Phía khách hàng: công ty cầu 3 (Gọi tắt là bên B) 1 Ông (bà)

Một phần của tài liệu Xác định giá trị doanh nghiệp tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC (Trang 38 - 43)

1. Ông (bà)….

Cùng nhau đối chiếu xác nhận công nợ như sau:

Tính đến ngày 31/12/2002, bên B còn nợ bên A là: 2.999.999 VND Bằng chữ: …

Bên A Bên B

(Ký tên, đóng dấu) (Chữ ký, đóng dấu)

Sau đó, KTV đối chiếu số liệu trên bảng kê công nợ phải thu, sổ cái phải thu nhằm phát hiện ra chênh lệch, tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh.

Đối với công nợ phải thu, theo quy định phải phân loại theo tiêu thức sau: + Công nợ phải thu ngắn hạn (<= 1năm)

+ Công nợ phải thu dài hạn (> 1 năm)

+ Công nợ phải thu quá hạn: khoản nợ đến hạn thu nhưng chưa thu được. Trong đó, phải phân loại khoản nợ quá hạn 1 năm, 2 năm, và trên 3 năm. Phải xác định được các khoản nợ khó đòi và không thể đòi được. Đối với các khoản này, phải có bằng chứng chứng tỏ không/khó đòi, KTV phải ghi rõ số tiền và nguyên nhân không đòi được.

- Đối với các khoản không có khả năng thu hồi, ngoài việc xử lý trách nhiệm cá nhân, nếu chưa đủ, dùng nguồn dự phòng để bù đắp, nếu vẫn thiếu thì phần chênh lệch được trừ vào kết quả kinh doanh, nếu vẫn còn thiếu thì trừ vào phần vốn góp nhà nước tại DN trước thời điểm cổ phần hoá.

- Đối với những khoản nợ phải thu đã quá hạn thì DN có thể bán cho các tổ chức kinh tế có chức năng mua bán nợ. Phần tổn thất được xử lý như phần không có khả năng thu hồi.

Như vậy, khoản phải thu không đòi được không nằm trong GTDN.

6)Đối với các khoản phải trả

a) Các khoản phải trả bao gồm: phải trả nhà cung cấp, vay ngắn hạn, kháchhàng trả trước, thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, phải trả công hàng trả trước, thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, phải trả công

các đơn vị nội bộ, vay dài hạn, nợ dài hạn, chi phí phải trả, tài sản thừa chờ xử lý.

b) Thực hiện kiểm toán

Quy trình kiểm toán và định giá các khoản phải trả cũng giống như khoản phải thu.

Để xác định các khoản công nợ phải trả, KTV thực hiện phương pháp gửi thư xác nhận và đối chiếu.

Các chứng từ kiểm toán mà KTV thu thập là: sổ cái các khoản phải trả, sổ chi tiết, bảng kê công nợ phải trả, và các khế ước vay vốn, hoá đơn bán hàng…

KTV thực hiện gửi thư xác nhận đến bên thứ 3 theo mẫu:

Biểu 12: Biên bản đối chiếu số dư

Biên bản đối chiếu số dư đến 31/12/2002

Hôm nay, ngày… tháng … năm… I. Bên công ty Vật tư Mỏ địa chất:

1. Ông : …. Chức vụ….II. Ông (bà)… II. Ông (bà)…

Tính đến ngày 31/12/2002, số dư tiền của bà … địa chỉ… cho công ty Vật tư mỏ điạ chất là 265.000.000.

Bằng chữ:….

Đại diện công ty Vật tư Mỏ địa chất Người cho vay

(ký, đóng dấu) Ký tên

Thư xác nhận này là bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy cho việc xác minh tính đúng đắn của các số liệu.

Đối với các khoản công nợ không có biên bản xác nhận thì KTV thực hiện tìm hiểu về khách hàng liệu còn tồn tại, sắp phá sản… Nếu khách hàng còn tồn tại, số liệu kiểm toán của KTV trên các chứng từ gốc và sổ chi tiết, sổ cái là số liệu sẽ được lấy để xác định GTDN.

KTV phải phân loại các khoản phải trả, xác định và phân loại các khoản chưa đến hạn trả, đến hạn trả, quá hạn trả, trong đó , quá hạn trả phải chia ra quá

hạn trả trên 1 năm trở lên, trên 2 năm, từ trên 3 năm và khoản phải trả được khoanh nợ.

Riêng đối với các khoản phải trả ngoại tệ, ngoài việc kiểm kê, đối chiếu, KTV sẽ phân loại nợ trong nước, nợ nước ngoài đối với ngoại tệ, phải được quy đổi ra đồng Việt nam theo tỷ giá hiện hành.

Sau khi kiểm kê, phân loại, KTV thực hiện xử lý các khoản nợ phải trả theo quy định hiện hành: DN phải thực hiện thanh toán các khoản nợ đến hạn trả, nếu gặp khó khăn trong việc thanh toán thì phải thoả thuận để được giãn nợ, khoanh nợ hoặc chuyển thành vốn cổ phần (nếu có sự đồng ý của chủ nợ).

Riêng đối với các khoản phải trả mà không có người nhận thì phải có các văn bản chứng minh bên cho vay đã giải thể, phá sản hoặc chủ nợ đã chết. Khoản này được hạch toán vào thu nhập bất thường của DN DN (thu nhập khác).

Như vậy, không có khoản phải trả nào bị loại ra khỏi GTDN.

7) Đối với các khoản chi phí dở dang

Các chi phí dở dang bao gồm chi phí SXKD, chi phí sự nghiệp, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản.

Quy trình kiểm toán là:

- Quan sát thực tế quá trình sản xuất

- Tính toán lại giá trị sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang

- Kiểm tra sự phê chuẩn trên các chứng từ khi kiểm tra chi tiết

Các khoản chi phí này được xác định giá trị theo số dư chi phí thực tế trên sổ kế toán, nghĩa là, căn cứ vào mối liên hệ giữa chứng từ, sổ sách, KTV kiểm tra tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của các thông tin tổng hợp từ liên quan đến các khoản chi phí như phiếu chi, hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho, nhập kho,.. với bảng kê các khoản chi, sổ chi tiết các khoản chi, sổ tổng hợp các khoản chi, sổ tổng hợp các khoản chi và sổ cái. Từ đó xác minh tính khớp đúng của số liệu và lấy giá trị sau khi tính toán lại làm số liệu xác định GTDN.

KTV thực hiện gửi thư xác nhận đến bên nhận ký quỹ, ký cược tại thời điểm xác định GTDN. Số liệu được đối chiếu, xác nhận sẽ là số liệu dùng để xác định GTDN.

9) Đối với tài sản vô hình

Theo quy định hiện hành, tài sản vô hình được tính theo giá trị còn lại đang hạch toán trên sổ kế toán. Tài sản vô hình bao gồm quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bản quyền, bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, phần mềm máy tính, giấy phép và giấy nhượng quyền và tài sản vô hình khác.

10) Đối với các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn

Đối với các khoản này, chỉ thực hiện xác định đối với các khoản công ty cổ phần sẽ tiếp tục kế thừa, số liệu xác định GTDN dược tính theo số dư trên sổ kế toán. Riêng đối với các khoản đầu tư góp vốn, mua cổ phần của DN khác thì xác định lại giá trị cổ phần và giá trị vốn góp theo giá trị vốn chủ sở hữu thực hiện trong BCTC của DN mà DN CPHgóp vốn hoặc mua cổ phần tại thời điểm gần nhất trước thời điểm xác định GTDN cổ phần hoá.

KTV cũng thực hiện kiểm toán các khoản này theo các mục tiêu:

- Chính xác - Trung thực - Đầy đủ - Trọn vẹn - Hợp pháp - Hợp lý - Quyền và nghĩa vụ

Căn cứ để kiểm toán là các chứng từ gốc như hợp đồng, biên bản xác nhận,…

11) Đối với tài sản là vốn góp liên doanh, liên kết với nước ngoài

Chỉ thực hiện xác định giá trị đối với trường hợp DN CPH có kế thừa các hoạt động liên doanh.

Căn cứ để xác định giá trị vốn góp liên doanh trên là

- Vốn chủ sở hữu (không gồm số dư quỹ khen thưởng phúc lợi)

- Tỷ lệ vốn góp vào liên doanh của DN

Trường hợp góp vốn liên doanh với nước ngoài bằng giá trị quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất góp vốn liên doanh cũng đựơc tính vào GTDN cổ phần hoá. Giá trị xác định được ở trên là căn cứ để xác định GTDN. Không điều chỉnh giá trị vốn góp liên doanh trên giấy phép đầu tư.

12) Đối với các khoản dự phòng và lãi chưa phân phối

Các khoản này bao gồm dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, giảm giá chứng khoán, chênh lệch tỷ giá, dự phòng trợ cấp mất việc làm, dự phòng tài chính… và các khoản lãi chưa phân phối.

KTV thực hiện xử lý các khoản dự phòng bằng cách: sau khi bù đắp tổn thất về giảm giá, thực hiện hoàn nhập vào thu nhập của DN.

13) Đối với giá trị quyền sử dụng đất

Đối với giá trị quyền sử dụng đất áp dụng theo Luật đất đai đã được quy định.

14) Đối với DN có lợi thế kinh doanh

Lợi thế kinh doanh của DN là các lợi thế về mặt vị trí địa lý, uy tín, tính độc quyền về sản phẩm, mẫu mã, thương hiệu, tỷ suất lợi nhuận sau thuế thấp hơn lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất trước thời điểm định giá thì phải tính thêm giá trị lợi thế kinh doanh vào giá trị thực tế của DN cổ phần hoá.

Quy định này mâu thuẫn đối với việc xác định tài sản vô hình ở mục trên vì bản chất, lợi thế kinh doanh là một phần giá trị của tài sản vô hình.

Công thức xác định giá trị lợi thế kinh doanh như sau:

Giá trị lợi thế kinh doanh của dn = Giá trị phần vốn Nhà nước tài DN theo sổ kế toán tại thời điểm định giá X ( Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn Nhà nước bình quân trong 3 năm trước -

Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tại thời điểm gần nhất )

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 3 năm trước khi cổ phần hóa

=

Lợi nhuận sau thuế bình quân 3 năm liền kề trước cổ phần hoá

Một phần của tài liệu Xác định giá trị doanh nghiệp tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC (Trang 38 - 43)