Giải pháp về giáo dục truyền thông

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 50 - 57)

Quận Cầu Giấy là một quận có nền kinh tế phát triển, dân cư đông đúc, được tiếp cận với nhiều loại phương tiện thông tin. Việc thúc đẩy các chiến dịch và hoạt động truyền thông sẽ là định hướng tiếp cận hiệu quả đầu tiên cần ưu tiên nhằm điều chỉnh nhận thức và từ đó góp phần điều chỉnh hành vi lối sống và tiêu dùng theo hướng tiêu dùng xanh. Truyền thông xanh hoá lối sống sẽ trực tiếp góp phần tiết kiệm năng lượng, nước và xử lý chất thải sinh hoạt đúng cách. Truyền thông xanh hoá hành vi tiêu dùng vừa đảm bảo sức khoẻ của người dân vừa kích thích khu vực sản xuất và dịch vụ cung cấp các hàng hoá và dịch vụ xanh, góp phần thúc đẩy các nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ hướng đến các sản phẩm và dịch vụ xanh. Để hình thành lối sống tiêu dùng xanh trong cộng đồng, cần phải có sự phối hợp của toàn xã hội, bao gồm các cơ quan chức năng, người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất và các kênh phân phối sản phẩm.. Vì vậy, giải pháp giáo dục truyền thông sẽ tập trung vào bốn nhóm đối tượng này.

Đối với các cơ quan chức năng

Các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thay đổi hành vi tiêu dùng của cộng đồng. Đây sẽ là những tổ chức xây dựng các phong trào, chiến dịch tiêu dùng xanh tại địa phương. Vì vậy cần phải nâng cao nhận thức và bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ về bảo vệ môi trường thông qua hành vi tiêu dùng xanh cho các cán bộ thuộc cơ quan quản lý tại địa phương và các tổ chức quần chúng.

Nội dung giáo dục, đào tạo:

- Tập huấn đào tạo và tăng cường năng lực về quản lý môi trường, về kỹ năng truyền thông và tầm quan trọng, bản chất, lợi ích của hành vi tiêu dùng xanh cho các cán bộ công chức, đơn vị quản lý.

- Bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm hiệu quả các nguồn năng lượng, nước, xử lý và giảm thiểu chất thải sinh hoạt cho cán bộ, các tổ chức quần chúng trong địa phương.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất

- Đẩy mạnh thực hiện tuyên truyền xanh hoá sản xuất, sản xuất sạch hơn tới các doanh nghiệp.

- Truyền thông nâng cao nhận thức về dán nhãn sinh thái, hướng các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thoả mãn tiêu chí cấp nhãn sinh thái theo quy định của pháp luật, nhằm giúp sản phẩm của doạnh nghiệp có sức cạnh tranh cao hơn so với các sản phẩm cùng loại.

- Tổ chức chương trình đào tạo về sản xuất xanh cho lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào các mô hình doanh nghiệp xanh.

Đối với các kênh phân phối sản phẩm

Các kênh phân phối sản phẩm là cầu nối giúp đưa các sản phẩm, dịch vụ xanh đến với người tiêu dùng. Vì vậy, cần phải truyền thông xanh hoá hệ thống phân phối để đẩy mạnh việc tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường; có chính sách giới thiệu, quảng bá các sản phẩm xanh nhằm đưa các sản phẩm này phổ biến hơn đối với người tiêu dùng.

Một số chiến dịch đã thực hiện và thành công như:

- Chương trình khuyến mãi Tháng tiêu dùng xanh do hệ thống Co.opmart và Co.opXtraplus Thủ Đức thực hiện với điểm nổi bật là hàng ngàn sản phẩm của doanh nghiệp xanh giảm giá mạnh; chương trình tặng 300.000 túi môi trường thiết kế đẹp mắt.

- Dự án Tôi yêu sản phẩm xanh và khu phố xanh, Saigon Co.op sẽ đồng hành cùng với các đơn vị liên quan vận động cộng đồng thực hiện phân loại rác vô cơ nhận quà tặng sản phẩm xanh. Theo đó, nếu người dân phân loại và chuyển giao rác

ứng. Những sản phẩm xanh này cũng được quy đổi với giá thành thấp hơn so với giá thành trên thị trường.

- Chương trình tiêu dùng xanh do Sở Công Thuơng Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Sài Gòn Giải Phóng và hệ thống siêu thị Co.opmart thực hiện. Không chỉ mang ý nghĩa kích cầu, chương trình tiêu dùng xanh còn khuyến khích khách hàng mua và sử dụng các sản phẩm xanh thiết yếu như rau, củ, quả, trái cây… qua đó góp phần bảo vệ môi trường.

- Đề tài đề xuất biện pháp: xây dựng các thẻ xanh tại các siêu thị, trung tâm mua sắm. Thẻ do ban quản trị các siêu trị, trung tâm quản lý và hoạt động dưới hình thức tích luỹ điểm khi khách hàng mua các sản phẩm có chứng nhận xanh. Khi điểm tích luỹ đạt đến một mức nào đó thì sẽ được thưởng ở mức tương ứng. Thẻ xanh này có tác dụng thu hút người dân sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường.

Đối với người tiêu dùng

Truyền thông nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về tầm quan trọng của tiêu dùng xanh và trong quá trính tìm kiếm, mua và sử dụng sản phẩm.

Phương tiện truyền thông: truyền thông qua các phương tiện công cộng như

loa, đài, tranh áp phích, bản tin, tờ rơi, poster, các chương trình truyền hình , ti vi, internet,…

Đề xuất nội dung truỳền thông:

 Truyền thông về bản chất và tầm quan trọng của tiêu dùng xanh

- Chính quyền địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng của hành vi tiêu dùng xanh đối với cá nhân, gia đình và cộng đồng.

- Phát động các cuộc thi tìm hiểu về tiêu dùng xanh để thu hút các đối tượng tham gia. Các cuộc thi này sẽ giúp người dân tự tìm hiểu và có hứng thú đối với tiêu dùng xanh.

 Truyền thông trong quá trình tìm kiếm và mua sản phẩm

- Đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của các sản phẩm xanh, chất lượng và giá cả cạnh tranh trên thị trường của các sản phẩm xanh cũng như lợi ích thiết thực

trong bảo vệ môi trường đến cộng đồng, người tiêu dùng để thu hút lực lượng tiêu thụ sản phẩm xanh và nâng cao nhận thức về tiêu dùng xanh.

- Nâng cao nhận thức, cung cấp thông tin và hướng dẫn người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm, dịch vụ được cấp “Nhãn xanh Việt Nam”.

- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân thực hiện mua sắm xanh để xây dựng thói quen tiêu dùng bền vững và lối sống thân thiện với môi trường.

 Truyền thông trong quá trình sử dụng sản phẩm

- In, phát các tờ rơi, poster nhằm hướng dẫn tiêu dùng có trách nhiệm và thân thiện với môi trường

- Tăng cường truyền thông, vận động người dân nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi thói quen sử dụng năng lượng, sử dụng nước, xử lý rác thải sinh hoạt và các phương pháp giúp người dân tiết kiệm năng lượng và nước. Thông tin tuyên truyền cho người dân về tác hại của việc sử dụng lãng phí năng lượng, nước, tác hại của việc không phân loại rác thải từ nguồn.

- Đề tài đề xuất xây dựng Sổ tay hướng dẫn tiêu dùng xanh. Cuốn sổ tay này sẽ được phổ biến trong các chương trình, trao đổi của tổ dân phố, khu dân cư, các ban nghành đoàn thể. Nội dung chính bao gồm:

(1) Về sử dụng tiết kiệm năng lượng:

Bảng 3.17: Một số hành động tiết kiệm năng lượng ST

T Hành vi Lợi ích môi trường Thực hiện

1

Hạn chế sử dụng các thiết bị điện trong giờ cao điểm

Giảm lượng tài nguyên để sản xuất các trạm biến áp lớn, máy phát điện và dường dây dẫn

- Lên kế hoạch sử dụng điện trong giờ cao điểm, chỉ dùng khi cần. - Cài đặt chế độ tự động cho thiết bị để chúng hoạt động ngoài khung giờ cao điểm.

- Khi thấy điện yếu, tắt các thiết bị điện và đi làm việc khác.

2 Rút dây cắm nguồn thiết bị khi không sử dụng Giảm sử dụng điện, giảm chi phí đầu tư nhà máy điện, giảm tiêu hao tài nguyên, giảm phát thải khí độc

- Nếu có thể, thiết kế hệ thống điện tự ngắt khi không dùng.

- Mua các thiết bị điện có hỗ trợ chức năng ngắt mạch khi không sử dụng. 3 Kết hợp sử dụng điều hoà và quạt ở 10 phút đầu tiên

Tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải

- Bật quạt nhẹ nhàng cùng với điều hoà trong 10 phút đầu tiên, sau đó tắt quạt.

- Chỉ dùng điều hoà khi thật sự cần thiết

4

Tận dụng gió và ánh sáng tự nhiên

- Tiết kiệm năng lượng chiếu sáng - Tránh ẩm mốc trong nhà

- Nếu có thể, thiết kế không gian theo phong cách mở rộng để đón nắng và gió tự nhiên.

- Thường xuyên mở cửa thông gió để làm mới không khí. 5 Trồng cây xanh trong nhà - Giảm sử dụng năng lượng

- Cải thiện chất lượng không khí

- Trồng các loại cây ưa bóng mát, dễ trồng

6 Tối ưu hoá số bóng đèn

- Giảm lượng điện sử dụng

- Giảm khí thải và rác thải ra môi trường

- Nghiêm túc thực hiện tiêu chí “Tắt khi không sử dụng”

- Sử dụng bóng đèn bóng đèn tiết kiệm điện

ST

T Hành vi Lợi ích môi trường Thực hiện

chiếu sáng tập trung. 7 Dùng bóng đèn tiết kiệm năng lượng - Giảm sử dụng năng lượng

- Giảm tài nguyên để sản xuất điện

Thay thế các bóng đèn sợi đốt bằng các bóng huỳnh quang, bóng LED

8 Bịt kín các lỗ hổng và đường nứt, đặc biệt ở cửa sổ, cửa ra vào

-Tiết kiệm năng lượng - Sử dụng các loại cửa có độ kín khít, cách nhiệt tốt

- Thuờng xuyên kiểm tra và sửa chữa các cửa, lỗ hổng, vết nứt

9

Bảo dưỡng và vệ sinh các thiết bị điện

-Tối ưu hoá sử dụng tài nguyên bằng việc tối đa hoá tuổi thọ -Giảm tiêu hao năng lượng

- Thường xuyên vệ sinh các thiết bị - Bảo dưỡng định kỳ 10 Thuê hoặc mượn đồ dùng; mua các thiết bị đã qua sử dụng

-Tối ưu hoá việc sử dụng tài nguyên để chế tạo sản phẩm - Giảm ô nhiễm do sản xuất và thải bỏ

- Chia sẻ đồ dùng được cho mọi người xung quanh

- Cân nhắc kỹ việc mua thiết bị đã qua sử dụng như là một lựa chọn khi mua sắm 11 Mua thiết bị được chứng nhận “Tiết kiệm năng lượng”

- Giảm lượng tiêu thụ tài nguyên

- Giảm phát thải khí nhà kính

- Ưu tiên sử dụng các thiết bị được chứng nhận là giúp tiết kiệm năng lượng 12 Ưu tiên các thiết sử dụng năng lượng mặt trời

- Năng lượng mặt trời có ảnh hưởng tích cực tới môi trường

- Không tiếng ồn, it ô nhiễm

- Mua thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời: Bình nóng lạnh, ..

- Nếu có thể, lắp đặt hệ thống thu và tích trữ năng lượng mặt trời để chuyển hoá thành điện

Bảng 3.18: Một số hành động tiết kiệm nước

STT Hành vi Lợi ích môi trường Thực hiện

1

Tái sử dụng nước

- Giảm lượng nước sinh hoạt

- Ví dụ: Dùng nước vo gạo để rửa rau, tưới cây, nước giặt tay lần cuối dùng để rửa xe, lau chùi,..

2

Không để nước chảy tràn khi sử dụng

- Giảm lượng nước sử dụng

- Nghiêm túc thức hiện tiêu chí “Tắt khi không sử dụng”

- Khoá vòi nước khi đánh răng, rửa mặt, khi rửa bát không nên để nuước chảy liên tục, khi tắm tắt vòi sen lúc không cần thiết,..

3

Mua các thiết bị tiết kiệm nước

- Giảm lượng nước sử dụng.

- Tìm hiểu và cân nhắc đến yếu tố tiết kiệm nước của thiết bị khi mua

4

Kiểm tra rò rỉ - Tránh thất thoát nước - Thường xuyên theo dõi lượng nước sử dụng để phát hiện các điểm rò rỉ nuước

- Thay thế các vòi nước bị rỉ nước 5 Sử dụng máy

giặt hiệu quả

- Giảm lượng nước sử dụng

- Chờ cho quần áo đầy máy giặt mới giặt.

(3) Về xử lý chất thải rắn sinh hoạt:

Bảng 3.19: Cách xử lý chất thải rắn sinh hoạt

STT Hành vi Lợi ích môi trường Thực hiện

1 Nói không với túi nilon

- Bảo vệ các nguồn tài nguyên không tái tạo được

- Bảo vệ môi trường sống, nguồn đất, nước - Giảm nguy cơ gây hại cho các loài động vật

- Nói không với túi nilon. Nen mang theo làn/giỏ hay túi khi đi mua hàng

- Sử dụng túi sinh thái

- Gom túi nilon vào một chỗ để tái sử dụng khi cần.

2 Phân loại rác thải

- Giảm lượng rác thải ra môi trường.

- Tránh lãng phí một lượng tài nguyên đáng kể

- Phân loại rác thành 3 loại: rác hữu cơ (các loại thực phẩm,..), rác vô cơ (sành, sứ, xỉ than,..), rác tái chế (giấy, vỏ hộp,..)

- Sử dụng thùng rác 2 ngăn để đựng các loại rác vô cơ, hữ cơ.

3 Đẻ đồ dùng tái chế tại khu vực riêng trong nhà

- Giảm chôn lấp rác thải - Giúp dễ dàng trong việc thu gom và phân loại

- Đặt thùng chứa đồ tái chế - Tái sử dụng, tái chế bất cứ khi nào có thể.

.4 Kiểm soát và tiết giảm những thứ vứt bỏ di

- Giảm thiểu rác thải sinh hoạt

- Giảm thiểu sản xuất quá tải

- Thận trọng khi vứt bỏ dồ đạc - Giám sát rác thải sinh hoạt

5 Suy nghĩ kỹ trước khi mua sắm

- Tránh lãng phí mua những đồ dùng không cần thiết

- Cân nhắc kỹ trước khi mua đồ, xem đồ cần mua có thực sự cần thiết không, có thể mượng từ bạn bè, hàng xóm không....

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HƯỚNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 50 - 57)

w