung củakhách sạn, ngoài các chi phí kể trên, như: chi phí hội nghị, công tác phí, tàu xe, cáckhoản chi cho lao động nữ,…

 Tình hình biến động: Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2015 là9.000.000.000 đồng, tăng 1.000.000.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng5,56% so với năm 2014 Trong đó các yếu tố chi phí biến động cụ thểnhư sau:

- Chi phí nguyên vật liệu năm 2015 là 2.200.000.000 đồng, giảm 300.000.000đồng so với năm 2014, tương ứng với tỷ lệ giảm 12% Chi phí nguyên vật liệu tínhtrên 1000 đồng doanh thu giảm 2,31 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 23,09%

Trang 33

- Chi phí CCDC năm 2015 là 1.200.000.000 đồng, tăng 200.000.000 đồng sovới năm 2014, tương ứng với tỷ lệ 20% Chi phí CCDC tính trên 1000 đồng doanh thucũng tăng 0,2 đồng, tương ứng với tỷ lệ 4,9%

- Chi phí nhân viên QLDN năm 2015 là 3.900.000.000 đồng, tăng 400.000.000đồng so với năm 2014, tương ứng với tỷ lệ 20,53% Chi phí nhân viên QLDN tínhtrên 1000 đồng doanh thu giảm 0,36 đồng , tương ứng với tỷ lệ 3,6%

- Chi phí khấu hao TSCĐ năm 2015 là 11.000.000.000 đồng, tăng2.000.000.000 đồng so với năm 2014, tương ứng với tỷ lệ 22,22% Chi phí khấu haoTSCĐ tính trên 1000 đồng doanh thu cũng tăng 2,46 đồng, tương ứng với tỷ lệ 6,84%

- Chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2015 là 470.000.000 đồng, giảm 110.000.000đồng so với năm 2014, tương ứng với tỷ lệ 18,97% Chi phí phí dịch vụ mua ngoàitính trên 1000 đồng doanh thu giảm 0,68 đồng, tương ứng với tỷ lệ 29,17%

- Chi phí khác bằng tiền năm 2015 là 230.000.000 đồng, giảm 1.190.000.000đồng so với năm 2014, tương ứng với tỷ lệ 83,8% Chi phí khác bằng tiền trên 1000đồng doanh thu giảm 4,88 đồng, tương ứng với tỷ lệ 85,84%

Như vậy chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nguyên nhân chủ yếu là do chi phíkhấu hao TSCĐ tăng, khoản mục chi phí này cũng là khoản mục chi phí có tỷ trọnglớn nhất trong chi phí quản lý doanh nghiệp

 Nguyên nhân của sự biến động các yếu tố chi phí này:

- Chi phí nhân công tăng do đơn giá tiền lương của nhân viên khách sạn đềutăng Thêm vào đó là các chính sách đãi ngộ người lao động của khách sạn được nângcao

- Trong năm vừa qua khách sạn tiến hành đầu tư rất nhiều trang thiết bị phục

vụ cho công tác quản lý và văn phòng như: máy vi tính, máy in, máy phôtô, điều hoànhiệt độ…do vậy mà chi phí khấu hao tăng lên đáng kể như trên

- Do quản lý tốt việc sử dụng vật tư trong các phòng ban, hay hạn chế mứcthấp nhất chi phí tiếp khách nên các khoản mục chi phí này đều giảm so với năm 2014

 Biện pháp khắc phục:

- Cần quản lý chặt chẽ hơn nữa việc sử dụng vật tư

Tóm lại, việc xác định các khoản mục chi phí cũng như việc xem xét các

nguyên nhân, tình hình biến động chi phí, giúp cho việc đánh giá chính xác hiệu quảhoạt động sản xuất kinh doanh Đồng thời giúp cho nhà quản trị của công ty nắm bắtđược một cách khái quát tình hình chi phí cũng như các chỉ tiêu cần thiết cho việc raquyết định về việc quản lý điều hành để công ty hoạt động hiệu quả hơn

Ngày đăng: 29/07/2017, 21:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w