Các giải pháp về giáo dục môi trường trong chăn nuôi ········································

Một phần của tài liệu Đánh giá các ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại đến môi trường và nghiên cứu áp dụng các giải pháp 3r (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế ) để quản lý loại chất (Trang 121 - 123)

Chất thải chăn nuôi là tác nhân gây ô nhiễm môi trường, nó gây ô nhiễm cả môi trường đất, nước và không khí, làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, chất lượng cuộc sống và sức khỏe cộng đồng. Vì thế, việc nhận thức của người chăn nuôi về các tác hại trên từđó có ý thức trong việc giảm thiểu, tái sử dụng, xử lý chất thải chăn nuôi có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường trong chăn nuôi sẽđạt được những thành công khi có sự đồng lòng của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương và đặc biệt là của chính người chăn nuôi. Trong đó hoạt động giáo dục về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải chăn nuôi được coi là một giải pháp quan trọng.

Trước khi lựa chọn các hình thức và nội dung giáo dục môi trường trong chăn nuôi thì cần phải điều tra, xem xét về nhận thức, trình độ, lứa tuổi... của người lao động, chủ trang trại để có các hình thức và nội dung giáo dục phù hợp, đạt hiệu quả cao. Các hình thức giáo dục môi trường trong chăn nuôi bao gồm các hình thức sau:

T chc thăm quan hc tp: Là hình thức tổ chức cho chủ trang trại, người lao động đi thăm quan học hỏi các trang trại, cơ sở chăn nuôi thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Ví dụ, đi thăm quan các trang trại chăn nuôi đạt quy chuẩn quốc gia về “điều kiện chăn nuôi lợn an toàn sinh học”, thăm quan các mô hình nuôi giun quế bằng chất thải chăn nuôi, các trang trại có công trình KSH hoạt động tốt...

Tp hun: Tổ chức các khoá tập huấn về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi như tập huấn kỹ thuật xây dựng các công trình xử lý chất thải chăn nuôi, công tác vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng...

Hi tho: Tổ chức các hội thảo chuyên đề về việc tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải chăn nuôi lợn. Ví dụ, hội thảo về xây dựng, vận hành các công trình biogas xử lý chất thải chăn nuôi sao cho có hiệu quả cao. Hội thảo về sản xuất phân compost, kỹ thuật nuôi giun quế bằng chất thải chăn nuôi lợn...

Tuyên truyn ph biến kiến thc: Có nhiều hình thức tuyên truyển, phổ biến kiến thức đến người chăn nuôi như: i) Thành lập các đội tuyên truyền lưu động chuyên về các vấn đề môi trường trong chăn nuôi trong phạm vi quận huyện, xã phường mà lực lượng là đoàn thanh niên phối hợp cùng cán bộ khoa học kỹ thuật của trung tâm khuyến nông, phòng chăn nuôi của sở nông nghiệp... Các hoạt động của đội tuyên truyền này cần nhận được sự hỗ về kinh phí từ chính quyền địa phương, hỗ trợ về kỹ thuật từ các cơ quan nghiên cứu về môi trường, Viện chăn nuôi… ; ii) Sử dụng hệ thống loa phát thanh của từng thôn, xã. Hiện nay, tại Hà Nội rất nhiều thôn, xã có loa phát thanh. Thời gian hoạt động của các loa thường vào buổi chiều, khoảng từ 4h30 phút đến 5h30 phút. Bên cạnh một số nội dung tuyên truyền về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước thì thông qua cách thức tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh của từng thôn, xã cũng có tác dụng truyền tải được các nội dung có liên quan về vệ sinh môi trường trong chăn nuôi một cách có hiệu quả; iii) Có thể sử dụng bằng bảng tin, thông báo nhằm tuyên truyền, thông báo hoặc nhắc nhở người dân thực hiện tốt việc chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường ví dụ như về công tác vệ sinh thú y, công tác tiêu độc, khử trùng; iv) Thành phố cần phối hợp với Viện Chăn Nuôi, Cục chăn nuôi và các cơ quan nghiên cứu khác để ban hành xuất bản các ấn phẩm, tạp chí về các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi thú y, công nghệ mới, thông tin khuyến nông, thị trường… Các ấn phẩm này cần được phát miễn phí cho các trang trại chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Đánh giá các ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại đến môi trường và nghiên cứu áp dụng các giải pháp 3r (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế ) để quản lý loại chất (Trang 121 - 123)