7. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1 Nguồn biết đến đạo Tin lành
Như trên đã nói, so với những đạo đang hiện có ở Việt Nam thì Tin lành được coi là một đạo mới, và cũng mới được công nhận là hợp pháp ở nước ta. Do đó, số lượng người biết và hiểu về đạo Tin lành không nhiều. Vậy bằng những cách thức nào mà Tin lành đã đến được với những tín đồ thanh niên này?
Khi khảo sát về con đường đến với đạo Tin lành thì quá nửa trong số người được hỏi trả lời biết tới đạo Tin lành là do bạn bè giới thiệu (54,6%), số người biết thông qua người thân (anh chị em họ, người trong dòng tộc) chiếm tỷ lệ cao thứ 2 (20,8%), tiếp đó là thông qua kênh gia đình với tỷ lệ khá thấp là 11,5%, có rất ít những người trả lời biết tới Tin lành thông qua những nguồn khác (7,7%) và mạng Internet (5,4%). Nguồn khác ở đây có thể là thông qua hoạt động truyền đạo của mục sư, thông qua những lớp học tiếng anh hay thông qua gia sư riêng.
Bảng 2.4 Nguồn biết đến Tin lành N % Bạn bè 71 54,6 Gia đình 15 11,5 Người thân 27 20,8 Thông qua mạng 7 5,4 Nguồn khác 10 7,7
Ở độ tuổi còn trẻ, đặc biệt là một số người còn đang đi học hoặc vừa mới tốt nghiệp thì bạn bè là nhóm xã hội quan trọng kết nối cá nhân với các nhóm khác trong xã hội và cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ nhóm bạn bè. Nhóm bạn là nơi cá nhân có thể học hỏi những hành vi mà họ có thể không thể, không có điều kiện hay vì một lý do nào đó mà không được thự hiện ở các môi trường xã hội hóa khác như gia đình, nhà trường hay qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Ở đây, khi mà Tin lành còn chưa được phổ biến qua các kênh nhà trường, mạng internet, các cá nhân có thể biết, hiểu về Tin lành thông qua những người bạn của mình đã tin Chúa.
Như một thanh niên đã chia sẻ: “Hồi đấy mình theo bạn đến sinh hoạt
tại Hội thánh mấy lần, thấy mọi người ở Hội thánh rất gần gũi, thân thiết như anh em trong cùng một nhà, chia sẻ với những khó khăn mình gặp phải, giúp đỡ mình nhiều lắm. Thế là cứ qua sinh hoạt cùng bạn, tuần nào cũng theo, cũng cầu nguyện như mọi người và thấy cuộc sống của mình có những thay đổi. Từ đấy mình dần tin là Chúa thật sự tồn tại như lời mục sư và các bạn nói. Thế là sinh hoạt ở Hội thánh từ đó tới giờ luôn”.
(PVS số 3, nữ, 26 tuổi, công chức)
Hay như một bạn khác đã tâm sự: “Bên Hội thánh bọn em có tổ chức
lớp học tiếng anh, đợt đấy là theo bạn em đi học. Cái này học miễn phí, các anh chị trong Hội thánh ai giỏi tiếng anh thì dạy cho những người chưa biết, mọi người có thể rủ bạn bè anh em đi cũng không sao. Em đi cùng bạn một thời gian, nói chuyện cùng mọi người trong lớp, biết đến Chúa rồi tin Chúa luôn.”
(PVS số 4, nam, 22 tuổi, sinh viên)
Thêm vào đó, khi xem xét tới thực trạng sống chung với gia đình của nhóm thanh niên theo đạo, những con số khảo sát cho thấy tỷ lệ thanh niên sống cùng bạn bè cao hơn so với tỷ lệ thanh niên sống cùng bố mẹ, gia đình riêng của mình, lần lượt chiếm 40,2% và 31,8% tổng số mẫu điều tra. Nguyên nhân có thể là do phần lớn những thanh niên này hoặc là đang trọ học tại Hà Nội, hoặc là đang làm việc tại Hà Nội nên số người sống cùng gia đình, bố mẹ chiếm tỷ lệ thấp hơn so với số người hiện đang sống cùng với bạn bè. Khi cùng sinh hoạt trong một môi trường chung thì các cá nhân sẽ có xu hướng ảnh hưởng lẫn nhau. Qua đó, có thể hiểu thêm tại sao mà kênh bạn bè lại là nguồn dẫn dắt các thanh niên này biết tới Tin lành hơn so với những kênh khác.
Bảng 2.5 Thực trạng sống chung với gia đình của thanh niên theo đạo Tin lành N % Sống cùng bố hoặc mẹ 8 6,1 Sống cùng cả bố và mẹ, gia đình 42 31,8 Sống cùng họ hàng 23 17,4 Sống cùng bạn bè 53 40,2 Sống một mình 6 4,5
Một tỷ lệ khá cao những thanh niên hiện đang sống cùng bố/ mẹ, cả bố mẹ, gia đình nhưng lại rất ít người biết tới Tin lành thông qua gia đình (chiếm 11,5% số người trả lời). Một câu hỏi được đặt ra ở đây là mức độ ảnh hưởng của yếu tố tôn giáo của gia đình tới lựa chọn tôn giáo của thanh niên Tin lành là như thế nào? Để tìm câu trả lời cho câu hỏi này, nghiên cứu tiến hành khảo sát đặc điểm tôn giáo của gia đình những thanh niên trong nhóm khảo sát.