CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 28 - 30)

3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Theo kết quả tính toán mục 2.2.2, tổng số phiếu khảo sát là 100 phiếu. Sau khi khảo sát lấy ý kiến người dân trên địa bàn quận Cầu Giấy, các phiếu khảo sát được sàng lọc. Kết quả thu được 91 phiếu hợp lệ và 9 phiếu không hợp lệ. Trong đó, phiếu hợp lệ là phiếu trả lời đầy đủ các thông tin trong phiếu khảo sát; phiếu không hợp lệ là phiếu trả lời thiếu thông tin yêu cầu, đối tượng không thuộc địa bàn nghiên cứu, điền nhiều hơn các lựa chọn theo quy định, viết thêm các ý kiến không có tính chất xây dựng. Số liệu sau khi xử lý đã được tổng hợp và mô tả một số đặc điểm của người dân, cụ thể như sau:

Giới tính

Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện cơ cấu giới tính của đối tượng phỏng vấn

Hình 3.1 cho thấy, trong số 91 người được hỏi thì có 63 người là nữ (chiếm tỷ lệ 69,2%) và 28 người là nam (chiếm tỷ lệ 30,8%). Điều này phù hợp với tính chất, nội dung của nghiên cứu vì phụ nữ vốn đảm nhận vai trò chủ chốt trong các công việc mua sắm và chi tiêu trong gia đình.

Độ tuổi

Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu độ tuổi của người dân

Hình 3.2 cho biết, có 93.4% người được khảo sát nằm trong độ tuổi lao động (từ 18 – 55 tuổi), trong đó có 36.3% người dân trong độ tuổi trung niên và chiếm tỷ lệ nhiều nhất là nhóm tuổi từ 18 – 35 tuổi (57.1%).

Trình độ học vấn

Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của người dân

Hình 3.3 cho thấy, người dân có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 68.1%, có 25.3% người dân ở trình độ phổ thông. Đặc biệt, cuộc khảo sát đã tiếp cận được 6 người dân có trình độ sau đại học. Nhìn chung, trình độ học vấn của người dân trong quá trình khảo sát là khá cao.

Thu nhập

Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện mức thu nhập bình quân 1 tháng của người dân

Kết quả từ Hình 3.4 cho thấy, chiếm tỷ lệ nhiều nhất là mức thu nhập từ 4 – dưới 8 triệu với 41.8%, mức thu nhập từ 8 – dưới 15 triệu chiếm tỷ lệ tương đối cao với 26.4%.

Ngoài ra, để đảm bảo tính khách quan và phong phú của nguồn thông tin, cuộc khảo sát đã tiếp cận nhiều nhóm nghề nghiệp khác nhau như công nhân lao động, nhân viên văn phòng, giáo viên, sinh viên, nội trợ, người đã nghỉ hưu,...

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 28 - 30)

w