Tình hình áp dụng các giải pháp 3R đối với chất thải chăn nuôi ở Việt Nam····

Một phần của tài liệu Đánh giá các ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại đến môi trường và nghiên cứu áp dụng các giải pháp 3r (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế ) để quản lý loại chất (Trang 40)

1.3.2.1. Tình hình quản lý chất thải chăn nuôi ở Việt Nam a.Quản lý nhà nước về chăn nuôi

Cơ quan Quản lý Nhà nước đối với Chăn nuôi là Cục Chăn nuôi. Cục Chăn nuôi được thành lập từ tháng 11 năm 2005 trên cơ sở tách ra từ Cục Nông nghiệp bao gồm các pḥòng chuyên môn, nghiệp vụ, đại diện Miền Trung, Miền Nam và Trung tâm Khảo kiểm nghiệm kiểm định giống vật nuôi. Tuy gặp nhiều khó khăn khi mới thành lập nhưng Cục đã từng bước ổn định và đang khẩn trương thực hiện chức năng nhiệm vụ giúp Bộ trưởng quản lý ngành. Trong quá trình tổ chức triển khai các chương trình chung của ngành chăn nuôi gặp nhiều bất cập, ngoài hạn chế chủ quan của Cục thì yếu tố khách quan là sự yếu kém về hệ thống tổ chức ngành là những nguyên nhân rất lớn.

Năm 2005 cả nước có 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa có phòng chăn nuôi thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT và khoảng 80% các huyện, thị chưa có cán bộ chuyên trách về chăn nuôi. Các trung tâm giống vật nuôi của các địa phương đang xây dựng hoặc mới đi vào hoạt động, những nội dung khảo, kiểm nghiệm, kiểm định giống hầu như chưa được đề cập [20].

Ở cấp Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trách nhiệm này được phân cấp tới các cơ quan cấp tỉnh là Sở Tài nguyên và Môi trường. Tùy theo loại và quy mô của từng dự án và tính chất nhạy cảm của địa điểm thực hiện dự án, các dự án đầu tư sẽ phải lập các báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc các Bản cam kết Bảo vệ Môi trường để Bộ TN&MT/Sở TN&MT xem xét và cấp chứng nhận.

b. Các chính sách của nhà nước đã ban hành nhằm giảm thiểu chất thải chăn nuôi tại Việt Nam

môi trường trong các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết 41/NQ của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng như Định hướng phát triển bền vững của Việt Nam (Agenda 21) đều khuyến khích sử dụng tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, sử dụng các sản phẩm và bao bì không gây hại đến môi trường; giảm tối đa chất thải độc hại và khó phân huỷ, tái chế và sử dụng các sản phẩm tái chế. Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010, định hướng đến 2020 đã đề ra các mục tiêu, nội dung và giải pháp bảo vệ môi trường, trong đó giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải là một trong những nội dung kiểm soát ô nhiễm. Ngoài ra còn có nhiều các văn bản pháp lý khác về quản lý và bảo vệ môi trường nói chung và liên quan đến môi trường nông nghiệp nói riêng được trình bày chi tiết trong phụ lục 2.

Về lĩnh vực chăn nuôi lợn, theo nội dung Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ, thì chủ đầu tư các dự án là khu chăn nuôi có từ 1.000 gia súc trở lên đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường [14].

Ngày 15 tháng 5 năm 2008 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn tại Việt Nam (VietGAHP) quy trình này khuyến khích áp dụng chăn nuôi lợn an toàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro từ các mối nguy cơ gây ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm thịt lợn, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội cho người lao động.

Quy trình quy định cụ thể vềđịa điểm xây dựng, thiết kế chuồng trại, kho và thiết bị chăn nuôi, con giống và quản lý giống, vệ sinh chăn nuôi, quản lý thức ăn, nước uống, quản lý đàn lợn, quản lý dịch bệnh, bảo quản và sử dụng thuốc thú y, phòng trị bệnh… trong đó quản lý chất thải và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi lợn được quy trình VietGAHP quy định rõ: i) Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và vận chuyển đến nơi tập trung để xử lý, tránh gây mùi khó chịu cho dân cư sống lân cận và sinh ruồi nhặng; ii) Chất thải lỏng phải được thải trực tiếp vào khu xử lý chất thải, không được cho chảy ngang qua các khu chăn nuôi khác hay trực

tiếp ra môi trường. Nước thải sau khi xử lý phải đạt được tiêu chuẩn hiện hành trước khi thải ra môi trường; iii) Lắp đặt hệ thống phân loại, tách chất thải rắn và lỏng riêng biệt nhằm giúp cho việc xử lý được dễ dàng và đạt hiệu quả cao. Không thải trực tiếp nước thải chưa xử lý ra môi trường; iv) Phải xây dựng một hệ thống thoát nước mưa nhằm tách nước mưa ra khỏi nước thải chăn nuôi lợn; v) Hạn chế sử dụng nước rửa chuồng, sử dụng khẩu phần cân đối các chất dinh dưỡng, bổ sung các chế phẩm vi sinh để giảm mùi hôi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường; vi) Tất cả lợn chết do bệnh hoặc không rõ lý do đều không được bán ra ngoài thị trường [15].

Như vậy, việc thực hiện theo quy trình VietGAHP, không những làm nâng cao năng suất mà còn làm giảm chất thải phát sinh, chất lượng môi trường được đảm bảo.

Sau 2 năm triển khai chương trình chăn nuôi lợn bảo đảm vệ sinh môi trường theo VietGAHP trình độ kỹ thuật của nông dân đã được nâng cao, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động và đạt hiệu quả kinh tế cao... góp phần đưa ngành chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, tập trung đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Ban lãnh đạo chương trình cho biết, sau hai năm thực hiện chương trình đã thu hút được trên 18.000 hộ tham gia ở 48 tỉnh trên cả nước. Các chuyên gia nông nghiệp đánh giá, chương trình đã góp phần đưa ngành chăn nuôi lợn phát triển theo hướng công nghiệp, tập trung, kiểm soát được dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệt vệ sinh môi trường được đảm bảo.

Bên cạnh quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn, ngày 15 tháng 01 năm 2010 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học (QCVN01- 14:2010/BNNPTNT). Quy chuẩn này quy định các điều kiện về an toàn sinh học đối với trang trại chăn nuôi lợn trong phạm vi cả nước. Trong đó quy chuẩn quy định rõ về mặt kỹ thuật về vị trí địa điểm xây dựng trang trại chăn nuôi, quy cách xây dựng chuồng nuôi, quy định về con giống, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cũng như về xử

lý chất thải và bảo vệ môi trường. Về vấn đề xử lý chất thải và bảo vệ môi trường của các trang trại chăn nuôi cũng được quy chuẩn quy định: i) Các trại chăn nuôi bắt buộc phải có hệ thống xử lý chất thải trong quá trình chăn nuôi; ii) Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và xử lý bằng nhiệt, hoặc bằng hoá chất, hoặc bằng chế phẩm sinh học phù hợp. Chất thải rắn trước khi đưa ra ngoài phải được xử lý đảm bảo vệ sinh dịch tễ theo quy định hiện hành của thú y; iii) Các chất thải lỏng phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng đường thoát riêng. Chất thải lỏng phải được xử lý bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù hợp. Nước thải sau khi xử lý, thải ra môi trường phải đạt tiêu chuẩn.

Theo quy định, các trang trại chăn nuôi lợn đều phải có chứng nhận hợp quy vềđiều kiện chăn nuôi lợn an toàn sinh học. Cục Chăn nuôi, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn này theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1.3.2.2. Các hình thức tái sử dụng, tái chế chất thải chăn nuôi tại Việt Nam

Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi, hàng năm đàn vật nuôi thải ra 80 triệu tấn chất thải rắn, vài chục tỷ khối chất thải lỏng và hàng trăm triệu tấn chất thải khí [22]. Trong số đó, khoảng 50% chất thải rắn và 80% lượng nước thải thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý [14].

Theo như số liệu khảo sát đối với 54 trang trại lợn ở 2 tỉnh Thái Bình và Bắc Giang của dự án Susane cho thấy tỉ lệ sử dụng phân lợn từ các trang trại bón cho cây trồng ở Thái Bình là 5% và ở Bắc Giang là 35%, 20% người chăn nuôi cho rằng họ nuôi lợn chỉ để nhằm mục đích chính là để lấy phân lợn bón cho ao nuôi cá. Những nông dân được phỏng vấn có rất ít kinh nghiệm, kiến thức xử lý chất thải chăn nuôi. Do đó, một tỉ lệ lớn (19%) tổng số chất thải chăn nuôi lợn được xả thẳng ra môi trường vào các hệ thống thoát nước, sông, ao và hồ (hình 1.3) [36].

Hình 1.3. Hiện trạng sử dụng phân lợn của 54 trang trại lợn tại Thái Bình và Bắc Giang

Với hiện trạng xả thải chất thải chăn nuôi ra môi trường như vậy đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường. Nhận thức được ảnh hưởng xấu của chất thải chăn nuôi đến chất lượng môi trường, nhà nước đã có nhiều nỗ lực nhằm giảm thiểu tác hại của chất thải chăn nuôi tới môi trường thông qua việc khuyến khích, hỗ trợ người dân tái sử dụng, tái chế chất thải chăn nuôi. Các hình thức tái sử dụng, tái chế chất thải chăn nuôi tại Việt Nam có thể kểđến như:

a/ Sản xuất khí sinh học

Trong những năm gần đây, chăn nuôi trang trại đã thúc đẩy sự phát triển của các công trình khí sinh học quy mô vừa và lớn. Một số công trình từ vài chục đến vài trăm mét khối đã được triển khai xây dựng ở nhiều nơi.

Năm 2003, dự án “Chương trình Khí sinh học cho Ngành Chăn nuôi Việt Nam ” do Cục Chăn nuôi, thuộc Bộ NN & PTNT và Tổ chức hợp tác phát triển Hà Lan (SNV) thực hiện cũng đã được triển khai và thu được nhiều kết quả khả quan.

Phân lợn 100% Sản xuất biogas Không xử lý hoặc làm compost Bón cho cây trồng Nuôi cá Bán Thải ra môi trường 43% 57% 12% 13% 13% 19% Phụ phẩm biogas

Dự án được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn I (2003-2006): triển khai trên 12 tỉnh và thành phố; Giai đoạn bắc cầu (2006): chuẩn bị cho giai đoạn II; Giai đoạn II (2007–2011): triển khai dự án trên toàn quốc.

Mục tiêu tổng thể của Dự án là góp phần phát triển nông thôn thông qua việc sử dụng công nghệ khí sinh học, xử lý chất thải chăn nuôi, cung cấp năng lượng sạch và rẻ tiền cho bà con nông dân, góp phần bảo vệ sức khoả cộng động, tạo thêm công ăn việc làm ở nông thôn và giảm thiểu sử dụng nguyên liệu hoá thạch, giảm hiện tượng phá rừng và giảm phát thải khí nhà kính.

Dự án khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam rất phù hợp với chính sách phát triển nông thôn 2006-2015 của Chính phủ. khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình phát triển kinh tế trang trại, mở rộng chăn nuôi ở nhiều loại hình và quy mô, trong đó công nghệ khí sinh học có thể giúp quản lý phân chuồng, xử lý chất thải đồng thời sản xuất ra nguồn năng lượng tái tạo từ quá trình xử lý chất thải. Ngoài ra, bã thải khí sinh học khi sử dụng đúng cách sẽ là loại “phân hữu cơ” sạch và giàu dinh dưỡng giúp nâng cao năng suất, chất lượng rau, quả và cải tạo đất, kiểm soát sâu bệnh. Dự án gián tiếp góp phần xoá đói giảm nghèo, giảm các cho phí lao động nội trợ và tạo việc làm hữu ích cho lao động nông thôn, như thợ xây dựng, bảo hành, lắp đặt công trình, chăn nuôi và làm vườn [35].

Với mục tiêu của dự án là xây dựng 166.000 công trình khí sinh học cuối năm 2012. Cho đến năm 2010 dự án đã triển khai xây dựng được 88.000 công trình mang lại lợi ích cho hơn 440.000 người. Mỗi công trình khí sinh học góp phần giảm thải hơn 2 tấn CO2 mỗi năm khi thay thế việc dùng nhiên liệu hóa thạch và củi đốt.

Với những kết quả đạt được, dự án đã được trao giải nhất năng lượng toàn cầu trong năm 2006 tại Brussel (Bỉ) và năm 2010 tại London (Anh). Đây là giải thưởng danh giá trao cho các dự án được ghi nhận là có đóng góp to lớn trong việc giảm thiểu hiện tượng nóng lên của trái đất.

Bên cạnh dự án trên thì tháng 9 năm 2006 Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ tài nguyên và Môi trường đã thực hiện dự án Quản lý

Hình 1.4. Một công trình bể biogas theo công nghệ Trung Quốc đang

được xây dựng tại Sơn Tây

chất thải vật nuôi ở Đông Á–LWMEA do Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ. Mục tiêu của Dự án là nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và sức khoẻ của con người đang gia tăng rất nhanh ở các vùng chăn nuôi tập trung gần các nguồn nước. Lợi ích cho môi trường toàn cầu mà Dự án đem lại là giảm ô nhiễm đất, suy giảm môi trường ở vùng biển Đông và Vịnh Thái Lan.

Trong khuôn khổ thực hiện Dự án tại Việt Nam, LWMEA hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn xử lý chất thải vật nuôi và tăng cường nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. LWMEA đã và đang hỗ trợ xây dựng một số hệ thống biogas với các công nghệ khác nhau ở Thường Tín, Thanh Oai, Sơn Tây thuộc TP. Hà Nội và huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Đến nay, một số hệ thống đã hoạt động.

Ở Sơn Tây, LWMEA đang hỗ trợ xây dựng một số hệ thống biogas theo công nghệ Trung Quốc (hình 1.4). Dự kiến các hệ thống này sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động đầu tháng 9 năm 2010.

Việc xử lý chất thải vật nuôi bằng các công nghệ do LWMEA hỗ trợ không những cải thiện chất lượng môi trường cho các trại lợn và các vùng lân cận mà nó còn cung cấp gas phục vụ

sinh hoạt cho cán bộ, công nhân viên và sưởi ấm cho lợn tại các trang trại.

Bên cạnh 2 dự án trên, dự án “phát triển các loại công trình khí sinh học tiết kiệm năng lượng quy mô công nghiệp” (gọi tắt là Dự án khí sinh học công nghiệp) thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả- Bộ Công thương cũng đã được triển khai với mục tiêu phát triển khí sinh học quy mô công nghiệp: Các công trình khí sinh học lớn, các trang thiết bị phụ trợ sản xuất công nghiệp như vòm chứa khí, bếp, đèn, bình đung nước nóng, máy phát điện, bình

Hình 1.5. Phân compost được phủ bên ngoài bởi plastic

lọc khí… Dự án này đã triển khai xây dựng mô hình trình diễn kiểu bể xây dùng vòm composite tiền chế cỡ 250m3 tại trại lớn của hợp tác xã Đan Hoài (Đan Phượng, Hà Nội) và kiểu hồ kỵ khí che phủ tại trại lợn Yên Bình (Lương Sơn, Hòa Bình) của Công ty cổ phần đầu tư nhà vườn Yên Bái với 2 công trình có thể tích phân hủy 1.500m3 và 5.000m3.

Công nghệ khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi ở quy mô vừa và lớn đang có thị trường tiềm năng ở Việt Nam trong những năm gần đây. Theo ước tính Việt Nam có thể xây dựng được khoảng hơn 10.000 công trình ở quy mô này cho các trang trại nuôi ở quy mô công nghiệp [13].

Bên cạch các chính sách, chương trình dự án của nhà nước về phát triển biogas thì nhiều địa phương cũng đã áp dụng các chương trình hỗ trợ người dân trong việc xây dựng hầm biogas. Ví dụ Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ một số hộ chăn nuôi mỗi hộ 300.000 đồng để xây bể biogas (theo quyết định số

Một phần của tài liệu Đánh giá các ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại đến môi trường và nghiên cứu áp dụng các giải pháp 3r (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế ) để quản lý loại chất (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)