Đặc trưn gô nhiễm của chất thải chăn nuôi························································

Một phần của tài liệu Đánh giá các ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại đến môi trường và nghiên cứu áp dụng các giải pháp 3r (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế ) để quản lý loại chất (Trang 30 - 33)

1.2.2.1. Ô nhiễm hữu cơ và vô cơ

Những chất hữu cơ chưa được gia súc đồng hoá, hấp thụ, sẽ bài tiết ra ngoài theo phân, nước tiểu cùng các sản phẩm trao đổi chất khác. Thức ăn dư thừa cũng là 1 nguồn gây ô nhiễm hữu cơ.

Trong nước thải chăn nuôi, hợp chất hữu cơ chiếm 70-80% gồm protit, axít amin, chất béo, hydratcarbon và các dẫn xuất của chúng. Hầu hết là các chất hữu cơ dễ phân huỷ, giàu nitơ, photpho. Các chất vô cơ chiếm 20-30% gồm cát, đất, muối, ure, amonium, muối chlorua, sulfate…[23].

1.2.2.2. Ô nhiễm nitơ và photpho

Khả năng hấp thụ nitơ và photpho của gia súc, gia cầm rất kém, nên 1 lượng lớn nitơ và photpho sẽ bị bài tiết theo phân và nước tiểu ra ngoài. Theo Jongbloed và Lenis (1992), đối với heo trưởng thành khi ăn vào 100g nitơ thì chỉ 30g được giữ lại cơ thể, 50g bài tiết ra ngoài theo nước tiểu dưới dạng ure, còn 20g bài tiết theo phân ra ngoài.

Đối với nitơ khi bài tiết theo nước tiểu và phân ra ngoài ở dạng ure nó sẽ nhanh chóng bị thủy phân và chuyển thành khí NH3, khí NH3 sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí.

Như vậy, chất thải chăn nuôi chứa hàm lượng lớn nitơ, photpho. Đây là nguyên nhân có thể gây hiện tượng phú dưỡng hoá cho các nguồn nước tiếp nhận, ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước và các sinh vật sống trong nước [23].

1.2.2.3. Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh

Ngoài các chỉ tiêu về vật lý, hóa học đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường thì vi sinh vật gây bệnh là một trong những chỉ tiêu quan trọng thể hiện mức độ ô nguy

hại đến sức khỏe cộng đồng. Nước thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi sinh vật và trứng ấu trùng giun sán gây bệnh. Do đó, loại nước thải này có nguy cơ trở thành nguyên nhân trực tiếp phát sinh dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đồng thời lây lan một số bệnh cho người nếu không được xử lý.

Theo nghiên cứu của Nanxera đối với nước thải chăn nuôi: vi khuẩn gây bệnh đóng dấu (Erisipelothris insidiosa) có thể tồn tại 92 ngày, Brucella từ 74-108 ngày, Samolnella từ 6-7 tháng, Leptospira 5-6 tháng, Microbacteria tuberculosis

75-150 ngày, vius lở mồm long móng (FMD) sống trong nước thải 100-120 ngày…, các loại vi khuẩn có nha bào như: Bacillus tetani 3-4 năm. Trứng giun sán nhiều trong nước thải chăn nuôi với nhiều loại điển hình như: Fasciolahepatica, Fasciola gigantica, Fasciolosis buski, Ascaris suum, Oesophagostomum sp, Trichocephalus dentatus… có thể phát triển đến giai đoạn gây nhiễm sau 6-28 ngày và tồn tại 5-6 tháng.

Theo A.Kigirop (1982), các loại vi khuẩn gây bệnh như: Samonella, E.coli và nha bào Bacilus anthrasis có thể xâm nhập theo mạch nước ngầm. Samonella có thể thấm sâu xuống lớp đất bề mặt 30-40cm, ở những nơi thường xuyên tiếp nhận nước thải. Trứng giun sán, vi sinh vật có thể lan truyền đi rất xa và nhanh khi bị nhiễm vào nước mặt gây dịch bệnh cho người và gia súc [23].

Như vậy, vi sinh vật có trong chất thải chăn nuôi là rất đa dạng và chúng có thể tồn tại trong môi trường với thời gian tương đối lâu. Không những vậy mật độ của chúng trong chất thải chăn nuôi cũng rất lớn. Một số kết quả phân tích về các chỉ tiêu vi sinh vật gây bệnh trong mẫu phế thải chăn nuôi lợn sau 1 tuần thải ra môi trường của tài “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý nhanh phế thải chăn nuôi“ thuộc Chương trình Công nghệ Sinh học Nông nghiệp và Thủy sản-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được nêu trong bảng 1.13.

Bảng 1.13. Chỉ tiêu vi sinh vật gây bệnh trong phế thải chăn nuôi lợn sau 1 tuần thải ra môi trường [5]

Mật độ vi sinh vật (CFU/g) Chỉ tiêu Trại lợn Đan Phượng TTNC Lợn TP Trại lợn Tam Điệp Công ty TNHH Gia Nam Trại lợn Hồng Điệp Tổng số VK 6,58x106 7,10x107 3,80x108 4,52x106 6,40x106 E.Coli 4,06x103 5,30x104 2,86x105 3,53x105 2,18x105 Salmonella 5,80x103 6,82x104 4,66x103 4,85x103 3,22x103 Trứng giun 27 26 18 22 22

Ngoài gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước vi sinh vật cũng cũng gây ô nhiễm môi trường không khí cho các khu vực chăn nuôi (bảng 1.14).

Bảng 1.14. Kết quả khảo sát mức độ nhiễm khuẩn không khí trong chuồng nuôi [6]

Chỉ tiêu Đơn vị tính Trực Thái Trung Châu Bình quân Mức cho phép Tổng số VSV VSV/m3 26.788 10.562*** 18.675 1.500-1.800(1) 1.250-1.563(2) Tổng số E. Coli Vk/m3 286 250 268 Tổng số nấm mốc Bào tử nấm/m3 1.450 716*** 1.083 130-313(2)

Ghi chú: (1)-Quy định tạm thời của Trung tâm kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương. (2)Tiêu chuẩn của Nga, 1991.

Kết quả từ bảng 1.14. cho thấy tổng số vi sinh vật (TSVSV) và bào tử nấm tại các hộ chăn nuôi ở Trực Thái cao gấp hơn 2 lần so với điểm Trung Châu. Chỉ tiêu TSVSV vật trung bình cho 2 cơ sở là 18.675, số bào tử nấm trung bình là 1.083.

So với kết quả của Nguyễn Văn Tuệ và Cs., (1998), TSVSV là từ 2.125-11.438 và số bào tử nấm là từ 2313-3563. So với tiêu chuẩn của Nga (1991) thì chỉ tiêu TSVSV cao hơn 12 lần và chỉ tiêu số bào tử nấm cao hơn 8,3 lần.

Từ những kết quả ở các bảng 1.13 và bảng 1.14 ở trên cho thấy môi trường không khí trong khu vực chuồng nuôi lợn bị ô nhiễm nặng bởi các khí độc, các hệ vi sinh vật và bào tử nấm có hại. Để giải quyết vấn đề khí thải trong lĩnh vực chăn nuôi lợn cần thiết phải giải quyết vấn đề ô nhiễm do chất thải rắn (phân lợn), nước thải bởi đây là nguồn gốc gây ô nhiễm không khí trong khu vực chăn nuôi lợn [6].

Một phần của tài liệu Đánh giá các ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại đến môi trường và nghiên cứu áp dụng các giải pháp 3r (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế ) để quản lý loại chất (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)