1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quan niệm của V.I.Lênin về nhà nước trong “Nhà nước và cách mạng” và ý nghĩa của quan niệm đó trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (tt)

26 305 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 350,63 KB

Nội dung

Nghiên cứu tư tưởng của chủ nghĩa Mác nói chung, của V.I.Lênin nói riêng về nhà nước và vận dụng tư tưởng đó nhằm góp phần xây dựng nhà nước ta trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc t

Trang 1

1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN TƯ

QUAN NIỆM CỦA V.I.LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚC TRONG “NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG” VÀ Ý NGHĨA CỦA QUAN NIỆM ĐÓ TRONG VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở NƯỚC TA

HIỆN NAY

Chuyên ngành: Triết học

Mã số: 60.22.03.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Hữu Toàn

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học Xã hội vào lúc:

giờ 00 , ngày tháng năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

Thư viện Học viện khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ xưa đến nay, vấn đề về nhà nước luôn là tâm điểm tranh luận của triết học, luật học, chính trị học trên thế giới, bởi lẽ nhà nước là một hiện tượng xã hội rất phức tạp, đa dạng, luôn vận động và thay đổi theo thời gian Nếu chúng ta không có được nhận thức toàn diện, đúng đắn về vị trí, vai trò và chức năng của nhà nước thì khó có thể quản lý xã hội, vì mục tiêu phát triển bền vững và vì con người Mặt khác, nhắc đến đời sống chính trị là chủ yếu nhắc đến vấn đề nhà nước, bởi vậy, vấn đề nhà nước từ xưa đến nay, luôn chiếm giữ vị trí then chốt trong toàn bộ đời sống chính trị nhân loại Vì vậy, ngay từ khi nhà nước mới ra đời, các nhà tư tưởng trên thế giới luôn quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu bản chất thực sự của hiện tượng phức tạp này Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, quan điểm của các nhà

tư tưởng trước Mác hầu như chưa xác định đúng nguồn gốc, bản chất, chức năng của nhà nước, Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác, với lập trường duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, chính là những người đầu tiên đề xướng học thuyết khoa học về nhà nước Học thuyết này sau đó đã được V.I.Lênin phát triển ngày càng hoàn bị hơn Học thuyết về nhà nước của chủ nghĩa Mác – Lênin đã thể hiện

rõ và bảo vệ cho lợi ích của giai cấp vô sản, phục vụ sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động Đồng thời, đây còn

là cơ sở lý luận khoa học để giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới xây dựng nhà nước kiểu mới của mình – đó là nhà nước do giai cấp công nhân lãnh đạo, nhà nước mà chủ thể quyền lực thuộc về quần chúng nhân dân lao động

Sự nghiệp cách mạng ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động Do vậy, để

Trang 4

xây dựng và ngày càng hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện và tình hình mới, chúng ta tiếp tục phải quán triệt và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về nhà nước

Từ thực tiễn xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước hơn 70 năm qua cho thấy, sự lựa chọn con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch

Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn Trong bối cảnh lịch sử hiện nay

đã minh chứng rằng, sự lựa chọn ấy của Đảng và dân tộc ta vẫn là sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt nhất, dù cho tình hình trong nước và thế giới hiện nay đang có nhiều thay đổi to lớn Tuy vậy, công cuộc đổi mới đất nước hiện nay ở Việt Nam cũng đặt ra nhiều vấn đề lý luận phức tạp cần phải giải quyết triệt để, trong đó có vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Nghiên cứu tư tưởng của chủ nghĩa Mác nói chung, của V.I.Lênin nói riêng về nhà nước và vận dụng tư tưởng đó nhằm góp phần xây dựng nhà nước ta trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc

tế hiện nay không những có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận, mà còn cung cấp cho chúng ta những bài học kinh nghiệm quý giá để tiến hành cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ công

chức thực sự là “công bộc của dân”, hoàn thiện hệ thống pháp luật,

loại trừ những thói hư tật xấu trong nhà nước, phát huy quyền làm chủ và bảo vệ lợi ích của nhân dân, giữ vững bản chất cách mạng và khoa học của một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Xuất phát từ ý nghĩa đó, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “

Quan niệm của V.I.Lênin về nhà nước trong “Nhà nước và cách mạng” và ý nghĩa của quan niệm đó trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc

sĩ chuyên nghành triết học của mình

Trang 5

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề nhà nước trong “Nhà nước và cách mạng” của V.I.Lênin

và vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, có thể kể đến như sau :

- Nguyễn Thanh Tuấn, Trần Ngọc Linh, Trần Nguyễn Tuyên -

đồng chủ biên (2008), Quan điểm chính trị trong một số tác phẩm

kinh điển Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

- Ngô Đình Xây (2010), Vận dụng tư tưởng nhà nước tiêu vong của

Ph.Ăngghen trong điều kiện Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội

- Nguyễn Xuân Phong (2011), Giới thiệu một số tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về chính trị, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội

- Trương Quốc Chính (2013), Xây dựng nhà nước pháp quyền

Việt Nam theo quan điểm mácxít, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

- Tạ Ngọc Tấn, Kikẹo Khảykhămphithun đồng chủ biên (2015),

Xây dựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và Lào, Nxb Lý luận

chính trị, Hà Nội…

Trong các công trình nghiên cứu và đã được công bố như trên, các tác giả đã trình bày một cách có hệ thống những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề nhà nước trong một số tác phẩm kinh điển Vấn đề nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung

và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói riêng Những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh liên

quan đến đề tài; nhưng vấn đề “ Quan niệm của V.I.Lênin về nhà nước

trong “Nhà nước và cách mạng” và ý nghĩa của quan niệm đó trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay” vẫn là một vấn đề

cần được quan tâm làm rõ thêm Có thể thấy rằng, việc đi sâu vào

Trang 6

nghiên cứu vấn đề mà luận văn lựa chọn tuy không còn là vấn đề mới, song vẫn chưa phải vấn đề đã được giải quyết triệt để

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài có mục đích sau :

- Làm rõ tư tưởng của V.I.Lênin về nhà nước, nhất là về bản chất cách mạng và khoa học của nhà nước chuyên chính vô sản trong

“Nhà nước và cách mạng”, qua đó khẳng định ý nghĩa của tư tưởng

này trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ như sau:

Một là, làm rõ tiền đề tư tưởng, hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ

bản của tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”

Hai là, phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng của

V.I.Lênin về nhà nước trong “Nhà nước và cách mạng”

Ba là, rút ra ý nghĩa trong tư tưởng của V.I.Lênin về nhà nước

đối với thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là:

- Những quan điểm cơ bản của V.I.Lênin về nhà nước trong

Trang 7

Luận văn tập trung nghiên cứu quan niệm của Lênin về nhà

nước chủ yếu trong V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ,

Mátxcơva; đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề trên

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Quá trình nghiên cứu, luận văn được thực hiện trên cơ sở các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng, Nhà nước về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

- Phương pháp lịch sử : Luận văn sử dụng phương pháp này để phân tích tiền đề của tư tưởng về nhà nước trong lịch sử triết học

- Phương pháp phân tích, tổng hợp : Sử dụng phương pháp này

để phân tích về nhà nước, bản chất nhà nước do V.I.Lênin đưa ra

- Phương pháp so sánh được dùng để so sánh các mô hình nhà nước khác nhau, đặc biệt là nhà nước vô sản với tư sản để từ đó tìm thấy ưu điểm của nhà nước vô sản do V.I.Lênin chỉ ra, đặc biệt là đối với vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta trong thời gian tới

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Về mặt lý luận

Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung và tư tưởng của V.I.Lênin về nhà nước nói riêng

Trang 8

6.2 Về mặt thực tiễn

Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được bố cục thành 3 chương, 10 tiết như sau:

Chương 1 Tiền đề tư tưởng, bối cảnh ra đời, nội dung cơ bản và kết cấu của “Nhà nước và cách mạng”

Chương 2 Một số nội dung cơ bản trong quan niệm của

V.I.Lênin về nhà nước trong “Nhà nước và cách mạng”

Chương 3 Giá trị thời đại và ý nghĩa vận dụng trong xây dựng nhà nước pháp quyền quan niệm của V.I.Lênin về nhà nước trong

“Nhà nước và cách mạng”

Trang 9

Chương 1 TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG, BỐI CẢNH RA ĐỜI, NỘI DUNG

CƠ BẢN VÀ KẾT CẤU CỦA “NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG”

Tóm lại, mặc dù các nhà triết học trước Mác (ở cả phương Đông

và phương Tây) do nhiều nguyên nhân khác nhau, lập trường duy tâm, lập trường giai cấp, điều kiện lịch sử khi luận giải vấn đề nhà nước không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định Tuy vậy, những

tư tưởng đó dù sơ khai, mộc mạc, duy tâm về thế giới quan, siêu hình

về phương pháp luận, nhưng đem lại những cơ sở quan trọng để C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa hệ thống lý luận của mình về nhà nước

1.1.2 Tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về nhà nước

C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên tư tưởng về nhà nước thông qua nhiều tác phẩm kinh điển, trong đó có thể kể đến một số

Trang 10

tác phẩm như: “Hệ tư tưởng Đức”, “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”,

“Bản thảo kinh tế 1857 – 1859, góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”, “Phê phán cương lĩnh Gôta”, “Nguồn gốc của gia đình,

của chế độ tư hữu và của nhà nước”

1.2 Bối cảnh ra đời “Nhà nước và cách mạng”

Tình hình trên thế giới

Đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn chủ nghĩa

đế quốc, cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất làm mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản trở lên gay gắt, đẩy nhanh quá trình chín muồi của khủng hoảng cách mạng ở nhiều nước đế quốc Với sự phát triển nhanh chóng của lực lực sản xuất mang tính xã hội hóa ngày càng cao, mâu thuẫn gay gắt với phương thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa Chính mâu thuẫn đó biểu hiện ra về mặt xã hội thành mâu thuẫn sâu sắc và ngày càng không thể điều hòa được giữa hai giai cấp

cơ bản trong xã hội, là giai cấp vô sản và giai cấp tư sản

Phong trào công nhân thế giới

Kể từ sau thất bại của Công xã Pari, một loạt phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới nổ ra Trong đó, đáng chú ý là phong trào của công nhân các nước Đức, Pháp, Rumani, Mỹ…Ở phương Đông, nổ ra cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc, năm

1911 Phong trào chống đế quốc Anh bùng nổ ở Ấn Độ…

Tình hình ở nước Nga

Đặc điểm cách mạng Nga ở thời điểm này cũng rất phức tạp Lúc này, cuộc cách mạng tháng 2 năm 1917 đã giành được thắng lợi, chính quyền Nga hoàng đã bị lật đổ nhưng chính quyền ở trung ương thì thuộc về tay giai cấp tư sản…

Trước tình hình đó, V.I.Lênin đã nhận định “việc xuyên tạc chủ nghĩa Mác trở thành một điều phổ biến chưa từng thấy” [17, tr.08] V.I.Lênin cho rằng, nếu không đấu tranh kiên quyết chống những kẻ

Trang 11

cơ hội, xuyên tạc những vấn đề cơ bản trong học thuyết Mác về nhà nước thì không thể đấu tranh giải phóng được quần chúng nhân lao động khỏi nỗi khổ bị áp bức, bóc lột của giai cấp tư sản Những lý do

đó đã thúc dục ông viết tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”

1.3 Nội dung cơ bản và bố cục của “Nhà nước và cách mạng”

Tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”, tên đầy đủ là “Học thuyết

của chủ nghĩa Mác về nhà nước và những nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cách mạng” gồm lời tựa cho lần xuất bản thứ nhất và thứ

hai do V.I.Lênin viết, in thành sách năm 1918 Phần nội dung chính của tác phẩm này gồm 6 chương (lẽ ra tác phẩm này có 7 chương, nhưng do cuộc khủng hoảng chính trị đêm trước của cách mạng tháng Mười nên V.I.Lênin chưa kịp hoàn thành chương cuối này) Tác phẩm này được Người viết vào tháng 8, tháng 9 năm 1917 với nội dung rất phong phú, được trình bày một cách hệ thống, toàn diện

và sâu sắc Cụ thể như sau :

Chương 1: Xã hội có giai cấp và nhà nước [17, tr.06]

Chương 2: Nhà nước và cách mạng Kinh nghiệm những năm

Lẽ ra tác phẩm còn có chương 7 Kinh nghiệm các cuộc cách

mạng Nga năm 1905-1907 Tuy nhiên, do cuộc khủng hoảng chính

Trang 12

trị đêm trước của cách mạng tháng Mười nên V.I.Lênin đã chưa kịp hoàn thành chương cuối này được

Kết luận chương 1

Trong chương này, luận văn tập trung phân tích tiền đề tư tưởng

về nhà nước trong lịch sử tư tưởng trước C.Mác (bao gồm cả phương Đông và phương Tây) do nhiều nguyên nhân khác nhau, lập trường duy tâm, lập trường giai cấp, điều kiện lịch sử…không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định; tuy nhiên, những quan điểm này lại là cơ sở quan trọng để chủ nghĩa Mác – Lênin tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện lý luận của mình về nhà nước chuyên chính vô sản Đồng thời, luận văn phân tích một vài tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen (Hệ

tư tưởng Đức, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Bản thảo kinh tế 1857-1859, Phê phán cương lĩnh Gôta và Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước), đây cũng là một trong những cơ

sở lý luận quan trọng của các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác khi bàn đến vấn đề nhà nước Luận văn tiếp tục phân tích để làm rõ hoàn cảnh ra đời, bố cục của tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” mà V.I.Lênin đã trình bày

Trang 13

Chương 2 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM CỦA

là một hiện tượng vĩnh cửu, bất biến, mà là hiện tượng mang tính lịch

sử, có nguồn gốc từ chế độ tư hữu Nhà nước, ngay từ khi xuất hiện,

về thực chất, là chuyên chính chính trị của một giai cấp Làm rõ tính chất giai cấp của nhà nước phải giải đáp được câu hỏi: Nhà nước do giai cấp nào tổ chức ra và lãnh đạo? Nhà nước tồn tại và hoạt động trước hết phục vụ lợi ích của giai cấp nào trong xã hội?

Nhất quán với tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin tiếp tục khẳng định rằng, “Nhà nước là một cơ quan thống trị giai cấp, là một cơ quan áp bức của một giai cấp này đối với một giai cấp khác” [17, tr.10]

2.1.2 Về nguồn gốc nhà nước

Khi luận giải về nguồn gốc nhà nước, V.I.Lênin đã trích dẫn tác

phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” của

Ph.Ăngghen và nhấn mạnh rằng, Ph.Ăngghen đã đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng để chỉ ra nguồn gốc kinh tế cho sự ra đời của nhà nước

Như vậy, chính trong quá trình vận động của xã hội, nhà nước

đã ra đời Nhà nước ra đời là một tất yếu khách quan “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì nhà nước

Ngày đăng: 13/12/2017, 10:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w