Hành vi sử dụng năng lượng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 35 - 44)

Tiêu dùng xanh bao gồm cả quá trình mua sắm và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Do đó mục này sẽ tiến hành tìm hiểu hành vi sử dụng năng lượng của người dân qua các tiêu chí (1) Yếu tố tiết kiệm điện khi mua thiết bị; (2) Hành vi, ý thức tiết kiệm điện của người dân; (3) Mức độ quan trọng của các giải pháp trong việc khuyến khích người dân tiết kiệm năng lượng.

Yếu tố tiết kiệm điện khi mua thiết bị

Ý thức của người dân được đánh giá thông qua việc cân nhắc tiêu chí tiết kiệm điện khi mua sắm các thiết bị điện. Kết quả khảo sát được thể hiện trong Hình 3.8.

Hình 3.8: Cân nhắc yếu tố tiết kiệm điện khi mua thiết bị

Hình 3.8 cho thấy, có 71.4% (65 người) người được hỏi có tính đến yếu tố tiết kiệm điện khi mua các thiết bị điện. Bên cạnh đó, vẫn còn 28.6% (26 người) người được hỏi không tính đến yếu tố tiết kiệm điện khi mua thiết bị. Nhiều người cho rằng cân nhắc yếu tố tiết kiệm điện là tốt, nhưng chủ yếu vẫn là ý thức tiết kiệm trong quá trình sử dụng.

Để phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học và việc cân nhắc yếu tố tiết kiệm điện của thiết bị khi mua, đề tài tiến hành hồi quy bằng phương pháp Binary Logistic trong phần mềm SPSS.

Biến phụ thuộc là Yếu tố tiết kiệm điện ( mã hoá TKD), có hai giá trị là 0 và 1 tương ứng với không tính yếu tố tiết kiệm điện và có tính yếu tố tiết kiệm điện.

Các biến độc lập gồm có: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và thu nhập. Gọi p là xác suất để biến cố “Có cân nhắc yếu tố tiết kiệm điện” xảy ra. Khi đó, 1-p là xác xuất để biến cố “Không cân nhắc yếu tố tiết kiệm điện” xảy ra.

Kết quả chạy mô hình hồi quy được thể hiện trong Bảng 3.6:

Bảng 3.6: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc Yếu tố tiết kiệm điện khi mua thiết bị Hệ số tương quan Sai số tiêu chuẩn P-Value Tỉ suất chênh (OR) X1 (giới tính) -0.966 1.414 0.495 0.381 X2 (tuổi) 1.451 1.264 0.251 4.266 X3 (học vấn) 7.267 2.096 0.001 1432 X4 (thu nhập) -0.043 0.678 0.95 0.958

Sai số tiêu chuẩn 5.085

P-Value 0.000

Hệ số chặn -11.773

Phương trình hồi quy logistic:

log() = -11.773 – 0.966* X1 + 1.451* X2 + 7.267* X3 - 0.043* X4

hay

=

Phân tích kết quả:

Mức xác suất ý nghĩa của mô hình P-Value = 0.021 < 0.05. Điều này chứng tỏ mô hình hồi quy được chọn là phù hợp. Với mức ý nghĩa là 0,05, nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa biến TKD và các biến độc lập như sau:

P-Value (giới tính) = 0.495 > 0.05 chứng tỏ biến giới tính không có quan hệ chặt chẽ với biến TKD. Việc cân nhắc yếu tố tiết kiệm điện khi mua thiết bị không có sự khác nhau giữa nam và nữ.

P-Value (tuổi) = 0.251 > 0.05 chứng tỏ biến độ tuổi không có quan hệ chặt chẽ với biến TKD. Việc cân nhắc yếu tố tiết kiệm điện khi mua thiết bị không có sự khác nhau giữa các đối tượng có tuổi khác nhau.

P-Value (học vấn) = 0.001 < 0.05 chứng tỏ biến trình độ học vấn có quan hệ chặt chẽ với biến TKD. Dấu dương của hệ số tương quan thể hiện quan hệ tỷ lệ

thuận. Khi biến học vấn tăng lên 1 đơn vị thì tỷ lệ xác suất chọn có/chọn không tăng 1432 lần (trong điều kiện các biến khác không đổi).

P-Value (thu nhập) = 0.95 > 0,05 chứng tỏ biến thu nhập không có quan hệ chặt chẽ với biến TKD.

Kết luận: Chỉ có trình độ học vấn ảnh hưởng đến việc cân nhắc yếu tố quyết

định điện khi mua thiết bị (khoảng tin cậy 95%, p = 0.001).

Bảng 3.7: Ảnh hưởng của trình độ học vấn đối với việc cân nhắc yếu tố tiết kiệm điện khi mua thiết bị

Có biết Không biết

Tổng Số quan sát Tỷ lệ (%) Số quan sát Tỷ lệ (%) Phổ thông 1 4.3 22 95.7 100 Đại học 58 93.5 4 6.5 100 Sau đại học 6 100 0 0 100 Tổng 65 26 91 (chi tiết ở phụ lục 3, bảng 3)

Hình 3.9: Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của trình độ học vấn đối với việc cân nhắc yếu tố tiết kiệm điện

Hình 3.9 cho thấy sự khác biệt giữa những nhóm đối tượng có trình độ học vấn khác nhau đối với việc cân nhắc yếu tố tiết kiệm điện. Nhóm đối tượng có trình độ học vấn là phổ thông, tỷ lệ người cân nhắc đến yếu tố tiết kiệm điện là rất thấp, phần lớn là không quan tâm đến yếu tố này. Trong khi đó, nhóm đối tượng có trình độ học vấn là đại học (đại học, cao đẳng, trung cấp) và sau đại học thì tỷ lệ người cân nhắc yếu tố tiết kiệm điện rất cao. Điều này được giải thích do những người có trình độ học vấn cao sẽ có nhận thức cao về môi trường và tiêu dùng xanh. Hơn nữa, trình độ học vấn cao thì khả năng tìm hiểu và tiếp cận các thiết bị tiết kiệm điện cao hơn.

Hành vi, ý thức tiết kiệm điện của người dân

Tiếp theo, nghiên cứu khảo sát các hành vi, ý thức tiết kiệm điện của người dân thông qua việc sử dụng một số thiết bị điện thông dụng. Kết quả khảo sát được trình bày trong Bảng 3.8.

Bảng 3.8: Hành vi, ý thức tiết kiệm điện của người dân (%) STT Hành vi Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Không biết/Không có thiết bị này 1 Tắt đèn khi rời phòng 1,1 3,9 93,4 0

2 Tắt tivi khi không xem 0 13,2 85,7 1,1

3 Chờ quần áo đầy máy giặt

mới giặt 13,2 31,9 48,4 6,6

4 Rút dây cắm nguồn các thiết bị điện khi không sử dụng

26,4 54,9 18,7 0

5 Khi ra khỏi phòng tắt máy điều hoà sớm hơn 10-15 phút

12,1 28,6 30,8 28,6

6 Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh

thích hợp 22,0 38,5 33 6,6

7 Bảo dưỡng và vệ sinh các

thiết bị điện 8,8 59,3 29,7 2,2

Bảng 3.8 cho thấy phần lớn người được hỏi thường xuyên có những hành vi tiết kiệm điện. Các hành vi như tắt đèn khi rời phòng và tắt tivi khi không xem đạt tỷ lệ trên 85% người được hỏi thường xuyên thực hiện. Đối với hành vi chờ quần áo đầy máy giặt mới giặt, trong hơn 90% người được hỏi có thiết bị này thì phần lớn đều chờ đầy máy mới giặt. Đáng lưu ý là có tới 26,4% người được hỏi không bao giờ rút dây cắm nguồn các thiết bị điện khi không sử dụng. Điều này vô cùng quan trọng vì hành vi này giúp giảm tiêu thụ điện của thiết bị và đảm bảo an toàn. Các hành vi như khi ra khỏi phòng máy tắt điều hoà sớm hơn 10 – 15 phút, điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh thích hợp, bảo dưỡng và vệ sinh các thiết bị điện không được thực hiện thường xuyên (chỉ có 33% người được hỏi thường xuyên điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh và 29,7% bảo dưỡng vệ sinh thiết bị điện).

Mức độ quan trọng của các giải pháp trong việc khuyến khích người dân tiết kiệm năng lượng.

Để có những biện pháp hợp lý khuyến khích người dân sử dụng năng lượng hiệu quả, nghiên cứu đã khảo sát cảm nhận của người dân về tầm quan trọng của các giải pháp khuyến khích sử dụng điện một cách hiệu quả. Kết quả được thể hiện trong Bảng 3.9.

Bảng 3.9: Mức độ quan trọng của các giải pháp khuyến khích tiết kiệm điện (%) STT Giải pháp Không quan trọng Quan trọng Không biết/ Không có ý kiến

1 Thông tin, tuyên truyền về cách

thức tiết kiệm năng lượng 5,5 92,3 2,2

2 Áp dụng giá năng lượng cao hơn 18,7 41,8 39,6

3 Thông tin, tuyên truyền về tác động tiêu cực đến môi trườngcủa việc sử dụng năng lượng quá mức

6,6 87,9 5,5

4 Trợ giá đối với thiết bị tiết kiệm

năng lượng 13,2 42,9 44

5 Xây dựng nếp sống, thói quen tiết kiệm năng lượng trong sử dụng thiết bị chiếu sáng và gia dụng

6,6 92,3 1,1

Theo số liệu Bảng 3.9, các giải pháp được kỳ vọng sẽ mang lại sự thay đổi hành vi sử dụng điện theo hướng tiết kiệm hơn là thông tin, tuyên truyền về cách thức tiết kiệm năng lượng, tác động tiêu cực của việc sử dụng năng lượng quá mức và xây dựng nếp sống, thói quen tiết kiệm năng lượng. Vì phần lớn người dân cho rằng các giải pháp này là quan trọng (trên 87%). Đối với giải pháp áp dụng giá năng lượng cao hơn và trợ giá đối với thiết bị tiết kiệm năng lượng cũng là những giải pháp khả thi. Thực tế khảo sát cho thấy, nhiều người cho rằng áp dụng giá năng lượng cao hơn chỉ tác động một phần, chủ yếu là ý thức người dân.

Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Nhưng ngày nay, nguồn nước đang dần cạn kiệt và ô nhiễm do khai thác và sử dụng không hợp lý, lãng phí. Vì vậy, cần phải có những biện pháp tiết kiệm nước, đặc biệt là trong quá trình sử dụng hàng ngày.

Nội dung này sẽ tình hiểu hành vi sử dụng nước của người dân qua các tiêu chí (1) Yếu tố tiết kiệm nước khi mua thiết bị; (2) Hành vi, ý thức tiết kiệm nước của người dân; (3) Mức độ quan trọng của các giải pháp trong việc khuyến khích người dân tiết kiệm nước.

Yếu tố tiết kiệm nước khi mua thiết bị

Trước tiên, nghiên cứu khảo sát yếu tố tiết kiệm nước khi mua thiết bị của người dân. Kết quả thu về được thể hiện trong Hình 3.10.

Hình 3.10: Cân nhắc yếu tố tiết kiệm nước khi mua thiết bị

Hình 3.10 cho thấy, tỷ lệ người được hỏi có tính đến yếu tố tiết kiệm nước khi mua thiết bị là khá cao (chiếm 69.2% tương đương với 63 người). Quá trình khảo sát cho thấy một số người dân còn quan tâm hơn tới yếu tố sạch sẽ khi mua thiết bị.

Để phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học và việc cân nhắc yếu tố tiết kiệm nước của thiết bị khi mua, đề tài tiến hành hồi quy bằng phương pháp Binary Logistic trong phần mềm SPSS.

Biến phụ thuộc là Yếu tố tiết kiệm nước (mã hoá TKN), có hai giá trị là 0 và 1 tương ứng với không tính yếu tố tiết kiệm nước và có tính yếu tố tiết kiệm nước.

Các biến độc lập gồm có: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và thu nhập. Gọi p là xác suất để biến cố “Có tính yếu tố tiết kiệm nước” xảy ra. Khi đó, 1-p là xác xuất để biến cố “Không tính yếu tố tiết kiệm nước” xảy ra.

Kết quả chạy mô hình hồi quy được thể hiện trong Bảng 3.10

Bảng 3.10: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc Yếu tố tiết kiệm nước khi mua thiết bị Hệ số tương quan Sai số tiêu chuẩn P-Value Tỉ suất chênh (OR) X1 (giới tính) 0.812 1.052 0.440 2.052 X2 (tuổi) 0.705 0.852 0.408 2.023

X3 (học vấn) 5.711 1.397 0.000 302

X4 (thu nhập) 0.288 0.634 0.649 1.334

Sai số tiêu chuẩn 4.046

P-Value 0.000

Hệ số chặn -12.065

Phương trình hồi quy logistic:

log() = -12.065 + 0.812*X1 + 0.705*X2 + 5.711*X3 + 0.288*X4

hay

=

Phân tích kết quả:

Mức xác suất ý nghĩa của mô hình P-Value = 0.003 < 0.05. Điều này chứng tỏ mô hình hồi quy được chọn là phù hợp. Với mức ý nghĩa là 0,05, nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa biến TKN và các biến độc lập như sau:

P-Value (giới tính) = 0.440 > 0.05 chứng tỏ biến giới tính không có quan hệ chặt chẽ với biến TKN. Việc cân nhắc yếu tố tiết kiệm nước khi mua thiết bị không có sự khác nhau giữa nam và nữ.

P-Value (tuổi) = 0.408 > 0.05 chứng tỏ biến độ tuổi không có quan hệ chặt chẽ với biến TKN. Việc cân nhắc yếu tố tiết kiệm nước khi mua thiết bị không có sự khác nhau giữa các đối tượng có tuổi khác nhau.

P-Value (học vấn) = 0.000 < 0.05 chứng tỏ biến trình độ học vấn có quan hệ chặt chẽ với biến TKD. Dấu dương của hệ số tương quan thể hiện quan hệ tỷ lệ thuận. Khi biến học vấn tăng lên 1 đơn vị thì tỷ lệ xác suất có biết/không biết tăng 302 lần (trong điều kiện các biến khác không đổi).

P-Value (thu nhập) = 0.649 > 0.05 chứng tỏ biến thu nhập không có quan hệ chặt chẽ với biến TKN.

Kết luận: Chỉ có trình độ học vấn ảnh hưởng đến việc cân nhắc yếu tố quyết

định nước khi mua thiết bị (khoảng tin cậy 95%, p = 0.000).

Bảng 3.11: Ảnh hưởng của trình độ học vấn đối với việc cân nhắc yếu tố tiết kiệm nước khi mua thiết bị

Có biết Không biết

Tổng

Số quan sát Tỷ lệ (%) Số quan sát Tỷ lệ (%)

Phổ thông 1 4.3 22 95.7 100

Tổng 63 28 91

(chi tiết ở phụ lục 3, bảng 4)

Hình 3.11: Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của trình độ học vấn đối với việc cân nhắc yếu tố tiết kiệm nước

Hình 3.11 cho thấy sự khác biệt rõ ràng giữa những nhóm đối tượng có trình độ học vấn khác nhau đối với việc cân nhắc yếu tố tiết kiệm nước khi mua thiết bị. Đối với nhóm đối tượng có trình độ học vấn là phổ thông, tỷ lệ người cân nhắc yếu tố tiết kiệm nước là rất thấp nhưng tỷ lệ này lại rất cao đối với nhóm đối tượng có trình độ học vấn là đại học và sau đai học. Kết quả này được giải thích do những người có trình độ học vấn cao sẽ có nhận thức cao về môi trường và tiêu dùng xanh. Hơn nữa, trình độ học vấn cao thì khả năng tìm hiểu và tiếp cận các thiết bị tiết kiệm nước cao hơn.

Hành vi, ý thức tiết kiệm nước của người dân

Tiếp theo, nghiên cứu khảo sát các hành vi, ý thức tiết kiệm nước của người dân thông qua các hành vi sử dụng nước hàng ngày. Kết quả khảo sát được trình bày trong Bảng 3.12.

Bảng 3.12: Hành vi, ý thức tiết kiệm nước của người dân (%)

STT Hành vi Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên Không biết/ Không có thiết bị này

1 Tái sử dụng nước trong gia

đình 12,1 48,4 60,4 0

2 Kiểm tra thay thế vòi nước,

ống nước bị rò rỉ 16,5 56 26,4 1,1

3 Không để nước chảy tràn khi sử dụng (đánh răng, rửa rau, rửa bát,…)

3.3 5,5 91,2 0

4 Trữ nước mưa để phục vụ sinh hoạt, vệ sinh, trồng cây…

69,2 22 6,6 2,2

5 Sử dụng vòi hoa sen thay cho

tắm bồn 0 2,2 92,3 5,5

cần thiết

7 Theo dõi lượng nước sử dụng 13,2 45,1 31,9 9,9

Bảng 3.12 cho thấy đa số người dân trong cuộc khảo sát thuờng xuyên hoặc thỉnh thoảng những hành vi tiết kiệm nước. Các hành vi tái sử dụng nước, không để nước chảy tràn khi sử dụng, khi tắm tắt vòi sen khi không cần thiết và sử dụng vòi hoa sen thay cho tắm bồn đều đạt tỷ lệ từ 90% trở nên. Tuy nhiên, vẫn còn một số người không bao giờ kiểm tra thay thế vòi ống nước bị rỉ và không thực sự tận dụng triệt để nguồn tài nguyên nước vốn đã rất hạn chế. Biểu hiện là việc không tái sử dụng nước và trữ nước mưa. Những hành vi tiêu cực này sẽ gây ra lãng phí một lượng lớn nước sinh hoạt.

Mức độ quan trọng của các giải pháp trong việc khuyến khích người dân tiết kiệm nước

Để có những biện pháp hợp lý khuyến khích người dân tiết kiệm nước, nghiên cứu tìm hiểu đánh giá của người dân trong cuộc khảo sát về tầm quan trọng của một số giải pháp khuyến khích tiết kiệm nước. Kết quả được trình bày trong Bảng 3.13.

Bảng 3.13: Mức độ quan trọng của các giải pháp khuyến khích tiết kiệm nước (%)

STT Giải pháp Không

quan trọng Quan trọng

Không biết/ Không có ý

kiến

1 Thông tin, tuyên truyền về cách

thức tiết kiệm nước 6,6 92,3 1,1

2 Thông tin, tuyên truyền về tác động của việc sử dụng nước lãng phí

7,7 91,2 1,1

3 Tăng giá nước sinh hoạt 19,8 62,6 17,6

4 Trợ giá đối với thiết bị tiết

kiệm nước 16,5 47,3 36,3

Trong các biện pháp nêu ra ở Bảng 3.13 đa số người dân cho rằng biện pháp thông tin tuyên truyền cả về cách thức tiết kiệm nước và tác động tiêu cực đến môi trường của việc lãng phí nước là những giải pháp quan trọng nhất trong việc thay đổi hành vi sử dụng nước của họ. Ngoài ra các giải pháp tăng giá nước sinh hoạt và trợ giá đối với thiết bị tiết kiệm nước cũng được người dân đánh giá cao. Bên cạnh

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 35 - 44)

w