1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới tỉnh lào cai hiện nay

120 693 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 803,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bí thư chi bộ giữ vai trò lãnh đạo chi bộ giữa hai kỳ Đại hội, chịu trách nhiệm trước chi ủy, đề xuất và tổ chức sinh hoạt, hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của chi ủy; đối với bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới tỉnh Lào Cai vai trò này được thể hiện trong việc lãnh đạo chi bộ tập hợp, vận động, tổ chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, mà trực tiếp là của cấp ủy và chính quyền xã. Đồng thời thực hiện việc lãnh đạo chi bộ tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ công dân và lãnh đạo xây dựng tổ chức và hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong thôn, bản ở các xã biên giới thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Trong công tác lãnh đạo của Đảng, Đảng ta luôn chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, coi đó là khâu then chốt, khâu quyết định để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng. Hiện nay sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ngày càng phức tạp, vai trò cán bộ ngày càng có ý nghĩa lớn, điều này càng ý nghĩa hơn trong thực tiễn hiện nay về chất lượng cán bộ và chất lượng công việc, hai vấn đề này có liên quan đến nhau nếu chất lượng cán bộ kém thì chất lượng công việc kém và ngược lại. Vị trí, vai trò của đội ngũ bí thư chi bộ nói chung và đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản các xã biên giới nói riêng và vô cùng quan trọng, bởi là người gần dân nhất và thực hiện vai trò người đứng đầu chi ủy, chi bộ lãnh đạo chi bộ, các đoàn thể quần chúng và nhân dân thực hiện nhiệm vụ chính trị ở thôn, bản. Để thực hiện được nhiệm vụ của mình đáp ứng với thực tiễn trong công cuộc đổi mới đòi hỏi đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản các xã biên giới phải đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng (phẩm chất, trình độ, kỹ năng, khả năng hoàn thành nhiệm vụ …) vì vậy nâng cao chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản các xã biên giới tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay là tất yếu khách quan. Trong những năm qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có nhiều chủ trương, giải pháp về xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Thực hiện Chỉ thị số 10CTTW ngày 30 tháng 3 năm 2007 của Ban Bí thư TW Đảng khóa X về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, các cấp ủy, tổ chức Đảng đã tập trung lãnh đạo, tạo được một số chuyển biến tích cực về công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Qua đó làm cho các cấp ủy, tổ chức Đảng và đảng viên nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí quan trọng của tổ chức cơ sở Đảng và của chi bộ; ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thực hiện chủ trương tăng cường công tác Xây dựng Đảng, Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các huyện, thành ủy đặc biệt chú trọng tới công tác củng cố kiện toàn các chi bộ cơ sở, chi bộ thôn, bản các xã biên giới, các xã vùng sâu, vùng xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện chủ trương này các cấp ủy Đảng đã bắt tay vào thực hiện một cách đồng bộ và có nhiều chuyển biến tích cực từ việc kiện toàn đội ngũ bí thư chi bộ nói chung và đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản các xã biên giới nói riêng, hệ thống tổ chức cơ sở Đảng các thôn, bản đã được kiện toàn; phương pháp công tác và phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ thôn, bản đã được đổi mới... Tuy nhiên, tổ chức cơ sở Đảng cấp thôn, bản vùng biên giới của tỉnh Lào Cai vẫn đứng trước những khó khăn, thách thức không nhỏ. Chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ ở những vùng này vẫn còn những yếu kém và hạn chế cần khắc phục như: học vấn giáo dục phổ thông còn chưa cao, tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cấp ủy chưa thường xuyên, trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và năng lực điều hành công việc thực tiễn còn nhiều hạn chế. Để thực hiện được mục tiêu tăng cường khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của các xã biên giới để đưa đồng bào thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng cuộc sống văn minh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước. Để thực hiện nhiệm vụ này, giải pháp đầu tiên có ý nghĩa quyết định nhất là cần phải kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức Đảng cơ sở đặc biệt là nâng cao chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới. Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã vùng biên giới tỉnh Lào Cai hiện nay là rất cần thiết. Với ý nghĩa trên, tác giả chọn vấn đề “Chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới tỉnh Lào Cai hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước của mình.

Trang 1

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóaHTNV : Hoàn thành nhiệm vụ

HTTNV : Hoàn thành tốt nhiệm vụHTXSNV : Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụKT-XH : Kinh tế, xã hội

LLCT : Lý luận chính trịTCCSĐ : Tổ chức cơ sở Đảng

Trang 2

TrangMỞ ĐẦU 1Chương 1: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ CHI BỘ THÔN, BẢN

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 11

1.1 Khái niệm, vị trí, vai trò và nhiệm vụ của đội ngũ bí thư chi bộ thôn,

bản 111.2 Đặc điểm đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản các xã biên giới 201.3 Chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ - quan niệm và tiêu chí đánh giá 25

Chương 2: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ CHI BỘ THÔN, BẢNỞ CÁC XÃ BIÊN GIỚI TỈNH LÀO CAI HIỆN NAY - THỰC

TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 40

2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn,

bản ở các xã biên giới tỉnh Lào Cai 402.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên

giới tỉnh Lào Cai hiện nay 55

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ CHI BỘ THÔN, BẢN Ở CÁC XÃBIÊN GIỚI TỈNH LÀO CAI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

763.1 Mục tiêu, phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ

thôn, bản ở các xã biên giới tỉnh Lào Cai 763.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản

ở các xã biên giới tỉnh Lào Cai 81

KẾT LUẬN 96DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

Trang 3

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Bí thư chi bộ giữ vai trò lãnh đạo chi bộ giữa hai kỳ Đại hội, chịu tráchnhiệm trước chi ủy, đề xuất và tổ chức sinh hoạt, hoạt động lãnh đạo, chỉ đạocủa chi ủy; đối với bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới tỉnh Lào Cai vaitrò này được thể hiện trong việc lãnh đạo chi bộ tập hợp, vận động, tổ chức,hướng dẫn nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, mà trực tiếp là củacấp ủy và chính quyền xã Đồng thời thực hiện việc lãnh đạo chi bộ tổ chứcthực hiện các quyền, nghĩa vụ công dân và lãnh đạo xây dựng tổ chức và hoạtđộng của các tổ chức đoàn thể trong thôn, bản ở các xã biên giới thực hiệnnhiệm vụ phát triển KT-XH theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chínhsách pháp luật của Nhà nước.

Trong công tác lãnh đạo của Đảng, Đảng ta luôn chú trọng xây dựngđội ngũ cán bộ, coi đó là khâu then chốt, khâu quyết định để tăng cường vaitrò lãnh đạo của Đảng Hiện nay sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước ngày càng phức tạp, vai trò cán bộ ngày càng có ý nghĩa lớn, điều nàycàng ý nghĩa hơn trong thực tiễn hiện nay về chất lượng cán bộ và chất lượngcông việc, hai vấn đề này có liên quan đến nhau nếu chất lượng cán bộ kémthì chất lượng công việc kém và ngược lại Vị trí, vai trò của đội ngũ bí thưchi bộ nói chung và đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản các xã biên giới nói riêngvà vô cùng quan trọng, bởi là người gần dân nhất và thực hiện vai trò ngườiđứng đầu chi ủy, chi bộ lãnh đạo chi bộ, các đoàn thể quần chúng và nhân dânthực hiện nhiệm vụ chính trị ở thôn, bản Để thực hiện được nhiệm vụ củamình đáp ứng với thực tiễn trong công cuộc đổi mới đòi hỏi đội ngũ bí thư chibộ thôn, bản các xã biên giới phải đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng (phẩmchất, trình độ, kỹ năng, khả năng hoàn thành nhiệm vụ …) vì vậy nâng cao

Trang 4

chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản các xã biên giới tỉnh Lào Cai tronggiai đoạn hiện nay là tất yếu khách quan

Trong những năm qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, BanBí thư đã có nhiều chủ trương, giải pháp về xây dựng, củng cố, nâng cao nănglực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảngviên, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ Thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TWngày 30 tháng 3 năm 2007 của Ban Bí thư TW Đảng khóa X về nâng cao chấtlượng sinh hoạt chi bộ, các cấp ủy, tổ chức Đảng đã tập trung lãnh đạo, tạođược một số chuyển biến tích cực về công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng,nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,đảng viên Qua đó làm cho các cấp ủy, tổ chức Đảng và đảng viên nhận thứcsâu sắc về vai trò, vị trí quan trọng của tổ chức cơ sở Đảng và của chi bộ; ýnghĩa và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ đối vớiviệc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và độingũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện chủ trương tăng cường công tác Xây dựng Đảng, Đảng bộtỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các huyện, thành ủy đặc biệt chú trọng tới công táccủng cố kiện toàn các chi bộ cơ sở, chi bộ thôn, bản các xã biên giới, các xãvùng sâu, vùng xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số Thực hiện chủ trương nàycác cấp ủy Đảng đã bắt tay vào thực hiện một cách đồng bộ và có nhiềuchuyển biến tích cực từ việc kiện toàn đội ngũ bí thư chi bộ nói chung và độingũ bí thư chi bộ thôn, bản các xã biên giới nói riêng, hệ thống tổ chức cơ sởĐảng các thôn, bản đã được kiện toàn; phương pháp công tác và phươngthức lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ thôn, bản đã được đổi mới Tuy nhiên,tổ chức cơ sở Đảng cấp thôn, bản vùng biên giới của tỉnh Lào Cai vẫn đứngtrước những khó khăn, thách thức không nhỏ Chất lượng đội ngũ bí thư chibộ ở những vùng này vẫn còn những yếu kém và hạn chế cần khắc phục như:học vấn giáo dục phổ thông còn chưa cao, tham gia các khóa đào tạo, bồi

Trang 5

dưỡng nghiệp vụ cấp ủy chưa thường xuyên, trình độ lý luận chính trị, trìnhđộ chuyên môn, năng lực quản lý và năng lực điều hành công việc thực tiễncòn nhiều hạn chế Để thực hiện được mục tiêu tăng cường khai thác mọitiềm năng, thế mạnh của các xã biên giới để đưa đồng bào thoát khỏi nghèonàn, lạc hậu, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhândân, đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng cuộc sống văn minh, góp phầnvào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước Để thực hiện nhiệmvụ này, giải pháp đầu tiên có ý nghĩa quyết định nhất là cần phải kiện toànvà nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức Đảng cơ sở đặc biệt là nângcao chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới

Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng và những vấn đề đặt ra đốivới bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã vùng biên giới tỉnh Lào Cai hiện nay là

rất cần thiết Với ý nghĩa trên, tác giả chọn vấn đề “Chất lượng đội ngũ bí

thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới tỉnh Lào Cai hiện nay” làm đề tài

nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nướccủa mình.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1 Các sách và bài viết đã được công bố

2.2.1 Các bài viết

Phan Diễn (2002), “Một số vấn đề quan trọng về công tác tổ chức và

cán bộ của Đảng hiện nay”, Tạp chí Cộng sản (số 31) Nội dung bài viết tác

giả tổng kết những đánh giá của Trung ương khóa VII, khóa VIII và Kết luậncủa Hội nghị TW6 khóa IX về công tác tổ chức - cán bộ Tác giả phân tích chitiết những mặt làm được và những mặt hạn chế, yếu kém của các nội dungcông tác tổ chức; công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ; vấn đề xây dựngtộc chức cơ sở Đảng Tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơncông tác tổ chức cán bộ.

Trang 6

Hoài Nhân (2002), “Nâng cao chất lượng cán bộ cơ sở: những vấn đề

lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước (số 12) Trong bài viết tác

giả nêu lên số liệu thống kê của tỉnh Bình Dương về trình độ mọi mặt của độingũ cán bộ cơ sở, chỉ ra những bất cập cần phải khắc phục và những trăn trởvề đội ngũ cán bộ cơ sở trước những thực trạng về tình hoạt động và chấtlượng đội ngũ cán bộ cơ sở.

Trần Văn Phòng (2003), “Tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ lãnh

đạo chính trị hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị (số 5) Bài viết đã khái quát

và chỉ ra cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở (xã, phường,thị trấn) Tác giả đã làm rõ thực trạng và đề ra các yêu cầu để nâng cao chấtlượng cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở

Nguyễn Công Huyên (2005), “Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn - thực

trạng và kiến nghị”, Tạp chí Xây dựng Đảng (số 12) Bài viết đã nêu lên

những thuận lợi, khó khăn của việc áp dụng mô hình bí thư chi bộ kiêmtrưởng thôn, bản, cụm dân cư, qua nghiên cứu khảo sát tại ba tỉnh: Hà Tây,Phú Thọ, Hà Giang Tác giả đưa ra những giải pháp cho việc áp dụng mô hình

“Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn” theo từng vùng miền cụ thể nhằm nâng cao

chất lượng của đội ngũ bí thư chi bộ.

Bùi Đức Lại (2005), “Vài suy nghĩ về người bí thư cấp ủy – người

đứng đầu kiểu mới”, Tạp chí Xây dựng Đảng (số 6) Trong bài viết tác giả

nêu lên vấn đề của người đứng đầu hiện nay có vị rí rất quan trọng trong đổimới tổ chức và công tác tổ chức đồng thời khẳng định trong việc đổi mới thểchế người đứng đầu nói chung, nên bắt đầu từ vị trí bí thư cấp ủy

Thủy Anh (2007), “Làm gì để nâng cao chất lượng bí thư chi bộ thôn,

bản, ấp”, Tạp chí Xây dựng Đảng (số 12) Bài viết đã nêu lên những yếu tổ

ảnh hưởng tới chất lượng của đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản, ấp và nhữngvấn đề cần quan tâm khi lựa chọn và bồi dưỡng người làm bí thư chi bộ đó làcơ cấu về tuổi, thành phần dân tộc, giới tính, trình độ (học vấn, chuyên môn

Trang 7

nghiệp vụ, lý luận chính trị) Tác giả đã nghiên cứu khảo sát tại các tỉnh,thành phố: Hà Tây, Hòa Bình, Hải Phòng, Thái Nguyên, Sơn La, Sóc Trăng,Thái Bình, Vĩnh Phúc… tác giả đưa ra những giải pháp cho việc nâng cao

chất lượng đội ngũ “Bí thư chi bộ thôn, bản, ấp”.

2.1.2 Các sách chuyên khảo

Tiến sĩ Nguyễn Duy Hùng (2008), “Những vấn đề cơ bản về tổ chức và

hoạt động của chi bộ Đảng”, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2008;

Nguyễn Đức Hùng (chủ biên) (2008) “Sổ tay Công tác Đảng dành cho

bí thư và cấp ủy viên chi bộ”, Nxb Lý luận chính trị;

Nguyễn Văn Học (chủ biên), (2012) “Nghiệp vụ công tác Đảng dành

cho bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở”, Nxb Chính trị - Hành chính

PGS,TS Nguyễn Phú Trọng, (2012), “Xây dựng chỉnh đốn Đảng”, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

PGS,TS Nguyễn Phú Trọng (Chủ biên), PGS,TS Trần Xuân Sầm,

(2001), “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội Nội dung đề cập đến cơ sở lý luận của việc sử dụng tiêuchuẩn cán bộ trong công tác cán bộ; những kinh nghiệm xây dựng tiêu chuẩncán bộ của Đảng phù hợp với từng giai đoạn cách mạng Tác giả đã đề ranhững quan điểm, phương hướng chung trong việc nâng cao chất lượng côngtác cán bộ.

“365 câu hỏi và trả lời về tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên”, Nxb

Chính trị quốc gia, năm 2004.

Những công trình nghiên cứu này đã đề cập đến những vấn đề cơ bảnvề tổ chức và hoạt động của chi bộ Đảng, về tổ chức cơ sở Đảng, về công táccán bộ Tuy nhiên các công trình này mới chỉ dừng lại ở những vấn đề lớntrong công tác Xây dựng Đảng và TCCSĐ nói chung mà chưa đi sâu vào từngđịa phương cụ thể Song, những công trình khoa học này nội dung cơ bản là

Trang 8

cơ sở và nguồn tư liệu quý giúp cho tác giả tham khảo và tiếp thu một cách cóchọn lọc trong việc nghiên cứu để thực hiện đề tài.

Tô Huy Rứa (chủ biên), Trần Khắc Việt (2003), “Làm người cộng sản

trong giai đoạn hiện nay” Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Cuốn sách bàn rất

sâu về: tiêu chuẩn, tư cách người đảng viên cộng sản trong bối cảnh và điềukiện mới Tác giả đã hệ thống đầy đủ cơ sở lý luận, những quan điểm của C.Mác; V.I Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sảnViệt Nam về tiêu chuẩn, tư cách người đảng viên cộng sản và đối chiếu với vàso sánh với điều kiện hiện nay Tác giả đã đưa ra những: yêu cầu, tiêu chuẩn,tư cách người đảng viên cộng sản đồng thời đề ra những giải pháp chủ yếu đểxây dựng, rèn luyện tư cách người cộng sản trong giai đoạn cách mạng mới.

2.2 Các luận văn thạc sĩ

Triệu Thị Thúy (2012), “Chất lượng chi bộ thôn, bản ở tỉnh Bắc Cạn

trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng

Cộng sản Việt Nam Tác giả đã đánh giá khái quát chung về hoạt động củachi bộ thôn, bản đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượngchi bộ thôn, bản ở tỉnh Bắc Cạn.

Nguyễn Thành Nam (2012), “Hệ thống chính trị cấp xã vùng đồng bào

dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học.

Tác giả đánh giá chất lượng và kết quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sởở tỉnh Lào Cai giai đoạn 2007-2011, đồng thời đưa ra một số giải pháp chủyếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống Chính trị cơ sở ở LàoCai.

Lưu Thị Sim (2012), “Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Lào

Cai”, Luận văn thạc sĩ Luật học Tác giả đánh giá thực trạng về chất lượng

của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2007-2011,đồng thời đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng của độingũ cán bộ công chức cấp xã ở tỉnh Lào Cai.

Trang 9

Hoàng Duyên (2013), “Công tác phát triển đảng viên của các Đảng bộ

xã biên giới tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ chuyên

ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam Tác giả đánh giá thực trạng vềcông tác phát triển đảng viên của các Đảng bộ các xã biên giới của tỉnh LàoCai giai đoạn 2008-2012, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnhcông tác phát triển đảng viên ở các Đảng bộ xã biên giới tỉnh Lào Cai.

Đặng Minh Tâm (2013), “Xây dựng đội ngũ cán bộ xã người dân tộc

thiểu số tỉnh Lào Cai hiện nay”, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng

Đảng Cộng sản Việt Nam Tác giả đánh giá thực trạng về đội ngũ cán bộ xãlà người dân tộc thiểu số của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2008-2012, đồng thời đưara một số giải pháp trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ xã là người dântộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai.

2.3 Các đề tài cấp bộ và cấp Nhà nước

2.3.1 Đề tài cấp Bộ

Nguyễn Minh Bích (chủ biên), (1998) “Thực trạng và những yêu cầu

xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở nông thôn một số tỉnh miền núi, vùng caophía Bắc nước ta hiện nay”, tháng 10 năm 1998, Hà Nội Tác giả đã nghiên

cứu và đánh giá về chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng ở trong vùngnông thôn của một số tỉnh miền núi, vùng cao phía Bắc ở nước ta trên một sốkhía cạnh như: về chất lượng sinh hoạt, năng lực lãnh đạo của cán bộ cấp ủy,sức chiến đấu của TCCSĐ đồng thời đánh giá những thuận lợi và khó khăncủa tổ chức cơ sở Đảng Đề tài tập trung phân tích thực trạng TCCSĐ và xâydựng một số giải pháp để củng cố và kiện toàn các TCCSĐ trong đó có độingũ cán bộ nhằm nâng cao hoạt động của các TCCSĐ khu vực miền núi, vùngcao phía Bắc ở nước ta.

2.3.2 Đề tài cấp Nhà nước

PGS,TS Trần Xuân Sầm (chủ biên) (1994), KX 05-11: “Xác định cơ

cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị đổi mới” (1994)

Trang 10

của Học viện Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội Đề tài đã được nghiệm thu và pháthành sách năm 1998 Tác giả đã nêu lên thực trạng, nguyên nhân và nhữngluận cứ khoa học đồng thời tác giả đã đề ra các giải pháp cơ bản để xác địnhcơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị.

Trên nhiều góc độ nghiên cứu, các công trình khoa học đã đề cập ởnhững mức độ khác nhau về chất lượng cán bộ cơ sở Song chưa có một côngtrình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ có hệ thống và đề cập cụ thểđến chất lượng bí thư chi bộ và chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ởcác xã biên giới của tỉnh Lào Cai.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích của luận văn

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng độingũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới, luận văn đề xuất một số quanđiểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũbí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới đáp ứng yêu cầu phát triển trongthực tiễn hiện nay của tỉnh Lào Cai

3.2 Nhiệm vụ của luận văn

- Làm rõ một số vấn đề lý luận về chất lượng đội ngũ bí thư chi bộthôn, bản

- Phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong chất lượng đội ngũ bíthư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới của tỉnh Lào Cai hiện nay.

- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng caochất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới của tỉnh Lào Caihiện nay.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu chất lượng của đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ởcác xã biên giới của tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay.

Trang 11

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về Nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các hoạt động liên

quan đến công tác bí thư chi bộ thôn, bản của các xã biên giới của tỉnh LàoCai trong giai đoạn hiện nay Trong đó luận văn đi sâu vào việc nghiên cứuchất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới từ các khâu trongcông tác cán bộ: tạo nguồn, bồi dưỡng đào tạo, quy hoạch và sử dụng

- Về không gian: Các bí thư chi bộ thôn, bản thuộc Đảng bộ các xã biên

giới (không bao gồm: các phường, thị trấn) của tỉnh Lào Cai.

- Về thời gian: Nội dung tiến hành khảo sát, nghiên cứu, đánh giá chất

lượng của đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản bản thuộc Đảng bộ các xã biên giới(không bao gồm: các phường, thị trấn) của tỉnh Lào Cai từ 2009 đến 2014.

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận, thực tiễn

Luận văn dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh về Xây dựng Đảng và những quan điểm, đường lối của

Đảng Cộng sản Việt Nam về Đảng và xây dựng Đảng (đặc biệt là những

quan điểm, tư tưởng về xây dựng đội ngũ cán bộ).

Cơ sở thực tiễn của luận văn là hoạt động lãnh đạo của đội ngũ bí thưchi bộ thôn, bản ở các xã biên giới của tỉnh Lào Cai từ năm 2009 đến nay.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaMác - Lênin, đồng thời sử dụng các phương pháp cụ thể: lịch sử và logic;phân tích và tổng hợp; thống kê và so sánh; điều tra, khảo sát, thống kê, tổngkết thực tiễn…

Trang 12

6 Đóng góp khoa học và ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận văn

6.1 Đóng góp khoa học của luận văn

Làm rõ quan niệm về chất lượng và tiêu chí đánh giá tiễn về chất lượngcủa đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới của tỉnh Lào Cai hiện nay Đánh giá đúng thực trạng về chất lượng của đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bảnở các xã biên giới của tỉnh Lào Cai trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2013.

Đề ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chấtlượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giớiđáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay.

6.2 Ý nghĩa lý luận và thực tiến

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp luận cứ khoa họccho các cấp ủy Đảng ở địa phương trong việc lãnh đạo, chỉ đạo củng cố, kiệntoàn, nâng cao năng lực lãnh đạo cho đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở tỉnhLào Cai.

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho cáccơ quan tham mưu của Đảng bộ tỉnh Lào Cai tham khảo, vận dụng trong việcnâng cao chất lượng của đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới phùhợp với việc kiện toàn, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh.

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,giảng dạy và học tập ở trường Chính trị tỉnh Lào Cai và các Trung tâm bồidưỡng chính trị huyện, thành phố tỉnh Lào Cai

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,nội dung luận văn gồm 3 chương 7 tiết.

Trang 13

1.1.1 Khái niệm bí thư chi bộ và đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản

Bí thư chi bộ là người đứng đầu chi bộ được đại hội chi bộ hoặc chi ủybầu ra, thay mặt chi ủy thường ngày trực tiếp giải quyết mối quan hệ với cácđảng viên trong chi bộ, với người phụ trách đơn vị và các đoàn thể, đồng thờigiữ mối liên hệ chặt chẽ với cấp ủy cấp trên

Thôn xã là nói chung về xóm làng; thôn xóm là nói chung về làng xóm[51, tr.1185];

Bản là đơn vị dân cư nhỏ nhất ở một số vùng dân tộc thiểu số ở Bắc Bộ,tương đương với làng [51, tr.46];

Bản làng là xóm làng ở vùng dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam [51,tr.46];

Từ những khái niệm trên có thể khái niệm thôn, bản là đơn vị dân cư nhỏnhất ở vùng dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam.

Khái niệm nông thôn được thống nhất quy định tại Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

"Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thịxã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã".

Khái niệm biên cương là “vùng biên giới”; biên giới là “Chỗ hết phầnđất của một nước và giáp với nước khác” [44, tr 60].

Khái niệm “biên giới”, tại điểm 3 Điều 1 của Hiệp định về “Quy chếquản lý biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc” ký ngày 18/11/2009có hiệu lực từ ngày 14/7/2010; “Biên giới” hoặc “đường biên giới” có ý nghĩagiống nhau chỉ đường và mặt thẳng đứng theo đường đó xác định giới hạn

Trang 14

lãnh thổ trên đất liền (bao gồm lòng đất, vùng nước, vùng trời) của nướcCộng hòa XHCN Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về“Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, khu

vực biên giới đất liền nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được hiểu là “Khu

vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (viết gọn làkhu vực biên giới đất liền) bao gồm xã, phường, thị trấn (gọi là cấp xã) cómột phần địa giới hành chính trùng hợp với đường biên giới quốc gia trênđất liền”

Từ những khái niệm nêu trên có thể hiểu:

Bí thư chi bộ thôn, bản là người đứng đầu chi ủy, chi bộ thuộc đơn vịdân cư nhỏ nhất ở một số vùng dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam

Bí thư chi bộ thôn, bản ở xã biên giới là người đứng đầu chi ủy, chi bộkhu dân cư thôn, bản thuộc xã có một phần địa giới hành chính trùng hợp vớiđường biên giới quốc gia trên đất liền.

Cán bộ là người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quannhà nước [50, tr 105].

Cán bộ là người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổchức, phân biệt với người thường không có chức vụ [44, tr 106].

Từ khái niệm về cán bộ thì bí thư chi bộ nói chung và bí thư chi bộ thôn,bản ở các xã biên giới tỉnh Lào Cai được gọi là “cán bộ”

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng và Nhànước giải thích cho nhân dân hiểu rõ và thực hiện Đồng thời cótrách nhiệm nắm bắt tâm tư nguyện vọng, tình hình thực tiễn củaquần chúng nhân dân báo cáo với Đảng và Nhà nước hiểu rõ đểxây dựng chính sách đúng phù hợp với nhân dân” “Cán bộ là cái

Trang 15

gốc của mọi công việc Công việc thành công hoặc thất bại đềudo cán bộ tốt hay kém [31, tr 269, 273]

Bí thư chi bộ là người có vị trí quan trọng, giữ vai trò quyết định trongviệc lãnh đạo chi bộ tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ công dân và lãnhđạo xây dựng tổ chức và hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong thôn, bản ởcác xã biên giới thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo đúngđường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; là ngườigiữ vai trò đoàn kết, tập hợp, phát huy sức mạnh của quần chúng thực hiệnnhiệm vụ chính trị ở thôn, bản

Theo từ điển tiếng Việt đội ngũ là hàng ngũ [44, tr.374]

Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng hoặc nghềnghiệp, thành một lực lượng [44 tr 328]

Từ những khái niệm trên có thể hiểu như sau:

Đội ngũ bí thư chi bộ là những người đứng đầu các chi ủy, chi bộ lãnhđạo chi bộ, cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ chính trị; thay mặt chi ủythường ngày trực tiếp giải quyết mối quan hệ giữa các đảng viên trong chi bộđồng thời phụ trách các đoàn thể quần chúng và giữ mối liên hệ chặt chẽ vớicấp ủy cấp trên trực tiếp.

Đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản là những người đứng đầu các chi ủy, chibộ thôn, bản thuộc các xã ở vùng dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam, lãnhđạo chi bộ thực hiện nhiệm vụ chính trị; thay mặt chi ủy thường ngày trựctiếp giải quyết mối quan hệ giữa các đảng viên trong chi bộ đồng thời phụtrách các đoàn thể quần chúng ở thôn, bản và giữ mối liên hệ chặt chẽ vớiĐảng ủy xã.

Đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản các xã biên giới là những người đứngđầu các chi ủy, chi bộ ở thôn, bản thuộc xã có một phần địa giới hành chínhtrùng hợp với đường biên giới quốc gia trên đất liền

Trang 16

1.1.2 Vị trí, vai trò của bí thư chi bộ thôn, bản

1.1.2.1 Là người đứng đầu, người đại diện cho chi ủy, chi bộ thôn, bản

Bí thư chi bộ thôn, bản là người đứng đầu chi ủy được Đại hội bầu ra, giữvai trò lãnh đạo chi bộ giữa hai kỳ Đại hội, nhưng là người đứng đầu chi ủy

Bí thư chi bộ chịu trách nhiệm trước chi ủy, đề xuất và tổ chức sinhhoạt, hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của chi ủy, thay mặt chi ủy thường ngàytrực tiếp giải quyết mối quan hệ với các đảng viên trong chi bộ, với trưởng,phó thôn, bản và các đoàn thể quần chúng, đồng thời giữ mối liên hệ chặt chẽvới cấp ủy cấp trên, trực tiếp là Đảng ủy cơ sở (Đảng uỷ xã).

Bí thư chi bộ có ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng chi bộ, chấtlượng sinh hoạt của chi bộ và toàn bộ các hoạt động nhiệm vụ chính trị củachi bộ ở thôn, bản Bí thư chi bộ tốt (có chất lượng tốt) sẽ có tác dụng quyếtđịnh việc nâng cao chất lượng hoạt động của chi ủy, chi bộ từ đó có ảnhhưởng tốt đến việc củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu củachi bộ ở thôn, bản

1.1.2.2 Là người đứng đầu, người đại diện cho chi ủy, chi bộ trướcchính quyền và các đoàn thể quần chúng ở thôn, bản

Thôn, bản các xã biên giới là nơi diễn ra mọi hoạt động trong đời sốngxã hội của cư dân nông thôn miền núi vô cùng phong phú và cùng rất phứctạp, trách nhiệm của bí thư chi bộ cùng lãnh đạo các đoàn thể quần chúngtrong thôn, bản là rất nặng nề và khó khăn do đặc thù của điều kiện tự nhiênvà trình độ dân trí

Bí thư chi bộ đóng vai trò mang tính quyết định trong việc đưa nghịquyết vào cuộc sống, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn đảng viên, bà connhân dân tích cực thực hiện nhiệm vụ ở thôn, bản Bí thư chi bộ có vai tròhướng dẫn về phương pháp công tác của trưởng, phó thôn, bản đồng thời cótrách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống chính trị ở cơ sở tổ chức hoạt độngnhằm thu hút, tập hợp đoàn viên, hội viên và đông đảo quần chúng tham giathực hiện nhiệm vụ chính trị ở thôn, bản xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân

Trang 17

cư, xây dựng nông thôn mới, tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ anninh Tổ quốc

Đứng trước những khó khăn và trách nhiệm nặng nề của vị trí, vai tròngười bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới đó là người đứng đầu, ngườiđại diện cho chi ủy, chi bộ trước chính quyền và các đoàn thể quần chúng ởthôn, bản Để đảm đương được vị trí của mình đòi hỏi mỗi người bí thư chi bộphải hội tụ đầy đủ các yếu tố của người cán bộ đó là: phẩm chất chính trị, đạođức, uy tín, năng lực, trình độ, kỹ năng công tác…

1.1.2.3 Là người có vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạtđộng của thôn, bản

Vai trò này được thể hiện trong việc lãnh đạo chi bộ tập hợp, vận động,tổ chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theođúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Sựmẫu mực của người bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới sẽ là tấm gươngsáng để thu phục quần chúng đoàn kết, tự giác, hăng hái thực hiện chủ trương,nghị quyết lãnh đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

Để thực hiện tốt vai trò này trong điều kiện hiện nay đòi hỏi đội ngũ bíthư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới phải nhạy bén với cái mới, có năng lựcđổi mới, có tinh thầm dũng cảm, quyết đoán, chủ động, sáng tạo, thật sựgương mẫu, hướng dẫn đảng viên và quần chúng tổ chức thực hiện tốt nhiệmvụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương

Với vị trí và vai trò quan trọng như vậy người bí thư chi bộ phải luôngiữ vững tinh thần đoàn kết thống nhất nội bộ, bởi vì nếu không giữ được sựđoàn kết thống nhất nội bộ thì sẽ không tập hợp, vận động được quần chúngnhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở thôn, bảnđiều đó đồng nghĩa với việc bí thư chi bộ không hoàn thành nhiệm vụ chínhtrị của mình và cả hệ thống chính trị ở cơ sở không hoàn thành nhiệm vụ.

Trang 18

1.1.2.4 Là người giữ trọng trách cao nhất ở chi ủy, chi bộ; đồng thờilà một đảng viên trong chi bộ

Là một đảng viên trong chi bộ, vì thế trước hết bí thư chi bộ phải thựchiện xuất sắc 4 nhiệm vụ người đảng viên được quy định tại điều 2 Điều lệ

Đảng cộng sản Việt Nam khóa XI đó là: “tuyệt đối trung thành với mục đích

lý tưởng cách mạng của Đảng; không ngừng học tập, rèn luyện, nâng caotrình độ kiến thức; liên hệ chặt chẽ, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ củanhân dân; tham gia xây dựng, bảo vệ và chấp hành nghiêm chỉnh, đườnglối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kếtthống nhất trong Đảng.”

Để thực hiện vai trò của mình là người giữ trọng trách cao nhất ở chiủy, chi bộ đồng thời là vai trò một đảng viên trong chi bộ, người bí thư chi bộthôn, bản ở các xã biên giới phải nêu cao vai trò, trách nhiệm cá nhân củamình trong việc thực hiện các công việc của chi bộ đồng thời phải tôn trọngsự lãnh đạo tập thể của chi ủy, chi bộ thực sự gương mẫu chấp hành các chỉthị, nghị quyết của Đảng, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước,các quyết định của tổ chức, luôn chủ động cùng với chi ủy góp phần tích cựcvào việc cụ thể hóa, vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước ở cơ sở vào thực tiễn ở thôn, bản mình Đồng thời cùngtập thể chi ủy, chi bộ lập kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảmcho nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêmchỉnh ở cơ sở.

1.1.3 Nhiệm vụ của đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới

1.1.3.1 Đề xuất và tổ chức các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của chi ủy,chi bộ và trực tiếp làm công tác tư tưởng ở chi bộ và thôn, bản

Tổ chức các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo chi ủy, chi bộ: để thực hiện

được tốt nhiệm vụ trọng trách này, người bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biêngiới cần phải thực hiện đảm bảo các yêu cầu sau:

Trang 19

Căn cứ vào nhiệm vụ lãnh đạo của chi bộ, tình hình thực tế chi bộ, sởtrường của từng chi ủy viên, bí thư chi bộ chủ động đề xuất với chi ủy, thốngnhất phân công công tác cho từng chi ủy viên, tạo điều kiện thuận lợi để pháthuy vai trò, trách nhiệm của từng chi ủy viên, nhất là những chi ủy viên là cánbộ phụ trách các đoàn thể ở thôn, bản

Bám sát tình hình hoạt động lãnh đạo của chi ủy, tăng cường kiểm tra,đôn đốc và giúp đỡ các chi ủy viên làm tốt nhiệm vụ được phân công, bảođảm cho hoạt động lãnh đạo của chi bộ đạt hiệu quả các chương trình kếhoạch đề ra; đồng thời báo cáo cấp ủy cấp trên xử lý những vấn đề nảy sinhvượt quá khả năng, quyền hạn giải quyết.

Gương mẫu trong công tác và lối sống, lời nói và việc làm, xứng đánglà hạt nhân, là trung tâm đoàn kết của tập thể chi ủy, chi bộ Đây là nhân tố cóý nghĩa quyết định tạo nên sức mạnh chiến đấu, chất lượng hoạt động lãnhđạo của chi bộ.

Thực hiện công tác tư tưởng ở chi bộ và thôn, bản: để thực hiện công

tác tư tưởng đạt hiệu quả, yêu cầu người bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biêngiới cần đảm bảo một số yêu cầu:

Nắm vững tình hình nhận thức, tư tưởng của đảng viên và quần chúngnhân dân trong thôn, bản, tăng cường tiếp xúc với quần chúng, trực tiếp đốithoại với quần chúng với phương châm “nói cho quần chúng nghe và nghequần chúng nói”; kịp thời giải đáp những vướng mắc về nhận thức tư tưởng,uốn nắn những nhận thức tư tưởng có biểu hiện lệch lạc.

Gần gũi, cởi mở, chân thành với cán bộ, đảng viên và quần chúng, hòamình với mọi người, tạo sự đồng thuận, đoàn kết gắn bó trong chi bộ và thôn,bản để hiểu đúng, hiểu sâu thực chất tình hình tư tưởng của đảng viên và quầnchúng, giữ vững mối quan hệ chặt chẽ với cấp ủy và cơ quan tuyên giáo củacấp ủy cấp trên (Ban tuyên vận của xã), nhằm đảm bảo cho mọi hoạt độngcông tác tư tưởng ở chi bộ đúng định hướng của Đảng

Trang 20

Đề cao tinh thần cảnh giác, chủ động triển khai các hoạt động chống lạiluận điệu xuyên tạc chia rẽ dân tộc nhằm phá hoại Đảng và Nhà nước ta củacác thế lực thù địch, góp phần làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” củacác thế lực thù địch trên mọi lĩnh vực

1.1.3.2 Giữ mối quan hệ chặt chẽ với đội ngũ cán bộ chủ chốt ở thôn, bản

Trên thực tế hiện nay ở thôn, bản các xã biên giới việc giữ mối quan hệchặt chẽ mối quan hệ giữa bí thư chi bộ với người đứng đầu phụ trách côngtác đoàn thể và trưởng thôn, bản là vô cùng quan trọng, phải đặt lên nhiệm vụhàng đầu, bởi vì thôn, bản là nơi cụ thể hóa tổ chức thực hiện nghị quyết củaĐảng, để thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển kinh tế xã hội ở địaphương, yêu cầu bí thư chi bộ phải thường xuyên củng cố, giữ mối quan hệgắn bó chặt chẽ với đội ngũ cán bộ chủ chốt ở thôn, bản và trong từng trườnghợp cụ thể người bí thư chi bộ cần tranh thủ những người có uy tín trong thôn,bản đó là: già làng, trưởng tộc… để thực hiện nhiệm vụ quản lý thống nhất vàđiều hành các hoạt động ở thôn, bản nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội,quốc phòng an nin Mối quan hệ ở đây được hiểu là mối quan hệ về tráchnhiệm, tôn trọng, đoàn kết giúp đỡ nhau, phát huy vai trò của các cá nhânlãnh đạo tập thể để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng cuộc sống ấm no, hạnhphúc cho nhân dân ở thôn, bản mình chứ không phải là mối quan hệ giữa lãnhđạo và phục tùng.

Người bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới đang đứng trước nhiềukhó khăn, thử thách để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình họ phải tự mìnhkhông ngừng học tập nâng cao trình độ, trau dồi đạo đức cách mạng, kiếnthức chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực thực tiễn để tham gia vào việc kiểmtra công tác của người đứng đầu phụ trách công tác đoàn thể và trưởng thôn,bản (khi cần thiết) nhằm tăng cường chất lượng hoạt động của hệ thống chínhtrị ở cơ sở Để mối quan hệ này bền chặt yêu cầu đối với bí thư chi bộ phải

Trang 21

xây dựng và bám sát quy chế hoạt động của chi ủy với người đứng đầu phụtrách công tác đoàn thể và trưởng thôn, bản mang tính thống nhất.

1.1.3.3 Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết của chi bộ

Trọng tâm công tác của chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới đó là việclãnh đạo chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chínhsách, pháp luật của Nhà nước, lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ chính trị của chibộ Đồng thời tổ chức, quy tụ sức mạnh của cả hệ thống tổ chức đoàn thểquần chúng làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng Đảng ta lãnh đạocách mạng bằng chủ trương, nghị quyết, vì vậy việc chuẩn bị nghị quyết,thông qua nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết là nội dung trọng yếutrong phương thức lãnh đạo của tổ chức Đảng các cấp Nguyên tắc hoạt động

lãnh đạo của Đảng là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, do đó bí thư chi

bộ có trách nhiệm chủ trì việc chuẩn bị (dự thảo) nghị quyết, tổ chức thôngqua nghị quyết và sau đó triển khai tổ chức thực hiện nghị quyết.

Chủ trì việc chuẩn bị ra nghị quyết của chi bộ là nhiệm vụ cơ bản,quan trọng nhất của người bí thư chi bộ, muốn hoàn thành tốt trọng trách này,bí thư chi bộ phải nắm vững nội dung, tính chất của mỗi một loại hình sinhhoạt để chuẩn bị nội dung và vận dụng các hình thức, biện pháp tiến hành chophù hợp Để chuẩn bị tốt nội dung sinh hoạt chi bộ phải bám sát tình hình củathôn, bản, sự chỉ đạo của Đảng ủy xã, chuẩn bị nội dung đưa ra chi bộ thảoluận, quyết định Để đảm bảo nghị quyết khi ra đời sát với tình hình thực tếcủa cơ sở, có tính khả thi cao, quá trình ra nghị quyết bí thư chi bộ phải biếthuy động sức mạnh của tập thể chi ủy, đó là sản phẩm của trí tuệ tập thể vàtuân thủ nghiêm ngặt các quy định khi chủ trì ra nghị quyết đó là: chuẩn bịnội dung sinh hoạt chi ủy; chủ trì sinh hoạt chi ủy; chuẩn bị nội dung sinhhoạt thường kỳ của chi bộ; chủ trì nội dung sinh hoạt chi bộ, ra nghị quyết.

Trang 22

1.2 Đặc điểm đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản cácxã biên giới

Phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống: đội ngũ bí thư chi bộ thôn,

bản ở các xã biên giới của tỉnh Lào Cai có phẩm chất chính trị đạo đức tốt,trung thành với lý tưởng, kiên định với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.Đại đa số họ là những người chất phác, thật thà trong từng lời nói, cử chỉ,hành động, sống giản dị, luôn sống hòa đồng, gần gũi nhân dân và được nhândân tín nhiệm là những người có lòng nhiệt tình cách mạng, tin tưởng tuyệtđối vào sự lãnh đạo của Đảng, luôn là người đi đầu gương mẫu chấp hành cácquy định của Nhà nước Họ là những người có nhận thức sâu sắc, đúng đắn vềvị trí, yêu cầu công tác của mình và tự rèn luyện trau dồi đạo đức cách mạng,tự học tập nâng cao trình độ để phù hợp với điều kiện ở cơ sở trong thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trình độ và khả năng hoàn thành nhiệm vụ: đội ngũ bí thư chi bộ thôn,

bản ở các xã biên giới có trình độ học vấn phổ thông, trình độ chuyên mônnghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị còn thấp so với yêu cầu của thực tiễn.Từ đặc điểm về trình độ còn hạn chế như vậy dẫn đến khả năng cụ thể hóanhận thức cá nhân về khoa học, lý luận đúng đắn còn nhiều hạn chế, dẫn đếnkhả năng hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xãbiên giới của tỉnh Lào Cai chưa cao

Uy tín và khả năng quy tụ cán bộ: đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở cácxã biên giới của tỉnh Lào Cai có những điểm chung như đội ngũ bí thư chi bộthôn, bản khác ở các xã trong địa bàn của tỉnh Họ là những người am hiểuthông thạo các phong tục, tập quán của đồng bào nơi họ đang sinh sống, vìvậy họ luôn có một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân ởđịa phương Đại đa số họ là những người có uy tín với đảng viên, bà con nhândân ở thôn, bản và họ có khả năng quy tụ đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở, tìm

Trang 23

tòi, học hỏi các mô hình phát triển kinh tế gia đình để hướng dẫn các hộ nhândân trong thôn, bản cùng thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương

Thành phần xuất thân: đây là đặc điểm chung nhất của đội ngũ bí thư

chi bộ thôn, bản ở các xã của các tỉnh miền núi phía Bắc cũng như thôn, bản,tổ dân phố trong tỉnh Lào Cai Đại đa số họ là người dân sinh ra và lớn lên tạithôn, bản dó đó họ có mối quan hệ dòng tộc, làng, bản về mọi mặt của đờisống xã hội Đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản chủ yếu là xuất thân từ nông dânvà một số lượng nhỏ là cán bộ công chức cấp xã kiêm nhiệm, quân nhân xuấtngũ và cán bộ hưu trí

Đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản đa số là đồng bào dân tộc ít người

Đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới tỉnh Lào Cai so vớicác chi bộ trực thuộc cấp xã trong tỉnh cũng như ở các chi bộ nông thôn vùngthấp đó là thành phần dân tộc Điều kiện dân số ở Lào Cai chiếm tỷ lệ 64,09%là đồng bào dân tộc ít người, do đó đội ngũ đảng viên ở chi bộ thôn, bản cácxã biên giới chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người với đặc thù đội ngũ bí thưchi bộ thôn, bản chủ yếu là người sinh ra và lớn lên cống hiến và trưởng thànhtại thôn, bản đó đây là lực lượng nguồn cơ bản của cán bộ chủ chốt ở thôn,bản Trong tổng số đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới tỉnh LàoCai hiện nay là 231 đ/c, dân tộc kinh 61 đ/c chiếm tỷ lệ là 26,4%; dân tộc ítngười 170 đ/c chiếm tỷ lệ 73,6% [Phụ lục 7].

Tỷ lệ giới tính không cân đối

Do đặc thù của tỉnh Lào Cai chiếm tỷ lệ 64,09% dân số là đồng bào dântộc ít người, với đặc điểm điều kiện sống của đồng bào và hiện tại các thôn,bản trong tỉnh còn tồn tại hai hình thức quản lý xã hội ở cơ sở đó là pháp luậtvà luật tục Phụ nữ đồng bào các dân tộc ở vùng cao chịu ảnh hưởng của cácluật tục còn mang tính tiêu cực nên chủ yếu là làm nương rẫy, thêu thùa, mayvá, nuôi con do đó cơ hội học đến với họ là rất thấp, bản thân họ cũngkhông muốn tham gia học tập, điều này làm ảnh hưởng lớn tới công tác đào

Trang 24

tạo cán bộ nữ là người đồng bào dân tộc ít người trong tỉnh, tỷ lệ đảng viên,đoàn viên, hội viên là nữ của các đoàn thể quần chúng ở thôn, bản cũng rấtthấp và đặc biệt là cán bộ chủ chốt thôn bản cũng rất thấp Tổng số đội ngũ bíthư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới tỉnh Lào Cai hiện nay là 231 đ/c, namlà 163 đ/c chiếm tỷ lệ 70,56%; nữ là 68 đ/c chiếm tỷ lệ là 29,44% [Phụ lục 7].

Tác phong làm việc,nhìn chung chưa khoa học

Từ đặc điểm riêng của đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biêngiới đa số là đồng bào dân tộc ít người, chênh lệnh lớn về tỷ lệ giới tính, trìnhđộ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị thấp Năng lực thực tiễnchưa cao và khả năng hoàn thành nhiệm vụ chưa đảm bảo yêu cầu, những yếutố trên làm ảnh hưởng lớn đến tác phong làm việc của đội ngũ bí thư chi bộthôn, bản ở các xã biên giới của tỉnh Lào Cai.

Chưa tận dụng triệt để việc vận dụng trên cơ sở chương trình công táccủa chi bộ hoặc của cấp ủy cấp trên để xây dựng kế hoạch, lập chương trìnhcông tác cụ thể theo tuần, tháng, quý làm căn cứ thực hiện các nhiệm vụ củacá nhân Chưa xem xét, nghiên cứu nắm chắc vấn đề, sát với tình hình thựctiễn đã quyết định vấn đề đưa ra thảo luận trong chi ủy, chi bộ thực hiện dovậy hiệu quả của việc thống nhất nội dung trong cấp ủy chưa cao Nhiều khilựa chọn các nội dung thực hiện ở thôn, bản chưa đảm bảo tính thiết thực, tínhhiệu quả; trong quá trình tổ chức thực hiện nghị quyết chưa đi sâu sát tới cơsở, chưa kiểm tra, đôn đốc kịp thời thực hiện và chỉ đạo điểm đánh giá thực tếđể rút kinh nghiệm Cá biệt có đồng chí ý thức gắn bó với tập thể còn kém,chưa phát huy sức mạnh của tập thể, chưa gần gũi nhân dân, chưa biết tập hợpvà sử dụng tài năng của đảng viên trong chi bộ và quần chúng nhân dân trongthôn, bản mình, còn nhiều đồng chí mang tính tự ti, bảo thủ, đôi lúc chưachịu khó lắng nghe ý kiến của nhân dân kể cả các ý kiến ngược, chưa cósự giải đáp cho nhân dân hiểu, thực hiện đường lối chủ trương của Đảngvà chính sách pháp luật của Nhà nước, chưa đặt niềm tin tưởng tuyệt đối

Trang 25

vào nhân dân, nhiều lúc còn áp đặt ý kiến cá nhân, chưa nêu cao khẩu

hiệu “vì dân”

1.3 Chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ - quan niệm và tiêu chí đánh giá

1.3.1 Quan niệm về chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ

Từ điển tiếng Việt khái niệm: Chất lượng là cái tạo nên giá trị của một

con người, một vật, một việc [51, tr 202].

Theo Giáo sư Hoàng Phê: Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị

của một con người, một sự vật [44, tr 139].

Từ điển Triết học khái niệm về chất lượng: Chất lượng (chất) là tính

quy định bản chất của sự vật, tính quy định của những đặc điểm và tính cáchvốn có của sự vật; do tính quy định đó, sự vật là sự vật như nó đang tồn tại,chứ không phải sự vật khác, tính quy định đó phân biệt sự vật ấy với sự vậtkhác [1, tr 150].

Từ điển Bách khoa thì cho rằng: Chất lượng là phạm trù triết học biểu

thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tươngđối của sự vật, phân biệt nó với sự vật khác [5, tr 20, tr 519]

Ở mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ có những phương pháp khác nhau để đánhgiá về chất lượng sự vật, sự việc, sản phẩm nhưng có điểm chung là: chấtlượng của đối tượng được đánh giá là tổng hợp các yếu tố tạo nên bản chất củađối tượng, làm nên tác dụng, giá trị của đối tượng đó Khi nói đến chất lượng lànói đến tốt hay không tốt, đạt hay không đạt một chuẩn mực nhất định nào đó.Khi đặt vấn đề về chất lượng cán bộ, phải xem xét trên hai phương diện: chấtlượng là tổng hợp những phẩm chất, tính chất tạo nên giá trị của một người cánbộ và những phẩm chất, tính chất đó đã đáp ứng được đến mức độ nào so vớinhững yêu cầu đặt ra trong một thời gian và không gian nhất định Những vấnđề về: phẩm chất, tính chất tạo nên giá trị cán bộ mang tính ổn định tương đốivà có thể thay đổi, biến động do có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của yếutố khách quan và yếu tố chủ quan.

Trang 26

Từ những khái niệm về chất lượng, có thể hiểu chất lượng bí thư chi bộnhư sau:

Chất lượng bí thư chi bộ là tổng hợp các tiêu chí về phẩm chất chính trị,phẩm chất đạo đức, sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ chính trị, trình độchuyên môn nghiệp vụ và khả năng lãnh đạo tổ chức, thực hiện nhiệm vụ chínhtrị của chi bộ với vai trò là người đứng đầu chi ủy, chi bộ

Chất lượng của cá nhân được hiểu là tổng hợp những phẩm chất nhấtđịnh về sức khỏe, trí tuệ khoa học, chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức,ý chí, niềm tin, năng lực và như vậy chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ được tạothành từ chất lượng của từng cá nhân bí thư chi bộ, đó là những người có trìnhđộ kiến thức, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, có phẩm chấtchính trị tư tưởng vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng; có lối sống trongsạch, lành mạnh; có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn; có năng lực lãnh đạo,quản lý và tổ chức, điều hành thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao Vìvậy khí nói về chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản là phải xét trên haiphương diện là: tập hợp các cá nhân bí thư chi bộ có đủ phẩm chất để hoànthành nhiệm vụ và số lượng phải đáp ứng yêu cầu cơ cấu, sắp xếp hợp lý so vớinhiệm vụ đặt ra Từ đó có thể hiểu về chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ và chấtlượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản như sau:

Chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ là tổng hợp các tiêu chí của cá nhânđể hoàn thành nhiệm vụ và số lượng phải đáp ứng yêu cầu cơ cấu, sắp xếphợp lý so với nhiệm vụ đặt ra.

Chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản là tổng hợp các tiêu chí củacá nhân, có cơ cấu hợp lý để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra ở thôn, bản thuộccác xã vùng dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam.

Chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản các xã biên giới là tổng hợpcác tiêu chí của cá nhân, có cơ cấu hợp lý để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra ở

Trang 27

thôn, bản thuộc xã có một phần địa giới hành chính trùng hợp với đường biêngiới quốc gia trên đất liền.

Cụm từ “sắp xếp hợp lý” và “cơ cấu hợp lý” được hiểu là phù hợp vớiđiều kiện thực tế ở từng đơn vị đảm bảo hoạt động có hiệu quả, trong đó từngcá nhân phát huy hết năng lực, sở trường của mình, để hoàn thành tốt côngviệc được giao đảm bảo cho việc hoạt động lãnh đạo chi ủy, chi bộ hoạt độngcó hiệu quả, chất lượng của đội ngũ bí thư chi bộ được đánh giá về khả nănghoàn thành nhiệm vụ được giao và gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ chínhtrị ở cơ quan, địa phương, đơn vị Đánh giá chất lượng đội ngũ bí thư chi bộtrên các mặt: phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống; trình độ, bao gồm:trình độ học vấn phổ thông; trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lýluận chính trị và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

1.3.2 Những căn cứ xác định tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ bíthư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới

Đại từ điển Tiếng Việt khái niệm: “Tiêu chí là đặc trưng, dấu hiệu làm

cơ sở, căn cứ để nhận biết xếp loại các sự vật, các khái niệm” [62, tr 613]

Theo Giáo sư Hoàng Phê: “Tiêu chí là tính chất, dấu hiệu làm căn cứ

để nhận biết, xếp loại một sự vật, một khái niệm” [44, tr 956].

Từ cách hiểu, khái niệm liên quan đến chất lượng của đội ngũ bí thưchi bộ, chất lượng đó được cầu thành bởi các yếu tố: số lượng, cơ cấu, phẩmchất, năng lực, phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, kết quả hoàn thànhchức trách, nhiệm vụ của mỗi người và cả đội ngũ Vì vậy đánh giá chất lượngcủa đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới tỉnh Lào Cai phải dựa trênnhững căn cứ khoa học, cơ sở thực tiễn để đưa ra các tiêu chí.

Căn cứ thứ nhất: vị trí vai trò và nhiệm vụ đặc điểm của của đội ngũ bí

thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới trước yêu cầu của thời kỳ đổi mới.

Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng đội ngũ bí thư chi bộ là một trongyếu tố quan trọng quyết định sự thành công các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển

Trang 28

kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của các xã biên giới vàcủa quá trình đổi mới đất Đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giớigiữ vai trò vai trò trụ cột quyết định trong việc triển khai tuyên truyền, phổbiến, tổ chức cho quần chúng thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước tại thôn, bản Đội ngũ này là những ngườitrực tiếp gắn bó, quan hệ chặt chẽ và có vai trò quyết định trong việc xây dựng,củng cố tổ chức lãnh đạo, phát triển phong trào cách mạng của quần chúng ởthôn, bản, thường xuyên lắng nghe, tham khảo ý kiến của quần chúng, họ làcầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, tạo thành một khối thống nhất, làm

cho Đảng, Nhà nước “ăn sâu, bám rễ” trong quần chúng nhân dân, củng cố

niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ

Căn cứ thứ hai là: thực trạng chất lượng của từng cá nhân và chất

lượng của cả đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới hiện nay Chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản các xã biên giới là nói đếnsố lượng; cơ cấu; trình độ; phẩm chất, năng lực; phong cách làm việc và khả

năng hoàn thành nhiệm vụ Đây là tiêu chí không thể thiếu được bởi vì đó là

cơ sở phân tích để đưa ra mức độ về số lượng đã phù hợp hay chưa phù hợpso với yêu cầu và nhiệm vụ trong thực tiễn, qua đó phản ánh đúng chất lượngcủa đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới hiện nay đang ở mức độnào (cao hay thấp, đồng bộ hay không đồng bộ), đồng thời là cơ sở để phântích cơ cấu (độ tuổi; thành phần dân tộc; giới tính, v.v ) trên cơ sở đó so sánhvới vai trò, nhiệm vụ đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới để đánhgiá tính hợp lý của cơ cấu Dựa vào kết quả phân tích để đánh giá về mức độchất lượng của đội ngũ (số lượng, cơ cấu) bí thư chi bộ thôn, bản ở các xãbiên giới hiện nay Những yếu tố (số lượng; cơ cấu; trình độ; phẩm chất, nănglực…) được đưa vào tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn,bản ở các xã biên giới được gọi là yếu tố khách quan.

Trang 29

Căn cứ thứ ba: đặc điểm, đặc thù của các xã biên giới và kết quả lãnh

đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị

Đặc điểm, đặc thù gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội, anninh quốc phòng Các xã biên giới có diện tích lớn, mật độ dân cư lại thấpsinh sống rải rác, giao thông phát triển chậm, địa hình phức tạp, trình độ dântrí thấp, đa dạng văn hóa dân tộc, cư dân các xã biên giới chủ yếu là đồng bàodân tộc ít người, đốt rừng làm nương rẫy, còn nhiều trẻ em bỏ học giữachừng, tình trạng “tái mù chữ” vẫn diễn ra còn nhiều thôn, bản tồn tại haihình thức quản lý xã hội: đó là luật tục và pháp luật, bên cạnh mặt tiêu cựccủa luật tục thì ngược lại cũng có những tác dụng tích cực đến đời sống xãhội Đây là những yếu tố chủ yếu có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đội ngũ bíthư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới hiện nay, được gọi là yếu tố khách quan.

Căn cứ thứ tư: các văn bản quy định, hướng dẫn của Trung ương, của

tỉnh về công tác cán bộ và đánh giá chất lượng cán bộ, cơ quan, đơn vị.

Các Nghị quyết TW3 khóa VII, Nghị quyết TW3, TW6 (lần 2), TW7,khóa VIII; Nghị quyết TW5, khóa IX và nhiều quyết định, qui định của BộChính trị

Các hướng dẫn: Hướng dẫn số 07- HD/BTCTW ngày 11/10/2011 củaBan Tổ chức Trung ương Đảng đánh giá chất lượng cơ sở đảng và đảng viên;

số 22-HD/BTCTW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Tổ chức Trung ương

về việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình năm 2013 gắn với thực hiện Nghịquyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng; số 11-HD/BTCTW ngày07/11/2013 về kiểm điểm cán bộ lãnh đạo, quản lý gắn với thực hiện Nghịquyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng và đánh giá chất lượng tổchức đảng, đảng viên; số 27-HD/BTCTW ngày 25/9/2014 của Ban Tổ chứcTrung ương về kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượngtổ chức cơ sở đảng và đảng viên.

Trang 30

Các đề án, nghị quyết, kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực và nângcao chất lượng TCCSĐ tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2010 – 2015: Đề án số

18 của Tỉnh ủy Lào Cai về “Quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc

thiểu số, cán bộ quản lý, chuyên môn và kỹ thuật tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011- 2015”; Đề án số 19 của Tỉnh ủy Lào Cai về “Quy hoạch và nâng cao chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức Đảng, Chính quyền và hệ thống chính trịtỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2015” Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17 tháng

8 năm 2012 của Tỉnh ủy Lào Cai ban hành “Về đẩy mạnh công tác phát triển

đảng, xây dựng chi bộ thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Lào Cai giaiđoạn 2012 - 2015 Hướng dẫn số 12-HD/TU ngày 24 tháng12 năm 2012 của

Tỉnh ủy Lào Cai về công tác quy hoạch cán bộ.

Các văn bản của cấp ủy các cấp hướng dẫn về tiêu chuẩn, tiêu chí vàphương pháp, cách thức tổ chức đánh giá chất lượng, hướng phát triển của đội ngũcán bộ, đảng viên trong cơ quan, đơn vị hàng năm; hướng dẫn phương pháp tổchức lấy tín nhiệm đối với các vị trí lãnh đạo trong cấp ủy, cơ quan, đơn vị

1.3.3 Những tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn,bản ở các xã biên giới

1.3.3.1 Số lượng và cơ cấu

Số lượng: cơ cấu số lượng của đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã

biên giới phải phù hợp với số lượng thôn, bản trên địa bàn của một xã (đảmbảo số lượng bí thư chi bộ bằng số lượng thôn, bản) trong trường hợp đủ điềukiện các thôn, bản có chi bộ độc lập; nếu không đủ điều kiện thành lập chi bộđộc lập mà phải tổ chức ghép thôn, bản vẫn phải đảm bảo yếu tố cơ cấu về sốlượng cho phù hợp với thực tế và đúng quy định của Điều lệ (mỗi chi bộ phảicó 1 bí thư), để tổ chức tốt việc lãnh đạo chi bộ và các đoàn thể thực hiệnnhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương

Độ tuổi: Độ tuổi trung bình của đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã

biên giới nên để mức dưới 55 vì ở độ tuổi này họ đã có thời gian tích lũy kinh

Trang 31

nghiệm công tác Đảng, trau dồi đạo đức cách mạng, có sự hiểu biết nhất địnhvề chính trị; tuổi cá nhân của bí thư chi bộ không quá tuổi 60, do ở tuổi nàysức khỏe giảm sút, khả năng nhanh nhạy nắm bắt thông tin bị giảm nhiều và ởtuổi này không muốn học tập, thậm chí còn mang tính bảo thủ cá nhân

Thành phần dân tộc: để đảm bảo cơ cấu về thành phần dân tộc của đội

ngũ bí thư chi bộ thôn, bản phải căn cứ vào số lượng tộc người sống cùng trênđịa bàn thôn, bản đó để đảm bảo tính hợp lý cơ cấu dân tộc, nếu thực hiện đảmbảo cơ cấu thành phần dân tộc trên địa bàn thôn, bản sẽ phát huy tốt khả năng,năng lực của cán bộ gắn với việc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương

Giới tính: việc cơ cấu đảm bảo về giới tính của đội ngũ bí thư chi bộ

thôn, bản đặc biệt về cơ cấu bí thư chi bộ là nữ đóng vai trò rất quan trọng, vìthực hiện được mục tiêu đảm bảo về tỷ lệ giới tính trong đội ngũ bí thư chi bộthôn, bản sẽ góp phần đẩy mạnh việc thực hiện các chủ trương lớn của Đảng vềchính sách cán bộ nữ trong công tác xây dựng tạo nguồn quy hoạch bổ sung chođội ngũ cán bộ của địa phương

Thành phần xuất thân: nhiệm vụ chính trị của các loại hình TCCSĐ có sự

khác nhau dẫn đến nhiệm vụ của bí thư chi bộ ở các loại hình TCCSĐ cũng khácnhau Từ yêu cầu thực tiễn việc thực hiện nhiệm vụ của các loại hình TCCSĐ thìthành phần xuất thân của đội ngũ bí thư chi bộ phải phù hợp với loại hìnhTCCSĐ ở nơi đó, vì vậy đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới đòihỏi cơ bản phải là người sinh ra và sinh sống tại thôn, bản nơi mà họ đang đảmnhiệm công tác (đảm bảo các tiêu chuẩn theo yêu cầu thực tiễn) đây là điềukiện thuận lợi trong quá trình công tác của đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ởcác xã biên giới.

1.3.3.2 Phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và lối sống

Phẩm chất chính trị: phẩm chất chính trị là tiêu chuẩn đầu tiên, có tính

chất quyết định đến chất lượng hoạt động của người bí thư chi bộ, là yêu cầucơ bản của mỗi người bí thư chi bộ trong từng giai đoạn cách mạng, phẩmchất chính trị của đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới hiện nay đó

Trang 32

là lòng “trung với Đảng, hiếu với dân”, trung với Đảng; hiếu với dân nghĩa là

phải bảo vệ dân, biết lo cho dân bằng những công việc thực tế hàng ngày ởngay tại thôn, bản mình

Phẩm chất đạo đức và lối sống: để làm tròn trọng trách của mình xứng

đáng với vai trò và sự tín nhiệm của chi bộ và quần chúng nhân dân, bí thưchi bộ phải là người hội tụ đầy đủ các tiêu chuẩn đối với cấp ủy viên nóichung đó là: có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lốisống lành mạnh; chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc tổ chức và sinh hoạtđảng, kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có kiến thức và năng lựctham gia lãnh đạo tập thể, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đoàn kết cánbộ, đảng viên, được quần chúng tín nhiệm Bởi vì đạo đức cách mạng là nềntảng, là gốc, là sức mạnh của người cán bộ; người cán bộ, đảng viên phải cóđạo đức nếu không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không tập hợp đượclực lượng, không lãnh đạo được nhân dân Phẩm chất đạo đức của người bíthư chi bộ thôn, bản là người có đạo đức cách mạng và lối sống lành mạnh,trung thực gương mẫu; không tham nhũng, quan liêu, vụ lợi …, được đảngviên và nhân dân tín nhiệm, đem chính sách của Đảng và Nhà nước giải thíchcho nhân dân hiểu rõ và thực hiện, đồng thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng củaquần chúng nhân dân báo cáo với Đảng và Nhà nước để xây dựng chính sáchđúng phù hợp với nhân dân Vai trò của người cán bộ cách mạng là vô cùng

quan trọng, “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc Công việc thành công

hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”[31, tr 273].

1.3.3.3 Trình độ (học vấn phổ thông, chuyên môn, lý luận chính trị)Học vấn phổ thông: để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình với vai trò

là người đứng đầu chi bộ thôn, bản thì đòi hỏi người bí thư chi bộ thôn, bảnở các xã biên giới hiện nay bắt buộc phải có một trình độ học vấn phổ thôngtừ bậc Trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên đây là một đòi hỏi kháchquan vì nó là cơ sở tiền đề cho việc nhận thức và tiếp thu các tri thức khác

Trang 33

để vận dụng trong thực tiễn, nếu không có học vấn phổ thông thì đội ngũ bíthư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới không thể hoàn thành được nhiệm vụcủa người bí thư chi bộ ở vùng có tính chất đặc thù riêng biệt

Chuyên môn nghiệp vụ: để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn ở cơ sở

đòi hỏi đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới phải được bồi dưỡngnghiệp công tác Đảng, đồng thời được tham gia các lớp bồi dưỡng công tácchuyên môn khác như: công tác dân vận, văn hóa, địa chính, quản lý Nhànước, nghiệp vụ đoàn thể Vì thôn, bản là nơi diễn ra tất cả các sự kiện trongđời sống xã hội của đồng bào ở địa phương và trách nhiệm của bí thư chi bộlà thực hiện vai trò lãnh đạo chi bộ tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụcông dân và lãnh đạo xây dựng tổ chức và hoạt động của các tổ chức đoàn thểtrong thôn, bản thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo đúngđường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Thực tếnhững kiến thức này có mối liên hệ mật thiết với nhau, vừa là tiền đề vừa làđiều kiện để bổ sung cho nhau, trong đó học vấn là nền tảng; lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng là cốt lõi, kiếnthức chuyên môn là cơ sở để đảm đương lĩnh vực công tác, đó là những tiêuchí cơ bản đánh giá chất lượng của người bí thư chi bộ thôn, bản về trình độchuyên môn nghiệp vụ và có thể hiểu đây là yếu tố chủ quan ảnh hưởng đếnchất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản các xã biên giới

Lý luận chính trị: nhiệm vụ của bí thư chi bộ ở thôn, bản các xã biên

giới là phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn đảng viên, quần chúng nhân dân ởthôn, bản thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhànước, do đó yêu cầu về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ bí thư chi bộthôn, bản ở các xã biên giới phải đạt và được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệpchương trình sơ cấp lý luận chính trị theo quy định của Ban Tuyên giáo Trungương Có trình độ lý luận chính trị sẽ giúp cho họ có bản lĩnh chính trị vữngvàng, có khả năng nhận thức quan điểm, đường lối chính sách của Đảng vàNhà nước, có khả năng nhận thức tri thức khoa học, có tư duy nhận thức các

Trang 34

quy luật vận động của kinh tế - xã hội, từ đó vận dụng ở thôn, bản mình mộtcách đúng đắn thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

1.3.3.4 Khả năng hoàn thành nhiệm vụ

Xét về khả năng hoàn thành nhiệm vụ của bí thư chi bộ thôn, bản ở các

xã biên giới, trước hết phải đánh giá về hoàn thành nhiệm vụ của người đảng

viên theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (điều 2, Điều lệ Đảng CSVNkhóa XI quy định 4 nhiệm vụ), thứ hai là đánh giá việc thực hiện nhiệm vụngười bí thư chi bộ (3 nhiệm vụ) Khả năng hoàn thành nhiệm vụ và kết quảhoàn thành nhiệm vụ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và được gắn với, kếtquả xây dựng cấp ủy, chi bộ và các tổ chức, đoàn thể, các tổ chức quần chúngở thôn, bản Cá nhân một bí thư chi bộ “đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ”trở lên thì trước hết chi bộ đó phải đạt “chi bộ trong sạch, vững mạnh” và cáctổ chức đoàn thể quần chúng phải đạt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đềuđạt “vững mạnh”; “tiên tiến xuất sắc” hoặc vững mạnh toàn diện ở cơ sở thôn,bản, nếu một cơ sở Đảng không hoàn thành nhiệm vụ trước hết đó là thuộctrách nhiệm của bí thư chi bộ với vai trò là người đứng đầu chi ủy, chi bộ

1.3.3.5 Uy tín và khả năng quy tụ cán bộ

Uy tín: người có uy tín trước hết phải là người yêu nước, kiên định

đường lối đổi mới, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Đảng, tận tụyphục vụ nhân dân, có sự hiểu về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của địaphương, đất nước Làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, hiệu quả, trungthực thẳng thắn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần đấu tranh tự phêbình và phê bình Đoàn kết, dân chủ, chân tình, bình đẳng với mọi người,được tập thể và nhân dân trong thôn, bản tín nhiệm đồng thời có ý thức tổchức kỷ luật, gương mẫu chấp hành pháp luật, các quy định của Nhà nước vànội quy, hương ước của thôn, bản

Khả năng quy tụ cán bộ: để có khả năng đoàn kết, tập hợp và quy tụ

đội ngũ cán bộ cơ sở ở thôn, bản thì người bí thư chi bộ phải có nhận thức tưtưởng, chính trị; bản thân và gia đình luôn chấp hành đường lối, chính sách

Trang 35

của Đảng và Nhà nước; giữ gìn đạo đức, lối sống, chống quan liêu, thamnhũng, các biểu hiện tiêu cực khác; nêu cao tinh thần tự học tập, trung thực,khách quan, tinh thần kỷ luật, trách nhiệm trong công tác, giữ gìn mối quan hệvới quần chúng nhân dân Năng lực thực tiễn là yếu tố nội lực để người bí thưchi bộ thực hiện công tác lãnh đạo điều hành hoạt động của chi bộ, năng lựcthực tiễn được thể hiện ở kết quả, hiệu quả công tác và tính chủ động sángtạo, mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ; khả năng đoàn kết, tập hợp,quy tụ cán bộ và năng lực điều hành, tổ chức thực hiện cùng với khả năngphối hợp thực hiện nhiệm vụ với trưởng thôn, bản và lãnh đạo các tổ chứcđoàn thể quần chúng, lực lượng bộ đội biên phòng … đóng trên địa bàn

Tiểu kết chương 1

Chương 1 của luận văn nêu khái quát những vấn đề về lý luận liên quan

nội dung của đề tài nghiên cứu Tác giả đã trình bày về các khái niệm: “bí thư

chi bộ”; “bí thư chi bộ thôn, bản”; “bí thư chi bộ thôn, bản các xã biên giới”;“đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản”; “đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản các xãbiên giới”; “chất lượng”; “chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản”; “chấtlượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản các xã biên giới”.

Từ các khái niệm đó tác giả đã nêu lên các yếu tố ảnh hưởng đến chấtlượng, đồng thời tác giả đưa ra những tiêu chí để đánh giá chất lượng và căncứ để xác định tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ởcác xã biên giới tỉnh Lào Cai hiện nay Đây là cơ sở đánh giá khách quan,chính xác đến chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giớitỉnh Lào Cai tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu tại chương 2 của luận văn

Trang 36

Chương 2

CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ BÍ THƯ CHI BỘ

THÔN, BẢN Ở CÁC XÃ BIÊN GIỚI TỈNH LÀO CAI HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ thôn, bản ở các xã biên giới tỉnh Lào Cai

2.1.1 Khái quát chung về tỉnh Lào Cai

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế

Điều kiện tự nhiên: Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa

vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theođường sắt và 345 km theo đường bộ Diện tích tự nhiên của tỉnh Lào Cai là6.383,88 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước) trong đó: đất nông nghiệp76.930 ha (đất cây trồng hàng năm 59.378 ha và được chia ra đất trồng lúa28.215 ha, đất trồng cây lâu năm là 12.668 ha, đất cỏ dùng trong chăn nuôi3.363 ha, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 1.521 ha); đất lâm nghiệp307.573 ha (trong đó rừng tự nhiên 24.943 ha, đất ở 3.307 ha, đất chuyêndùng 31.330 ha, đất chưa sử dụng và hệ thống sống, suối, núi đá là 219.249ha) Lào Cai là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố trên cả nước.Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáptỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 203 km đườngbiên giới Lào Cai có mạng lưới sông suối khá dày được phân bố tương đốiđều trên địa bàn của tỉnh với 2 con sông lớn chảy qua tỉnh là sông Hồng 130km và sông Chảy bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) với chiều dài chảyqua là 124 km, ngoài 2 con sông này trên địa bàn tỉnh Lào Cai có hàng trămsông, suối lớn nhỏ (trong đó có 107 sông, suối có chiều dài từ 10 km trở lên),đây là điều kiện cho Lào Cai phát triển tiềm năng về thủy điện vừa và nhỏ.Nhưng mật độ sông suối dày đặc cũng hạn chế khả năng truyền tin cũng như

hữu tuyến, vô tuyến hiện nay Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, do nằm

Trang 37

sâu trong lục địa bị chia phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thờitiết khác biệt, diễn ra đột biến về nhiệt độ trong ngày, lên cao hoặc xuống quáthấp (vùng Sa Pa có lúc xuống 00C và có tuyết rơi) Khí hậu Lào Cai chia làmhai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình nằm ở vùng cao từ 150C - 200C,vùng thấp từ 230C - 290C Lào Cai có nhiều dãy núi, nhiều đèo hiểm trở có độchia cắt sâu, độ chia cắt ngang rất lớn độ dốc địa hình cao, do ảnh hưởng củađịa hình nên việc phát triển kết cấu hạ tầng, thông tin liên lạc ở các xã tỉnhLào Cai gặp rất nhiều khó khăn

Điều kiện kinh tế: Lào Cai có tài nguyên rừng rất phong phú, diện tích

rừng hiện nay là 307.573 ha (249.434 ha rừng tự nhiên và 58.139 ha rừngtrồng), thực vật rừng rất phong phú cả về số lượng loài và tính điển hình củathực vật Về động vật rừng, theo các tài liệu nghiên cứu hiện tại Lào Cai có442 loài chim, thú, bò sát, ếch, nhái (trong đó thú có 84 loài thuộc 28 họ, 9bộ; chim có 251 loài thuộc 41 họ, 14 bộ; bò sát có 73 loài thuộc 12 họ …) Cưdân các xã vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn ở tỉnh Lào Cai chủyếu là kinh tế nương rẫy, đa số là sản xuất một vụ, còn mang nặng tính chất tựcung tự cấp, phương thức canh tác là đốt rừng làm nương rẫy đây là nguyênnhân cơ bản dẫn đến tình trạng diện tích rừng ở Lào Cai; một số tộc ngườinhư Dao, Phù Lá, La Ha, Khơ Mú, Mông du canh, du cư làm biến động cộngđồng dân cư, khó quản lý dân số, đất đai và lao động phát triển chậm Sảnphẩm nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chỉ đủ phục vụ tiêu dùng trongsinh hoạt, chưa trở thành hàng hóa Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đạttrên 1.000 tỷ đồng/năm giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác tăngtừ 36,13 triệu đồng/ha (năm 2009) lên 41,56 triệu đồng/ha (năm 2013), riêngnăm 2013 đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: kim ngạch xuất, nhập khẩuđạt 1,8 tỷ USD tăng 52,1% so với năm 2102; sản xuất cây công nghiệp đạt3.950 tỷ đồng tăng 25,2% so với năm 2012 sản xuất lương thực liên tục được

Trang 38

mùa, năm 2013 tổng sản lượng lương thực đạt 268,3 ngàn tấn Được thiênnhiên ưu đãi về khí hậu, tài nguyên đất đai, tài nguyên khoáng sản đa dạng vàphong phú với trên 150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khoáng sản, trong đócó một số khoáng sản đã được thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng thuộcloại quy mô lớn nhất nước như: mỏ APATIT Cam Đường có trữ lượng 2,5 tỷtấn, mỏ sắt Quý Sa trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng SinQuyền có trữ lượng53 triệu tấn, mỏ Molipden Ô Quý Hồ có trữ lượng 15,4 nghìn tấn, nguồn tàinguyên khoáng sản phong phú và đa dạng này là cơ sở để Lào Cai phát triểnngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản được coi là một trongnhững mũi nhọn kinh tế của tỉnh Bên cạnh đó, ngành du lịch ở Lào Cai đangtrên đà phát triển mạnh góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội củaLào Cai

Đơn vị hành chính: Lào Cai có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, thành

phố (1 thành phố Lào Cai và 8 huyện là Sa Pa, Bát Xát, Bảo Yên, Bảo Thắng,Si Ma Cai, Văn Bàn, Mường Khương, Bắc Hà), với 164 xã, phường, thịtrấn, trong đó có 138 xã vùng sâu, vùng xa, biên giới (2.205 thôn, bản, tổ dânphố; trong đó trên 1.700 thôn, bản Tổng số có 396 thôn, bản, tổ dân phốthuộc khu vực biên giới; 98 thôn, bản thuộc xã biên giới); tỉnh Lào Cai được

chia làm 3 khu vực: Khu vực I: gồm 16 xã, phường có điều kiện phát triển

kinh tế - xã hội thuận lợi Chủ yếu là các xã ở vùng thấp, gần trung tâm cáchuyện, thành phố, giao thông và các dịch vụ xã hội thuận lợi Khu vực II: gồm40 xã, thị trấn có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khó khăn, phần lớn cácxã này nằm ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại còn tương đối khó khăn;các dịch vụ xã hội cơ bản đã được đáp ứng tương đối tốt Khu vực III: gồm108 xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các xã ở vùng sâu vùngbiên giới, xa các trung tâm huyện, thành phố; địa hình bị chia cắt mạnh, giao

thông đi lại còn rất nhiều khó khăn; các dịch vụ xã hội còn hạn chế Tại Quyết

định số 288/QĐ-UB ngày 14/10/1992 của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai xác

Trang 39

định tuyến biên giới là các đơn vị hành chính cấp huyện có chung đường biêngiới với Trung Quốc bao gồm: Thị xã Lào Cai (nay là thành phố Lào Cai 1 xã:Đồng Tuyển) và các huyện: Bảo Thắng (1 xã Bản Phiệt); huyện MườngKhương (8 xã: Bản Lầu, Lùng Vai, Nậm Chảy, Tung Chung Phố, Tả NgảiChồ, Pha Long, Dìn Chin, Tả Gia Khâu) ; huyện Bắc Hà (hiện nay các xã biêngiới thuộc huyện Si Ma Cai do tái lập gồm 3 xã: Sán Chải, Si Ma Cai, NànSán ) huyện Bát Xát (10 xã: Quang Kim, bản Qua, Bản Vược, Cốc Mỳ, TrịnhTường, Nậm Chạc, A Mú Sung, A Lù, Ngải Thầu, Ý Tý) Lào Cai có 23(trong tổng số 26 xã, phường, thị trấn) xã biên giới với diện tích tự nhiên906,34km2 với 203 km đường biên giới (đường bộ và đường thủy).

2.1.1.2 Điều kiện văn hóa xã hội

Dân số và ngôn ngữ: tổng dân số toàn tỉnh (tính đến tháng 12 năm

2013) là 613.075 người, trong đó, số người trong độ tuổi lao độngchiếm 52% Mật độ dân số bình quân là 96 người/km2 Tỉnh Lào Cai có 13dân tộc với 25 ngành nhóm khác nhau cùng chung sống hoà thuận, trong đódân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh Dân tộc Kinh chiếm 35,9%,dân tộc Mông chiếm 22,21%, dân tộc Tày 15,84%, Dao 4,05%, Giáy 4,7%,Nùng 4,4%, còn lại là các dân tộc đặc biệt ít người khác như: Phù Lá, SánChay, Hà Nhì, La Chí, Cả nước có 8 nhóm ngôn ngữ thì các dân tộc ở Lào

Cai thuộc 6 nhóm ngôn ngữ, trong đó: Nhóm ngôn ngữ Tày-Thái (gồm: người

Tày, người Thái, người Nùng, người Giáy, người Bố Y (Tu Dí); nhóm ngônngữ Mông – Dao (gồm: người Mông và người Dao); nhóm ngôn ngữ Tạng -Miến (gồm: người Hà Nhì và người Phù Lá (có cả ngành Xá Phó); nhómngôn ngữ Việt-Mường (gồm: người Kinh và người Mường); nhóm ngôn ngữKa Đai có: người La Chí; nhóm ngôn ngữ Hán có: người Hoa

Đặc điểm văn hóa tộc người: đồng bào các dân tộc ở Lào Cai cư trú

xen kẽ với nhau, đời sống văn hóa tinh thần phong phú của đồng bào được thểhiện ở nghề thủ công, mỹ nghệ, thổ cẩm truyền thống đã đạt đến độ tinh xảo,

Trang 40

mỗi dân tộc có đặc trưng văn hóa truyền thống riêng được thể hiện rõ nét nhấttrong trang phục có 34 kiểu loại màu sắc, chất liệu khác nhau Hiện nay ở LàoCai còn lưu giữ những kiểu kiến trúc nhà ở của một số đồng bào: Mông, HàNhì phù hợp với khí hậu và thời tiết của vùng cao; về lưu trữ tài liệu chữ viếthiện nay đồng bào dân tộc Thái còn lưu trữ trên 100 bộ sách bằng chữ Pali rađời từ thế kỷ XIII; đồng bào dân tộc Tày, Dao, Giáy có hàng nghìn bản sáchcổ được ghi chép lại bằng chữ Nôm Khi nói về vẻ đẹp văn hóa dân gian củaLào Cai, là nói đến nét văn hóa đặc sắc riêng của từng đồng bào dân tộcnhưng đồng thời hòa quyện cả yếu tố văn hóa chung của cộng đồng các dântộc, điều này tạo nên một nét văn hóa đa dân tộc, giàu bản sắc và Lào Cai đãtrở thành bức tranh hội tụ phong phú của nhiều loại hình văn hóa dân gian.Trong đó nổi lên là văn hóa lúa nước của người Tày, Thái, Giáy, Nùng, Kinh;văn hóa nương rẫy của người Kháng, Xá Phó; văn hóa ruộng bậc thang củangười Mông, Dao, Hà Nhì Lào Cai là nơi nổi tiếng về các lễ hội truyền thốngcủa đồng bào dân tộc, quy mô các lễ hội rất đa dạng (từ quy mô cộng đồnglàng bản -> quy mô vùng -> quy mô cấp huyện -> quy mô cấp tỉnh) Điểnhình các lễ hội đặc sắc của các dân tộc ở Lào Cai là: lễ Tết nhảy của ngườiDao đỏ ở Sa Pa (ngày 1, 2 tết nguyên đán); lễ hội Gầu Tào của người Mông(3-5 tháng giêng); lễ hội Lồng Tồng của người Tày (ngày thìn tháng giêng); lễhội Roóng Poọc của người Giáy (ngày thìn tháng giêng); lễ hội cơm mới vàhội hoa chuối của Xá Phó (ngày 9 tháng 9) Trong lễ hội diễn ra nhiều nộidung: hát giao duyên, hát đối, bàn bạc đưa ra các quy định chung yêu cầu mọingười trong thôn, bản phải thực hiện (hương ước) Trên địa bàn một xã củatỉnh Lào Cai có ít nhất là 2 dân tộc, một số xã đan xen từ 3 đến 5 dân tộc cùngsinh sống, vì cư trú đan xen thường dẫn đến hai khuynh hướng đối lập nhau:khuynh hướng đoàn kết, đùm bọc, che chở và khuynh hướng hiềm khích, xíchmích, xung đột, trong đó khuynh hướng đoàn kết đùm bọc các dân tộc làkhuynh hướng truyền thống Tuy nhiên, do có nhiều điểm khác nhau về ngôn

Ngày đăng: 27/07/2017, 10:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w