Các giải pháp cải tiến kỹ thuật chăn nuôi nhằm giảm thiểu chất thải ················

Một phần của tài liệu Đánh giá các ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại đến môi trường và nghiên cứu áp dụng các giải pháp 3r (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế ) để quản lý loại chất (Trang 117 - 121)

Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra ngoài các biện pháp xử lý, tái sử dụng chất thải thì những giải pháp về cải tiến kỹ thuật chăn nuôi, giải pháp thiết kế khẩu phần ăn, đến việc xem xét (và có thể điều khiển) các quá trình tiêu hoá, hấp thu và trao đổi chất để cho con vật có thể sử dụng được tối đa các chất dinh dưỡng ăn vào và thải ra môi trường ít chất thải nhất, đặc biệt là những chất thải gây ô nhiễm. Dưới đây là một số giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế sự phát thải chất gây ô nhiễm trong quá trình nuôi.

3.1.4.1. Giải pháp sử dụng độn lót sinh thái trong chăn nuôi [10]

Phương pháp này gần đây rất được ưa chuộng tại Trung Quốc. Ở nước ta hiện vẫn đang trong quá trình nghiên cứu sản xuất men vi phù hợp với điều kiện Việt Nam dùng cho phương pháp chăn nuôi này.

a. Giới thiệu phương pháp

Chuồng nuôi được làm thông thoáng, gồm các ô rộng khoảng 20m2được ngăn cách bởi các tấm chắn (hình 3.20). Nguyên liệu làm đệm lót gồm có trấu, mùn cưa và men vi sinh. Trấu và mùn cưa được trộn đều theo tỉ lệ 50% trấu + 50% mùn cưa, hỗn hợp trấu và mùn cưa được rải vào chuồng thành 3 lớp, mỗi lớp dày 20cm, sau mỗi một lớp tưới một lần dịch men vi sinh với độ ẩm là 50% sau đó để lên men từ 3-7 ngày là có thể thả lợn vào nuôi

Hình 3.20. Mô hình chuồng nuôi lợn sử dụng độn lót sinh thái

Đệm lót tơi xốp, lên men tốt, phân bị phân hủy triệt để sau 2-3 ngày thải ra. Nhiệt độ bề mặt vào mùa hè 25oC, mùa đông 20oC. Nhiệt độ ở phía sâu 10-20cm vào mùa hè 40-50oC, mùa đông 30-40oC. Độẩm bề mặt của đệm lót từ 30-40%.

Hình 3.21. Hình ảnh chuồng nuôi lợn sử dụng độn lót sinh thái

Về chi phí sử dụng độn lót: chi phí cho một chuồng rộng 20m2 là khoảng hơn 1 triệu đồng. Như vậy là không cao so với các phương pháp xử lý khác. Đệm lót sinh thái có thể sử dụng bình thường được trong 4 năm. Việc áp dụng mô hình chăn nuôi này đang được khuyến khích nhân rộng tại nhiều địa phương và đã đem lại các

Thanh ngăn các

ô chuồng Đệm lót

Lối đi

lợi ích cho người chăn nuôi. Không chỉ hạn chế được chất thải ra môi trường mà tổng chi phí cho một đầu lợn nuôi thịt giảm tương đương gần 400 nghìn đồng [39].

b. Ưu, nhược điểm của phương pháp độn lót sinh thái

* Ưu điểm

Phương pháp này ít gây ô nhiễm môi trường do phân và nước tiểu được phân giải nhanh trong vòng 3 giờ và phần lớn phân được phân giải trong 2-3 ngày. Do vậy, mùi hôi thối và các loại ruồi muỗi, côn trùng ký sinh trong chuồng nuôi và môi trường xung quanh giảm đáng kể.

Phương pháp này sử dụng tài nguyên và kỹ thuật rẻ tiền, tiết kiệm nguyên vật liệu, không lạm dụng thuốc kháng sinh; Theo đánh giá phương pháp nuôi này tiết kiệm được 80% lượng nước sử dụng do không phải rửa chuồng, không phải tắm cho lợn mà chỉ sử dụng vòi nước uống tự động và phun tạo độ ẩm cho độn lót, vì vậy, phương pháp này giúp giảm thiểu lượng lớn nước ô nhiễm cho chăn nuôi lợn; Phương pháp này sử dụng ít lao động, nó có thể tiết kiệm 60% chi phí lao động do chỉ sử dụng lao động cho lợn ăn mà không phải dọn chuồng, tắm cho lợn, trung bình mỗi người có thể quản lý được 800 lợn.

Đảm bảo quyền lợi động vật (Animal Welfare), trả lại môi trường tự nhiên và bản năng đào dũi đất cho lợn, qua đó giúp giảm thiểu bệnh tật do stress môi trường; chuồng trại sử dụng độn lót sinh thái cho phép lợn vận động nên cải thiện chất lượng thịt lợn, mang lại vị ngọt tự nhiên cho thịt lợn, tăng độ mềm của thịt, tăng 5% khối lượng so với lợn nuôi thông thường.

* Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm thì phương pháp này có một số nhược điểm như mật độ lợn trong mỗi ô nuôi thấp hơn nhiều so với chăn nuôi tập trung kiểu truyền thống nên yêu cầu diện tích trại lớn hơn. Đồng thời, chuồng nuôi phải có nền đất, thông

thoáng... nên các trang trại muốn chuyển sang hình thức chăn nuôi này thì cần phải sửa chữa chuồng trại hoặc xây mới.

* Khả năng áp dụng tại Hà Nội

Như vậy có thể thấy rõ các lợi ích về mặt môi trường và kinh tế khi áp dụng phương pháp chăn nuôi mới này. Nhưng hiện tại, mô hình này chưa thực sựđược áp dụng nhiều tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng do hiện nay Việt Nam vẫn đang trong quá trình nghiên cứu thử nghiệm sản xuất loại men vi sinh này nên các loại men vi sinh phục vụ cho phương pháp nuôi này vẫn chưa được sản xuất bán đại trà. Về việc nhập men vi sinh của Trung Quốc thì khó khăn nếu mua số lượng lớn và lâu dài.

Như vậy, chỉ với các trang trại chăn có nhiều diện tích mới phù hợp cho việc chăn nuôi theo phương pháp này và các trang trại cũng chỉ áp dụng được khi có nguồn nhập khẩu men vi sinh thuận lợi hoặc sau khi Việt Nam nghiên cứu sản xuất đại trà được loại men vi sinh dùng cho loại hình chăn nuôi này.

3.1.4.2. Giải pháp bổ sung phụ gia vào thức ăn chăn nuôi

Bên cạnh hệ thống chuồng trại và xử lý chất thải liên tục được cải tiến, thì việc sử dụng các hoá chất hấp thụ mùi, hoặc bổ sung các chế phẩm sinh học vào thức ăn nhằm cũng có tác dụng làm tăng khả năng hấp thụ thức ăn, giảm thiểu việc phát thải nitơ và hạn chế mùi hôi thối ở phân. Trong chăn nuôi lợn có thể bổ sung các chế phẩm sinh học như De-odorase, Micro-Aid... vào thức ăn nuôi lợn thịt có tác dụng làm giảm hàm lượng khí NH3, giảm tỷ lệ chết, tăng trọng và giảm tiêu tốn thức ăn (Nguyễn Đăng Vang và Cs., 2000).

3.1.4.3. Cải tiến chuồng trại

Việc cải tạo chuồng trại không những có tác dụng làm giảm ô nhiễm không khí trong chuồng nuôi mà nó còn có tác dụng giảm ô nhiễm môi trường do có sự thuận tiện hơn trong việc thu gom chất thải, vệ sinh chuồng trại... Thông thoáng

chuồng trại có thể bao gồm các biện pháp như: Nâng độ cao mái chuồng nuôi đạt 2,8-3,0m, hạ thấp thành bao chuồng nuôi xuống 0,8m, lắp đặt giàn phun mưa làm mát trên mái chuồng...

Ngoài ra chuồng trại cũng nên đầu tư những thiết bị cho ăn, vòi uống nước tự động. Các thiết bị tựđộng này có tác dụng làm giảm lượng cám rơi vãi, cám thừa và tiết kiệm nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá các ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại đến môi trường và nghiên cứu áp dụng các giải pháp 3r (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế ) để quản lý loại chất (Trang 117 - 121)