Đặc trƣng về nhân khẩu xã hội

Một phần của tài liệu Quan niệm của thanh niên theo đạo tin lành tại hà nội về quan hệ tình dục trước hôn nhân (Trang 48 - 53)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1 Đặc trƣng về nhân khẩu xã hội

Nếu so sánh với các tôn giáo lớn trên thế giới như Phật giáo, Công giáo hay Hồi giáo thì Đạo Tin lành ra đời muộn hơn cả. Tuy nhiên, kể từ khi ra đời cho đến nay, đạo Tin lành đã phát triển rất mạnh, trở thành một tôn giáo quốc tế với khoảng 550 triệu tín đồ, gần 300 hệ phái tổ chức khác nhau và có mặt trên nhiều quốc gia [64]. Với những đặc điểm riêng về địa lý, lịch sử, văn hoá, dân cư... Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo và loại hình tín ngưỡng. Trước khi đạo Tin lành được truyền vào, Việt Nam đã có các tôn giáo lớn như Phật giáo, Lão giáo, Công giáo. Đạo Tin lành có mặt ở Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XIX do tổ chức Tin lành Liên hiệp phúc âm và truyền giáo Mỹ (CMA) truyền vào. Nhưng phải đến năm 1911, khi CMA cử R.A.Jaffray, Paul.M.Husel, G.LoyHugher đến Đà Nẵng lập Hội thánh đầu tiên mới được coi là sự kiện đánh dấu mốc cho sự truyền bá đạo Tin lành vào Việt Nam.

Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu vào Việt Nam, vì tính nhạy cảm chính trị, Tin lành gặp khó khăn trong việc thu hút các tín đồ, mở rộng phạm vi hoạt động. Nhưng như M.Weber đã từng khẳng định sức mạnh và tính cách tôn

giáo xã hội của Tin lành. J.Baubérot, gần đây nói cụ thể hơn: “Văn hóa Tin

lành, hiện thân của những khẩu hiệu thần học cải cách tôn giáo, đã lập ra mô hình của một dạng người sẵn sàng vào nhà thờ và vào xã hội mà không chờ đợi sự cứu giúp của phía bên này hoặc của phía bên kia, và luôn giữ một khoảng cách nhất định ngay bên trong những cam kết và những mối quan hệ tình cảm của mình nhằm bảo vệ cho mình “mối quan hệ cá nhân với Chúa”. Đó chính là khả năng của họ để tiếp tục sáng tạo trong một không khí mới của thế tục hóa và của giáo hội thế giới, của xu hướng cá nhân và hiện tại hóa những giá trị riêng của bản thân”. Từ đó, Tin lành đã chọn lựa các hình thức

hoạt động mềm dẻo, giáo lí và lễ nghi được đơn giản hoá, quần chúng hoá hơn nhằm thu hút các tín đồ. Ở nhiều nơi đạo Tin lành đã thích nghi dễ dàng với phong tục tập quán của người địa phương, số lượng tín đồ đạo Tin lành ngày càng gia tăng. Thanh niên, với sức trẻ, sự nhanh nhạy và nhiệt tình đã là một trong số những đối tượng chính mà Tin lành hướng tới nhằm mở rộng số lượng tín đồ của mình.

Trước khi phân tích quan niệm của thanh niên theo đạo Tin lành về QHTD trước hôn nhân, nghiên cứu đưa ra một số miêu tả về đặc điểm nhân khẩu xã hội của nhóm thanh niên theo đạo Tin lành tại Hà Nội. Nghiên cứu tìm hiểu những đặc điểm về giới, độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân và tình trạng việc làm để giúp có cái nhìn tổng quát về nhóm thanh niên Tin lành tại Hà Nội, từ đó giúp tìm hiểu yếu tố nào có tác động đến quan niệm của thanh niên về QHTD trước hôn nhân .

Bảng 2.1 Các đặc điểm về độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân của nhóm thanh niên theo đạo Tin lành tại Hà Nội

Các đặc điểm về nhân khẩu xã hội Số lƣợng (N) Tỷ lệ (%)

Độ tuổi 18-22 54 40,9 23-30 78 59,1 Trình độ học vấn THPT 12 9,1 Trung cấp 12 9,1 Cao đẳng, Đại học 98 74,2 Sau đại học 10 7,6 Tình trạng hôn nhân Chưa kết hôn 119 90,2 Đang có vợ/chồng 13 9,8 Thực trạng có ngƣời yêu Đã từng có người yêu 41 34,7

Chưa yêu ai bao giờ 26 22

Đang có người yêu 51 43,2

Tình trạng việc làm Đã có việc làm ổn định 57 43,2 Việc làm chưa ổn định 34 25,8 Chưa có việc làm 41 31,1

Thứ nhất, đặc trưng nhân khẩu về giới của nhóm khách thể, qua phân tích dữ liệu thu đươc từ 132 bảng hỏi khảo sát thấy được số thanh niên là nữ giới chiếm đa số, tới trên 60% và số lượng nam thanh niên chỉ chiếm xấp xỉ 40%. Qua một số buổi quan sát tham dự, tác giả cũng nhận thấy rằng, số lượng tín đồ là nữ thanh niên nhỉnh hơn so với số tín đồ là nam thanh niên.

Về độ tuổi của nhóm thanh niên theo đạo, qua thông tin thu được từ các buổi quan sát tham dự ở các điểm nhóm sinh hoạt giành cho thanh niên của Hội thánh, độ tuổi của thanh niên tập trung từ 18 tới 30 tuổi. Để tiện xử lý số liệu và phân tích kết quả điều tra, tôi tiến hành nhóm thành hai nhóm tuổi. Nhóm 1 là từ 18-22 tuổi; nhóm 2 từ 23-30 tuổi. Sở dĩ tôi chia theo hai nhóm này bởi lẽ trước 22 tuổi thường là những năm tháng sinh viên, còn sau 22 tuổi, đã bắt đầu đi làm và có những thay đổi trong cách nhìn nhận các vấn đề của cuộc sống. Cụ thể, tại lần quan sát thứ nhất tại điểm nhóm Làng Việt Kiều Châu Âu đã cho thấy có 56 thanh niên tham dự sinh hoạt, trong đó, nhóm thanh niên dưới 23 tuổi chiếm khoảng 60% số người; tại buổi quan sát thứ hai tại điểm nhóm Detech có khoảng xấp xỉ 100 thanh niên tham gia, trong đó, số thanh niên trên 23 tuổi chỉ chiếm khoảng 40%. Những lần quan sát tham dự tiếp theo tại hai điểm nhóm ghi nhận số thanh niên khác nhau nhưng tỷ lệ giữa hai nhóm tuổi cũng tương đương với những lần quan sát trước đó.

Kết quả phân tích số liệu thu được từ phiếu khảo sát điều tra cho thấy, số lượng tín đồ ở độ tuổi từ 23 đến 30 tuổi nhiều hơn số lượng tín đồ trong độ tuổi từ 18 đến 22 tuổi (59,1% và 40,9%) nhưng chênh lệch tỷ lệ giữa hai nhóm tuổi không quá lớn. .

Cùng với giới tính và độ tuổi, trình độ học vấn cũng là một trong những biến quan trọng và thường được xét trong mối tương quan với các biến khác. Qua khảo sát 132 khách thể nghiên cứu, không có ai có trình độ học vấn bậc tiểu học hay trung học cơ sở. Lưu ý là trình độ học vấn ở đây không phải là

trình độ học vấn đã đạt được mà là trình độ học vấn xét theo tiến trình đang theo học trình độ đó. Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy được tín đồ Tin lành là thanh niên tại Hà Nội có trình độ học vấn rất cao. Trên 2/3 trong tổng số 132 thanh niên thuộc diện được khảo sát có trình độ học vấn là cao đẳng, đại học, khoảng 7,6 % thanh niên có trình độ sau đại học. Trình độ THPT và trung cấp cùng chiếm tỷ lệ là 9,1 % và như trên đã nói, trong số đối tượng được khảo sát thì không có ai có trình độ học vấn là Tiểu học hay THCS. Dường như Tin lành đang xem những người có học vấn cao là mục tiêu truyền đạo của mình.

Nhìn vào bảng thống kê tình trạng hôn nhân của nhóm nghiên cứu ta thấy tỷ lệ thanh niên tham gia khảo sát đã lập gia đình chiếm 90,2% , số thanh niên đã lập gia đình chỉ chiếm 9,8%. Phân tích sâu hơn, tất cả số người đã kết hôn trong diện khảo sát đều thuộc độ tuổi từ 23 tuổi trở lên, không có ai kết hôn dưới 23 tuổi. Một điều đáng lưu ý là không có ai trong nhóm khảo sát trong tình trạng li thân, li dị. Điều này có thể một phần do độ tuổi của các khách thể nghiên cứu còn trẻ, một phần có liên quan mật thiết tới quy định của Tin lành đối với vấn đề hôn nhân và gia đình. Theo đó, người chồng không thể vì bất cứ lý do nào khác hơn lý do vợ ngoại tình để ly dị vợ. Chồng cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình và ai cưới người phụ nữ bị ly dị mà không phải vì nguyên nhân ngoại tình thì người đó cũng bị cho là ngoại tình, vì đối với Thiên Chúa thì người phụ nữ đó vẫn là một phụ nữ đang có chồng.

Trong nhiều khảo sát về các vấn đề liên quan đến tình dục, sức khỏe sinh sản, tình yêu luôn được xem là một trong những chỉ báo quan trọng bởi lẽ đây thường là một trong những cớ dẫn tới hành vi quan hệ tình dục giữa hai người. Nghiên cứu đặt ra giả thuyết rằng những người đã hoặc đang yêu sẽ có thái độ đối với hành vi QHTD trước hôn nhân khác với những người chưa yêu ai bao giờ. Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy được, trong số những người chưa kết hôn, số người đang có người yêu chiếm tỷ lệ lớn nhất, tới 43,2

%, tiếp đó là số những người đã từng có người yêu với 34,7% và số người chưa yêu ai bao giờ chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, chỉ 22% tổng số người trả lời.

Về tình trạng việc làm của nhóm thanh niên Tin lành, nhìn vào bảng số liệu có thể thấy được tới gần 1/3 số thanh niên chưa có việc làm (31,1%) và tỷ lệ thanh niên có việc làm nhưng chưa ổn định cũng chiếm tỷ lệ khá cao với 25,8%. Chưa tới một nửa số thanh niên (43,2%) trả lời là đã có việc làm ổn định. Điều này có thể hiểu bởi lẽ độ tuổi của nhóm thanh niên còn khá trẻ (từ 18 đến 30 tuổi), nhiều người còn trong độ tuổi đi học hoặc vừa tốt nghiệp ra trường nên khó kiếm ngay được một công việc ổn định. Như một bạn đã chia sẻ: “Trong nhóm em thì phần nhiều mọi người vẫn đang là sinh viên, chỉ một

số anh chị là đã tốt nghiệp ra trường thôi ạ. Một số bạn thì cũng đi làm thêm nhưng cũng chẳng phải việc ổn định như chị nói đâu”.

(Pvs số 6, nữ, 19 tuổi, sinh viên)

Như vậy, có thể thấy được rằng, nhóm thanh niên theo đạo Tin lành tại Hà Nội hần nhiều là những người có học vấn cao nhưng nhiều người trong số họ lại chưa có việc hoặc việc làm chưa ổn định và đa số thanh niên đều chưa lập gia đình.

Một phần của tài liệu Quan niệm của thanh niên theo đạo tin lành tại hà nội về quan hệ tình dục trước hôn nhân (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)