Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là thành phố lớn thứ 2 Việt Nam, Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía bắc; phía nam giáp Hà Nam và Hoà Bình; phía đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ (hình 2.1).
Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng, vị trí và địa thế thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008 Hà Nội có diện tích 3.324,92 km2 và nằm trong số 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới, gồm 10 quận, 18 huyện và 1 thị xã [38]. Dân số Hà Nội tăng nhanh trong những năm gần đây, năm 1999 dân số Hà Nội là 2,67 triệu người, sau khi mở rộng địa giới hành chính dân số Hà Nội lên đến 6,23 triệu và theo kết quả cuộc điều tra dân số gần đây nhất vào ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.448.837 người.
Vềđiều kiện kinh tế, năm 2000 tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Hà Nội đạt gần 40 nghìn tỉđồng chiếm 7,22% của cả quốc gia và khoảng 41% so với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng. Năm 2009 GDP của Thành phố đã đạt trên 190 nghìn tỉ đồng, tăng xấp xỉ 6,7% so với năm 2008 và thu nhập bình quân đầu người đạt 32 triệu đồng [26]. Chi tiết về sự tăng trưởng và tỉ trọng của các ngành kinh tế qua các năm được thể hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1. Tăng trưởng và tỉ trọng của các ngành kinh tế Hà Nội qua các năm (VSIC 2007) (Đơn vị tính: tỷđồng) Năm 2000 2005 2006 2007 2008 Tổng sản phẩm nội địa (GDP) 39.944 (100,0%) 92.425 (100,0%) 110.736 (100,0%) 137.935 (100,0%) 178.535 (100,0%) Nông-lâm nghiệp, thủy sản 4.154 (10,4%) 6.390 (6,9%) 7.126 (6,4%) 9.060 (6,5%) 11.660 (6,5%) Công nghiệp- xây dựng 14.570 (36,5%) 37.627 (40,8%) 45.885 (41,5%) 57.243 (41,6%) 73.752 (41,4%) Dịch vụ 21.220 (53,1%) 48.408 (52,3%) 57.725 (52,1%) 71.632 (51,9%) 93.123 (52,1%) Theo báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015 được Ủy ban Nhân dân thành phố thảo luận hồi đầu tháng 10 năm 2009, Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng GDP trung bình trong giai đoạn này là 9,0–9,5%/ năm; GDP bình
quân đầu người 72-75 triệu đồng; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân 15- 17%/ năm; diện tích nhà ởđô thị bình quân đầu người vào năm 2015 là 8,5m2 [32].
Về đất nông nghiệp thì trước khi mở rộng địa giới Hà Nội vào năm 2008, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội ngày càng giảm đi do xu thế đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ. Năm 2000, tổng diện tích đất nông nghiệp của TP Hà Nội là 41.588 ha, giảm xuống còn 37.857 ha năm 2007. Tuy nhiên, sau khi mở rộng, diện tích đất nông nghiệp Hà Nội “mới” khoảng trên 192 nghìn ha (chiếm 57,4%) [34]. Trong số 18 huyện mới sát nhập có nhiều khu vực có tỷ lệđất nông nghiệp cao (phụ lục 3) vì vậy đến nay Hà Nội không chỉđơn thuần là một đô thị như trước đây nữa mà đã bao gồm nhiều khu vực có ngành nông nghiệp phát triển mạnh, gồm cả trồng trọt và chăn nuôi [26]. Một số khu vực có cơ cấu diện tích đất nông nghiệp cao như huyện Thanh Oai, huyện Ứng Hòa, Ba Vì, Phú Xuyên, Sơn Tây...
Theo các thống kê về tổng sản phẩm nội địa trong bảng 2.1, có thể thấy đóng góp của ngành nông-lâm nghiệp và thủy sản vào kinh tế chung của Thành phố vào khoảng 6,5%-tương ứng khoảng 11.660 tỷđồng vào năm 2008. Như vậy, nếu xét về cơ cấu thì tỷ trọng ngành nông nghiệp không được cao so với các ngành khác nhưng đây lại là ngành có vai trò rất quan trọng trong đời sống, kinh tế xã hội, nó không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng ngày mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của rất nhiều người dân Thủ đô hiện nay. Chính vì vậy việc quy hoạch, phát triển nông nghiệp, nông thôn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Thành phố, theo định hướng phát triển thì đến năm 2020 Thành phố sẽ tập trung chú trọng phát triển vào những nội dung như: i) Phát triển nông nghiệp sinh thái, ven đô hình thành các vùng sản xuất hàng hoá quanh các đô thị, các vành đai rau an toàn, hoa, cây ăn quả sạch, phát triển rừng và cây xanh phục vụ cho các đô thị, các khu công nghiệp, đảm bảo môi trường sinh thái của Thủ đô;
ii) Từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, trước mắt tập trung vào khâu chọn giống, công nghệ canh tác tiên tiến và các sản phẩm mũi nhọn, xây dựng các tung tâm công nghệ cao. Năm 2010 sẽ hoàn thiện đồng bộ trung tâm
Gia Lâm, Đông Anh, Thường Tín và Phúc Thọ; iii) Sản xuất nông nghiệp Hà Nội sẽ tập trung chủ yếu vào các sản phẩm có thế mạnh của Thủ đô như sản xuất rau an toàn, hoa, cây cảnh có giá trị cao. Đặc biệt chăn nuôi cũng là một thế mạnh của Thủ đô vì thế lĩnh vực này cũng được định hướng, phát triển cụ thểđó là phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung; không khuyến khích chăn nuôi nhỏ lẻ, trong khu dân cư [34].
2.1.2. Hiện trạng chăn nuôi lợn quy mô trang trại tại Hà Nội
Thành phố Hà Nội, với diện tích đất tự nhiên 330 nghìn ha, dân số 6,23 triệu người, gồm 29 đơn vị hành chính, trong đó 22 quận, huyện, thị xã có sản xuất nông nghiệp, có 63,5% số người sống ở khu vực nông thôn. Diện tích đất nông nghiệp ước tính trên 192 nghìn ha. Đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng và có sức cạnh tranh trong khu vực. Sản lượng chăn nuôi đáp ứng 60% nhu cầu tiêu dùng của Thành phố. Đời sống nhân dân trong khu vực nông thôn, đặc biệt là đời sống của nông dân không ngừng được cải thiện và từng bước được nâng cao. Bên cạnh đó, Thành phố có vùng sinh thái đa dạng, vùng đồi gò, vùng bãi ven sông, vùng đồng bằng và vùng trũng rất thuận lợi phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, là thành phố có số lượng gia súc, gia cầm và diện tích nuôi trồng thủy sản lớn, thị trường tiêu thụ lớn không chỉ riêng Hà Nội mà còn là thị trường tiêu thụ sản phẩm của các tỉnh phía bắc vùng đồng bằng sông Hồng.
Với những điều kiện thuận lợi như vậy, lĩnh vực chăn nuôi của Thành phố đang có xu hướng phát triển qua các năm, đến năm 2008 giá trị của chăn nuôi đã chiếm đến 44% tỷ trọng ngành nông nghiệp và đang trên đà tăng trưởng khá (bảng 2.2), góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống của người dân.
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp của Hà Nội (Đơn vị tính: Tỷ đồng) [18] Năm Lĩnh vực 2000 2005 2007 2008 Chăn nuôi 1527 (32%) 2512 (41%) 2751 (43%) 3132 (44%) Trồng trọt 3163 (66%) 3417 (56%) 3462 (54%) 3778 (54%) Dịch vụ 76 127 140 140 (2%) Tổng 4767 6056 6353 7050
Việc được sát nhập vào Thủđô của một số khu vực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Tây cũ-nơi có các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại như: diện tích đất trống rộng rãi, xa khu dân cư, đường giao thông thuận tiện, gần khu vực trung tâm tiêu thụ là nội thành Hà Nội… là cơ hội thuận lợi cho chăn nuôi của thành phố phát triển. Tính đến năm 2008 số lượng trang trại chăn nuôi Thành phố đã đạt 1.184 trang trại, chiếm khoảng 44,6% số trang trại nông nghiệp của toàn Thành phố. Một số khu vực tập trung nhiều trang trại chăn nuôi là Quốc Oai, Chương Mỹ (134 trang trại mỗi huyện), tiếp đến là thị trấn Sơn Tây (125 trang trại), và huyện Mê Linh (121 trang trại) (phụ lục 4).
Tương ứng với sự gia tăng về số lượng trang trại chăn nuôi thì số lượng đàn lợn và sản lượng thịt lợn trên địa bàn Thành phố cũng liên tục tăng theo các năm. Cho đến năm 2008 sốđầu lợn đã đạt 1.669,7 nghìn con và sản lượng thịt là 276.341 tấn (bảng 2.3). Đây là những thành tựu to lớn đã đạt được do chủ trương phát triển chăn nuôi lợn quy mô trang trại theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa tại Hà Nội của Đảng, thể hiện chủ trương này là đúng đắn, phù hợp với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm tới.
Bảng 2.3. Số lượng lợn và sản lượng thịt của Hà Nội qua các năm
Năm 2000 2005 2006 2007 2008
Số lượng lợn (nghìn con) 1.286,8 1.790,8 1.579,9 1.661,5 1.669,7
Bên cạnh những thuận lợi và những kết quảđã đạt được, lĩnh vực chăn nuôi của Thành phố cũng có những khó khăn nhất định. Thành phốđã có các chính sách khuyến khích phát triển khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư bằng cách hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật, khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật…Tuy nhiên, do nhiều địa phương nguồn vốn đầu tư còn ít và cũng không bố trí được quỹđất chuyển đổi cho việc xây dựng các dự án lớn về chăn nuôi nên việc phát triển các khu chăn nuôi tập trung vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù Thành phố đã phát triển được 52 khu chăn nuôi tập trung với tổng diện tích là 950 ha nhưng về cơ bản thì phần lớn sự phát triển các trang trại chăn nuôi hiện nay vẫn là tự phát. Cơ cấu chăn nuôi theo phương thức nhỏ lẻ, rải rác, quy mô hộ gia đình tại địa bàn thành phố Hà Nội vẫn chiếm tới 30% tổng đàn lợn [26]. Với sự phát triển chăn nuôi như vậy, làm cho chính quyền gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý về con giống, quản lý chất thải và vệ sinh môi trường trong chăn nuôi. Những lý do này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp trong những năm gần đây, đặc biệt là dịch tai xanh trên lợn. Trong những tháng đầu năm 2010 cả nước đã có tới 16 tỉnh thành có dịch tai xanh, trong đó có Hà Nội, khiến một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng quay lưng ngay với cả thịt lợn sạch. Hệ quả là nhiều trang trại và DN kinh doanh thịt lợn đứng trước bờ vực phá sản. Trong khi đó, nguy cơ nhiễm vi khuẩn bệnh liên cầu lợn ở người đang tiềm ẩn lo ngại bùng phát cao [33].
2.1.3. Định hướng phát triển chăn nuôi lợn tại Hà Nội
Dựa trên những những thuận lợi và khó khăn như đã nêu ở trên và để đảm bảo tốt việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của Thành phốđồng thời góp phần làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống của nông dân. Sở NN & PTNT Thành phố cũng có những định hướng phát triển cụ thể cho phát triển chăn nuôi lợn ở Hà Nội trong các năm tới như: i) Tăng cường loại hình chăn nuôi tập trung, giảm chăn nuôi nhỏ lẻ. Chăn nuôi lợn theo kiểu sản xuất hàng hóa, chất lượng cao hơn và đảm bảo an toàn dịch bệnh; ii) Chăn nuôi phải gắn với chế biến tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm đồng thời bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và phát triển bền vững; iii) Phát triển nhanh đàn lợn nạc có năng suất chất lượng cao phục vụ yêu cầu trong nước và
xuất khẩu, tạo thương hiệu cho lợn giống và lợn thịt của thành phố Hà Nội. Riêng trong năm 2010 thì mục tiêu cụ thểđược được nêu trong bảng 2.4.
Bảng 2.4. Chỉ tiêu phát triển chăn nuôi lợn của Hà Nội trong năm 2010 [19]
STT Chỉ tiêu Mục tiêu
1 Mức tăng sốđàn lợn 0,3-0,5%
2 Mức tăng sản lượng thịt lợn hơi 33-3,5% 3 Mức tăng trọng lượng lợn xuất chuồng 5-10%
4 Tỷ lệ thịt xẻ 70-75%
5 Trọng lượng xuất chuồng lợn lai 70-80kg 6 Tỷ lệ nạc lợn lai 45-52%
7 Trọng lượng xuất chuồng lợn ngoại 85-90kg
8 Tỷ lệ nạc lợn ngoại 54-58%
Như vậy, có thể thấy những chủ trương, định hướng của chính quyền Thành phố đã đi theo phương hướng chính của Chính phủ đề ra. Thêm vào đó là những tiêu chí cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của Thành phố và đặc biệt đã quan tâm nhiều đến vấn đề xử lý chất thải nhằm đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững.
2.2. Chất thải phát sinh từ các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn Hà Nội
2.2.1. Nguồn phát thải
Các loại chất thải trong chăn nuôi lợn trang trại tại Hà Nội gồm có chất thải rắn, nước thải và khí thải. Tính chất, thành phần và lượng chất thải tại các trang trại tùy thuộc vào quy mô, kỹ thuật chăn nuôi, phương thức vệ sinh, dọn dẹp, cách thức quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi.
Theo như hình 1.1 và 1.2 về sơđồ quy trình chăn nuôi của trại nuôi lợn nái và lợn thịt–kèm dòng thải ta có thể thấy chất thải rắn từ quá trình chăn nuôi lợn có nguồn gốc từ phân thải, thức ăn dư thừa và đôi khi là xác lợn chết. Đối với phương
thức nuôi lợn trên sàn bê tông phía dưới là hầm đồng thời là kênh thoát chất thải thì không thu được chất thải rắn. Ngoài ra chất thải rắn còn bao gồm chất thải sinh hoạt từ các trang trại. Về nước thải ta thấy nước thải chăn nuôi chủ yếu có nguồn gốc từ khâu dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại bao gồm: phân, nước tiểu và nước vệ sinh. Nước thải tại các trang trại còn có nguồn gốc từ quá trình sinh hoạt của công nhân, nước mưa chảy tràn.... Còn khí thải, khí thải chăn nuôi lợn là các khí như CO2, NH3, H2S… chúng có nguồn gốc phát sinh từ phân và nước tiểu. Ngoài ra khí thải còn được tạo ra từ sự rò rỉ tại công trình xử lý chất thải. Qua khảo sát thực tế thì các công trình khí sinh học được xây dựng từ 4-6 năm thì khả năng rò rỉ là rất lớn [13]. Bên cạnh đó, một số nơi do không khai thác sử dụng hết khí gas từ hầm biogas nên đã để phóng không khí gas ra ngoài môi trường, đây cũng là nguồn phát thải khí gây ô nhiễm đáng kể.
2.2.2. Tính toán lượng chất thải phát sinh
2.2.2.1. Chất thải rắn
Theo chế độ dinh dưỡng cho lợn của công ty CP-Việt Nam, thức ăn cho lợn thịt trong một lứa (160 ngày) là 290kg [17]. Đối với lợn nái, nó có vòng đời lên đến vài năm, như vậy vòng đời của lợn nái lớn hơn nhiều so với lợn thịt, do đó nên khi tính toán lượng thức ăn cho lợn nái ta tính từ khi chúng đã trưởng thành. Căn cứ theo thực tế điều tra tại các trang trại thì lượng thức ăn tiêu tốn cho 1 con lợn nái trong 1 ngày trung bình là 2,8kg, như vậy trong 1 năm (365 ngày) lượng thức ăn tiêu tốn cho 1 con lợn nái sẽ là 1.022kg.
Theo số liệu của công ty C.P Thái Lan, lợn cứ ăn 2,2kg thức ăn thì thải ra 1,2kg phân theo trọng lượng khô, trong khi phân lợn chiếm 56-83% là nước, nếu lấy giá trị trung bình thì phân lợn chiếm 69,5% là nước, 30,5% là các hợp chất vô cơ và hữu cơ. Như vậy, nếu lợn cứăn 1kg thức ăn thì sẽ thải ra 1,79kg phân. Căn cứ vào các dữ liệu trên và số lượng lợn trên địa bàn Hà Nội ta tính toán được lượng phân thải theo như trong bảng 2.5.
Bảng 2.5. Lượng chất thải rắn phát sinh từ chăn nuôi lợn thịt và lợn nái tại các trang trại ở Hà Nội
Lợn thịt Giá trị
Lượng thức ăn TB của 1 lứa lợn thịt 290 kg/con/lứa Lượng phân thải TB khi lợn ăn 1kg thức ăn 1,79kg phân/1kg thức ăn Lượng phân thải TB của 1 lứa lợn thịt 519,10 kg/con/lứa Tổng số lợn thịt tại các trang trại trên toàn Thành phố 1.482.394 con/năm Tổng lượng phân thải từ lợn thịt 769.510.725 kg/năm
Lợn nái
Lượng thức ăn TB của 1 con lợn nái 1.022 kg/con/năm