1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Nghiên cứu thiết kế bài giảng điện tử giảng dạy môn học công nghệ CNC cho các trường cao đẳng và trung cấp nghề

83 296 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 4,12 MB

Nội dung

Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử giảng dạy môn công nghệ CNC theo quan điểm dạy học hiện đại đáp ứng được yêu cầu sư phạm thì sẽ hỗ trợ tốt hoạt động dạy củ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-

TRẦN THỊ THƯ

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

GIẢNG DẠY MÔN HỌC CNC CHO CÁC

TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP NGHỀ

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT

CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT CƠ KHÍ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS TRƯƠNG HOÀNH SƠN

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là :Trần Thị Thư

Sinh ngày : 24/09/1982

Nghề nghiệp : Giáo viên

Hiện công tác tại trường Trung cấp Nghề Cơ khí I Hà Nội - Đông Anh – Hà

Nội

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi Nội dung trong luận văn hoàn toàn là do sự tìm hiểu, nghiên cứu của bản thân và chưa từng được bảo vệ tại bất kỳ Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sỹ nào cũng như chưa được công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào !

Hà nội, tháng 3 năm 2011

Tác giả

Trần Thị Thư

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian nghiên cứu và làm việc khẩn trương, tích cực cùng với sự

giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của TS Trương Hoành Sơn, luận văn

“ Nghiên cứu thiết kế bài giảng điện tử giảng dạy môn học công nghệ CNC cho các trường cao đẳng và trung cấp nghề” đã hoàn thành kịp tiến

độ

Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới:

TS Trương Hoành Sơn đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này

Viện Đào tạo sau Đại học, Ban chủ nhiệm và các thầy cô khoa Sư phạm kỹ thuật, tập thể các thầy cô giáo trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Ban giám hiệu và các thầy cô đồng nghiệp trường Trung cấp Nghề Cơ khí I Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn của tác giả

Mặc dù rất cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả mong nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp

để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 3 tháng năm 2011

Tác giả

Trần Thị Thư

Trang 4

Danh mục các bảng 7

Danh mục hình vẽ 8

MỞ ĐẦU 10

Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ

BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ VÀO GIẢNG DẠY MÔN HỌC CÔNG NGHỆ

CNC TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ KHÍ I HÀ NỘI

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 14

1.2 Phương tiện và vai trò của phương tiện dạy học 15

1.2.1 Phương tiện 15

1.2.3 Phương tiện dạy học 16

1.2.3.1 Một số khái niệm liên quan 16

1.2.3.2 Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học 19

1.2.4 Các yêu cầu đối với phương tiện dạy học 21

1.3 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu thiết kế bài giảng

điện tử vào giảng dạy công nghệ CNC trong các trường cao đẳng

và trung cấp nghề

21

1.3.1 Tổng quan về thiết kế bài giảng điện tử 21

1.3.2 Công nghệ dạy học hiện đại và bài giảng điện tử 23

Trang 5

1.3.2.3 Bản chất của công nghệ dạy học hiện đại 23

1.3.2.4 Đặc điểm của công nghệ dạy học hiện đại 24

1.3.2.6 Điểm lưu ý về công nghệ dạy học hiện đại 25

1.4 Tiếp cận công nhgệ dạy học hiện đại qua bài giảng điện tử 25

1.4.2 Một số đặc trưng của bài giảng điện tử 28

1.4.3 So sánh sự giống và khác nhau giữa giáo án điện tử và giáo án

truyền thống

28

1.4.5 Hiệu quả của sử dụng bài giảng điện tử 33

1.4.6 Các tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử 34

1.5 Thực trạng dạy môn công nghệ CNC tại Trường Trung cấp Nghề

Cơ Khí I HN

35

1.5.2 Thực trạng về quy mô và ngành nghề đào tạo, cơ sở vật chất thiết

bị và đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý

36

1.5.3 Thực trạng sử dụng bài giảng điện tử môn công nghệ CNC tại

Trường Trung cấp Nghề Cơ Khí I HN

37

Chương 2 - NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ BGĐT GIẢNG DẠY MÔN HỌC

CÔNG NGHỆ CNC TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ KHÍ I HÀ NỘI

2.1 Phân tích chương trình, nội dung môn học 39

2.1.2 Đối tượng nghiên cứu môn học 39

2.1.3 Mục tiêu của môn học 39

2.1.4 Chương trình, nội dung môn học 40

2.1.5 Đặc điểm đặc trưng của môn học và những phương pháp giảng

dạy đặc trưng

46

Trang 6

2.2 Khả năng áp dụng BGĐT giảng dạy môn công nghệ CNC tại

trường Trung cấp nghề cơ khí I HN

47

2.3 Lựa chọn các chương trình công cụ để thiết kế BGĐT giảng dạy

môn công nghệ CNC tại trường Trung cấp nghề cơ khí I HN

2.4 Điều kiện để sử dụng hiệu quả BGĐT giảng dạy môn công nghệ

CNC tại trường Trung cấp nghề cơ khí I HN

57

Chương 3 - THIẾT KẾ BGĐT GIẢNG DẠY MÔĐUN 25:

“GIA CÔNG TRÊN MÁY TIỆN CNC” TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP

3.1.4 Sử dụng các chương trình công cụ để thiết kế 61

3.1.6 Thể hiện bài dạy thành chương trình 61

3.1.7 Chạy thử, sửa chữa, hoàn chỉnh bài dạy 64

3.2 Thiết kế bài giảng điện tử mô đun 25: “ Gia công trên máy tiện

CNC” tại trường Trung cấp Nghề cơ khí I Hà Nội

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- CAD: Computer Aided Design

- CAM: Computer Aided Manufacturing

- CNC: Computer Numerical Control

- CNTT: Công nghệ thông tin

- CNTT – TT: Công nghệ thông tin – truyền thông

- BGĐT: Bài giảng điện tử

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Mô hình giáo dục

Bảng 1.2: Sự khác nhau giữa giáo án tryuền thống và giáo án điện tử Bảng 3.1: Đánh giá hiệu quả sử dụng BGĐT

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Sơ đồ phân loại mô hình

Hình 1.2: Các dạng kênh thông tin

Hình 1.3: Sơ đồ sự phát triển của các hình thức trao đổi thông tin

Hình 1.4: Sơ đồ qui trình thiết kế bài giảng điện tử

Hình 2.1: Giao diện của phần mềm MS – Powerpoint

Hình 2.2: Giao diện của phần mềm Macromedia Flash MX

Hình 2.3: Giao diện của phần mềm Microsoft Frontpage

Hình 2.4: Giao diện phần mềm Hot Potatoes

Hình 2.5: Giao diện làm việc của máy tính

Hình 2.6: Biểu tượng phần mềm MasterCamX2

Hình 2.7: Biểu tượng MasterCamX2 từ thanh Taskbar

Hình 2.8: Giao diện màn hình MasterCam Design X2

Hình 2.9: Giao diện màn hình MasterCam Lathe X2

Hình 2.10: Hình ảnh mô phỏng đường chạy dao trong phần mềm MasterCamX2

Hình 3.1: Giao diện cửa sổ Frames pages

Hình 3.2: Giao diện trang Web 4 khung

Hình 3.3: Cửa sổ Save as trong FrontPage

Hình 3.4: Giao diện FrontPage thiết kế các trang khung

Trang 10

Hình 3.11: Hệ trục tọa độ và các quy ước

Hình 3.12: Ngôn ngữ lập trình

Hình 3.13: Bảng các lệnh G lập trình

Hình 3.14: Cấu trúc chương trình gia công trên máy CNC

Hình 3.15: Nội dung phần đầu chương trình

Hình 3.16: Giao diện liên kết tới file trình diễn Power point

Hình 3.17: Đồ họa lệnh G00

Hình 3.18: Giao diện liên kết tới file video mô phỏng trong phần mềm MasterCam

Hình 3.19: Giao diện liên kết tới file video gia công trên máy CNC

Hình 3.20: Sử dụng Hyperlink để kết nối tới câu hỏi trắc nghiệm của

Hot Potatoes

Hình 3.21: Tài liệu tham khảo

Trang 11

xã hội trong thời kỳ đổi mới khoa học công nghệ giáo dục đào tạo cũng cần có những bước chyển biến không ngừng nhằm cung cấp lực lượng lao động cho

xã hội Giáo dục đào tạo không chỉ cung cấp những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp mà còn góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người một cách toàn diện

Để hoà nhập được với những bước tiến nhảy vọt trong khoa học - công nghệ đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, giáo dục đào tạo ở Việt Nam cũng có những biến đổi sâu sắc Đó là việc đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học theo hướng hiện đại hoá Đó là cuộc cách mạng về phương pháp dạy học đang diễn

ra theo 3 hướng chính: tích cực hoá, cá biệt hoá và công nghệ hoá nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học nói riêng, giáo dục và đào tạo nói chung Trong những thập niên gần đây, công nghệ dạy học hiện đại đã có những bước phát triển nhảy vọt trên cơ sở CNTT truyền thông, mạng Internet…Hoạt động giảng dạy kết hợp với thông tin đa chiều, đa chức năng (Multimedia) , các phần mềm trong dạy học hiện đại ra đời là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học Chỉ thị số 58 – CT/TW của Bộ chính trị khoá VIII về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH khẳng định: “ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, ngành học” Hội thảo Quốc tế về giảng dạy Đại học tại Pari (10/1998) cũng khẳng định: “ …Đặc biệt coi trọng trang bị các thiết bị giảng dạy chuyên

Trang 12

ngành đối với các môn học ở trình độ cao phù hợp với nhu cầu xã hội và giảng dạy nhờ vào công nghệ mới về thông tin và truyền thông”

Trường Trung cấp Nghề cơ khí I HN trong những năm gần đây đã triển khai đổi mới về nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy trong tất cả các khoa, các ngành nghề đào tạo để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội Với đặc thù là trường đào tạo nghề cung cấp đội ngũ lao động cho các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp nhà trường rất quan tâm đến đổi mới phương pháp dạy học Nhà trường đã đầu tư hệ thống máy tính được kết nối Internet, máy chiếu H, máy chiếu đa năng phục vụ giảng dạy.Với các nghề được xem là mũi nhọn của trường như Cơ khí chế tạo, công nghệ Hàn… những năm gần đây trường trang bị thêm nhiều các máy hiện đại công nghệ cao như máy hàn TIG, MIX, MAX, máy Tiện CNC, Máy phay CNC, máy xung, máy cắt dây CNC, máy mài CNC nhằm đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao đáp ứng nhu cầu xã hội

Để bài giảng đạt hiệu quả cao nhà trường khuyến khích các thầy cô thiết kế mô hình giảng dạy, dạy học trên đa phương tiện Sử dụng bài giảng điện tử (BGĐT) trong dạy học mang lại hiệu quả cao cho tất cả các môn học nói chung và các môn học thuộc chuyên ngành cơ khí chế tạo nói riêng Đặc biệt giảng dạy môn công nghệ CNC lại càng đòi hỏi cao ở người học kỹ năng vận hành, lập trình và gia công trên máy thành thạo BGĐT giúp người học dễ dàng trực quan, làm bài giảng thêm sinh động, giảm bớt thời gian giảng dạy và đem lại hiệu quả dạy học cao

Được sự đồng ý của thầy Trương Hoành Sơn, xuất phát từ nhu cầu

thực tế của xã hội và nhu cầu của nhà trường tôi lựa chọn đề tài:

“ Nghiên cứu thiết kế bài giảng điện tử giảng dạy môn học công nghệ CNC cho các trường cao đẳng và trung cấp nghề”

Trang 13

2 Mục đích nghiên cứu

Áp dụng và khai thác một số phần mềm vào việc xây dựng bài giảng điện tử môn công nghệ CNC từ đó nâng cao chất lượng dạy và học tại trường Trung cấp Nghề cơ khí I HN

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

• Đối tượng nghiên cứu:

+ Nội dung và chương trình dạy môn công nghệ CNC

+ Phương pháp giảng dạy môn công nghệ CNC

+ Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng BGĐT giảng dạy môn công nghệ CNC

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài đặt ra một số nhiệm vụ nghiên cứu

cụ thể như sau:

• Tìm hiểu lý thuyết xây dựng bài giảng điện tử

• Phân tích nội dung, phương pháp giảng dạy môn công nghệ CNC

• Nghiên cứu khai thác một số phần mềm để xây dựng BGĐT cho mô đun 25: “Gia công trên máy Tiện CNC” tại trường Trung cấp Nghề cơ khí I HN

5 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng và sử dụng bài giảng điện tử giảng dạy môn công nghệ CNC theo quan điểm dạy học hiện đại đáp ứng được yêu cầu sư phạm thì sẽ hỗ trợ tốt hoạt động dạy của giáo viên và tích cực hoá quá trình học của học sinh,

Trang 14

sinh viên góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn công nghệ CNC ở trường Trung cấp Nghề cơ khí I HN

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài nghiên cứu trên cơ sở yêu cầu đổi mới trong giáo dục đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy trong các trường cao đẳng và trung cấp nghề

BGĐT trước đó được sử dụng rất ít tại trường Trung cấp Nghề cơ khí I HN

Vì vậy, đề tài có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc giảng dạy và học tập ở trường Trung cấp Nghề cơ khí I HN

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phân tích các tài liệu để làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc xây dựng BGĐT ở trường Trung cấp Nghề cơ khí I HN

- Phân tích nội dung và chương trình dạy môn công nghệ CNC

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra viết, phương pháp trò chuyện

Tìm hiểu thực trạng xây dựng và đánh giá hiệu quả sử dụng BGĐT ở trường Trung cấp Nghề cơ khí I HN

7.2.2 Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về phương pháp giảng dạy bộ môn,

về Tin học, về BGĐT và kinh nghiệm của họ về cách xây dựng BGĐT

Trang 15

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ BGĐT VÀO GIẢNG DẠY

MÔN HỌC CÔNG NGHỆ CNC TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ KHÍ I HN

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế với những ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn cầu hoá tạo ra những cơ hội nhưng đồng thời đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục trong việc đào tạo đội ngũ lao động Giáo dục đứng trước một thử thách là tri thức của loài người tăng ngày càng nhanh nhưng cũng lạc hậu ngày càng nhanh Tuy nhiên trong những năm gần đây sự phát triển nhanh chóng của CNTT – TT, Internet, công nghệ truyền thông đa phương tiện (Multimedia) đã mang lại cuộc cách mạng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội và cũng tác động mạnh mẽ đến giáo dục làm thay đổi nội dung và phương pháp dạy học[1]

Tại Hội nghị quốc tế về giáo dục đại học thế kỷ 21 “ Tầm nhìn và hành động” tại Pari diễn ra ngày 5 đến ngày 9 tháng 10 năm 1998 do UNESCO tổ chức đã đưa ra ba mô hình giáo dục: (bảng 1.1)

Công nghệ truyền thông đa phương tiện (Multimedia) cho phép tích hợp nhiều dạng dữ liệu như: văn bản, hình ảnh, đồ thị, bảng biểu, video…vào bài giảng nhằm giúp HS có thể tiếp thu bài học qua nhiều kênh thông tin

Bảng 1.1: Mô hình giáo dục

Trang 16

Truyền

Bảng, tivi, radio, đèn

chiếu Thông tin Người học Chủ động MTĐT Tri thức Nhóm HS Thích nghi cao độ MTĐT và mạng

1.2 Phương tiện dạy học và vai trò của phương tiện dạy học

1.2.1 Phương tiện

Phương tiện theo từ điển Bách khoa toàn thư Micrososf Encyclopedia – 99 được hiểu là một người hoặc một vật trung gian hay một công cụ trung gian để thực hiện giao tiếp Cụ thể “phương tiện là thành phần trung gian giữa hai hay nhiều thanh phần giao tiếp với chức năng truyền đạt thông tin ban đầu sử dụng một phương tiện để truyền tải thông tin, còn người nhận phải sử dụng phương tiện để nhận và hiểu được thông tin từ người gửi”[18]

1.2.2 Đa phương tiện

Đa phương tiện có thể hiểu là sự kết hợp các công cụ mang thông tin khác nhau (văn bản, âm thanh, hình ảnh…) thành một hệ thống nhất để truyền thông tin giữa thầy và trò

Trong quá trình dạy học việc sử dụng đa phương tiện để truyền thông tin giữa thầy và trò sẽ mang lại hiệu quả rất cao vì đa phương tiện có thể tạo ra môi trường mô phỏng ảo, tăng hiệu quả của quá trình dạy học, tạo hứng thú cho người học

Đa phương tiện là sự kết hợp nhiều phương tiện thông tin khác nhau tạo thành một hệ thống liên hợp trong dạy học Bằng việc kết hợp các phương tiện thông tin khác nhau, đa phương tiện có thể tối ưu hoá quá trình học tập và nâng cao hiệu quả học tập Kết quả của các công trình nghiên cứu cho thấy: trong quá trình học tập, nếu người học chỉ tiếp nhận thông qua những gì nghe được thì hiệu quả học tập đạt 20%, từ những gì chỉ nhìn thấy thì hiệu quả đạt 30% , từ những gì được bắt tay vào làm thực tế thì hiệu quả đạt 50%; nhưng nếu vừa được nghe, được nhìn thấy và được làm cùng một lúc thì hiệu quả học

Trang 17

tập đạt 90% Công nghệ đa phương tiện có thể đáp ứng yêu cầu tối ưu hoá quá trình học tập (theo báo của Bộ LĐ – TB và XH)

Mặt khác, các hệ thống đa phương tiện có thể kết nối vào mạng Internet để cập nhật về công nghệ trong các chương trình đào tạo được chuyển tải trên mạng Cùng với mạng Internet, đa phương tiện và công nghệ thông tin nói chung làm thay đổi rất lớn cách dạy và cách học Và chính nhờ những phương tiện dạy học đó người GV có thể tích cực hoá người học đến mức cao nhất

1.2.3 Phương tiện dạy học

Theo Tô Xuân Giáp, phương tiện dạy học được hiểu trong mối quan hệ giữa thông điệp và phương tiện, phương tiện chở thông điệp đi Thông điệp từ GV, tùy theo phương pháp dạy học, được các phương tiện chuyển đến HS [3] Quá trình dạy học là một quá trình truyền thông có sự trao đổi thông điệp giữa hai hay nhiều người đồng thời phát và nhận thông điệp của nhau theo 3 kênh tương ứng:

- Thông điệp được truyền từ giáo viên đến người học

- Thông tin về sự tiến bộ học tập, mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng từ người học truyền về giáo viên Giáo viên tiếp nhận, xử lý và quyết định điều chỉnh hay tiếp tục thực hiện công việc dạy học của mình

- Thông tin phản hồi từ giáo viên đến người học (uốn nắn, hướng dẫn, động viên…)

1.2.3.1 Một số khái niệm liên quan:[20]

¾ Thiết bị dạy học: là tổng thể nói chung những máy móc, dụng cụ, phụ

tùng cần thiết cho hoạt động dạy và học, chủ yếu đề cập “phần cứng” của phương tiện Phần cứng thường có vai trò truyền tin (mô hình tĩnh hoặc động, máy chiếu các loại, máy tính, camera, máy thu hình, máy ghi âm, ) hoặc hình thành và luyện tập kỹ năng (các loại máy, dụng cụ, nguyên vật liệu cho thí nghiệm, thực hành, thực tập sản xuất, )

¾ Học liệu : Tài liệu in ấn, không in ấn được thiết kế để sử dụng trong

dạy học, chủ yếu đề cập đến “phần mềm” của phương tiện Nói chung, học liệu thường có vai trò mang tin (chương trình đào tạo, giáo trình, sách báo, sổ tay, tài liệu hướng dẫn, bảng biểu treo tường, băng đĩa, phần mềm máy tính )

Trang 18

Theo tính chất và hình thức hỗ trợ có tài liệu tự học, tài liệu phát tay, hoặc phần mềm dạy học

¾ Mô hình:

Theo từ điển Tiếng việt mô hình là vật cùng hình dạng nhưng được thu nhỏ

mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật khác để trình bày và nghiên

cứu

Theo TS Lê Thanh Nhu mô hình có hai loại mô hình: Mô hình thực thể

và mô hình khái niệm [11]

* Mô hình thực thể

Mô hình thực thể là những mô hình vật chất hoặc vật chất hóa được.Ví

dụ như mô hình động cơ đốt trong, mô hình dao động Nói chung các mô hình này hay được dùng trong quá trình thực nghiệm

Dựa trên tiêu chuẩn cùng chất, giống về chất khác nhau giữa nguyên hình

và mô hình thực thể chia làm 3 loại: Mô hình trích mẫu, mô hình đồng dạng và

mô hình tương tự

Hình 1.1 Sơ đồ phân loại mô hình

Trang 19

+ Mô hình trích mẫu:

Từ tổng thể nghiên cứu (nguyên hình) người ta chọn ra một số phần tử (gọi là tập mẫu hay mô hình trích mẫu), qua phân tích tập mẫu người ta suy ra các kết luận về tổng thể nghiên cứu… Mô hình trích mẫu cùng chất với nguyên hình

+ Mô hình tương tự:

Hai thực thể khác nhau về bản chất vật lý đựơc gọi là tương tự khi trạng thái của chúng được mô tả cùng một hệ phương trình vi phân với cùng một điều kiện đơn trị

Mô hình tương tự là một thực thể có những thông số vật lý khác tên với nguyên hình (tức khác chất với nguyên hình) và được xác định theo lý thuyết tương tự

Trang 20

Mô hình động lực học thường được sử dụng trong việc nghiên cứu sự biến đổi trạng thái của một đối tượng khác của môi trường.Ví dụ: mô hình thử nghiệm sức cản của gió đối với ô tô trong ống thổi ở phòng thí nghiệm

* Mô hình khái niệm

Mô hình khái niệm khác mô hình thực thể ở chỗ đây là mô hình có tính chất hình thức, trừu tượng Trong các ngành khoa học kỹ thuật, mô hình toán học (Mathematical model) là điển hình của loại mô hình này Mô hình toán học dùng ngôn ngữ toán học để mô tả đối tượng Việc nghiên cứu mô hình toán học thường dựa trên cơ sở vận dụng các lý thuyết toán học hiện đại kết hợp công nghệ thông tin

Phân loại mô hình toán học

+ Mô hình hệ thức

Mô hình hệ thức dùng hệ thức để mô tả trạng thái của đối tượng nghiên cứu

+ Mô hình cấu trúc :

Mô hình cấu trúc dùng cấu trúc toán học để mô tả cấu trúc và trạng thái

bên trong của nguyên hình Một tập hợp nào đó được trang bị một cấu trúc toán học là tập hợp trên đó đã cho một hoặc nhiều quan hệ, một hoặc nhiều luật hợp thành trong hay ngoài Một hoặc nhiều topo với những tính chất cơ

bản cho trước phát biểu trong những mệnh đề gọi là tiên đề của cấu trúc

¾ Mô phỏng

Có nhiều quan điểm xung quanh khái niệm mô phỏng: Theo từ điển tiếng

việt mô phỏng là phỏng theo Một cách tổng quát (có thể hiểu theo nghĩa thuật ngữ) mô phỏng là thực nghiệm quan sát được và điều khiển trên mô hình của

đối tượng khảo sát

Phương pháp mô phỏng trong dạy học là phương pháp nhận thức thế giới thực thông qua nghiên cứu mô hình mà ta quan tâm [11]

1.2.3.2 Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học

* Đúng lúc (thời điểm và trình tự sử dụng)

Trang 21

- Sử dụng đúng lúc PTDH có nghĩa là trình bày phương tiện vào lúc cần thiết, lúc người học mong muốn nhất được quan sát, gợi nhớ trong trạng thái tâm sinh lý thuận lợi nhất (mà trước đó giáo viên đã dẫn dắt, gợi mở, nêu vấn

đề chuẩn bị), đúng lúc nội dung và phương pháp dạy học cần đến nó

* Đúng chỗ

- Sử dụng PTDH đúng chỗ tức là tìm vị trí để giới thiệu hợp lý nhất, giúp cho mọi người học có thể sử dụng nhiều giác quan nhất để tiếp xúc với phương tiện một cách dễ dàng và rõ

- Đảm bảo các yêu cầu về chiếu sáng, thông gió và các yêu cầu kỹ thuật đặc biệt khác Đồng thời cũng không ảnh hưởng tới quá trình làm việc, học tập của các lớp khác

* Đủ cường độ (thời lượng và số lượng phương tiện sử dụng)

- Nguyên tắc này chủ yếu đề cập nội dung và phương pháp giảng dạy sao cho thích hợp, vừa với đối tượng người học

- Nếu kéo dài việc trình diễn PTDH hoặc dùng lặp lại một loại phương tiện quá nhiều lần trong một buổi dạy học, hiệu quả của chúng sẽ giảm sút

* Bảo đảm tính hiệu quả

- Sử dụng kết hợp nhiều loại PTDH một cách có hệ thống, đồng bộ và trọn vẹn; các PTDH không mâu thuẫn, loại trừ nhau, bảo đảm sự tương tác trong hệ thống dạy học

1.2.3 Vai trò của phương tiện dạy học

Phương tiện dạy học có ý nghĩa to lớn đối với quá trình dạy học:

• Giúp học sinh dễ hiểu bài, hiểu bài sâu sắc hơn và nhớ bài lâu hơn

• Cụ thể hoá những cái quá trừu tượng, đơn giản hóa những máy móc và thiết bị phức tạp

• Làm sinh động nội dung học tập, kích thích hứng thú học tập và nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học

• Giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy …bởi vì khác với lời nói thông tin đến với học sinh chậm, chủ yếu theo con đường thính giác một cách từ từ theo trình tự và ý nghĩa của từng từ,

Trang 22

câu nói thì PTDH thường huy động đồng thời nhiều giác quan của HS, tạo nên một hình ảnh tương đối trọn vẹn về một đối tượng nhận thức

• Giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp mà vẫn làm cho bài giảng sinh động, trực quan, hấp dẫn đối với HS, điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh

1.2.4 Các yêu cầu đối với phương tiện dạy học

Phương tiện dạy học phải đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn tâm sinh lý của giáo viên và học sinh, gây được hứng thú cho học sinh và phù hợp với chuẩn mực sư phạm thể hiện ở một số điểm sau:

• Tính khoa học sư phạm: là một trong những tiêu chí đánh giá chất

lượng phương tiện dạy học Tiêu chí này đặc trưng cho mục tiêu đào tạo và giáo dục Tính khoa học thể hiện ở chỗ:

Phương tiện dạy học phải đảm bảo cho học sinh tiếp thu được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp tương ứng với yêu cầu của chương trình học, giúp giáo viên truyền đạt một cách thuận lợi các kiến thức phức tạp Phương tiện dạy học phải phù hợp với nhiệm vụ sư phạm và phương pháp giảng dạy, thúc đẩy khả năng tiếp thu tích cực của học sinh

• Tính thẩm mỹ: Các phương tiện dạy học phải phù hợp với các tiêu

chuẩn

về tổ chức môi trường sư phạm Phương tiện dạy học phải đảm bảo tỷ lệ, cân xứng, hài hoà về màu sắc, đường nét, hình khối…

• Tính khoa học kỹ thuật: Các phương tiện phải có cấu tạo đơn giản, dễ

điều khiển, chắc chắn, khối lượng và kích thước phù hợp, công nghệ chế tạo hợp lý và phải áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại đặc biệt là đảm bảo yêu cầu về an toàn và không gây độc hại cho thầy và trò

1.3 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu thiết kế bài giảng điện

tử vào giảng dạy môn công nghệ CNC trong các trường cao đẳng và trung cấp nghề

1.3.1 Tổng quan về thiết kế bài giảng điện tử

Trang 23

Trong giai đoạn hiện nay nâng cao chất lượng giáo dục nhất là đổi mới

về phương pháp giảng dạy là yêu cầu cấp thiết để phát huy hết khả năng sáng

tạo, tích cực, chủ động tìm hiểu tri thức của người học

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy-học là một vấn đề

quan trọng, có ý nghĩa và cần phải được thực hiện nhanh chóng trong giai đoạn hiện nay chúng ta mới có thể thực hiện tốt mục tiêu giáo dục các bậc học với hiệu quả cao nhất Nghị quyết TW2 khoá 8 đã chỉ rất rõ và cụ thể: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền đạt một chiều, rèn luyện nếp sống tư duy hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, nghiên cứu cho học sinh, sinh viên…”[15]

Ở Việt Nam thì khái niệm Công nghệ thông tin được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết 49/CP ký ngày 04/08/1993 về phát triển công nghệ thông tin của chính phủ Việt Nam, như sau: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu

là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội"[14]

Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục Tuy nhiên, làm thế nào để việc ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao nhất đang là vấn đề được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm

Ứng dụng CNTT vào dạy-học là một xu thế tất yếu của thời đại Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu CNTT không ngừng xây dựng, thiết kế phần mềm dạy học để phục vụ việc dạy-học Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin so với phương pháp giảng dạy truyền thống là: Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh video, camera … với âm thanh, văn bản, biểu đồ … được trình bày qua máy tính được đưa vào bài giảng nhằm kích thích hứng thú của người học

Trang 24

Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học

CNTT tạo ra nhiều mô hình học tập mới:

1 Dạy học có sự trợ giúp của máy tính (Computer Based Training – CBT)

2 Dạy học từ xa (Distance Learning)

3 Dạy học qua mạng (Online Learning Training - OLT)

4 Dạy học trên môi trường ảo ( E – Learning)

5 Dạy học trên website ( Website Basic Training - WBT)

1.3.2 Công nghệ dạy học hiện đại và bài giảng điện tử

1.3.2.1 Công nghệ:

Theo GS.TS Nguyễn Xuân Lạc công nghệ được định nghĩa “là một hệ thống những phương tiện, phương pháp và kỹ năng nhằm vận dụng quy luật khách quan, tác động vào một đối tượng nào đó, đạt một thành quả xác định cho con người” [8, tr4 – Bài giảng lý luận và công nghệ dạy học hiện đại]

1.3.2.2 Công nghệ dạy học hiện đại:

Công nghệ dạy học là một quá trình công nghệ đặc biệt sản xuất những sản phẩm cao cấp, tinh vi nhất (con người) Học sinh vừa là khách thể vừa là chủ thể của quá trình dạy học Vì vậy cần xem xét kỹ đầu ra (mục tiêu đào tạo), đầu vào (học sinh) và các quá trình khác [11]

Theo GS.TS Nguyễn Xuân Lạc trong “Bài giảng lý luận và công nghệ dạy học hiện đại” công nghệ dạy học hiện đại “là một hệ thống những phương tiện, phương pháp và kỹ năng nhằm vận dụng quy luật khách quan, tác động vào

người học, hình thành một nhân cách xác định” [8, tr4]

1.3.2.3 Bản chất của công nghệ dạy học hiện đại

Bản chất của công nghệ dạy học hiện đại là sự kết hợp của thành tựu của khoa học giáo dục (giáo dục học, kinh tế học…) và thành tựu của các khoa học

Trang 25

liên quan (sinh học, tin học…) để tổ chức khoa học quá trình dạy học gồm: đầu ra (mục tiêu), đầu vào (học sinh), điều kiện, phương tiện dạy học, nội dung đào tạo, hệ thống phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá nhằm đạt mục đích đào tạo với chi phí tối ưu

1.3.2.4 Đặc điểm của công nghệ dạy học hiện đại

- Tính hiện đại: thường xuyên áp dụng vào thực tiễn dạy học những đổi

mới về giáo dục một cách có căn cứ khoa học và được kiểm tra bằng thực nghiệm

- Tối ưu hoá: chi phí thấp nhất về thời gian, tiền của, sức lực nhưng đạt kết

quả cao nhất trong quá trình đào tạo

- Tính lặp lại kết quả: cùng một quá trình đào tạo phải đạt được những kết

quả mong muốn gần giống nhau

- Tính khoa học: vận dụng các tri thức khoa học vào giải quyết các vấn đề

thực tiễn đào tạo

- Tính khách quan: có các tiêu chí đánh giá kết quả học tập rõ ràng để việc

đánh giá được khách quan, kịp thời về định lượng và định tính

- Tính phương tiện: sử dụng phương tiện truyền thông và đồ dùng dạy học

- Tính tích hợp: sử dụng thành tựu của nhiều khoa học vào việc đào tạo

- Hệ thống hoá: chương trình hoá hoạt động từ lúc thăm dò nhu cầu xã hội,

tuyển sinh, học tập đều được tiến hành theo những quy trình nhất định

1.3.2.5 Tác dụng của công nghệ dạy học:

¾ Ưu điểm:

- Nâng cao năng suất và hiệu quả của dạy học

- Cho phép cá thể hóa giáo dục: người học có thể học mọi lúc, mọi nơi

- Tăng cường sự bình đẳng trong giáo dục: bình đẳng trong quan hệ thầy – trò

- Góp phần làm phong phú và hoàn thiện hơn cơ sở khoa học của dạy học, tạo cho nó những nền tảng khoa học vững chắc

Trang 26

¾ Nhược điểm:

- Phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất và con người

- Chỉ áp dụng cho một số môn học cụ thể

1.3.2.6 Điểm lưu ý về công nghệ dạy học hiện đại:

Một công nghệ (phương tiện, phương pháp và kỹ năng) dạy học chỉ có tác dụng tốt khi được sử dụng theo quan điểm công nghệ và hệ thống [8] Theo quan điểm công nghệ:

• Phải có phương tiện (máy tính, máy chiếu…) thích hợp và điều kiện vận hành tương ứng

• Người dạy có tay nghề (kiến thức, phương pháp và kỹ năng về tin học cũng như về chuyên môn…) đủ để làm chủ quá trình dạy học

• Người học phải có học liệu thích hợp và biết ứng xửngang tầm với những thuận lợi do công nghệ hiện đại đem lại

Theo quan điểm hệ thống:

• Công nghệ dạy học hiện đại là hệ thống con trong hệ thống công nghệ dạy học nói chung

• Công nghệ dạy học hiện đại phải được sử dụng trong mối tương quan với công nghệ dạy học truyền thống đảm bảo cho quá trình dạy học không chỉ khả thi mà còn hiệu quả

1.4 Tiếp cận công nghệ dạy học hiện đại qua bài giảng điện tử

1.4.1 Khái niệm bài điện tử

Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ

kế hoạch hoạt động dạy học đều thực hiện thông qua môi trường Multimedia

do máy tính tạo ra Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông Thông tin được truyền dưới nhiều kênh thông tin: Văn bản(Text), đồ hoạ (Graphics), ảnh động (animation), ảnh tĩnh (image), âm thanh (audio) và phim video (video clip) ( Hình 1.2)

Trang 27

Hình 1.2: Các dạng kênh thông tin

• Đặc trưng cơ bản nhất của bài giảng điện tử là toàn bộ kiến thức của bài học, mọi hoạt động điều khiển của giáo viên đều được Multimedia hoá Có thể nói quá trình sử dụng học liệu multimedia trong dạy học chính là quá trình

“Thầy dạy bằng đa phương tiện, Trò học bằng đa giác quan”

Hình 1.3 thể hiện sự phát triển của các hình thức trao đổi thông tin

Hình 1.3: Sơ đồ sự phát triển của các hình thức trao đổi thông tin

Trang 28

Theo các chuyên gia UNESCO, multimedia được phân loại theo vai trò và quyền kiểm soát của người học đối với chương trình, cụ thể:

• Multimedia có cấu trúc dạy học theo trật tự cố định

• Multimedia có cấu trúc dạy học không theo trật tự cố định

• Multimedia hướng dẫn khám phá

• Multimedia dùng để sản xuất ra sản phẩm multimedia

Các nguyên tắc sư phạm cần quan tâm khi sử dụng học liệu multimedia:

• Định hướng người học

• Người học tham gia tương tác với vấn đề

• Bảo đảm có luyện tập và thực hành

• Sử dụng các phương tiện một cách hợp lý, linh hoạt

• Luôn nhận phản hồi từ người học và hiệu chỉnh học liệu multimedia

• Khuyến khích người học cộng tác vào việc thiết kế và phát triển học liệu multimedia

Ngoài ra có thể hiểu BGĐT là sản phẩm của sự kết hợp giữa nhà sư phạm

và nhà tin học, nó có thể hiểu một cách đơn giản như sau :

- Là một hay nhiều trang tư liệu thể hiện nội dung dạy học được lựa chọn

cô đọng một cách sư phạm và khoa học, có thể quan sát được trên màn hình máy tính hoặc thông qua các thiết bị ngoại vi để đưa lên màn hình lớn Tư liệu bài giảng bao gồm: nội dung chuyên môn được thể hiện bằng chữ viết và hình ảnh động hoặc tĩnh, các sơ đồ, biểu đồ …phần ôn tập và luyện tập, phần đánh giá và kiểm tra, phần nâng cao … với âm thanh, màu sắc kết hợp

- GV và HS có thể điều khiển việc thể hiện dữ liệu và liên kết với các trang thông tin khác để mở rộng kiến thức thông qua bàn phím, chuột

và các nút lệnh ngay trên các trang tư liệu

- Bài giảng điện tử thể hiện được toàn bộ kế hoạch hoạt động của học sinh và giáo viên, được giáo viên điều khiển theo tiến trình dạy học cùng với

Trang 29

các phương pháp, phương tiện dạy học cụ thể với hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học

1.4.2 Một số đặc trưng của bài giảng điện tử

- BGĐT là một chương trình hỗ trợ cho hoạt động dạy và học của thầy

và trò

- Bài giảng điện tử là một chương trình dạy học được số hóa và cài đặt vào

máy vi tính, ở đó thể hiện toàn bộ hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh, được giáo viên điều khiển theo tiến trình dạy học cùng với các phương pháp, phương tiện dạy học cụ thể với hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học[19]

- Nét đặc trưng cơ bản của bài giảng điện tử phân biệt với bài giảng truyền thống là kiến thức trong bài giảng, những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh

dễ thấy, dễ tiếp thu Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh video, camera … với âm thanh, văn bản, biểu đồ … được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan

1.4.3 So sánh sự giống và khác nhau giữa giáo án điện tử và giáo án truyền thống

* Giống nhau: Giáo án điện tử và giáo án truyền thống là phương tiện

không thể thiếu của người giáo viên khi lên lớp Trong hoạt động dạy học

người giáo viên gần như bắt buộc phải có giáo án trước khi lên lớp

Trong giáo án điện tử và giáo án truyền thống đều thể hiện rõ hai hoạt động chủ yếu là hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh

*Khác nhau:(bảng 1.2)

1.4.4 Quy trình thiết kế BGĐT

Ngày nay, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật đặc biệt là sự ra đời của máy vi tính đã làm cho quá trình nhận thức của học sinh trở nên đơn giản hơn thông qua những bài giảng điện tử mà giáo viên đã chuẩn bị

Trang 30

Bảng 1.2: Sự khác nhau giữa giáo án tryuền thống và giáo án điện tử

Kế hoạch hoạt động của thầy và trò

được người giáo viên trình bày ra

giấy

Kế hoạch hoạt động của thầy và trò được số hoá và đưa vào máy dưới dạng một chương trình

Nội dung dạy học là toàn bộ tri

thức trong SGK, giáo trình môn học

và chủ yếu được trình bày dưới dạng

văn bản đôi khi có sử dụng thêm mô

hình, bảng biểu…

Nội dung dạy học gồm cả kiến thức

cơ bản và kiến thức mở rộng được diễn đạt dưới dạng văn bản, bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, âm thanh, video…thông qua việc sử dụng các siêu liên kết nhằm kết nối giữa các mục, các nội dung với nhau và có thể

sử dụng trong việc kiểm tra kiến thức

cũ, liên hệ giữa lý thuyết và bài tập… Thời gian giảng lý thuyết nhiều,

thời gian dành cho thực hành và làm

bài tập ít

Giảm được thời gian giảng lý thuyết tăng thời gian thực hành và làm bài tập

Viậc nhận thông tin phản hồi sau

bài học được thực hiện thông qua câu

hỏi vấn đáp hay câu hỏi được viết ra

giấy nên khó đánh giá được khả năng

nhận thức của từng học sinh

Việc nhận thông tin phản hồi sau bài học được thực hiện một cách khách quan bằng các câu hỏi trắc nghiệm được số hoá và đưa vào máy tính nên việc kiểm tra khả năng nhận thức của học sinh nhận được kết quả tức thời và đánh giá chính xác để kịp thời điều chỉnh trong quá trình dạy học

Trang 31

Việc sử dụng máy vi tính ngày nay không còn xa lạ với giáo viên Tuy nhiên, để soạn giảng được một bài học có ứng dụng công nghệ thông tin đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng thành thạo máy vi tính và biết một số phần mềm để sử dụng trong quá trình dạy học

Quy trình thiết kế BGĐT được thực hiện theo sơ đồ sau: [11]

Hình 1.4: Sơ đồ quy trình thiết kế bài giảng điện tử

Từ sơ đồ trên BGĐT có thể được thiết kế theo quy trình gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học, môn học

Đổi mới phương pháp giảng dạy trong dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” do đó giáo viên cần xác định rõ mục tiêu bài học, mục tiêu môn học phải tập trung vào người học Sau khi học xong bài học, môn học học sinh có khả năng gì Để đạt được điều đó giáo viên cần căn cứ vào nội dung của từng chương, từng bài, nội dung của từng đề mục trong bài Mục tiêu phải được xác định rõ ràng và phải đạt được cả ba tiêu chí đáng giá là kiến thức, kỹ năng và thái độ Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà học sinh có được sau bài học

Bước 2: Lựa chọn kiến thức cơ bản, nội dung trọng tâm và Multimedia hoá các đơn vị kiến thức, xây dựng các thư viện tài liệu (ý tưởng)

- Lựa chọn kiến thức cơ bản, nội dung trọng tâm

Giáo viên cần bám sát vào chương trình dạy học, SGK, giáo trình môn học

để chọn lựa, sắp xếp những nội dung cơ bản, trọng tâm một cách logic, khoa

Mục đích và nội

dung bài dạy Ý tưởng từng SlideThiết kế Liên kết các Slide và trình chiếu

Hình ảnh thanhÂm Văn bản

Trang 32

học phù hợp với thực tiễn và đảm bảo nguyên tắc sư phạm.Tuy nhiên, để xác định được đúng kiến thức cơ bản mỗi bài thì cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học còn đòi hỏi người giáo viên phải tìm hiểu tham khảo thêm các kiến thức trên các kênh thông tin khác nhau ngoài SGK, giáo trình để mở rộng kiến thức giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức của bài học

- Multimedia hoá các đơn vị kiến thức

Multimedia hoá các đơn vị kiến thức là bước quan trọng cho trong thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trưng cơ bản để phân biệt bài giảng điện tử với các loại bài giảng truyền thống, hoặc các loại bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính Việc multimedia hoá kiến thức được thực hiện qua các bước: + Dữ liệu hoá thông tin kiến thức thông qua việc xây dựng các tài liệu sử dụng trong bài hoặc sưu tầm tài liệu từ Internet, chụp ảnh, quay phim, scand hoặc xây dựng bằng đồ họa…

+ Xử lý các tư liệu thu được theo ý đồ sư phạm nhằm nâng cao chất lượng

về hình ảnh, âm thanh và đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ

+ Chọn lựa các phần mềm dạy học cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết

- Xây dựng các thư viện tài liệu

Sau khi có được đầy đủ tài liệu cần dùng cho BGĐT giáo viên cần sắp xếp,

tổ chức lại thành thư viện tài liệu và lưu lại theo dạng cây thư mục hợp lý để tránh mất dữ liệu và thuận lợi cho việc tìm kiếm thông tin nhanh chóng

Bước 3: Lựa chọn ngôn ngữ, các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học theo ý đồ sư phạm (thiết kế từng Slide)

Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ, phần mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng giáo án điện tử

Trang 33

- Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể

- Dựa vào các hoạt động đó để lựa chọn phần mềm phù hợp để thể hiện nội dung cần trình bày giúp học sinh dễ tiếp thu và đạt hiệu quả cao nhất như phần mềm PowerPoint hoặc Frontpage

- Xây dựng nội dung cho các slide (PowerPoint) hoặc các trang (Frontpage) Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi slide/trang có thể

là văn bản, đồ hoạ, tranh ảnh, âm thanh, video clip

Một số chú ý khi trình bày nội dung trong BGĐT:

Phần thiết kế từng Slide (trang dữ liệu) giữ vị trí quan trọng, ở đây cần tìm

ra những yếu tố cần thiết trên đó như: nội dung, hình thức, giao diện Bao gồm:

* Hình ảnh: các hình ảnh này có thể ở dạng tĩnh hay động giúp người học

nhận thức các vấn đề chính nhanh chóng, gây hứng thú, kích thích tư duy kỹ thuật phát triển

- Đối với hình tĩnh: người soạn thảo cần thiết kế sơ bộ, loại bỏ các chi tiết không quan trọng, chọn màu sắc đảm bảo tính mỹ thuật, kích thước hình ảnh hợp lý

- Đối với ảnh động: để tạo các chi tiết động trên từng Slide có thể sử dụng Custom Animation, gắn hiệu ứng động cho từng yếu tố, khai thác tính chất hoạt hình của Powerpoint bằng cách cho hiệu ứng xuất hiện liên tiếp các Slide hoặc sử dụng các phần mềm tạo ảnh động chuyên dụng

- Không nên quá lạm dụng các hiệu ứng, sử dụng các màu sắc không hài hoà để phân tán sự chú ý của học sinh

* Âm thanh: Có một số dạng âm thanh có thể sử dụng trong bài giảng:lời

thuyết minh nội dung bài, lời giải thích các hình vẽ, tiếng động nền khi máy móc làm việc Các thành phần âm thanh này có thể làm việc riêng hoặc phối hợp với nhau giúp bài giảng sinh động hơn

Trang 34

* Văn bản: Chọn nội dung bài khoá cho từng Slide Thường dùng hai kiểu

chữ:

- Chữ thông thường : VN Time

- Chữ nghệ thuật : Word art Gallery

- Văn bản cần trình bày ngắn gọn cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý

cơ bản

- Nên thống nhất về font chữ, kiểu chữ đơn giản, màu chữ, màu nền được dùng thống nhất tuỳ theo mục đích sử dụng (câu hỏi gợi mở, dẫn dắt, hoặc giảng giải, giải thích, ghi nhớ, câu trả lời )

Cần chú ý làm nổi bật các nội dung trọng tâm bài học, khai thác triệt để các

ý tưởng tiềm ẩn bên trong các đối tượng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của học sinh

Bước 4: Liên kết các Slide, chạy thử chương trình, sửa chữa, hoàn thiện

và trình chiếu

Thực hiện các liên kết (hyperlink) hợp lý, logic trên các đối tượng trong bài học thông qua đối tượng trình diễn để đạt được hiệu quả cao sự tương tác giữa thầy-trò, trò- trò

Sau khi thiết kế xong phải tiến hành chạy thử để kiểm tra các sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa, hoàn thiện theo đúng logic bài học

và trình chiếu

1.4.5 Hiệu quả của sử dụng bài giảng điện tử

¾ Đối với giáo viên:

Giúp giáo viên thực hiện việc giảng bài dễ dàng hơn, đưa được nhiều kiến thức đến với học sinh một cách hiệu quả Thông qua bài học giáo viên có thể kiểm tra trực tiếp học sinh để đánh giá học sinh hiểu bài đến đâu

¾ Đối với học sinh:

Kích thích hứng thú học tập của người học

- Tập trung cao độ sự chú ý trong bài giảng

Trang 35

- Phát huy tính tích cực khi học, làm nảy sinh khát vọng học tập và học tập sáng tạo, từ đó làm phát triển khả năng lĩnh hội kiến thức

Phát triển tư duy kỹ thuật

- Rèn luyện và phát triển khả năng quan sát, phân tích vấn đề, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóa các hiện tượng, vấn đề nảy sinh trong bài học để đưa ra những kết luận nhanh nhất, chính xác nhất về đối tượng quan

sát

- Kích thích quá trình tưởng tượng của người học từ các biểu tượng mà họ vừa tri giác và cảm giác trước đó dự đoán hiện tượng mới, lựa chon giải pháp,

đề xuất giải pháp mới và kiểm chứng giả thuyết đã có

- Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng vốn kiến thức vào hoạt động học tập

- Nghiên cứu tình hình thực tế, linh hoạt đề ra các phương pháp thực hiện

và lựa chọn các phương pháp tối ưu

- Người sinh có thể học và quan sát được trực tiếp nội dung và kết quả bài học thông qua những đối tượng được trình diễn qua các slide giúp người học

có cái nhìn trực quan với bài học, thuận tiện trong việc hỗ trợ cho các hoạt động (trong các chủ đề của môn học) nhằm truyền đạt kỹ năng, kiến thức và thái độ ngành, nghề cho người học

Giúp người học học theo nhịp độ bản thân

- Sử dụng BGĐT sẽ giúp người học dễ nhận biết đối tượng từ đó sẽ gây hứng thú trong giờ học

- Vốn kiến thức và kỹ năng của mỗi người học là khác nhau nhưng với những hình ảnh trực quan dễ nhận biết đối tượng thì người học dù kém cũng

có thể hiểu được những kiến thức cơ bản nhất Ngoài ra người học có thể mượn đĩa, thẻ, usb có nội dung bài học để nghiên cứu ngoài giờ chính khóa, sử dụng internet để thu thập thông tin, tạo điều kiện cho quá trình lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho mình

1.4.6 Các tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử :

Trang 36

- Về mặt khoa học: Thể hiện chính xác về nội dung khoa học của bài giảng

Nội dung phải phù hợp chương trình môn học, phù hợp trình độ học sinh, sinh viên

-Về mặt lý luận dạy học: Thể hiện đầy đủ các giai đoạn của quá trình dạy

học và tiến trình logic bài giảng

- Về mặt sư phạm: Cấu trúc bài giảng phải có tác dụng kích thích hứng thú

và động cơ học tập, phát triển tư duy kỹ thuật của học sinh, sinh viên Trình bày kiến thức trực quan (đặc biệt nội dung trừu tượng) thông qua hình ảnh mô phỏng giúp học sinh tiếp thu bài sâu sắc BGĐT có phần luyện tập giúp học sinh, sinh viên hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn

- Về mặt kỹ thuật: Giao diện trên màn hình phải thân thiện, các đối tượng

được sắp xếp hợp lý Việc sử dụng âm thanh , màu sắc phù hợp BGĐT thiết

kế sao cho dễ sử dụng, thích ứng tốt với các thế hệ máy BGĐT phải có phần hướng dẫn và các nút điều khiển, sử dụng các siêu liên kết để kết nối bài giảng với các trang thông tin hỗ trợ góp phần mở rộng thông tin liên quan đến bài học

1.5 Thực trạng dạy môn công nghệ CNC tại Trường Trung cấp Nghề Cơ Khí I HN

1.5.1 Giới thiệu về trường

Tổng quan về trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội:

Trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội là trường dạy nghề công lập trực thuộc Sở Lao động TB&XH Hà Nội Trường được thành lập năm 1974 theo quyết định số: 1311/QĐ - TC ngày 15/11/1974 của UBND Thành phố Hà Nội với nhiệm vụ đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật các ngành nghề Cơ khí phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô

Ngày 09/5/2007 UBND Thành phố Hà Nội có quyết định số: 1819/QĐ

- UBND chuyển đổi thành Trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội, trải qua

35 năm hoạt động trưởng thành và phát triển trường đã đào tạo mới cho trên

Trang 37

25.000 công nhân kỹ thuật nhiều ngành nghề cơ khí như: công nhân tiện, công nhân hàn, công nhân cơ khí sửa chữa ô tô - xe máy, công nhân phay bào, công nhân Nguội chế tạo - khuôn mẫu, công nhân sửa chữa thiết bị công nghiệp, công nhân sửa chữa điện dân dụng - xí nghiệp đã triển khai hàng trăm khoá học đào tạo lại và đào tạo nâng cao, chuyển hạng, nâng bậc cho đội ngũ công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên cho hàng trăm doanh nghiệp cơ khí của Thủ đô và các vùng lân cận đóng góp một phần không nhỏ trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước

1.5.2 Thực trạng về quy mô và ngành nghề đào tạo, cơ sở vật chất thiết bị và đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý

¾ Quy mô, các ngành nghề đào tạo

- Quy mô đào tạo: 850 hs dài hạn/năm Học sinh sau khi tốt nghiệp được cấp bằng Trung cấp nghề

- Hệ đào tạo: Đào tạo dài hạn và ngắn hạn các nghề cho các đối tượng thuộc các thành phần kinh tế - xã hội theo đúng với chương trình dạy nghề do

Bộ LĐ – TB&XH và các Bộ, Ngành có liên quan quy định Học sinh tốt nghiệp được cấp chứng chỉ Sơ cấp nghề

- Các ngành, nghề đào tạo:

Cắt gọt kim loại: Tiện vạn năng, Tiện CNC, Tiện chuyên dụng, Phay, Bào

vạn năng, Phay CNC, Phay, Bào chuyên dụng

Hàn: Hàn tự động hoá MIG/MAX, Hàn điện, Hàn hơi, hàn điểm, Cắt

Plasma, cắt tự động

Điện: Sửa chữa điện dân dụng, Sửa chữa điện xí nghiệp

Nguội: Nguội chế tạo khuôn mẫu, Nguội sửa chữa thiết bị công nghiệp Sửa chữa lắp ráp ôtô và xe máy

Kỹ thuật máy tính, tin học kế toán, tin học văn phòng

¾ Về cơ sở vật chất, thiết bị:

Về diện tích phòng học, nhà xưởng:

Trang 38

Trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội có địa điểm tại: Số 28 - Tổ 47 - Thị trấn - Đông anh - Hà Nội có diện tích đất sử dụng hiện có là : 29.100 m2 + Đất xây dựng: 3.064 m2

+ Đất lưu không: 26.036 m2

Bao gồm :

- Nhà lớp học 3 tầng có tổng diện tích sử dụng là: 865,5 m2

- Nhà làm việc 2 tầng có tổng diện tích là: 298 m2

- Các xưởng thực tập: 4 dãy nhà xưởng có mặt bằng sử dụng là: 1.296 m2

- Sân tập thể dục ngoài trời: 4800 m2

- Sân đá bóng: 14.840 m2

¾ Về trang thiết bị dạy học:

Trường có đầy đủ các trang thiết bị dạy nghề theo quy định của Tổng cục Dạy nghề Tất cả các nghề đều có đủ thiết bị thực hành, thực tập cơ bản và nâng cao

¾ Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý:

Tổng số cán bộ công nhân viên hiện có là: 88 người trong đó:

+ Cán bộ quản lý: 16 người

+ Giáo viên : 63 người

+ Phục vụ, hành chính, bảo vệ, y tế, tài vụ: 9 người

1.5.3 Thực trạng sử dụng bài giảng điện tử môn công nghệ CNC tại

Trường Trung cấp Nghề Cơ Khí I HN

Chương trình môn học công nghệ CNC được biên soạn theo chương trình khung của Bộ LĐ và TBXH Áp dụng thực tế vào Trường Trung cấp Nghề Cơ Khí I HN trường có một số vấn đề cần chú ý là:

• Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn công nghệ CNC hầu hết là giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm thực tế

Tổng số giáo viên của khoa cơ khí là 11 giáo viên trong đó có 1 giáo viên trên 45 tuổi còn lại số giáo viên tuổi đời trẻ từ 29 – 35 tuổi

Trang 39

Đây là môn học, mô đun chuyên môn nghề được phân phối tổng 150 giờ trong đó có 45 giờ lý thuyết, 100 giờ thực hành, 5 giờ kiểm tra

• Môn công nghệ CNC là một môn học mới tiếp cận với khoa học hiện đại đòi hỏi giáo viên phải chắc về chuyên môn và vững về tay nghề Môn học này giúp học sinh nâng cao được nhận thức về công nghệ mới và tiếp cận với máy móc hiện đại

• Trước đây, môn học này được giảng dạy chủ yếu là lý thuyết, thời gian thực hành ít nên chất lượng chưa cao Một số năm gần đây, trường đã đầu tư thêm nhiều máy móc hiện đại trong đó khoa cơ khí chế tạo được bổ sung thêm

01 máy Tiện CNC và 01 máy Phay CNC trước đó trường đã có 02 máy tiện CNC

• Phương pháp giảng dạy của giáo viên khi dạy môn học này chủ yếu vẫn

là phương pháp giảng dạy truyền thống chưa tận dụng được các phương tiện dạy học hiện đại để nâng cao hiệu quả giảng dạy

Một số giáo viên nhiều tuổi thì khả năng tiếp cận với công nghệ dạy hiện đại và soạn bài trên máy tính gặp nhiều khó khăn, hạn chế

Số giáo viên trẻ tuy có hiểu biết và tiếp cận nhanh hơn với CNTT nhưng tâm lý chung “ngại” thiết kế bài giảng trên máy tính do đó HS tiếp cận môn học này rất khó khăn

Mặt khác, nhận thức của HS chưa đầy đủ về tầm quan trọng, vai trò, vị trí của môn học đối với ngành nghề đào tạo nên ý thưc học tập chưa cao

• Thời gian dành cho việc thiết kế xây dựng BGĐT chiếm một số thời gian không nhỏ trong khi các giáo viên của khoa cơ khí chế tạo đều phải đảm nhận khối lượng giảng dạy tương đối nhiều Ngoài công việc giảng dạy các giáo viên đều tham gia vào các hoạt đông khác của nhà trường nên việc chuẩn bị việc thiết kế xây dựng BGĐT chưa đạt hiệu quả cao

Trang 40

CHƯƠNG II NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ GIẢNG DẠY MÔN HỌC CÔNG NGHỆ CNC TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ CƠ KHÍ I HÀ NỘI

2 1 Phân tích chương trình – nội dung môn học

2.1.1 Vị trí môn học

Trường Trung cấp Nghề Cơ Khí I HN đưa môn học công nghệ CNC vào

mô đun 25 – Gia công trên máy tiện CNC- mô đun này được giảng dạy vào học kỳ II năm thứ 3 sau khi HS đã học xong các môn học, mô đun kỹ thuật cơ

sở như: Vật liệu cơ khí, Dung sai, Vẽ kỹ thuật và các mô đun chuyên môn nghề như: tiện cơ bản, tiện trục dài không dùng giá đỡ, tiện kết hợp, tiện côn, tiện ren, tiện định hình Đây là mô đun quan trọng giúp HS nâng cao hiểu biết về ngành nghề đào tạo của mình

2.1.2 Đối tượng nghiên cứu môn học

Môđun Tiện CNC cơ sở là môn học chuyên môn nghề Đối với trình độ

Trung cấp nghề đối tượng nghiên cứu chủ yếu là:

- Khái quát chung về kỹ thuật CNC

- Các hệ thống điều khiển và các dạng điều khiển của máy tiện CNC

- Đặc điểm đặc trưng của máy tiện CNC

- Lập trình gia công trên máy tiện CNC JG 200

- Các chu trình gia công trên máy tiện CNC JG 200

2.1.3 Mục tiêu môn học

Học xong mô đun này học sinh có khả năng:

- Lập được chương trình gia công, kiểm tra và sửa lỗi được chương trình

- Nhập được chương trình vào máy, lưu trữ và gọi được chương trình gia công

- Chuẩn bị được máy và đồ gá cho việc gia công chi tiết

- Chọn và gá lắp được dao, kiểm tra và lưu vào bộ nhớ thông số về kích thước dao

Ngày đăng: 18/07/2017, 20:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Cường / Bernd Meier (Berlin/Hà nội 2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học phổ thông, Bộ giáo dục và đào tạo, Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học phổ thông
2. Trần Văn Địch (2000), Công nghệ trên máy CNC, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ trên máy CNC
Tác giả: Trần Văn Địch
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật
Năm: 2000
3. Tô Xuân Giáp (1997), Phương tiện dạy học, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương tiện dạy học
Tác giả: Tô Xuân Giáp
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 1997
4. Tăng Huy, TS Nguyễn Đắc Lộc (1996), Điều khiển số và công nghệ trên máy điều khiển CNC, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều khiển số và công nghệ trên máy điều khiển CNC
Tác giả: Tăng Huy, TS Nguyễn Đắc Lộc
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
Năm: 1996
5. Trần Vĩnh Hưng (chủ biên), KS Trần Ngọc Hiền, MasterCam – Phần mềm thiết kế công nghệ CAD/CAM điều khiển các máy CNC, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Vĩnh Hưng (chủ biên), KS Trần Ngọc Hiền, "MasterCam – Phần mềm thiết kế công nghệ CAD/CAM điều khiển các máy CNC
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
6. Nguyễn Khang, Bài giảng Nghiên cứu xã hội và khoa học giáo dục, Trường Đại học Bách Khoa Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Nghiên cứu xã hội và khoa học giáo dục
7. Nguyễn Xuân Lạc, Bài giảng phương pháp luận nghiên cứu khoa học Công nghệ, Trường Đại học Bách Khoa Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng phương pháp luận nghiên cứu khoa học Công nghệ
8. Nguyễn Xuân Lạc (2000-2006), Bài giảng Nhập môn Công nghệ dạy học hiện đại, Trường Đại học Bách Khoa Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Nhập môn Công nghệ dạy học hiện đại
9. Tạ Duy Liêm (1999), Hệ thống điều khiển máy công cụ, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống điều khiển máy công cụ
Tác giả: Tạ Duy Liêm
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà nội
Năm: 1999
10. Tạ Duy Liêm (1999), Máy công cụ CNC, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Máy công cụ CNC
Tác giả: Tạ Duy Liêm
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
Năm: 1999
11. Lê Thanh Nhu (2004), Bài giảng Lý luận dạy học chuyên ngành kỹ thuật, ĐHBKHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Lý luận dạy học chuyên ngành kỹ thuật
Tác giả: Lê Thanh Nhu
Năm: 2004
12. Lê Thanh Nhu (2000), “Vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học môn Kỹ thuật công nghiệp”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Số 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học môn Kỹ thuật công nghiệp”
Tác giả: Lê Thanh Nhu
Năm: 2000
14. Nghị quyết 49/CP ký ngày 04/08/1993 về phát triển công nghệ thông tin của chính phủ Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 49/CP ký ngày 04/08/1993
16. Bùi Thanh Trúc – Phạm Minh Đạo (2010), Giáo trình gia công trên máy CNC- Nhà xuất bản lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình gia công trên máy CNC
Tác giả: Bùi Thanh Trúc – Phạm Minh Đạo
Nhà XB: Nhà xuất bản lao động xã hội
Năm: 2010
17. Thông tư 30/2008/QĐ – Bộ LĐ và TBXH, Quy định Ban hành chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho nghề cắt gọt kim loại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 30/2008/QĐ – Bộ LĐ và TBXH
19. Võ Thị Như Uyên (2008), Nghiên cứu xây dựng bài giảng điện tử môn học Vẽ kỹ thuật chuyên ngành chế tạo máy tại trường Đại học Công nghiệp Hà nội, Luận văn thạc sỹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng bài giảng điện tử môn học Vẽ kỹ thuật chuyên ngành chế tạo máy tại trường Đại học Công nghiệp Hà nội
Tác giả: Võ Thị Như Uyên
Năm: 2008
20. Nguyễn Quang Việt, Phương tiện dạy học trong đào tạo nghề - một số vấn đề cơ bản, Báo Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội – Tổng cục dạy nghề Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quang Việt, "Phương tiện dạy học trong đào tạo nghề - một số vấn đề cơ bản
21. Trần Xuân Việt (2000), Giáo trình công nghệ gia công trên máy điều khiển số, Bộ môn công nghệ chế tạo máy và phòng CAD/CAM/CNC, Đại học bách khoa Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Xuân Việt (2000), "Giáo trình công nghệ gia công trên máy điều khiển số
Tác giả: Trần Xuân Việt
Năm: 2000
13. Đỗ Thị Nụ (2009), Nghiên cứu biên soạn bài giảng điện tử môn học đo lường điện hệ cao đẳng nghề chuyên ngành hệ thống điện tại trường cao Khác
18. Từ điển Bách khoa toàn thư Micrososf Encyclopedia – 99 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w