1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại tại xã nghĩa trụ, huyện văn giang, tỉnh hưng yên

73 442 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Do phải đáp ứng nhu cầu pháttriển không ngừng của nền kinh tế thị trường đòi hỏi cung cấp một lượnglớn các sản phẩm từ chăn nuôi, vì thế quy mô các trang trại chăn nuôi ngàycàng đượ

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:

“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN

LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN QUY MÔ TRANG TRẠI TẠI XÃ NGHĨA TRỤ, HUYỆN VĂN GIANG,

TS VÕ HỮU CÔNG

Trang 2

Hà Nội - 2016

Trang 3

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA MÔI TRƯỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI:

“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN

LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN QUY MÔ TRANG TRẠI TẠI XÃ NGHĨA TRỤ, HUYỆN VĂN GIANG,

tỉnh Hưng Yên

Hà Nội - 2016

Trang 4

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1 Họ và tên sinh viên: Ngô Thu Thảo

Sđt: 01644710294 Mail: ngothuthao.ntt@gmail.com

2 Chuyên ngành: Khoa học môi trường

3 Lớp: Môi trường D Khóa: 57

4 Giáo viên hướng dẫn: - ThS Nguyễn Thị Bích Hà

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luậnnày là hoàn toàn trung thực và chưa từng sử dụng hoặc công bố trong bất kỳcông trình nào khác Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được ghi

rõ nguồn gốc

Sinh viên

Ngô Thu Thảo

Trang 6

LỜI CÁM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Cô giáoThS Nguyễn Thị Bích Hà và Thầy giáo TS Võ Hữu Công đã tận tình hướngdẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiêncứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu cùng các thầy

cô giáo khoa Môi trường trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Ủy bannhân dân xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã động viên và tạomọi điều kiện thuận lợi để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốtnghiệp “Đánh giá hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải chăn nuôi lợn quy

mô trang trại tại xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên ”

Nhân dịp này cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đãđộng viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này

Sinh viên

Ngô Thu Thảo

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CÁM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG ix

DANH MỤC HÌNH x

MỞ ĐẦU 1

Tính cấp thiết của đề tài 1

Mục đích nghiên cứu của đề tài 2

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Tổng quan ngành chăn nuôi trên thế giới 3

1.1.1 Tình hình dân số thế giới 3

1.1.2 Hiện trạng chăn nuôi trên thế giới 3

1.2 Tổng quan ngành chăn nuôi Việt Nam 7

1.2.1 Xu hướng phát triển 7

1.2.2 Sản phẩm chăn nuôi 11

1.2.3 Hình thức chăn nuôi 13

1.4 Các loại hình quản lý chất thải chăn nuôi phổ biến hiện nay 15

1.4.1 Hình thức quản lý chất thải kết hợp thu hồi năng lượng (biogas) 16

1.4.2 Hình thức quản lý chất thải kết hợp sản xuất phân bón (compost) 18

1.4.3 Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học 19

1.4.4 Các hình thức quản lý khác 20

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1 Đối tượng nghiên cứu 26

2.2 Phạm vi nghiên cứu 26

2.2 Nội dung nghiên cứu 26

2.2.1 Khái quát về điều kiện khu vực nghiên cứu 26

Trang 8

2.2.2 Hoạt động phát triển sản xuất chăn nuôi lợn quy mô trang trại

tại địa phương 26

2.2.3 Hiện trạng phát sinh chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại tại địa bàn nghiên cứu 26

2.2.4 Hiện trạng công tác quản lý chất thải chăn nuôi đang được áp dụng tại các trang trại 26

2.2.5 Nghiên cứu đề xuất một số phương pháp quản lý nhằm mục đích giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường 26

2.3 Phương pháp nghiên cứu 26

2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp 26

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 27

2.3.3 Phương pháp ước tính lượng chất thải 27

2.3.4 Phương pháp lấy mẫu và phân tích 27

2.3.5 Phương pháp so sánh 28

2.3.6 Phương pháp xử lý số liệu 28

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên 29

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 29

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 30

3.1.3 Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên 32

3.2 Tình hình chăn nuôi của xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên 33

3.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã 33

3.2.2 Tình hình chăn nuôi tại xã 35

3.3 Hiện trạng phát sinh chất chất thải chất thải chăn nuôi lợn tại các trang trại trên địa bàn xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên .36

3.3.1 Thông tin về trang trại 37

3.3.2 Quy trình sản xuất chăn nuôi của các trang trại 41

3.3.3 Các nguồn thải chính tại các trang trại chăn nuôi 45

3.4 Các hình thức quản lý và xử lý chất thải đang được áp dụng tại các trang trại 49

3.4.1 Thu gom phân 50

Trang 9

3.4.2 Biogas 50

3.5 Đề xuất một số phương pháp quản lý 53

3.5.1 Giải pháp ngắn hạn 53

3.5.2 Giải pháp dài hạn 53

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

Kết luận 56

Kiến nghị 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 10

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BOD5 Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường

COD Nhu cầu oxy hóa học

FAO Tổ chức Nông lương thế giới

HPDE Màng chống thấm (High Density Poly Etylen)QCVN Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Phân bố số lượng gia súc, gia cầm thế giới năm 2014 4

Bảng 1.2 Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu trên thế giới năm 2014 6

Bảng 1.3 Số lượng gia súc, gia cầm tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 8

Bảng 1.4 Sản phẩm chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 11

Bảng 1.5 Bình quân mức tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi/người/năm 12 Bảng 1.6 Một số loại chế phẩm sinh học trong chăn nuôi 22

Bảng 1.7 Các đặc tính vật lý, hóa học và sinh học của phân lợn thô sau khi lắng 23

Bảng 1.8 Hiệu quả của hệ thống BIOSORTM 24

Bảng 3.1 Thống kê dân số tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2014 31

Bảng 3.2 Các trang trại tiến hành nghiên cứu sâu 37

Bảng 3.3 Quy mô lợn của các trang trại 37

Bảng 3.4 Hiện trạng sử dụng đất tại các trang trại 38

Bảng 3.5 Hệ thống chuồng nuôi tại các trang trại 38

Bảng 3.6 Tần suất phun tiêu độc khử trùng của các trang trại 39

Bảng 3.7 Thức ăn chăn nuôi của các trang trại 40

Bảng 3.8 Thức ăn cho lợn thịt ở trang trại số 02 45

Bảng 3.9 Các loại chất thải và nguồn phát sinh của các trang trại 46

Bảng 3.10 Lượng nước thải phát sinh tại các trang trại 47

Bảng 3.11 Các thông số nước thải chăn nuôi của các trang trại 47

Bảng 3.12 Lượng phân thải thu được mỗi ngày ở các trang trại 48

Bảng 3.13 Thể tích và diện tích hệ thống biogas tại các trang trại 51

Bảng 3.14 Thông số nước thải sau Biogas ở các trang trại 52

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Tỉ lệ phân bố gia súc, gia cầm ở các châu lục trên thế giới 4

Hình 1.2 Tỉ lệ các loại gia súc trên thế giới 5

Hình 1.3 Tỉ lệ các loại gia súc ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 9

Hình 1.4 Phân bố lợn tại các khu vực trên cả nước 10

Hình 1.5 Cơ cấu và mức tăng các loại thịt qua từng năm 12

Hình 1.6 Cơ cấu trang trại theo lĩnh vực sản xuất năm 2014 13

Hình 1.7 Phân bố trang trại theo vùng ở nước ta năm 2014 14

Hình 1.8 Phân bố các trang trại chăn nuôi lợn theo vùng ở nước ta 15

Hình 1.9 Sơ đồ lắp đặt bể Biogas ngầm dưới đất 17

Hình 1.10 Mặt cắt bên trong một bể Biogas 18

Hình 1.11 Chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học 20

Hình 3.1 Bản đồ tỉnh Hưng Yên 29

Hình 3.2 Sơ đồ quy trình chăn nuôi tại các trang trại 42

Trang 13

MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài

Trong những thập kỉ gần đây, việc phát triển hệ thống sản xuất nôngnghiệp bền vững đang được chú trọng, trong đó ngành chăn nuôi là một bộphận cấu thành vô cùng quan trọng Tuy nhiên, ngành chăn nuôi đang phảiđối đầu với những khó khăn không chỉ về mặt kĩ thuật như việc cung cấp thức

ăn, sức khỏe gia súc, tạo giống, mà còn cả những yếu tố môi trường, kinh tế,

xã hội Ở nhiều nước trên thế giới, mô hình chăn nuôi theo hướng chuyênmôn hóa đang được mở rộng, năng suất gia súc và quy mô trang trại đangtăng lên một cách đáng kể Cùng với sự phát triển thì các vấn đề về môitrường cũng đã và đang phát sinh, gây sự quan tâm của xã hội

Việt Nam là một nước nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp đóng vaitrò quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế Những năm qua, dù ngành chănnuôi phát triển khá mạnh nhưng việc chăn nuôi thiếu quy hoạch, nhất là ởcác vùng dân cư đông đúc đã gây ra các vấn đề về môi trường Đó là sự ônhiễm môi trường do các chất thải rắn, lỏng; do tiếng ồn; do xác gia súc,gia cầm chết mà không được tiêu hủy đúng kỹ thuật Đối với các cơ sởchăn nuôi, các chất thải gây ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng trực tiếp tớisức khỏe con người, sức đề kháng của vật nuôi, từ đó làm tăng nguy cơmắc bệnh và làm giảm năng suất và hiệu quả kinh tế Một trong những tỉnhđiển hình về chăn nuôi của vùng đồng bằng sông Hồng là tỉnh Hưng Yên,trong đó có xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang Do phải đáp ứng nhu cầu pháttriển không ngừng của nền kinh tế thị trường đòi hỏi cung cấp một lượnglớn các sản phẩm từ chăn nuôi, vì thế quy mô các trang trại chăn nuôi ngàycàng được mở rộng, kéo theo là những hệ lụy không thể tránh khỏi đến môitrường khi công tác quản lý chất thải chưa được quan tâm đúng mức Xuất

phát từ thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng

Trang 14

phát sinh và quản lý chất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại tại xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”

Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Đánh giá hiện trạng phát sinh chất thải chăn nuôi tại một số trang trạichăn nuôi lợn

- Đánh giá tình hình thu gom, quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi lợn

- Đề xuất một số biện pháp để khắc phục những hạn chế trong quản lýchất thải chăn nuôi lợn quy mô trang trại trên địa bàn

Trang 15

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan ngành chăn nuôi trên thế giới

1.1.1 Tình hình dân số thế giới

Theo báo cáo của Cục Thống kê Mỹ, từ ngày 1/1/2016 dân số thế giớivào khoảng 7,32 tỷ người Trong đó, Châu Á vẫn là châu lục có số dân đôngnhất với 4,38 tỷ người (chiếm 59,9%), tiếp đến là Châu Phi với 1,16 tỷ người(chiếm 15,9%), đứng thứ ba là Châu Âu với 743,12 triệu người (chiếm10,1%) Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra rằng Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ

là ba quốc gia đứng đầu về quy mô dân số

Theo báo cáo “Triển vọng dân số thế giới: Bản điều chỉnh năm 2015”được Liên Hợp Quốc công bố, dân số thế giới sẽ tăng lên 8,3 tỷ người vàonăm 2030, sau đó sẽ là 9,7 tỷ người vào năm 2050 và 11,2 tỷ người vào năm

2100 Với tình hình gia tăng dân số như trên, các vấn đề liên quan đến conngười như lương thực, thực phẩm, môi trường sống và tình trạng đói nghèotrở thành vấn đề được toàn nhân loại quan tâm

1.1.2 Hiện trạng chăn nuôi trên thế giới

Nông nghiệp có vai trò rất quan trọng, là nguồn cung cấp lương thực vàthực phẩm cho con người trên toàn thế giới Nông nghiệp bao gồm cả trồngtrọt và chăn nuôi Ngành chăn nuôi không chỉ có vai trò cung cấp thịt, trứng,sữa là thực phẩm thiết yếu, cơ bản mà còn góp phần đa dạng nguồn gene và

đa dạng sinh học trên Trái Đất

 Số lượng vật nuôi

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới – FAO năm

2014, số lượng gia súc và gia cầm chính của thế giới như sau:

Trang 16

Bảng 1.1 : Phân bố số lượng gia súc, gia cầm thế giới năm 2014

Đơn vị: Triệu con

Nguồn: Số liệu tổng hợp, 2016

Hình 1.1: Tỉ lệ phân bố gia súc, gia cầm ở các châu lục trên thế giới

Châu Á đứng đầu với tỉ lệ chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm 55% thếgiới, tiếp sau đó lần lượt là Châu Mỹ (23%), Châu Phi (11%), Châu Âu (10%)

và cuối cùng là Châu Đại Dương (1%) Tuy đứng đầu về tỉ lệ chăn nuôinhưng ngành chăn nuôi ở Châu Á phổ biến nhất vẫn là chăn nuôi quy mô

Trang 17

trung bình và nhỏ, trình độ chuyên môn hóa không cao, chăn nuôi theophương pháp công nghiệp chưa nhiều, chủ yếu vẫn dựa vào sức người Trongkhi đó, ở Châu Mỹ và Châu Âu, ngành chăn nuôi phát triển theo hình thứccông nghiệp và đạt trình độ chuyên môn hóa cao

Trong các loại gia súc thì đứng đầu về số lượng là bò; tiếp sau đó làcừu; dê và lợn đứng thứ ba và cuối cùng là trâu

Nguồn: Số liệu tổng hợp, 2016

Hình 1.2: Tỉ lệ các loại gia súc trên thế giới

Tuy chỉ đứng thứ ba về số lượng con trong đàn nhưng lợn là nguồncung cấp thịt chủ yếu, sản phẩm của ngành chăn nuôi lợn được sử dụng rộngrãi trên thế giới Tuy vậy, đàn lợn phân bố không đều ở các châu lục Có tới70% số đầu lợn được nuôi ở Châu Âu và Châu Á; khoảng 30% còn lại là ởcác châu lục khác Trong đó, tỉ lệ đàn lợn được chăn nuôi nhiều ở các nước cóngành chăn nuôi tiên tiến Theo số liệu thống kê của FAO, tính đến cuối năm

2014, chăn nuôi lợn ở các nước Châu Âu chiếm 44%, Châu Á chiếm 26%,Châu Mỹ chiếm 23%, Châu Đại Dương là 4% và Châu Phi là 3%

Trang 18

 Sản phẩm chăn nuôi

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới – FAO năm

2014, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu trên thế giới bao gồm thịt gia súc, gia cầm,sữa tươi và trứng gia cầm

Bảng 1.2 : Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu trên thế giới năm 2014

Tổng sản lượng thịt trên thế giới là 310.38 triệu tấn Trong đó chiếm tỉ

lệ cao nhất là thịt lợn với 36.41%, tiếp đến là thịt gia cầm với 35% tổng sảnlượng

 Phương thức chăn nuôi

Phương thức chăn nuôi hiện nay của các nước trên thế giới có ba hìnhthức cơ bản:

- Chăn nuôi quy mô công nghiệp công nghệ cao

- Chăn nuôi trang trại bán thâm canh

- Chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh

Phương thức chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn, chất lượng caođược áp dụng chủ yếu ở các nước phát triển ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc

và một số nước ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh Các công nghệ cao

về cơ giới và tin học được áp dụng trong chuồng trại, cho ăn, vệ sinh, thuhoạch sản phẩm, xử lý môi trường và quản lý đàn vật nuôi Các công nghệsinh học và công nghệ sinh sản được áp dụng trong việc nhân giống, lai tạonâng cao khả năng sinh sản và điều khiển giới tính

Chăn nuôi trang trại bán thâm canh gia súc, gia cầm được áp dụng tạiphần lớn các nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ Latinh và các

Trang 19

nước Trung Đông Chăn nuôi trang trại bán thâm canh là hình thức chăn nuôitận dụng thiên nhiên, chỉ áp dụng một số công nghệ để nâng cao năng suấtchăn nuôi và được thị trường xem như là một phần của chăn nuôi hữu cơ.

Chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ và quảng canh – chăn nuôi hữu cơ,đang được thực hiện ở một số nước phát triển, sản phẩm chăn nuôi đượcngười tiêu dùng ưa chuộng Đây là hình thức chăn nuôi sạch, gắn liền với tựnhiên, tuy nhiên lại cho năng suất thấp, giá thành sản phẩm cao Điều nàymâu thuẫn với chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn, do đó đang là thách thứccủa nhân loại trong mở rộng quy mô và phổ cập chăn nuôi hữu cơ

1.2 Tổng quan ngành chăn nuôi Việt Nam

1.2.1 Xu hướng phát triển

Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của nước ta Tổng sảnphẩm trong nước theo giá trị thực tế của khu vực nông nghiệp không ngừngtăng qua các năm và đạt 637.4 nghìn tỷ đồng vào năm 2015, tăng 2.3% so vớinăm 2014 (Tổng cục Thống kê, 2014) Trong đó ngành chăn nuôi chiếm tỉtrọng lớn

Những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta có nhiều biến chuyển,

số lượng gia súc, gia cầm liên tục thay đổi Số liệu được thể hiện chi tiết ởbảng sau:

Bảng 1.3 : Số lượng gia súc, gia cầm tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015

Trang 20

Trong giai đoạn 2011 – 2013, số lượng bò giảm mạnh Tuy nhiên từnăm 2014 đến nay có tăng lên về số lượng do chính sách hỗ trợ chăn nuôi bòđược triển khai ở nhiều địa phương và giá thịt bò hơi được ổn định, ngườichăn nuôi bò có lãi Đàn bò cả nước năm 2015 đạt hơn 5.3 triệu con, tăng2.5%; riêng đàn bò sữa đạt 275.3 nghìn con, tăng 21% so với cùng thời điểmnăm trước.

Đàn gia cầm năm 2015 đạt 341.9 triệu con, tăng 4.3% so với năm

2014 Trong đàn gia cầm, chiếm tỉ lệ cao nhất là gà với 259.3 triệu con(chiếm 75.8%), sau đó là vịt với 69.54 triệu con (ứng với 20.3%), còn lại làngan và ngỗng

Từ năm 2011 đến năm 2013, dịch bệnh tai xanh đã làm số lượng lợngiảm đi 791.6 nghìn con, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi Trong thờigian hai năm trở lại đây (từ cuối năm 2013), dịch bệnh tai xanh đã được kiểmsoát rất tốt và không xảy ra trong phạm vi cả nước, góp phần tích cực vàoviệc phát triển chăn nuôi lợn Tính đến 1/10/2015, số lượng lợn đã tăng 3.7%

so với cùng thời điểm vào năm 2014

Có thể thấy rằng, trong các loại gia súc thì số lượng lợn chiếm tỉ lệ caonhất Điều này là hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của khu vực do Châu Á

là châu lục có tỉ lệ chăn nuôi lợn cao thứ hai trên thế giới và lợn cũng chiếm tỉ

lệ cao nhất trong các loại gia súc được chăn nuôi ở đây (24%) Mặc dù sốlượng gia súc thay đổi theo từng năm nhưng tỉ lệ giữa các loại lại không có sựthay đổi nhiều:

Trang 21

Nguồn: Số liệu tổng hợp, 2016

Hình 1.3: Tỉ lệ các loại gia súc ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015

Chiếm tỉ lệ cao nhất là lợn với 74%, sau đó là bò, tiếp đến là trâu, dê vàcừu, cuối cùng là ngựa

Số lượng lợn phân bố không đều tại các khu vực trên cả nước

Trang 22

Nguồn: Số liệu tổng hợp, 2016

Hình 1.4: Phân bố lợn tại các khu vực trên cả nước

Đồng bằng sông Hồng và Trung du và miền núi phía Bắc là hai khuvực tập trung số lượng lợn lớn nhất trên cả nước Số lợn được nuôi tại 2 khuvực này chiếm gần 50% tổng đàn lợn trên cả nước

Trong quý I năm 2016, tình hình sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khókhăn do hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường như rét buốt, băng giá tạicác tỉnh phía Bắc và hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh phía Nam Giá trị sảnxuất nông nghiệp giảm 2.55% so với năm trước Tuy nhiên, chăn nuôi cơ bảnthuận lợi, giá bán sản phẩm chăn nuôi tăng cao, dịch bệnh trên đàn gia súc,gia cầm vẫn xảy ra nhưng không lây lan rộng, giá trị sản xuất chăn nuôi giữ ởmức tăng ổn định (4.2%) Đàn bò ước tính tăng khoảng 1%, đàn trâu giảmkhoảng 2% do rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc Chăn nuôi lợn phát triểnkhá tốt, giá thịt lợn hơi trên thị trường vẫn giữ ở mức ổn định, duy trì ở mức

có lợi cho người chăn nuôi Ước tính tổng số lợn cả nước tháng ba năm 2016tăng khoảng 2.3%, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng khoảng 3.9% so với

cùng kì năm trước (Theo Chăn nuôi Việt Nam).

Trang 23

1.2.2 Sản phẩm chăn nuôi

Mặc dù số lượng gia súc, gia cầm thay đổi qua từng năm, có năm tăng

và có năm giảm nhưng sản phẩm chăn nuôi vẫn tăng đều Sản lượng thịt,trứng, sữa qua các năm được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 1.4 : Sản phẩm chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015

Thịt lợn Nghìn tấn 3,200 3,160 3,217.9 3,351.1 3,491.6Thịt gia cầm Nghìn tấn 708.0 729.0 747.0 875.0 908.1Thịt trâu, bò Nghìn tấn 406.0 382.0 370.8 378.6 385.1Thịt dê, cừu Nghìn tấn 17.6 18.78 18.71 20.38 21.84

Sữa tươi Nghìn tấn 360.0 381.7 456.4 549.5 723.2

Nguồn: Cục chăn nuôi,2015

Tổng sản lượng thịt hơi các loại năm 2015 đạt khoảng 4.8 tỷ tấn, caohơn 4.3% so với năm 2014 ( khoảng 4.6 tỷ tấn) Trong đó, sản lượng thịt trâuđạt 85.8 nghìn tấn (tăng 0.1%); sản lượng thịt bò đạt 299.3 nghìn tấn (tăng2.2%); sản lượng thịt lợn đạt gần 3.5 triệu tấn (tăng 4.2%); thịt gia cầm đạt908.1 nghìn tấn (tăng 3.8%) Có thể thấy, sản lượng thịt lợn chiếm nhiều nhấttrong tổng sản lượng thịt của cả nước và có tỉ lệ tăng hàng năm cao nhất

Trang 24

Nguồn: Số liệu tổng hợp, 2016

Hình 1.5: Cơ cấu và mức tăng các loại thịt qua từng năm

Điều này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của thế giới và khu vực.Trên thế giới sản lượng thịt lợn cũng là cao nhất trong các loại thịt Mức tiêuthụ các sản phẩm chăn nuôi tại Việt Nam được Cục chăn nuôi thống kê năm

Nguồn: Cục chăn nuôi, 2015

Từ bảng 1.5, có thể thấy nhu cầu về thịt lợn của người dân là cao nhất.Mức tiêu thụ thịt lợn năm 2015 tăng 2.71% so với năm 2014 Nguyên nhân là

do giá thịt lợn rẻ, ổn định và đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của ngườidân Nhu cầu tiêu thụ tăng cao giúp kích thích ngành chăn nuôi phát triển, tìm

ra hướng đi sao cho năng suất và chất lượng ngày một tăng cao

Trang 25

1.2.3 Hình thức chăn nuôi

Hiện nay ở nước ta, hai hình thức chăn nuôi chính là chăn nuôi truyềnthống trong hộ gia đình (nông hộ) và chăn nuôi tập trung theo quy mô trangtrại Sản xuất chăn nuôi chủ yếu tập trung ở các hộ quy mô nhỏ Đây là hìnhthức chăn nuôi đã có từ lâu đời, chủ yếu là chăn nuôi tận dụng lao động giađình Hình thức này yêu cầu mức đầu tư thấp, không đòi hỏi cao về mặt kỹthuật nhưng năng suất chăn nuôi không cao

Trong vài năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta đang có sự chuyểndịch từ quy mô nông hộ sang quy mô trang trại Chăn nuôi trang trại giúptăng khả năng khai thác đất, tiềm năng về vốn và kỹ thuật, giải quyết việclàm cho lao động ở nông thôn, năng suất chăn nuôi cao, cải thiện cuộc sốngcủa người dân Tính đến năm 2014, cả nước có 12,642 trang trại chăn nuôi

(chiếm 47%) trong tổng số 27,114 trang trại của cả nước (Tổng cục Thống

kê, 2014) Tỷ lệ các trang trại trên cả nước phân theo lĩnh vực sản xuất được

thể hiện ở hình sau:

Nguồn: Số liệu tổng hợp, 2016

Hình 1.6: Cơ cấu trang trại theo lĩnh vực sản xuất năm 2014

Trang 26

Các trang trại trên cả nước phân bố không đồng đều Hai khu vực tậptrung nhiều trang trại nhất là đông bằng sông Hồng và đồng bằng sông CửuLong Tỉ lệ phân bố các trang trại năm 2014 được thể hiện dưới đây:

Nguồn: Số liệu tổng hợp, 2016

Hình 1.7: Phân bố trang trại theo vùng ở nước ta năm 2014

Số lượng trang trại tập trung cao nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long(28%), tiếp sau đó là Đồng bằng sông Hồng (23%), Đông Nam Bộ (22%) vàcác khu vực khác Tuy tập trung số lượng trang trại nhiều nhất nhưng thếmạnh của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là trang trại nuôi trồng thủy sản(chiếm 72.2% số trang trại nuôi trồng thủy sản trong nước) Trong khi đó, cáctrang trại chăn nuôi tập trung chủ yếu ở khu vực Đồng bằng sông Hồng(38.37%) và khu vực Đông Nam Bộ (25.75%) Đây cũng là hai khu vực cóngành chăn nuôi lợn phát triển nhất cả nước

Do nhu cầu lớn của người tiêu dùng về thịt lợn (chiếm 73% tổng sảnlượng thịt) khiến số trang trại chăn nuôi lợn phát triển nhanh và chiếm tỉ trọng

Trang 27

lớn trong tổng số các loại trang trại chăn nuôi (chiếm 42.2%) Phân bố cáctrang trại chăn nuôi lợn theo vùng ở nước ta như sau:

Nguồn: Số liệu tổng hợp, 2016

Hình 1.8: Phân bố các trang trại chăn nuôi lợn theo vùng ở nước ta

Hình 1.8 cho ta thấy Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là 2 khuvực tập trung số lượng trang trại chăn nuôi lợn nhiều nhất Tiếp sau đó làĐồng bằng sông Cửu Long và Trung du và miền núi phía Bắc

1.4 Các loại hình quản lý chất thải chăn nuôi phổ biến hiện nay

Chất thải chăn nuôi chủ yếu gồm phân, nước tiểu gia súc và nước rửachuồng trại Chất thải chăn nuôi khi mới được thải ra ngoài thì khả năng ônhiễm còn thấp, khả năng ô nhiễm tăng cao khi chúng được để lâu trong môitrường bên ngoài Do đó để hạn chế ô nhiễm môi trường, chúng ta cần quản lý

và xử lý chất thải chăn nuôi từ lúc mới thải ra ngoài môi trường Một số hìnhthức được sử dụng phổ biến như: biogas, thu gom phân để bán, làm thức ăncho cá, ủ phân compost,

Trang 28

1.4.1 Hình thức quản lý chất thải kết hợp thu hồi năng lượng (biogas)

Đây là biện pháp ứng dụng phương pháp lên men kị khí để xử lý chấtthải chăn nuôi nhằm giảm thải khí metan phát tán ra ngoài môi trường (khí cókhả năng gây hiệu ứng nhà kính), đồng thời sản xuất năng lượng sạch và được

sử dụng phổ biến trong chăn nuôi ở nước ta Thành phần của Biogas bao gồm

CH4, CO2, N2, H2, H2S, trong đó CH4 và CO2 là chủ yếu Biện pháp nàyđược người chăn nuôi quan tâm vì vừa góp phần làm giảm thiểu chất ô nhiễmtạo ra, vừa giúp tiết kiệm chi phí do tạo ra khí sinh học (CH4) phục vụ chonhiều mục đích khác nhau như đun nấu, phát điện, thắp sáng hay sưởi ấm chovật nuôi

Bể Biogas có thể được xây dựng ngầm dưới lòng đất hoặc xây nổi trên

bề mặt Vật liệu làm bể cũng đa dạng, có thể xây bể bằng gạch và láng bêtông hoặc dùng bể bằng nhựa hoặc sử dụng bạt HDPE (High Density PolyEtylen), Hiệu quả hoạt động của bể Biogas phụ thuộc vào nhiều yếu tố như

pH, nhiệt độ, lượng chất thải nạp hàng ngày, thời gian lưu, Bùn cặn vànước thải sau Biogas có thể sử dụng để tưới cho cây trồng, làm thức ăn cho

cá Sử dụng bể biogas góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo hai cách:giảm phát thải khí metan từ phân chuồng; giảm phát thải khí nhà kính dogiảm sử dụng chất đốt truyền thống

Bên cạnh những lợi ích mà Biogas đem lại thì nó cũng có những hạnchế Đó là vốn đầu tư ban đầu còn khá cao, nồng độ chất thải sau Biogas cao,không thể thải bỏ trực tiếp ra ngoài môi trường (Vũ Đình Tôn và cộng sự,2008) Do đó, nước thải sau Biogas cần được xử lý tiếp hoặc được sử dụngvào mục đích khác để tránh ảnh hưởng tới môi trường Để xử lý triệt để, nướcthải sau Biogas cần được chảy vào hồ hiếu khí Tại đây các chất bẩn hữu cơ ởdạng hòa tan hoặc phân tán nhỏ được hấp thụ lên bề mặt tế bào vi khuẩn, sau

đó được chuyển hóa và phân hủy Nước thải từ hồ hiếu khí được dẫn vào hồsinh học thông qua mương đất ướt Mương đất ướt tiếp tục góp phần làm

Trang 29

giảm đáng kể hàm lượng amoni trong nước thải Các chỉ tiêu trong nước thảisau cùng có thể đạt tiêu chuẩn theo quy chuẩn Việt Nam Bên cạnh đó, trongquá trình vận hành, bể Biogas còn có thể gặp một số vấn đề như bể khôngsinh khí, bể bị nứt vỡ, bể bị tràn, Để áp dụng được biện pháp này thì ngườichăn nuôi cần có vốn đầu tư cũng như có hiểu biết nhất định.

Vị trí và các hợp phần của hệ thống Biogas có thể được đặt lắp đặt như sau:

Hình 1.9: Sơ đồ lắp đặt bể Biogas ngầm dưới đất

Bể Biogas sau khi được lắp đặt và vận hành sẽ sinh khí Mặt cắt bêntrong một bể Biogas đang hoạt động sẽ như hình 1.10:

Trang 30

Hình 1.10: Mặt cắt bên trong một bể Biogas

1.4.2 Hình thức quản lý chất thải kết hợp sản xuất phân bón (compost)

Đây là hình thức nhằm xử lý nguồn chất thải rắn trong chăn nuôi và cóthể áp dụng trong chăn nuôi quy mô công nghiệp với số lượng chất thải lớn Ủphân compost sử dụng chủ yếu là phân thải của động vật và bã phế thải thựcvật, thông qua hoạt động của VSV tạo nên phân bón giàu chất dinh dưỡngcung cấp cho cây trồng Trong quá trình ủ phân, có rất nhiều VSV tiến hànhphá hủy xenlulose, glucose, protein, lipit có trong thành phần của phânchuồng Quá trình này gồm hai công đoạn: phá vỡ các hợp chất không có N

và sự khoáng hóa các hợp chất chứa N

Hình thức này được sử dụng khá phổ biến và cho hiệu quả cao Nhờquá trình lên men và nhiệt độ tự sinh của đống ủ mà sẽ tiêu diệt được phầnlớn các mầm bệnh nguy hiểm Trong phân ủ có chứa chất mùn làm đất tơixốp, tăng dung lượng hấp thụ khoáng của cây trồng, đồng thời có tác dụng tốtđến hệ VSV có trong đất Phân ủ còn có tác dụng tốt đối với tính chất lý, hóa

và sinh học của đất, không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật và giảiquyết được vấn đề ô nhiễm môi trường Theo một nghiên cứu của Phùng ĐứcTiến và cộng sự (năm 2009) cho thấy tỉ lệ ủ phân compost đối với trang trại

Trang 31

lợn là rất ít, trang trại nuôi bò là 24.14%, trang trại chăn nuôi gia cầm là13.33% Đối với các nông hộ, tỉ lệ này là 3.57% đối với chăn nuôi gia cầm,34.48% đối với chăn nuôi bò và 3.57% đối với chăn nuôi lợn Tuy nhiên biệnpháp này có nhược điểm là đòi hỏi nhiều công lao động và người chủ chănnuôi phải có kiến thức nhất định.

1.4.3 Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học

Chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học là sử dụng các phế thải từ chế biếnlâm sản (phôi bào, mùn cưa, ) hoặc phế phụ phẩm trồng trọt (thân cây ngô,đậu, rơm rạ, trấu, ) cắt nhỏ để làm đệm lót, có bổ sung chế phẩm sinh họcđể tạo ra lượng VSV đủ lớn trong đệm lót chuồng Các VSV này thường làcác VSV có lợi cho đường ruột, hoặc có khả năng sinh ra chất ức chế nhằm

ức chế và tiêu diệt VSV có hại, và có khả năng phân giải chất hữu cơ từ phân

và nước tiểu gia súc, gia cầm Cách làm này đem lại hiệu quả kinh tế cao,giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giúp chuồng nuôi và vật nuôi luôn luôn sạch

sẽ, ngăn ngừa dịch bệnh có thể xảy ra đối với người và vật nuôi

Nguyên liệu làm đệm lót bao gồm mùn cưa, trấu, bột ngô, chế phẩmsinh học Các nguyên liệu phải có độ xơ cao, độ trơ cứng, không dễ bị làmmềm nhũn và có lượng chất dinh dưỡng nhất định, không độc và không gâykích thích Đệm lót cần phải được đảm bảo độ ẩm, độ tơi xốp giúp phân phânhủy nhanh hơn Để sự tiêu hủy được triệt để và kéo dài tuổi thọ đệm lót, trongquá trình nuôi cần kết hợp cho lợn ăn thức ăn lên men hoặc men tiêu hóa.Việc sử dụng thức ăn lên men hoặc men tiêu hóa sẽ có tác dụng giảm thải

phân và mùi hôi của phân, giảm chi phí thức ăn, giảm tỉ lệ mắc bệnh (Nguồn:

Cục Chăn nuôi, 2014)

Trang 32

Nguồn: Cục Chăn nuôi, 2014

Hình 1.11: Chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học

Đặc biệt, đệm lót sau thời gian 2 – 3 năm còn có thể tái sử dụng làmphân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch Cách làm và sử dụng đệmlót sinh học không phức tạp, các hộ chăn nuôi quy mô lớn hay nhỏ đều ápdụng được Tuy nhiên, biện pháp này thường chỉ được sử dụng và phù hợpnhất ở các hộ chăn nuôi quy mô gia đình

1.4.4 Các hình thức quản lý khác

1.4.4.1 Tích trữ chất thải

- Chất thải chăn nuôi có thể được thu gom và tích trữ vào một chỗ nhấtđịnh, sau đó có thể áp dụng các biện pháp xử lý khác nhau Một số hình thứctích trữ chất thải hay được sử dụng là:

- Nhà chứa phân: Phân được đóng thành bao tải và được chuyển vào nhàchứa để tích trữ và bán Nhà chứa thường được xây ngoài chuồng nuôi vớidiện tích lớn Ưu điểm của hình thức này là tận dụng phân thải và người chăn

Trang 33

nuôi có thêm thu nhập Tuy nhiên, nhược điểm là đòi hỏi khá nhiều công sứcthu gom phân thải, cần diện tích kho lớn và phát sinh mùi hôi thối trong quátrình tích lũy phân.

- Hố chứa phân hỗn hợp: Toàn bộ phân và nước thải chăn nuôi được đổxuống một hố, sau một vài tuần, các vi sinh sật sẽ phân hủy các chất hữu cơ

có trong phân Phương pháp này khá đơn giản nhưng dễ gây dịch bệnh, ônhiễm không khí và mạch nước ngầm

- Hố chứa phân lỏng: Hố được xây kề lỗ thoát phân của chuồng để toànbộ lượng phân lỏng thải ra có thể dễ dàng đi vào hố Tuy nhiên, vào mùa mưahoặc khi mở rộng quy mô đàn, hố chứa sẽ bị tràn nếu không được nới thể tíchchứa

1.4.4.2 Sử dụng chế phẩm sinh học

Trong các chế phẩm sinh học có lượng lớn VSV có khả năng kháng sinh,phát triển tốt giúp lấn át các vi khuẩn gây bệnh, giúp vật nuôi hấp thụ triệt đểthức ăn, giảm bệnh chướng bụng khó tiêu, giảm mùi hôi, giảm tiêu tốn thức ăn, Các chế phẩm sinh học có nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm có công dụng khácnhau, tùy từng mục đích sử dụng mà lựa chọn nhóm thích hợp như nhóm chếphẩm cung cấp enzym giúp tiêu hóa tốt, tăng trưởng nhanh; nhóm chứa tế bàonấm men giúp tăng trưởng, có lợi cho đường ruột, chuyển hóa thức ăn nhanh, vôhiệu hóa độc tố trong thức ăn; Một số chế phẩm sinh học có nguồn gốc từthiên nhiên như chế phẩm từ gừng, tỏi và nghệ không chỉ làm tăng khả năngchuyển hóa thức ăn, giúp hấp thu tốt thức ăn mà còn có tác dụng thay thế khángsinh phòng và trị bệnh Bên cạnh đó còn có chế phẩm dùng để lên men thức ăn(men vi sinh hoạt tính) giúp làm chín thức ăn mà không cần phải đun nấu, giúpvật nuôi sinh trưởng, tăng trọng tốt, giảm tiêu tốn thức ăn; có thể sử dụng nguồnthức ăn sẵn có, giá rẻ để chăn nuôi thay vì sử dụng thức ăn hỗn hợp, giảm tỉ lệmắc bệnh, ít ô nhiễm do giảm mùi hôi thối, Dưới đây là một số loại chế phẩmsinh học được sử dụng trong chăn nuôi:

Trang 34

Bảng 1.6: Một số loại chế phẩm sinh học trong chăn nuôi

ST

T

Tên chế

1 Deodorase Chiết xuất từ cây Yucca Giảm khả năng sinh NH3

2 EMC Thảo mộc khoáng chất

5 Pyrogreen Hóa sinh thiên nhiên Giảm khả năng sinh NH3

Sacharomyces

Tăng hấp thụ thức ăn, giảm bài tiếtchất dinh dưỡng qua phân

Nguồn: Bùi Xuân An và cộng sự ,2000

Các chế phẩm ngày càng được sử dụng nhiều do thân thiện với môitrường và đem lại hiệu quả cao trong chăn nuôi Cách sử dụng cũng đa dạngnhư trộn vào thức ăn hay bổ sung vào nước uống,

1.4.4.3 Xử lý bằng công nghệ ép tách phân

Đây là công nghệ hiện đại đã được sử dụng phổ biến trên thế giới, đượcnhập vào nước ta chưa lâu nhưng rất hiệu quả và đang được nhiều nhà chănnuôi quan tâm Dựa trên nguyên tắc “lưới lọc”, máy ép có thể tách hầu hết cáctạp chất nhỏ đến rất nhỏ trong hỗn hợp chất thải chăn nuôi, tùy theo tính chấtcủa chất thải mà có lưới lọc phù hợp Khi chất thải đi vào máy ép qua lưới lọcthì các chất rắn được giữ lại, ép khô và ra ngoài để xử lý riêng, còn lượngnước thải sẽ theo đường riêng chảy ra ngoài hoặc xuống hầm biogas để xử lýtiếp Độ ẩm của sản phẩm (phân khô) có thể được điều chỉnh tùy theo mụcđích sử dụng

Quá trình xử lý này tuy đầu tư ban đầu tốn kém nhưng hiện đại, nhanhgọn, ít tốn diện tích và là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả caođối với các trang trại chăn nuôi theo hướng công nghiệp hiện nay

Trang 35

1.4.4.4 Xử lý tổng hợp sử dụng quy trình lọc sinh học BIOSOR TM

Quy trình xử lý BIOSORTM sử dụng đệm lọc sinh học đã được chứngminh rằng đây là phương pháp hiệu quả trong việc xử lý phân lợn và mùi tạicác trang trại nuôi lợn trên thế giới

Cơ sở của phương pháp lọc sinh học là đưa nước thải và khí thải đi quamột máy lọc có chứa một tầng đệm hữu cơ Lớp đệm này loại bỏ các tác nhângây ô nhiễm theo 2 cách : đóng vai trò như một chất tự nhiên có chức nănglưu giữ chất gây ô nhiễm; làm môi trường cho các VSV có thể biến đổi cácvật chất được lưu lại trong lớp đệm

Bước đầu của quá trình xử lý là đưa phân đi qua bể phân hủy – bể lắnggạn nhằm trung hòa các thay đổi trong thành phần phân, làm giảm nồng độcặn lơ lửng và ổn định bùn lắng bằng phương pháp phân hủy yếm khí Hiệuquả của bể lắng gạn – bể phân hủy được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.7: Các đặc tính vật lý, hóa học và sinh học của phân lợn thô sau

Độ lệch TB

Nguồn: Gerardo Buelna, Nicolas Turgeon and Rino Dubé Desalination, 2008

Lượng chất lỏng còn lại (chiếm từ 80 – 85%) được dẫn vào một máylọc thô, máy này được cấu tạo từ các vật liệu tự nhiên có cấu trúc thô Sau đóphần lỏng được bơm lên bề mặt tầng lọc sinh học là một lớp đệm hữu cơnhiều lớp (vỏ bào, than bùn và vỏ cây) Không khí bị nhiễm mùi của cácchuồng nuôi cũng đồng thời được dẫn vào máy lọc sinh học, sau khi xử lý nó

Trang 36

được thu hồi trở lại khu chuồng nuôi Không khí tại cửa ra của ra của máy lọc

có mùi dịu hơn và chấp nhận được, đó là mùi ẩm của đất (mùi đặc trưng củathan bùn) Nước phân đã qua xử lý được lưu trữ trong những thùng chứatrước khi được sử dụng làm nước rửa hay dùng để tưới ruộng Chất bùn nhão

từ phân lợn sau khi được khử mùi và ổn định bởi quá trình phân hủy yếm khívẫn lưu giữ được các giá trị dinh dưỡng để làm phân bón, đặc biệt trong bùnlắng không có vi khuẩn hình que và lượng vi khuẩn E.coli giảm đáng kể.Lượng bùn này chỉ chiếm từ 15 – 20% thể tích phân được thải ra, do đó giảmđáng kể các chi phí thu gom và vận chuyển so với các biện pháp thôngthường Hiệu quả của toàn bộ hệ thống được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.9: Hiệu quả của hệ thống BIOSORTM

STT Thông số (mg/l) Hiệu quả TB (%)

Nguồn: Gerardo Buelna, Nicolas Turgeon and Rino Dubé Desalination, 2008

Kỹ thuật này có thể làm giảm lượng chất gây ô nhiễm trong phân lợnlên tới 90% và loại bỏ gần 95% lượng mùi hôi thoát ra từ chuồng nuôi, khochứa, từ quá trình thu gom, vận chuyển phân Hệ thống được lắp đặt trực tiếptại các trang trại mà không làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của trangtrại Ưu điểm lớn nhất của hệ thống này là tính ổn định, hệ thống hoạt độngtốt ngay khi có nhiều sự thay đổi về nhiệt độ cũng như lượng chất hữu cơtrong phân lợn

Hệ thống này hiện đang được áp dụng phổ biến trên thế giới Tuy nhiênvẫn chưa được biết đến ở Việt Nam

Ngày đăng: 01/08/2017, 03:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10.FAO, Production/ Live animals, http://faostat3.fao.org/browse/Q/QA/E,2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Production/ Live animals
11. FAO, Production/ Livestock Primary, http://faostat3.fao.org/browse/Q/QL/E, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: FAO, Production/ Livestock Primary
12.Mulder A. (2003). The quest for sustainable nitrogen removal technologies. Wat. Sci. Technol. Vol.48, No.1, pp.67 – 75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The quest for sustainable nitrogen removaltechnologies
Tác giả: Mulder A
Năm: 2003
13.Gerardo Buelna, Nicolas Turgeon and Rino Dubé Desalination (2008), Pig manure treatment by organic bed biofiltration, http://www.lenntech.com/abstracts/2532/pig-manure-treatment-by-organic-bed-biofiltration.html.Tài liệu mạng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pig manure treatment by organic bed biofiltration
Tác giả: Gerardo Buelna, Nicolas Turgeon and Rino Dubé Desalination
Năm: 2008
14.Báo Tiền phong, Dân số thế giới tiến sát 7.3 tỷ người từ ngày 1/1/2016 , http://www.tienphong.vn/the-gioi/dan-so-the-gioi-tien-sat-73-ty-nguoi-tu-ngay-112016-953759.tpo, ngày 31/12/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân số thế giới tiến sát 7.3 tỷ người từ ngày 1/1/2016
15.Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam, Thức ăn chăn nuôi, https://www.cp.com.vn/VN/FeedLivestock.aspx, tháng 3/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thức ăn chăn nuôi
17.Cục chăn nuôi, Tình hình sản xuất chăn nuôi, http://channuoivietnam.com/24364/, ngày 20/4/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình sản xuất chăn nuôi
18.Tổng cục Thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015, https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=15507, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015
19.Tổng Cục Thống kê, Số liệu thống kê:Số trang trại phân theo lĩnh vực sản xuất và phân theo địa phương, https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=717,2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu thống kê:Số trang trại phân theo lĩnh vực sảnxuất và phân theo địa phương
20.Tổng Cục Thống kê, Số liệu thống kê: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế, https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=715, 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu thống kê: Tổng sản phẩm trong nước theogiá thực tế phân theo khu vực kinh tế
21.Viện chăn nuôi, Xử lý chất thải thực tế trong trang trại lợn, http://vcn.vnn.vn/, 15/3 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý chất thải thực tế trong trang trại lợn
16.Cổng thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên, http://hungyen.gov.vn/Pages/toan-canh-67/default.aspx, 2015 Link
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, TCVN 6663-3:2008 – Chất lượng nước.Lấy mẫu. Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu Khác
2. Cục Chăn nuôi (2008), Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung và các giải pháp khắc phục, Hà Nội Khác
3. Cục Chăn nuôi (2016), Báo cáo tổng kết sản xuất chăn nuôi 2010 – 2015 và kế hoạch đến năm 2020, Hà Nội Khác
4. Nguyễn Thị Thùy Dung, Nguyễn Thanh Lâm, Phạm Trung Đức, Cao Trường Sơn (2015), Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường cho quy trình chăn nuôi lợn tại các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2015, tập 13 số 3, trang 427 – 436 Khác
5. Bùi Hữu Đoàn (2012), Bài giảng quản lý chất thải chăn nuôi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
6. Đào Lệ Hằng (2008), Chăn nuôi trang trại: Thực trạng và giải pháp, Thông tin chuyên đề Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 4/2008 Khác
7. Cao Trường Sơn, Lương Đức Anh, Vữ Đình Tôn, Hồ Thị Lam Trà (2011), Đánh giá mức độ ô nhiễm nước mặt tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2011, tập 9 số 3, trang 393 – 401 Khác
8. Nguyễn Quang Tuyên và cộng sự (2012), Nghiên cứu sử dụng chế phẩm EM (Effective Microorganism) trong chăn nuôi lợn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 2012 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w