Quan điểm của thanh niên Tin lành về tình dục an toàn

Một phần của tài liệu Quan niệm của thanh niên theo đạo tin lành tại hà nội về quan hệ tình dục trước hôn nhân (Trang 75 - 83)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1.3 Quan điểm của thanh niên Tin lành về tình dục an toàn

Quan hệ tình dục an toàn thường được định nghĩa là sự giao hợp mà một bên hay cả hai ngăn ngừa sự lây truyền các bệnh về tình dục và/hoặc khả năng mang thai ngoài ý muốn.

Khi được hỏi thế nào là quan hệ tình dục an toàn, kết quả về sự lựa chọn của nhóm khảo sát như sau:

Biểu 3.3: Nhận định thế nào là quan hệ tinh dục an toàn

Nhìn vào biểu trên ta có thể thấy được, chỉ khoảng 1/3 số thanh niên hiểu đúng thế nào là quan hệ tình dục an toàn (37,1%), còn lại phần lớn đều chưa nhận thức đúng, trong đó, số người cho rằng việc sử dụng BCS chính là quan hệ tình dục an toàn chiếm tới 37,1%; tất cả các hình thức hoạt động tình dục trừ giao hợp là 12,9%; chung thủy trong QHTD là 5,3%, thậm chí có tới 12,1% số người không biết thế nào là quan hệ tình dục an toàn.

Trên thực tế, việc sử dụng BCS, chung thủy trong QHTD chỉ là những hình thức làm tăng độ an toàn trong QHTD chứ việc sử dụng BCS hay chung thủy trong QHTD không đảm bảo 100% không mắc bệnh tình dục hay mang thai ngoài ý muốn. Thêm vào đó, việc QHTD qua đường miệng hay sử dụng các đồ chơi tình dục cũng có thể làm lây truyền các bệnh tình dục.

Thanh niên cũng được hỏi về 10 bệnh lây truyền qua đường tình dục nhằm đánh giá mức độ hiểu biết của họ về lĩnh vực này. Khi nêu đúng một

tên bệnh được tính 1 điểm. Nhìn chung điểm trung bình của mỗi thanh niên Tin lành là khoảng 2,7 điểm, so sánh với điểm trung bình của mỗi thanh niên Việt Nam nói chung cũng về các bệnh lây qua đường tình dục trong điều tra Savy 2 là 3 điểm thì thấp hơn.

Biểu 3.4: Nghe nói các bệnh lây qua đƣờng tình dục

Biểu đồ trên cho thấy, tỷ lệ thanh niên Tin lành nghe nói đến bệnh giang mai là cao nhất với 78,5%, rồi tới bệnh lậu (72,3%). Một tỷ lệ khá cao nghe nói về bệnh viêm gan B (50%). Những nhóm bệnh như sùi mào gà/u nhú/mồng gà, mụn rộp, trùng roi, hột xoài, clamidia, hạ cam có tỷ lệ được nghe nói ít hơn lần lượt là 38,5%; 19,2%; 7,7%; 3,8%; 3,1% và 3,1%.

Thêm vào đó, họ cũng được hỏi về các biện pháp tránh thai, xem họ đã được nghe nói hay sử dụng biện pháp nào. Hầu hết thanh niên (96,9%) đều biết ít nhất một biện pháp và trung bình thanh niên biết tới 5 đến 6/10 biện pháp. Tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ trong điều tra Savy 2.

Chỉ có gần 20% thanh niên được hỏi đã từng sử dụng biện pháp tránh thai, và biện pháp được sử dụng nhiều nhất là BCS (73,1%) và tính vòng kinh (71,4%).

Bảng 3.2: Hiểu biết về các biện pháp tránh thai và sử dụng các biện pháp tránh thai

Các biện pháp tránh thai Anh (chị) có

biết biện pháp này không? (Có biết) Trƣớc đây anh (chị) đã sử dụng chƣa? (Đã sử dụng) Đặt vòng tránh thai 67,9 30

Thuốc viên tránh thai 82,4 52,9

Bao cao su 96,9 73,1

Thuốc tiêm tránh thai 47,7 16,7

Viên tránh thai khẩn cấp 77,1 53,8

Đình sản, triệt sản nữ/thắt ống dẫn trứng 45,4 0 Đình sản, triệt sản nam/thắt ống dẫn tinh 44,2 0

Xuất tinh ngoài âm đạo 51,9 53,8

Tính vòng kinh 42,7 71,4

Thuốc diệt tinh trùng 19,1 0

Các biện pháp dùng thuốc viên tránh thai và viên tránh thai khẩn cấp cũng được sử dụng khá nhiều với trên 50% số người đã từng sử dụng BPTT lựa chọn, đặt vòng và tiêm tránh thai ít được sử dụng hơn lần lượt là 30% và 16,7% số người lựa chọn sử dụng. Và không có ai trong số những người được hỏi từng sử dụng các biện pháp đình sản đối với nam, nữ và thuốc diệt tinh trùng để tránh thai. Viên tránh thai khẩn cấp là biện pháp chỉ được sử dụng trong những trường hợp cấp bách khi không kịp dùng các biện pháp tránh thai an toàn khác hoặc các biện pháp khác bị thất bại. Nếu dùng thường xuyên, thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây ra nhiều tác dụng phụ có hại cho sức khỏe, thậm chí có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới. Đây là một minh chứng cho việc cần thiết phải tuyên truyền tích cực và cụ thể hơn những kiến thức về phòng tránh thai nói riêng và sức khỏe sinh sản nói chung tới tầng lớp thanh niên hiện nay.

Biện pháp phòng tránh thai bằng cách tính vòng kinh được hơn 40% số người trả lời biết tới. Cùng với đó, trên 70% số người đã từng sử dụng biện pháp phòng tránh thai lựa chọn sử dụng. Đo lường mức độ hiểu biết của thanh niên về phương pháp tránh thai này đến đâu thông qua việc khảo sát về thời điểm dễ thụ thai tính theo chu kỳ kinh nguyệt.

Nhìn vào biểu 3.4 có thể thấy được phần lớn thanh niên trong nhóm khảo sát đều không biết được thời điểm dễ mang thai nhất của phụ nữ tính theo kỳ kinh (60,6%), 13,6% số người hiểu sai về thời điểm mang thai trong khi chỉ có 25,8% số người được hỏi trả lời đúng. Giáo dục giới tính cho giới trẻ gần đây đã được đưa vào trong các trường học và đã được truyền thông trên các phương tiện truyền thông, tuy nhiên, giống như điều tra Savy 2009 đã kết luận, những thông tin về thời điểm dễ thụ thai dường như vẫn chưa được truyền thông đầy đủ dẫn tới thực tế là thanh niên có nghe nói, có biết nhưng không hiểu rõ, hiểu đúng những nội dung đó. Vì vậy, để nâng cao kiến thức về sức khỏe sinh sản nói chung và các vấn đề về tìn yêu, tình dục, tình dục an toàn nói riêng thì cần thiết phải thay đổi cách truyền thông tức là phải tuyên truyền một cách cụ thể, có chiều sau và kỹ lưỡng những kiến thức về sức khỏe sinh sản cho giới trẻ nói chung và cho lớp thanh niên nói riêng.

3.2 Đánh giá của thanh niên Tin lành tại Hà Nội về mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục

Một trong những lý do được đưa ra để lý giải cho hành vi QHTD đó là tình yêu. Nhiều người cho rằng tình dục là minh chứng của tình yêu thực sự và rằng đây là cách để giúp cho hai người yêu nhau hiểu nhau và làm cho tình yêu của họ gắn bó và bền chặt hơn. Ngược lại, một số người khác lại cho rằng tình yêu chân chính thì không cần đến tình dục và tình dục với tình yêu không đồng hóa với nhau. Trên cơ sở đó, nghiên cứu muốn tìm hiểu mức độ đồng tình của những thanh niên theo đạo về một số nhận định khác nhau về mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục.

Bảng 3.3: Mức độ đồng tình với các quan điểm về mối quan hệ giữa tình yêu và tình dục

STT Quan điểm Hoàn

toàn đồng ý (5) Đồng ý (4) Đồng ý một phần (3) Không đồng ý (2) Hoàn toàn không đồng ý (1) Điểm trung bình SD 1 Tình yêu phải gắn với tình dục mới là tình yêu trọn vẹn. 4,6 38,2 38,9 16 2,3 3,27 0,87 2 Tình dục là cách để những người yêu nhau hiểu nhau hơn, gắn bó với nhau hơn

3,8 35,9 46,6 8,4 5,3 3,24 0,87 3 Tình yêu chân chính hoàn toàn không cần đến tình dục 8,5 17,7 40 30 3,8 2,97 0,9

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy được rằng, nhóm thanh niên trong diện khảo sát có xu hướng đồng ý với những nhận định tình yêu phải gắn với tình dục mới là tình yêu trọn vẹn (điểm trung bình 3,27) bởi lẽ tình dục là cách để hai người yêu nhau hiểu nhau hơn (điểm trung bình = 3,24). Và một cách logic, họ có xu hướng không đồng tình với quan điểm cho rằng tình yêu chân chính hoàn toàn không cần đến tình dục (điểm trung bình = 2,97).

Tuy nhiên, khi nhìn vào số liệu thể hiện tỷ lệ người ở mỗi mức đồng tình thì có thể thấy được hầu hết những thanh niên này đều chỉ đồng ý một phần hoặc ở mức đồng ý với các quan điểm. Rất ít người thể hiện thái độ hoàn toàn đồng ý hay hoàn toàn phản đối các quan điểm này. Điều này có vẻ như mâu thuẫn với giáo lý Tin lành về tình yêu và tình dục như đã nói trước đó, rằng Tin lành không cho phép QHTD trước hôn nhân, tình dục chỉ được chấp thuận trong quan hệ vợ chồng.

Lý giải cho sự mâu thuẫn này chính là cách hiểu về tình yêu mà Chúa đề cập trong Kinh thánh. Tình yêu của Chúa không tách bạch giữa tình yêu nam nữ chưa kết hôn với tình yêu sau kết hôn, giữa người vợ và người chồng. Tình yêu là cơ sở để hai người gắn bó với nhau và tiến tới hôn nhân, tình yêu luôn tồn tại dù hai người đã kết hôn và chung sống một nhà, bởi lẽ “Tình yêu

thương dung thứ mọi sự, tin tưởng mọi sự và chịu đựng mọi sự”. Và theo như

suy nghĩ của họ, đặt trong mối quan hệ vợ chồng thì tình dục chính là điều cần thiết để duy trì tình yêu, tình dục giúp cho tình yêu giữa người vợ và người chồng được bền vững và đủ đầy. Do vậy, đáp ứng nhu cầu tình dục trong hôn nhân là nghĩa vụ của người vợ và người chồng phải làm, còn riêng đối với những mối quan hệ ngoài hôn nhân thì tình dục không được cho phép.

Một thanh niên đã chia sẻ về lựa chọn của mình:

“Ai cũng hiểu tình dục là cần thiết và giúp cho tình yêu giữa hai người được bền chặt hơn và đời sống tình dục là nhân tố cần thiết cho hôn nhân hạnh phúc. Nhưng đấy là xét cho hôn nhân. Nếu chưa lấy nhau, có khi tình dục chỉ là sự thỏa mãn ham muốn thôi. Chẳng cần yêu nhau người ta vẫn QHTD với nhau được mà nên việc có quan hệ hay không không chứng minh được là 2 người đấy có yêu nhau hay không”.

“Nếu xét tình yêu và tình dục trong mối quan hệ hôn nhân thì đây là điều tất yếu. Hôn nhân thì phải có tình dục, Chúa quy định đấy là trách nhiệm của người vợ và người chồng để đảm bảo hôn nhân hạnh phúc. Nhưng mà tình dục trước hôn nhân mà bảo là biểu hiện, minh chứng của tình yêu thì hoàn toàn sai. QHTD trước hôn nhân chưa nói đến việc có làm mất lòng Chúa hay không thì cũng đã là không tốt, là thiệt thòi cho con gái rồi.”

(PVS số 1, nam, 51 tuổi, mục sư)

So sánh mức độ đồng tình giữa các nhóm nam, nữ; đã lập gia đình và chưa lập gia đình thấy được không có sự chênh lệch rõ nét về mức độ đồng tình với những nhận định về tình yêu và tình dục.

Vậy, có thể thấy được rằng, thanh niên Tin lành có xu hướng đồng tình với quan điểm cho rằng tình dục là cần thiết giúp người yêu nhau hiểu nhau hơn, giúp cho tình yêu được trọn vẹn hơn nhưng với điều kiện tình yêu đó được đặt trong khuôn khổ của hôn nhân hợp pháp.

Một phần của tài liệu Quan niệm của thanh niên theo đạo tin lành tại hà nội về quan hệ tình dục trước hôn nhân (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)