1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tìm hiểu về chứng khoán phái sinh, liên hệ với một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nhiệm đối với thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam hiện nay.

15 518 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 313,85 KB

Nội dung

Câu 4: Tìm hiểu về chứng khoán phái sinh, liên hệ với một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nhiệm đối với thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam hiện nay. 1. Lý thuyết chung về thị trường chứng khoán phái sinh. CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH (CKPS) LÀ GÌ? Công cụ tài chính có giá trị phụ thuộc vào giá trị của một hay nhiều tài sản cơ sở Có dạng hợp đồng tài chính với đặc điểm: Quy định quyền lợi vàhoặc nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đối với việc thanh toán hoặcvà chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá được thỏa thuận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai. CÁC LOẠI TÀI SẢN CƠ SỞ (TSCS) Hàng hóacông cụ tài chính có giá trị quyết định giá trị của Chứng khoán Phái sinh Chia làm hai (02) dạng chính:  Hàng hóa: Thực phẩmnông sản ( ngũ cốc, thịt, cà phê, hồ tiêu v.v..) Kim loại (vàng, bạc, kẽm, v.v…) Năng lượng (khí đốt, dầu, v.v…) Khác (thời tiết, kết quả bầu cử, v.v…)  Công cụ tài chính: Cổ phiếu (Chỉ số cổ phiếu, cổ phiếu, đơn lẻ) Trái phiếu (trái phiếu CP, Trái phiếu chính quyền địa phương, Trái phiếu Doanh nghiệp) Lãi suất (lãi suất ngân hàng, lãi suất ngoại tệ) Tiền tệ (USD, Yên Nhật, Euro, v.v..) Chứng khoán Phái sinh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Thị trường chứng khoán



BÁO CÁO THỊ TRUỜNG CHỨNG KHOÁN

Tìm hiểu về chứng khoán phái sinh, liên hệ với một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nhiệm đối với thị trường chứng

khoán phái sinh Việt Nam hiện nay.

Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền - 1731070108 Lớp: CĐ Kế Toán 2- K17

Nhóm:3

Năm học: 2017- 2018

Trang 2

Câu 4: Tìm hiểu về chứng khoán phái sinh, liên hệ với một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nhiệm đối với thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam hiện nay.

1 Lý thuyết chung về thị trường chứng khoán phái sinh.

CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH (CKPS) LÀ GÌ?

- Công cụ tài chính có giá trị phụ thuộc vào giá trị của một hay nhiều tài sản cơ sở

Có dạng hợp đồng tài chính với đặc điểm:

Quy định quyền lợi và/hoặc nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đối với việc thanh toán hoặc/và chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá được thỏa thuận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai.

CÁC LOẠI TÀI SẢN CƠ SỞ (TSCS)

Hàng hóa/công cụ tài chính có giá trị quyết định giá trị của Chứng khoán Phái sinh Chia làm hai (02) dạng chính:

Hàng hóa:

- Thực phẩm/nông sản ( ngũ cốc, thịt, cà phê, hồ tiêu v.v )

- Kim loại (vàng, bạc, kẽm, v.v…)

- Năng lượng (khí đốt, dầu, v.v…)

- Khác (thời tiết, kết quả bầu cử, v.v…)

Công cụ tài chính:

- Cổ phiếu (Chỉ số cổ phiếu, cổ phiếu, đơn lẻ)

- Trái phiếu (trái phiếu CP, Trái phiếu chính quyền địa phương, Trái phiếu Doanh nghiệp)

- Lãi suất (lãi suất ngân hàng, lãi suất ngoại tệ)

- Tiền tệ (USD, Yên Nhật, Euro, v.v )

- Chứng khoán Phái sinh

Trang 3

CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH

Được chia thành 4 loại chính:

- Hợp đồng Kỳ Hạn: là thỏa thuận pháp lý giữa hai bên tham gia về việc mua và bán một loại tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước tại ngày giao dịch

- Hợp đồng Tương Lai: là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết

và giao dịch trên thị trường giao dịch tập trung (Sở giao dịch chứng khoán)

- Hợp đồng Quyền chọn: là thỏa thuận pháp lý trong đó một bên có quyền yêu cầu thực hiện và bên kia có nghĩa vụ phải mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở theo mức giá đã xác định trước trong hợp đồng trong một khoảng thời gian hoặc tại một thời điểm nhất định trong tương lai

- Hợp đồng Hoán đổi: là thỏa thuận pháp lý trong đó hai bên cam kết hoán đổi dòng tiền của công cụ tài chính của một bên với dòng tiền của công cụ tài chính của bên còn lại trong một khoảng thời gian nhất định

Trang 5

CHỦ THỂ, THÀNH PHẦN THAM GIA TTCKPS

Các thành phần tham gia trên thị trường chứng khoán phái sinh bao gồm 03 nhóm chính như sau:

 Cơ quan, tổ chức quản lý, điều hành và giám sát thị trường:

- Bộ Tài chính;

- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;

- Sở Giao dịch Chứng khoán; Tổ chức bù trừ, lưu ký;

 Nhà phát hành/ cung cấp sản phẩm/ dịch vụ:

- Sở Giao dịch Chứng khoán;

- Tổ chức bù trừ, lưu ký;

- Tổ chức kinh doanh như:

 Công ty chứng khoán, Ngân hàng thương mại;

 Thành viên giao dịch, thành viên bù trừ và thành viên tạo lập thị trường

 Nhà đầu tư:

- Các nhà đầu tư cá nhân;

- Các nhà đầu tư có tổ chức:

 Công ty tài chính;

 Quỹ đầu tư;

Chức năng chính của các thành phần tham gia trên thị trường chứng khoán phái sinh cụ thể như sau:

Cơ quan quản lý:

Bộ tài chính và UBCKNN chịu trách xây dựng một hành lang pháp lý hoàn chỉnh nhằm quản lý, giám sát thị trường chứng khoán phái sinh một cách bao quát và hiệu quả Thông qua việc ban hành các văn bản pháp quy về chứng khoán phái sinh, cơ quan quản lý đảm bảo việc giao dịch được diễn ra công khai, minh bạch và công bằng Từ đó, đảm bảo phát triển thị trường chứng khoán phái sinh một cách bền vững và đồng thời bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư trên thị trường

Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK):

Với vai trò là cơ quan vận hành thị trường, SGDCK phái sinh xây dựng các quy chế có liên quan, các hệ thống và tổ chức giao dịch và giám sát các chứng khoán phái sinh niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Có thể nói, SGDCK chịu trách nhiệm điều hành và quản lý các hoạt động liên quan tới giao dịch

Trang 6

Tổ chức bù trừ chứng khoán phái sinh (CCP):

Việc hình thành CCP nhằm đảm bảo quy trình bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh diễn ra thuận lợi, đảm bảo an toàn và công bằng cho các bên tham gia CCP có thể coi như một pháp nhân độc lập như trường hợp thị trường phái sinh tại Nhật Bản và Thái Lan, Ấn Độ và Malaysia hoặc là một bộ phận trực thuộc

Sở Giao dịch chịu sự chi phối và quản lý của Sở như trường hợp Đài Loan, Hàn Quốc

Ngân hàng thanh toán (NHTT):

Thực hiện hoạch toán và chuyển khoản cho các tài khoản giao dịch sản phẩm phái sinh theo kết quả về việc hoạch toán nhận được từ tổ chức bù trừ Thông thường, ngâng hàng thanh toán và tổ chức bù trừ liên kết với nhau để đảm bảo việc giám sát giá trị tài khoản thực của khách hàng đạt hiệu quả tối ưu

Thành viên giao dịch phái sinh: bao gồm các công ty chứng khoán, ngân hàng

thương mại, quỹ đầu tư đáp ứng được các quy định về nghiệp vụ môi giới, tự doanh cho giao dịch sản phẩm phái sinh do cơ quan quản lý yêu cầu và được UBCKNN cấp giấy phép hoạt động Khi trở thành các thành viên giao dịch phái sinh, các tổ chức này phải thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm của thành viên giao dịch thuộc SGDCK phái sinh Có 02 loại thành viên giao dịch: là thành viên giao dịch có chức năng bù trừ (gọi tắt là thành viên giao dịch) và thành viên giao dịch không có chức năng bù trừ (gọi là thành viên không bù trừ)

Thành viên bù trừ: Các tổ chức tài chính được cấp phép thực hiện nhiệp vụ bù

trừ cho giao dịch sản phẩm phái sinh Sau khi đăng ký và được chấp nhận tư cách thành viên bù trừ, các tổ chức này được phép thực hiện dịch vụ bù trừ chứng khoán phái sinh cho khách hàng và cho các giao dịch tự doanh của chính mình

Thành viên tạo lập thị trường: Vai trò chính của nhà tạo lập thị trường là để

tạo ra tính thanh khoản cho các sản phẩm phái sinh mới và giúp tăng cường tính thanh khoản đối với các sản phẩm đang thiếu tính thanh khoản hoặc thanh khoản thấp thông qua việc tác động lên tổng khối lượng giao dịch trên thị trường

Các nhà đầu tư: Các nhà đầu tư là các thành phần tham gia đầu tư vào thị

trường chứng khoán phái sinh, bao gồm nhà đầu tư nhỏ lẻ hoặc các nhà đầu tư

có tổ chức

Trang 7

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CKPS

- Giúp giá của tài sản cơ sở được xác định hợp lý hơn: cơ chế tác động

giá giữa thị trường phái sinh và thị trường cơ sở giúp giá tài sản cơ sở trên thị trường phản ánh được nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư trong tương lai

- Quản lý rủi ro: Nhà đầu tư có thể sử dụng CKPS là công cụ phòng hộ

rủi ro phát sinh từ biến động giá của tài sản cơ sở

Trang 8

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Sự phát triển vượt bậc và rộng khắp của thị trường chứng khoán phái sinh

là kết quả của một quá trình hình thành, thay đổi và sáng tạo qua hơn hàng trăm năm.

Hiện nay, trên thế giới, có tới 100 Sở giao dịch đã đưa vào sản phẩm chứng khoán phái sinh, thuộc 41 khu vực quốc gia và vùng lãnh thổ có nền kinh tế đã

và đang phát triển

Các tổ chức tham gia đầu tư chứng khoán phái sinh đều là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, bao gồm mạng lưới các ngân hàng, tổ chức tài chính, các quỹ đầu tư, nhà đầu tư tổ chức/cá nhân có lượng vốn lớn, sử dụng chứng khoán phái sinh như phương tiện phòng hộ rủi ro và giao dịch chênh lệch giá

Sự phát triển vượt bậc và rộng khắp của thị trường chứng khoán phái sinh là kết quả của một quá trình hình thành, thay đổi và sáng tạo qua hơn hàng trăm năm,

kể từ khi giao dịch phái sinh trên nông phẩm đầu tiên được tổ chức tại thị

trường Nhật Bản và thị trường Hà Lan vào đầu thế kỷ 17 Khởi nguồn tại Nhật Bản, giao dịch phái sinh trên Gạo đã được tổ chức thông qua Sở giao dịch Gạo Dojima tại Osaka

Thị trường bấy giờ được tổ chức với những hình thức nguyên sơ nhất, như ghi

sổ, trao đổi giấy tờ hợp đồng, thông qua một “chợ đầu mối” Dojima, phương tiện truyền tin chỉ qua thư báo và tín hiệu Sản phẩm này phục vụ giới thượng lưu võ sĩ Nhật Bản, vào thời đó, “tiền lương” của các samurai được chi trả bằng lúa gạo

Tại Hà Lan, trung tâm giao dịch thương mại của khu vực châu Âu, phái sinh trên lúa mỳ cũng phục vụ nhu cầu của rất nhiều quốc gia cần tích trữ và chi trả chi phí thương mại bằng nông phẩm Thời kỳ đầu, thị trường chứng khoán phái sinh hoàn toàn chưa được điện tử hóa

Sang thế kỷ 19, tại Hoa Kỳ, thị trường phái sinh trên nông phẩm cũng được hình thành, và đặt một bước tiến mới cho chu kỳ mở rộng giao dịch thương mại

và chung chuyển vốn toàn cầu sang cả các sản phẩm phái sinh trên những tài sản cơ sở khác nông phẩm Về cơ bản, đất nước Mỹ với diện tích quốc gia rộng lớn, việc buôn bán nông phẩm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết “mưa thuận gió hòa”

Trong những năm nhiều thiên tai, thời tiết khắc nghiệt, nông phẩm trở nên khan hiếm, đắt đỏ Để ổn định thị trường nông phẩm, nhằm bảo hộ, giảm thiểu rủi ro

về giá do nông phẩm dư thừa hoặc khan hiếm, năm 1848 tại Chicago (Hoa Kỳ), một Hội đồng mậu dịch kỳ hạn đã ra đời Một năm sau đó, Trung tâm giao dịch

Trang 9

mua bán nông phẩm kỳ hạn ra đời, hoạt động theo phương thức đấu giá cạnh tranh, qua đó hình thành các hợp đồng mua bán kỳ hạn

Hàng hóa giao dịch thời kỳ đầu là ngũ cốc, lúa mì, bắp, đậu, về sau có thêm gia súc, trứng, thực phẩm và nước trái cây ướp lạnh Phổ biến trong thời kỳ này là các hợp đồng kỳ hạn về nông phẩm

Sau đó để khắc phục nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn là không được chuẩn hóa

và khó bán lại cho bên thứ ba, hợp đồng tương lai đã ra đời

Mặc dù vậy, cũng phải tới hơn 01 thế kỷ sau đó, vào những năm 1980, cùng với quá trình hiện đại hóa công nghệ, kết nối thị trường vượt qua các rào cản địa lý,

sự bùng phát của chứng khoán phái sinh mới đạt tới đỉnh cao, đặt dấu ấn thứ hai trong toàn bộ quá trình phát triển Đó là sự ra đời của các sản phẩm phái sinh trên tài sản tài chính như cổ phiếu đơn lẻ, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu và các kim loại quý, năng lượng

Trên thực tế, trong khu vực liên ngân hàng và các tổ chức tài chính lớn, các hợp đồng kỳ hạn giao dịch ngoại tệ, lãi suất phi rủi ro (trái phiếu chính phủ), các giấy tờ có giá, kể cả là hợp đồng mua nhà, hoặc các giấy chứng nhận sở hữu tài sản tài chính được giao dịch rất sôi động và mang giá trị lớn Các hợp đồng kỳ hạn trên tài sản tài chính đóng vai trò là công cụ phòng hộ rủi ro thiết yếu cho danh mục đầu tư và cơ cấu vốn của các ngân hàng đầu tư, ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính và bảo hiểm

Việc xuất hiện chứng khoán phái sinh trên chỉ số cổ phiếu và trái phiếu chính phủ đáp ứng nhu cầu cung cấp các sản phẩm phòng hộ rủi ro cho danh mục đầu

tư đa dạng, hoặc cho phép nắm giữ các danh mục đầu tư mô phỏng thị trường với lợi ích đòn bẩy rất cao Thống kê các thị trường ra mắt sản phẩm phái sinh trên chỉ số cổ phiếu và trái phiếu chính phủ như sau:

Trang 10

Thống kê ra mắt các sản phẩm phái sinh trên chỉ số cổ phiếu

TT Thị trường Tên chỉ số Năm ra mắtHĐTL trên

chỉ số

Năm ra mắt HĐQC trên chỉ số

Ordinaries

(Osaka)

Nha

Đối với những mặt hàng là kim loại quý và năng lượng, thời kỳ 1980 về sau phù hợp với sự đổ vỡ của chế độ bản vị vàng Bretton Woods nawm 1971 và khủng hoảng dầu khí của những năm 1970 Phái sinh trên các mặt hàng này đáp ứng

dự đoán giá cả, phòng hộ rủi ro và báo trước những diễn biến trên thị trường cơ sở

Mặc dù vậy, sau nhiều lần khủng hoảng tài chính đổ vỡ với quy mô toàn cầu, các thị trường lớn đã có xu hướng tiến tới giao dịch và/hoặc bù trừ/thanh toán tập trung cho chứng khoán phái sinh Việc áp dụng các quy định chung về ký quỹ, thắt chặt quy định cho giao dịch đặc biệt được sử dụng sau khủng hoảng tài chính năm 2008

Trang 11

Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính 2008 khởi nguồn từ các hợp đồng phái sinh trên thị trường tự do OTC và thuộc về sản phẩm phái sinh bậc cao dựa trên nhiều lớp tài sản chứng khoán hóa từ nợ xấu bất động sản (subprime mortgage

và Mortgage-backed Securities), nhưng cuộc khủng hoảng cũng dấy lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho việc thắt chặt quy định và tăng cường giám sát, giúp ổn định và đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán phái sinh Đối với các sản phẩm chứng khoán phái sinh cơ bản, đặc biệt là các sản phẩm giao dịch trên thị trường tập trung và bù trừ thông qua đối tác bù trừ trung tâm (CCP – Central Counter Party), lịch sử cho thấy chưa có tình huống mất khả năng thanh toán nào vượt quá tầm kiểm soát và các bước đệm quản lý rủi ro của thị trường

3 CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CK PHÁI SINH Ở VIỆT NAM

Dự kiến cuối năm 2016, thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam sẽ chính thức đi vào vận hành, tiếp tục hỗ trợ cùng thị trường chứng khoán niêm yết thực hiện sứ mệnh trở thành kênh huy động vốn trung, dài hạn chủ đạo của nền kinh tế Kinh nghiệm của một số quốc gia phát triển ở châu Á sẽ gợi mở cho Việt Nam nhiều bài học nhằm vận hành thành công

và phát triển bền vững thị trường chứng khoán phái sinh trong thời gian tới.

Kinh nghiệm từ các nước châu Á

Kinh nghiệm phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) phái sinh tại các nước trên thế giới đặc biệt là sau khủng hoảng tài chính năm 2008 – 2009 cho thấy, vấn đề quản trị cần được quan tâm hàng đầu và hợp đồng tương lai dựa trên chỉ

số luôn là sản phẩm đầu tiên đặt nền móng cho TTCK phái sinh Thực tế tại nhiều quốc gia cũng cho thấy, phát triển TTCK phái sinh thường theo hai xu hướng; Thứ nhất, thị trường phái sinh theo mô hình tập trung được hình thành trên cơ sở kế thừa thị trường phái sinh phi tập trung đã có hàng trăm năm phát triển; Thứ hai, thị trường phái sinh theo mô hình tập trung được hình thành trên

cơ sở tác động tích cực từ phía cơ quan quản lý bên cạnh một thị trường phái sinh OTC chưa phát triển (điển hình như: Hàn Quốc, Thái Lan…) Quá trình này ở Việt Nam cũng giống như các quốc gia châu Á nói trên nhưng lại đặt trong bối cảnh nền tài chính và kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế hiện gặp nhiều khó khăn Các TTCK phái sinh tập trung trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đang ngày càng khẳng định

vị thế của mình trên thị trường tài chính quốc tế và đã vượt qua khu vực châu

Âu, vươn lên đứng vị trí thứ 2 sau khu vực Bắc Mỹ và vẫn đang tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ

Trang 12

Tại Singapore

TTCK phái sinh Singapore được hình thành từ năm 1984 với việc thành lập thị trường trao đổi tiền tệ quốc tế Singapore (SIMEX), sản phẩm chủ yếu là hợp đồng tương lai của chỉ số Nikkei 225 Tới tháng 12/1999, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý đồng thời tiết kiệm được nguồn lực để xây dựng

cơ sở hạ tầng và tập trung được nguồn nhân lực có chất lượng cao, 3 thị trường phái sinh hàng hóa (SICOM), phái sinh chứng khoán (SIMEX) và phái sinh tiền

tệ (SES) đã hợp lại thành một Sở giao dịch chứng khoán chung là Singapore Exchange (SE) SE là một tổ chức độc lập, đồng thời cơ quan này cũng chịu sự giám sát của cơ quan quản lý tiền tệ Singapore Ngay từ khi mới thành lập, các nhà quản lý thị trường đã có một quyết định hợp lý khi cho phép TTCK phái sinh Singapore được liên thông với thị trường Chicago (TTCK phái sinh có lịch

sử lâu đời nhất và phát triển nhất trên thế giới), nhờ đó, nhà đầu tư (NĐT) được phép giao dịch giữa 2 thị trường mà không tốn chi phí

Bên cạnh đó, điều kiện tham gia thị trường cũng được SE quy định cụ thể cho từng nhóm đối tượng: (i) Đối với thành viên giao dịch là cá nhân: phải là một nhà kinh doanh phái sinh chuyên nghiệp, có đầy đủ kiến thức, hiểu biết về chứng khoán phái sinh, không yêu cầu vốn tối thiểu; (ii) Đối với thành viên thanh toán: phải có mức vốn tối thiểu 5 triệu đô la Singapore, có giấy phép cung cấp dịch vụ thị trường vốn và đáp ứng những chuẩn mực tài chính cao nhất Quy định này đã thu hút nhiều NĐT tham gia thị trường trong thời gian đầu thành lập, tạo lập nền tảng giúp TTCK phái sinh phát triển nhanh và bền vững

Từ năm 2004, Singapore bắt đầu đưa thêm quyền chọn cổ phiếu vào giao dịch

và tiếp tục gặt hái nhiều thành công nhờ nhiều cơ chế chính sách nhằm tạo thuận lợi cho các NĐT như: Thay thế hệ thống khớp lệnh tại sản bằng hệ thống giao dịch điện tử trực tuyến; Miễn yêu cầu về cáo bạch; Giảm bớt các tiêu chuẩn niêm yết quyền chọn

Tại Hàn Quốc

Năm 1993 đánh dấu sự kiện quan trọng TTCK phái sinh Hàn Quốc chính thức

ra đời Tháng 5/1996, lần đầu tiên các công cụ phái sinh và chỉ số các hợp đồng chứng khoán tương lai (KOSPI 200) được đưa ra dựa trên việc tính toán chỉ số giá cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc Chỉ sau một tháng hoạt động, thị trường quyền chọn KOSPI 200 đã cho thấy rõ hiệu quả hoạt động và

sự cần thiết có một thị trường các công cụ phái sinh chính thức Nhờ sự thành công khi đưa thị trường này vào hoạt động, các cơ quan quản lý ngành chứng khoán Hàn Quốc quyết định đưa thị trường quyền chọn KOSPI 200 vào hoạt động tháng 7/1997 Sau đó, vào tháng 4/1999, Sở giao dịch các hợp đồng tương lai Hàn Quốc (KOFEX) được thành lập Ngoài các công cụ phái sinh đang được giao dịch trên KSE, các sản phẩm quyền chọn và hợp đồng tài chính tương lai

Ngày đăng: 18/07/2017, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w