Phỏng vấn sâu

Một phần của tài liệu Quan niệm của thanh niên theo đạo tin lành tại hà nội về quan hệ tình dục trước hôn nhân (Trang 25)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

7.2 Phỏng vấn sâu

Phương pháp này giúp cho tác giả có những lý giải sâu hơn về vấn đề nghiên cứu thông qua việc làm rõ hơn động cơ, mục đích cũng như bản chất của vấn đề. Trong đề tài này tác giả thực hiện 07 phỏng vấn sâu. Trong đó gồm:

-1 phỏng vấn đối với người lãnh đạo Hội Thánh để hiểu rõ hơn về quy định của đạo Tin lành đối với quan hệ tình dục trước hôn nhân, lịch sử Hội thánh, cách hoạt động, sinh hoạt của Hội thánh và thông tin tổng quan về các tín đồ trong Hội thánh.

- 4 phỏng vấn sâu đối tượng là nữ giới, trong đó, 2 nữ giới là người chưa có hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân và 2 nữ giới đã có hành vi quan hệ tình dục khi chưa kết hôn để đối chiếu so sánh quan điểm về quan hệ tình dục trước hôn nhân giữa những người đã từng có hành vi này với những người chưa có hành vi này.

- 3 phỏng vấn sâu đối tượng là nam giới, trong đó, 2 nam giới đã từng có hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân và 1 nam giới là người không có hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân để đối chiếu so sánh quan điểm về quan hệ tình dục trước hôn nhân giữa những nam giới đã từng có hành vi này với những nam giới chưa có hành vi, từ đó so sánh quan điểm của hai giới khác nhau.

7.3 Phương pháp trưng cầu ý kiến

Phương pháp trưng cầu ý kiến là phương pháp định lượng tác giả sử dụng nhằm thu thập những thông tin định lượng về vấn đề nghiên cứu. Bảng hỏi được thiết kế gồm những câu hỏi liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Tác giả sẽ sử dụng lại một số thang đo của SAVY để đo lường thái độ của thanh

niên theo đạo Tin lành về quan hệ tình dục trước hôn nhân. Cùng với đó, tác giả cũng sử dụng một số thông tin định lượng của điều tra SAVY để đối chiếu so sánh đánh giá, thái độ của thanh niên nói chung và thanh niên theo đạo Tin lành về quan hệ tình dục trước hôn nhân.

Về việc chọn mẫu nghiên cứu, tổng số thanh niên ở 2 điểm nhóm là khoảng 160 người, tác giả phát ra 150 bảng hỏi cho những người có mặt tại buổi sinh hoạt ở các điểm nhóm, thu được về 132 bảng hỏi có đầy đủ thông tin. Các thông tin thu được từ bảng hỏi sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS và được phân tích để thấy rõ được quan niệm của thanh niêm theo đạo Tin lành về quan hệ tình dục trước hôn nhân.

Cơ cấu mẫu khảo sát như sau:

Cơ cấu Tần số Tỷ lệ Giới tính Nam 52 39,4 Nữ 80 60,6 Độ tuổi 18-22 54 40,9 >23 78 59,1 Tình trạng hôn nhân Chưa kết hôn 119 90,2 Đã kết hôn 13 9,8

NỘI DUNG CHÍNH

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Khái niệm công cụ

1.1.1 Thanh niên theo đạo Tin lành - Thanh niên

Theo điều 1, Luật Thanh niên năm 2005, thanh niên được định nghĩa là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.

Phạm Hồng Tung (2003), khi nghiên cứu về lối sống của thanh niên đã định nghĩa: “Tuổi thanh niên là độ tuổi quá độ từ trẻ con sang người lớn trong cuộc đời mỗi người”. Bàn về các đặc điểm của nhóm thanh niên, nhà khoa học này cũng khẳng định đây là một nhóm động, không ổn định, nó như một dòng chảy, thường xuyên đón nhận những thành viên mới và chia tay với những người đã trưởng thành, vượt quá phạm vi lứa tuổi của nhóm.

Trong nghiên cứu này, thanh niên được xét thuộc phạm vi từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.

- Đạo Tin lành

Đạo Tin lành là một nhánh của tôn giáo cùng thờ Đức Chúa Giesu Kito gồm có: Công giáo (Thiên Chúa giáo), Chính thống giáo, Tin lành và Anh giáo.

- Thanh niên theo đạo Tin lành

Những người từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi theo đạo Tin lành

1.1.2 Quan hệ tình dục trước hôn nhân - Tình dục

Theo cuốn Một số vấn đề lý luận về tình dục của tác giả Khuất Thu

Hồng, Viện Nghiên cứu và Phát triển xã hội thì tình dục là sự thể hiện tính dục của con người gồm: 1/ Tưởng tượng, mơ ước về quan hệ tình dục với đối tượng; 2/ Nói chuyện về vấn đề tình dục; 3/ Tự kích thích, thủ dâm; 4/ Quan

hệ tình dục âu yếm, giao hợp với đối tượng. Nói tóm lại, tình dục là những hoạt động, những suy nghĩ đem lại cảm xúc tình dục cho con người. Tình dục không chỉ bao hàm hoạt động và hành vi tình dục mà cả suy nghĩ, thái độ và cảm xúc.

Như vậy, hành vi tình dục là các hành động (vuốt ve, ôm hôn, kích thích, giao hợp) thể hiện tính dục của một người. Hoạt động tình dục hay hành vi tình dục là những gì mà con người thể hiện với nhau hoặc với bản thân.

- Quan hệ tình dục

Theo Từ điển Tiếng Việt [42], thuật ngữ quan hệ tình dục dùng để chỉ những hành vi trong đó có sự giao hợp.

Như vậy, những hành vi như tưởng tượng, mơ ước về quan hệ tình dục với đối tượng; nói chuyện về vấn đề tình dục; tự kích thích, thủ dâm không được coi là hành vi quan hệ tình dục. Chỉ những hành vi tình dục có sự giao hợp giữa hai người mới được coi là hành vi quan hệ tình dục.

- Hôn nhân

Theo khoản 6, điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình (2014) đã quy định: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và cồng sau khi đã kết hôn”.

Theo Từ điển Tiếng Việt [42] đã định nghĩa: “Hôn nhân là việc nam nữ chính thức lấy nhau.”

Theo Từ điển Xã hội học [7], hôn nhân là một dạng liên kết khác giới thuộc loại đặc biệt, được tập quán và luật pháp công nhận, có giá trị lâu dài. Dù tất cả sự khác biệt về văn hóa thì hôn nhân bất cứ đâu dù có khác biệt về mức độ trách nhiệm, hôn nhân vẫn được công nhận là thể chế xã hội đảm bảo sự kế tục hợp pháp, thường được xã hội bảo vệ và mức độ nhiều hay ít chịu sự điều tiết của xã hội.

Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả chọn cách hiểu hôn nhân là sự ràng buộc giữa hai người nam và nữ được luật pháp thừa nhận. Sự thừa nhận đó được thể hiện bằng giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho chính quyền địa phương cấp.

- Quan hệ tình dục trước hôn nhân

Quan hệ tình dục trước hôn nhân là những hành vi tình dục có sự giao hợp xảy ra trước khi kết hôn, tức là trước khi có sự thừa nhận hôn nhân về mặt pháp lý hay về khía cạnh xã hội.

1.1.3 Quan điểm về QHTD trước hôn nhân

Trong nghiên cứu này, quan điểm về QHTD trước hôn nhân được xem xét ở những khía cạnh: Quan điểm về tình yêu, tình dục và tình dục an toàn; đánh giá về mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục; thái độ về QHTD trước hôn nhân; hành vi QHTD trước hôn nhân.

1.2 Các lý thuyết áp dụng

1.2.1 Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý

Thuyết lựa chọn hợp lý hay còn gọi là thuyết lựa chọn duy lý trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học vào thế kỷ XVIII, XIX. Một số nhà triết học đã cho rằng bản chất con người là vị kỷ, luôn tìm đến sự hài lòng, sự thỏa mãn và lảng tránh nỗi khổ đau. Một số nhà kinh tế học cổ điển thì từng nhấn mạnh vai trò động lực cơ bản của động cơ kinh tế, lợi nhuận khi con người phải đưa ra quyết định lựa chọn hành động. Đặc trưng thứ nhất có tính chất xuất phát điểm của sự lựa chọn duy lý chính là các cá nhân lựa chọn hành động.

Thuyết này gắn với tên tuổi của rất nhiều nhà xã hội học tiêu biểu như George Homans, Peter Blau, James Coleman…

Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiền đề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực

một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thức hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực. Phạm vi của mục đích đây không chỉ có yếu tố vật chất mà còn có cả yếu tố lợi ích xã hội và tinh thần. Định đề này được Homans diễn đạt theo kiểu định lý toán học như sau: Khi lựa chọn trong số các cách hành động có thể có, cá nhân sẽ chọn cách nào mà họ cho là tích của xác xuất thành công của hành động đó với giá trị mà phần thưởng của hành động đó là lớn nhấn (C = [P*V] = Max), tức là Homans đã nhấn mạnh đến đặc trưng thứ hai của sự lựa chọn hợp lý là quá trình tối ưu hóa.

Tương tự như vậy thì J.Elster lại phát biểu nội dung của thuyết này bằng câu nói đơn giản “Khi đối diện với một số cách hành động, mọi người thường làm cái mà họ tin là có khả năng đạt được kết quả cuối cùng tốt nhất”[15].

Vào những năm 1980, Simel đưa ra nguyên tắc “cùng có lợi” trong mối tương tác xã hội giữa các cá nhân và cho rằng mỗi cá nhân luôn phải cân nhắc, tính toán thiệt hơn để theo đuổi các nhu cầu cá nhân, thỏa mãn các nhu cầu cá nhân. Ông cho rằng mối tương tác giữa người với người đều dựa vào cơ chế cho-nhận, tức là trao đổi mọi thứ ngang giá nhau. Quan điểm này về sau được phát triển thành học thuyết trong nghiên cứu XHH hiện đại: Thuyết trao đổi [15].

Áp dụng thuyết lựa chọn hợp lý vào nghiên cứu về quan niệm của thanh niên theo đạo Tin lành về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân, ta có thể xem mối quan hệ giữa các tín đồ với Chúa trời là mối quan hệ trao đổi: Để được thỏa mãn những ước muốn của mình thì họ phải tuân thủ những điều răn dạy của Chúa. Khi đó thì Chúa trời mới thực hiện những yêu cầu của con

người và đem đến cho họ những đặc ân ngay lập tức hoặc sau này. Nếu bằng mọi cách mà những đặc ân vẫn không thể đạt được thì Chúa vẫn được hướng tới để che chở từ đó hình thành một mối quan hệ bền chặt giữa con người với Chúa. Cũng theo Malinowsky, con người sẽ chỉ thực hiện trao đổi với Chúa nếu điều đó rẻ hơn hay hiệu quả hơn những giải pháp khác để tìm niềm vui và thực hiện mong muốn của họ. Đây chính là một sự lựa chọn duy lý hợp lý.

1.2.2 Lý thuyết hành động xã hội

Có thể nói, lý luận về hành động xã hội của M. Weber là một trong những lý luận có ý nghĩa quan trọng, đặt nền tảng cho sự phát triển các lý thuyết về hành động xã hội trong xã hội học hiện đại. Ông được xem là nhà xã hội học đầu tiên khởi xướng quan điểm hành động xã hội. Weber cho rằng, mọi hiện tượng và sự kiện xã hội đều có thể lý giải bằng lý luận về hành động xã hội, vì suy cho cùng, xã hội thống nhất bởi các quan hệ xã hội mà quan hệ xã hội lại do con người tạo ra. Tóm lại, con người tạo ra xã hội và xã hội không phải tổng số cơ học của các cá thể mà là tổng hòa của các hành động xã hội. Vì thế, nhiệm vụ của xã hội học là tiếp cận, tìm hiểu, giải thích hành động xã hội cũng như giải thích một các nhân quả về quá trình và kết quả tác động của nó [32, tr92].

Weber đã chỉ ra sự khác nhau giữa hành động xã hội và hành vi, hoạt động khác của con người. Theo Weber, hành động được gọi là hành động xã hội khi nó tương quan và định hướng vào hành động của những người khác theo cái ý đã được nhận thức bởi chủ thể hành động [32, tr92].

Dựa vào động cơ của hành động xã hội, Weber đã phân loại HĐXH ra làm 4 loại:

- Hành động duy lý mục đích - Hành động duy lý giá trị - Hành động cảm xúc

- Hành động truyền thống Hành động duy lý mục đích

Đây là loại hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả cao nhất. Hành động này cho ta thấy nỗ lực của cá nhân trên cơ sở phân tích, định hướng vào điều kiện, hoàn cảnh để xác định sự hợp lý về mục đích hành động của mình. Tương ứng với tính mục đích của hành động là những phương tiện đã được ý thức một cách hợp lý, nhằm đảm bảo cho việc đạt được những kết quả của hành động xã hội.

Tính duy lý của mục đích được thỏa mãn trên cả hai phương diện: Hợp lý về mặt nội dung của chính mục đích và hợp lý về mặt phương tiện đã được chủ thể lựa chọn. Hành động duy lý mục đích đòi hỏi chủ thể hành động cần có những tính toán, cân nhắc hợp lý để có những phản ứng phù hợp, đồng thời “tận dụng” hành vi của những người xung quanh để đạt được mục đích mình đã đặt ra. Theo Weber, hành động hợp lý về mục đích có ưu điểm lớn về mặt phương pháp luận, nó đóng vai trò mô hình mà theo đó các loại hành vi người được hình thành và xây dựng trên cơ sở của những hoàn cảnh cụ thể.

Hành động duy lý giá trị

Loại hành động này được thực hiện vì bản thân hành động (mục đích tự thân). Khi phân tích hành động duy lý giá trị ta thấy nổi trội lên vai trò của yếu tố khách quan, buộc chủ thể phải cân nhắc và thận trọng, để lựa chọn những gì mà nó cho là có ý nghĩa, có giá trị. Hành động duy lý giá trị là loại hành động tuân thủ theo quy tắc của cái nghĩa, cái hành vi đúng mức hay còn gọi là hành vi chuẩn.

Hành động duy lý giá trị được thực hiện bởi niềm tin của chủ thể vào những giá trị đã được hình thành trong đời sống xã hội thông qua hoạt động của các thiết chế chủ yếu, như gia đình, kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục,

tôn giáo… Hành động này luôn luôn phụ thuộc vào những đòi hỏi nào đó đối với chủ thể. Khi hành động chủ thể nhận thức được nghĩa vụ của mình, lúc đó nó thực hiện nghĩa vụ phù hợp với những đòi hỏi được đo bằng thang giá trị mà cá nhân đã lĩnh hội được, chỉ khi đó ta thấy hành động cá thể hợp với giá trị (theo sự phán xét của chính cá thể đó).

Hành động duy lý giá trị có đặc tính là có tính hoạch định nên dựa vào đó ta có thể dự báo được những xu hướng hành vi của con người.

Hành động cảm xúc

Là hành động do các trạng thái cảm xúc hoặc tình cảm bột phát gây ra mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành động (Ví dụ như hành động của đám đông quá khích hoặc hành động lúc cáu giận). Đây là loại hoạt động mà đặc tính xác định của nó là trạng thái cảm xúc nhất định của chủ thể.

Khác với hành động duy lý mục đích và duy lý giá trị, hành động cảm xúc không cần đạt mục đích bên ngoài nào đó mà nó có một ý nghĩa ngay trong tính xác định của hành vi (thỏa mãn nhu cầu cảm xúc một cách nhanh nhất với mong muốn tháo gỡ căng thẳng).

Loại hành động này nằm trên ranh giới của hành động nhận thức và định hướng một cách có ý thức. Cũng chính do đặc tính này mà hành động cảm xúc là trường hợp đặc biệt của hành vi con người hiện thực. Weber xác

Một phần của tài liệu Quan niệm của thanh niên theo đạo tin lành tại hà nội về quan hệ tình dục trước hôn nhân (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)