--- ĐỖ ĐĂNG KHOA ĐỀ TÀI : ĐÁNH GIÁ CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN QUY MÔ TRANG TRẠI ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP 3R GIẢM THIỂU, TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ ĐỂ
Trang 1-
ĐỖ ĐĂNG KHOA
ĐỀ TÀI : ĐÁNH GIÁ CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN QUY MÔ TRANG TRẠI ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP 3R (GIẢM THIỂU, TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ) ĐỂ QUẢN LÝ LOẠI CHẤT THẢI NÀY TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HUỲNH TRUNG HẢI
HÀ NỘI - 2010
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Đào tạo sau Đại học, Trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội nơi tôi đã học tập trong thời gian qua Tại đây, tôi đã được các thầy cô
trong Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức kinh nghiệm quý báu Nhờ
những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình học tập tôi đã hoàn
thành bản luận văn tốt nghiệp này
Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi cũng nhận được nhiều sự
quan tâm và giúp đỡ của thầy cô trong Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô
Đặc biệt tôi xin cảm ơn và chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS Huỳnh Trung Hải, Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường,
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian
thực hiện luận văn tốt nghiệp
Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn Phòng chăn nuôi-Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội, Cục Chăn Nuôi, Phòng môi
trường-Viện chăn nuôi, các trang trại chăn nuôi tôi đến điều tra trên địa bàn Hà Nội đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn bè
đã chăm sóc, giúp đỡ và động viên tôi trong toàn bộ quá trình học tập
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn "Đánh giá các ảnh hưởng chất thải chăn nuôi
lợn quy mô trang trại đến môi trường và nghiên cứu áp dụng các giải pháp 3R (giảm
thiểu, tái sử dụng, tái chế) để quản lý loại chất thải này trên địa bàn Hà Nội" là công
trình nghiên cứu do tôi thực hiện
Những số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực Kết quả nghiên cứu
được trình bầy trong luận văn chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác
Hà Nội, tháng 10 năm 2010 Tác Giả luận văn:
Đỗ Đăng Khoa
Trang 4MỤC LỤC
Lời cảm ơn ··· 1
Lời cam đoan··· 2
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt··· 5
Danh mục bảng ··· 6
Danh mục hình ··· 8
MỞ ĐẦU··· 10
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CHĂN NUÔI LỢN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ··· 12
1.1 Giới thiệu về chăn nuôi ··· 12
1.1.1 Chăn nuôi lợn trên thế giới ··· 12
1.1.2 Chăn nuôi lợn tại Việt Nam··· 16
1.2 Các vấn đề môi trường phát sinh trong hoạt động chăn nuôi lợn··· 26
1.2.1 Các dạng chất thải ··· 26
1.2.2 Đặc trưng ô nhiễm của chất thải chăn nuôi··· 29
1.3 Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế (3R) chất thải chăn nuôi ··· 32
1.3.1 Tình hình áp dụng các giải pháp 3R đối với chất thải chăn nuôi một số nước trên Thế giới ··· 33
1.3.2 Tình hình áp dụng các giải pháp 3R đối với chất thải chăn nuôi ở Việt Nam···· 39
Chương 2 HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI LỢN QUY MÔ TRANG TRẠI TẠI HÀ NỘI VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỚI MÔI TRƯỜNG··· 51
2.1 Tình hình chăn nuôi lợn quy mô trang trại tại Hà Nội ··· 51
2.1.1 Giới thiệu về Hà Nội ··· 51
Trang
Trang 52.1.2 Hiện trạng chăn nuôi lợn quy mô trang trại tại Hà Nội··· 54
2.1.3 Định hướng phát triển chăn nuôi lợn tại Hà Nội··· 56
2.2 Chất thải phát sinh từ các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn Hà Nội··· 57
2.2.1 Nguồn phát thải ··· 57
2.2.2 Tính toán lượng chất thải phát sinh ··· 58
2.3 Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi quy mô trang trại đến chất lượng môi trường tại Hà Nội ··· 62
2.4 Công tác quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại Hà Nội ··· 65
2.4.1 Thu gom chất thải chăn nuôi lợn ··· 65
2.4.2 Xử lý chất thải nuôi lợn tại Hà Nội··· 66
2.4.3 Quản lý chất thải chăn nuôi lợn ··· 67
Chương 3 ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP 3R ĐỐI VỚI CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN QUY MÔ TRANG TRẠI TẠI HÀ NỘI ··· 71
3.1 Các giải pháp kỹ thuật ··· 71
3.1.1 Giải pháp tái sử dụng năng lượng từ chất thải chăn nuôi lợn bằng cách sản xuất khí sinh học (KSH)··· 71
3.1.2 Giải pháp ủ phân compost-sản xuất phân vi sinh··· 100
3.1.3 Giải pháp nuôi giun quế kết hợp xử lý chất thải ··· 107
3.1.4 Các giải pháp cải tiến kỹ thuật chăn nuôi nhằm giảm thiểu chất thải ··· 116
3.2 Các giải pháp về giáo dục môi trường trong chăn nuôi ··· 120
3.3 Các giải pháp về quản lý ··· 122
KẾT LUẬN··· 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO ··· 128
PHỤ LỤC··· 131
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
3R Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế
BOD5 Nhu cầu oxy sinh học
COD Nhu cầu oxy hóa học
LWMEA Dự án Quản lý chất thải vật nuôi ở Đông Á
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Số lượng vật nuôi và tỷ trọng các loại thịt
Bảng 1.2 Bình quân tiêu thụ thịt trên thế giới trong một số năm gần đây
Bảng 1.3 Tình hình sản xuất thịt trên thế giới một số năm gần đây
Bảng 1.4 Số lượng lợn và sản lượng lợn hơi qua các năm
Bảng 1.5 Số lượng trang trại chăn nuôi của nước ta tính đến cuối năm 2008
Bảng 1.6 Tổng đàn gia súc và sản lượng thịt ở thời điềm năm 2009 trong cả
nước
Bảng 1.7 Chỉ tiêu phát triển chăn nuôi
Bảng 1.8 Mục tiêu tăng trưởng chăn nuôi qua các giai đoạn
Bảng 1.9 Mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn năm 2010 và các năm tiếp theo
Bảng 1.10 Lượng phân và nước tiểu thải ra hàng ngày của lợn
Bảng 1.11 Thành phần dinh dưỡng của phân lợn
Bảng 1.12 Kết quả khảo sát hàm lượng khí độc trong chuồng nuôi tại xã Trực
thái, Trực Ninh, Nam Định và xã Trung Châu, Đan Phượng, Hà Nội
Bảng 1.13 Chỉ tiêu vi sinh vật trong phế thải chăn nuôi lợn sau 1 tuần thải ra môi
trường
Bảng 1.14 Kết quả khảo sát mức độ nhiễm khuẩn không khí trong chuồng nuôi
Bảng 2.1 Tăng trưởng và tỉ trọng của các ngành kinh tế Hà Nội qua các năm
Bảng 2.2 Giá trị sản xuất nông nghiệp của Hà Nội
Bảng 2.3 Số lượng lợn và sản lượng thịt của Hà Nội qua các năm
Bảng 2.4 Chỉ tiêu phát triển chăn nuôi lợn của Hà Nội trong năm 2010
Bảng 2.5 Lượng chất thải rắn phát sinh từ chăn nuôi lợn thịt và lợn nái tại các
trang trại ở Hà Nội
Bảng 2.6 Lượng nước thải phát sinh từ chăn nuôi lợn thịt và lợn tại các trang
trại ở Hà Nội
Trang 8Bảng 2.7 Kết quả hàm lượng COD của nước thải trước và sau xử lý của một số
trang trại lợn tại Hà Nội
Bảng 2.8 Kết quả khảo sát hàm lượng khí độc trong chuồng nuôi lợn tại một số
trang trại ở Hà Nội
Bảng 2.9 Kết quả khảo sát mức độ nhiễm khuẩn không khí trong chuồng nuôi
lợn tại một số trang trại ở Hà Nội
Bảng 2.10 Đặc trưng hàm lượng chất ô nhiễm không khí xung quanh tại một số
trang trại chăn nuôi
Bảng 2.11 Một số trang trại sử dụng KSH phát điện và tình trạng thiết bị
Bảng 3.1 Tỉ lệ phần trăm các khí trong biogas
Bảng 3.2 Ưu nhược, điểm của các công trình KSH
Bảng 3.3 Thời gian lưu chọn theo nhiệt độ
Bảng 3.4 Tóm tắt các bước tính để xác định kích thước thiết bị KSH và ví dụ cụ
thể
Bảng 3.5 Môi trường không khí xung quanh các công trình KSH tại các trại
Bảng 3.6 Đặc trưng nước thải trước và sau công trình KSH của các trang trại
khảo sát
Bảng 3.7 Đặc trưng thành phần đất khu vực công trình KSH
Bảng 3.8 Nguyên liệu sản xuất phân vi sinh
Bảng 3.9 Tính chi phí mua men vi sinh, supe lân và chất độn cho sản xuất phân
vi sinh đối với trang trại nuôi lợn thịt có quy mô 1.000 con/năm
Bảng 3.10 Thành phần chất dinh dưỡng trước và sau xử lý
Bảng 3.11 Phối trộn các nguyên liệu cho việc ủ phân
Bảng 3.12 Lượng nguyên liệu dùng cho việc ủ phân
Bảng 3.13 Tính toán chi phí nuôi giun cho trang trại 1.000 con lợn thịt
Bảng 3.14 Số tiền thu được từ nuôi giun cho trang trại 1.000 con lợn thịt
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Quy trình chăn nuôi lợn nái kèm dòng thải
Hình 1.2 Quy trình chăn nuôi lợn thịt kèm dòng thải
Hình 1.3 Hiện trạng sử dụng phân lợn của 54 trang trại lợn tại Thái Bình và Bắc
Giang
Hình 1.4 Một công trình bể biogas theo công nghệ Trung Quốc đang được xây
dựng tại Sơn Tây
Hình 1.5 Phân compost được phủ bên ngoài bởi plastic
Hình 3.2 Ba giai đoạn chuyển hóa chất hữu cơ tạo khí sinh học
Hình 3.3 Sơ đồ công nghệ công trình KSH dạng bể vòm cầu nắp cố định
Hình 3.4 Công trình KSH dạng bể nhiều ngăn nắp kín
Hình 3.5 Công trình KSH dạng hồ phủ bạt HDPE
Hình 3.6 Công trình KSH dạng ống
Hình 3.7 Công trình bể biogas nắp nổi kiểu Trung Quốc
Hình 3.8 Mô tả các đại lượng đặc trưng của thiết bị KSH dạng bể vòm cầu nắp
cố định (1) và dạng ống (2)
Hình 3.9 Mô hình xử lý chất thải chăn nuôi lợn bằng công trình KSH
Trang 10Hình 3.10 Bộ phận xử lý gas
Hình 3.11 Sơ đồ các quá trình sinh học chính trong hồ tùy tiện
Hình 3.12 Quy trình sản xuất phân vi sinh
Hình 3.13 Chế phẩm vi sinh Bima
Hình 3.14 Phân vi sinh được trộn với trấu
Hình 3.15 Đề xuất mô hình trang trại chăn nuôi lợn sử dụng phân lợn sản xuất
phân vi sinh
Hình 3.16 Giun quế
Hình 3.17 Lán nuôi giun quế
Hình 3.18 Lán nuôi giun mái lá
Hình 3.19 Mô hình chăn nuôi lợn kết hợp xử lý chất thải bằng giun quế
Hình 3.20 Mô hình chuồng nuôi lợn sử dụng độn lót sinh thái
Hình 3.21 Hình ảnh chuồng nuôi lợn sử dụng độn lót sinh thái
Trang 11MỞ ĐẦU
Chăn nuôi là một lĩnh vực của ngành nông nghiệp gắn liền với cuộc sống con
người Những năm gần đây với chủ trương mở cửa phát triển kinh tế của nước ta,
lĩnh vực chăn nuôi đã đạt được rất nhiều tiến bộ về cả quy mô lẫn chất lượng Trong
đó chăn nuôi lợn đã đóng góp đáng kể vào những thành tựu to lớn mà nền kinh tế
nước ta đã đạt được trong những năm qua
Hiện chăn nuôi lợn ở Việt Nam đang phát triển theo hướng chăn nuôi trang
trại, chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa Với hướng phát triển như
vậy, chăn nuôi lợn đã đạt được những thành tựu lớn Cho đến năm 2008 tổng số trại
lợn cả nước là 7.475, đàn lợn đạt 27 triệu con, chiếm 69,5% tổng đàn gia súc Năm
2009 Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 châu Á sau Trung Quốc về sản lượng thịt
lợn [26]
Đối với Hà Nội, cho đến năm 2008 lĩnh vực chăn nuôi chiếm 44% GDP của
ngành nông nghiệp, số đầu lợn đạt 1,67 triệu con và sản lượng thịt là 276.341 tấn
Chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại phát triển mạnh, sản lượng thịt lợn từ chăn
nuôi trang trại chiếm 70% tổng sản lượng toàn thành phố Số lượng trang trại chăn
nuôi đạt 1.184 trang trại, chiếm khoảng 44,6% số trang trại nông nghiệp của toàn
thành phố [18]
Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã
hội và đáp ứng nhu cầu về thực phẩm cho nhân dân Thủ đô thì việc phát triển các
trang trại chăn nuôi lợn trong hoàn cảnh trình độ kiến thức, ý thức của người dân
trong việc bảo vệ môi trường chưa thực sự cao, cơ chế chính sách về phát triển chăn
nuôi còn nhiều bất cập… đã để lại nhiều tác động tiêu cực đến chất lượng môi
trường từ chất thải chăn nuôi Đã có nhiều biện pháp quản lý và xử lý chất thải chăn
nuôi lợn được sử dụng trên địa bàn Hà Nội, nhưng kết quả thu được chưa tốt, hầu
hết các thông số đầu ra của dòng thải sau các công trình xử lý chất thải chăn nuôi
vẫn chưa đạt yêu cầu
Trang 12Vì vậy, việc làm giảm các ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn đến chất
lượng môi trường thành phố Hà Nội-trung tâm kinh tế, chính trị của đất nước có vai
trò rất quan trọng Trong số các giải pháp nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng của chất
thải chăn nuôi lợn đến môi trường thì việc triển khai nghiên cứu và áp dụng các giải
pháp 3R (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế) để quản lý chất thải chăn nuôi lợn có ý
nghĩa hết sức quan trọng
Mục tiêu của luận văn thạc sỹ khoa học “Đánh giá các ảnh hưởng chất
thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại đến môi trường và nghiên cứu áp dụng các
giải pháp 3R (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế) để quản lý loại chất thải này trên địa
bàn Hà Nội” là đánh giá hiện trạng và các ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn
quy mô trang trại đến chất lượng môi trường nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói
riêng để trên cơ sở đó đề ra các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế loại chất
thải này trên địa bàn Hà Nội
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Chất thải từ chăn nuôi lợn từ các cơ sở
chăn nuôi có quy mô trang trại trên địa bàn Hà Nội
Nội dung chính của luận văn được thể hiện trong 3 chương:
Chương 1 Tổng quan về chăn nuôi lợn và những vấn đề môi trường liên
quan
Chương 2 Hiện trạng chăn nuôi lợn quy mô trang trại tại Hà Nội và những
ảnh hưởng tới môi trường
Chương 3 Đề xuất áp dụng các giải pháp 3R đối với chất thải chăn nuôi lợn
quy mô trang trại tại Hà Nội
Kết quả của việc đánh giá các ảnh hưởng chất thải chăn nuôi lợn quy mô
trang trại đến môi trường và nghiên cứu áp dụng các giải pháp để quản lý loại chất
thải chăn nuôi lợn trên địa bàn Hà Nội có ý nghĩa khoa học, mang tính thực tế cao,
có thể triển khai áp dụng để quản lý chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại cho
nhiều địa phương khác của Việt Nam
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CHĂN NUÔI LỢN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN 1.1 Giới thiệu về chăn nuôi lợn
1.1.1 Chăn nuôi lợn trên thế giới
Chăn nuôi không đóng vai trò quá lớn trong nền kinh tế quốc dân nói chung,
nhưng chăn nuôi có một vai trò quan trọng trong đời sống và xã hội Đối với nền
kinh tế quốc dân, giá trị sản phẩm của lĩnh vực chăn nuôi chiếm 1,4% tổng sản
phẩm quốc nội (Gross Domestic Product-GDP) của thế giới (2005) và tốc độ tăng
trưởng hàng năm của chăn nuôi trên thế giới (1995-2005) là 2,2%
Đối với nền nông nghiệp, giá trị sản phẩm từ chăn nuôi chiếm 40% tổng giá
trị sản phẩm nông nghiệp, ở các nước công nghiệp phát triển giá trị sản phẩm từ
chăn nuôi chiếm 50-60% tổng sản phẩm nông nghiệp Sản phẩm từ chăn nuôi đã
đóng góp 17% giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp
Hiện nay, số lượng lao động trên thế giới trong lĩnh vực chăn nuôi là 1,3 tỷ
và lĩnh vực chăn nuôi đảm bảo đời sống cho 987 triệu người nghèo (tức 30% người
nghèo trên thế giới) Do nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi ngày một tăng, người ta dự
đoán sản lượng thịt trên toàn thế giới sẽ tăng từ 229 triệu tấn năm 2001 lên đến 465
triệu tấn vào năm 2050
Đối với đời sống xã hội, chăn nuôi đã cung cấp các loại sản phẩm động vật
có giá trị dinh dưỡng cao cho loài người Cụ thể, chăn nuôi đã cung cấp 17% nhu
cầu năng lượng, 33% nhu cầu protein cho loài người và bổ sung các chất dinh
dưỡng cho 944 triệu người bị suy dinh dưỡng [9]
Ngày nay, thịt động vật cung cấp cho con người có nguồn gốc từ chăn nuôi
lợn, bò, gia cầm và một lượng nhỏ hơn từ trâu, dê và cừu Trong đó, thịt lợn là phổ
biến nhất (bảng 1.1) Theo số liệu thống kê, tỷ trọng của thịt lợn trong tổng sản
lượng các loại thịt đạt cao nhất, chiếm trên 36%, tiếp theo là gia cầm chiếm 33% và
thịt bò với 24% tổng sản lượng thịt tiêu dùng hàng năm Bình quân tiêu thụ thịt trên
Trang 14thế giới trong một số năm gần đây được nêu trong bảng1.2
Bảng 1.1 Số lượng vật nuôi và tỷ trọng các loại thịt [26]
(Đơn vị tính: triệu con)
Loại vật nuôi 1987 1997 2007 Tăng từ
1987-2007 (%)
Tỷ trọng thịt (%)
Dê, cừu… 1431 1721 1931 34 7
Bảng 1.2 Bình quân tiêu thụ thịt trên thế giới trong một số năm gần đây [26]
(Đơn vị tính: kg/đầu người/năm)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức tăng của năm 2008
so với năm 2007 (%) Các nước phát triển 81.1 82.4 82.9 0.7
Đang phát triển 30.7 30.5 31.1 1.8
Toàn thế giới 41.6 41.6 42.1 1.1
Mức tiêu thụ thịt bình quân đầu người trên thế giới là gần 42 kg/năm, chỉ tiêu
này vẫn không ngừng tăng lên và rất chênh lệch giữa các vùng và khu vực Tại các
nước đang phát triển, tiêu thụ bình quân chỉ là 30 kg/người/năm, trong khi tại các
nước phát triển là trên 80 kg/người/năm Tình hình sản xuất thịt trên thế giới được
nêu trong bảng 1.3
Trang 15Bảng 1.3 Tình hình sản xuất thịt trên thế giới một số năm gần đây [26]
Qua các năm, tổng sản lượng thịt và tính riêng cho thịt lợn trên thế giới khá
ổn định, tỷ trọng của thịt lợn thường duy trì ở mức khoảng 36% tổng lượng thịt
Theo phụ lục 1 về thống kê và ước tính sản lượng thịt lợn thế giới, tổng sản
lượng trên thế giới khá ổn định qua các năm, và sản lượng thịt lợn năm 2009 đạt
100.318 nghìn tấn và hiện nay Trung Quốc đứng thứ nhất về sản lượng thịt lợn toàn
thế giới (sản lượng thịt lợn của Trung Quốc đang chiếm gần 50% tổng sản lượng
thịt lợn toàn thế giới) Đứng thứ hai là tổng sản lượng thịt lợn của các nước EU
(EU-27), tiếp theo là Mỹ, Brazil, Liên Bang Nga
Sản lượng của Trung Quốc năm 2009 ước tính đạt 48.700 nghìn tấn, tăng 2%
so với năm 2008 do việc sản xuất ở Trung Quốc tăng mạnh trong năm 2009 Trong
năm 2010 sản lượng thịt lợn Trung Quốc đã hoàn toàn hồi phục sau dịch tai xanh
năm 2007, cho phép nước này giảm nhập khẩu Sản lượng của Canada cũng sẽ tăng
từ 1.770 nghìn tấn lên 1.960 nghìn tấn Tuy nhiên, sản lượng của Mỹ giảm từ
10.507 nghìn tấn tấn xuống 10.399 nghìn tấn, trong khi của Brazil sẽ giảm từ 3.160
nghìn tấn xuống 3.010 nghìn tấn bởi những khó khăn về tín dụng và bởi nhu cầu
nhập khẩu thịt lợn vào Nga giảm Châu Á sẽ trở thành khu vực sản xuất và tiêu
dùng các sản phẩm chăn nuôi lớn nhất [26]
Trang 16Sản lượng thịt lợn qua các năm trên toàn thế giới các năm đều đạt tăng
trưởng dương về tổng sản lượng, chỉ riêng năm 2007-2008 do có dịch cúm H5N1,
dịch lợn tai xanh phát triển mạnh và một số dịch bệnh nguy hiểm khác đối với động
vật nên sản lượng thịt lợn toàn thế giới giảm
Về các hình thức chăn nuôi, theo FAO (Sere và Steinfeld, 1996) trên thế giới
hiện có 3 loại hình chăn nuôi chính: loại hình chăn nuôi công nghiệp, loại hình chăn
nuôi hỗn hợp và loại hình chăn thả [26]
Loại hình chăn nuôi công nghiệp là những hệ thống các vật nuôi được tách
khỏi môi trường chăn nuôi tự nhiên, toàn bộ thức ăn, nước uống… do con người
cung cấp và có hệ thống thu gom chất thải Các hệ thống này cung cấp trên 50% thịt
lợn và thịt gia cầm toàn cầu, 10% thịt bò và cừu Các hệ thống này thải ra một
lượng chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất
Loại hình chăn nuôi hỗn hợp là hệ thống trang trại trong đó có cả sản xuất
trồng trọt và chăn nuôi Đây là hệ thống cung cấp 54% lượng thịt và cũng là hệ
thống chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ ở các nước đang phát triển
Loại hình chăn thả là hệ thống chăn nuôi mà trên 90% thức ăn cho vật nuôi
được cung cấp từ đồng cỏ, bãi chăn thả… dưới 10% còn lại được cung cấp từ các cơ
sở khác Các hệ thống này chỉ cung cấp được cho thế giới 9% tổng sản phẩm thịt
toàn cầu, nhưng là nguồn thu nhập chính của trên 20 triệu gia đình trên thế giới
Tại Phương tây, chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt công nghiệp đang có
xu thế giảm (do những hậu quả về môi trường và xã hội) thì tại Châu Á phương
thức chăn nuôi này lại đang có xu thế phát triển mạnh Các trang trại này lại thường
nằm lân cận các thành phố lớn, nên nó đã góp phần làm ảnh hưởng xấu đến chất
lượng môi trường đô thị, đây cũng là một trong những thách thức lớn của thế kỷ 21
Về tình hình dịch bệnh, trong thời gian gần đây chăn nuôi lợn trên thế giới
xuất hiện ngày càng nhiều bệnh dịch mới, điển hình là dịch tai xanh, cúm
lợn…chúng lây lan rất nhanh trong điều kiện chăn nuôi chật chội, tập trung đông
Trang 17đúc Việc sử dụng thuốc kháng sinh tràn lan trong các trang trại công nghiệp đã làm
cho hiện tượng nhờn thuốc trở nên phổ biến
Về ảnh hưởng đến chất lượng môi trường toàn cầu thì chăn nuôi hiện đang
thải ra khoảng 18% lượng khí gây hiệu ứng nhà kính (greenhouse gas-GHG), lượng
carbon dioxide do chăn nuôi thải ra cao hơn nhiều so với ngành giao thông vận tải
Bên cạnh đó, ngành này còn thải ra 37% khí mêtan (làm nóng trái đất, tác hại gấp
21 lần ảnh hưởng của khí carbon dioxide), 65% nitơ oxide, một trong những loại
khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh nhất, hầu hết đều từ phân động vật Phần lớn chất
thải của các trang trại chăn nuôi công nghiệp đã vượt quá nhu cầu sử dụng của các
trang trại trồng trọt lân cận Kết quả là, phân từ chỗ là một nguồn phân bón có lợi
trở thành chất thải độc hại: nitrat, kim loại nặng, thuốc kháng sinh… trong phân
thấm vào nước ngầm, gây ô nhiễm nước bề mặt, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe
cộng đồng [26]
Do vậy chúng ta cần phải hướng tới một nền chăn nuôi chất lượng cao không
chỉ có thể giúp đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người về các sản phẩm
có nguồn gốc động vật mà đồng thời phải chịu trách nhiệm với chính con người về
mặt môi trường và xã hội khi sản xuất ra những sản phẩm đó
1.1.2 Chăn nuôi lợn tại Việt Nam
1.1.2.1 Các giai đoạn phát triển chăn nuôi lợn tại Việt Nam
Chăn nuôi lợn được phát triển qua các giai đoạn như sau:
Giai đoạn từ 1960-1969: Giai đoạn khởi xướng các qui trình chăn nuôi lợn
theo hướng chăn nuôi công nghiệp
Giai đoạn từ 1970-1980: Giai đoạn hình thành các nông trường lợn giống
quốc doanh với các mô hình chăn nuôi lợn công nghiệp, có đầu tư và hỗ trợ của các
nước trong khối xã hội chủ nghĩa như Liên Xô cũ, Hung-ga-ri, Tiệp Khắc và Cu Ba
Hệ thống nông trường quốc doanh được hình thành và Công ty giống lợn công
nghiệp Trung ương cũng phát triển tốt và đảm đương việc cung cấp các giống lợn
Trang 18theo hệ thống công tác giống 3 cấp từ Trung ương đến địa phương Tuy nhiên, trong
những năm chuyển đổi kinh tế sự hỗ trợ của nước ngoài giảm, cộng thêm đó là tình
hình dịch bệnh đã làm cho hệ thống các nông trường giống lợn dần dần tan rã hay
chuyển đổi từ sở hữu nhà nước sang cổ phần hóa hay tư nhân
Giai đoạn từ 1986 đến nay: Đây là giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế, chuyển
đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với môi trường sinh thái và nông nghiệp sản
xuất hàng hóa để tham gia thị trường khu vực (AFTA) và tổ chức Thương mại thế
giới (WTO) Từ đó, các mô hình chăn nuôi lợn được hình thành và phát triển ở các
tỉnh miền Nam và các tỉnh phía Bắc, hình thức chăn nuôi lợn theo trang trại và
doanh nghiệp tư nhân hình thành và phát triển mạnh [3]
Hiện nay ngành nông nghiệp chiếm 22% GDP và thu hút hơn 60% nguồn lao
động của cả nước, trong đó chăn nuôi đóng góp 27% GDP của ngành nông nghiệp
(khoảng 6% tổng số GDP quốc gia) Trong lĩnh vực chăn nuôi thì chăn nuôi lợn
đóng góp một phần lớn nhất, chiếm khoảng 71% tổng sản phẩm chăn nuôi Sản xuất
chăn nuôi là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất và dự kiến chiếm
khoảng 42% GDP về nông nghiệp vào năm 2020 [29]
Với những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, lĩnh vực chăn nuôi
gần đây đạt được nhiều thành tựu phát triển mạnh mẽ, số lượng lợn và sản lượng
lợn hơi liên tục tăng qua các năm (bảng 1.4)
Bảng 1.4 Số lượng lợn và sản lượng lợn hơi qua các năm [27]
Trang 19Nếu phân vùng chăn nuôi của nước ta theo hai vùng là Miền Bắc và Miền
Nam thì riêng đối với Miền Bắc, gần đây số lượng trang trại lợn nhiều hẳn so với
trang trại nuôi các loại vật nuôi khác
Bảng 1.5 Số lượng trang trại chăn nuôi của nước ta tính đến
cuối năm 2008 [26]
Miền Trang trại
lợn
Trang trại gia cầm
Trang trại bò
Trang trại trâu
Trang trại dê Tổng sốMiền Bắc 3.069 (41%) 1.274 1.547 222 201 6.313
Miền Nam 4.406 (59%) 1.563 4.858 25 556 11.408
Cả nước 7.475 2.837 6.405 247 757 17.721
Hiện nay, với chính sách tập trung ưu tiên cho phát triển lĩnh vực chăn nuôi
của nhà nước ta nên lĩnh vực này đã phát triển mạnh mẽ với những thành tựu lớn
Tổng đàn gia súc và sản lượng thịt ở thời điềm năm 2009 trong cả nước được nêu
Hươu, nai
Số con (nghìn con) 27.628 2.887 6.103 280.181 1.375 43
Tăng so với năm 2008 (%) 3,47 -0,38 -3,7 13,29 -3,34 12,4
Sản lượng thịt (nghìn tấn) 2.931 75 258 503
Tăng so với năm 2008 (%) 5,79 4,78 13,46 20,58
Như vậy, có thể thấy rõ sự vượt trội của tỉ trọng thịt lợn trong tổng sản lượng
thịt gia súc hàng năm, điều này minh chứng rằng chăn nuôi lợn đã và đang đóng vai
trò rất quan trọng trọng lĩnh vực chăn nuôi ở Việt Nam
Trang 201.1.2.2 Mục tiêu và định hướng phát triển chăn nuôi lợn tại Việt Nam
a Mục tiêu phát triển
Một trong những điểm yếu của chăn nuôi lợn ở nước ta hiện nay là quy mô
nhỏ lẻ, manh mún, mang tính tận dụng, thiếu chuyên nghiệp và đang là tác nhân gây
ô nhiễm môi trường Bên cạnh đó, giá thành sản phẩm chăn nuôi còn cao do giá
thức ăn chăn nuôi cao hơn 10-15% so với các nước trong khu vực; hệ thống thông
tin dự báo và khả năng kiểm soát sản xuất, thị trường đối với nguyên liệu và sản
phẩm chăn nuôi còn nhiều bất cập để khắc phục những điểm yếu trên ngày 16
tháng 1 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Phát
triển chăn nuôi đến năm 2020, theo đó thì mục tiêu chung của Chính phủ về phát
triển chăn nuôi đến năm 2020 là chăn nuôi cơ bản chuyển sang phương thức chăn
nuôi trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất
lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu Tỉ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp nói
chung sẽ tăng mạnh trong những năm tới và đến năm 2020 tỉ trọng chăn nuôi sẽ gần
bằng tỉ trọng trồng trọt Cụ thể về chỉ tiêu tăng tỉ trọng của lĩnh vực chăn nuôi trong
ngành nông nghiệp và các chỉ tiêu phát triển khác được nêu chi tiết trong bảng 1.7
Bảng 1.7 Chỉ tiêu phát triển chăn nuôi [20]
Tỉ trọng chăn nuôi trong
ngành nông nghiệp (%) 32 38 > 42 Sản lượng thịt xẻ
(nghìn tấn)
3.200 (68% thịt lợn)
4.300 (65% thịt lợn)
5.500 (63% thịt lợn)
Mức tiêu thụ thịt
Tỉ trọng thịt được chế biến
Trang 21Như vậy theo mục tiêu phát triển thì tỉ trọng chăn nuôi liên tục được tăng qua
các năm từ 32% năm 2010 lên 38% năm 2015 và trên 42% vào năm 2020 Tương
ứng với sự gia tăng tỉ trọng trên thì sản lượng thịt xẻ sẽ được tăng từ 3.200 tấn năm
2010 lên 4.300 tấn và 5.500 tấn tương ứng vào các năm 2015 và năm 2020 Cũng
qua bảng 1.7 về chỉ tiêu phát triển ta thấy, mặc dù tỉ lệ % thịt lợn xẻ trong cơ cấu
thịt xẻ có giảm qua các năm nhưng do chỉ tiêu tổng lượng thịt xẻ gia tăng mạnh nên
sản lượng thịt lợn xẻ theo tính toán vẫn vẫn được tăng từ 2.176 nghìn tấn năm 2010
lên 2.795 nghìn tấn và 3.465 nghìn tấn tương ứng vào các năm 2015 và 2020
Để đạt được các mục tiêu phát triển như đã đề ra và căn cứ theo xu hướng
phát triển thì qua các giai đoạn lĩnh vực chăn nuôi cần phải có những mức tăng
trưởng nhất định Cụ thể về mục tiêu các mức tăng trưởng cần đạt được của lĩnh vực
chăn nuôi được nêu chi tiết trong bảng 1.8
Bảng 1.8 Mục tiêu tăng trưởng chăn nuôi qua các giai đoạn [20]
Giai đoạn 2008-2010 2010-2015 2015-2020 Tăng trưởng bình quân (% / năm) 8-9 6-7 5-6
Trên cơ sở mục tiêu của Chiến lược quốc gia về phát triển chăn nuôi đến năm
2020 Năm 2009 Bộ Nông nghiệp đã đưa ra một số chỉ tiêu phát triển cho riêng lĩnh
vực chăn nuôi lợn trong năm 2010 và các năm tới cụ thể như trong bảng 1.9
Bảng 1.9 Mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn năm 2010
và các năm tiếp theo [25]
Quy mô chăn nuôi trang trại (%) 46,9 56,0 62,2
Tỉ trọng giết mổ và chế biến công nghiệp (%) 12,4 23,5 35
Tỉ lệ trang trại có hệ thống xử lý chất thải (%) 50 65 80
Tỉ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp (%) 55,5 67,3 70,1
Trang 22Ngoài ra Bộ cũng đặt ra mục tiêu là cần phải tăng khả năng kiểm soát dịch
bệnh, nhất là những bệnh nguy hiểm Kiểm soát và khống chế hoàn toàn bệnh lở
mồm long móng, lợn tai xanh, dịch tả và cúm gia cầm Không ngừng xây dựng
thương hiệu và tiêu chuẩn hóa các sản phẩm chăn nuôi
b Định hướng phát triển
Để đạt được các mục tiêu phát triển đã đề ra thì lĩnh vực chăn nuôi cần phải
có những định hướng phát triển đúng đắn, linh hoạt và phù hợp với xu hướng phát
triển của thế giới Theo đó, định hướng phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi
lợn nói riêng trong những năm tới của Việt Nam cần phải tập trung vào các hướng
sau: i) Tăng cường hợp tác quốc tế về tăng cường về kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh an
toàn thực phẩm (VSATTP) và môi trường chăn nuôi; Phát triển mạnh hơn hình thức
chăn nuôi trang trại, công nghiệp khu vực đầu tư và liên doanh với nước ngoài;
Kiểm soát khống chế kịp thời các loại dịch bệnh như dịch lợn tai xanh, cúm gia
cầm Khi có dịch phải ngăn chặn kịp thời tại nguồn bệnh, không để dịch xảy ra trên
quy mô lớn và trên diện rộng; ii) Khôi phục sản xuất trên các địa phương sau khi bị
dịch bệnh và phát triển chăn nuôi một cách đồng bộ trong các khu vực chăn nuôi
bằng những hỗ trợ của chính quyền và tự hỗ trợ lẫn nhau về kinh nghiệm sản xuất,
con giống, vốn để cùng có những bước phát triển đồng bộ; iii) Giảm dần loại hình
chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán-hiện đang còn chiếm tỉ trọng cao trong ngành chăn nuôi
nước ta, tập trung đầu tư thâm canh, đổi mới công nghệ, phòng chống dịch bệnh và
kiểm soát chất lượng và VSATTP; iv) Ổn định nguyên liệu đầu vào, đảm bảo nguồn
cung cấp về con giống và thức ăn cho chăn nuôi lợn, không để xảy ra hiện tượng
thiếu con giống hay giá thức ăn bất ổn định; v) Hình thành các vùng chăn nuôi trọng
điểm gắn với bảo vệ môi trường và an toàn sinh học Mở rộng và khai thác triệt để
thị trường trong nước, từng bước hướng tới xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi Sản
xuất chăn nuôi phải thỏa mãn nhu cầu trong nước về các loại thịt, trứng với mức
tăng nhu cầu tiêu thụ nội địa hàng năm là 8-9%; vi) Cập nhật và vận dụng linh hoạt
các quy trình quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại trong chăn nuôi trang trại, công
Trang 23nghệ vệ sinh phòng dịch, xử lý chất thải và công nghiệp hóa hoạt động giết mổ, chế
biến để từng bước nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi và vệ sinh an toàn thực
phẩm; vii) Hình thành hệ thống dịch vụ chăn nuôi, thú y phù hợp với kinh tế thị
trường có sự kiểm soát của nhà nước; viii) Củng cố hệ thống và tăng cường năng lực
quản lý nhà nước về chăn nuôi từ Trung ương đến các địa phương [20]
1.1.2.3 Các hình thức và mô hình chăn nuôi lợn tại Việt Nam
a Các loại hình chăn nuôi
Chăn nuôi lợn của Việt Nam thời gian qua đã đạt được những tiến bộ rất
đáng kể, nhiều phương thức và công nghệ tiên tiến đã được áp dụng trong sản xuất
Tuy chăn nuôi trang trại và gia trại đã có nhiều phát triển, nhưng hình thức chăn
nuôi lợn truyền thống, phân tán nhỏ lẻ trong các nông hộ vẫn là chủ yếu
Chăn nuôi truyền thống, tận dụng: đây là phương thức chăn nuôi đang tồn
tại ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước, chiếm khoảng 75-80% về đầu con, nhưng sản
lượng chỉ chiếm khoảng 65-70% tổng sản lượng thịt lợn sản xuất cả nước, quy mô
chăn nuôi dao động từ 1-10 con; thức ăn đầu tư chủ yếu là tận dụng sản phẩm nông
nghiệp sản xuất và khai thác tại chỗ hoặc tận dụng các sản phẩm trồng trọt và sản
phẩm ngành nghề phụ (làm đậu, nấu rượu, làm mì )
Chăn nuôi gia trại: Phương thức chăn nuôi nuôi này phổ biến ở các tỉnh
Đồng bằng Sông Hồng (Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam )
và phát triển mạnh trong những năm gần đây; chiếm khoảng 10-15% đầu con, quy
mô chăn nuôi phổ biến là từ 10-30 nái, hoặc từ 10-50 lợn thịt có mặt thường xuyên,
ngoài các phụ phẩm nông nghiệp thì có khoảng 40% thức ăn công nghiệp được sử
dụng cho lợn Khối lượng xuất chuồng bình quân 70-75 kg/con
Chăn nuôi trang trại: Đây là phương thức chăn nuôi được phát triển mạnh
trong 5 năm gần đây, đặc biệt các tỉnh Đông Nam Bộ có 2.268 trang trại, Đồng bằng
Sông Hồng có 1.254 trang trại và Đồng bằng sông Cửu Long có 748 trang trại;
chiếm khoảng 10% về đầu con, 20-25% về sản lượng thịt; quy mô từ trên 20 nái
Trang 24hoặc trên 100 lợn thịt có mặt thường xuyên (có trường hợp 11 nghìn lợn nái bố mẹ/1
trại) [6]
Các tỉnh có chăn nuôi lợn trang trại nhiều là Đồng Nai, Bình Dương, thành
phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng, Hà Nội, Đắc Lắc, Hải Dương, Thanh Hoá, Thái Bình,
Tiền Giang đã có một số điển hình hợp tác xã chăn nuôi lợn hướng nạc như Nam
Sách-Hải Dương; Đan Phượng-Hà Nội; Yên Định-Thanh Hoá Đây là loại hình tổ
chức sản xuất có nhiều lợi thế giảm chi phí đầu vào vì đã tập trung các dịch vụ như
cung cấp con giống, thức ăn công nghiệp, thú y, thụ tinh nhân tạo và bao tiêu sản
phẩm
Tỷ trọng chăn nuôi lợn trang trại (công nghiệp và bán công nghiệp) tăng
nhanh Hơn 6 triệu lợn thịt ngoại và phần lớn lợn lai F2, F3 được chăn nuôi trang
trại, gia trại Năm 2005, cả nước có khoảng 10 triệu lợn giết mổ đạt tỉ lệ nạc từ
50-58%/tổng số 36,3 triệu lợn giết thịt
Hệ thống chuồng lồng, chuồng sàn, chuồng có hệ thống làm mát và sưởi ấm
cho lợn con, hệ thống máng ăn, núm uống tự động là những tiến bộ kỹ thuật về
chuồng trại đã được áp dụng tại các trang trại chăn nuôi lợn ở các vùng chăn nuôi
lợn trọng điểm như Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu
Long và Tây Nguyên
Tuy nhiên, chăn nuôi lợn ở nước ta vẫn phổ biến là nhỏ, phân tán trong nông
hộ; năng suất chăn nuôi thấp, giá thành cao: Năm 2005, sản lượng thịt sản xuất
trung bình/nái/năm đạt 589kg (nái ngoại đạt 1.423 kg/nái/năm; lợn lai nội ngoại 563
kg/nái/năm, lợn nội 248 kg/nái/năm), trong khi đó các nước có trình độ chăn nuôi
lợn tiên tiến là 1.800-1.900 kg/nái/năm Công tác chọn lọc, nuôi dưỡng và quản lý
đực giống chưa tốt; giết mổ, chế biến thịt phổ biến còn thủ công, chưa đáp ứng tiêu
chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm [20]
Trang 25b Quy trình chăn nuôi lợn trang trại điển hình tại Việt Nam
Trong bối cảnh thức ăn, vật tư chăn nuôi đều tăng, dịch bệnh diễn biến phức
tạp… nên loại hình chăn nuôi truyền thông, tận dụng ở quy mô hộ gia đình không
còn thích hợp và đang có xu hướng giảm trong khi chăn nuôi gia trại, trang trại tăng
nhanh và tạo được khả năng cạnh tranh trên thị trường [26]
Đối với loại hình chăn nuôi lợn trang trại, theo thực tế đi khảo sát tại địa bàn
Hà Nội, hầu hết các trang trại đều phân định rõ ràng chức năng là trang trại nuôi lợn
thịt hay trang trại nuôi lợn nái
Đối với lợn nái, theo khảo sát thực tế trên địa bàn, các giống lợn nái chủ yếu
được các trại nuôi là giống Yorkshire thuần hoặc con lai của giống Yorkshire và
Landrace bởi so với các giống khác thì các giống này có ưu điểm là nó phù với điều
kiện khí hậu nước ta hơn, mỗi lứa đẻ nhiều con hơn, lợn mẹ nhiều sữa hơn… Quy
trình chăn nuôi lợn nái kèm dòng thải được mô tả chi tiết trong hình 1.1
Khí thải: CO2, H2S, CH4… Chất thải rắn: Phân, thức ăn thừa Nước thải: Nước tiểu, nước vệ sinh
Khí CO2, H2S, CH4… Chất thải rắn: Phân, thức ăn thừa Nước thải: Nước tiểu, nước vệ sinh
Trang 26Lợn giống con thường là loại lợn con hai máu được chọn lọc nuôi làm giống,
con giống 21 ngày tuổi có trọng lượng khoảng từ 4kg đến 8kg đã qua chọn lọc được
nuôi trong lồng ấm Sau khoảng 20 ngày đến 1 tháng tương ứng khi đạt trọng lượng
khoảng 25kg thì tháo bỏ lồng ấm Việc tháo rỡ lồng sưởi ấm này tùy thuộc vào thời
tiết và khả năng chịu rét của lợn con, nên vào mùa rét sẽ thường thời gian rỡ lồng
muộn hơn vào mùa hè Sau đó lợn được chuyển sang nuôi chuồng trại Khi lợn đủ
tháng tuổi, được chọn lọc, những con đạt tiêu chuẩn được tách ra nuôi làm giống
Những con không đạt tiêu chuẩn được nuôi lấy thịt
Lợn thịt nuôi tại các trang trại thường là con lai 3-4 máu gồm các giống
Yorshire, Landrace, Duroc, Pietrain Quy trình chăn nuôi lợn thịt đơn giản hơn so
với quy trình nuôi lợn nái, thời gian nuôi 1 lứa lợn thịt thường khoảng 160 ngày Cụ
thể về quy trình nuôi lợn thịt kèm dòng thải được mô tả ở hình 1.2
Hình 1.2 Quy trình chăn nuôi lợn thịt kèm dòng thải
Nước thải: Nước tiểu, nước
vệ sinh Thức ăn, nước,
thuốc, vắc-xin
Trang 27Các nguồn thải phát sinh trong quá trình chăn nuôi được mô tả tả trong hình
1.1 và 1.2 Ngoài ra, còn một số loại chất thải khác chưa được kể đến sẽ được trình
bày trong các phần sau của luận văn
1.2 Các vấn đề môi trường phát sinh trong hoạt động chăn nuôi lợn
1.2.1 Các dạng chất thải
1.2.1.1 Chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh trong quá trình chăn nuôi lợn bao gồm phân, chất độn
chuồng, thức ăn thừa Đối với phương thức nuôi lợn trên sàn bê tông phía dưới là
hầm đồng thời là kênh thoát chất thải thì không thu được chất thải rắn Toàn bộ chất
thải, bao gồm phân, nước giải, nước rửa chuồng và tắm cho lợn bị hòa lẫn và thường
được dẫn đến hầm biogas để xử lý Lượng chất thải trung bình hàng ngày của lợn ở
các giai đoạn khác nhau được nêu chi tiết trong bảng 1.10 dưới đây
Bảng 1.10 Lượng phân và nước tiểu thải ra hàng ngày của lợn [12]
Giai đoạn Số ngày Lượng phân
(kg/ngày)
Lượng nước tiểu (kg/ngày) Lợn dưới 10kg 45 0,5 – 1 0,3 – 0,7
Lợn 15 – 45kg 45 1 – 3 0,7 – 2
Lợn 45 – 100kg 70 3 – 5 2 – 4
Như vậy, ta thấy rằng lượng chất thải rắn phát sinh trong chăn nuôi lợn là rất
lớn và nếu không được quản lý và sử dụng đúng đắn nó sẽ là nguồn gây ô nhiễm
cho các cơ sở chăn nuôi và khu vực xung quanh, nhưng ngược lại, nếu được tận
dụng đúng cách, nó lại trở thành một nguồn tài nguyên [12]
Về thành phần, phân lợn chứa 56-83% nước, phần còn lại là chất khô gồm
các chất hữu cơ, hợp chất NPK dưới dạng các hợp chất vô cơ (bảng 1.11)
Trang 28Bảng 1.11 Thành phần dinh dưỡng của phân lợn [12]
Ngoài ra chất thải rắn còn có từ xác chết của lợn, lợn chết xuất phát từ rất
nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do các loại dịch bệnh gây ra như bệnh lở mồm
long móng, bệnh cúm lợn, lợn tai xanh… Những chất thải rắn loại này nếu không
được chôn lấp và xử lý triệt để và hợp vệ sinh nó sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng môi
trường đất, nước mặt và có thể là nguồn lây lan dịch bệnh mới
1.2.1.2 Nước thải
Một vấn đề cũng rất nan giải trong xử lý chất thải chăn nuôi đó là xử lý
lượng nước thải khổng lồ của các trang trại lợn, nước thải chăn nuôi lợn gồm có
nước tiểu của lợn, nước tắm cho lợn, nước rửa chuồng trại Ngoài các dạng trên
nước thải từ chăn nuôi lợn còn từ nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt của công
nhân
Đặc trưng ô nhiễm của nước thải chăn nuôi lợn là ô nhiễm hữu cơ; ô nhiễm
N, P và chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh Trong nước thải chăn nuôi, hợp chất
hữu cơ chiếm 70-80% gồm protit, axít amin, chất béo, hydratcarbon và các dẫn xuất
của chúng Hầu hết là các chất hữu cơ dễ phân huỷ, giàu nitơ, photpho Các chất vô
cơ chiếm 20-30% gồm cát, đất, muối, ure, amonium, muối chlorua, sulfate…
1.2.1.3 Chất thải khí
Khí thải từ chăn nuôi lợn phát sinh do sự phân hủy của các hợp chất hữu cơ
trong phân và nước thải Tùy điều kiện yếm khí hay kỵ khí mà quá trình phân hủy
Trang 29tạo thành các sản phẩm khác nhau: axít amin, axít béo, aldehide, CO2, H2O, NH3,
H2S Nếu oxy được cung cấp đầy đủ, sản phẩm của quá trình phân hủy là: CO2,
H2O, NO2 Ngược lại, trong điều kiện thiếu oxy, sự phân hủy các hợp chất hữu cơ
theo con đường yếm khí tạo ra các sản phẩm CH4, N2, NH3, indol, scatol… các chất
khí này tạo nên mùi hôi thối trong khu vực nuôi ảnh hưởng xấu tới môi trường
không khí Tổ chức nông lương thế giới (FAO) vừa thừa nhận, chăn nuôi đang được
coi là một ngành gây ô nhiễm lớn, thậm chí lớn hơn mức gây ô nhiễm của ngành
vận tải Chất thải của gia súc toàn cầu tạo ra tới 9% lượng khí CO2 toàn cầu, 37%
lượng khí CH4 Điều này có nghĩa là chăn nuôi gia súc đã được khẳng định là một
tác nhân chính làm tăng hiệu ứng nhà kính Chăn nuôi gia súc còn đóng góp tới 64%
khí NH3 Ngoài ra nhu cầu thức ăn, nước uống, tập tính bầy đàn, nhu cầu bãi chăn
thả… của gia súc cũng đang được coi là một trong những tác nhân chính gây thoái
hoá đất nông nghiệp, ô nhiễm nguồn nước và mất cân bằng hệ sinh thái [26]
Theo như kết quả quả khảo sát hàm lượng khí độc trong một số chuồng nuôi
lợn tại xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định và xã Trung Châu, huyện
Đan Phượng, Hà Nội (xem bảng 1.12) thì nồng độ khí NH3 ở cả 2 cơ sở đều cao hơn
so với QCVN 06:2009
Bảng 1.12 Kết quả khảo sát hàm lượng khí độc trong chuồng nuôi tại xã Trực
Thái, Trực Ninh, Nam Định và xã Trung Châu, Đan Phượng, Hà Nội [6]
Chỉ tiêu Đơn vị tính Trực Thái Trung Châu Quân Bình So sánh với các tiêu chuẩn
Trang 30Như vậy, trung bình khí NH3 là 0,94, so với quy định QCVN thì loại khí này
trong chuồng nuôi cao hơn gấp 4,7 lần
1.2.2 Đặc trưng ô nhiễm của chất thải chăn nuôi
1.2.2.1 Ô nhiễm hữu cơ và vô cơ
Những chất hữu cơ chưa được gia súc đồng hoá, hấp thụ, sẽ bài tiết ra ngoài
theo phân, nước tiểu cùng các sản phẩm trao đổi chất khác Thức ăn dư thừa cũng là
1 nguồn gây ô nhiễm hữu cơ
Trong nước thải chăn nuôi, hợp chất hữu cơ chiếm 70-80% gồm protit, axít
amin, chất béo, hydratcarbon và các dẫn xuất của chúng Hầu hết là các chất hữu cơ
dễ phân huỷ, giàu nitơ, photpho Các chất vô cơ chiếm 20-30% gồm cát, đất, muối,
ure, amonium, muối chlorua, sulfate…[23]
1.2.2.2 Ô nhiễm nitơ và photpho
Khả năng hấp thụ nitơ và photpho của gia súc, gia cầm rất kém, nên 1 lượng
lớn nitơ và photpho sẽ bị bài tiết theo phân và nước tiểu ra ngoài Theo Jongbloed
và Lenis (1992), đối với heo trưởng thành khi ăn vào 100g nitơ thì chỉ 30g được giữ
lại cơ thể, 50g bài tiết ra ngoài theo nước tiểu dưới dạng ure, còn 20g bài tiết theo
phân ra ngoài
Đối với nitơ khi bài tiết theo nước tiểu và phân ra ngoài ở dạng ure nó sẽ
nhanh chóng bị thủy phân và chuyển thành khí NH3, khí NH3 sẽ làm ảnh hưởng đến
chất lượng môi trường không khí
Như vậy, chất thải chăn nuôi chứa hàm lượng lớn nitơ, photpho Đây là
nguyên nhân có thể gây hiện tượng phú dưỡng hoá cho các nguồn nước tiếp nhận,
ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước và các sinh vật sống trong nước [23]
1.2.2.3 Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh
Ngoài các chỉ tiêu về vật lý, hóa học đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường thì
vi sinh vật gây bệnh là một trong những chỉ tiêu quan trọng thể hiện mức độ ô nguy
Trang 31hại đến sức khỏe cộng đồng Nước thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi sinh vật và
trứng ấu trùng giun sán gây bệnh Do đó, loại nước thải này có nguy cơ trở thành
nguyên nhân trực tiếp phát sinh dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đồng thời lây lan
một số bệnh cho người nếu không được xử lý
Theo nghiên cứu của Nanxera đối với nước thải chăn nuôi: vi khuẩn gây
bệnh đóng dấu (Erisipelothris insidiosa) có thể tồn tại 92 ngày, Brucella từ 74-108
ngày, Samolnella từ 6-7 tháng, Leptospira 5-6 tháng, Microbacteria tuberculosis
75-150 ngày, vius lở mồm long móng (FMD) sống trong nước thải 100-120 ngày…,
các loại vi khuẩn có nha bào như: Bacillus tetani 3-4 năm Trứng giun sán nhiều
trong nước thải chăn nuôi với nhiều loại điển hình như: Fasciolahepatica, Fasciola
gigantica, Fasciolosis buski, Ascaris suum, Oesophagostomum sp, Trichocephalus
dentatus… có thể phát triển đến giai đoạn gây nhiễm sau 6-28 ngày và tồn tại 5-6
tháng
Theo A.Kigirop (1982), các loại vi khuẩn gây bệnh như: Samonella, E.coli và
nha bào Bacilus anthrasis có thể xâm nhập theo mạch nước ngầm Samonella có thể
thấm sâu xuống lớp đất bề mặt 30-40cm, ở những nơi thường xuyên tiếp nhận nước
thải Trứng giun sán, vi sinh vật có thể lan truyền đi rất xa và nhanh khi bị nhiễm
vào nước mặt gây dịch bệnh cho người và gia súc [23]
Như vậy, vi sinh vật có trong chất thải chăn nuôi là rất đa dạng và chúng có
thể tồn tại trong môi trường với thời gian tương đối lâu Không những vậy mật độ
của chúng trong chất thải chăn nuôi cũng rất lớn Một số kết quả phân tích về các
chỉ tiêu vi sinh vật gây bệnh trong mẫu phế thải chăn nuôi lợn sau 1 tuần thải ra môi
trường của tài “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý nhanh phế thải chăn
nuôi“ thuộc Chương trình Công nghệ Sinh học Nông nghiệp và Thủy sản-Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn được nêu trong bảng 1.13
Trang 32Bảng 1.13 Chỉ tiêu vi sinh vật gây bệnh trong phế thải chăn nuôi lợn sau
1 tuần thải ra môi trường [5]
Mật độ vi sinh vật (CFU/g) Chỉ tiêu Trại lợn
Đan Phượng
TTNC Lợn TP
Trại lợn Tam Điệp
Công ty TNHH Gia Nam
Trại lợn Hồng Điệp Tổng số VK 6,58x106 7,10x107 3,80x108 4,52x106 6,40x106
E.Coli 4,06x103 5,30x104 2,86x105 3,53x105 2,18x105
Salmonella 5,80x103 6,82x104 4,66x103 4,85x103 3,22x103
Ngoài gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước vi sinh vật cũng cũng gây ô
nhiễm môi trường không khí cho các khu vực chăn nuôi (bảng 1.14)
Bảng 1.14 Kết quả khảo sát mức độ nhiễm khuẩn không khí
trong chuồng nuôi [6]
Chỉ tiêu Đơn vị tính Trực
Thái
Trung Châu
Bình quân
Ghi chú: (1)-Quy định tạm thời của Trung tâm kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương
(2)Tiêu chuẩn của Nga, 1991
Kết quả từ bảng 1.14 cho thấy tổng số vi sinh vật (TSVSV) và bào tử nấm
tại các hộ chăn nuôi ở Trực Thái cao gấp hơn 2 lần so với điểm Trung Châu Chỉ
tiêu TSVSV vật trung bình cho 2 cơ sở là 18.675, số bào tử nấm trung bình là 1.083
Trang 33So với kết quả của Nguyễn Văn Tuệ và Cs., (1998), TSVSV là từ 2.125-11.438 và
số bào tử nấm là từ 2313-3563 So với tiêu chuẩn của Nga (1991) thì chỉ tiêu
TSVSV cao hơn 12 lần và chỉ tiêu số bào tử nấm cao hơn 8,3 lần
Từ những kết quả ở các bảng 1.13 và bảng 1.14 ở trên cho thấy môi trường
không khí trong khu vực chuồng nuôi lợn bị ô nhiễm nặng bởi các khí độc, các hệ vi
sinh vật và bào tử nấm có hại Để giải quyết vấn đề khí thải trong lĩnh vực chăn nuôi
lợn cần thiết phải giải quyết vấn đề ô nhiễm do chất thải rắn (phân lợn), nước thải
bởi đây là nguồn gốc gây ô nhiễm không khí trong khu vực chăn nuôi lợn [6]
1.3 Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế (3R) chất thải chăn nuôi
Vào tháng 6 năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Môi trường và Phát
triển được tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil Hội nghị đã thông qua hàng loạt các
thoả thuận Quốc tế nhằm tiến tới xây dựng một xã hội phát triển bền vững mà sản
xuất sạch và chiến lược giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế (3R) chất thải đã lần đầu
tiên được đề cập đến như một thành tố quan trọng nhất cho hệ thống kinh tế-xã hội
dựa trên sản xuất và tiêu dùng bền vững
Thuật ngữ 3R là từ viết tắt của 3 chữ cái đầu trong tiếng Anh:
Reduce-Reuse-Recycle
Reduce (Giảm thiểu): Giảm thiểu lượng rác thông qua việc thay đổi lối sống
hoặc/và cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất, mua bán sạch
Reuse (Tái sử dụng): Sử dụng lại các sản phẩm hay một phần của sản phẩm
cho chính mục đích cũ hay cho một mục đích khác
Recycle (Tái chế): Sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất
có ích khác
Trang 341.3.1 Tình hình áp dụng các giải pháp 3R đối với chất thải chăn nuôi một số
nước trên Thế giới
1.3.1.1 Trung Quốc [11]
Trung Quốc là một trong những nước đi đầu ở Đông Nam Á về gắn kết bảo
vệ môi trường với phát triển chăn nuôi Trong đó, vấn đề nổi cộm là quản lý chất
thải vật nuôi như thế nào để cân bằng được giữa mục tiêu tăng số lượng, chất lượng
sản phẩm chăn nuôi với giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải từ chăn nuôi
Với nỗ lực khoảng 10 năm gần đây, Trung Quốc đã xây dựng được những
chiến lược, chính sách, tổ chức và một số công nghệ đạt hiệu quả rất tích cực
* Xây dựng ổn định cơ cấu tổ chức quản lý ô nhiễm trong chăn nuôi
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc hiện có tới 3 Cục liên quan đến quản lý ô
nhiễm trong chăn nuôi Cục Chăn nuôi có nhiệm vụ chỉ đạo sản xuất trực tiếp các
sản phẩm chăn nuôi theo những quy trình vừa đảm bảo vệ sinh thú y vừa thân thiện
với môi trường, kể từ khâu gây giống đến giết mổ, chế biến
Một trong những nhiệm vụ của Cục Khoa học, giáo dục và môi trường nông
thôn là nghiên cứu, phổ cập việc tái sử dụng năng lượng từ chất thải vật nuôi để vừa
tăng hiệu quả kinh tế, giải quyết nhu cầu năng lượng (đặc biệt ở nông thôn) lại vừa
xử lý tích cực được chất thải vật nuôi
Cục Kinh tế và Thị trường hiện đã thành lập được 3 Trung tâm giám sát môi
trường trong chăn nuôi (2 Trung tâm ở Bắc Kinh và 1 Trung tâm ở Quảng Đông)
Các Trung tâm này thực hiện nhiệm vụ giám sát môi trường trong chăn nuôi thông
qua việc xây dựng các tiêu chuẩn và xem xét sự ảnh hưởng đến môi trường của các
quy trình chăn nuôi hiện có ở từng vùng sinh thái
Để kiểm soát môi trường trong chăn nuôi, Bộ Môi trường có nhiệm vụ quan
sát theo dõi mức khai thác tài nguyên, mức phát thải từ các quy mô chăn nuôi; xây
dựng các tiêu chuẩn chất thải trong chăn nuôi để tăng cường việc giám sát và định
giá môi trường trong chăn nuôi; cấp giấy phép được phát thải cho các cơ sở chăn
Trang 35nuôi (đặc biệt là đối với các trang trại mới hoặc mở rộng), đồng thời nghiên cứu và
phổ cập các công nghệ xử lý và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
* Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn cần thiết
Tháng 3 năm 2001, Bộ Môi trường Trung Quốc chính thức ban hành các quy
định ngăn ngừa ô nhiễm và quản lý chất thải vật nuôi Quy định này áp dụng cho
quy mô chăn nuôi từ 500 con lợn, 30.000 con gia cầm hoặc 100 con bò trở lên
Luật Chăn nuôi của Trung Quốc được ban hành ngày 29 tháng 3 năm 2005
đã quy định khá rõ ràng về việc phải gắn kết việc bảo vệ môi trường với sản xuất
trong chăn nuôi
Bộ Môi trường Trung Quốc ban hành nhiều tiêu chuẩn làm thước đo cho việc
đánh giá mức ô nhiễm, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng các quy mô, quy trình
công nghệ chăn nuôi phù hợp với khả năng tài nguyên, vật lực của cơ sở chăn nuôi
Đồng thời các tiêu chuẩn này cũng là công cụ hữu ích để định giá và giám sát môi
trường hiệu quả Tiêu chuẩn GB 8978-1996 về các chất gây ô nhiễm trong nước thải
chăn nuôi được ban hành ngay từ 4/10/1996 Ngày 28 tháng 12 năm 2001, Trung
Quốc tiếp tục ban hành được tiêu chuẩn GB 18596-2001 về các chất gây ô nhiễm
trong chăn nuôi và trong chăn nuôi gia cầm (bao gồm cả chất thải rắn, lỏng, khí)
Tiêu chuẩn GB 5084-2005 được ban hành vào ngày 21 tháng 1 năm 2005 quy định
chất lượng nước tưới đối với rau, lúa và ngũ cốc khác Quy định này ngăn ngừa khả
năng gây phì dưỡng cho đất, nước khi dùng nước thải chăn nuôi trong trồng trọt
Đặc biệt Trung Quốc còn xây dựng được nhiều quy định và tiêu chuẩn về
việc tái sử dụng năng lượng từ chất thải chăn nuôi Trung Quốc cho rằng việc tái sử
dụng luôn là lựa chọn đầu tiên, hiệu quả và thông minh nhất cho việc giảm thiểu ô
nhiễm trong chăn nuôi
* Tích cực nghiên cứu, phổ cập sử dụng nhiều khoa học kỹ thuật tiên tiên về xử
lý chất thải vật nuôi
Các tiêu chí đặt ra cho các cơ quan nghiên cứu khoa học về xử lý chất thải
Trang 36vật nuôi ở Trung Quốc là: i) Giảm thiểu phân thải thông qua việc tối ưu hóa dinh
dưỡng vật nuôi và cải tiến công thức khẩu phần với từng loại vật nuôi; ii) Xây dựng
các quy trình xử lý chất thải vật nuôi thân thiện với môi trường, chuyển được chất
thải vật nuôi thành các nguồn cần thiết cho sản xuất thực phẩm an toàn; iii) Các
công nghệ xử lý chất thải vật nuôi không những đảm bảo không ô nhiễm, không có
mùi, không gây bệnh, khống chế lượng chất dinh dưỡng dư thừa mà còn phải đem
lại giá trị kinh tế-xã hội thực sự định lượng được và hiệu quả
Để xử lý chất thải rắn (phân, chất độn chuồng) không chỉ đơn thuần là bán
cho các hộ nuôi cá hoặc tưới phân tươi cho cây trồng như đang phổ biến ở Việt Nam
mà Trung Quốc đã và đang chuyển chúng thành phân bón hỗn hợp rất hiệu quả Các
phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay là trộn với rơm khô qua thiết bị
tipcart; ủ yếm khí và xây dựng hệ thống nhà máy sản xuất phân bón theo cơ chế lên
men
Đối với nước thải từ chăn nuôi (nước tiểu, nước rửa chuồng, nước tắm) thì xử
lý bằng các công trình khí sinh học biogas là lựa chọn chủ yếu của Trung Quốc
Tính đến cuối năm 2006, Trung Quốc đã xây dựng được 21,75 triệu hầm biogas
nhỏ, Chính phủ hỗ trợ 30-40% số hầm biogas này với mức hỗ trợ 1.000 nhân dân
tệ/hầm Loại hầm vừa và lớn đã hoàn thành được 5.200 cái, 50% trong số này được
Chính phủ hỗ trợ với tổng mức hỗ trợ khoảng 2 triệu nhân dân tệ Hệ thống biogas
cho trang trại lớn từ 3.000 con lợn hoặc 500 con bò sữa trở lên được xây dựng thí
điểm ở 7 tỉnh và hưởng mức hỗ trợ 0,7 triệu nhân dân tệ/mỗi trang trại
Đặc biệt, Trung Quốc còn chú ý đến việc xử lý chất thải vật nuôi ở những
vùng chăn nuôi trên nền đất ướt, dính, nhão bởi công nghệ lọc đặc biệt và việc hỗ
trợ sử dụng phân bón được sản xuất từ chất thải chăn nuôi đối với các hộ trồng trọt
Tuy nhiên, với mức tăng trưởng nhanh chóng của lĩnh vực chăn nuôi (hiện
chiếm khoảng 50% tổng thu nhập của ngành nông nghiệp Trung Quốc) thì việc xử
lý lượng chất thải khổng lồ từ ngành này vẫn là vấn đề còn nhiều nan giải Sự thu
hút đầu tư vào công nghệ xử lý chất thải chưa đủ mạnh, sự thiếu thốn về thiết bị,
Trang 37nhân lực đánh giá và giám sát môi trường, các Trung tâm giám sát môi trường trong
chăn nuôi còn yếu và mỏng, các tiêu chuẩn quy định chất thải chăn nuôi gây ô
nhiễm cũng còn mới và chưa thực sự đầy đủ Vì vậy, công việc quản lý chất thải vật
nuôi ở Trung Quốc vẫn được Chính phủ, các tổ chức xã hội, các công ty, trang trại
chăn nuôi cùng các chuyên gia đang tiếp tục nỗ lực thực hiện
1.3.1.2 Nhật
Ở Nhật, hầu hết chất thải chăn nuôi được kiểm soát, quản lý chặt chẽ
Khoảng 90% chất thải chăn nuôi được sử dụng làm phân compost, phần còn lại
được đưa đi xử lý làm sạch, đốt hoặc chôn Ở một số nơi được sử dụng làm phân
bón cho cỏ nuôi gia súc
Bên cạnh các giải pháp trên thì sử dụng chất thải chăn nuôi cho việc sản xuất
khí sinh học cũng được xem là giải pháp hiệu quả nhằm quản lý chất thải chăn nuôi
ở Nhật Thêm vào đó, lợi ích từ sản xuất khí sinh học là tạo ra nguồn nhiên liệu,
chất thải từ sản xuất khí sinh học được sử dụng là nguồn phân hữu cơ rất tốt cho cây
trồng, điều này góp phần giúp ngành nông nghiệp phát triển bền vững, các nhà máy
sản xuất biogas còn góp phần làm giảm thấp sự phát thải các khí nhà kính Ở Nhật
biogas thông thường được sử dụng làm nhiên liệu cho các máy móc phục vụ sản
xuất nông nghiệp Bên cạnh đó một số viện nghiên cứu của Nhật cũng đã nghiên
cứu sử dụng khí sinh học làm pin nhiên liệu
Tại Nhật các chất thải hữu cơ cũng được sử dụng để sản xuất ethanol sinh
học, ethanol sinh học được dùng trộn lẫn với xăng để tạo thành loại nhiên liệu E3
(gồm 97% xăng và 3% ethanol), bên cạnh đó ethanol cũng được dùng làm nhiên liệu
cho các loại máy móc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp (Nishizaki, 2006) [41]
1.3.1.3 Thái Lan
Ở Thái Lan, chăn nuôi phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây
Song song với số lượng ngày càng tăng của vật nuôi, nguồn phân gia súc thải ra
tăng, khối lượng nước thải được xử lý không đúng cách cũng tăng do đó gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng trong các trang trại chăn nuôi Thông thường chất
Trang 38thải chăn nuôi được thải trực tiếp vào ao mà không áp dụng các biện pháp xử lý nào
[41]
Chương trình thử nghiệm đầu tiên của hệ thống khí sinh học cho các trang
trại tại Thái Lan được thành lập vào năm 1992 Từ năm 1995, văn phòng chính sách
và kế hoạch năng lượng (EPPO) của Thái Lan đã đẩy mạnh việc thực hiện các hệ
thống khí sinh học tại Thái Lan, được gọi là dự án tăng cường khí sinh học tạo ra
năng lượng tại các trang trại chăn nuôi giai đoạn I (1995-1998) Đối với các trang
trại chăn nuôi, chủ yếu là trại nuôi lợn, dự án trợ cấp trực tiếp cho nông dân chi phí
đầu tư và tất cả các chi phí trước đầu tư Trong giai đoạn này của dự án, có khoảng
6.000 công trình khí sinh học (KSH) được xây dựng Chính sách này sau đó được áp
dụng cho giai đoạn II của dự án từ năm 1997-2003 và tiếp theo là giai đoạn III,
2002-2009
Hiện nay, khi mà giá năng lượng tăng cao, lợi ích của việc sản xuất năng
lượng từ khí sinh học có thể thuyết phục các trang trại ở Thái Lan dễ dàng hơn trong
việc đầu tư vào các dự án này, với khoản trợ cấp khoảng 33% tổng chi phí đầu tư
cho chủ trang trại
Nhờ sự trợ cấp từ Chính phủ, công nghệ khí sinh học ứng dụng trong việc xử
lý chất thải đã được chấp nhận ở Thái Lan trong hơn 20 năm, đặc biệt trong các
trang trại nuôi lợn Những lợi ích mang tới cho nông dân bao gồm việc giảm những
tác động môi trường do chất thải, nước thải, giảm ô nhiễm do mùi, sử dụng ít đất
hơn cho hệ thống xử lý nước thải, và thu nguồn năng lượng tái chế từ việc sản xuất
khi sinh học [13]
Bên cạnh việc tái sử dụng năng lượng từ chất thải chăn nuôi thì thì chất thải
chăn nuôi ở Thái Lan cũng được bón cho cây trồng hoặc được sử dụng làm nguyên
liệu sản xuất phân compost Việc sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón đã góp
phần làm giảm chi phí sản xuất do việc giảm chi phí từ việc giảm sử dụng phân hóa
học, từ đó làm tăng thu nhập cho người dân và làm góp phần làm giảm ô nhiễm môi
trường từ chất thải chăn nuôi [41]
Trang 391.3.1.4 Ấn Độ
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Ấn Độ có nền nông nghiệp lớn với nhiều
loại cây trồng vật nuôi Trong ngành nông nghiệp, chăn nuôi có vai trò quan trọng
tại Ấn Độ Chăn nuôi không chỉ cung cấp sữa và thịt, nó còn cung cấp trứng, len,
phân hữu cơ…[13] Theo số liệu điều tra vào năm 1992 thì tổng số gia súc ở nước
này là 470 triệu con, gia cầm là 307 triệu con, nhưng đến năm 2003 thì lượng gia
súc gia cầm tương đương nhau và đạt xấp xỉ 500 triệu con mỗi loại
Hiện chất thải chăn nuôi tại Ấn Độ được quản lý cơ bản theo ba cách:
1/ Thải bỏ và đổ vào các bãi rác thải gần nơi chăn nuôi
2/ Phân được ép thành các bánh nhỏ và phơi khô, sau đó sử dụng để đun nấu
3/ Sử dụng để sản xuất khí mêtan Khí mêtan chủ yếu được sử dụng để đun
nấu và bùn thải từ bể biogas được sử dụng làm phân bón Cách thức này hiện được
áp dụng rộng rãi ở Ấn Độ Tại Ấn Độ, kể từ thập kỷ 50, các công trình khí sinh học
đã được các hộ gia đình ở nông thôn xây, nhưng là sự phát triển tự phát, sự tiến bộ
thực sự đạt được vào thập kỷ 70 Năm 1980 có 100.000 công trình khí sinh học quy
mô nhỏ đã được xây dựng [41] Năm 1982, Ấn Độ đã thành lập một Sở chuyên
trách về các nguồn năng lượng không chính thống (DNES) thuộc Bộ Năng lượng để
thực hiện việc điều khiển tập trung phổ biến công nghệ khí sinh học Hiện tại, có
khoảng 12 triệu các công trình khí sinh học ở Ấn Độ, trong đó 70-80% được coi là
hoạt động có hiệu quả [13]
Bên cạnh các cách quản lý trên thì phân gia súc cũng có thể tận dụng làm
phân hữu cơ, theo cách này phân gia súc thông thường được ủ thành đống gần
chuồng nuôi, sau khi phân hoai mục được sử dụng bón cho cây trồng Tuy nhiên,
loại phân hữu cơ này ngày càng ít được sử dụng trong nông nghiệp kể từ khi có
phân hóa học và hậu quả là thành phần hữu cơ trong đất ngày càng giảm, chất lượng
đất ngày càng xấu hơn [41]
Trang 401.3.2 Tình hình áp dụng các giải pháp 3R đối với chất thải chăn nuôi ở Việt Nam
1.3.2.1 Tình hình quản lý chất thải chăn nuôi ở Việt Nam
a Quản lý nhà nước về chăn nuôi
Cơ quan Quản lý Nhà nước đối với Chăn nuôi là Cục Chăn nuôi Cục Chăn
nuôi được thành lập từ tháng 11 năm 2005 trên cơ sở tách ra từ Cục Nông nghiệp
bao gồm các pḥòng chuyên môn, nghiệp vụ, đại diện Miền Trung, Miền Nam và
Trung tâm Khảo kiểm nghiệm kiểm định giống vật nuôi Tuy gặp nhiều khó khăn
khi mới thành lập nhưng Cục đã từng bước ổn định và đang khẩn trương thực hiện
chức năng nhiệm vụ giúp Bộ trưởng quản lý ngành Trong quá trình tổ chức triển
khai các chương trình chung của ngành chăn nuôi gặp nhiều bất cập, ngoài hạn chế
chủ quan của Cục thì yếu tố khách quan là sự yếu kém về hệ thống tổ chức ngành là
những nguyên nhân rất lớn
Năm 2005 cả nước có 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa có
phòng chăn nuôi thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT và khoảng 80% các huyện, thị
chưa có cán bộ chuyên trách về chăn nuôi Các trung tâm giống vật nuôi của các địa
phương đang xây dựng hoặc mới đi vào hoạt động, những nội dung khảo, kiểm
nghiệm, kiểm định giống hầu như chưa được đề cập [20]
Ở cấp Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý nhà
nước về môi trường Trách nhiệm này được phân cấp tới các cơ quan cấp tỉnh là Sở
Tài nguyên và Môi trường Tùy theo loại và quy mô của từng dự án và tính chất
nhạy cảm của địa điểm thực hiện dự án, các dự án đầu tư sẽ phải lập các báo cáo
đánh giá tác động môi trường hoặc các Bản cam kết Bảo vệ Môi trường để Bộ
TN&MT/Sở TN&MT xem xét và cấp chứng nhận
b Các chính sách của nhà nước đã ban hành nhằm giảm thiểu chất thải chăn nuôi
tại Việt Nam
Nhận thức được mức độ tác hại của chất thải đến môi trường, công tác 3R
trong quản lý chất thải đã được đề cập đến như một nội dung quan trọng về bảo vệ