Các dạng chất thải ·····························································································

Một phần của tài liệu Đánh giá các ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại đến môi trường và nghiên cứu áp dụng các giải pháp 3r (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế ) để quản lý loại chất (Trang 27 - 30)

1.2.1.1. Chất thải rắn

Chất thải rắn phát sinh trong quá trình chăn nuôi lợn bao gồm phân, chất độn chuồng, thức ăn thừa. Đối với phương thức nuôi lợn trên sàn bê tông phía dưới là hầm đồng thời là kênh thoát chất thải thì không thu được chất thải rắn. Toàn bộ chất thải, bao gồm phân, nước giải, nước rửa chuồng và tắm cho lợn bị hòa lẫn và thường được dẫn đến hầm biogas để xử lý. Lượng chất thải trung bình hàng ngày của lợn ở các giai đoạn khác nhau được nêu chi tiết trong bảng 1.10 dưới đây.

Bảng 1.10. Lượng phân và nước tiểu thải ra hàng ngày của lợn [12]

Giai đoạn Số ngày Lượng phân

(kg/ngày)

Lượng nước tiểu (kg/ngày)

Lợn dưới 10kg 45 0,5 – 1 0,3 – 0,7

Lợn 15 – 45kg 45 1 – 3 0,7 – 2

Lợn 45 – 100kg 70 3 – 5 2 – 4

Như vậy, ta thấy rằng lượng chất thải rắn phát sinh trong chăn nuôi lợn là rất lớn và nếu không được quản lý và sử dụng đúng đắn nó sẽ là nguồn gây ô nhiễm cho các cơ sở chăn nuôi và khu vực xung quanh, nhưng ngược lại, nếu được tận dụng đúng cách, nó lại trở thành một nguồn tài nguyên [12].

Về thành phần, phân lợn chứa 56-83% nước, phần còn lại là chất khô gồm các chất hữu cơ, hợp chất NPK dưới dạng các hợp chất vô cơ (bảng 1.11).

Bảng 1.11. Thành phần dinh dưỡng của phân lợn [12] Chỉ số Hàm lượng N tổng số (%) 4 P2O5 (%) 1,76 K2O (%) 1,37 Ca2+ (meq/100g) 38,47 Mg2+ (meq/100g) 5,49 Mùn (%) 62,26 Tỉ lệ C/N 15,57 Ngoài ra chất thải rắn còn có từ xác chết của lợn, lợn chết xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do các loại dịch bệnh gây ra như bệnh lở mồm long móng, bệnh cúm lợn, lợn tai xanh… Những chất thải rắn loại này nếu không được chôn lấp và xử lý triệt để và hợp vệ sinh nó sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước mặt và có thể là nguồn lây lan dịch bệnh mới.

1.2.1.2. Nước thải

Một vấn đề cũng rất nan giải trong xử lý chất thải chăn nuôi đó là xử lý lượng nước thải khổng lồ của các trang trại lợn, nước thải chăn nuôi lợn gồm có nước tiểu của lợn, nước tắm cho lợn, nước rửa chuồng trại. Ngoài các dạng trên nước thải từ chăn nuôi lợn còn từ nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt của công nhân.

Đặc trưng ô nhiễm của nước thải chăn nuôi lợn là ô nhiễm hữu cơ; ô nhiễm N, P và chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh. Trong nước thải chăn nuôi, hợp chất hữu cơ chiếm 70-80% gồm protit, axít amin, chất béo, hydratcarbon và các dẫn xuất của chúng. Hầu hết là các chất hữu cơ dễ phân huỷ, giàu nitơ, photpho. Các chất vô cơ chiếm 20-30% gồm cát, đất, muối, ure, amonium, muối chlorua, sulfate…

1.2.1.3. Chất thải khí

Khí thải từ chăn nuôi lợn phát sinh do sự phân hủy của các hợp chất hữu cơ trong phân và nước thải. Tùy điều kiện yếm khí hay kỵ khí mà quá trình phân hủy

tạo thành các sản phẩm khác nhau: axít amin, axít béo, aldehide, CO2, H2O, NH3, H2S. Nếu oxy được cung cấp đầy đủ, sản phẩm của quá trình phân hủy là: CO2, H2O, NO2. Ngược lại, trong điều kiện thiếu oxy, sự phân hủy các hợp chất hữu cơ theo con đường yếm khí tạo ra các sản phẩm CH4, N2, NH3, indol, scatol… các chất khí này tạo nên mùi hôi thối trong khu vực nuôi ảnh hưởng xấu tới môi trường không khí. Tổ chức nông lương thế giới (FAO) vừa thừa nhận, chăn nuôi đang được coi là một ngành gây ô nhiễm lớn, thậm chí lớn hơn mức gây ô nhiễm của ngành vận tải. Chất thải của gia súc toàn cầu tạo ra tới 9% lượng khí CO2 toàn cầu, 37% lượng khí CH4. Điều này có nghĩa là chăn nuôi gia súc đã được khẳng định là một tác nhân chính làm tăng hiệu ứng nhà kính. Chăn nuôi gia súc còn đóng góp tới 64% khí NH3. Ngoài ra nhu cầu thức ăn, nước uống, tập tính bầy đàn, nhu cầu bãi chăn thả… của gia súc cũng đang được coi là một trong những tác nhân chính gây thoái hoá đất nông nghiệp, ô nhiễm nguồn nước và mất cân bằng hệ sinh thái [26].

Theo như kết quả quả khảo sát hàm lượng khí độc trong một số chuồng nuôi lợn tại xã Trực Thái, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định và xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, Hà Nội (xem bảng 1.12) thì nồng độ khí NH3ở cả 2 cơ sởđều cao hơn so với QCVN 06:2009

Bảng 1.12. Kết quả khảo sát hàm lượng khí độc trong chuồng nuôi tại xã Trực Thái, Trực Ninh, Nam Định và xã Trung Châu, Đan Phượng, Hà Nội [6] Chỉ tiêu Đơn vị tính Trực Thái Trung Châu Quân Bình So sánh với các tiêu chuẩn NH3 mg/m3 0,90 0,98 0,94 0,2 (QCVN 06:2009(1h))

H2S mg/m3 0,044 0,032 0,038 0,042 (QCVN 06:2009(1h))

Bụi lơ lửng mg/m3 0,138 0,125 0,130 0,3 (QCVN 05:2009)

Ghi chú: QCVN 05:2009-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (1h).

QCVN 06:2009-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh (1h).

Như vậy, trung bình khí NH3 là 0,94, so với quy định QCVN thì loại khí này trong chuồng nuôi cao hơn gấp 4,7 lần.

Một phần của tài liệu Đánh giá các ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại đến môi trường và nghiên cứu áp dụng các giải pháp 3r (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế ) để quản lý loại chất (Trang 27 - 30)