Các giải pháp về quản lý ······················································································

Một phần của tài liệu Đánh giá các ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại đến môi trường và nghiên cứu áp dụng các giải pháp 3r (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế ) để quản lý loại chất (Trang 123 - 143)

Bên cạnh các giải pháp kỹ thuật, giải pháp về giáo dục tuyên truyền nhằm giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi thì các giải pháp về quản lý cũng có vai trò hết sức quan trọng (Các văn bản pháp quy liên quan đến bảo vệ môi trường trong chăn nuôi được nêu chi tiết trong phụ lục 2). Để có các giải pháp quản lý tốt hơn về môi trường đối với chăn nuôi lợn trang trại tại Hà Nội, luận văn có một sốđề xuất như sau:

Điều chỉnh giảm chỉ tiêu về số đầu lợn trên 1 trang trại cần đánh giá tác động môi trường xuống dưới mức 1.000 con. Theo như khoản 3 Điều 1 của nghị định của Chính phủ số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường thì các dự án chăn nuôi lợn tập trung có quy mô từ 1.000 đầu lợn trở lên mới phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Như vậy, với lượng chất thải (gồm phân và nước tiểu) hàng ngày của 1 con lợn thịt trung bình là 5,1kg, lợn nái là 9kg thì với quy mô trang trại là 1.000 đầu lợn thịt thì một năm sẽ thải ra tổng lượng chất thải lên đến 1.861,5 tấn và lợn nái tương ứng sẽ là 3.285 tấn. Lượng chất thải như vậy là rất lớn và nếu không được quản lý tốt nó sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường xung quanh. Do vậy, để đảm bảo cho việc quản lý và bảo vệ môi trường tốt hơn thì Chính phủ nên xem xét điều chỉnh giảm chỉ tiêu về số đầu lợn trên 1 trang trại cần đánh giá tác động môi trường xuống dưới mức 1.000 con. Và do lượng thải của lợn thịt và lợn nái là khác nhau nên cũng cần phải có quy định khác nhau về số đầu lợn/trang trại cần đánh giá tác động môi trường cho từng đối tượng nuôi là thịt và lợn nái.

Tăng cường công tác thanh, kiểm tra chất lượng môi trường tại các trang trại. Phòng Tài nguyên môi trường của các quận huyện cần định kỳ kiểm tra chất lượng môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn, nếu các chỉ tiêu môi trường vượt quá các tiêu chuẩn môi trường cho phép hay trang trại vi phạm các điều mục

trong cam kết bảo vệ môi trường thì cần phải xử phạt đúng theo các quy định của nghịđịnh số 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Khắc phục các tồn tại, vướng mắc khi triển khai xây dựng các khu chăn nuôi tập trung.Để thuận tiện trong việc quản lý, xử lý môi trường Thành phốđã có đề án về chính sách khuyến khích đầu tư chăn nuôi tập trung. Cụ thể, ngày 19 tháng 8 năm 2009 UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 93/2009/QĐ- UBND về “Chính sách khuyến khích, hỗ trợđầu tư phát triển chăn nuôi tập trung xa khu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Đề án đã có những chính sách khuyến khích bằng cách hỗ trợ về hạ tầng kỹ thuật, khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật… Tuy nhiên, cho đến nay sau hơn 1 năm triển khai đề án các huyện vẫn chưa triển khai được dự án nào. Theo đánh giá thì do một số nguyên nhân như[8]:

1/ Do không được quy hoạch tốt nên các dự án chăn nuôi tập trung bị chồng chéo với các dự án vềđô thị, giao thông.

2/ Theo quy định thì kinh phí thực hiện đề án chăn nuôi xa khu dân cư chủ yếu từ các quận huyện, ngân sách Thành phố chỉ hỗ trợ một phần. Trong bối cảnh vốn đầu tư cho cho các khu chăn nuôi tập trung là rất lớn, lên đến hàng trăm tỉđồng và ngân sách của các huyện thường eo hẹp. Do vậy, việc triển khai các dự án này là rất khó khăn.

3/ Chăn nuôi theo hướng các trang trại tập trung sẽ gắn với khối lượng hàng hóa rất lớn, cần thị trường tiêu thụ ổn định. Nhưng lại không có sự quy hoạch đồng bộ các cơ sở chế biến, giết mổ gắn với các khu chăn nuôi tập trung.

4/ Đất sau khi được chuyển đổi vào khu chăn nuôi tập trung thì các hộ không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không thế chấp được đất cho các ngân hàng để vay vốn đầu tư.

Như vậy để khuyến khích phát triển được các khu chăn nuôi tập trung thì cần phải khắc phục các tồn tại trên. Cụ thể: i) Các dự án quy hoạch khu chăn nuôi tập

soát và thống nhất việc quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung với các dự án khác để đảm bảo không có sự chồng lấn giữa các dự án; ii) Thành phố cần nâng mức hỗ trợ về kinh phí cho các dự án là các khu chăn nuôi tập trung; iii) Cần có sự quy hoạch đồng bộ các cơ sở chế biến, giết mổ gắn với các khu chăn nuôi tập trung; iv)

Sau khi được chuyển đổi vào khu chăn nuôi tập trung thì các hộ phải được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài; v) Các ngân hàng cần đổi mới hình thức cho vay, tăng cho vay trung hạn, dài hạn, thế chấp bằng tài sản hình thành sau đầu tư hoặc liên doanh, liên kết cùng đầu tư giữa ngân hàng và chủ trang trại CNTT.

Có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ xây dựng các nhà máy, cơ sở tái chế, tái sử dụng chất thải chăn nuôi lợn. Theo khoản 2, Điều 5 của Quyết định số 93/2009/QĐ-UBND thì ngân sách Thành phố sẽ hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi cho khu chăn nuôi tập trung. Tuy nhiên để tăng hiệu quả kinh tế và tạo nguồn thu cho người chăn nuôi Thành phố nên hỗ trợ 100% kinh phí để xây dựng các nhà máy tái sử dụng thải chăn nuôi như nhà máy sản xuất KSH, phân vi sinh… các nhà máy này sẽ thu mua chất thải chăn nuôi từ các trang trại. Như vậy sẽ tăng nguồn thu nhập cho các trang trại và gián tiếp thúc đẩy phát triển các khu chăn nuôi tập trung.

KẾT LUẬN

Qua quá trình thực hiện luận văn với mục đích đánh giá các ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại đến môi trường và nghiên áp dụng các giải pháp về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chếđể quản lý loại chất thải này trên địa bàn Hà Nội, có thể rút ra được một số kết luận như sau:

1. Chăn nuôi là lĩnh vực có đóng góp quan trọng về kinh tế, xã hội cho sự phát triển của con người. Thời gian gần đây, trên thế giới có mức phát triển chăn nuôi khá ổn định, tổng sản lượng thịt lợn trên thế giới năm 2009 đã đạt 100.318 nghìn tấn. Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh phát triển lĩnh vực chăn nuôi để cân bằng tỷ trọng với lĩnh vực trồng trọt trong ngành nông nghiệp. Chăn nuôi lợn tại Việt Nam cũng đang có những bước phát triển mạnh, chuyển đổi sang chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa, chăn nuôi trang trại và đã đạt được những thành tựu lớn, năm 2008, tổng số trại lợn cả nước là 7.475 trại, đàn lợn đạt 27 triệu con, chiếm 69,5% tổng đàn gia súc, mức tăng trưởng đạt cao (8,5%). Năm 2009, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 2 châu Á sau Trung Quốc về sản lượng thịt lợn.

2. Từ khi Hà Nội được mở rộng vào tháng 8 năm 2008, địa bàn Hà Nội đã bao gồm nhiều khu vực có ngành nông nghiệp phát triển mạnh. Theo chủ chương đúng đắn của Đảng, Thành phố phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Trong năm 2008, GDP ngành nông nghiệp chiếm 6,5% GDP toàn thành phố, trong GDP ngành nông nghiệp thì lĩnh vực chăn nuôi chiếm 44%. Sốđầu lợn đạt 1669,7 nghìn con và sản lượng thịt là 276.341 tấn. Chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại phát triển mạnh, sản lượng thịt lợn từ quy mô trang trại chiếm 70% tổng sản lượng toàn thành phố. Số lượng trang trại chăn nuôi đạt 1.184 trang trại, chiếm khoảng 44,6% số trang trại nông nghiệp của toàn thành phố.

Tuy nhiên, đi cùng với những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, chăn nuôi lợn tại các trang trại cũng tạo ra 1 lượng chất thải rất lớn ra môi trường, đặc biệt là

vấn đề khí thải gây hiệu ứng nhà kính và nước thải chưa được xử lý triệt để gây hại tới môi trường.

3. Chăn nuôi lợn đang thải ra môi trường lượng chất thải lớn, tính riêng thành phố Hà Nội, ước tính lượng phân thải chăn nuôi lợn tại các trang trại trên toàn Thành phố hàng năm lên tới khoảng 1.135.365 tấn, lượng nước thải của chăn nuôi lợn lên tới trên 5.379.374m3 và lượng khí thải cũng rất lớn. Lượng chất thải này hiện chưa được xử lý triệt để nên đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Đã có nhiều biện pháp quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi lợn được sử dụng trên địa bàn, nhưng kết quả thu được chưa tốt, hầu hết các thông sốđầu ra của dòng thải vẫn chưa đạt yêu cầu. Để giảm thiểu tác hại tới môi trường của chất thải chăn nuôi lợn, đồng thời có thể tái sử dụng chúng như một nguồn năng lượng mới, chúng ta cần phải có những giải pháp quản lý và xử lý chất thải hợp lý hơn.

4. Luận văn đã đề xuất áp dụng các giải pháp 3R đối với chất thải chăn nuôi lợn tại các trang trại như sau:

Về các giải pháp kỹ thuật, luận văn đề xuất áp dụng 3 giải pháp về tái sử dụng chất thải chăn nuôi lợn đó là: i) Giải pháp tái sử dụng năng lượng từ chất thải chăn nuôi lợn bằng các công trình KSH. Luận văn đề xuất sử dụng 2 loại công trình đó là Công trình KSH dạng bể vòm cầu lắp cố định và công trình KSH dạng ống. Cụ thể với các trang trại chăn nuôi lợn thịt có quy mô nhỏ hơn 200 con thì nên áp dụng công trình KSH dạng bể vòm cầu lắp cốđịnh, khi có quy mô lớn hơn 200 con thì nên áp dụng công trình KSH dạng ống. Các trang trại nuôi lợn nái có quy mô nhỏ hơn 114 con thì nên xây dựng công trình KSH dạng bể vòm cầu nắp cố định, với quy mô lớn hơn 114 con thì nên xây dựng công trình KSH dạng ống; ii) Giải pháp ủ phân compost-sản xuất phân vi sinh: Các trang trại có nhiều diện tích mặt bằng nhưng lại ít vốn thì thích hợp với giải pháp này; iii) Giải pháp nuôi giun quế: Giải pháp này cho lợi nhuận cao tuy nhiên nó chỉ thích hợp cho các trang trại có nhiều diện tích mặt bằng, người lao động có trình độ tay nghề cao, chủ trang trại lo được đầu ra bao tiêu sản phẩm ổn định... Ngoài ra luận văn cũng đề xuất các giải

pháp cải kiến kỹ thuật chăn nuôi nhằm giảm thiểu sự phát thải các chất gây ô nhiễm trong quá trình nuôi.

Luận văn đã đề xuất được các giải pháp về giáo dục môi trường nhằm nâng cao sự nhận thức và trình độ khoa khọc kỹ thuật từđó người dân có ý thức và trình độ trong việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

Bên cạnh các giải pháp về kỹ thuật, giải pháp về giáo dục thì luận văn cũng đã bước đầu phân tích đánh giá các cơ chế, chính sách của nhà nước và của Thành phố Hà Nội liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Những khó khăn, tồn tại khi triển khai thực hiện, từđó luận văn đã có các đề xuất các giải pháp về quản lý như: i)Điều chỉnh giảm chỉ tiêu về số đầu lợn trên 1 trang trại cần đánh giá tác động môi trường xuống dưới mức 1.000 con; ii) Tăng cường công tác thanh, kiểm tra chất lượng môi trường tại các trang trại; iii) Khắc phục các tồn tại, vướng mắc khi triển khai xây dựng các khu chăn nuôi tập trung; iv) Có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ xây dựng các nhà máy, cơ sở tái chế, tái sử dụng chất thải chăn nuôi lợn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Quang Khải, Nguyễn Gia Lượng (2010), Công nghệ khí sinh học chuyên khảo, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

2. Nguyễn Quang Khải (2009), Thiết bị KSH KT1 và KT2, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

3. Nguyễn Quang Linh, Hoàng Nghĩa Duyệt, Phùng Thăng Long (2005), Kỹ thuật chăn nuôi lợn, NXB Nông nghiệp.

4. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (2006), Giáo trình Công nghệ xử lý nước thải. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

5. Lương Hữu Thành (2010), Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh vật xử lý nhanh phế thải chăn nuôi, Viện MT Nông nghiệp.

6. Phùng Thị Vân, Phạm Sỹ Tiệp, Nguyễn Văn Lục,Nguyễn Giang PhúcTrịnh Quang (2005). Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn trong nông hộ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao năng suất chăn nuôi. Viện Chăn Nuôi.

7. Trần Văn Chiến (2009), “Độn lót sinh thái trong chăn nuôi lợn”, Báo Nông Nghiệp.

8. Quỳnh Dung (2010), “Hà Nội: Đề án chăn nuôi tập trung sau một năm triển khai- vẫn giậm chân tại chỗ“, Báo Hà Nội mới.

9. Nguyễn Văn Thiện (2010), "Vai trò của ngành chăn nuôi trên thế giới", tạp chí chăn nuôi, số 4, pp 65.

10. Nguyễn Xuân Trạch, HUA; Limling Zhou, bioplus, Malaysia; Wong Chong Sang, bioplus, Malaysia; Nguyễn Thị Tuyết Lê, HUA (2009), “Nghiên cứu sử dụng độn lót sinh thái trong chăn nuôi lợn”, Tạp chí chăn nuôi.

11. Ngọc Trang (2008), “Quản lý chất thải vật nuôi-Trung Quốc đã và đang làm thế nào”, Tạp chí chăn nuôi, số 1, pp 45,26.

12. Bộ môn Công Nghệ Sinh Học, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh (2008), “ Khảo sát sự thay đổi ẩm độ thức ăn đối với sự sinh trưởng và phát triển của trùn quế (Perionyx excavatus)”.

13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Dự án: “khảo sát đánh giá các loại mô hình khí sinh học quy mô vừa“.

14. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), “Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh và an toàn thực phẩm ngành chăn nuôi“.

15. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), “Quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn tại Việt Nam (VietGAHP)”.

16. Bộ Tài nguyên & Môi Trường (2010)-Dự án Quản lý chất thải vật nuôi Đông Á (LWMEAP), “Tài liệu Giới thiệu mô hình bể khí sinh học có thể tích lớn kiểu Trung Quốc-WB”.

17. Công ty CP Thailand (2009), “Tài liệu thức ăn chăn nuôi lợn”.

18. Cục thống kê Thành phố Hà Nội (2009), “Niên giám thống kê Hà Nội 2008”. 19. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội (2009), “Báo cáo kết quả công tác chăn nuôi năm 2009 và Phương hướng thực hiện năm 2010”. 20. Thủ tướng Chính phủ (2008), “Quyết định số: 10/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020”.

21. Trung tâm Nghiên cứu khoa học kỹ thuật và Khuyến nông TP Hồ Chí Minh (2006). “Quy trình sản xuất phân vi sinh”.

22. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2009). “Tài liệu hội thảo Chất thải chăn nuôi-hiện trạng và giải pháp”.

23. Viện KH & CN Môi Trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, “Báo cáo kết quả triển khai năm 2009”.

24. Viện chăn nuôi (2010), Tài liêu: “Tập huấn quản lý chất thải chăn nuôi-dự án susane”.

25. Viện chăn nuôi (2010), “Báo cáo thực trạng và định hướng bảo vệ môi trường trong chăn nuôi”

26. http://cnts.hua.edu.vn

27.http://fsiu.mard.gov.vn/data/channuoi.htm. 28.http://hoinongdan.hochiminhcity.gov.vn/…

29.http://laithieu.com.vn/index.php?Module=Content&Action=view&id=1231&Ite mid=418. 30.http://niengiamnongnghiep.vn/index.php?self=article&id=6556. 31.http://rumenasia.org/vietnam/index.php?option=com_content&task=view&id=6 42&Itemid=67. 32.http://www.biogas.org.vn/Web/Default.aspx?index=menu&cat=faq. 33.http://www.cucchannuoi.gov.vnindex=h&id=1043. 34.http://www.khuyennongvn.gov.vn/c-hdknkn/b-tthuanluyen/nong-nghiep-ha- noi.se-co-mot-tam-nhin-moi. 35.http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/khoahoccn/2009/9/19952.html. 36.http://www.susane.info/en/home/. 37.http://www.thanhtra.com.vn/Default.aspx?tabid=65&newsid=25215.

Một phần của tài liệu Đánh giá các ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại đến môi trường và nghiên cứu áp dụng các giải pháp 3r (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế ) để quản lý loại chất (Trang 123 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)