1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỒ ÁN MÔN HỌC MÔN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

31 300 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 262,22 KB

Nội dung

PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1.1. Những vấn đề cơ bản về kế toán quản trị 1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị Nhà quản trị muốn thắng thế trên thị trường cần biết rõ tình hình kinh tế tài chính của mình như thế nào, muốn vậy họ cần sử dụng hàng loạt công cụ quản lý, trong đó kế toán là 1 công cụ quan trọng bậc nhất, đặc biệt là kế toán quản trị Kế toán quản trị là một bộ phận của kế toán làm nhiệm vụ thu thập xử lý thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh một cách cụ thể chi tiết, phục vụ cho nhà quản trị trong việc lập kế hoạch điều hành tổ chức kế hoạch và quản lý hoạt động kinh tế tài chính trong nội bộ. Kế toán quản trị là quá trình thu thập xử lý, đánh giá và truyền đạt thông tin về tình hình kinh tế tài chính phục vụ cho mục đích ra quyết định. 1.1.2. Vai trò, nhiệm vụ chức năng của kế toán quản trị a. Vai trò Trách nhiệm của các nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp là điều hành quản lý các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Các chức năng cơ bản củaquản lýdoanh nghiệp tất cả xoay quanh vấn đề “ra quyết định”. Các chức năng cơ bản của quản lý hoạt động doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra có thể khái quát bằng sơ đồ sau :

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT KHOA: KINH TẾ & QTKD

- -ĐỒ ÁN MÔN HỌC

MÔN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Hà Nội - 05/2017

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Minh Thu Nguyễn Hoàng Oanh

MSSV: 1424010491 Lớp: Kế toán D – K59

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm qua thực hiện đường lối phát triển kinh tếhàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường,theo định hướng XHCN nền kinh tế nước ta đã có sự biến đổisâu sắc và phát triển mạnh mẽ Trong bối cảnh đó các doanhnghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải đổi mới, tăngcường và nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh

Kế toán quản trị đã trở thành một lĩnh vực không thể thiếutrong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và nhân viên Kế toánquản trị có vai trò như một nhà tư vấn quản trị nội bộ cho cácnhà quản trị doanh nghiệp Vì vậy, kế toán quản trị có vai tròđặc biệt quan trọng không chỉ với hoạt động tài chính của Nhànước, mà còn với hoạt động của mỗi doanh nghiệp

Chính vì vậy, kế toán quản trị là môn học rất quan trọng đốivới sinh viên chuyên ngành kinh tế nói chung và chuyênngành kế toán nói riêng Nó cung cấp cho sinh viên nhữngkiến thức cơ bản nhất mà bất cứ một kế toán viên cần phảinắm được Việc thực hiện đồ án môn học là rất cần thiết đểsinh viên có thể tổng hợp lại kiến thức đã học, đào sâu và nắmvững lý thuyết kế toán và vận dụng các phương pháp kế toánvào thực hành công tác kế toán trong hoạt động thực tiễn của

2

Nguyễn Hoàng Oanh

Trang 3

các doanh nghiệp Cùng với việc giúp sinh viên nắm chắc cáckiến thức cơ bản của môn học, đồ án còn rèn luyện kỹ năngthực hành và nhận ra những hạn chế, thiếu sót, những tư duysai lệch trong quá trình học tập để kịp thời điều chỉnh sửachữa

Sau khi tham khảo số liệu từ đồ án tốt ngiệp của khóa trướctại Công ty TNHH nhà nước một thành viên cơ khí Hà Giang

em đã tìm hiểu một số nội dung, cách tổ chức và thực hiệncông tác quản trị ở công ty và đã trình bày một số hiểu biếtcủa mình trong đồ án kế toán quản trị.Nhưng do kiến thức vềnghiệp vụ kế toán còn hạn hẹp và kinh nghiệm thực tế cònchưa có, nên trong quá trình làm đồ án còn rất nhiều sai sót

Em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy cô Em xin chânthành cảm ơn cô : Nguyễn Thị Minh Thu đã giúp em hoànthành đồ án này

Đồ án của em gồm 3 phần:

Phần 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị

Phần 2: Phân tích biến động chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Phần 3: Phân tích điểm hoà vốn và lựa chọn phương án kinh doanh.

Trang 4

Nguyễn Hoàng Oanh

Trang 5

PHẦN I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

1.1. Những vấn đề cơ bản về kế toán quản trị

Nhà quản trị muốn thắng thế trên thị trường cần biết rõtình hình kinh tế tài chính của mình như thế nào, muốn vậy

họ cần sử dụng hàng loạt công cụ quản lý, trong đó kế toán

là 1 công cụ quan trọng bậc nhất, đặc biệt là kế toán quản trị

Kế toán quản trị là một bộ phận của kế toán làm nhiệm

vụ thu thập xử lý thông tin về hoạt động sản xuất kinh

doanh một cách cụ thể chi tiết, phục vụ cho nhà quản trị trong việc lập kế hoạch điều hành tổ chức kế hoạch và quản

lý hoạt động kinh tế tài chính trong nội bộ Kế toán quản trị

là quá trình thu thập xử lý, đánh giá và truyền đạt thông tin

về tình hình kinh tế - tài chính phục vụ cho mục đích ra quyết định

trị

a. Vai trò

Trách nhiệm của các nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp là điều hành quản lý các mặt hoạt động của doanh nghiệp Các chức năng cơ bản củaquản lýdoanh nghiệp tất

cả xoay quanh vấn đề “ra quyết định” Các chức năng cơ bản của quản lý hoạt động doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra có thể khái quát bằng sơ đồ sau :

Trang 6

Mối liên hệ giữa các chức năng cơ bản của quản hoạt động doanh nghiệp

Lập kế hoạch

Ra quyết định

Kiểm tra

Thực hiệnĐánh giá

Qua sơ đồ trên ta thấy sự liên tục của hoạt động quản lý

từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện, kiểm tra, đánh giá rồisau đó quay lại khâu lập kế hoạch cho kì sau, tất cả đềuxoay quanh trục ra quyết định

Để làm tốt các chức năng này đòi hỏi các nhà quản trịphải đề ra những quyết định đúng đắn nhất cho các hoạtđộng của doanh nghiệp Muốn có những quyết định có hiệuquả và hiệu lực, các nhà quản trị có yêu cầu về thông tin rấtlớn KTQT là nguồn chủ yếu, dù không phải là duy nhất,cung cấp nhu cầu thông tin đó Để thấy rõ vai trò của KTQTđối với các chức năng quản lý ta xét vị trí của nó trong từngkhâu của quá trình quản lý

- Khâu lập kế hoạch và dự án

6

Nguyễn Hoàng Oanh

Trang 7

Lập kế họach là xây dựng các mục tiêu cần phải đạt vàvạch ra các bước thực hiện để đạt được các mục tiêu đó.Các kế hoạch này có thể dài hạn hay ngắn hạn

Dự toán là một dạng của kế hoạch, nó là sự liên kết cácmục tiêu lại với nhau và chỉ rõ cách huy động và sử dụngcác nguồn lực sẵn có để đạt được các mục tiêu đã đề ra

Để chức năng lập kế hoạch và dự toán của quản lý đượcthực hiện tốt, để các kế hoạch cùng các dự toán có tínhkhoa học và tính khả thi cao thì chúng phải được lập dựatrên những thông tin hợp lý và có cơ sở Các thông tin nàychủ yếu do KTQT cung cấp

Ví dụ: Khi xây dựng chỉ tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp phảixác định cách làm cụ thể để đạt được chỉ tiêu này Kế toánviên quản trị sẽ cung cấp cho các nhà quản trị số liệu có cơ

sở để giúp các nhà quản trị lựa chọn ra phương án tối ưu đểđạt được chỉ tiêu đó, như chọn được sản phẩm sinh lợi caonhất, huy động các nguồn lực tiết kiệm nhất và định đượcgiá bán hiệu quả nhất trong điều kiện cạnh tranh thị trườngv.v

- Khâu tổ chức thực hiện

Trong khâu tổ chức thực hiện nhà quản lý phải biết liênkết tốt nhất các yếu tố sản xuất Có nghĩa là kết hợp tốtnhất các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đề ra

Để thực hiện tốt chức năng này, nhà quản trị có nhu cầurất lớn về thông tin kế toán, nhất là thông tin kế toán quảntrị Để ra quyết định kinh doanh đúng đắn trong các hoạtđộng hàng ngày (quyết định ngắn hạn), hay các quyết địnhthực hiện các mục tiêu dài hạn, nhà quản trị đều cần phảiđược cung cấp các thông tin từ kế toán

Trang 8

- Khâu kiểm tra và đánh giá

Sau khi đã lập kế hoạch đầy đủ và hợp lý, tổ chức thựchiện kế hoạch đòi hỏi nhà quản trị phải kiểm tra đánh giáviệc thực hiện nó Phương pháp thường dùng là so sánh sốliệu kế toán hoặc dự toán với số liệu thực hiện, để từ đónhận diện các sai biệt giữa kết quả đạt được với mục tiêu

đã đề ra Để làm được điều này nhà quản trị cần được cungcấp từ các bộ phận kế toán thực hiện để nhận diện nhữngvấn đề còn tồn tại và cần có tác động quản lý

Kiểm tra và đánh giá là hai chức năng có liên quan chặtchẽ với nhau Các nhà quản trị thừa hành thường đánh giátừng phần trong phạm vi kiểm soát của họ Còn các nhàquản trị cấp cao hơn, không tham gia trực tiếp vào quátrinh hoạt động hàng ngày, tiến hành đánh giá dựa vào cácbáo cáo thực hiện của từng bộ phận thừa hành mà KTQTcung cấp

- Khâu ra quyết định

Phần lớn thông tin do KTQT cung cấp nhằm phục vụ chochức năng ra quyết định cảu nhà quản trị Đó là một chứcnăng quan trọng, xuyên suốt các khâu quản trị doanhnghiệp, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đếnkiểm tra đánh giá Chức năng ra quyết định được vận dụngliên tục trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Để có thông tin thích hợp cho các nhu cầu của quản lý,KTQT sẽ thực hiện các nghiệp vụ phân tích chuyên môn vìnhững thông tin này thường không có sẵn KTQT sẽ chọn lọcnhững thông tin cần thiết, thích hợp rồi tổng hợp, trình bày

8

Nguyễn Hoàng Oanh

Trang 9

chúng theo một trình tự dễ hiểu nhất và giải thích quá trìnhphân tích đó cho nhà quản trị.

KTQT giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết địnhkhông chỉ bằng cách cung cấp thông tin thích hợp, mà còncách vận dụng các kỹ thuật phân tích vào những tình huốngkhác nhau, để từ đó nhà quản trị lựa chọn ra quyết địnhmột cách thích hợp nhất

b. Nhiệm vụ

Mục đích mà doanh nghiệp theo đuổi có thể rất đa dạng,chẳng hạn:

- Bán được một khối lượng sản phẩm nào đó

- Tôn trọng và thực hiện một thời hạn giao hàng cụ thể

- Khả năng giải quyết vấn đề nào đó trong một thời giannhất định

Để thực hiện những mục tiêu này, cần phải huy động cácnguồn lực vào đầu tư thiết bị, dự trữ hàng tồn kho, laođộng … Do đó nhiệm vụ của kế toán quản trị là :

- Kế toán quản trị phản ánh đối tượng của kế toán nóichung dưới dạng chi tiết theo yêu cầu của nhà quản trịdoanh nghiệp

- Kế toán quản trị phản ánh, tính toán giá chi phí củatừng loại TSCĐ, TLLĐ, phản ánh chi tiết từng khoản nợphải trả đối với từng khoản nợ, từ đó phản ánh (nguồnvốn chủ sở hữu của DN) dưới dạng chi tiết nhất

- Kế toán quản trị tính toán xác định doanh thu chi phícủa từng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, xác định chi phítheo từng địa điểm phát sinh (từng trung tâm chi phí),cũng như theo từng đối tượng gánh chịu chi phí (từngloại sản phẩm, hàng hoá, lao vụ ) từ đó nhà quản trị có

Trang 10

thể xác định kết quả hoạt động kinh doanh một cách chitiết nhất theo yêu cầu của nhà quản lý.

- Kế toán quản trị dựa trên cách thức huy động và sửdụng các nguồn lực vì vậy nó gắn liền với công tác tổchức và công nghệ của doanh nghiệp KTQT xác định,

mô tả hoạt động của các bộ phận tiêu dùng nguồn lực,các bộ phận cung cấp hoạt động và sản phẩm của việctiêu dùng nguồn lực

c. Chức năng

Thông tin trong DN phải nhằm phục vụ mục tiêu của DN.Thông tin của KTQT chủ yếu nhằm phục vụ quá trình raquyết định của nhà quản trị Do thông tin này không có sẵn

do vậy KTQT phải vận dụng một số phương pháp nghiệp vụ

để xử lý chúng thành dạng phù hợp với nhu cầu của nhàquản trị

Chức năng chính của KTQT là cơ sở để ra quyết định haychính là quy trình điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanhcủa DN

KTQT thực chất là một quy trình định dạng, đo lường,tổng hợp, phân tích, lập báo biểu, giải trình và thông đạtcác số liệu tài chính cũng như phi tài chính cho nhà QTDN

để lập kế hoạch tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá việcthực hiện kế hoạch trong phạm vi nội bộ DN đảm bảo choviệc sử dụng có hiệu quả các tài sản và quản lý chặt chẽcác tài sản của DN

tài chính (KTTC)

a. Điểm giống nhau giữa KTQT và KTTC

Mặc dù ngày nay KTQT và KTTC là hai loại hình hoàntoàn khác nhau song chúng vẫn có những điểm giống nhau

cơ bản sau đây :

10

Nguyễn Hoàng Oanh

Trang 11

- KTQT và KTTC đều đề cập đến các sự kiện kinh tế, và đềuquan tâm đến thu nhập, chi phí, tài sản, công nợ và quá lưuchuyển tiền tệ của doanh nghiệp

- KTQT và KTTC đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của

kế toán Hệ thống này là cơ sở để KTTC soạn thảo các báocáo tài chính định kỳ cung cấp ra ngoài Đối với KTQT, hệthống đó cũng là cơ sở để vận dụng, xử lí nhằm tạo rathông tin thích hợp cung cấp cho các nhà quản trị

- KTQT và KTTC đều biểu hiện trách nhiệm của người quản lý.KTTC biểu hiện trách nhiệm cảu người quản lý cấp cao, cònKTQT biểu hiện trách nhiệm của nhà quản trị các cấp bêntrong doanh nghiệp

b. Điểm khác nhau giữa KTQT và KTTC

Giữa KTQT và KTTC có sự khác nhau chủ yếu vì chúng có đốitượng phục vị khác nhau, mục đích sử dụng thông tin kếtoán khác nhau Những điểm khác nhau chủ yếu giữa chúngbao gồm :

Trang 12

Nguyễn Hoàng Oanh

Tiêu thức Kế toán tài chính Kế toán quản trị

1 Mục đích

sử dụng

thông tin

- Phục vụ cho việclập báo cáo tàichính trên cơ sở sốliệu thu thập

- Phục vụ cho nhà quảntrị trong việc lập kếhoạch và đưa raphương án kinh doanh

- Chủ thể bên trongdoanh nghiệp: nhàquản trị – những ngườitrực tiếp điều hànhdoanh nghiệp

và quốc gia

- Thông tin phải đảmbảo tính linh hoạt, kịpthời theo từng đơn vị,không bắt buộc tuântheo các nguyên tắcchuẩn mự kế toánchung

- Thông tin phảituân thủ các nguyêntắc chuẩn mực đãquy định

- Phản ánh thông tin dựbáo trong tương lai

- Là những thông tinchi tiết, thể hiện cả chỉtiêu giá trị, hiện vật,thời gian lao động

- Không tuân thủ cácnguyên tắc mà xâydựng theo yêu cầu nhàquản trị, miễn là đảmbảo tính linh hoạt, kịpthời

- Cho từng bộ phận,từng loại sản phẩm,từng quá trình cụ thể

6 Thời gian

báo cáo - Theo định kỳ:tháng, quý, năm…

- Theo yêu cầu của nhàquản trị (có thể thườngxuyên hoặc định kỳ)

pháp lý - Có tính pháp lý.

- Ít hoặc tính pháp lýkhông có tính bắtbuộc

- Nhiều mối quan hệ

Trang 13

1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của kế toán quản trị các yếu tố sản

xuất kinh doanh

Khái niệm: KTQT các yếu tố SXKD trong doanh nghiệp là

KTQT nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ khác (vật tư), hànghoá, KTQT tài sản cố định và KTQT lao động tiền lương (tiềncông)

1.1.4.1. Kế toán quản trị vật tư, hàng hoá

Để cung cấp các chỉ tiêu chi tiết về tình hình nhập, xuất,tồn kho của từng loại, từng nhóm, từng thứ vật tư, hàng hoátheo từng nơi bảo quản, sử dụng, cả chỉ tiêu hiện vật và chỉtiêu giá trị cần tổ chức KTQT vật tư, hàng hoá một cách khoahọc Phân loại vật tư hàng hoá phù hợp với đặc điểm vật tư,hàng hoá từng doanh nghiệp là công việc cần thiết để tổ chứctốt KTQT vật tư hàng hoá

Trong doanh nghiệp, vật tư, hàng hoá gồm nhiều loại,nhóm, thứ khác nhau với công dụng kinh tế, tính năng lý hoá

và yêu cầu quản lý khác nhau Để phục vụ cho yêu cầu tổchức KTQT vật tư, hàng hoá cần phải tiến hành phân loại vật

tư hàng hoá

Phân loại vật tư hàng hoá là phân chia vật tư hàng hoácủa doanh nghiệp thành các loại, các nhóm, các thứ theo tiêuthức phân loại nhất định Tuỳ theo yêu cầu quản trị vật tư,hàng hoá trong từng doanh nghiệp mà thực hiện phân loại vật

tư, hàng hoá cho phù hợp Chẳng hạn trong doanh nghiệp sảnxuất có thể căn cứ vào công dụng kinh tế và chức năng củavật tư trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh đểchia vật tư thành nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ

* Hạch toán chi tiết vật tư hàng hoá đảm bảo yêu cầu củaquản trị doanh nghiệp:

Kế toán quản trị chủ yếu phục vụ cho các nhà quản lýdoanh nghiệp để ra quyết định sản xuất kinh doanh do đóthông tin cần phải cập nhật và liên tục Điều này cũng có

Trang 14

nghĩa là các tình hình nhập xuất tồn kho vật tư hàng hoá cảchỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu thành tiền theo từng mặt hàng,từng nhóm, từng loại, ở từng nơi bảo quản sử dụng phải đượchạch toán chi tiết để sẵn sàng phục vụ cho yêu cầu quản trị.Muốn vậy, công tác hạch toán vật tư hàng hoá phải đảm bảocác yêu cầu sau:

- Tổ chức hạch toán chi tiết vật tư hàng hoá theo từngkho, từng bộ phận kế toán doanh nghiệp

- Theo dõi liên tục hàng ngày tình hình nhập xuất tồn khocủa từng loại, nhóm mặt hàng vật tư hàng hoá vả chỉ tiêu hiệnvật và chỉ tiêu thành tiền

- Đảm bảo đối chiếu khớp và chính xác tương ứng giữa các

số liệu của kế toán chi tiết với số liệu hạch toán chi tiết tạikho, giữa số liệu của kế toán chi tiết với số liệu của kế toántổng hợp về tình hình vật tư, hàng hoá

- Báo cáo cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết hàngngày, hàng tuần về tình hình vật tư hàng hoá theo yêu cầucủa quản trị doanh nghiệp

Căn cứ vào các yều cầu trên, doanh nghiệp có thể hạchtoán chi tiết vật tư hàng hoá theo một trong các phương phápsau:

- Phương pháp ghi thẻ song song

- Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển

- Phương pháp ghi sổ số dư

1.1.4.2. Kế toán quản trị tài sản cố định

Tài sản cố định trong doanh nghiệp là những tư liệu laođộng chủ yếu, những tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vàonhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh hay sử dụng thời gian dàivẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu (TSCĐ hữu hình) vànhững khoản chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra lớn sẽphát huy tác dụng trong thời gian dài trong hoạt động của

14

Nguyễn Hoàng Oanh

Trang 15

doanh nghiệp (TSCĐ vô hình) Như vậy để được coi là TSCĐthì tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệpphải thoả mãn hai điều kiện: Giá trị lớn và thời gian sử dụngdài.

* Kế toán tài sản cố định theo yêu cầu của kế toán quản trị

Trong quá trình sử dụng TSCĐ vào sản xuất kinh doanh,giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần và chuyển dịch từng phầnvào chi phí sản xuất kinh doanh Nhưng TSCĐ hữu hình vẫngiữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng.Mặt khác TSCĐ định sử dụng và bảo quản ở các bộ phận khácnhau trong doanh nghiệp Bởi vậy kế toán chi tiết TSCĐ phảiphản ánh và kiểm tra tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ củatoàn doanh nghiệp và của từng nơi bảo quản, sử dụng theotừng đối tượng ghi TSCĐ Ngoài các chỉ tiêu phản ánh nguồngốc nguồn gốc, thời gian hình thành TSCĐ, công suất thiết bị,

số hiệu TSCĐ, kế toán phải phản ánh nguyên giá, giá trị haomòn, giá trị còn lại của từng đối tượng ghi TSCĐ tại từng nơi

sử dụng, bảo quản TSCĐ

1. Kế toán chi tiết TSCĐ tại các nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ Việc theo dõi TSCĐ theo nơi sử dụng nhằm gắn tráchnhiệm bảo quản, sử dụng tài sản với từng bộ phận, từ đó nângtrách nhiệm và hiệu quả trong bảo quản sử dụng TSCĐ củadoanh nghiệp

Tại các nơi sử dụng TSCĐ (phòng, ban, đội sản xuất, phânxưởng sản xuất…) sử dụng “Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng” đểtheo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ do từng đơn vị quản lý, sửdụng Mỗi đơn vị sử dụng phải mở một sổ riêng, trong đó ghiTSCĐ tăng, giảm của đơn vị mình theo từng chứng từ tăng,giảm TSCĐ, theo thứ tự thời gian phát sinh nghiệp vụ tăng,giảm TSCĐ Doanh nghiệp có thể sử dụng mẫu sổ này trong

hệ thống kế toán doanh nghiệp

Ngày đăng: 29/07/2017, 22:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w