LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ ngành Xã hội học với đề tài: “Quan niệm của thanh niên theo đạo Tin lành tại Hà Nội về quan hệ tình dục trước hôn nhân” bên cạnh sự
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
HOÀNG THỊ HƯƠNG
QUAN NIỆM CỦA THANH NIÊN THEO ĐẠO TIN LÀNH TẠI HÀ NỘI VỀ QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ ngành Xã hội học với đề tài: “Quan niệm của thanh niên theo đạo Tin lành tại Hà Nội về quan hệ tình dục trước hôn nhân” bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình, tâm huyết của các thầy cô, gia đình
và bạn bè
Để hoàn thành nghiên cứu này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn nhà trường cùng các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, PGS.TS Hoàng Thu Hương đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa xã hội học đã tận tình giảng dạy, cung cấp cho tôi những hệ thống kiến thức bổ ích, có thể vận dụng được những kiến thức đó vào để hoàn thành nghiên cứu này Tôi cũng xin gửi gửi lời cảm ơn chân thành đến các mục sư, tín đồ thuộc Hội thánh Lời sự sống Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến gia đình, bạn bè, đây là nguồn động lực lớn đối với tôi, những người luôn bên cạnh, động viên, quan tâm đến tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu
Đối với tôi nghiên cứu là một thành quả đáng khích lệ cho sự cố gắng của bản thân suốt quá trình dài Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế cho nên nghiên cứu này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn
và những người quan tâm đến đề tài này
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả nghiên cứu
Hoàng Thị Hương
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn đề tài 6
2 Tổng quan nghiên cứu 7
2.1 Những nghiên cứu về đạo Tin Lành tại Việt Nam 7
2.2 Những nghiên cứu về vấn đề tình yêu, tình dục, quan hệ tình dục trước hôn nhân của thanh niên 11
2.2.1 Những nghiên cứu trên thế giới về vấn đề tình yêu, tình dục, quan hệ tình dục trước hôn nhân của thanh niên 11
2.2.2 Những nghiên cứu trong nước về vấn đề tình yêu, tình dục, quan hệ tình dục trước hôn nhân của thanh niên 14
3 Ý nghĩa nghiên cứu 20
3.1 Ý nghĩa lý luận 20
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 20
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 20
4.1 Mục đích nghiên cứu 20
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 21
5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 21
5.1 Đối tượng nghiên cứu 21
5.2 Khách thể nghiên cứu 21
5.3 Phạm vi nghiên cứu 21
6 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 22
6.1 Câu hỏi nghiên cứu 22
6.2 Giả thuyết nghiên cứu 22
7 Phương pháp nghiên cứu 22
7.1 Phân tích tài liệu 22
7.2 Phỏng vấn sâu 23
7.3 Phương pháp trưng cầu ý kiến 23
NỘI DUNG CHÍNH 25
Trang 4CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 25
1.1 Khái niệm công cụ 25
1.2 Các lý thuyết áp dụng 27
1.2.1 Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý 27
1.2.2 Lý thuyết hành động xã hội 29
1.2.3 Lý thuyết tương tác biểu trưng 33
1.4 Sơ lược về địa bàn nghiên cứu 44
CHƯƠNG 2: THANH NIÊN THEO ĐẠO TIN LÀNH TẠI HÀ NỘI HIỆN NAY 46
2.1 Đặc trưng về nhân khẩu xã hội 46
2.2 Các đặc trưng gia đình của thanh niên Tin lành 51
2.3 Đặc trưng tôn giáo của thanh niên theo đạo Tin lành 54
2.3.1 Nguồn biết đến đạo Tin lành 55
2.3.2 Độ tuổi và số năm theo đạo Tin lành của thanh niên Hội thánh Lời sự sống Việt Nam 58
2.4 Thực trạng tham gia các hoạt động của Hội thánh 61
CHƯƠNG 3 QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN: QUAN ĐIỂM VÀ HÀNH VI CỦA THANH NIÊN THEO ĐẠO TIN LÀNH TẠI HÀ NỘI 65
3.1 Quan điểm về tình yêu, tình dục và tình dục an toàn của thanh niên theo đạo Tin lành tại Hà Nội 65
3.1.1 Nhận định về tình yêu của thanh niên theo đạo Tin lành tại Hà Nội 65 3.1.2 Quan điểm về tình dục 71
3.1.3 Quan điểm của thanh niên Tin lành về tình dục an toàn 73
3.3 Thái độ về QHTD trước hôn nhân của nhóm thanh niên theo đạo Tin lành tại Hà Nội 81
3.4 Hành vi QHTD trước hôn nhân của nhóm thanh niên theo đạo 91
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
Trang 5DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Các đặc điểm về độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn
nhân của nhóm thanh niên theo đạo Tin lành tại Hà Nội 48
Bảng 2.2: Tôn giáo của bố mẹ 52
Bảng 2.3: Tôn giáo của vợ chồng 53
Bảng 2.4: Nguồn biết đến Tin lành 56
Bảng 2.5: Thực trạng sống chung với gia đình của thanh niên theo đạo Tin lành 58
Bảng 2.6: Độ tuổi bắt đầu theo Tin lành 59
Bảng 2.7: Số năm theo đạo Tin lành 60
Bảng 2.8: Thống kê số năm theo đạo Tin lành của các tín đồ Lời sự sống Việt Nam 61
Bảng 2.9: Sự tham gia các hoạt động tại Hội thánh 62
Bảng 3.1: Tỷ lệ người đồng ý, hoàn toàn đồng ý với các nhận định về tình yêu của đạo Tin lành 69
Bảng 3.2: Hiểu biết về các biện pháp tránh thai và sử dụng các biện pháp tránh thai 76
Bảng 3.3: Mức độ đồng tình với các quan điểm về mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục 79
Bảng 3.4: Mức độ đồng tình của thanh niên theo đạo Tin lành tại Hà Nội với các nhận định về QHTD trước hôn nhân 83
Bảng 3.5: Mức độ đồng tình với hành vi QHTD trước hôn nhân theo nhóm đã từng có QHTD và chưa từng có QHTD 86
Bảng 3.6: Thái độ về việc vợ/chồng đã có QHTD với người khác 87
Bảng 3.7: Thái độ đối với vợ/chồng đã từng có QHTD theo tuổi và thực trạng QHTD 88
Bảng 3.8: Thái độ đối với những người theo đạo Tin lành có QHTD trước hôn nhân 89
Bảng 3.9: Tỷ lệ QHTD trước hôn nhân phân theo nhóm tuổi và tình trạng việc làm 93
Trang 6DANH MỤC BIỂU
Biểu 3.1: Nguồn tiếp cận với chủ đề tình yêu 66
Biểu 3.2: Nguồn tiếp cận với những chủ đề về tình dục 72
Biểu 3.3: Nhận định thế nào là quan hệ tinh dục an toàn 74
Biểu 3.4: Nghe nói các bệnh lây qua đường tình dục 75
Biểu 3.5: Hiểu biết về thời điểm dễ mang thai nhất 77
Biểu 3.6: Mức độ đồng tình của thanh niên Việt Nam với các nhận định về QHTD trước hôn nhân 85
Biểu 3.7: Tỷ lệ người chưa kết hôn đã từng QHTD 92
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đạo Tin lành bắt đầu được truyền vào Việt Nam từ cuối những năm 80 của thế kỷ XIX bởi Tiến sĩ sĩ A.B.Simpson, người sáng lập HTGPALH (C&MA) nhưng phải tới năm 1911 khi giáo sĩ R.A.Jaffray, P.M.Horler với sự
giúp đỡ của một Truyền đạo người Pháp là Bonnet (người của Thánh kinh
hội), đã mua được đất và dựng nhà thờ, làm trụ sở truyền giáo ở Đà Nẵng,
được coi là dấu mốc khởi đầu thực sự của đạo Tin lành ở Việt Nam [55] Đến nay, Tin lành đã được công nhận là một trong những tôn giáo chính thức tại Việt Nam, với số lượng tín đồ lên tới 734.168 người [41] Cùng với việc số lượng tín đồ Tin lành ngày một tăng thì vai trò và ảnh hưởng của đạo Tin lành đến những tín đồ Tin lành nói riêng và người dân Việt Nam nói chung cũng ngày một mở rộng Coi Kinh thánh là giáo lý chính thức duy nhất của đạo mình, Tin lành hướng các tín đồ tuân thủ những điều được ghi trong Kinh thánh, những lời mà Chúa Jesu đã răn dạy Tình yêu, tình dục, hôn nhân, gia đình là một trong số đó Cụ thể, Kinh thánh đã nhấn mạnh rằng “Điều trước nhất và quan trọng hơn hết là các tín đồ phải thánh khiết về mặt đạo đức và tình dục” (IICôr 11:2; Tít 2:5; IPhi 3:2) và rằng, chỉ có tình dục trong hôn nhân mới đẹp lòng Chúa và được Chúa ban phước còn tất cả những mối tình dục ngoài hôn nhân đều là ô uế và tội lỗi
Tuy nhiên, xét theo những khía cạnh thực tế, tình dục là phần không thể thiếu trong trải nghiệm của con người, một hiện tượng phức tạp với những khía cạnh thể chất, tình cảm, xã hội và tâm linh (Susan Wood, 2007) Bên cạnh đó, môi trường xã hội hiện đại với các phương tiện truyền thông đại chúng khuyến khích sự thử nghiệm tình dục khiến cho việc giữ được trinh tiết đến khi cưới trở nên khó khăn hơn (Ngô Đức Anh, 2009) và rằng, “tình dục
Trang 9đang có xu hướng tách khỏi hôn nhân thành một thực thể độc lập” (Khuất Thu Hồng, 2009)
Là một nhóm tuổi ở giữa lứa tuổi trẻ em và tuổi trưởng thành, sự phát triển về thể chất ở thanh niên đã đạt đến đỉnh cao nhưng các yếu tố tâm lý mới được định hình và ổn định một cách tương đối Chính vì vậy, đây là nhóm lứa tuổi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ quá trình toàn cầu hóa, giao thoa văn hóa và những biến động trong xã hội Quan hệ tình dục trước hôn nhân ở nhóm thanh niên đang ngày một trở nên trong những năm gần đây đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau bởi lẽ việc tìm hiểu thái độ của thanh niên về quan hệ tình dục trước hôn nhân có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng cho cá nhân cũng như những nhà quản lý xã hội Tuy nhiên, những nghiên cứu về tình dục trước hôn nhân phân theo từng tôn giáo khác nhau hay cụ thể là thanh niên theo đạo Tin lành lại rất hạn chế Với những quy định nghiêm ngặt về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân vậy những thanh niên theo đạo Tin lành sẽ có quan niệm thế nào về vấn đề này? Liệu quan niệm của họ về tình dục trước hôn nhân có
sự khác biệt nào với quan niệm của thanh niên nói chung?
Vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Quan niệm
của thanh niên theo đạo Tin lành tại Hà Nội về quan hệ tình dục trước hôn nhân” để làm sáng tỏ hơn nhận thức, thái độ và hành vi của thanh niên Tin
lành về QHTD trước hôn nhân cũng như tìm hiểu tác động của Tin lành tới quan niệm của họ về vấn đề này
2 Tổng quan nghiên cứu
2.1 Những nghiên cứu về đạo Tin Lành tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Xuân Hùng với bài viết “Về nguồn gốc và sự xuất hiện tên gọi đạo Tin lành tại Việt Nam” cho rằng, chỉ đến năm 1011, khi các giáo
sĩ của Hội Liên hiệp Cơ Đốc và Truyền giáo (CMA) lập trụ sở truyền giáo thì
Trang 10việc truyền đạo Tin lành cho người Việt Nam mới được bắt đầu và đến đầu những năm 30 tên gọi đạo Tin Lành được phổ biến và trở thành tên gọi phổ thông Ngày nay, tên gọi đạo Tin lành trở thành tên riêng, phổ biến tại Việt Nam
Tin lành mặc dù đã được truyền vào Việt Nam và phát triển hơn 100 năm nhưng do đặc điểm nhạy cảm về chính trị, những nghiên cứu về Tin lành không có nhiều và nếu có thì chủ yếu là những nghiên cứu, bài viết nhằm mục đích giới thiệu về sự hình thành, lịch sử phát triển, giáo lý và quá trình truyền đạo và phát triển của Tin lành ở Việt Nam hoặc là những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa Tin lành với các vấn đề chính trị hay văn hóa nói chung của Việt Nam
Viết về đạo Tin lành ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Thanh Xuân – chủ biên hai cuốn sách “Bước đầu tìm hiểu đạo Tin lành trên thế giới và ở Việt Nam” (2002) và “Đạo Tin lành ở Việt Nam” (2008) đã khái quát về quá trình
ra đời và phát triển của đạo Tin lành trên thế giới, các giáo lý, luật lệ, các lễ nghi, tổ chức giáo hội, sự giống và khác nhau giữa Tin lành và Công giáo Trên cơ sở đó, tác giả đã trình bày quá trình du nhập, phát triển đạo Tin lành ở Việt Nam Đây là những cuốn sách tham khảo có giá trị, giúp cho người đọc
có cái nhìn đầy đủ về quá trình du nhập, phát triển của đạo Tin lành ở nước ta Bài viết “Mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các tổ chức Tin lành hiện nay” [10] của tác giả Nguyễn Hồng Dương trên cơ sở phân tích tính đặc thù về lịch sử truyền giáo phát triển đạo Tin lành và đặc thù về sự đa dạng
tổ chức đạo Tin lành ở Việt Nam đã làm rõ mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các tổ chức đạo Tin lành, mối quan hệ này được thể hiện qua đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta với đạo Tin lành Theo tác giả, với nguyên tắc tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, đặc biệt là những quy định tại Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo và Chỉ thị 01 của Thủ
Trang 11tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành mà trọng tâm là việc công nhận tổ chức Hội Thánh Tin lành thì quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các hệ phái Tin lành vì vậy được cải thiện một cách cơ bản Giáo sĩ, tín đồ dạo Tin lành tin tưởng vào đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tích cực thực hiện đường hướng hành đạo: Sống Phúc
Âm phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và Dân tộc
Mã Phúc Thanh Tươi (2011) trong bài viết “Vài nét tương đồng trong đạo đức Tin lành và đạo đức truyền thống”, và Nguyễn Xuân Hùng với bài viết “Tìm hiểu những hệ quả của việc truyền giáo Tin lành đối với văn hóa truyền thống và tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam” đều xem xét Tin lành trong mối quan hệ với các giá trị văn hóa nói chung như đạo đức truyền thống, các tập tục gia đình, xã hội, tín ngưỡng cổ truyền… tại Việt Nam Dù có cho rằng
có nhiều sự tương đồng giữa đạo đức Tin lành với đạo đức truyền thống (Mã Phúc Thanh Tươi) hay tồn tại những khác biệt giữa Tin lành với các tập tục của gia đình, xã hội, tín ngưỡng cổ truyền như Nguyễn Xuân Hùng phản ánh thì cả hai tác giả đều khẳng định mong muốn hòa nhập với văn hóa dân tộc của cộng đồng Tin lành nói chung
Nguyễn Văn Chính, Nguyễn Thị Tâm (2003) trong báo cáo Người Mông Tin Lành ở Lào Cai: Cải đạo, thích nghi và bản sắc tộc người đã trình bày kết quả nghiên cứu thực địa về quá trình chuyển đổi niềm tin tôn giáo và nghi lễ truyền thống của một bộ phận người Hmong Tin lành, Lào Cai và
những ảnh hưởng do thay đổi tôn giáo lên lối sống và bản sắc tộc người của
họ Theo như nghiên cứu, Tin lành đã thay đổi rất nhiều các khía cạnh trong
cuộc sống của người dân Hmong tại nơi đây: Đặt văn hóa Hmong truyền thống trước nguy cơ bị biến dạng và chia rẽ thành hai tiểu văn hóa gồm văn hóa Hmong Tin lành và văn hóa Hmong duy linh Hai tiểu văn hóa tồn tại song song với nhau, thỏa hiệp và xung đột nhau và ngày càng có xu hướng
Trang 12tách khỏi nhau; Tin lành, trên thực tế đã đưa đến những thay đổi trong tôn ty
trật tự của xã hội cổ truyền, tác động đến vai trò lãnh đạo của giới và tuổi tác
và quan trọng hơn nữa, Tin lành cũng đã làm thay đổi đức tin và thực hành
văn hóa thậm chí chia rẽ gia đình, bạn bè và dòng tộc thành các nhóm xã hội
có niềm tin tôn giáo khác nhau
Cũng nghiên cứu tác động của Tin lành nhưng là tác động tới thiết chế
xã hội truyền thống, tác giả Nguyễn Văn Nam (2008) trong bài “Ảnh hưởng
của đạo Tin lành với thiết chế xã hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên” đã trình bày sự ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với thiết chế truyền thống xã hội như: sự phức tạp về chính trị với thiết chế xã hội truyền thống; sự phức tạp về xã hội, tập quán văn hóa; với tín ngưỡng truyền thống
Dưới góc độ an ninh cũng có một số các công trình nghiên cứu về đạo Tin lành như: Đạo Tin lành – những vấn đề liên quan đến an ninh trật tự ở Việt Nam hiện nay do Lại Đức Hạnh thực hiện năm 2000; Thực trạng tình hình phục hồi, phát triển đạo Tin lành ở các vùng dân tộc thiểu số miền núi nước ta và những vấn đề đặt ra với công tác an ninh do Nông Văn Lưu thực hiện năm 1995; Nguyên nhân tâm lý xã hội của sự phục hồi, phát triển đạo Tin lành trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh do Vương Thị Kim Oanh thực hiện năm 2006… Các công trình nghiên cứu trên đã đi sâu khai thác, tìm hiểu quá trình xâm nhập và chỉ ra những nguyên nhân phục hồi và phát triển đạo Tin lành trong đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi cũng như trên phạm vi cả nước
để từ đó đưa ra được giải pháp cơ bản nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp
về an ninh trật tự ở vùng có đạo Tin lành
Trang 132.2 Những nghiên cứu về vấn đề tình yêu, tình dục, quan hệ tình dục trước hôn nhân của thanh niên
2.2.1 Những nghiên cứu trên thế giới về vấn đề tình yêu, tình dục, quan
hệ tình dục trước hôn nhân của thanh niên
Nguồn gốc của các nghiên cứu về hoạt động tình dục đã có từ thời xa xưa trong lịch sử văn minh của loài người Có thể kể đến các tác phẩm thần thoại, truyền thuyết cổ đại và các khảo luận về tình yêu như “Kama – Sutra” của Ấn Độ, “Nghệ thuật yêu” của Ovidius, “Bữa tiệc” của Platon…không những đặt cơ sở các chuẩn mực về đạo đức và tôn giáo cho tình yêu mà còn cung cấp những kiến thức nhất định về sinh học và tâm lý học trong hoạt động tình dục
Việc nghiên cứu một cách khách quan các vấn đề tình dục chỉ thực sự được tiến hành ở thời kỳ Phục Hưng khi mà bộ môn giải phẫu sinh lý người bắt đầu phát triển Phương điện đạo đức và giáo dục của tình dục đã được người ta nghiên cứu tới
Vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, các đề tài nghiên cứu được mở rộng Các nhà xã hội học như J J Bachofen (Thụy Sỹ), J Mac - Lenan (Anh), E Westermack (Phần Lan), A Espinas (Pháp), L H Morgan (Mỹ), X M Kovalevsky (Nga) … không những đã gắn sự phát triển quan hệ tình dục với các dạng hôn nhân mà còn gắn với những yếu tố khác của chế độ xã hội và văn hóa
Tuy vậy, ngay đến giữa thế kỷ 20, các công trình nghiên cứu về tình dục vẫn còn vấp phải sự đối kháng của các nhà cầm quyền như Nga, Anh và
kể cả ở Mỹ Các cuộc điều tra tình dục lớn trong sinh viên hầu như đều gặp những trở ngại, điển hình như việc sáu nghìn bản điều tra do một ủy ban dưới
sự điều khiển của D.N.Zabanov và V.I.Iakovenko phân phát cho nữ sinh các trường đại học và cao đẳng ở Maxcova, phần lớn đã bị cảnh sát tịch thu
Trang 14Tuy nhiên, với những ý nghĩa thực tiễn to lớn, những nghiên cứu về tình dục đã được nhìn nhận một cách khách quan hơn và được nghiên cứu phổ biến hơn, dưới nhiều góc độ khác nhau với những mục đích khác nhau Một nghiên cứu tổng hợp được tiến hành ở một số nước Châu Á, Châu Phi (2002) nhằm thống kê về thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân đã cho thấy tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân cao: 23% (Triều Tiên); 49,5% (Philippines); 81,4% (Thái Lan); 71% (Ni-Giê-Ria) và 14,8% (Việt Nam) Tỷ
lệ quan hệ tình dục trong 3 tháng trước điều tra ở vị thành niên học sinh trung học phổ thông ở Trung Quốc (2009) là 4,5% và 1,8% Cuộc điều tra về nhận thức và hành vi tình dục tiến hành ở Nhật Bản (1974) cho thấy đang có sự gia tăng các hành vi quan hệ tình dục của giới trẻ trước hôn nhân mà một trong số các nguyên nhân là quan niệm tự do hóa tình dục trong xã hội Nhật Bản (Kitazawa,1994)
Như vậy, có thể thấy rằng, quan hệ tình dục trước hôn nhân đang ngày một trở nên phổ biến, và đang có sự gia tăng mức độ chấp nhận của xã hội đối với các vấn đề tình dục (Kelly, 1999) Theo báo cáo của viện nghiên cứu PEW dựa trên cuộc điều tra ở Mỹ qua đường điện thoại (2007) với dung lượng mẫu là 2020 người trưởng thành, 60% những người được hỏi cho rằng quan hệ tình dục trước hôn nhân không có gì sai trái Tồn tại một khoảng cách thế hệ trong thái độ và hành vi đối với việc mang thai và quan hệ trước hôn nhân Những người trẻ tuổi có thái độ và hành vi cởi mở hơn và ngày càng đi
xa so với những chuẩn mực đạo đức truyền thống Những người đã từng trải nghiệm qua việc sống chung có quan niệm dễ dãi hơn
Về các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với việc quan hệ tình dục trước hôn nhân, nghiên cứu của Mohammadi, M.R và cộng sự (2006) cho thấy thái độ đồng tình với quan hệ tình dục trước hôn nhân ở thanh niên có liên quan với việc thôi học, đi làm, tiếp cận internet, sống xa cha mẹ, sử dụng
Trang 15chất gây nghiện như rượu, bia, thuốc lá, ma túy hay việc dậy thì sớm cũng làm tăng mức độ quan tâm về các nội dung tình dục và phiên giải theo hướng ủng hộ quan hệ tình dục trước hôn nhân(Brown, A L và cộng sự (2005)) Tập trung hơn vào việc nghiên cứu của truyền thông, báo chí tới quan hệ tình dục trước hôn nhân, nghiên cứu dọc quốc gia ở Mỹ (2008) với vị thành niên
từ 12 – 17 tuổi và nghiên cứu của Korkmaz Cetin (2008) đều thấy rằng có mối liên quan giữa xem thông tin, hình ảnh về tình dục trên ti vi và quan hệ tình dục Vị thành niên xem nhiều hơn về các thông tin, hình ảnh về tình dục thì nguy cơ quan hệ tình dục cao hơn Bên cạnh đó, qua nghiên cứu của Henry, D.B, và cộng sự (2007) và thông qua phân tích số liệu điều tra sức khỏe thanh thiếu niên Mỹ - Add Health (2006) lại cho thấy hành vi quan hệ tình dục của bạn đồng lứa ảnh hưởng tới hành vi tình dục của thanh thiếu niên Vị thành niên có bạn bè đã quan hệ tình dục có tỷ lệ quan hệ tình dục cao hơn Kinsman, J., Nyanzi, S & Pool, R (2000) cũng chứng minh thêm rằng ảnh hưởng truyền thống đến nhận thức của thanh niên về quan hệ tình dục đang giảm sút Nghiên cứu của Cubbin, C và cộng sự (2005) cũng như nghiên cứu của Lindberg, L D & Orr, M (2011) lại cho thấy môi trường cộng đồng, hàng xóm có liên quan đến quan hệ tình dục ở thanh niên Ảnh hưởng của mẹ đến hành vi quan hệ tình dục ở nữ nhiều hơn nam vị thành niên Tuy nhiên, tồn tại sự khác biệt giữa giới tính và chủng tộc về nhận thức, thái độ về quan hệ tình dục Cuffe, J.J., Hallfors, D.D & Waller, M.W (2007) chỉ ra rằng nữ thanh niên nhận thức rằng ít phúc lợi hơn nam về quan hệ tình dục, nữ thấy xấu hổ hơn, hối lỗi hơn nam về quan hệ tình dục So với thanh niên da trắng thì thanh niên gốc Phi ít thấy xấu hổ và hối lỗi hơn về quan hệ tình dục Đồng quan điểm, nghiên cứu ở Brazil (2001) cũng cho thấy nam thanh niên có thái độ đồng tình hơn nữ về quan hệ tình dục trước hôn nhân
Trang 16Về lợi ích của quan hệ tình dục trước hôn nhân, nếu nghiên cứu ở Uganda (2000) cho thấy phần lớn vị thành niên cho rằng tình dục đem lại lợi ích về mặt xã hội và cá tính thì Ott và cộng sự (2006) thấy rằng thanh niên nhận thức quan hệ tình dục đem lại sự gần gũi, thỏa mãn và vị thế xã hội của
họ Với nữ thì quan hệ tình dục có ý nghĩa nhât là tăng cường sự gần gũi khác với nam là quan hệ tình dục có ý nghĩa nhất là đem lại sự thỏa mãn
Như vậy, trên thế giới đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân ở thanh niên nói chung Hầu như các góc độ, khía cạnh của quan hệ tình dục trước hôn nhân đều được xem xét tới, qua đó cho thấy một cái nhìn toàn cảnh về thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân ở thanh niên, những yếu tố tác động đến hành vi và thái độ của thanh niên về vấn đề này Quan hệ tình dục trước hôn nhân tăng ở hầu hết các quốc gia và thái độ của xã hội đối với vấn đề này cũng đang dần thay đổi
2.2.2 Những nghiên cứu trong nước về vấn đề tình yêu, tình dục, quan
hệ tình dục trước hôn nhân của thanh niên
Ở Việt Nam – một đất nước với nền văn hóa truyền thống chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo, những vấn đề về tình dục, tình yêu trước đó ít được nói tới Bắt đầu từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX, Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới, đặc biệt là từ năm 1991, quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh và mạnh hơn bao giờ hết Sự thay đổi về mặt chính sách dẫn đến các thay đổi xã hội, hướng tới một xã hội đa dạng hơn Tự do cá nhân và địa vị của phụ nữ được nâng lên rõ rệt Trong số đó có sự thay đổi trong quan niệm về tình dục nói chung và quan hệ tình dục trước hôn nhân nói riêng, khiến một số người đã nghĩ đến một cuộc “cách mạng tình dục” đang diễn ra
ở Việt Nam So sánh với nước ngoài những nghiên cứu về tình dục và những vấn đề có liên quan vẫn còn là hiện tượng hết sức mới mẻ ở Việt Nam Nói
Trang 17một cách chính xác, phải tới thập niên 90, những nghiên cứu về tình dục mới bắt đầu được tiến hành ở Việt Nam
Nghiên cứu tiêu biểu về tình dục trong giai đoạn này có thể kể đến là
“Nghiên cứu về tình dục ở Việt Nam - những điều biết và chưa biết” của
Khuất Thu Hồng Nghiên cứu này được thực hiện từ 9 - 12/1996 như một nghiên cứu đầu tiên, có tính chất gợi mở về chủ đề tình dục ở Việt Nam Dựa trên việc tham khảo các nghiên cứu dân tộc học, các nghiên cứu về phong tục, tập quán và lễ hội, các tư liệu lịch sử và văn hoá, tác giả đã giới thiệu về những thay đổi trong quan niệm, thái độ và hành vi tình dục ở Việt Nam trong các thời kỳ khác nhau, đồng thời phân tích các nghiên cứu về tình dục và các chủ đề có liên quan Dựa trên những bằng chứng từ di tích khảo cổ học, kiến trúc cũng như từ văn hoá dân gian và lễ hội, bà đã cho rằng người Việt Nam
đã từng có những quan niệm tương đối cởi mở về tình dục, coi hoạt động tình dục là nhu cầu tự nhiên, lành mạnh của con người Tuy nhiên, có những bằng chứng khác cho thấy một quan niệm khắt khe về tình dục trong hệ tư tưởng chính thống vốn được xây dựng theo mô hình Nho giáo Theo dòng thời gian,
sự máy móc, khắt khe đó càng được nhân lên và được củng cố bởi những quan niệm cực đoan về quan hệ giới nói chung và tình dục nói riêng thời kỳ trước đổi mới Thái độ khắt khe này khiến cho thế hệ trẻ Việt Nam thập niên
90 đã không được trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết để bước vào cuộc sống với những thay đổi trong quan niệm về tự do, quan hệ giữa hai giới, tình yêu, tình dục và hôn nhân Nghiên cứu của Khuất Thu Hồng cũng cho thấy sự băn khoăn, day dứt của những người tham gia nghiên cứu khi phải đối mặt với những quan niệm cũ và mới về tình yêu, về giá trị của trinh tiết, về tình dục trước hôn nhân…
Tiếp nối sau nghiên cứu của Khuất Thu Hồng, đã có rất nhiều các nghiên cứu khác nhau liên quan đến vấn đề tình dục Tuy nhiên, chủ đề
Trang 18nghiên cứu về quan hệ tình dục ngoài hôn nhân nói chung hay nghiên cứu về quan hệ tình dục trước hôn nhân của thanh niên nói riêng chưa phải là một chủ đề nghiên cứu riêng biệt mà phần lớn được lồng trong các nghiên cứu khác nhau ví dụ như: về bạo lực gia đình (Vũ Mạnh Lợi và cộng sự, 1999; Lê thị Phương Mai, 2000; Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam, 2001), người hành nghề mại dâm (Khuất Thu Hồng và cộng sự, 1997; Population Council, 1997; Nguyễn Thị Thanh Thúy, 1997; Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, 2004), những người phải nạo hút thai (Gameltoft và Nguyễn Minh Thắng, 1999; Khuất Thu Hồng và Belanger, 1996; Julian Hafner, 1998; Trần thị Minh Thi, 2002) Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng so với các thế hệ trước, giới trẻ hiện nay cởi mở hơn với quan hệ tình dục trước hôn nhân, có xu hướng tự do hơn Họ hiểu biết khá sớm về các vấn đề giới tính, tình dục so với thế hệ trước và những chuyện liên quan đến tình dục không còn là một lãnh địa cấm mà được nói đến công khai, rộng rãi ở nhiều nơi (Khuất Thu Hồng, 2009; Khuất Thu Hồng, 1998)
Đến những năm đầu của thế kỷ XXI đã có rất nhiều những nghiên cứu chuyên biệt về tình dục ở những khía cạnh khác nhau mang nhiều ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn
Nghiên cứu về chủ đề tình dục được công bố vào ngày 6/10/2009 do Viện nghiên cứu phát triển xã hội thực hiện đã chỉ ra sự thay đổi trong quan niệm, thái độ, hành vi tình dục qua các thế hệ Nghiên cứu này đã điều tra trong 4 năm (2003-2007), với sự tham gia của gần 300 người từ 15 đến trên
65 tuổi, ở 4 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hà Tây cũ, TP HCM và Cần Thơ Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng có những quan điểm gần như bất biến trong vòng hơn 50 năm qua, như vấn đề trinh tiết của phụ nữ luôn được xem trọng Tuy nhiên, nhìn chung quan điểm của giới trẻ đã cởi mở hơn rất nhiều
về vấn đề này và thái độ của những người lớn tuổi cũng đã nhượng bộ Họ
Trang 19không thay đổi quan niệm của mình về trinh tiết và tình dục trước hôn nhân nhưng họ hiểu rằng trong bối cảnh xã hội như hiện nay việc giới trẻ giữ được trinh tiết rất khó khăn và hình như là không thực tế Vì vậy, trong một số trường hợp nhất định đối với người lớn tuổi việc ăn cơm trước kẻng của thanh niên là chấp nhận được
Ở thành phố phố Hồ Chí Minh năm 2008, các nhà nghiên cứu xã hội học của Viện Phát triển Bền vững Vùng Nam bộ cũng đã thực hiện một đề tài liên quan đến vấn đề này Đó là đề tài “Hiện tượng chung sống trước hôn nhân của giới trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) trong mối quan hệ với
độ ổn định của gia đình trẻ” Đề tài tập trung phân tích 4 vấn đề chính: việc chung sống trước hôn nhân của giới trẻ tại TPHCM, những nguyên nhân dẫn đến việc chung sống trước hôn nhân, những tác động của việc chung sống trước hôn nhân và những giải pháp giúp đỡ Trong phần những nguyên nhân chính dẫn đến việc sống chung trước hôn nhân, tác giả phân tích 2 nguyên nhân chính là do vấn đề kinh tế và tâm lý, trong đó bao gồm mục đích thỏa mãn nhu cầu tình dục của cả hai phía Về ý nghĩa của việc quan hệ tình dục thì một nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy thanh niên nhìn nhận quan hệ tình dục như biểu hiện của tình yêu, sự gần gũi hơn
Trên bình diện quốc gia, cuộc điều tra về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2003 và năm 2009 (SAVY) do Bộ y tế và Tổng cục thống kê thực hiện với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) là nghiên cứu đầu tiên
có quy mô lớn tìm hiểu các thông tin toàn diện về vị thành niên và thanh niên Việt Nam Nghiên cứu lần1 được tiến hành trên 7584 thanh thiếu niên trong
đô ̣ tuổi từ 14 – 25 ở 42 tỉnh, thành phố; nghiên cứu lần 2 được tiến hành với
10044 thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 14-25 và cũng tiến hành ở 42 tỉnh thành Kết quả của hai cuộc nghiên cứu này đã đề cập đến nhiều khía cạnh
Trang 20trong cuộc sống của thanh thiếu niên Trong đó có những vấn đề liên quan đến quan hệ tình dục của họ cũng như thái độ của họ trước hiện tượng quan
hê ̣ tình du ̣c trước hôn nhân
So sánh một số kết quả của nghiên cứu SAVY 1 và SAVY 2 cho thấy,
ở điều tra SAVY 1, độ tuổi trung bình khi có quan hệ tình dục của thanh thiếu niên Việt Nam là 19,6 tuổi Trong tổng số mẫu điều tra , 7.6% số người được hỏi cho biết đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân Tới điều tra SAVY 2 thì
độ tuổi trung bình khi có quan hệ tình dục giảm xuống còn 18,1 và 9.5% tổng
số người được hỏi trả lời rằng đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân Các chuyên gia cũng cho biết, nam thanh niên đã từng có quan hệ tình dục trước hôn nhân là 13,6% cao gấp 2 lần so với nữ (5,2%) kết quả ở lần điều tra thứ 2 Tuy nhiên, các nhà điều tra cũng cho rằng khó mà xác định được mức độ chính xác của những con số trên khi nam giới thường có xu hướng phóng đại còn phụ nữ lại có xu hướng giảm thiểu trong khi trả lời các câu hỏi có liên quan đến tình du ̣c Các yếu tố ảnh hưởng đến sự khác biệt về giới trong tỷ lệ này là do nữ thanh niên không dám trả lời đã có quan hệ tình dục vì các lý do văn hóa cũng như sự kỳ thi ̣ đối với viê ̣c quan hê ̣ tình du ̣c trước hôn nhân Tuy nhiên, đó là mô ̣t bằng chứng cho thấy rằng trong thực tế có hành vi tình du ̣c trước hôn nhân và xu hướng này sẽ tăng lên trong điều kiê ̣n dư luâ ̣n xã hô ̣i bớt nghiêm khắc
Điều tra SAVY còn đá nh giá thái độ của thanh niên về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân Sự đánh giá này dựa trên tỷ lệ đồng ý của họ với 5 nhận định: Có thể quan hệ tình dục trước hôn nhân nếu: 1/ hai người hoàn toàn tự nguyện làm việc này; 2/ hai người yêu nhau; 3/ hai người đang chuẩn
bị làm đám cưới; 4/ hai người đã trưởng thành và lường trước được những hậu quả của việc họ đang làm; 5/ biết giữ cho người phụ nữ không có thai Kết quả cho thấy, khoảng 1/3 thanh niên không đồng ý với hành vi quan hệ
Trang 21tình dục trước hôn nhân trong 5 tình huống nêu trên So sánh với thái độ của thanh niên ở độ tuổi này vào năm 2003, thanh niên được điều tra ở năm 2009
có thái độ cởi mở hơn về quan hệ tình dục trước hôn nhân khi mà thanh niên
ở SAVY 2 chấp nhận thình dục trước hôn nhân cao hơn ở SAVY 1 dao động
từ 3-5% Cả hai cuộc điều tra đều cho thấy nam giới và người sống ở đô thị có thái độ chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân cao hơn nữ giới, người sống ở nông thôn
Về những yếu tố tác động đến thái độ của thanh niên về quan hệ tình dục trước hôn nhân SAVY 1 và 2 cho là gồm có yếu tố môi trường sống có hoặc không có nhiều người chưa lập gia đình nhưng đã có quan hệ tình dục,
sự phổ biến các ấn phẩm khiêu dâm tại khu vực sinh sống, quan niệm của nhóm bạn cùng chơi về quan hệ tình dục trước hôn nhân và đặc biệt, vấn đề học vấn không ảnh hưởng tới thái độ của thanh niên về vấn đề này như trước nay nhiều người vẫn lầm tưởng Yếu tố học vấn không ảnh hưởng đến thái độ của thanh niên về quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng là khẳng định của Nguyễn Hà Đông[14] Bên cạnh đó, bà cũng cho rằng mức độ gần gũi với cha
mẹ và việc trao đổi với cha mẹ về các vấn đề liên quan đến tình dục không có tác động đáng kể đến sự chấp thuận quan hệ tình dục trước hôn nhân mà thay vào đó, yếu tố tác động được nhấn mạnh tới là yếu tố nhóm bạn thân, cảm giác bị hấp dẫn bởi người khác giới và sự tiếp cận với tài liệu khiêu dâm Ngược lại, Lê Cự Linh và cộng sự (2009) lại cho rằng việc ít kết nối với cha
mẹ là một trong những yếu tố tác động tới quan niệm của thanh niên về vấn
đề này bên cạnh những yếu tố khác là do chơi với bạn hư hay đã từng bị lạm dụng tình dục
Tóm lại, trong vòng hơn 20 năm qua, có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về tình dục và những khía cạnh có liên quan được thực hiện Các nghiên cứu chủ yếu là định lượng, cắt ngang và vẫn chưa mang tính bao quát vấn đề
Trang 22nhưng đã thể hiện sự quan tâm ngày một tăng của giới nghiên cứu đối với vấn
đề tình dục và tình dục ở thanh niên Mặc dù vậy, việc nghiên cứu tình dục mới chỉ gắn với yếu tố giới, độ tuổi, dân tộc chứ chưa có những nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa quan hệ tình dục trước hôn nhân với yếu tố tôn giáo
Do vậy, việc nghiên cứu “Quan niệm của thanh niên theo đạo Tin lành về
quan hệ tình dục trước hôn nhân” có yếu tố gợi mở và rất cần thiết
3 Ý nghĩa nghiên cứu
ở giới trẻ theo đạo Tin lành nói riêng Đồng thời, đề tài cũng góp phần làm sáng tỏ hơn những lý thuyết xã hội học đã áp dụng
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu được thực hiện nhằm góp phần phác họa quan niệm của thanh niên theo đạo Tin lành về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân Những kết quả nghiên cứu của đề tài được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ chức quan tâm khi nghiên cứu các vấn đề về hôn nhân, tình yêu, tình dục của thanh niên Tin lành
4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này hướng tới làm sáng tỏ quan niệm của thanh niên theo đạo Tin lành ở Hà Nội về QHTD trước hôn nhân, qua đó xem xét tác động của đạo Tin lành tới quan niệm về tình dục trước hôn nhân của thanh niên
Trang 234.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhận diện các đặc điểm cá nhân và đặc điểm tôn giáo của nhóm thanh niên theo đạo Tin lành tại Hà Nội
- Tìm hiểu nhận thức, thái độ của thanh niên theo đạo Tin lành về tình dục, QHTD trước hôn nhân
- Tìm hiểu hành vi QHTD trước hôn nhân trong nhóm thanh niên theo đạo Tin lành tại Hà Nội
- Phân tích một số yếu tố tác động tới nhận thức và hành vi của thanh niên theo đạo về quan hệ tình dục trước hôn nhân
5 Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Quan niệm về quan hệ tình dục trước hôn nhân của thanh niên theo đạo Tin lành tại Hà Nội
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2016 – tháng 6/2016
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung vào nghiên cứu, phân tích quan điểm của thanh niên theo đạo Tin lành về quan hệ tình dục trước hôn nhân của thanh niên theo đạo Tin lành ở một số chiều cạnh sau: Nhận thức của thanh niên Tin lành về tình yêu, tình dục, mối quan hệ giữa tình dục và tình yêu; thái độ và hành vi QHTD trước hôn nhân ở nhóm thanh niên theo đạo
Trang 246 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
6.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Thanh niên theo đạo Tin lành tại Hà Nội có những đặc điểm cá nhân
và đặc điểm tôn giáo như thế nào?
- Thanh niên theo đạo Tin lành tại Hà Nội có nhận thức và thái độ như thế nào về tình dục, QHTD trước hôn nhân?
- Hành vi QHTD trước hôn nhân trong nhóm thanh niên theo đạo Tin lành?
- Có những yếu tố nào tác động tới nhận thức và hành vi của các tín đồ
là thanh niên theo đạo Tin lành về QHTD trước hôn nhân?
6.2 Giả thuyết nghiên cứu
- Đạo Tin Lành thu hút khá nhiều những thanh niên có học vấn cao tại
Hà Nội Phần lớn trong số họ tuy mới biết tới Tin lành nhưng rất nhiệt tình tham gia những hoạt động sinh hoạt tôn giáo của Hội thánh
- Đa số thanh niên theo đạo Tin lành cho rằng tình dục là yếu tố cần thiết để duy trì, củng cố tình yêu, song họ chưa có hiểu biết đầy đủ về QHTD
an toàn và vẫn có hành vi QHTD trước hôn nhân
- Quan niệm của thanh niên theo đạo Tin lành tại Hà Nội về QHTD trước hôn nhân chịu ảnh hưởng nhiều bởi nhiều yếu tố đặc biệt là yếu tố tôn giáo
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phân tích tài liệu
Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu khái quát những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài thông qua các bài viết trên sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các công trình nghiên cứu về thanh niên nói chung, những nghiên cứu về tình yêu, tình dục và hôn nhân của thanh niên nói riêng cũng như những nghiên cứu liên quan đến đạo Tin lành tại Việt Nam
Trang 25Các thông tin thu thập được tác giả kế thừa và sử dụng một cách có chọn lọc, sáng tạo, từ đó áp dụng vào nghiên cứu tại Hội thánh Lời sự sống Việt Nam
7.2 Phỏng vấn sâu
Phương pháp này giúp cho tác giả có những lý giải sâu hơn về vấn đề nghiên cứu thông qua việc làm rõ hơn động cơ, mục đích cũng như bản chất của vấn đề Trong đề tài này tác giả thực hiện 07 phỏng vấn sâu Trong đó gồm:
-1 phỏng vấn đối với người lãnh đạo Hội Thánh để hiểu rõ hơn về quy định của đạo Tin lành đối với quan hệ tình dục trước hôn nhân, lịch sử Hội thánh, cách hoạt động, sinh hoạt của Hội thánh và thông tin tổng quan về các tín đồ trong Hội thánh
- 4 phỏng vấn sâu đối tượng là nữ giới, trong đó, 2 nữ giới là người chưa có hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân và 2 nữ giới đã có hành vi quan hệ tình dục khi chưa kết hôn để đối chiếu so sánh quan điểm về quan hệ tình dục trước hôn nhân giữa những người đã từng có hành vi này với những người chưa có hành vi này
- 3 phỏng vấn sâu đối tượng là nam giới, trong đó, 2 nam giới đã từng
có hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân và 1 nam giới là người không có hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân để đối chiếu so sánh quan điểm về quan hệ tình dục trước hôn nhân giữa những nam giới đã từng có hành vi này với những nam giới chưa có hành vi, từ đó so sánh quan điểm của hai giới khác nhau
7.3 Phương pháp trưng cầu ý kiến
Phương pháp trưng cầu ý kiến là phương pháp định lượng tác giả sử dụng nhằm thu thập những thông tin định lượng về vấn đề nghiên cứu Bảng hỏi được thiết kế gồm những câu hỏi liên quan đến vấn đề nghiên cứu Tác giả sẽ sử dụng lại một số thang đo của SAVY để đo lường thái độ của thanh
Trang 26niên theo đạo Tin lành về quan hệ tình dục trước hôn nhân Cùng với đó, tác giả cũng sử dụng một số thông tin định lượng của điều tra SAVY để đối chiếu
so sánh đánh giá, thái độ của thanh niên nói chung và thanh niên theo đạo Tin lành về quan hệ tình dục trước hôn nhân
Về việc chọn mẫu nghiên cứu, tổng số thanh niên ở 2 điểm nhóm là khoảng 160 người, tác giả phát ra 150 bảng hỏi cho những người có mặt tại buổi sinh hoạt ở các điểm nhóm, thu được về 132 bảng hỏi có đầy đủ thông tin Các thông tin thu được từ bảng hỏi sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS
và được phân tích để thấy rõ được quan niệm của thanh niêm theo đạo Tin lành về quan hệ tình dục trước hôn nhân
Cơ cấu mẫu khảo sát như sau:
Trang 27NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Khái niệm công cụ
1.1.1 Thanh niên theo đạo Tin lành
Trong nghiên cứu này, thanh niên được xét thuộc phạm vi từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi
- Đạo Tin lành
Đạo Tin lành là một nhánh của tôn giáo cùng thờ Đức Chúa Giesu Kito gồm có: Công giáo (Thiên Chúa giáo), Chính thống giáo, Tin lành và Anh giáo
- Thanh niên theo đạo Tin lành
Những người từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi theo đạo Tin lành
1.1.2 Quan hệ tình dục trước hôn nhân
- Tình dục
Theo cuốn Một số vấn đề lý luận về tình dục của tác giả Khuất Thu
Hồng, Viện Nghiên cứu và Phát triển xã hội thì tình dục là sự thể hiện tính dục của con người gồm: 1/ Tưởng tượng, mơ ước về quan hệ tình dục với đối tượng; 2/ Nói chuyện về vấn đề tình dục; 3/ Tự kích thích, thủ dâm; 4/ Quan
Trang 28hệ tình dục âu yếm, giao hợp với đối tượng Nói tóm lại, tình dục là những hoạt động, những suy nghĩ đem lại cảm xúc tình dục cho con người Tình dục không chỉ bao hàm hoạt động và hành vi tình dục mà cả suy nghĩ, thái độ và cảm xúc
Như vậy, hành vi tình dục là các hành động (vuốt ve, ôm hôn, kích thích, giao hợp) thể hiện tính dục của một người Hoạt động tình dục hay hành vi tình dục là những gì mà con người thể hiện với nhau hoặc với bản thân
- Hôn nhân
Theo khoản 6, điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình (2014) đã quy định:
“Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và cồng sau khi đã kết hôn”
Theo Từ điển Tiếng Việt [42] đã định nghĩa: “Hôn nhân là việc nam nữ chính thức lấy nhau.”
Theo Từ điển Xã hội học [7], hôn nhân là một dạng liên kết khác giới thuộc loại đặc biệt, được tập quán và luật pháp công nhận, có giá trị lâu dài
Dù tất cả sự khác biệt về văn hóa thì hôn nhân bất cứ đâu dù có khác biệt về mức độ trách nhiệm, hôn nhân vẫn được công nhận là thể chế xã hội đảm bảo
sự kế tục hợp pháp, thường được xã hội bảo vệ và mức độ nhiều hay ít chịu sự điều tiết của xã hội
Trang 29Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả chọn cách hiểu hôn nhân là sự ràng buộc giữa hai người nam và nữ được luật pháp thừa nhận Sự thừa nhận đó được thể hiện bằng giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho chính quyền địa phương cấp
- Quan hệ tình dục trước hôn nhân
Quan hệ tình dục trước hôn nhân là những hành vi tình dục có sự giao hợp xảy ra trước khi kết hôn, tức là trước khi có sự thừa nhận hôn nhân về mặt pháp lý hay về khía cạnh xã hội
1.1.3 Quan điểm về QHTD trước hôn nhân
Trong nghiên cứu này, quan điểm về QHTD trước hôn nhân được xem xét ở những khía cạnh: Quan điểm về tình yêu, tình dục và tình dục an toàn; đánh giá về mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục; thái độ về QHTD trước hôn nhân; hành vi QHTD trước hôn nhân
1.2 Các lý thuyết áp dụng
1.2.1 Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý
Thuyết lựa chọn hợp lý hay còn gọi là thuyết lựa chọn duy lý trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học vào thế kỷ XVIII, XIX Một số nhà triết học đã cho rằng bản chất con người là vị kỷ, luôn tìm đến sự hài lòng, sự thỏa mãn và lảng tránh nỗi khổ đau Một số nhà kinh tế học cổ điển thì từng nhấn mạnh vai trò động lực cơ bản của động cơ kinh tế, lợi nhuận khi con người phải đưa ra quyết định lựa chọn hành động Đặc trưng thứ nhất có tính chất xuất phát điểm của sự lựa chọn duy lý chính là các
Trang 30một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu Thuật ngữ
“lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thức hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực Phạm vi của mục đích đây không chỉ có yếu tố vật chất mà còn có
cả yếu tố lợi ích xã hội và tinh thần Định đề này được Homans diễn đạt theo kiểu định lý toán học như sau: Khi lựa chọn trong số các cách hành động có thể có, cá nhân sẽ chọn cách nào mà họ cho là tích của xác xuất thành công của hành động đó với giá trị mà phần thưởng của hành động đó là lớn nhấn (C
= [P*V] = Max), tức là Homans đã nhấn mạnh đến đặc trưng thứ hai của sự lựa chọn hợp lý là quá trình tối ưu hóa
Tương tự như vậy thì J.Elster lại phát biểu nội dung của thuyết này bằng câu nói đơn giản “Khi đối diện với một số cách hành động, mọi người thường làm cái mà họ tin là có khả năng đạt được kết quả cuối cùng tốt nhất”[15]
Vào những năm 1980, Simel đưa ra nguyên tắc “cùng có lợi” trong mối tương tác xã hội giữa các cá nhân và cho rằng mỗi cá nhân luôn phải cân nhắc, tính toán thiệt hơn để theo đuổi các nhu cầu cá nhân, thỏa mãn các nhu cầu cá nhân Ông cho rằng mối tương tác giữa người với người đều dựa vào
cơ chế cho-nhận, tức là trao đổi mọi thứ ngang giá nhau Quan điểm này về sau được phát triển thành học thuyết trong nghiên cứu XHH hiện đại: Thuyết trao đổi [15]
Áp dụng thuyết lựa chọn hợp lý vào nghiên cứu về quan niệm của thanh niên theo đạo Tin lành về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân, ta có thể xem mối quan hệ giữa các tín đồ với Chúa trời là mối quan hệ trao đổi: Để được thỏa mãn những ước muốn của mình thì họ phải tuân thủ những điều răn dạy của Chúa Khi đó thì Chúa trời mới thực hiện những yêu cầu của con
Trang 31người và đem đến cho họ những đặc ân ngay lập tức hoặc sau này Nếu bằng mọi cách mà những đặc ân vẫn không thể đạt được thì Chúa vẫn được hướng tới để che chở từ đó hình thành một mối quan hệ bền chặt giữa con người với Chúa Cũng theo Malinowsky, con người sẽ chỉ thực hiện trao đổi với Chúa nếu điều đó rẻ hơn hay hiệu quả hơn những giải pháp khác để tìm niềm vui và thực hiện mong muốn của họ Đây chính là một sự lựa chọn duy lý hợp lý
1.2.2 Lý thuyết hành động xã hội
Có thể nói, lý luận về hành động xã hội của M Weber là một trong những lý luận có ý nghĩa quan trọng, đặt nền tảng cho sự phát triển các lý thuyết về hành động xã hội trong xã hội học hiện đại Ông được xem là nhà
xã hội học đầu tiên khởi xướng quan điểm hành động xã hội Weber cho rằng, mọi hiện tượng và sự kiện xã hội đều có thể lý giải bằng lý luận về hành động
xã hội, vì suy cho cùng, xã hội thống nhất bởi các quan hệ xã hội mà quan hệ
xã hội lại do con người tạo ra Tóm lại, con người tạo ra xã hội và xã hội không phải tổng số cơ học của các cá thể mà là tổng hòa của các hành động
xã hội Vì thế, nhiệm vụ của xã hội học là tiếp cận, tìm hiểu, giải thích hành động xã hội cũng như giải thích một các nhân quả về quá trình và kết quả tác động của nó [32, tr92]
Weber đã chỉ ra sự khác nhau giữa hành động xã hội và hành vi, hoạt động khác của con người Theo Weber, hành động được gọi là hành động xã hội khi nó tương quan và định hướng vào hành động của những người khác theo cái ý đã được nhận thức bởi chủ thể hành động [32, tr92]
Dựa vào động cơ của hành động xã hội, Weber đã phân loại HĐXH ra làm 4 loại:
- Hành động duy lý mục đích
- Hành động duy lý giá trị
- Hành động cảm xúc
Trang 32- Hành động truyền thống
Hành động duy lý mục đích
Đây là loại hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả cao nhất Hành động này cho ta thấy nỗ lực của cá nhân trên cơ sở phân tích, định hướng vào điều kiện, hoàn cảnh để xác định sự hợp lý về mục đích hành động của mình Tương ứng với tính mục đích của hành động là những phương tiện đã được ý thức một cách hợp lý, nhằm đảm bảo cho việc đạt được những kết quả của hành động xã hội
Tính duy lý của mục đích được thỏa mãn trên cả hai phương diện: Hợp
lý về mặt nội dung của chính mục đích và hợp lý về mặt phương tiện đã được chủ thể lựa chọn Hành động duy lý mục đích đòi hỏi chủ thể hành động cần
có những tính toán, cân nhắc hợp lý để có những phản ứng phù hợp, đồng thời
“tận dụng” hành vi của những người xung quanh để đạt được mục đích mình
đã đặt ra Theo Weber, hành động hợp lý về mục đích có ưu điểm lớn về mặt phương pháp luận, nó đóng vai trò mô hình mà theo đó các loại hành vi người được hình thành và xây dựng trên cơ sở của những hoàn cảnh cụ thể
Hành động duy lý giá trị
Loại hành động này được thực hiện vì bản thân hành động (mục đích tự thân) Khi phân tích hành động duy lý giá trị ta thấy nổi trội lên vai trò của yếu tố khách quan, buộc chủ thể phải cân nhắc và thận trọng, để lựa chọn những gì mà nó cho là có ý nghĩa, có giá trị Hành động duy lý giá trị là loại hành động tuân thủ theo quy tắc của cái nghĩa, cái hành vi đúng mức hay còn gọi là hành vi chuẩn
Hành động duy lý giá trị được thực hiện bởi niềm tin của chủ thể vào những giá trị đã được hình thành trong đời sống xã hội thông qua hoạt động của các thiết chế chủ yếu, như gia đình, kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục,
Trang 33tôn giáo… Hành động này luôn luôn phụ thuộc vào những đòi hỏi nào đó đối với chủ thể Khi hành động chủ thể nhận thức được nghĩa vụ của mình, lúc đó
nó thực hiện nghĩa vụ phù hợp với những đòi hỏi được đo bằng thang giá trị
mà cá nhân đã lĩnh hội được, chỉ khi đó ta thấy hành động cá thể hợp với giá trị (theo sự phán xét của chính cá thể đó)
Hành động duy lý giá trị có đặc tính là có tính hoạch định nên dựa vào
đó ta có thể dự báo được những xu hướng hành vi của con người
Hành động cảm xúc
Là hành động do các trạng thái cảm xúc hoặc tình cảm bột phát gây ra
mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành động (Ví dụ như hành động của đám đông quá khích hoặc hành động lúc cáu giận) Đây là loại hoạt động mà đặc tính xác định của nó là trạng thái cảm xúc nhất định của chủ thể
Khác với hành động duy lý mục đích và duy lý giá trị, hành động cảm xúc không cần đạt mục đích bên ngoài nào đó mà nó có một ý nghĩa ngay trong tính xác định của hành vi (thỏa mãn nhu cầu cảm xúc một cách nhanh nhất với mong muốn tháo gỡ căng thẳng)
Loại hành động này nằm trên ranh giới của hành động nhận thức và định hướng một cách có ý thức Cũng chính do đặc tính này mà hành động cảm xúc là trường hợp đặc biệt của hành vi con người hiện thực Weber xác nhận mức độ nhận thức một cách tối thiểu của hành động cảm xúc, vượt qua ngưỡng này thì nó không còn là xã hội, không còn là hành động của con người nữa
Hành động truyền thống
Là loại hành động tuân thủ những thói quen, nghi lễ, phong tục, tập quán đã được truyền lại từ đời này qua đời khác; được hình thành trên cơ sở
Trang 34của việc mô phỏng lại mô hình hành vi nào đó đã được củng cố, khẳng định trong truyền thống văn hóa và được xã hội, cộng đồng chấp nhận
Ý nghĩa của hành động truyền thống là rất lớn vì phần nhiều những hành vi thưởng ngày của con người đều thấy có vài trò của thói quen Trong khi đó độ tin cậy đối với thói quen tự nó có thể được ý thức bởi những phương thức khác nhau Weber không chỉ xem xét hành động truyền thống trong một chừng mực của hành động phản xạ có ý thức mà còn công nhận cái
ý nghĩa thực chứng của nó nữa
Theo Weber, Xã hội học nghiên cứu hành động xã hội, tập trung nhấn mạnh hành động cơ sở, quan trọng nhất là hành động duy lý mục đích Ông lập luận rằng, đặc trưng quan trọng nhất của xã hội hiện đại là hành động xã hội của con người ngày càng trở nên duy lý, hợp lý với tính toán chi li, tỉ mỉ, chính xác về mối quan hệ giữa những công cụ, phương tiện và mục đích, kết quả
Có thể nói, 4 loại hành động xã hội theo phân loại của Weber đều là những loại hành động được suy diễn từ lý thuyết chứ chưa có bằng chứng thực nghiệm nào đo đạc cụ thể Trên thực tế, khó có thể tìm được một loại hành động nào chỉ đơn thuần là hành động duy lý mục đích hay hành động cảm xúc… mà các loại hành động đều là sự phối hợp lẫn nhau Phân loại các loại hành động xã hội chỉ mang tính chất tương đối để người ta có thể hiểu được một cách khái quát về con người và xã hội, bởi xã hội là phức hợp của các hành động xã hội [12]
Như vậy, áp dụng lý thuyết hành động xã hội vào nghiên cứu sẽ giúp phân tích được những nguyên nhân, động cơ tạo nên những quan niệm, thái
độ của thanh niên theo đạo Tin lành đối với vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân
Trang 351.2.3 Lý thuyết tương tác biểu trưng
Trong cuốn “Lịch sử và Lý thuyết xã hội học” của Lê Ngọc Hùng, tác giả đã viết, thuyết tương tác biểu trưng có nguồn gốc là các quan niệm xã hội học của Max Weber , Georg Simmel, Robert Park, các đồng sự và các học trò của họ Các tác giả của thuyết tương tác biểu trưng vận dụng quan niệm của thuyết hành vi nhưng cho rằng tư duy và sự trải nghiệm bên trong cũng là hành vi mặc các hành vi bên trong khó quan sát nhưng chúng vẫn tuân theo những quy luật của hành vi bên ngoài Đồng thời, các tác giả thuyết tương tác biểu trưng phát triển thuyết hành vi xã hội để nhấn mạnh vai trò của các yếu
tố tư duy, ý thức và tự ý thức của cá nhân trong hành vi, hoạt động, giao tiếp nhất là mối tương tác xã hội [19, tr.325] Luận điểm gốc của thuyết tương tác biểu trưng cho rằng xã hội được tạo thành từ sự tương tác của vô số các cá nhân; bất kỳ hành vi, cử chỉ nào của con người đều có vô số các ý nghĩa khác nhau; hành vi và hoạt động của con người không những phụ thuộc mà còn thay đổi cùng với các ý nghĩa biểu trưng Do đó, để hiểu được tương tác xã hội giữa các cá nhân, giữa con người với xã hội, cần phải nghiên cứu các tương tác xã hội, cần phải lý giải được ý nghĩa của các biểu hiện của mối tương tác đó
Trong số các lý thuyết xã hội học hiện đại, thuyết tương tác biểu trưng của Cooley góp phần trả lời trực tiếp cho câu hỏi về bản chất mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội Thuyết này cho rằng xã hội được tạo nên từ các tương tác xã hội giữa các cá nhân Do vậy, cần phải tập trung nghiên cứu ý nghĩa biểu trưng và ý nghĩa chủ quan mà con người gán cho các mối tương tác tạo nên xã hội của con người và tìm hiểu sự ảnh hưởng của mối tương tác biểu trưng đó với các cá nhân
Lý thuyết tương tác biểu trưng cho thấy các cá nhân trong quá trình tương tác tác động qua lại lẫn nhau Trong đề tài nghiên cứu này ta xét đến
Trang 36yếu tố tôn giáo tác động như thế nào đến hành vi của mỗi cá nhân Đâu chính
là động cơ thúc đẩy hành động, thái độ của họ đối với hành vi QHTD trước hôn nhân
3 Khái quát về đạo Tin lành
3.1 Vài nét cơ bản về đạo Tin Lành, đạo Tin lành tại Việt Nam
Đạo Tin lành là một nhánh của tôn giáo cùng thờ Đức Chúa Giesu Kito gồm có: Công giáo (Thiên Chúa giáo), Chính thống giáo, Tin lành và Anh giáo
Trong bài viết “Về nguồn gốc và sự xuất hiện tên gọi đạo Tin lành tại Việt Nam” của Nguyễn Xuân Hùng cho biết: Đạo Tin lành truyền vào Việt Nam đầu thế kỷ XX, ở miền Bắc được gọi theo cách của người Trung Quốc là
"đạo Thệ phản", ở miền Trung gọi là "đạo Giatô", ở miền Nam gọi là "đạo Huê Kỳ" Đầu những năm 20, 30 của thế kỷ XX giáo sĩ Cadman người Canada thuộc Hội Truyền giáo Cơ đốc - CMA, cùng với văn sĩ Phan Khôi dịch Kinh thánh ra tiếng Việt Nam, hai ông không dịch Phúc âm (Evangelical) là "Tin mừng" như đạo Công giáo, mà dịch là "Tin lành" Cách gọi Phúc âm là Tin lành của những người theo đạo Cải cách (Thệ phản) dần dần thành thói quen và nhất là nó phân biệt được với đạo Công giáo nên người ta gọi luôn đạo Cải cách là đạo Tin lành cho đến ngày nay [20]
Tin lành lấy Kinh thánh (gồm Cựu ước và Tân ước) làm nền tảng giáo
lý Đạo Tin lành đề cao vị trí của Kinh thánh, coi đó là chuẩn mực căn bản, duy nhất của đức tin và sự hành đạo Đối với đạo Tin lành, Kinh thánh có vị trí cực kỳ quan trọng Trong các trường hợp, Kinh thánh giữ vai trò như một giáo sĩ trên cả hai phương diện mục vụ và truyền giáo
Giáo lý của đạo Tin lành thờ Thiên Chúa, tin theo thuyết "Thiên Chúa
ba ngôi" (Ngôi Một: Cha, Ngôi Hai: Con, Ngôi Ba: Thánh thần; Ngôi Hai được "lưu xuất" từ Ngôi Một, Ngôi Ba được "lưu xuất" từ Ngôi Một và Ngôi
Trang 37Hai); tin vũ trụ, muôn vật đều do Thiên Chúa tạo dựng và có điều khiển; tin con người do Thiên Chúa tạo dựng theo cách riêng và có phần hồn và phần xác; tin con người có tội lỗi; tin có Ngôi Hai Thiên Chúa là Giêsu Kitô xuống trần chịu nạn, chịu chết chuộc tội cho loài người; tin có Thiên thần và Ma quỷ, có Thiên đàng và Địa ngục; tin có ngày Phục sinh, Tận thế và Phán xét cuối cùng
Trong đời sống tín ngưỡng, đạo Tin lành là một tôn giáo đặc biệt đề cao lý trí trong đức tin, cho rằng sự cứu rỗi chỉ đến bởi đức tin chứ không phải vì những "hình thức ngoại tại" (tức là không phải vì các luật lệ, lễ nghi)
Do đó luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo của đạo Tin lành đơn giản không cầu kỳ, rườm rà như đạo Công giáo
3.2 Một số nét khác biệt giữa đạo Công giáo và Tin lành 1
Trong bài viết “Đạo Tin lành ở Việt Nam từ 1975 đến nay: Tư liệu và một số đánh giá ban đầu” được đăng trên website của Ban Tôn giáo Chính phủ có nêu ra một số nét khác biệt giữa đạo Công giáo và đạo Tin lành
1 Trích theo Ban Tôn giáo Chính phủ, Khái quát về đạo Tin lành,
http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/162/0/955/Khai_quat_ve_dao_Tin_Lanh , truy cập ngày 13/5/2016
Trang 38thánh giữ vai trò như một giáo sĩ trên cả hai phương diện mục vụ và truyền giáo.
+ Giáo lý của đạo Tin lành và Công giáo về cơ bản giống nhau Cả hai tôn giáo đều thờ Thiên Chúa, tin theo thuyết "Thiên Chúa ba ngôi" (Ngôi Một: Cha, Ngôi Hai: Con, Ngôi Ba: Thánh thần; Ngôi Hai được "lưu xuất" từ Ngôi Một, Ngôi Ba được "lưu xuất" từ Ngôi Một và Ngôi Hai); tin vũ trụ, muôn vật đều do Thiên Chúa tạo dựng và có điều khiển; tin con người do Thiên Chúa tạo dựng theo cách riêng và có phần hồn và phần xác; tin con người có tội lỗi; tin có Ngôi Hai Thiên Chúa là Giêsu Kitô xuống trần chịu nạn, chịu chết chuộc tội cho loài người; tin có Thiên thần và Ma quỷ, có Thiên đàng và Địa ngục; tin có ngày Phục sinh, Tận thế và Phán xét cuối cùng
Tuy nhiên, có một số chi tiết trong một số tín điều truyền thống của đạo Công giáo được đạo Tin lành sửa đổi và lược bỏ tạo ra sự khác biệt nhất định giữa đạo Tin lành và Công giáo
+ Đạo Tin lành tin có sự hoài thai Chúa Giêsu một cách mầu nhiệm của
bà Maria nhưng cho rằng bà Maria chỉ đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giêsu, sau đó không còn đồng trinh nữa Thậm chí một số phái Tin lành cho rằng Kinh thánh nói Bà Maria sau khi sinh Chúa Giêsu còn sinh cho ông Giuse một số người con khác một cách bình thường Một số phái Tin lành đã trích dẫn những câu Kinh thánh nói về việc bà Maria có con thêm với ông
Giuse, như trong sách Matheu ở chương 13 câu 54, 55 có nói: " Anh em
Ngài (Chúa Giêsu) có phải là Giacô, Giosep, Simson, Giuđa ?" (Matheu 13;
55,56); hoặc sách Giăng chương 2, câu 12 còn nói rõ hơn: "Sau việc đó, anh
em và môn đệ Ngài (Chúa Giêsu) đều xuống thành Ca-bê-na-um" (Giăng 2;
12) Do vậy, đạo Tin lành chỉ kính trọng chứ không tôn sùng thờ lạy bà Maria
Trang 39như đạo Công giáo Bà Maria chỉ có công sinh và nuôi dạy Chúa Giêsu, chứ không phải là mẹ của Thiên Chúa.
+ Đạo Tin lành tin có Thiên sứ, có các thánh Tông đồ, các Thánh tử đạo và các Thánh khác, nhưng cũng chỉ kính trọng và noi gương, chứ không tôn sùng và thờ lạy họ như đạo Công giáo Đạo Tin lành không thờ các tranh ảnh, hình tượng cũng như các di vật Không tôn sùng và thực hiện hành hương đến các Thánh địa, kể cả Giêrusalem, núi Xinai, đền thánh Phêrô và Phaolô
+ Đặc biệt, đạo Tin lành không thờ lạy các hình tượng và họ cho rằng
Kinh thánh đã dạy: "Hình tượng là công việc do tay người làm ra, hình tượng
có miệng mà không nói, có tai mà không nghe, có lỗ mũi mà chẳng ngửi, có tay nhưng không rờ rẫm, có chân nào biết bước đi phàm kẻ nào làm hình tượng mà nhờ cậy nơi đó, đều giống nó" (Thi thiên 115; 4-8).
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đạo Tin lành có dùng các tranh ảnh, hình tượng trong sinh hoạt tôn giáo nhưng mang ý nghĩa tài liệu để giảng giải, truyền thụ
+ Đạo Tin lành tin có Thiên đàng, Hoả ngục nhưng không quá coi trọng tới mức dùng nó làm công cụ khuyên thưởng răn đe, trừng phạt đối với con người Đạo Tin lành không có Luyện ngục, nơi tạm giam các linh hồn mắc tội nhẹ đang chờ cứu vớt như đạo Công giáo Họ cho rằng Kinh thánh chỉ nói đến Thiên đường, Hoả ngục, không nói đến Luyện ngục
Luật lệ, lễ nghi
Trong đời sống tín ngưỡng, đạo Tin lành là một tôn giáo đặc biệt đề cao lý trí trong đức tin, cho rằng sự cứu rỗi chỉ đến bởi đức tin chứ không phải vì những "hình thức ngoại tại" (tức là không phải vì các luật lệ, lễ nghi)
Do đó luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo của đạo Tin lành đơn giản không cầu kỳ, rườm rà như đạo Công giáo
Trang 40+ Trong bảy phép Bí tích của đạo Công giáo (Rửa tội, Thêm sức, Giải tội, Thánh thể, Sức dầu, Truyền chức, Hôn phối) đạo Tin lành chỉ thừa nhận
và thực hiện phép Rửa tội (Bắptem), phép Thánh thể Vì họ cho rằng Kinh thánh chỉ nói đến những phép đó mà thôi Một số phái Tin lành có thêm lễ Dâng con trẻ cho Thiên Chúa, dựa theo tích trong Cựu ước rằng A-bra-ham
đã dâng con trai là Y-Sác cho đức Giê-hô-va
+ Đạo Tin lành cho rằng phép Bắptem không phải tẩy trừ tội lỗi một cách linh nghiệm mà đó là sự thay cũ đổi mới của mỗi con người, một sự liên lạc bằng lương tâm và lý trí đối với Chúa Trời Do vậy, người chịu Bắptem phải đủ tuổi để hiểu biết các lẽ đạo, và nhất là phải ăn ở trong sạch, không được phạm tội Nghi lễ Bắptem của đạo Tin lành được tiến hành theo lối cổ như thánh Gioan rửa tội cho Chúa Giêsu trên sông Gio-đăng bằng cách dìm
cả người xuống nước, chứ không dội ít nước lên đầu một cách tượng trưng như Công giáo
+ Nguyên thuỷ, đạo Tin lành có 3 quan điểm về Lễ Thánh thể: M Luther tuy tuyên bố không công nhận "thuyết biến thể" nhưng lại cho rằng bánh và rượu trong Lễ Thánh thể cũng là máu thịt Chúa Giêsu, uống rượu và
ăn bánh là uống máu và ăn thịt Chúa Giêsu; U.Zwingli cho rằng Lễ Thánh thể chỉ đơn thuần kỷ niệm về sự chết của Chúa Giêsu, bánh và rượu chỉ có ý nghĩa vật chất; J Calvin dung hoà quan điểm của Luther và Zwingli, rằng rượu và bánh trong Lễ Thánh thể vừa có ý nghĩa vật chất (ở bên ngoài), vừa
có ý nghĩa thuộc linh (ở bên trong) Trong quá trình phát triển, tuy các phái Tin lành còn có những quan điểm khác nhau về Lễ Thánh thể nhưng nhìn chung đều phủ nhận "thuyết biến thể" của đạo Công giáo Đa số phái Tin lành cho rằng Lễ Thánh thể là kỷ niệm về sự chết của Chúa Giêsu chuộc tội cho loài người, qua đó nhắc nhở con người sống xứng đáng với Thiên Chúa Lễ Thánh thể của đạo Công giáo được tiến hành với nghi thức rườm rà, tín đồ chỉ