MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊDOANH NGHIỆP 5 1.1 Giá trị doanh nghiệp. 5 1.1.1 Khái niệm giá trị doanh nghiệp. 5 1.1.2 Đặc điểm của giá trị doanh nghiệp. 5 1.2 Xác định giá trị doanh nghiệp. 6 1.2.1 Nguyên tắc định giá doanh nghiệp. 6 1.2.2 Quy trình xác định giá trị doanh nghiệp. 6 1.2.3 Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp. 9 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. 15 1.3.1 Nhân tố khách quan 15 1.3.2 Nhân tố chủ quan 20 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊDOANH NGHIỆP 24 2.1 Cơ sở pháp lý trong hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp 24 2.2 Quy trình xác định giá trị doanh nghiệp tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC 24 2.3. Báo cáo xác định giá trị doanh nghiệp 45 2.4 Thực tế hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp 47 2.4.1 Tài sản đang dùng 48 2.4.2 Tài sản không cần dùng, chờ thanh lý và tài sản chờ bàn giao theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. 82 2.4.3 Nợ phải trả 83 2.4.4 Kết luận 84 2.5. Đánh giá và giải pháp hoàn thiện công tác xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hóa tại Công ty TNHH Hãng Kiểm Toán AASC. 85 2.5.1. Những điểm đạt được trong quá trình thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC. 85 2.5.2. Phương hướng giải quyết những vấn đề tồn đọng trong quá trình thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC. 88 2.5.3 Một số kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác định giá trị doanh nghiệp. 92
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP .5 1.1/ Giá trị doanh nghiệp 5
1.1.1/ Khái niệm giá trị doanh nghiệp 5
1.1.2/ Đặc điểm của giá trị doanh nghiệp 5
1.2/ Xác định giá trị doanh nghiệp 6
1.2.1/ Nguyên tắc định giá doanh nghiệp 6
1.2.2/ Quy trình xác định giá trị doanh nghiệp 6
1.2.3/ Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp 9
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp 15
1.3.1 Nhân tố khách quan 15
1.3.2/ Nhân tố chủ quan 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP.24 2.1/ Cơ sở pháp lý trong hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp 24
2.2/ Quy trình xác định giá trị doanh nghiệp tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC 24
2.3 Báo cáo xác định giá trị doanh nghiệp 45
2.4 Thực tế hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp 47
2.4.1/ Tài sản đang dùng 48
2.4.2 Tài sản không cần dùng, chờ thanh lý và tài sản chờ bàn giao theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền 82
2.4.3/ Nợ phải trả 83
2.4.4/ Kết luận 84
2.5 Đánh giá và giải pháp hoàn thiện công tác xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hóa tại Công ty TNHH Hãng Kiểm Toán AASC 85
2.5.1 Những điểm đạt được trong quá trình thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC 85
2.5.2 Phương hướng giải quyết những vấn đề tồn đọng trong quá trình thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC 88
Trang 22.5.3 Một số kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác định giá trị doanh nghiệp 92
Trang 3và các giao dịch:
Định giá doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu của hoạt động mua bán, sápnhập, hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp Đây là loại giao dịch diễn ra có tínhchất thường xuyên và phổ biến trong cơ chế thị trường, phản ánh nhu cầu về đầu
tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, nhu cầu tài trợ cho sự tăng trưởng và pháttriển bằng các yếu tố bên ngoài, nhằm tăng cường khả năng tồn tại trong môitrường tự do cạnh tranh Để thực hiện các giao dịch đó, đòi hỏi phải có sự đánhgiá trên phạm vi rộng lớn các yếu tố tác động tới doanh nghiệp, trong đó GTDN
là một yếu tố có tính chất quyết định, là căn cứ trực tiếp để người ta thươngthuyết với nhau trong tiến trình giao dịch mua bán, sáp nhập, hợp nhất, chia nhỏdoanh nghiệp
GTDN là loại thông tin quan trọng để các nhà quản trị phân tích, đánh giátrước khi ra các quyết định về kinh doanh và tài chính có liên quan đến doanhnghiệp được đánh giá Nội dung cơ bản của quản trị tài chính doanh nghiệp, xétcho cùng là phải tăng được giá trị doanh nghiệp GTDN là sự phản ánh năng lựctổng hợp, khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Vì vậy, căn cứ vàođây các nhà QTKD có thể thấy được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệpmình và các doanh nghiệp khác Do vậy GTDN làm một căn cứ thích hợp, cơ sở
để đưa ra cac quyết định về kinh doanh, tài chính… một cách đúng đắn
Trong cách nhìn của các nhà đầu tư, người cung cấp, thông tinh về GTDNcho người ta một sự đánh giá tổng quát về uy tín kinh doanh, khả năng tài chính
và vị thế tín dụng để từ đó có cơ sở đưa ra các quyết định về đầu tư, tài trợ hoặctiếp tục cấp tín dụng cho doanh nghiệp
Trang 4GTDN là loại thông tin quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô: Giá cả cácloại chứng khoán được quyết định bởi giá trị thực của doanh nghiệp có chứngkhoán được trao đổi mua bán trên thị trường Vì vậy trên phương diện quản lý vĩ
mô, thông tin về GTDN là một căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định chínhsách, các tổ chức, các hiệp hội kinh doanh chứng khoán đánh giá tính ổn địnhcủa thị trường, nhận dạng hiện tượng đầu cơ, thao túng thị trường, thâu tómquyền kiểm soát doanh nghiệp… để từ đó có thể đưa ra các chính sách điều tiếtphù hợp Ngoài ra, trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, xác địnhGTDN còn là một bước đi quan trọng để cải cách các DNNN như: cổ phần hóa,sáp nhấp, hợp nhất hay giao, bán và cho thuê
Có thể nói, các hoạt động quản lý và những giao dịch kinh tế thông thườngtrong cơ chế thị trường đã đặt ra những yêu cầu cần thiết phải xác định GTDN
Đó có thể là những yêu cầu có tính chất tình huống, cũng có thể là đòi hỏithường nhật trong hoạt động SXKD Chúng là mối quan tâm của 3 chủ thể: Nhànước, nhà đầu tư và nhà quản trị doanh nghiệp Vì vậy định giá doanh nghiệp làmột đòi hỏi tất yêu đối với các quốc gia muốn xây dựng và phát triển kinh tếtheo cơ chế thị trường
Trang 5CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ
DOANH NGHIỆP
1.1/ Giá trị doanh nghiệp.
1.1.1/ Khái niệm giá trị doanh nghiệp.
Giá trị doanh nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền về các khoản thu nhập mang lạicho nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh
1.1.2/ Đặc điểm của giá trị doanh nghiệp.
Giống hàng hóa thông thường: Doanh nghiệp là đối tượng của giao dịch mua,bán, sát nhập, chia nhỏ… Quá trình hình thành giá cả và giá trị đối với loại hànghóa đặc biệt này cũng chịu sự chi phối của các quy luật giá trị, quy luật cungcầu, quy luật cạnh tranh…
Giống như Bất động sản: Mỗi doan nghiệp là một tài sản duy nhất Mỗi doanhnghiệp có quy mô và cơ cấu tài sản khác nhau, có vị trí và trụ sở kinh doanhriêng biệt và độc lập, có cơ cấu quản trị và sự tác động của môi trường khácnhau Không có 2 doanh nghiệp giống nhau hoàn toàn Việc so sánh giá trị củadoanh nghiệp này với doanh nghiệp khác có tính chất tham chiếu
Doanh nghiệp không chỉ đơn giản là tập hợp các tài sản vô tri vô giác, giá trị sửdụng của chúng bị giảm dần theo thời gian Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế, làmột thực thể hoạt động, có thể hoàn chỉnh và phát triển trong tương lai Sự pháttriển của doanh nghiệp phụ thuộc vào các mối quan hệ của doanh nghiệp vớimôi trường Vì vậy, đánh giá về giá trị doanh nghiệp đòi hỏi phải xem xét tất cảcác mối quan hệ bên trong và bên ngoài và đánh giá doanh nghiệp về mặt tổchức
Nhà đầu tư sở hữu doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận Các tài sản cố định, tàisản lưu động, bộ máy kinh doanh là cách thức, là phương tiện để đạt mục tiêulợi nhuận Tiêu chuẩn để nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động, quyết định bỏvốn và đánh giá giá trị doanh nghiệp là các khoản thu nhập mà doanh nghiệp cóthể mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai
Trang 61.2/ Xác định giá trị doanh nghiệp.
1.2.1/ Nguyên tắc định giá doanh nghiệp.
Nguyên tắc đóng góp: Quá trình điều chỉnh để ước tính giá trị doanhnghiệp phải dựa trên cơ sở có sự tham gia của những bộ phận hay yếu tốh́nh thành nên giá trị doanh nghiệp
1.2.2/ Quy trình xác định giá trị doanh nghiệp.
Quy trình thẩm định giá doanh nghiệp gồm có 6 bước:
- Xác định cơ sở giá trị của thẩm định giá
- Xác dịnh tài liệu cần thiết cho việc thẩm định giá
Trang 71.2.2.2/ Lập kế hoạch thẩm định giá
- Việc lập kế hoạch thẩm định giá nhằm xác định rõ những bước côngviệc phải làm và thời gian thực hiện từng bước công việc cũng như toàn bộthời gian cho việc thẩm định giá
- Nội dung kế hoạch phải thể hiện những công việc cơ bản sau: Xácđịnh các yếu tố cung cầu thích hợp với chức năng, các đặc tính và các quyềngắn liền với doanh nghiệp được mua bán và đặc điểm thị trường; Xác địnhcác tài liệu cần thu thập về thị trường, về doanh nghiệp, tài liệu so sánh; Xácđịnh và phát triển các nguồn tài liệu, đảm bảo nguồn tài liệu đáng tin cậy vàphải được kiểm chứng; Xây dựng tiến độ nghiên cứu, xác định trình tự thuthập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện; Lập
đề cương báo cáo kết quả thẩm định giá
1.2.2.3/ Tìm hiểu doanh nghiệp và thu thập tài liệu
Trong bước này cần lưu ý:
- Khảo sát thực tế tại doanh nghiệp: kiểm kê tài sản, khảo sát tình hình sảnxuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp
- Thu thập thông tin trước hết là các thông tin, tư liệu từ nội bộ doanhnghiệp: tư liệu về tình hình sản xuất kinh doanh, các báo cáo tài chính - kế toán -kiểm toán, hệ thống đơn vị sản xuất và đại lý, đặc điểm của đội ngũ quản lý điềuhành, nhân viên, công nhân,… Ngoài ra còn chú ý thu thập thông tin bên ngoàidoanh nghiệp đặc biệt là thị trường sản phẩm của doanh nghiệp, môi trường kinhdoanh, ngành kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh, chủ trương của Nhà nước,…Thẩm định viên cần tiến hành những bước cần thiết để bảo đảm rằng tất cảnguồn dữ liệu làm căn cứ đều đáng tin cậy và phù hợp với việc thẩm định giá.Việc thẩm định viên tiến hành các bước hợp lý để thẩm tra sự chính xác và hợp
lý của các nguồn tư liệu là thông lệ trên thị trường
1.2.2.4/ Đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp:
Cần đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp trên các mặt:sản xuất kinh doanh, thiết bị công nghệ, tay nghề người lao động, bộ máy quản
lý và năng lực quản lý, vốn nợ, các chỉ tiêu tài chính, thị trường, môi trườngkinh doanh
Trang 81.2.2.5/ Xác định phương pháp thẩm định giá, phân tích số liệu, tư liệu,
và ước tính giá trị doanh nghiệp.
Thẩm định viên về giá doanh nghiệp dựa vào ý kiến, kết quả công việc của thẩm định viên khác hay các nhà chuyên môn khác là cần thiết khi thẩmđịnh giá doanh nghiệp Một ví dụ thường thấy là dựa vào kết quả thẩm định giábất động sản để thẩm định giá các tài sản bất động sản thuộc sở hữu của doanhnghiệp Khi dựa vào ý kiến, kết quả của thẩm định viên khác hoặc các chuyêngia khác, thẩm định viên về giá doanh nghiệp cần tiến hành các bước thẩm tra đểbảo đảm rằng những dịch vụ đó được thực hiện một cách chuyên nghiệp, các kếtluận hợp lý và đáng tin cậy
1.2.2.6/ Phần chuẩn bị báo cáo và lập báo cáo thẩm định giá
Phần chuẩn bị báo cáo và lập báo cáo thẩm định giá doanh nghiệp tương tựnhư các tài sản khác Báo cáo kết quả thẩm định giá doanh nghiệp phải nêu rõ:
1.2.2.6.1/ Mục đích thẩm định giá
1.2.2.6.2/ Đối tượng thẩm định giá phải được mô tả rõ:
Cần phải nêu rõ đối tượng thẩm định giá là toàn bộ doanh nghiệp, lợi íchdoanh nghiệp hay một phần lợi ích doanh nghiệp, lợi ích đó thuộc về toàn bộdoanh nghiệp hay nằm trong tài sản cá biệt do doanh nghiệp sở hữu Mô tảdoanh nghiệp thẩm định giá, bao gồm những nội dung sau:
+ Loại hình tổ chức doanh nghiệp
Trang 9+ Triển vọng đối với doanh nghiệp
+ Những giao dịch quá khứ của các lợi ích sở hữu tương tự trong doanhnghiệp
1.2.2.6.3/ Phương pháp thẩm định giá
Các phương pháp thẩm định giá và lý do áp dụng các phương pháp này;những tính toán và logic trong quá trình áp dụng một hay nhiều phương phápthẩm định giá; xuất phát của các biến số như các tỷ lệ chiết khấu, tỷ lệ vốn hoáhay các yếu tố thẩm định khác; những lập luận khi tổng hợp những kết quả thẩmđịnh giá khác nhau để có kết quả giá trị duy nhất
Những giả thiết và những điều kiện hạn chế khi thẩm định giá, những tiền
đề và giả thiết quan trọng đối với giá trị phải được nêu rõ
Nếu có một khía cạnh nhất định của công việc thẩm định giá cần sụ vậndụng so với những quy định của những tiêu chuẩn hay hướng dẩn mà sự vậndụng đó xét thấy là cần thiết và thích hợp thì nội dung, những lý do vận dụngcần được nêu rõ trong báo cáo
1.2.2.6.7/ Phân tích tài chính:
+ Tóm lược bảng tổng kết tài sản và bản báo cáo thu nhập trong mộtgiai đoạn nhất định phù hợp với mục đích thẩm định giá và đặc điểmcủa doanh nghiệp
+ Những điều chỉnh đối với các dữ liệu tài chính gốc (nếu có)
+ Những giả thiết cơ bản để hình thành bảng cân đối tài sản và báo cáothu nhập
+ Tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp qua thời gian và sosánh với các doanh nghiệp tương tự
- Thẩm định viên, người ký vào báo cáo cáo thẩm định giá chịu trách nhiệmđối với những nội dung thực hiện trong báo cáo
1.2.3/ Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp.
Cùng với sự đa dạng về cách nhìn nhận, đánh giá GTDN ở các góc độ khácnhau dẫn đến tồn tại nhiều phương pháp xác định GTDN
Trang 101.2.3.1 Phương pháp giá trị tài sản thuần
b) Phương pháp xác định
Trong số tài sản của DN trên Bảng cân đối kế toán, có những tài sản thuộc
sở hữu của DN nhưng có nhiều tài sản không thuộc quyền sở hữu của DN nhưcác khoản phải trả (công nhân viên, người bán, nhà nước ) Do vậy, khi xácđịnh GTDN ta phải loại bỏ các khoản này, có nghĩa là, ta phải xác định giá trịtài sản thuần
V0=Vt-Vn
Vo: Giá trị tài sản thuần thuộc về chủ sở hữu DN
Vt: Tổng giá trị tài sản mà DN sử dụng vào SXKD
Vn: Giá trị các khoản nợ
Do đó, theo cách này, người ta có thể :
1) Xác định GTDN bằng cách dựa vào Bảng cân đối kế toán
Giá trị doanh
nghiệp thuần = Tổng tài sản –
Tổng các khoản nợ Ngắn hạn và Dài hạn
2) Xác định giá trị tài sản theo giá thị trường
Cách này có ưu điểm hơn vì:
- Giá trị tài sản phản ánh trên sổ kế toán là giá gốc, có tính lịch sử nên cóthể đã bị thay đổi tại thời điểm xác định GTDN
- Giá trị còn lại của TSCĐ phản ánh trên sổ kế toán cao hay thấp phụ thuộcvào việc DN đang sử dụng phương pháp khấu hao nào, thời điểm mà DN xác
Trang 11định nguyên giá và sự lựa chọn tuổi thọ kinh tế của TSCĐ Vì vậy, giá trị TSCĐphản ánh trên sổ kế toán thường không phù hợp với giá thị trường tại thời điểmxác định gía trị DN.
- Đối với HTK (hàng hoá, vật tư, công cụ dụng cụ ) hoặc hàng đang dùngtrong sản xuất, một mặt phụ thuộc vào phương pháp tính giá hàng tồn kho, phụthuộc vào tiêu thức phân bổ chi phí khác nhau cho số hàng hoá dự trữ, mặt khácchất lượng HTK tại thời điểm xác định GTDN có thể bị thay đổi do HTK đã đểlâu ngày kém, mất phẩm chất, không dùng được
Để xác định giá trị tài sản theo giá thị trường, trước hết người ta loại ra
những tài sản không cần dùng(nếu vẫn có giá trị vẫn không tính vào tài sản của
DN CPH) và không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của SXKD, sau đó tiếnhành đánh giá số tài sản còn lại trên nguyên tắc sử dụng giá thị trường để tínhcho từng tài sản hoặc từng tài sản cụ thể:
- Đối với TSCĐ và lưu động là hiện vật thì đánh giá theo giá thị trường nếutrên thị trường có bán những tài sản như vậy
Nếu trên thị trường, không tồn tại loại TSCĐ đã cũ, đã qua sử dụng Khi đó,người ta xác định giá trị tài sản dựa theo công dụng hay khả năng phục vụ sảnxuất của tài sản để áp dụng một tỷ lệ khấu trừ trên giá trị của một TSCĐ mới
- Đối với những TSCĐ không còn tồn tại trên thị trường thì người ta ápdụng một hệ số quy đổi so với các TSCĐ khác loại có tính năng tương đương
- Các tài sản bằng tiền được xác định bằng cách kiểm quỹ, đối chiếu số dưtrên tài khoản Nếu là ngoại tệ sẽ được quy đổi về đồng nội tệ theo tỷ giá thịtrường tại thời điểm đánh giá Vàng, bạc, kim đá quý cũng được xác địnhtương tự như vậy
- Các khoản phải thu: Do khả năng đòi nợ các khoản này ở nhiều mức độkhác nhau nên bao giờ người ta cũng bắt đầu từ việc đối chiếu công nợ, xácminh tính pháp lý, đánh giá độ tin cậy của từng khoản phải thu nhằm loại ranhững khoản mà DN không có khả năng đòi được hoặc khả năng đòi được làthấp
Trang 12- Đối với các khoản đầu tư ra bên ngoài DN : Về mặt nguyên tắc phải thựchiện đánh giá một cách toàn diện về giá trị đối với các DN hiện đang sử dụngkhoản đầu tư đó Tuy nhiên, nếu các khoản đầu tư này không lớn, người tathường trực tiếp dựa vào giá thị trường của chúng dưới hình thức chứng khoánhoặc căn cứ vào số liệu của bên đối tác liên doanh để xác định theo cách thứnhất
- Đối với các tài sản cho thuê và quyền thuê bất động sản : Tính theo chiếtkhấu dòng thu nhập tương lai
- Các tài sản vô hình theo phương pháp này người ta chỉ thừa nhận giá trịcủa các tài sản vô hình đã được xác định trên sổ kế toán và thường không tínhđến lợi thế thương mại của DN
-Các khoản nợ
-Khoản tiền thuế tính trên giá trị tăng thêm của số tài sản được đánh giá tại thời điểm
xác định GTDN
Phương pháp này có đặc điểm là:
- Không coi DN là một thực thể, bỏ qua các giá trị về lợi thế DN, đánh giátài sản DN như một thực thể riêng rẽ, không có mối liên quan với nhau nênkhông phản ánh được tầm nhìn chiến lược của DN, triển vọng sinh lời của DN
- Trong nhiều trường hợp, xác định giá trị tài sản thuần trở nên phức tạp domột tập đoàn có nhiều chi nhánh lại có số lượng rất lớn các tài sản chi tiết Dovậy, chi phí đánh giá tốn kém và không chính xác do phụ thuộc vào thông số kỹthuật của tài sản mà các nhà kỹ thuật chuyên nghành đưa ra, vì vậy sai số đánhgiá có thể rất cao
Tuy nhiên, phương pháp này lại phản ánh chính xác giá trị mà người chủ sởhữu có được trong DN dựa trên giá thị trường của các tài sản, nó làm giá cơ sởcho việc xác định giá bán DN Phương pháp này rất phù hợp với những DN cóquy mô nhỏ
Trang 131.2.3.2 Phương pháp hiện tại hoá các nguồn tài chính trong tương lai
Phương pháp này nhìn nhận xác định GTDN dưới góc độ đánh giá độ lớncác khoản thu nhập mà DN có thể mang lại cho các nhà đầu tư trong tương lai
Vo =
n t
Ft
1 ( 1 )
Vo: GTDN
Ft: Thu nhập đem lại cho nhà đầu tư ở năm thứ t
i: tỷ suất hiện tại hoá (tỷ suất chiết khấu)
N: thời gian nhận được thu nhập (năm)
Phương pháp hiện tại hoá các nguồn tài chính tương lai bao gồm:
- Phương pháp hiện tại hoá lợi nhuận
- Phương pháp định giá chiết khấu
- Phương pháp hiện tại hoá các dòng thu nhập của DN trong tương lai
1.2.3.3 Phương pháp định lượng Goodwill (lợi thế thương mại)
Phương pháp này xác định dựa trên giả định sau:
Một DN A ứng ra một lượng vốn là 100, thu về khoản lợi nhuận là 10 (10% tỷ suất lợi nhuận trên vốn), DN B cũng ứng ra 100, thu về một khoản thunhập là 15 ( 15% tỷ suất lợi nhuận trên vốn)
Tại sao DN B cũng ứng ra một lượng vốn như vậy lại sinh ra một khoản lợinhuận cao hơn A, chỉ có thể giải thích được rằng vì B có vị trí kinh doanh thuậnlợi hơn, mạng lưới hàng hoá rộng hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn, trình độquản lý giỏi hơn, Đó là những yếu tố vô hình, chúng hội tụ lại đã làm nênkhoản lợi nhuận vượt trội (5 đơn vị tiền tệ) so với DN A
Nếu như 10% là tỷ suất lợi nhuận trung bình trên thị trường thì khoản lợinhuận 5 (5=15-10) là siêu lợi nhuận
Trang 14Như vậy, cơ sở xác định giá trị của tài sản vô hình là giá trị hiện tại củakhoản thu nhập do tài sản vô hình tạo ra Tức là bằng gía trị hiện tại của cáckhoản siêu lợi nhuận.
Vo = ANC + GW
Vo: GTDN
ANC: giá trị tài sản thuần
GW: giá trị tài sản vô hình (lợi thế thương mại)
GW =
Bt: lợi nhuận năm t (t=1,n)
At: giá trị tài sản đưa vào kinh doanh
r: Tỉ suất lợi nhuận bình thường của tài sản đưa vào kinh doanh
r*At: lợi nhuận bình thường của tài sản năm t
Bt-r*At: siêu lợi nhuận ở năm t.
1.2.3.4 Phương pháp định giá dựa vào PER (Price Earning Ratio)
PER được xác định dựa trên các nhận định cơ bản :
- Giá cả chứng khoán phụ thuộc vào cung cầu chứng khoán, đầu cơ, Do
đó, giá cả chứng khoán thường không phản ánh đúng giá trị chứng khoán của
DN đã phát hành
- Thị trường chứng khoán hoàn hảo
Khi đó:
Vo: giá trị của DN
P: lợi nhuận thuần hàng năm
i: tỷ suất hiện tại hoá
1 ( 1 )
*
P
Vo i
1
Trang 15Trong đó, PER là thông tin của những công ty lớn được công bố thườngxuyên trên thị trường và kể cả PER trung bình của các DN cùng một lĩnh vựckinh doanh có chứng khoán đựơc giao dịch tại thị trường này Vì vậy, người taphải sử dụng PER ở các kỳ trước.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp.
Như vậy, qua trên ta đã có cái nhìn tổng quát về doanh nghiệp thông qua qua cácđặc điểm của nó Tuy nhiên, để xác định được giá trị doanh nghiệp, người ta phải quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp
Giá trị doanh nghiệp được đo lường bằng khoản thu nhập mà doanh nghiệpmang lại cho nhà đầu tư nhưng độ lớn của thu nhập đó là bao nhiêu thì nó lạiphụ thuộc rất lớn vào sự tồn tại của doanh nghiệp với các mối quan hệ bên trong
và bên ngoài của doanh nghiệp Đó là các yếu tố vốn, tài sản, kỹ thuật, khả năngthích ứng của nó với môi trường bên ngoài, các quan hệ hợp tác và các yếu tốkhách quan như các chính sách kinh tế, môi trường kinh doanh…
1.3.1 Nhân tố khách quan
Trước hết phải khẳng định GTDN chỉ được đánh giá trong một môi trườngkinh doanh nhất định Môi trường kinh doanh được chia làm hai loại là môitrường kinh doanh tổng quát và môi trường đặc thù
1.3.1.1 Môi trường kinh doanh tổng quát
Môi trường kinh doanh tổng quát bao gồm: môi trường kinh tế, môi trườngchính trị, môi trường văn hoá - xã hội, môi trường tự nhiên, môi trường kỹ thuật
và môi trường dân số
- Môi trường kinh tế:
Môi trường mà DN tồn tại là một môi trường kinh tế cụ thể DN chịu ảnhhưởng của tốc độ phát triển kinh tế, mức độ ổn định của nền kinh tế, tốc độ lạmphát, tỷ suất đầu tư, mức độ ổn định của đồng tiền, tỷ giá trên thị trường chứngkhoán,… Các yếu tố trên đều là những yếu tố khách quan nhưng nó lại có tácđộng một cách không nhỏ đến sự hoạt động của DN Một DN không thể hoạtđộng tốt trong một môi trường mà lạm phát cao, tỷ suất đầu tư cao,…
Trang 16Mỗi sự thay đổi nhỏ trong các yếu tố này bao giờ cũng ảnh hưởng tới sựđánh giá về DN Nền kinh tế với tốc độ phát triển cao chứng tỏ nhu cầu đầu tưtiêu dùng cao, ngược lại, nền kinh tế với mức lạm phát cao, chứng tỏ sự bất ổnđịnh về tỷ giá đồng tiền là dấu hiệu chứng tỏ sự bất ổn về môi trường hoạt độngcủa DN Do đó, mọi sự đánh giá về DN, trong đó có GTDN sẽ bị đảo lộn hoàntoàn.
- Môi trường chính trị:
Hoạt động SXKD chỉ có thể tồn tại và phát triển trong một môi trường có
sự ổn định về chính trị ở một mức độ nhất định Những bất ổn trong xã hội (tệnạn xã hội, chiến tranh,…) là những yếu tố tác động rất lớn đến hoạt độngSXKD của DN Các yếu tố của môi trường chính trị liên quan đến SXKD baogồm:
+) Tính đầy đủ, rõ ràng, chi tiết, đồng bộ của hệ thống luật pháp
+) Quan điểm của nhà nước đối với SXKD thông qua các văn bản pháp quynhư bảo vệ SXKD, bảo vệ nhà đầu tư, bảo vệ người tiêu dùng, đầu tư nướcngoài, quan điểm phân biệt đối xử thực hiện trong luật thuế, luật cạnh tranh, luật
sở hữu trí tuệ
+) Năng lực hành pháp của chính phủ và ý thức chấp hành pháp luật củacác công dân và các tổ chức sản xuất Pháp luật đã được ban hành nhưng khôngtrở thành hiện thực, tệ nạn buôn lậu, trốn thuế, hàng giả, hàng nhái là biểu hiệncủa một môi trường chính trị gây bất lợi cho sản xuất
+) Xu hướng, quan điểm trong quan hệ ngoại giao và hợp tác quốc tế củachính phủ với các quốc gia khác trong tiến trình toàn cầu hoá và quan điểm cánhân của những người đứng đầu Chính phủ cũng tác động to lớn đến SXKD.Nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế có sự tham gia quản lý của Nhà nước
Do đó, các chính sách kinh tế, các luật, các quan điểm kinh tế có ảnh hưởng trựctiếp đến SXKD của DN Môi trường kinh tế và môi trường chính trị đóng vai trònhư những điều kiện thiết yếu để DN có thể hoạt động Vì vậy, khi đánh giá DNbao giờ cũng phải xem xét các yếu tố này
- Môi trường Văn hoá - Xã hội
Trang 17Mỗi DN tồn tại trong một môi trường văn hoá nhất định Môi trường vănhoá bao gồm những hệ tư tưởng của số đông cộng đồng về lối sống, đạo đức, tácphong, quan niệm về chân, thiện, mỹ, quan niệm về nhân cách, văn minh xã hội,thực hiện trong tập quán sản xuất và tiêu dùng.
Môi trường xã hội thể hiện ở số lượng và cơ cấu dân cư, giới tính, độ tuổi,mật độ sự gia tăng dân số, thu nhập bình quân đầu người và hàng loạt các vấn đềmới nảy sinh như ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt
Thói quen tiêu dùng, tâm lý tiêu dùng, cơ cấu dân cư, mật độ dân số, thunhập bình quân đầu người,… ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô và cách thứcSXKD SXKD chỉ có thể tồn tại khi mà nó đảm bảo các yêu cầu về Văn hoá -
Xã hội như đảm bảo không bị ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt,… DN rađời là để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao trong đời sống vật chất và tinhthần của cộng đồng nơi DN hoạt động Chính vì thế đánh giá về DN không thể
bỏ qua những yếu tố, những đòi hỏi bức xúc của môi trường Văn hoá - Xã hộitrong hiện mà còn phải thực hiện dự báo được sự ảnh hưởng yếu tố này đến SXKDcủa DN trong tương lai
- Môi trường kỹ thuật, công nghệ
Thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin Một loạt những phátminh được ứng dụng trong thực tế gây ảnh hưởng trực tiếp, rõ rệt đến đời sốnghàng ngày của con người như hàng loạt các phát minh mới về công nghệ sinhhọc: sinh sản vô tính, công nghệ máy tính,… Những phát minh này không chỉảnh hưởng đễn các phương thức sản xuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp
mà còn ảnh hưởng đến nhu cầu sản phẩm và chất lượng sản phẩm trong DN.Các sản phẩm sản xuất ra ngày càng đa dạng và phong phú, chứa đựng một hàmlượng lớn tri thức Đây là xu hướng tiến tới nền kinh tế tri thức trên toàn cầu.Trên bình diện xã hội, đó là những bước tiến nhảy vọt của nền văn minhnhân loại Song trên giác độ DN, trong cơ chế thị trường, đó không chỉ là cơ hội
mà còn là thách thức đối với sự tồn tại của DN Việc thiếu nhạy bén trong việc
áp dụng những thành tựu khoa học mới nhất có thể là nguyên nhân đưa DN đếnchỗ phá sản
Trang 18Chính vì thế, việc đánh giá DN phải xem xét chúng trong môi trường của
kỹ thuật công nghệ Việc đánh giá phải chỉ ra mức độ tác động của môi trườngnày đến SXKD và khả năng thích ứng của DN trước những bước phát triển mớicủa khoa học công nghệ
1.3.1.2 Môi trường đặc thù
Môi trường đặc thù là môi trường có tác động trực tiếp đến hoạt động sảnxuất kinh doanh của DN Các yếu tố thuộc môi trường này có thể kiểm soátđược
Thuộc môi trường đặc thù có các yếu tố về khách hàng, nhà cung cấp, các hãngcạnh tranh và cơ quan Nhà nước
Quan hệ doanh nghiệp với khách hàng
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sự đa dạng hoá các mặt hàng kinhdoanh dẫn đễn nhu cầu đa dạng về các sản phẩm dịch vụ đầu vào Do đó, mốiquan hệ với khách hàng của DN cũng đa dạng Yếu tố khách hàng là yếu tốquyết định đến sự tồn tại và phát triển của DN Khách hàng của DN có thể là các
cá nhân, các DN khác hoặc Nhà nước, họ có thể là khách hàng hiện tại nhưngcũng có thể là khách hàng tương lai
Để đánh giá về doanh nghiệp, người ta căn cứ vào mối quan hệ bền vữngcủa DN với khách hàng hay mức độ uy tín thể hiện ở thời gian hợp tác vớikhách hàng, chất lượng khách hàng (thể hiện ở tiếng tăm của họ), số lượng củakhách hàng và khả năng phát triển mối quan hệ lâu dài với khách hàng Tuynhiên yếu tố quan trọng nhất vẫn là thị phần hiện tại của doanh nghiệp, thị phầntương lai, doanh số bán ra và tốc độ phát triển của chỉ tiêu này qua các thời kỳkinh doanh khác nhau của DN
DN thường phải trông đợi sự cung cấp từ bên ngoài các hàng hoá, NVL,các dịch vụ điện, nước, thông tin tư vấn Tính ổn định của nguồn cung cấp đó
có ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho sản xuất và tiêu thụ được thực hiện theo yêucầu mà DN đã định ra Do tính khan hiếm của NVL nhiều khi DN cũng gặp phảinhững khó khăn nếu như không có sự cung cấp kịp thời và không có NVL thay
Trang 19thế Vì vậy, để đánh giá sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của DN ta phảiquan tâm đến khả năng đáp ứng nhu cầu của DN, mối quan hệ của DN với cácnhà cung cấp.
Các hãng cạnh tranh.
Cạnh tranh là hoạt động tranh đua nhằm giành giật những điều kiện sảnxuất và kinh doanh có lợi nhất giữa các DN cùng sản xuất và kinh doanh cùngloại mặt hàng hoặc những mặt hàng có thể thay thế được cho nhau
Cạnh tranh được thể hiện dưới ba hình thức:
- Cạnh tranh về giá cả
- Cạnh tranh về chất lượng
- Cạnh tranh về dịch vụ bảo hành, sửa chữa (hậu thương mại)
Được sự ủng hộ từ phía nhà nước, hầu hết các lĩnh vực kinh tế, mức độcạnh tranh giữa các DN trên thị trường trong nước và quốc tế ngày càng trở nênquyết liệt hơn Sự quyết liệt trong cạnh tranh được coi là mối nguy cơ trực tiếpđến sự tồn tại của DN Do đó, đánh gía năng lực cạnh tranh, ngoài việc xem xéttrên 3 tiêu chuẩn trên còn phải xác định được số lượng DN tham gia cạnh tranh,năng lực thực sự và thế mạnh của họ là gì Đồng thời phải chỉ ra được nhữngyếu tố và mầm mống có thể làm xuất hiện các đối thủ mới Có như thế mới kếtluận được sự đúng đắn về vị thế và khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường
Các cơ quan nhà nước
Trong cơ chế thị trường, DN tuy được chủ động trong hoạt động SXKD,tuy nhiên nhưng sự hoạt động của DN luôn phải được đặt dưới sự kiểm tra giámsát của cơ quan nhà nước như cơ quan thuế, thanh tra, các tổ chức công đoàn…Các tổ chức này có trách nhiệm kiểm tra giám sát đảm bảo cho hoạt động của
DN không vượt ra khỏi những quy ước của xã hội bằng các luật thuế, môitrường, luật cạnh tranh, luật công đoàn,
DN có mối quan hệ tốt đẹp với các tổ chức đó thường là DN thực hiện tốtnhiệm vụ đối với xã hội như nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, chấp hành tốt luật laođộng, quan tâm giải quyết vấn đề môi trường sinh thái Đó cũng là biểu hiện
Trang 20của những DN có tiềm lực tài chính vững mạnh, lợi nhuận thu được không phảibằng cách buôn lậu, trốn thuế, làm hàng hoá giả Vì vậy, xác định sự tác độngcủa yếu tố môi trường đặc thù đến SXKD còn cần phải xem xét chất lượng vàthực trạng của mối quan hệ giữa DN với các tổ chức đó trong những khoản thờigian xác định.
1.3.2/ Nhân tố chủ quan
1.3.2.1/ Hiện trạng về tài sản trong doanh nghiệp
Tài sản trong DN là toàn bộ tài sản hữu hình và vô hình nằm trong danh mục bảng cân đối kế toán tại thời điểm đánh giá Đây là một quan niệm cần
thiết để phân biệt nó với lợi thế thương mại
Số lượng và cơ cấu các loại tài sản thường có sự khác nhau giữa các DNngay cả khi chúng ở trong cùng ngành SXKD Khi xác định GTDN, bao giờngười ta cũng quan tâm đến hiện trạng tài sản vì:
- Tài sản DN là biểu hiện của yếu tố vật chất cần thiết, tối thiểu đối với quátrình SXKD Số lượng, chất lượng, trình độ kỹ thuật và tính đồng bộ của các loạitài sản là yếu tố quyết định đến số lượng, chất lượng sản phẩm của DN Tức là,khả năng cạnh tranh của DN phụ thuộc trực tiếp vào yếu tố này
- Giá trị tài sản của DN được coi là một căn cứ và là một sự bảo đảm rõràng nhất về GTDN Vì thay cho việc dự báo các khoản thu nhập tiềm năng thìngười sở hữu có thể bán chúng bất cứ lúc nào để nhận được thu nhập từ tài sảnđó
Do đó, trong thực tế, người ta thường vận dụng phương pháp có liên quantrực tiếp đến việc xác định giá trị tài sản của DN
1.3.2.2/ Vị trí kinh doanh
Vị trí kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với SXKD Vị trí kinh doanhbao gồm các yếu tố như địa điểm, diện tích của DN và các chi nhánh của DN,yếu tố địa hình, thời tiết, môi trường sinh thái, an ninh khu vực, thu nhập dân cưtrong vùng, tốc độ phát triển kinh tế và khả năng cung cấp các dịch vụ cho sảnxuất của khu vực đó
Trang 21DN hoạt động thương mại có vị trí thuận lợi là DN hoạt động ở khu vựcđông dân cư, trung tâm buôn bán, các đầu mối giao thông quan trọng Với vị tríthuận lợi, DN có thể giảm được chi phí vận chuyển, bảo quản, lưu kho, giaodịch… đồng thời DN có những thuận lợi lớn để tiếp cận với nhu cầu, thị hiếucủa thị trường,… Bên cạnh đó, DN phải chịu những chi phí cao về thuê vănphòng, thuê lao động, và có thể phải di chuyển trụ sở đi nơi khác do sự quyhoạch của nhà nước.
Những thuận lợi và bất lợi cơ bản của yếu tố vị trí đối với SXKD là lý dochủ yếu giải thích sự chênh lệch về giá cả đất đai, giá thuê nhà giữa các khu vựcvới nhau Và vì thế, khi nói về yếu tố lợi thế thương mại, người ta thường trướchết đề cập đến yếu tố vị trí Trong thực tế, do có sự khác nhau về vị trí kinhdoanh mà có sự chênh lệch rất lớn khi đánh giá về GTDN Vì vậy, vị trí kinhdoanh cần được coi là một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu khi đưa ra phântích, đánh giá GTDN
do chất lượng sản phẩm cao, do trình độ và năng lực quản trị kinh doanh giỏi, do
có nghệ thuật quảng cáo, do thái độ phục vụ tận tình của nhân viên
Trong thực tế, có những DN trong nước có thể sản xuất những mặt hàng cóchất lượng không thua kém gì hàng nước ngoài nhưng không thể bán với giá cao
vì chưa gây được uy tín với khách hàng
Như vậy, có thể thấy rằng, khi sản phẩm đã được đánh giá cao trong conmắt của khách hàng thì uy tín đã trở thành một tài sản thực sự, chúng có giá, và
người ta gọi chúng là giá trị của nhãn mác hay thương hiệu Trong nền kinh tế
thị trường, người ta có thể mua bán quyền dán nhãn mác các sản phẩm, quyềndán nhãn mác có khi được đánh giá rất cao Vì vậy, uy tín của DN được đôngđảo các nhà kinh tế thừa nhận là một yếu tố quan trọng hình thành nên GTDN
Trang 221.3.2.4/ Trình độ kỹ thuật và tay nghề của người lao động
Một trong những yếu tố quyết định sự thắng lợi trong cạnh tranh là chấtlượng sản phẩm sản xuất ra phải được thị trường đánh giá cao Chất lượng sảnphẩm DN một mặt phụ thuộc vào trình độ của máy móc thiết bị, một mặt phụthuộc vào trình độ kỹ thuật và tay nghề của nhân viên
Trình độ kỹ thuật và sự lành nghề của người lao động không chỉ có ý nghĩaquan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn có thể làm giảm chiphí SXKD do việc sử dụng hợp lý NVL, trong quá trình sản xuất, giảm đượcchi phí đào tạo, bồi dưỡng từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho DN
Để đánh giá về trình độ kỹ thuật tay nghề của người lao động ta không chỉxem ở bằng cấp, bậc thợ, số lượng lao động đạt được các chuẩn mực đó mà quantrọng hơn, trong điều kiện hiện nay, còn phải xem xét hàm lượng tri thức cótrong mỗi sản phẩm mà DN sản xuất Khi đánh giá khả năng tồn tại và pháttriển, khả năng sáng tạo ra lợi nhuận của DN, cần thiết phải xem xét đến trình độ
kỹ thuật và tay nghề của người lao động, coi chúng như một yếu tố nội tại quyếtđịnh đến GTDN
1.3.2.5/ Năng lực quản trị kinh doanh
Một trong những yếu tố quyết định đến hoạt động SXKD, chất lượng sảnphẩm, khả năng cạnh tranh… là khả năng quản lý Cách tổ chức tốt trong việc
sử dụng các nguồn lực sản xuất, tận dụng, nắm bắt các cơ hội nảy sinh, ứng phónăng động với sự biến động của môi trường,… là những yếu tố quan trọng ảnhhưởng đến khả năng tồn tại của DN trên thị trường Do đó, năng lực quản trịkinh doanh là một yếu tố quan trọng đặc biệt trong GTDN
Năng lực quản trị kinh doanh của một DN cần được xem xét về khả nănghoạch định chiến lược, chiến thuật, trình độ tổ chức bộ máy quản lý, năng lựcquản trị các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất, khả năng quản trịnguồn nhân lực
Năng lực quản trị kinh doanh là một yếu tố định tính nhiều hơn là yếu tốđịnh lượng Vì vậy, khi đánh giá cần phải xem xét chúng dưới sự tác động củamôi trường Ngoài ra, năng lực quản trị kinh doanh còn được thể hiện thông qua
Trang 23các chỉ tiêu tài chính của DN Do đó, thực hiện phân tích một cách toàn diệntình hình tài chính trong những năm gần đây với thời điểm đánh giá cũng có thểrút ra những kết luận quan trọng về năng lực quản trị và sự tác động của nó đếnGTDN.
Tóm lại,
- GTDN bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài
- Các yếu tố đã phân tích trên có tác động lẫn nhau, chúng được xác định vềmặt định tính nhiều hơn định lượng Thực hiện sự đánh giá về chúng, người taxây dựng các tiêu thức cơ bản rồi áp dụng phương pháp xếp hạng cho điểm Tuynhiên, phương pháp này mang nặng tính chủ quan của người đánh giá, do đó đểhạn chế yếu điểm này, người ta đánh giá chúng bởi số đông, có thể là một hộiđồng Mặc dù vậy, quyết định xếp hạng không phải lúc nào cũng đúng Quyếtđịnh khách quan cuối cùng là thị trường
- GTDN là khoản thu nhập mà DN có thể mang lại cho nhà đầu tư, ngườimua DN không phải là mua lấy những tài sản, uy tín kinh doanh và trình độquản lý giỏi mà là sự đánh đổi lấy các khoản thu nhập tiềm năng ở DN Do đó,
ta phải nghiên cứu chúng để phân biệt các yếu tố tác động tới cấu thành DN vàlàm cơ sở để xác định GTDN
Trang 24CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ
DOANH NGHIỆP2.1/ Cơ sở pháp lý trong hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp
2.1.1 Các văn bản quy định của Nhà nước làm căn cứ xác định giá trị doanh nghiệp
Doanh nghiệp trực tiếp làm công tác thẩm định giá doanh nghiệp phải được sựcấp phép của Bộ Tài chính và những doanh nghiệp này phải tuân theo các quyđịnh của pháp luật trong các văn bản chung và riêng trong ngành mà doanhnghiệp hoạt động được các cơ quan nhà nước ban hành như:
- Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển
doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;
- Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013: Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của chính phủ vềchuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần;
- Nghị định số 116/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015: Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của chính phủ vềchuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần;
- Thông tư 127/2014/TT-BTC: Hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị
doanh nghiệp khi chuyển doanh nghiệp nhà nước 100% vốn nhà nước thànhCông ty Cổ phần;
2.1.2 Các hồ sơ tài liệu mà khách hàng cung cấp
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Quyết định thành lập Hội đồng kiểm kê tài sản của khách hàng tại thời điểm
30/06/2016;
- Báo cáo tài chính năm 2013, 2014, 2015 đã được kiểm toán và Báo cáo tài
chính 6 tháng đầu năm 2016 do phía khách hàng lập;
- Hồ sơ kiểm kê, phân loại và xử lý tài chính;
- Hồ sơ tài sản là Nhà cửa vật kiến trúc, Máy móc thiết bị, Phương tiện vận tải,
Thiết bị quản lý và các hồ sơ về đất đai;
- Các biên bản đối chiếu công nợ phải thu, phải trả, Biên bản kiểm quỹ tiền
mặt, tiền gửi ngân hàng và các tài liệu kế toán liên quan khác;
Trang 25- Sổ sách kế toán và các tài liệu khác có liên quan.
2.2/ Quy trình xác định giá trị doanh nghiệp tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC
Một cuộc xác định GTDN bắt đầu khi trưởng phòng kiểm toán nhận đượcthư yêu cầu xác định GTDN, người này sẽ thực hiện gửi thư trở lại cho kháchhàng, hẹn ngày cùng nhau ký kết hợp đồng kiểm toán Đối với những đơn vị màBCTC đã được một cơ quan kiểm toán hợp pháp nào đó kiểm toán thì công việcxác định GTDN còn lại của công ty sẽ đơn giản và gọn nhẹ hơn Đối với trườnghợp này, KTV chỉ cần phân loại tài sản và nguồn vốn, sau đó loại trừ ra khỏiGTDN những tài sản không nằm trong GTDN theo quy định Trường hợp cònlại, tức là đối với những DN chưa được kiểm toán BCTC, thì công ty phải vừathực hiện kiểm toán vừa phân loại để xác định GTDN
Nhưng dù trong trường hợp nào đi nữa, KTV của AASC cũng tìm hiểu sơ
bộ về tình hình kinh doanh của đơn vị khách hàng trước khi đi vào kiểm toán cụthể
Chẳng hạn, việc tìm hiểu khách hàng A của AASC được ghi trên giấy tờcủa KTV như sau:
Biểu 1: Tổng quan về doanh nghiệp
(Trích giấy tờ làm việc của kiểm toán viên)
- Công ty có 01 xí nghiệp (xí nghiệp 105) hạch toán phụ thuộc vào công ty
- Công ty mở một chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh nhưng không hoạtđộng
- Công ty có một cửa hàng bán lẻ hạch toán chung tại công ty
Trang 26Diện tích: 45.000 m2
Nhà xưởng xây dựng : 1960
Cán bộ công nhân viên: 60 người
Hoạt động SXKD: hoạt động thương mại 95%, sản xuất 5%
Khách hàng: chủ yếu là khách hàng trong nước (mọi loại kháchhàng), nhập khẩu vật tư hàng hoá đến 31/12/2002 không còn công nợ vớikhách hàng
Các giấy tờ mà KTV thu thập trước khi tiến hành xác định GTDN và ký kếthợp đồng xác định GTDN là:
- Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc CPH công ty, DN
- Đăng ký thành lập DNNN, giấy phép kinh doanh, đăng ký thay đổi ngànhnghề kinh doanh
- Hợp đồng thuê đất
- Biên bản thanh tra việc chấp hành pháp luật về thuế (nếu có)
- Bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán, kết quảhoạt động SXKD quư, năm tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, báo cáolưu chuyển tiền tệ
- Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của DN,
Sau khi thực hiện tìm hiểu sơ bộ về khách hàng, KTV tiến hành xác địnhGTDN
KTV không phân biệt DNNN hoạt động trong lĩnh vực SXKD hay lĩnh vựcthương mại, tất cả các loại DN đều được xác định theo cùng một phương phápnhư nhau đó là phương pháp giá trị tài sản thuần
Sau khi thực hiện tìm hiểu chung về khách hàng, KTV thực hiện điịnh giáchi tiết từng tài sản trong quy mô và khoản mục được chọn
1)Đối với TSCĐ
Kiểm kê toàn bộ tài sản hiện có tại DN, kể cả những tài sản đang cho thuê,tài sản nhận giữ hộ, tài sản được tặng biếu, viện trợ, tài sản vô chủ hiện có trong
Trang 27khu vực quản lỹ của DN Đối với công trình XDCBDD hoàn thành, bàn giaođưa vào sử dụng thì được kiểm kê như tài sản cùng loại.
Khi thực hiện kiểm toán, KTV thực hiện:
- Kiểm kê toàn bộ tài sản cố định của DN
- Xác minh quyền sở hữu của tài sản đó
- Cộng số học trên các chứng từ, tính ra giá tài sản, đối chiếu với số liệutrên sổ sách và ghi vào giấy tờ làm việc của KTV
- Xem xét phương pháp khấu hao của DN và đánh giá lại khấu hao theonguyên giá đã đánh gía lại theo quy định của BTC
Khi thực hiện xác định GTDN, KTV phân loại TSCĐ trong DN thành cácloại:
- Tài sản đang dùng trong SXKD
- Tài sản chưa cần dùng
- Tài sản hư hỏng, chờ thanh lý
- Tài sản không cần dùng
- Nguồn hình thành tài sản
KTV thực hiện kiểm kê qua các chỉ tiêu:
- Năm sản xuất, năm sử dụng nước sản xuất
- Công suất, đặc trưng thiết kế kỹ thuật
Biểu 2: Thông tin chi tiết thu thập về tài sản cố định
(Trích giấy tờ làm việc của KTV)
Nhà cấp III, dùng làm văn phòng
- Các thông số kỹ thuật: diện tích 810 m2
- Hiện trạng sử dụng tài sản: đang dùng trong SXKD
- Hiện trạng quản lý tài sản: có trong sổ sách và kiểm kê
- Giá TSCĐ bao gồm: Nguyên giá : 303.999.101
Giá trị còn lại : 205.579.740
Hao mòn luỹ kế: 98.419.301
Tỷ lệ hao mòn: 10%
Trang 28Xác định nguồn vốn hình thành: vốn ngân sách.
Đối với mỗi tài sản, lập một phiếu kiểm kê bao gồm các chỉ tiêu như trên,phiếu kiểm kê được lập dựa vào thẻ TSCĐ Trên cơ sở phiếu kiểm kê, KTV lậpbảng kê chi tiết TSCĐ
Giá trị thực tế của tài sản được xác định như sau:
- Nếu là tài sản có trên thị trường: là giá đang mua bán trên thị trường cộng
với chi phí vận chuyển, lắp đặt (nếu có)
AASC căn cứ vào các giấy báo giá (từ các cửa hàng…), tạp chí thị trườnggiá cả, bảng giá của cơ quan có thẩm quyền về ban hành giá tối thiểu trị giá nhàhoặc trên internet theo địa chỉ http//:www.market.com.vn…
- Nếu tài sản không lưu thông trên thị trường thì tính theo giá cả của tài sản
cùng loại, có cùng công suất hoặc đặc tính tương đương, nếu không có tài sảntương đương thì tính theo giá tài sản trên sổ kế toán
Biểu 3: Xác định lại giá trị Tài sản cố định
(Trích giấy tờ làm việc của KTV)
“Theo sổ kế toán tại đơn vị:
Nguyên giá: 302.954.330
Hao mòn luỹ kế: 191.131.786
Giá trị còn lại: 11.822.544
Số liệu đánh giá lại:
Nguyên giá: tại thời điểm không có loại này sản xuất, do đó không xácđịnh đượcc giá thị trường của loại xe này mới, chấp nhận theo giá đơn vị hạch
toán là 302.954.330.”
Nguyên giá của tài sản chấp nhận theo sổ kế toán sẽ được kiểm tra lạithông qua các chứng từ liên quan như hóa đơn giá trị gia tăng, lệ phí trước bạ,vận đơn,… đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán chi tiết, sổ cái và BCTC
Đối với những tài sản có sự đánh giá lại giá trị thì:
Trang 29GTCLm: giá trị còn lại mới
NGm: nguyên giá mới
GTHMm: giá trị hao mòn mới
- Số năm đã sử dụng: xác định dựa trên quyết định sử dụng công trình,
quyết định mua tài sản,…
Số năm khấu hao tối đa quy định: được quy định bởi BCTC đối với từngloại tài sản cụ thể
Đối với nhà xưởng:
NGm=Giá quyết định của điạ phương x m 2
xây dựng
Đối với vật kiến trúc
NGm = Giá quyết định của địa phương
Đối với tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng thì giá trị thực tếcủa tài sản được xác định theo chất lượng
Chất lượng của tài sản được xác định bằng giá trị còn lại theo tỷ lệ % sovới nguyên giá tài sản mới mua sắm hoặc mới đầu tư xây dựng
Đối với tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị thì chất lượng tàisản không dưới 20%
Đối với tài sản là phương tiện vận tải tiếp tục sử dụng thì chất lượng tài sảnkhông dưới 20% và phải đảm bảo các điều kiện lưu hành theo quy định của bộgiao thông vận tải
KTV kiểm tra chất lượng tài sản, tính diện tích đất sử dụng, căn cứ vàobảng giá địa phương nơi DN đặt trụ sở
Biểu 4: Xác định chất lượng còn lại và tính lại giá trị còn lại của TSCĐ
Diện tích sử dụng:810 m2
Trang 30Giá trị còn lại của công trình là: 737.100.000 x 32% = 235.872.000
Tỷ lệ chất lượng còn lại phải có sự đồng ý của các bên liên quan như cơ quanđịnh giá, hội đồng định giá và DN
Sau khi thực hiện kiểm kê, KTV dựa trên các phiếu kiểm kê và giấy tờ làmviệc (các biên bản xác định chất lượng còn lại, giá trị còn lại,…) lập nên bảng
kê chi tiết đánh giá lại tài sản
Trang 31Biểu 5: Bảng kê chi tiết tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc, đến ngày 31/12/2002
đơn vị: 1000đ
Stt Tên tài
sản
Diện tích
địađiểm
Nămsửdụng
Yênviên
Trang 32Sau đó từ các bảng kê chi tiết này và phiếu kiểm kê KTV lập nên báo cáotổng hợp kiểm kê TSCĐ phục vụ việc lập lại báo cáo xác định GTDN.
Đồng thời, AASC cũng lập các bảng kê tài sản không cần dùng, chờ thanh
lý, tài sản có nguồn hình thành từ quỹ phúc lợi khen thưởng Trong đợt xác địnhGTDN lần này, các tài sản cho thuê, mượn, nhận vốn góp liên doanh liên kết vàcác tài sản khác không phải của DN, tài sản của DN không cần dùng, ứ đọng,chờ thanh lý, các tài sản thuộc công trình phúc lợi (trừ tài sản đang dùng trongSXKD được đầu tư bằng nguồn quỹ khen thưởng phúc lợi) không được tính vàogiá trị DN và không thuộc đối tượng xác định lại giá trị
2)Đối với công trình xây dựng cơ bản dở dang
a) Đối tượng kiểm kê: toàn bộ công trình, hạng mục công trình đầu tư tự làm.
Nếu giao thầu cho bên B thì chỉ kiểm kê phần hạng mục công trình đã hạch toántheo từng giai đoạn bên B bàn giao cho bên A và được bên A chấp nhận thanhtoán Phần XDCBDD bên A chưa chấp nhận thanh toán cho bên B thì được coi
là TSCĐ của bên B
b) Thực hiện kiểm toán và định giá
Nguyên tắc định giá của loại tài sản này là số liệu kiểm toán trên sổ kế toáncủa doanh nghiệp nên KTV chủ yếu thực hiện kiểm toán trên sổ sách
- KTV căn cứ vào các hoá đơn giá trị gia tăng về mua NVL, các phiếu chi,các phiếu giao việc, các lệnh mua NVL nếu có Từ đó, đối chiếu số liệu trên cácchứng từ này với dự toán và bảng kê cho công trình và BCTC Số liệu tổng hợp
từ các chứng từ gốc là căn cứ xác định giá trị công trình và là số liệu xác địnhGTDN
- Đối với công trình XDCBDD thuê ngoài, căn cứ vào các biên bản bàngiao công trình, các hợp đồng, quyết định xây dựng công trình,… cho đến thờiđiểm định giá, đối chiếu trên sổ chi tiết theo dõi công trình Giá trị công trình làtổng giá trị bên được thuê được giao cho trên các biên bản trên
- Việc kiểm toán trên chứng từ phải kết hợp với quan sát thực tế để đảmbảo tính có thực của các nghiệp vụ phát sinh
Trang 33Sau khi thực hiện kiểm kê, KTV lập biên bản kiểm kê, đánh giá công trìnhXDCBDD có sự thống nhất của các bên liên quan (như cơ quan định giá, DN,bên nhận thầu…).
Khi kiểm kê công trình XDCBDD cũng cần chú ý đến các nguồn hìnhthành là nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản hay quỹphúc lợi khen thưởng Đối với các công trình đầu tư XDCBDD gắn liền với hoạtđộng SXKD của DN mà công ty cổ phần sau này có nhu cầu xây dựng tiếp thìcũng định giá như TSCĐ như trên Nếu thực hiện đối chiếu trên sổ cái, chi tiết,chứng từ gốc thấy khớp thì số liệu được lấy trên sổ cái của đơn vị
3)Đối với TSLĐ là hiện vật
a) Đối tượng TSLĐ là hiện vật bao gồm:
- Toàn bộ NVL tồn kho, CCDC trong kho, hàng hoá, thành phẩm, bánthành phẩm tồn kho, hàng mua đang đi đường, hàng gửi bán
- Toàn bộ các loại vốn bằng tiền bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền đangchuyển, ngân phiếu, vàng bạc, kim quý, đá quý, và các chứng khoán có giá trịnhư tiền, các loại TGNH, kể cả tiền gửi đi liên doanh, liên kết, các loại ngoại tệtại quỹ và tại ngân hàng
b) Thực hiện kiểm toán và định giá
Đối với loại tài sản này, KTV chỉ thực hiện xác định lại giá trị những hàngtồn kho có khả năng giá trị đã bị thay đổi (các tài sản này có đặc điểm là tồn kho
từ 2-3 năm, chất lượng đã bị thay đổi…), có giá trị lớn trong tổng tài sản củaDN
Quy trình thực hiện kiểm toán là:
- Tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ sách kế toán của tài khoản
- Tiến hành kiểm kê (thường là kiểm kê chọn mẫu vì số lượng HTK lớn),
căn cứ vào số phát sinh tăng giảm để tính số tồn cuối năm
- So sánh với các kỳ trước để xem xét những biến động bất thường
- Trên đối tượng được chọn mẫu kiểm kê tiến hành kiểm tra chi tiết trênchứng từ để đảm bảo các cơ sở dẫn liệu của kiểm toán
*) Đối với HTK:
Trang 34Không đánh giá lại HTK kém, mất phẩm chất, không sử dụng được, ứ đọngkhông cần dùng.
Đối với các DN có số lượng HTK rất lớn, ở nhiều kho, việc kiểm kê có thểtiến hành theo phương pháp chọn mẫu
Theo quy định, công ty định giá phải lập bảng kê theo mẫu sau:
Trang 35Biểu 6: Bảng kiểm kê thực tế hàng tồn kho
The
o xđlại
SL
ĐG
Tiền
SL
ĐG
TiềnThe
o sổ
Xđlại
The
o sổ
The
o xđlại
Trang 36-AASC tiến hành kiểm kê tính đúng đắn của hàng Nhập, Xuất, Tồn dựa theohoá đơn bán hàng, các lệnh mua hàng, phiếu nhập kho, phiếu chi, lệnh xuấthàng, phiếu xuất kho Đối chiếu các chứng từ trên với sổ chi tiết vật tư, tổng hợpvật tư, và trên BCTC KTV ghi lại số liệu tổng hợp lên giấy tờ làm việc theomẫu:
Biểu 7: Bảng kiểm kê nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu
Stt Mặt hàng Đầu kỳ Nhập Xuất Tồn 31/12/2015 đơn vị tính Chênh lệch
Đối với tất cả các số liệu, KTV phải thực hiện xác minh tính hợp lý, hợppháp, trung thực của số liệu Đồng thời, KTV thu thập các chứng từ về nhà cungcấp như số điện thoại, địa chỉ,… để xác minh các thông tin trên bảng cân đối kếtoán
Nếu tồn tại chênh lệch, KTV phải tìm hiểu nguyên nhân và từ đó, xác định
Số lượng kiểm kê
Theo sổ sách Xác định lại Chênh
-*)Đối với tài sản bằng tiền
Tài sản bằng tiền bao gồm: tiền tại quỹ, TGNH, tiền đang chuyển, các loại
chứng khoán có tính thanh khoản cao
Trang 37Thực hiện xác định giá trị
Tiền bao gồm tiền nội tệ và ngọai tệ
- Đối với đồng nội tệ: KTV thực hiện kiểm kê tại quỹ dưới sự chứng kiến
của ít nhất 3 người (người kiểm kê, thủ quỹ và thủ trưởng đơn vị) Khi đó, tiềnđược phân loại và ghi nhận theo bảng:
Biểu 9: Bảng kiểm kê tiền mặt
Đối với TGNH, KTV xác nhận bằng giấy báo số dư khách hàng tại từngNgân hàng Trên giấy tờ ghi chép của KTV, KTV tổng hợp chứng từ như sau:
Biểu 10:Bảng kiểm kê tiền
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Theo sổ
sách
Theo kiểm kê
4)Đối với các khoản chi phí dở dang
Trang 38Chi phí dở dang bao gồm: chi phí SXKD dở dang, chi phí sự nghiệp, chiphí đầu tư xây dựng cơ bản,… Khi xác định, giá trị của chúng là giá trị số liệughi trên sổ kế toán đã được cơ quan kiểm toán xác nhận.
KTV thực hiện đối chiếu số liệu giữa các bảng cân đối số phát sinh, sổ chitiết, sổ cái và biên bản kiểm kê nhằm xác định tính phù hợp của số liệu
Đồng thời, KTV đối chiếu sổ chi tiết TK 154 ( chi tiết từng phân xưởng)với các phiếu xuất kho, phiếu giao việc, nhằm xác định tính có thật của số liệu,tính đầy đủ, của số liệu trên sổ
Qua việc tìm hiểu phương pháp đánh giá giá trị sản phẩm dở dang, KTVxác định lại giá trị Nhưng trên thực tế, AASC chỉ xác minh tính hợp lý của sốliệu mà không đề cập đến phương pháp đánh giá
5) Đối với các khoản nợ phải thu
a) Nợ phải thu bao gồm: phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải
thu nội bộ, phải thu khác, VAT khấu trừ, tạm ứng…
b) Thực hiện kiểm toán và định giá
Đối với các khoản công nợ phải thu, kiểm toán viên thực hiện lấy số liệukiểm toán trên sổ sách Quy trình kiểm toán như sau:
- Gửi thư xác nhận các khoản ứng trước cho người bán, người nhận thầu,…
- Kiểm tra chi tiết một số nghiệp vụ bất thường.
Theo quy định hiện hành, “DN có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận, thu hồi
và xử lý các khoản nợ phải thu trước khi CPH theo cơ chế hiện hành” Do đó,KTV xác định giá trị theo số dư trên sổ kế toán của từng khoản nợ (dựa vàobảng kê nợ phải thu) đối chiếu với các chứng từ gốc (hoá đơn mua hàng, phiếuthu (nếu đã thu tiền bán hàng),…) Đồng thời với việc đối chiếu này (mà mụcđích của việc đối chiếu này là xác nhận các khoản phải thu là có thật, và đầy đủ),
là việc gửi thư xác nhận số dư nợ cho khách hàng Mẫu như sau:
Biểu 11: Biên bản xác nhận công nợ
Trang 39Biên bản xác nhận công nợ đến 31/12/2015
Hôm nay, ngày … tháng… năm… chúng tôi gồm có:
I Công ty vật tư Mỏ - Địa chất (Gọi là bên A)
1 Ông… Chức vụ:….
2 Ông… Chức vụ:….
II Phía khách hàng: công ty cầu 3 (Gọi tắt là bên B)
1 Ông (bà)….
Cùng nhau đối chiếu xác nhận công nợ như sau:
Tính đến ngày 31/12/2002, bên B còn nợ bên A là: 2.999.999 VND
Bằng chữ: …
(Ký tên, đóng dấu) (Chữ ký, đóng dấu)
Sau đó, KTV đối chiếu số liệu trên bảng kê công nợ phải thu, sổ cái phảithu nhằm phát hiện ra chênh lệch, tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh
Đối với công nợ phải thu, theo quy định phải phân loại theo tiêu thức sau:+ Công nợ phải thu ngắn hạn (<= 1năm)
+ Công nợ phải thu dài hạn (> 1 năm)
+ Công nợ phải thu quá hạn: khoản nợ đến hạn thu nhưng chưa thu được.Trong đó, phải phân loại khoản nợ quá hạn 1 năm, 2 năm, và trên 3 năm Phảixác định được các khoản nợ khó đòi và không thể đòi được Đối với các khoảnnày, phải có bằng chứng chứng tỏ không/khó đòi, KTV phải ghi rõ số tiền vànguyên nhân không đòi được
- Đối với các khoản không có khả năng thu hồi, ngoài việc xử lý trách
nhiệm cá nhân, nếu chưa đủ, dùng nguồn dự phòng để bù đắp, nếu vẫn thiếu thìphần chênh lệch được trừ vào kết quả kinh doanh, nếu vẫn còn thiếu thì trừ vàophần vốn góp nhà nước tại DN trước thời điểm cổ phần hoá
- Đối với những khoản nợ phải thu đã quá hạn thì DN có thể bán cho các tổ
chức kinh tế có chức năng mua bán nợ Phần tổn thất được xử lý như phầnkhông có khả năng thu hồi
Như vậy, khoản phải thu không đòi được không nằm trong GTDN
6)Đối với các khoản phải trả
Trang 40a) Các khoản phải trả bao gồm: phải trả nhà cung cấp, vay ngắn hạn, khách
hàng trả trước, thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, phải trả côngnhân viên, phải nộp, phải trả khác, vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trảcác đơn vị nội bộ, vay dài hạn, nợ dài hạn, chi phí phải trả, tài sản thừa chờ xửlý
b) Thực hiện kiểm toán
Quy trình kiểm toán và định giá các khoản phải trả cũng giống như khoản
Biểu 12: Biên bản đối chiếu số dư
Biên bản đối chiếu số dư đến 31/12/2002
Hôm nay, ngày… tháng … năm…
I Bên công ty Vật tư Mỏ địa chất: