MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Nội dung nghiên cứu 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1. Tổng quan về hành vi tiêu dùng xanh 3 1.1.1. Các khái niệm liên quan đến tiêu dùng xanh 3 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của hành vi tiêu dùng xanh 5 1.1.3. Tiêu dùng xanh ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam 5 1.1.4. Cơ sở pháp lý về tiêu dùng xanh 9 1.1.5. Các chỉ tiêu đo lường hành vi tiêu dùng hướng đến tăng trưởng xanh 11 1.2. Tổng quan về Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội 13 1.2.1. Tổng quan về vị trí địa lý quận Cầu Giấy 13 1.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 15 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 2.1. Đối tượng nghiên cứu 17 2.2. Phương pháp nghiên cứu 17 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 17 2.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học 17 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu, tổng hợp và viết báo cáo 19 2.3. Tiến trình nghiên cứu 20 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 21 3.2. Đánh giá hành vi tiêu dùng của người dân tại quận Cầu Giấy, Hà Nội 23 3.2.1. Nhận thức về môi trường và hành vi tiêu dùng xanh 23 3.2.2. Hành vi sử dụng năng lượng 29 3.2.3.Hành vi sử dụng nước 35 3.2.4. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt 39 3.2.5 Đánh giá chung 42 3.3. Những rào cản hướng đến xu hướng tiêu dùng xanh 44 3.4. Đề xuất một số giải pháp điều chỉnh hành vi tiêu dùng hướng đến tiêu dùng xanh tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội 46 3.4.1. Giải pháp về giáo dục truyền thông 46 3.4.2. Giải pháp về luật pháp chính sách 54 3.4.3. Giải pháp về kinh tế 56 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59 1. Kết luận 59 2. Kiến nghị 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
LÊ THỊ LAN ANH
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG
Ngành : Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã ngành : 52850101
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS Phạm Thị Hồng Phương
HÀ NỘI, 2017
Trang 3Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới giảng viên Th.S Phạm Thị HồngPhương đã dành nhiều thời gian truyền đạt kiến thức, hướng dẫn em thực hiện vàhoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới người dân tại quận Cầu Giấy, thành phố HàNội đã tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp thông tin cho em trong suốt quá trình điềutra thực tế
Và cuối cùng, con xin cám ơn gia đình và người thân đã luôn bên con, xincám ơn các bạn bè đã luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ trong suốt quá trìnhnghiên cứu
Đây là nghiên cứu đầu tiên trong hành trình học tập, với sự hạn chế về kiếnthức và thời gian nên em không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận đượcnhững ý kiến đóng góp của Thầy, Cô giáo để đồ án của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện đồ án
Lê Thị Lan Anh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản đồ án tốt nghiệp “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hướng đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực
hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát tình hình thực tế và dưới dựhướng dẫn khoa học của ThS Phạm Thị Hồng Phương – giảng viên trường Đại họcTài nguyên và Môi trường Hà Nội Các số liệu được sử dụng trong đồ án là trungthực, khách quan và chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện đồ án
Lê Thị Lan Anh
Trang 5MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌN
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nội dung nghiên cứu 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Tổng quan về hành vi tiêu dùng xanh 3
1.1.1 Các khái niệm liên quan đến tiêu dùng xanh 3
1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của hành vi tiêu dùng xanh 5
1.1.3 Tiêu dùng xanh ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam 5
1.1.4 Cơ sở pháp lý về tiêu dùng xanh 9
1.1.5 Các chỉ tiêu đo lường hành vi tiêu dùng hướng đến tăng trưởng xanh 11
1.2 Tổng quan về Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội 13
1.2.1 Tổng quan về vị trí địa lý quận Cầu Giấy 13
1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1 Đối tượng nghiên cứu 17
2.2 Phương pháp nghiên cứu 17
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 17
2.2.2 Phương pháp điều tra xã hội học 17
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu, tổng hợp và viết báo cáo 19
2.3 Tiến trình nghiên cứu 20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21
3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 21
Trang 63.2 Đánh giá hành vi tiêu dùng của người dân tại quận Cầu Giấy, Hà Nội 23
3.2.1 Nhận thức về môi trường và hành vi tiêu dùng xanh 23
3.2.2 Hành vi sử dụng năng lượng 29
3.2.3.Hành vi sử dụng nước 35
3.2.4 Xử lý chất thải rắn sinh hoạt 39
3.2.5 Đánh giá chung 42
3.3 Những rào cản hướng đến xu hướng tiêu dùng xanh 44
3.4 Đề xuất một số giải pháp điều chỉnh hành vi tiêu dùng hướng đến tiêu dùng xanh tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội 46
3.4.1 Giải pháp về giáo dục truyền thông 46
3.4.2 Giải pháp về luật pháp chính sách 54
3.4.3 Giải pháp về kinh tế 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
1 Kết luận 59
2 Kiến nghị 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC
Trang 73 EU (European Union) Liên minh Châu Âu
4 OECD (Organization for Economic
Co-operation and Development)
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
UNESCAP (Economic and Social
Commission for Asia and the
DANH MỤC BẢNG BIỂ
Trang 8Bảng 1.1: Tổng hợp các chỉ tiêu đo lường về hành vi tiêu dùng của hộ gia đình theo
nghiên cứu của OECD 11
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu đo lường về hành vi tiêu dùng của hộ gia đình theo TCTK 12
Bảng 1.3: Các chỉ tiêu đo hường hành vi tiêu dùng hướng đến tăng trưởng xanh đúc kết cho quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội 13
Bảng 1.4: Phân bố dân số trên địa bàn quận Cầu Giấy giai đoạn 2012- 2016 16
Bảng 2.1: Số lượng phiếu cần khảo sát 18
Bảng 3.1: Mức độ đồng ý với những quan điểm về môi trường và bảo vệ môi trường (%) 24
Bảng 3.2: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc BTDX 25
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của giới tính đến mức độ hiểu biết tiêu dùng xanh 26
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến mức độ hiểu biết tiêu dùng xanh 27
Bảng 3.5: Mức độ đồng ý với những quan điểm về bản chất và ý nghĩa của tiêu dùng xanh (%) 28
Bảng 3.6: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc Yếu tố tiết kiệm điện khi mua thiết bị 30
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của trình độ học vấn đối với việc cân nhắc yếu tố tiết kiệm điện khi mua thiết bị 31
Bảng 3.8: Hành vi, ý thức tiết kiệm điện của người dân (%) 33
Bảng 3.9: Mức độ quan trọng của các giải pháp khuyến khích tiết kiệm điện (%) .34 Bảng 3.10: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc Yếu tố tiết kiệm nước khi mua thiết bị36 Bảng 3.11: Ảnh hưởng của trình độ học vấn đối với việc cân nhắc yếu tố tiết kiệm nước khi mua thiết bị 37
Bảng 3.12: Hành vi, ý thức tiết kiệm nước của người dân (%) 38
Bảng 3.13: Mức độ quan trọng của các giải pháp khuyến khích tiết kiệm nước (%) 39 Bảng 3.14: Hành vi nhằm giảm thiểu lượng rác thải (%) 41
Bảng 3.15: Mức độ quan trọng của các giải pháp khuyến khích người dân xử lý rác thải sinh hoạt đúng cách (%) 42
Bảng 3.16: Rào cản đối với tiêu dùng xanh (%) 44
Bảng 3.17: Một số hành động tiết kiệm năng lượng 50
Bảng 3.18: Một số hành động tiết kiệm nước 52
Bảng 3.19: Cách xử lý chất thải rắn sinh hoạt 53
Trang 9DANH MỤC HÌNH V
Hình 1.1: Vị trí địa lý Quận Cầu Giấy 14
Hình 1.2: Cơ cấu kinh tế quận Cầu Giấy năm 2015 15
Hình 2.1: Tiến trình nghiên cứu 20
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu giới tính của đối tượng phỏng vấn 21
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu độ tuổi của người dân 22
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của người dân 22
Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện mức thu nhập bình quân 1 tháng của người dân 23
Hình 3.5: Mức độ hiểu biết về tiêu dùng xanh 24
Hình 3.6: Ảnh hưởng của giới tính đến mức độ hiểu biết tiêu dùng xanh 26
Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của trình độ học vấn đến mức độ hiểu biết tiêu dùng xanh 27
Hình 3.8: Cân nhắc yếu tố tiết kiệm điện khi mua thiết bị 30
Hình 3.9: Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của trình độ học vấn đối với việc cân nhắc yếu tố tiết kiệm điện 32
Hình 3.10: Cân nhắc yếu tố tiết kiệm nước khi mua thiết bị 35
Hình 3.11: Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của trình độ học vấn đối với việc cân nhắc yếu tố tiết kiệm nước 37
Hình 3.12: Cách thức xử lý rác thải sinh hoạt 40
Trang 10đã nêu vấn đề khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển của khuôn khổ chương trình
10 năm hỗ trợ các sáng kiến khu vực và quốc gia, nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơcấu theo hướng tiêu dùng xanh và sản xuất bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội, thông qua cải thiện hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng các nguồn lực
và quy định sản xuất và giảm thiểu suy thoái tài nguyên môi trường, ô nhiễm vàlãng phí” Bên cạnh đó vấn đề tiêu dùng xanh còn được đưa vào các Chương trìnhnghị sự của các tổ chức quốc tế như: UNEP, UNESCAP, tổ chức EU…
Tiêu dùng xanh đã được nhiều quốc gia triển khai thực hiện và đang trởthành một xu thế tất yếu trên thế giới để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững TạiHội nghị Trái đất Rio 20+ diễn ra tại Braxin vào tháng 6 năm 2012, sáng kiến muasắm xanh trong khu vực công đã được nhiều Chính phủ và tổ chức trên thế giới tựnguyện ký kết thực hiện Sáng kiến này được UNEP nêu ra và yêu cầu chính phủcác nước tham gia ủng hộ đưa các nguyên tắc mua sắm xanh vào các hoạt động chitiêu của Chính phủ
Qua đó, có thể thấy thay đổi phương thức tiêu dùng theo hướng xanh là chủ
đề được quan tâm rộng rãi hiện nay Tiêu dùng xanh cùng với kinh tế xanh đã, đang
và sẽ trở thành vấn đề trung tâm trong các nỗ lực hướng tới phát triển bền vững củanhân loại
Trang 11Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đang đứng trước những tháchthức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trước sự gia tăng dân số, kéo theo
đó là nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội Vì vậy, việc triển khai và áp dụngcác chính sách tiêu dùng xanh, mua sắm xanh ở Việt Nam nhằm khuyến khích sảnxuất và tiêu dùng bền vững là một nhu cầu bức thiết hiện nay
Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây nội thành Hà Nội, nơi tập trung nhiều cáctrung tâm dịch vụ, du lịch, các khu vui chơi và nhiều danh lam thắng cảnh Đâycũng là một quận dân số đông và tập trung nhiều dân cư về sinh sống nên có nhucầu tiêu dùng lớn Mặt khác, thành phần dân cư ở đây đa dạng nên sẽ có nhiều lốisống và hành vi tiêu dùng khác nhau
Với những lý do trên em xin lựa chọn đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hướng đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân tại quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội” với mong muốn đem lại cái nhìn tổng quát về nhận thức
và hành vi tiêu dùng bền vững của người dân cũng như đề xuất các giải pháp nhằmnâng cao nhận thức và vận động người dân thực hiện tiêu dùng xanh
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng hành vi tiêu dùng của người dân trên địa bànquận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
- Đề xuất các giải pháp cụ thể hướng đến hành vi tiêu dùng xanh của ngườidân tại địa bàn nghiên cứu
3 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các cơ sở pháp lý về hành vi tiêu dùng xanh
- Đánh giá thực trạng hành vi tiêu dùng của người dân tại quận Cầu Giấy,thành phố Hà Nội trên 4 tiêu nhóm tiêu chí: Nhận thức về môi trường và hành vitiêu dùng xanh, sử dụng năng lượng, sử dụng nước và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Đề xuất các giải pháp cụ thể hướng đến hành vi tiêu dùng xanh tại quậnCầu giấy, thành phố Hà Nội
Trang 12CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về hành vi tiêu dùng xanh
1.1.1 Các khái niệm liên quan đến tiêu dùng xanh
(i) Khái niệm về tăng trưởng xanh
Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững Vấn
đề này được tiếp cận bởi nhiều tổ chức và chính phủ khác nhau nên cũng có nhiềuđịnh nghĩa khác nhau về tăng trưởng xanh như sau:
Theo Word Bank (2012), tăng trưởng xanh là mô hình tăng trưởng hiệu quả,sạch và có tính đàn hồi – hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, sạchtrong việc giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường, và có tính đàn hồi, chốngchịu được trước các thiên tai, thảm hoạ thiên nhiên do các hoạt động của quá trìnhtăng trưởng tôn trọng giới hạn của môi trường sinh thái[3]
Theo Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI), tăng trưởng xanh là mô hìnhphát triển mang tính cách mạng để duy trì tăng trưởng kinh tế trong khi vẫn đảmbảo tính bền vững về khí hậu và môi trường Tiếp cận này tập trung vào việc giảiquyết những gốc rễ của các thách thức trong việc xanh hoá nền kinh tế, đồng thờicũng đảm bảo tạo ra các kênh giúp phân bổ nguồn lực cho người nghèo (UNDESA,2012)[3].
Khái niệm tăng trưởng xanh của Việt Nam: “Tăng trưởng xanh là sự tăngtrưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằmlợi dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thôngqua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạtầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhàkính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lựcthúc đẩy quá trình phát triển kinh tế bền vững”[1]
(ii) Khái niệm tiêu dùng xanh
Khái niệm “tiêu dùng xanh”, “xanh hoá hành vi tiêu dùng” hay “tiêu dùng
bền vững” có thể được xem là tương đồng nhau và được định nghĩa là “việc sử
dụng hàng hoá và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cơ bản và nâng cao chất lượng cuộcsống với điều kiện sử dụng ít hơn tài nguyên thiên nhiên và các chất độc hại, đồng
Trang 13thời giảm phát thải và các chất gây ô nhiễm trong chu trình sống của sản phẩm haydịch vụ và không làm tổn hại tới việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”(Norwegian Ministry of the Environment, 1994)[5].
Một cách hiểu khác về tiêu dùng xanh đó là: “Hành vi tiêu dùng xanh là cáchành động tìm kiếm, mua và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của cá nhân, nhóm vớimục đích giảm thiểu các chất thải gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn cho sứckhoẻ cộng đồng được thể hiện qua nhận thức, thái độ và hành động của họ” Điềunày có nghĩa là tiêu dùng xanh bao gồm cả mua sắm lẫn tiêu thụ sản phẩm theohướng thân thiện với môi trường[4]
(iii) Khái niệm người tiêu dùng xanh[2]
Người tiêu dùng xanh được hiểu là người tiêu dùng thân thiện với môitrường Các nguyên tắc của người tiêu dùng xanh bao gồm:
- Giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế (reuce, reuse, recycle) Giảm thiểu: tránhmua những gì không cần thiết Nếu khả năng tài chính cho phép, khi mua đồ điệngia dụng mới, hãy chọn loại tiết kiệm năng lượng (điện, nước, nguyên vật liệu) Tái
sử dụng: mua vật dụng đã dùng rồi, và tận dụng hết tính năng của những món đồ
đó Tái chế: tận dụng phế thải
- Giữ khoảng cách gần nhà hơn Làm việc gần nhà để rút ngắn khoảng cáchvới cộng đồng Ăn thực phẩm được nuôi trồng gần nơi sinh sống Chiếu cố đến nhàkinh doanh tại địa phương; tham gia các tổ chức địa phương Những điều này giúpcải thiện quan hệ trong cộng đồng
- Động cơ đốt trong, máy nổ đang gây ô nhiễm, nên cần hạn chế sử dụng
- Những doanh nghiệp tư nhân có rất ít sự khích lệ để cải thiện quy trình sảnxuất tuân thủ môi trường Sự chọn lựa tiêu dùng của chúng ta cần khuyến khích và
hỗ trợ cho cách hành xử tích cực; sự chọn lựa chính trị của người tiêu dùng xanh làủng hộ những quy định của chính quyền
Trang 14Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014 có đưa ra định nghĩa sản phẩm thân thiện
với môi trường tại Điều 3, khoản 9 Theo đó, “sản phẩm thân thiện với môi trường
là sản phẩm đáp ứng các tiêu chí nhãn sinh thái và được chứng nhận nhãn sinh thái” Theo định nghĩa này, một sản phẩm được xác định là sản phẩm thân thiện với
môi trường khi đáp ứng các tiêu chí nhãn sinh thái và được chứng nhận nhãn sinhthái Tiêu chí “đáp ứng các tiêu chí nhãn sinh thái” là tiêu chí cần và tiêu chí “đượcchứng nhận nhãn sinh thái” là tiêu chí đủ để một sản phẩm được xác định là sảnphẩm thân thiện với môi trường
1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của hành vi tiêu dùng xanh
Tiêu dùng xanh hiện đang được xem là xu hướng tiêu dùng của thế kỷ khimôi trường trở thành mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia trên thế giới Khi ngườitiêu dùng càng ngày càng quan tâm đến môi trường, họ coi trọng hơn đến hành vimua thân thiện với môi trường Chính nhận thức về vấn đề môi trường của ngườitiêu dùng dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong quyết định tiêu dùng
Hiện nay tiêu dùng xanh càng ngày càng đóng một vai trò quan trọng đối vớimôi trường và xã hội Các chuyên gia môi trường xem tiêu dùng xanh như một biệnpháp “giải cứu trái đất” trước những chuyển biến xấu của môi trường sống trên toàncầu Hành vi mua sắm xanh, tiêu dùng xanh có những lợi ích như nâng cao độ antoàn và sức khỏe cho người dân và cộng đồng; Giảm thiểu sử dụng năng lượng vàtài nguyên thiên nhiên; Phát triển các sản phẩm mới, thân thiện với môi trường hơn.Mua sắm xanh thúc đẩy quá trình tái chế các chất thải, từ việc thu gom, phân loạicho tới sản xuất và phát triển thị trường sử dụng các sản phẩm tái chế, vì thế khôngchỉ làm người tiêu dùng tiết kiệm được kinh phí mà còn góp phần bảo vệ môitrường Đồng thời, phát triển mua sắm xanh sẽ kích thích tăng số lượng và chấtlượng các sản phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường[12]
1.1.3 Tiêu dùng xanh ở một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam
(i) Tiêu dùng xanh ở một số quốc gia trên thế giới
Trang 15Hiện nay, tiêu dùng xanh khá phổ biến ở các nước phát triển và đã có nhữngbước tiến ban đầu ở các nước đang phát triển Nhiều quốc gia đã có những chínhsách, chương trình thúc đẩy tiêu dùng xanh và đem lại hiệu quả to lớn.
Các nước Liên minh Châu Âu (EU): Tại EU, Ủy ban Châu Âu đã có nhiều
nỗ lực và hoạt động nhằm thúc đẩy việc thực hiện mua sắm công xanh (Green
Public Procurement - GPP) trong các nước thành viên, bao gồm việc triển khai cácnghiên cứu/dự án, ban hành các chính sách và xây dựng các tiêu chuẩn Mặc dùGPP vẫn là hệ thống tự nguyện, tuy nhiên hiện nay nhiều nước thành viên đã vàđang xây dựng kế hoạch hành động quốc gia và các hướng dẫn về mua sắm xanh.Ngoài ra, tháng 7/2008, EU đã triển khai kế hoạch hành động về tiêu thụ bền vững(trong đó bao gồm nội dung tiêu dùng xanh) và sản xuất (SCP), chính sách côngnghiệp bền vững (SIP) Trong kế hoạch SCP, Ủy ban EU khởi xướng các công cụ
như gắn nhãn sinh thái, hiệu quả năng lượng EU với mục đích thông báo cho người
tiêu dùng về các tác động môi trường của sản phẩm nhằm nâng cao nhận thức của
người tiêu dùng Năm 1980, cuốn sách đầu tiên The Green Consumer Guide
(Hướng dẫn tiêu dùng xanh) đã được xuất bản ở Anh với ý tưởng chủ đạo là trong
xã hội hiện đại, “mua sắm bản thân nó cũng là một thú vui”[10]
Hoa Kỳ:Mua sắm xanh ở Hoa Kỳ được thiết lập và triển khai thực hiện trong
một số chương trình mua sắm xanh của Liên bang, trong đó các cơ quan điều hành
được yêu cầu cân nhắc các tác động môi trường, giá thành và các yếu tố khác củamột sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua sắm Theo quy định mua sắm Liên
bang và Sắc lệnh 13101 về xanh hóa chính phủ, tất cả các cơ quan chính phủ phải
thực hiện mua sắm các sản phẩm có thành phần tái chế nhằm khuyến khích việc sử
dụng các vật liệu tái sinh Năm 2005, ban hành luật chính sách năng lượng đã tạo ra
các ưu đãi để khuyến khích việc mua xe phát thải thấp Tiếp đó, Rainforest Alliance
- một tổ chức phi lợi nhuận tại Hoa Kỳ đang gây ảnh hưởng tới sự lựa chọn của
người tiêu dùng bằng cách ghi nhãn sản phẩm bền vững về hoạt động lâm nghiệp
và khai thác gỗ, bảo tồn đa dạng sinh học và đảm bảo sinh kế bền vững
Theo thống kê của cơ quan Cone Communications năm 2013, ở Hoa Kỳ có71% người tiêu dùng quan tâm tới môi trường khi họ mua sắm, trong đó 7% quan
Trang 16tâm đến môi trường trong mọi lần mua sắm, 20% thường xuyên quan tâm đến môitrường và 44% quan tâm đến môi trường[10].
Nhật Bản:Tại châu Á, Nhật Bản là một trong những quốc gia đi đầu trong
phong trào bảo vệ môi trường nói chung và tiêu dùng xanh nói riêng Năm 2001,
Chính phủ Nhật Bản thông qua luật thúc đẩy mua sắm xanh, với mục đích là để thúc
đẩy việc mua các sản phẩm và dịch vụ xanh trong khu vực công ở cả cấp trung
ương và địa phương Năm 1995, bộ luật Tái sử dụng bao bì “Containers/Packaging
Recycling Act” được thông qua nhằm thúc đẩy tái chế các loại thùng chứa và bao bì
đóng gói sản phẩm, bao gồm khoảng 60% khối lượng chất thải trong các hộ gia
đình ở Nhật Bản Tháng 2/1996, Mạng lưới tiêu dùng xanh (Green Purchasing
Network) được thành lập bởi Bộ Môi trường, mục đích nhằm thúc đẩy mua sắmxanh ở Nhật Bản thông qua việc cung cấp thông tin và hướng dẫn trong việc thựchành mua sắm xanh Tính đến nay, mạng lưới đã đưa ra rất nhiều hoạt động như:hội thảo, triển lãm xanh, giải thưởng “Mua sắm xanh”, dữ liệu thông tin sảnphẩm… và đạt được những thành công nhất định[10]
Trung Quốc: Trung Quốc có khởi đầu tương đối muộn về tiêu dùng xanh
song đã có những bước tiến đáng kể Trong những năm gần đây, sự quan tâm củangười dân đối với môi trường đã được cải thiện Chính phủ đã đầu tư không ít trongviệc bảo vệ, cải thiện môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Năm 1993,Trung Quốc lần đầu tiên thành lập chương trình gắn nhãn sinh thái cho các sảnphẩm Đến nay, trong hệ thống chứng nhận sản phẩm xanh ở Trung Quốc đã cóhàng chục chủng loại, như thực phẩm, đồ uống, hàng dệt may, vật liệu xây dựng, đồgia dụng, đèn chiếu sáng, ô tô và nhiều mặt hàng khác Đến năm 2005, Chính phủ
đã tiến hành cải cách các chương trình ghi nhãn sinh thái, cải thiện phần nào tìnhhình tiêu dùng xanh ở quốc gia này, như chương trình “China Energy Label”[10]
Hàn Quốc: Hàn Quốc là quốc gia thực hiện và áp dụng các chính sách về
mua sắm xanh từ rất sớm Điểm khởi đầu chính thức của chính sách về sản phẩm
xanh tại Hàn Quốc là chương trình dán nhãn môi trường được triển khai từ năm
1992 Năm 2005, Bộ Môi trường thông qua bộ luật khuyến khích mua các sản phẩm
và dịch vụ xanh Chính phủ Hàn Quốc cũng đã hợp tác với các công ty thẻ tín dụng
để đưa ra một hệ thống khuyến khích những người có ý thức tiêu dùng xanh: Thẻ
Trang 17tín dụng xanh (The Green Credit Card) Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đã thi hành nhiều
chính sách khác như: Dán nhãn sinh thái, Gắn nhãn “dấu chân Carbon” (Carbon
Footprint), Chứng nhận công trình xanh, Chứng nhận cửa hàng xanh…Cùng với
các chính sách trên, Chính phủ đang nỗ lực giúp người tiêu dùng nói chung hiểu rõhơn các khái niệm về cuộc sống xanh và quảng bá sản phẩm xanh bằng cách nângcao nhận thức cộng đồng Hiện nay, bốn “Trung tâm cộng tác tiêu dùng xanh” đãđược thiết lập, cung cấp các dịch vụ giáo dục về tiêu dùng xanh cho người tiêudùng[10]
(ii) Tiêu dùng xanh tại Việt Nam
Việt Nam đang đứng trước thực trạng là tăng trưởng kinh tế gắn liền với sựsụt giảm mạnh về tài nguyên thiên nhiên và gia tăng ô nhiễm môi trường Tiêu dùngxanh được Chính phủ đề cập lần đầu tiên trong Chiến lược về tăng trưởng xanh vàotháng 9/2012 Chiến lược này xác định ba mục tiêu cụ thể, trong đó mục tiêu thứ ba
là nâng cao đời sống của nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trườngthông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụxanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh Để đạt được các mục tiêucủa chiến lược, một trong ba nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện gồm có xanhhóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững Ngoài ra, Việt Nam cũng đang xâydựng chương trình phát triển sản phẩm xanh tầm nhìn đến năm 2020
Việt Nam cũng đã và đang triển khai một số hoạt động liên quan đến sảnxuất và tiêu dùng bền vững mà trong đó tiêu dùng xanh cũng đã bắt đầu được nhắcđến nhiều hơn Nhiều văn bản liên quan đã được ký kết như: Tuyên ngôn quốc tế và
Kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững (1999), các vănbản pháp luật liên quan đến bảo vệ quyến lợi người tiêu dùng; Luật sử dụng nănglượng tiết kiệm, hiệu quả; tuyên ngôn quốc tế vế Sản xuất sạch hơn vào năm 1999,Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả Các chương trình liên quan đến sản
phẩm xanh như Chương trình cấp Nhãn sinh thái (Bộ Tài nguyên và Môi trường) ;
Nhãn tiết kiệm năng lượng (Bộ Công thương); Nhãn sinh thái cho ngành du lịch
cũng được triển khai
Bên cạnh, các tác động từ chính sách, phong trào, chương trình hành động vềtiêu dùng xanh đã được phát triển rộng rãi trên cả nước, bước đầu đã đạt những kết
Trang 18quả tốt, thu hút được đông đảo người dân tham gia Tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Đã tổ chức thành công chiến dịch tiêu dùng xanh hàng năm Qua 4 lần tổ chức (từnăm 2010 đến 2014) với hơn 30.000 lượt tình nguyện viên tham gia chiến dịch; 3,7triệu lượt người dân cam kết hưởng ứng, mức tiêu thụ sản phẩm của các doanhnghiệp xanh tăng lên từ 40% - 60% trong tháng diễn ra chiến dịch Tại Thành phố
Hà Nội: Đã ra mắt chương trình Mạng lưới điểm đến xanh hướng đến mục tiêunâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người tiêu dùng về việc sử dụng các sảnphẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; đồng thời thúc đẩy việc sản xuất những sảnphẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường Chương trình là cầu nối hai chiều giữadoanh nghiệp và người tiêu dùng, hứa hẹn trở thành một mạng lưới xanh đáng tincậy của cộng đồng có trách nhiệm với môi trường
Năm 2010, Saigon Co.op (Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố HồChí Minh) trở thành đơn vị bán lẻ tiên phong tham gia thực hiện chiến dịch “Tiêudùng xanh”, với mong muốn đóng góp nhiều hơn cho lợi ích cộng đồng thông quavai trò là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối Nhìn chung, dù bắtnhịp khá chậm nhưng cho đến nay, xu hướng tiêu dùng xanh đang lan tỏa và nhậnđược sự hưởng ứng khá tích cực từ phía người dân và các nhà sản xuất với dự án
“Tôi yêu sản phẩm xanh và khu phố xanh”[10]
1.1.4 Cơ sở pháp lý về tiêu dùng xanh
Việt Nam đã xác định tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của pháttriển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phầnquan trọng thực hiện chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu
Ở Việt Nam dù chưa có những quy định riêng về tiêu dùng xanh Tuy nhiênnhiều nội dung liên quan đến tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững đã sớm được đưavào nhiều chính sách, được lồng ghép, quy định trong nhiều văn bản của Đảng vàNhà nước
Ngày 12/04/2012,Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
432/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”, trong đó có định hướng:
“ - Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững
Trang 19Đẩy mạnh áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn để nâng cao hiệu quả sử dụngtài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu, năng lượng, nước, đồng thời giảm thiểuphát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ chất lượng môi trường, sứckhỏe con người, đảm bảo phát triển bền vững.
Xây dựng văn hóa tiêu dùng văn minh, hài hòa và thân thiện với thiên nhiên.Từng bước thực hiện dán nhãn sinh thái, mua sắm xanh Phát triển thị trường sảnphẩm sinh thái và sáng kiến cộng đồng về sản xuất và tiêu dùng bền vững Áp dụngnhững chính sách điều chỉnh những hành vi tiêu dùng không hợp lý.”
Nhằm thực hiện được Chiến lược phát triền bền vững, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/09/2012 “ Phê duyêt chiến lược
Tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn 2050”, trong đó có hai nhiệm vụ
liên quan đến tiêu dùng xanh là xanh hóa sản xuất và xanh hóa tiêu dùng Theo đó,xanh hóa sản xuất, thực hiện một chiến lược công nghiệp hóa sạch thông qua ràsoát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tàinguyên, khuyến khích phát triển công nghệ xanh, nông nghiệp xanh…; Xanh hóalối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, kết hợp nếp sống đẹp truyền thống vớinhững phương tiện văn minh hiện đại để tạo nên đời sống tiện nghi
Chiến lược tăng trưởng xanh là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng cácchính sách liên quan đến tiêu dùng xanh ở Việt Nam trong giai đoạn tới Mục tiêutổng quát của Chiến lược tăng trưởng xanh là “Tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh
tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triểnkinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trởthành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội”.Với nhậnthức, tăng trưởng xanh không chỉ là động lực thúc đẩy và phục hồi kinh tế toàn cầu,
mà còn là mô hình và công cụ để thực hiện phát triển bền vững Việt Nam đã thểhiện quyết tâm theo đuổi mô hình tăng trưởng phát triển thân thiện với môi trường
Ngày 11/1/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
76/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Theo đó, mục tiêu của Chương
trình này là: “Từng bước thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng nângcao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng; tăng cường sử dụng các
Trang 20nguyên vật liệu, năng lượng tái tạo, sản phẩm thân thiện môi trường; giảm thiểu, tái
sử dụng và tái chế chất thải; duy trì tính bền vững của hệ sinh thái tại tất cả các khâutrong vòng đời sản phẩm từ khai thác, cung ứng nguyên liệu đến sản xuất chế biến,phân phối, tiêu dùng và thải bỏ sản phẩm.”
Như vậy, chuyển đổi mô hình tiêu dùng theo hướng xanh và bền vững, đã trởthành đường lối, quan điểm, chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước và là mộtnội dung căn bản của mục tiêu phát triển ở Việt Nam hiện nay
1.1.5 Các chỉ tiêu đo lường hành vi tiêu dùng hướng đến tăng trưởng xanh
(i) Các chỉ tiêu đo lường về hành vi tiêu dùng của hộ gia đình theo nghiên cứu của OECD
Đo lường hành vi tiêu dùng xanh của hộ gia đình hướng đến tăng trưởngxanh đã được thực hiện ở các nước OECD từ năm 2008 và trải qua hai cuộc điều tranăm 2008 và 2011, tập trung vào năm lĩnh vưc: năng lượng, chất thải sinh hoạt, giaothông, tiêu dùng thực phẩm, sử dụng nước thải sinh hoạt
Bảng 1.1: Tổng hợp các chỉ tiêu đo lường về hành vi tiêu dùng của hộ gia đình
theo nghiên cứu của OECD Hành vi tiêu dùng Chỉ tiêu đo lường
Năng lượng - Các nguồn năng lượng sử dụng
- Chi trả cho lượng điện tiêu thụ
- Sử dụng năng lượng tái tạo
- Sử dụng thiết bị đo điện thông minh
- Sở hữu các thiết bị điện trong gia đình
- Hành vi tiết kiệm điện
- Cảm nhận mức độ quan trọng của các giải pháp của chính phủ trong việc khuyến khích hộ gia đình tiết kiệm năng lượng
Nước - Chi trả cho lượng nước sinh hoạt sử dụng
- Hành vi tiết kiệm nước
- Tiêu chí tiết kiệm nước trong các quyết định mua sắm thiết bị gia đình
- Hài lòng về chất lượng nước đang sử dụng
- Cảm nhận mức độ quan trọng của các giải pháp của
Trang 21Hành vi tiêu dùng Chỉ tiêu đo lường
chính phủ trong việc khuyến khích hộ gia đình tiết kiệm nước
Chất thải sinh hoạt - Lượng rác thải/ngày
- Thu gom rác thải sinh hoạt
- Phân loại rác thải sinh hoạt
- Xử lý rác thải có thể tái chế
- Động cơ thúc đẩy hành vi tái chế rác sinh hoạt
- Hành vi xử lý một số loại rác đặc thù như đồ điện tử, thuốc
- Cảm nhận mức độ quan trọng của các giải pháp của chính phủ trong việc khuyến khích hộ gia đình giảm phát thải rác sinh hoạt
(Nguồn: Nguyễn Trọng Hoài (2015), Tiếp cận tăng trưởng xanh cho khu vực đồng
bằng Sông Cửu Long, Nhà xuất bản Kinh tế TP Hồ Chí Minh) (ii) Một số chỉ tiêu đo lường về hành vi tiêu dùng của hộ gia đình theo TCTK
Trong bối cảnh Việt Nam, trong Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Namnăm 2012 của Tổng cục thống kê cũng đã có một số chỉ tiêu khảo sát về hành vi tiêudùng của hộ gia đình ở các khía cạnh sử dụng năng lượng, nước sinh hoạt, và xử lýchất thải sinh hoạt trong mục “ Nhà ở, điện nước, phương tiện vệ sinh vàinternet”và mục “ Chi tiêu” Các chỉ tiêu được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu đo lường về hành vi tiêu dùng của hộ gia đình
theo TCTK Hành vi tiêu dùng Chỉ tiêu đo lường
- Số tiền nước phải trảNăng lượng - Nguồn năng lượng thắp sáng chính
- Số tiền điện phải trảChất thải sinh hoạt
- Hình thức xử lý chất thải sinh hoạt
- Loại hố xí đang sử dụng
- Số tiền cho trả cho dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt
(Nguồn : Tổng hợp dựa theo TCTK ( 2012) (iii) Các chỉ tiêu đo hường hành vi tiêu dùng hướng đến tăng trưởng xanh đúc kết cho quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Trang 22Dựa vào các chỉ tiêu đo lường hành vi tiêu dùng của hộ gia đình hướng đếntăng trưởng xanh trong các nghiên cứu của OECD và Khảo sát mức sống hộ giađình Việt Nam (TCTK 2012), nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu đo lường hướngđến tăng trưởng xanh trong hoạt động tiêu dùng của hộ gia đình ở khu vực quậnCầu Giấy, thành phố Hà Nội Các chỉ tiêu này bao gồm 4 nhóm chính: nhận thức vềmôi trường và hành vi tiêu dùng xanh, sử dụng năng lượng, sử dụng nước và xử lýchất thải sinh hoạt.
Bảng 1.3: Các chỉ tiêu đo hường hành vi tiêu dùng hướng đến tăng trưởng
xanh đúc kết cho quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
- Mức độ hiểu biết về tiêu dùng xanh
2 Năng lượng - Yếu tố tiết kiệm điện khi mua thiết bị điện
- Hành vi, ý thức tiết kiệm điện
- Cảm nhận mức độ quan trọng của các giải pháp của chính phủ trong việc khuyến khích người dân tiết kiệm năng lượng
3 Nước - Yếu tố tiết kiệm nước khi mua thiết bị
- Hành vi tiết kiệm nước của hộ gia đình
- Cảm nhận mức độ quan trọng của các giải pháp của chính phủ trong việc khuyến khích người dân tiết kiệm nước
4 Chất thải sinh hoạt - Cách xử lý rác thải sinh hoạt
- Hành vi nhằm giảm lượng rác thải
- Cảm nhận mức độ quan trọng của các giải pháp của chính phủ trong việc khuyến khích người dân giảm phát thải rác sinh hoạt
Trang 231.2 Tổng quan về Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
1.2.1 Tổng quan về vị trí địa lý quận Cầu Giấy
Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây nội thành Hà Nội, đây là một cửa ngõ quantrọng của Hà nội Quận nằm trên quốc lộ 32A nối Hà Nội – Sơn Tây, đường vànhđai 3 từ Hà Nội đi sân bay quốc tế Nội Bài, cách trung tâm thành phố khoảng 6 km,
là một trong những khu phát triển đầu của Thành phố
Hình 1.1: Vị trí địa lý Quận Cầu Giấy
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử quận Cầu Giấy)
- Về địa giới:
+ Phía Bắc giáp quận Tây Hồ và Bắc Từ Liêm
+ Phía Nam giáp quận Thanh Xuân;
+ Phía Đông giáp quận Ba Đình, Đống Đa và Tây Hồ
+ Phía Tây giáp quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm
- Về hành chính:
Quận Cầu Giấy được thành lập ngày 3/9/1997, bao gồm 7 phường: NghĩaTân, Nghĩa Đô, Mai dịch, Dịch Vọng, Quan Hoa, Yên Hoà, Trung Hoà Ngày5/1/2005, thành lập thêm phường Dịch Vọng Hậu trên cơ sở điều chỉnh địa giớiphường Quan Hoa và phường Dịch Vọng Như vậy, quận Cầu Giấy có 8 phường:
Trang 24Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, TrungHòa, Yên Hòa Quận Cầu Giấy nằm ở cửa ngõ phía Tây nhưng liền kề với quậntrung tâm, một trong những khu phát triển chính của thành phố Hà Nội Trong Quận
có sông Tô Lịch chạy dọc theo chiều dài phía Đông của Quận, có các trục đườnggiao thông nối thủ đô Hà Nội với sân bay Nội Bài và trục đường chính nối trungtâm Hà Nội với chuỗi đô thị vệ tinh Hoà Lạc – Sơn Tây – Xuân Mai Có thể nóiQuận có vị trí rất quan trọng ở phía Tây – Tây Bắc Thủ đô Hà Nội, là nơi đang cótốc độ đô thị hoá nhanh với nhiều dự án trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội[11]
1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
(i) Đặc điểm kinh tế
Nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Hoạt độngthương mại dịch vụ được quan tâm đầu tư, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đôthị, hoàn thành xây dựng mới và nâng cấp nhiều tuyến đường giao thông Hệ thốngchợ dân sinh, trung tâm thương mại và hệ thống các siêu thị Quận đầu tư khá hoànchỉnh tạo điều kiện cho nhân dân mua bán thuận lợi, giải quyết được nhiều chỗ làmviệc ổn định cho người lao động tại địa phương Dịch vụ thương mại hàng năm luôn
có tốc độ tăng trưởng trên hai con số Đặc biệt, hoạt động sản xuất của các doanhnghiệp có bước phát triển đột phá, do sự năng động của các thành phần kinh tếtrong việc đầu tư, đổi mới trang thiết bị, tìm kiếm thị trường nên hoạt động sản xuấtkinh doanh đạt hiệu quả thể hiện bằng giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốcdoanh hàng năm ở mức cao
Hiện nay, ngành thương mại, dịch vụ là nghành chiếm tỷ trọng lớn nhất với70,01%, sau đó là tỷ trọng nghành công nghiệp – xây dựng chiếm 29,99%; đặc biệt
tỷ trọng nghành nông, lâm, ngư nghiệp bằng 0% trong cơ cấu kinh tế quận do Nhànước thu hồi đất nông nghiệp phục vụ công cuộc xây dựng đô thị[6]
Nông nghi p ệp Công nghi p - Xây d ng ệp ựng
Th ương mại - Dịch vụ ng m i - D ch v ại - Dịch vụ ịch vụ ụ 4th Qtr
Trang 25Hình 1.2: Cơ cấu kinh tế quận Cầu Giấy năm 2015
(Nguồn: Uỷ ban nhân dân quận Cầu Giấy)
Trang 26(ii) Đặc điểm dân số
Dân số quận Cầu Giấy toàn bộ là dân số đô thị Từ năm 2012 đến 2016 có sựbiến đổi như sau:
Bảng 1.4: Phân bố dân số trên địa bàn quận Cầu Giấy giai đoạn 2012- 2016
Phường Quan Hoa Người 34.628 36.051 37.420 38.880 39.223Phường Nghĩa Tân Người 32.721 34.066 35.361 36.740 37.064Phường Nghĩa Đô Người 30.135 31.374 32.566 33.836 34.133Phường Yên Hoà Người 23.920 24.903 25.849 26.857 27.093Phường Trung Hoà Người 22.152 23.063 23.939 24.873 25.091Phường Mai Dịch Người 29.456 30.667 31.832 33.074 33.365Phường Dịch Vọng Người 14.283 14.870 15.435 16.037 16.178Phường Dịch Vọng
Tổng Người 199.863 208.080 215.987 224.411 226.384
Tỷ lệ tăng dân số tự
(Nguồn: Uỷ ban nhân dân Quận Cầu Giấy)
Bảng 1.4 cho thấy, dân số quận Cầu Giấy có sự gia tăng qua các năm từnăm 2012 đến năm 2016 Dân số tăng sẽ kéo theo nhu cầu tiêu dùng hàng hoá ngàylớn và gây ra các sức ép đối với môi trường
Trang 27CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : hành vi tiêu dùng của người dân đang sinh sống và
làm việc tại khu vực quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội ( bao gồm 4 lĩnh vực:nhận thức môi trường và tiêu dùng xanh, sử dụng năng lượng, sử dụng nước và xử
lý chất thải rắn sinh hoạt)
Phạm vi nghiên cứu: do thời gian và khả năng hạn chế nên đề tài tập trung
nghiên cứu tại 5 phường (5/8 phường) bao gồm Trung Hoà, Yên Hoà, Dịch Vọng,Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Tiến hành thu thập tài liệu có liên quan đến tiêu dùng xanh: tài liệu, đề tàinghiên cứu về tăng trưởng xanh, các hành vi về tiêu dùng xanh trên thế giới và ViệtNam
- Tiến hành thu thập các dữ liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xãhội của người dân ở Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
2.2.2 Phương pháp điều tra xã hội học
- Mục đích: thu thập các thông tin về thực trạng hành vi tiêu dùng của người
dân trên địa bàn nghiên cứu
- Phương thức tiến hành: Phỏng vấn trực tiếp người dân và phỏng vấn qua
bảng hỏi
Đề tài xây dựng 2 mẫu phiếu cho 2 đối tượng:
+ 01 mẫu phiếu cho người dân
Quá trình khảo sát được thực hiện qua hai bước chính là khảo sát thử nghiệm
và khảo sát chính thức Bước khảo sát thử nghiệm nhằm mục đích tạo cơ sở để điềuchỉnh phiếu khảo sát cho phù hợp với nội dung và đối tượng điều tra (số lượngphiếu khảo sát thử là 10 phiếu) Mẫu phiếu khảo sát thử nghiệm được trình bày ởPhụ lục 1
Trang 28Sau bước khảo sát thử nghiệm, đề tài điều chỉnh phiếu khảo sát và tiến hànhđiều tra chính thức Mẫu phiếu khảo sát chính thức được được trình bày ở Phụ lục
2 Phiếu khảo sát được thiết kế gồm hai phần: Phần A (Thông tin chung) nhằm khaithác các thông tin liên quan đến đối tượng được hỏi như tên, tuổi, giới tính, trình độhọc vấn, thu nhập bình quân; Phần B (Nội dung phỏng vấn) gồm 12 câu hỏi tậptrung cho 4 nhóm chỉ tiêu cần điều tra là Nhận thức về môi trường và hành vi tiêudùng xanh, sử dụng năng lượng, sử dụng nước và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
+ 01 mẫu phiếu cho các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường ( điều tra 11phiếu)
Mẫu phiếu chi tiết được trình bày ở Phụ lục 2 Nội dung phiếu gồm haiphần: Phần A (Thông tin chung) nhằm thu thập các thông tin liên quan đến đốitượng được hỏi như tên, tuổi, trình độ học vấn, chức vụ, đơn vị công tác; Phần B(Nội dung phỏng vấn) bao gồm các câu hỏi đóng và bán cấu trúc nhằm mục đíchthu thập các ý kiến về bản chất và ý nghĩa của tiêu dùng xanh, những rào cản đốivới tiêu dùng xanh hiện này và tầm quan trọng của một số giải pháp khuyến khíchngười dân thực hiện tiêu dùng xanh, đồng thời kiến nghị đưa ra một vài giải pháp cụthể để khuyến khích người dân hướng đến tiêu dùng xanh
- Số lượng phiếu người dân: tính theo công thức của Yamane (1967- 1986)
n = N
1+ N e2
Trong đó:
n: Số lượng phiếu cần xác định cho nghiên cứu điều tra
N: là tổng số mẫu hay chính là tổng số người dân ở mỗi phường nghiên cứu.e: sai số kỳ vọng (thường từ 1% đến 10%)
Với cấp độ là đề tài cá nhân, bị hạn chế về kinh phí cũng như nhân lực, do vậy đềtài chọn sai số kỳ vọng là 10% Áp dụng công thức trên, ta tính được số lượng phiếucần khảo sát ở mỗi phường như sau:
Bảng 2.1: Số lượng phiếu cần khảo sát ST
Phần trăm dân số (%) Số lượng phiếu
Trang 293 Phường Mai Dịch 33.365 28.8 29
- Cách chọn mẫu điều tra: điều tra ngẫu nhiên người dân trên địa bàn 5
phường nghiên cứu
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu, tổng hợp và viết báo cáo
Sử dụng các phần mềm Microsoft Word và SPSS để xử lý số liệu từ phiếuđiều tra và viết báo cáo
Đề tài sử dụng mô hình hồi quy đa biến Binary Logistic để phân tích các yếu
tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh Mô hình hồi quy được mô tả như sau:Nghiên cứu giả định hành vi tiêu dùng là biến phụ thuộc dạng nhị phân có hai giá trị
là 0 (chọn “Không”) và 1 (chọn “Có”) và được giải thích bởi các biến độc lập baogồm giới tính, tuổi, trình độ học vấn và thu nhập
Gọi p là xác suất để biến cố chọn “Có” xảy ra Khi đó (1-p) là xác xuất để biến cốkhông xảy ra (tương đương với biến cố chọn “Không”)
Phương trình hồi quy logistic có dạng:
log(1− p p )= C + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4
hay
p 1− p = e C+ β 1 X 1 +β 2 X 2+ β 3 X 3+ β 4 X 4
Trong đó:
X1: giới tính của đối tượng phỏng vấn (1 = nam, 2 = nữ)
X2: tuổi (1= “ 18-35 tuổi”, 2 = “36-55 tuổi”, 3 = “trên 55 tuổi”)
X3: trình độ học vấn (1 = phổ thông, 2 = đại học, 3 = sau đại học)
X4: thu nhập bình quân một tháng của đối tượng phỏng vấn ( 1 = “ Dưới 4triệu”, 2 = “Từ 4 – dưới 8 triệu”, 3 = “Từ 8 – dưới 15 triệu”, 4 = “Trên 15triệu”)
C : tham số tự do (hệ số chặn)
β1, β2, β3 : các hệ số tương ứng của các biến
Tỷ suất chênh OR là tỷ số của xác suất chọn “Có”/xác suất chọn “Không” khi biếntăng 1 đơn vị so với giá trị ban đầu
Trang 312.3 Tiến trình nghiên cứu
Giai đoạn 1: Thu Thập thông tin
- Thu thập tài liệu về tiêu dùng xanh
- Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
- Xây dựng các chỉ tiêu đo lường hành vi tiêu dùng đúc kết cho quận Cầu Giấy dựa trên nghiên cứu của OECD và TCTK
Giai đoạn 2: Điều tra khảo sát
- Xây dựng phiếu điều tra
- Tiến hành điều tra thử người dân
- Chỉnh sửa lại phiếu điều tra cho đối tượng là người dân
- Tiến hành điều tra khảo sát
Giai đoạn 3: Tổng hợp và xử lý số liệu
- Nhập số liệu từ phiếu điều tra vào phần mềm SPSS
- Phân tích hành vi tiêu dùng trên 4 bốn lĩnh vực: nhận thức về môi trường và tiêu dùng xanh; sử dụng năng lượng, sử dụng nước; xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Giai đoạn 4: Viết báo cáo
Hình 2.1: Tiến trình nghiên cứu
Đầy đủ thông tin Thiếu thông tin, cần bổ sung
Trang 32CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Theo kết quả tính toán mục 2.2.2, tổng số phiếu khảo sát là 100 phiếu Saukhi khảo sát lấy ý kiến người dân trên địa bàn quận Cầu Giấy, các phiếu khảo sátđược sàng lọc Kết quả thu được 91 phiếu hợp lệ và 9 phiếu không hợp lệ Trong
đó, phiếu hợp lệ là phiếu trả lời đầy đủ các thông tin trong phiếu khảo sát; phiếukhông hợp lệ là phiếu trả lời thiếu thông tin yêu cầu, đối tượng không thuộc địa bànnghiên cứu, điền nhiều hơn các lựa chọn theo quy định, viết thêm các ý kiến không
có tính chất xây dựng Số liệu sau khi xử lý đã được tổng hợp và mô tả một số đặcđiểm của người dân, cụ thể như sau:
Giới tính
30.80%
69.20%
NamNữ
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu giới tính của đối tượng phỏng vấn
Hình 3.1 cho thấy, trong số 91 người được hỏi thì có 63 người là nữ (chiếm
tỷ lệ 69,2%) và 28 người là nam (chiếm tỷ lệ 30,8%) Điều này phù hợp với tínhchất, nội dung của nghiên cứu vì phụ nữ vốn đảm nhận vai trò chủ chốt trong cáccông việc mua sắm và chi tiêu trong gia đình
Trang 33Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu độ tuổi của người dân
Hình 3.2 cho biết, có 93.4% người được khảo sát nằm trong độ tuổi lao động(từ 18 – 55 tuổi), trong đó có 36.3% người dân trong độ tuổi trung niên và chiếm tỷ
lệ nhiều nhất là nhóm tuổi từ 18 – 35 tuổi (57.1%)
Sau đại học
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của người dân
Hình 3.3 cho thấy, người dân có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm
tỷ lệ nhiều nhất với 68.1%, có 25.3% người dân ở trình độ phổ thông Đặc biệt,cuộc khảo sát đã tiếp cận được 6 người dân có trình độ sau đại học Nhìn chung,trình độ học vấn của người dân trong quá trình khảo sát là khá cao
Trang 34Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện mức thu nhập bình quân 1 tháng của người dân
Kết quả từ Hình 3.4 cho thấy, chiếm tỷ lệ nhiều nhất là mức thu nhập từ 4 –dưới 8 triệu với 41.8%, mức thu nhập từ 8 – dưới 15 triệu chiếm tỷ lệ tương đối caovới 26.4%
Ngoài ra, để đảm bảo tính khách quan và phong phú của nguồn thông tin,cuộc khảo sát đã tiếp cận nhiều nhóm nghề nghiệp khác nhau như công nhân laođộng, nhân viên văn phòng, giáo viên, sinh viên, nội trợ, người đã nghỉ hưu,
3.2 Đánh giá hành vi tiêu dùng của người dân tại quận Cầu Giấy, thành phố
Hà Nội
3.2.1 Nhận thức về môi trường và hành vi tiêu dùng xanh
Nhận thức đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hành vi tiêu dùnghàng ngày của con người Khi con người nhận thức được tầm quan trọng của môitrường và hành vi tiêu dùng xanh thì họ sẽ có những hành vi tiêu dùng theo hướngthân thiện với môi trường Nội dung này sẽ đánh giá nhận thức của người dân vềmôi trường và hành vi tiêu dùng xanh theo các chỉ tiêu (1) Mức độ đồng ý vớinhững ý kiến về môi trường và bảo vệ môi trường, (2) Mức độ hiểu biết về tiêudùng xanh, (3) Mức độ hiểu biết về bản chất và ý nghĩa của tiêu dùng xanh
Trước tiên, đề tài khảo sát chỉ tiêu mức độ đồng ý với những ý kiến về môitrường và bảo vệ môi trường Kết quả khảo sát được được thể hiện ở Bảng 3.1
Trang 35Bảng 3.1: Mức độ đồng ý với những quan điểm về môi trường và bảo vệ môi
trường (%)
ST
Không đồng ý
Đồng ý
Không
có ý kiến
1 Môi trường đóng vai trò quan trọng trong cuộc
2 Môi trường hiện nay rất cần được bảo vệ 2,2 92,3 5,5
3 Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của tất cả
4 Tiêu dùng tiết kiệm và hiệu quả là một cách để
Kết quả Bảng 3.1 cho thấy, hầu hết các đối tượng được hỏi đều đồng ý vớicác quan điểm về môi trường và bảo vệ môi trường Điểm này rất quan trọng trongviệc tác động vào các hành vi tiêu dùng của người dân để hướng tới tiêu dùng xanh
Thứ hai, đánh giá mức độ hiểu biết về dùng xanh của người dân thông qua sốlượng người được hỏi biết đến tiêu dùng xanh Kết quả thu về được thể hiện trongHình 3.5
48.40%
Không biết
Hình 3.5: Mức độ hiểu biết về tiêu dùng xanh
Kết quả khảo sát cho thấy, trong số 91 người được phỏng vấn, có 47 người(chiếm 51,6%) “không biết” tiêu dùng xanh, chỉ có 44 người “có biết” tiêu dùngxanh Thực tế điều tra cho thấy, khi nhắc đến tiêu dùng xanh, nhiều người khôngbiết tiêu dùng xanh nhưng họ lại có những hành vi tiêu dùng xanh như sử dụng tiếtkiệm điện, nước Điều này cho thấy khái niệm tiêu dùng xanh vẫn chưa thực sự phổ
Trang 36biến với người dân Điều đặc biệt, tất cả những người đã biết đến tiêu dùng xanhđều biết qua các phương tiện thông tin đại chúng, chỉ có một vài người biết trongquá trình học tập.
Để phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học và mức độ hiểu biết
về tiêu dùng xanh, đề tài tiến hành hồi quy bằng phương pháp Binary Logistic trongphần mềm SPSS
Biến phụ thuộc là Biết tiêu dùng xanh (mã hoá BTDX), có hai giá trị là 0 và
1 tương ứng với không biết và có biết
Các biến độc lập gồm có: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và thu nhập.Gọi p là xác suất để biến cố “Có biết tiêu dùng xanh” xảy ra Khi đó, 1-p làxác xuất để biến cố “Không biết tiêu dùng xanh” xảy ra
Kết quả chạy mô hình hồi quy được thể hiện trong Bảng 3.2
Bảng 3.2: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc BTDX
Hệ số tương quan
Sai số tiêu
Tỉ suất chênh (OR)
Phân tích kết quả:
Mức xác suất ý nghĩa của mô hình P-Value = 0.000 < 0.05 Điều này chứng
tỏ mô hình hồi quy được chọn là phù hợp Với mức ý nghĩa là 0,05, nghiên cứuđánh giá mối quan hệ giữa biến BTDX và các biến độc lập như sau:
P-Value (giới tính) = 0.000 < 0.05 chứng tỏ biến giới tính có quan hệ chặtchẽ với biến BTDX Dấu dương của hệ số tương quan thể hiện quan hệ tỷ lệ thuận
Trang 37Khi biến giới tính tăng lên 1 đơn vị thì tỷ lệ xác suất có biết/không biết tăng 328lần (trong điều kiện các biến khác không đổi)
P-Value (tuổi) = 0.788 > 0.05 chứng tỏ biến độ tuổi không có quan hệ chặtchẽ với biến BTDX
P-Value (học vấn) = 0.000 < 0.05 chứng tỏ biến trình độ học vấn có quan hệchặt chẽ với biến BTDX Dấu dương của hệ số tương quan thể hiện quan hệ tỷ lệthuận Khi biến học vấn tăng lên 1 đơn vị thì tỷ lệ xác suất có biết/không biết tăng
39 lần (trong điều kiện các biến khác không đổi)
P-Value (thu nhập) = 0.399 > 0,05 chứng tỏ biến thu nhập không có quan hệchặt chẽ với biến BTDX
Kết luận: có hai biến giới tính và trình độ học vấn ảnh hưởng đến việc biết
đến tiêu dùng xanh
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của giới tính đến mức độ hiểu biết tiêu dùng xanh
Có bi tếtKhông bi tết
Hình 3.6: Ảnh hưởng của giới tính đến mức độ hiểu biết tiêu dùng xanh
Hình 3.6 cho thấy sự khác biệt rõ ràng giữa nhóm đối tượng nam và nữ đốivới việc biết đến tiêu dùng xanh Cụ thể, nhóm đối tượng là nam giới có tỷ lệ người
“có biết” tiêu dùng xanh (10.7%) thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ “không biết”(89.3%) Ngược lại, nhóm đối tượng nữ giới có tỷ lệ người “có biết” tiêu dùng xanh
Trang 38(65.1%) cao hơn so với tỷ lệ “không biết” (34.9%) Điều này được giải thích do nữgiới là đối tượng quyết định chủ yếu các hành vi tiêu dùng của cá nhân và gia đình.
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến mức độ hiểu biết tiêu dùng
Hình 3.7: Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của trình độ học vấn
đến mức độ hiểu biết tiêu dùng xanh
Hình 3.7 thể hiện sự khác biệt rõ ràng giữa những nhóm đối tượng có trình
độ học vấn khác nhau đối với việc biết đến tiêu dùng xanh Cụ thể, nhóm đối tượng
ở trình độ đại học và sau đại học có tỷ lệ người “có biết” tiêu dùng xanh cao hơn sovới tỷ lệ người “không biết” tiêu dùng xanh, nhưng nhóm đối tượng có trình độ phổthông lại có tỷ lệ người “có biết” tiêu dùng xanh thấp hơn tỷ lệ người “không biết”tiêu dùng xanh Điều này được giải thích do những người có trình độ học vấn cao cónhận thức cao về các vấn đề môi trường và tiêu dùng xanh Hơn nữa, trình độ họcvấn cao thì khả năng tiếp cận và tìm hiểu thông tin về tiêu dùng xanh cao hơn, chínhxác hơn
Kết quả khảo sát được thể hiện trong Bảng 3.5
Trang 39Bảng 3.5: Mức độ đồng ý với những quan điểm về bản chất và ý nghĩa của tiêu
dùng xanh (%)
ST
Không đồng ý
Đồng ý
Không
có ý kiến
1 Tiêu dùng xanh là tiêu dùng hiệu quả hơn, sử
dụng hợp lý tài nguyên, tiết kiệm năng lượng,
thải ra ít chất thải
2 Tiêu dùng xanh là hành vi tìm kiếm, mua và sử
dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường 2,2 64,8 33
3 Tiêu dùng xanh giúp nâng cao độ an toàn và
sức khoẻ cho người dân và cộng đồng 2,2 81,3 16,5
4 Tiêu dùng xanh giúp giảm thiểu sử dụng năng
5 Tiêu dùng xanh giúp thúc đẩy phát triển các sản
phẩm mới, thân thiện với môi trường hơn 9,9 41,8 48,4
6 Tiêu dùng xanh giúp tiết kiệm chi phí mua sắm
7 Tiêu dùng xanh giúp nâng cao nhận thức về
Kết quả Bảng 3.5 cho thấy, phần lớn người được hỏi có nhận thức đúng đắn
về bản chất và ý nghĩa của hành vi tiêu dùng xanh Chiếm tỷ lệ cao nhất là quanđiểm “Tiêu dùng xanh giúp nâng cao độ an toàn và sức khoẻ cho người dân và cộngđồng” với 81,3% người được hỏi đồng ý Điều này được giải thích do sức khoẻ làvấn đề được quan tâm nhất đối với người tiêu dùng Kết quả điều tra thực tế chothấy, người dân cho rằng tiêu dùng xanh giúp tránh được tác động xấu của môitrường, giảm thiểu các chất độc hại trong thực phẩm, nước uống và sự nóng lên củakhí hậu
Quan điểm “Tiêu dùng xanh giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường”
có số người đồng ý cao với 78% Điều này được giải thích do hành vi tiêu dùngxanh sẽ tạo thành lối sống, thói quen tiêu dùng thân thiện với môi trường
Bảng 3.5 cũng cho thấy, có 64.8% người được hỏi đồng ý với quan điểm
“Tiêu dùng xanh là hành vi tìm kiếm, mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện vớimôi trường” Điều này cho thấy phần lớn người được hỏi có sự hiểu biết đúng đắn
về bản chất của tiêu dùng xanh
Trang 40Tuy nhiên có tới 40,7% người được hỏi không đồng ý với quan điểm “Tiêudùng xanh giúp tiết kiệm chi phí mua sắm và sử dụng” Trên thực tế điều tra chothấy, người dân cho rằng giá thành của một số sản phẩm thân thiện với môi trườngcao hơn rất nhiều so với sản phẩm cùng loại (túi sinh thái, bóng đèn led).
Tiếp theo, đối với quan điểm “Tiêu dùng xanh giúp thúc đẩy phát triển cácsản phẩm mới, thân thiện với môi trường hơn” có tới 48,4% người được hỏi khôngđưa ra ý kiến do không hiểu về quan điểm này
Mặt khác, quá trình khảo sát cho thấy phần lớn người được hỏi (51.6%) cócâu trả lời là chưa biết đến tiêu dùng xanh Do đó, những đánh giá của họ đối vớinhững quan điểm về bản chất và ý nghĩa của tiêu dùng xanh chỉ mang tính cảmquan, nhiều người chưa thực sự hiểu rõ về bản chất và ý nghĩa của hành vi tiêu dùngxanh
3.2.2 Hành vi sử dụng năng lượng
Tiêu dùng xanh bao gồm cả quá trình mua sắm và sử dụng các sản phẩmthân thiện với môi trường Do đó mục này sẽ tiến hành tìm hiểu hành vi sử dụngnăng lượng của người dân qua các tiêu chí (1) Yếu tố tiết kiệm điện khi mua thiếtbị; (2) Hành vi, ý thức tiết kiệm điện của người dân; (3) Mức độ quan trọng của cácgiải pháp trong việc khuyến khích người dân tiết kiệm năng lượng
Yếu tố tiết kiệm điện khi mua thiết bị
Ý thức của người dân được đánh giá thông qua việc cân nhắc tiêu chí tiếtkiệm điện khi mua sắm các thiết bị điện Kết quả khảo sát được thể hiện trong Hình3.8
71.40%
tố tiết kiệm điệnKhông tính đến yếu tố tiết kiệm điện
Hình 3.8: Cân nhắc yếu tố tiết kiệm điện khi mua thiết bị