Đánh giá chung

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 46 - 48)

(i) Nhận thức về môi trường và hành vi tiêu dùng xanh

Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn người được hỏi có nhận thức đúng đắn về môi trường và cách thức bảo vệ môi trường. Điều này sẽ tạo sự thuận lợi trong việc hướng người dân có hành vi tiêu dùng xanh. Tỷ lệ người dân biết đến tiêu dùng xanh vẫn còn thấp và đa số người dân tại khu vực nghiên cứu chưa có nhận thức

đầy đủ và đúng đắn về bản chất và ý nghĩa của hành vi tiêu dùng xanh đối với cá nhân, gia đình và cộng đồng.

Nguyên nhân là do hành vi tiêu dùng xanh chưa thực sự phổ biến với người dân và cộng đồng, các kênh thông tin truyền thông về lợi ích và tầm quan trọng của tiêu dùng xanh còn chưa đến được với người dân, các thông tin hướng dẫn tiêu dùng xanh chưa được phổ biến rộng rãi và đi sâu vào đời sống hàng ngày. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm, động viên, khuyến khích, các doanh nghiệp và ít có biện pháp thúc đẩy người tiêu dùng thực hiện tiêu dùng xanh.

(ii) Hành vi sử dụng năng lượng

Hành vi sử dụng năng lượng của người dân thể hiện nhiều điểm tích cực. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng 71.4% người dân có tính đến yếu tố tiết kiệm điện khi mua thiết bị. Phần lớn người dân thường xuyên hoặc thỉnh thoảng thực hiện các hành vi tiết kiệm điện như tắt đèn khi rời phòng, tắt tivi khi không xem, bảo dưỡng và vệ sinh thiết bị điện,.... Tuy nhiên, vẫn còn những điểm tiêu cực trong hành vi sử dụng năng lượng của người dân. Biểu hiện là 28.6% người được hỏi không tính đến yếu tố tiết kiệm điện khi mua thiết bị điện, các hành vi như rút dây cắm nguồn các thiết bị điện, điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh thích hợp hay chờ quần áo đầy máy giặt mới giặt chưa được người dân quan tâm nhiều. Đối với các giải pháp khuyến khích người dân tiết kiệm năng lượng, các giải pháp được người dân đánh giá cao là thông tin tuyên truyền và xây dựng nếp sống thói quen tiết kiệm năng lượng. Ngược lại các giải pháp áp dụng giá năng lượng cao hơn và trợ giá đối với các thiết bị tiết kiệm năng lượng không được đánh giá cao.

(iii) Hành vi sử dụng nước

Hành vi sử dụng nước trong sinh hoạt có ảnh hưởng rõ nét đến môi trường, và do đó trở thành một nhân tố không thể thiếu trong phân tích hành vi tiêu dùng xanh. Hành vi sử dụng nước của người dân thể hiện nhiều điểm tích cực. Có 69,2% người được hỏi tính đến yếu tố tiết kiệm nước khi mua thiết bị, các hành vi thực hiện tiết kiệm nước như tái sử dụng nước, tắt vòi nước khi không dùng, kiểm tra thay thế vòi nước bị rỉ, theo dõi lượng nước sử dụng được người dân quan tâm và thường xuyên thực hiện. Các giải pháp về thông tin tuyên truyền về cách thức tiết

đánh giá cao. Bên cạnh đó các giải pháp trợ giá thiết bị tiết kiệm nước và tăng giá nước sịnh hoạt cũng được người dân quan tâm nhưng không được đánh giá cao.

(iv) Xử lý rác thải sinh hoạt

Mảng cuối cùng trong phân tích hành vi tiêu dùng hướng đến tiêu dùng xanh và hành vi xử lý rác thải sinh hoạt. Kết quả khảo sát cho thấy 100% người được hỏi sử dụng dịch vụ thu gom rác. Đây là một điểm rất tích cực trong công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên hành vi này còn tồn tại nhiều điểm tiêu cực. Hành vi phân loại rác thải sinh hoạt chưa được người dân quan tâm, bằng chứng cho thấy 67,8% người được hỏi cho biết họ không bao giờ phân loại rác thải trước khi đem bỏ. Nguyên nhân là họ không biết phân loại và không có thời gian và dịch vụ thu gom cũng không phân loại. Hành vi sủ dụng túi nilon vẫn rất phổ biến với 62,6% người được hỏi không bao giờ sử dụng giỏ/túi sử dụng nhiều lần thay cho túi nilon. Nguyên nhân là do sử dụng túi nilon rất tiện lợi. Hành vi tái sử dụng chai lọ, hộp nhựa,.. và gom túi nilon sạch để tái sử dụng được người dân quan tâm. Cuối cùng, đa số người dân đánh giá cao tầm quan trọng của các giải pháp nhằm khuyến khích việc xử lý chất thải sinh hoạt an toàn, thúc đẩy người dân có trách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 46 - 48)

w