1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – chi nhánh Cầu Giấy

68 541 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 172,21 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Kết cấu khóa luận 3 CHƯƠNG I – LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4 1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 4 1.1.1 Khái niệm 4 1.1.2 Đặc điểm của hoạt động cho vay 4 1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay 5 1.1.4 Các hình thức cho vay 7 1.2. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM 10 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 10 1.2.2. Phân loại cho vay khách hàng cá nhân. 14 1.2.3. Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại. 14 1.3. Phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân 16 1.3.1. Khái niệm phát triển cho vay khách hàng cá nhân 16 1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh việc phát triển cho vay khách hàng cá nhân 17 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 21 1.4.1 Nhóm nhân tố chủ quan 21 1.4.2 Nhóm nhân tố khách quan 23 1.4.2.1 Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng 23 1.4.2.2 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng 24 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦU GIẤY GIAI ĐOẠN 20132015. 27 2.1. GIỚI THIỆU KHÁT QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB) – CHI NHÁNH CẦU GIẤY. 27 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) – chi nhánh Cầu Giấy. 27 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của ngân hàng VIB chi nhánh Cầu Giấy. 28 2.1.3. Mô hình tổ chức của ngân hàng VIB chi nhánh Cầu Giấy. 29 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Quốc tế chi nhánh. 30 2.2.1. Bảng cân đối kế toán của VIB Cầu Giấy. 30 2.2.1.1. Tình hình biến động của tài sản 31 2.2.1.2. Tình hình biến động của nguồn vốn 32 2.2.2. Hoạt động cho vay và đầu tư vốn của VIB Cầu Giấy. 33 2.3. Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy giai đoạn 20132015. 35 2.3.1. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân. 35 2.3.1.1. Quá trình Marketing tiếp thị khách hàng 35 2.3.1.2. Thẩm định, phê duyệt cho vay 36 2.3.1.3. Hoàn thiện thủ tục và giải ngân 37 2.3.1.4. Kiểm tra, giám sát khoản vay 37 2.3.1.5. Thu hồi nợ vay 38 2.3.2. Một số quy định về cho vay đối với khách hàng cá nhân của VIB 39 2.3.2.1. Nguyên tắc vay vốn 39 2.3.2.2. Lãi suất cho vay 39 2.3.2.3. Những cá nhân không được vay tại ngân hàng VIB 39 2.3.3. Các sản phẩm cho vay KHCN tại VIB Cầu Giấy 40 2.3.4. Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy. 41 2.3.4.1. Tình hình dư nợ cho vay KHCN 41 2.3.4.2. Phân loại nợ cho vay khách hàng cá nhân 46 2.3.4.3. Thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay KHCN 47 2.4. Đánh giá hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng TMCP Quốc tế chi nhánh Cầu Giấy giai đoạn 20132015 48 2.4.1. Thành tựu 48 2.4.2. Hạn chế 49 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦU GIẤY 52 3.1. Định hướng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân trong thời gian tới 52 3.2. Một số giải pháp phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng VIB chi nhánh Cầu Giấy 53 3.2.1 Đa dạng hoá và nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân. 53 3.2.2. Nâng cấp cơ sở vật chất và mở rộng mạng lưới hoạt động của chi nhánh 55 3.2.3 Đẩy mạnh hoạt động marketing của ngân hàng. 55 3.2.4. Xây dựng một chính sách khách hàng hợp lý 56 3.2.5. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng 57 3.3. Kiến nghị với hội sở Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam 58 KẾT LUẬN 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61  

Trang 1

Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn: Thạc

sĩ Lê Đức Tố Trong quá trình làm bài thầy luôn là người tận tâm giúp đỡ, chỉ bảotận tình, trau dồi thêm kiến thức, chỉ ra những thiếu sót để giúp em có được nhữngđịnh hướng tốt hơn trong quá trình thực hiện bài khóa luận

Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, lối hànhvăn còn vụng về nên bài luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mongnhận được ý kiến đóng góp thầy cô để bài khóa luận của em được hoàn thiện tốthơn

Em cũng xin cảm ơn các anh chị trong ngân hàng VIB Cầu Giấy đã giúp đỡ,cung cấp thông tin, tài liệu hữu ích tạo điều kiện để em có thể hoàn thành bài khóaluận

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Thị Hoa

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu khóa luận 3

CHƯƠNG I – LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động cho vay 4

1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay 5

1.1.4 Các hình thức cho vay 7

1.2 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM 10

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 10 1.2.2 Phân loại cho vay khách hàng cá nhân 14

1.2.3 Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 14

1.3 Phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân 16

1.3.1 Khái niệm phát triển cho vay khách hàng cá nhân 16

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh việc phát triển cho vay khách hàng cá nhân 17

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 21

1.4.1 Nhóm nhân tố chủ quan 21

1.4.2 Nhóm nhân tố khách quan 23

1.4.2.1 Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng 23

Trang 3

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY

KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM

CHI NHÁNH CẦU GIẤY GIAI ĐOẠN 2013-2015 27

2.1 GIỚI THIỆU KHÁT QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB) – CHI NHÁNH CẦU GIẤY 27

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) – chi nhánh Cầu Giấy 27

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của ngân hàng VIB chi nhánh Cầu Giấy 28

2.1.3 Mô hình tổ chức của ngân hàng VIB chi nhánh Cầu Giấy 29

2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Quốc tế chi nhánh 30

2.2.1 Bảng cân đối kế toán của VIB Cầu Giấy 30

2.2.1.1 Tình hình biến động của tài sản 31

2.2.1.2 Tình hình biến động của nguồn vốn 32

2.2.2 Hoạt động cho vay và đầu tư vốn của VIB Cầu Giấy 33

2.3 Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy giai đoạn 2013-2015 35

2.3.1 Quy trình cho vay khách hàng cá nhân 35

2.3.1.1 Quá trình Marketing/ tiếp thị khách hàng 35

2.3.1.2 Thẩm định, phê duyệt cho vay 36

2.3.1.3 Hoàn thiện thủ tục và giải ngân 37

2.3.1.4 Kiểm tra, giám sát khoản vay 37

2.3.1.5 Thu hồi nợ vay 38

2.3.2 Một số quy định về cho vay đối với khách hàng cá nhân của VIB 39

2.3.2.1 Nguyên tắc vay vốn 39

2.3.2.2 Lãi suất cho vay 39

Trang 4

2.3.3 Các sản phẩm cho vay KHCN tại VIB Cầu Giấy 40

2.3.4 Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy 41

2.3.4.1 Tình hình dư nợ cho vay KHCN 41

2.3.4.2 Phân loại nợ cho vay khách hàng cá nhân 46

2.3.4.3 Thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay KHCN 47

2.4 Đánh giá hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng TMCP Quốc tế - chi nhánh Cầu Giấy giai đoạn 2013-2015 48

2.4.1 Thành tựu 48

2.4.2 Hạn chế 49

CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦU GIẤY 52

3.1 Định hướng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân trong thời gian tới 52

3.2 Một số giải pháp phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng VIB chi nhánh Cầu Giấy 53

3.2.1 Đa dạng hoá và nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân 53

3.2.2 Nâng cấp cơ sở vật chất và mở rộng mạng lưới hoạt động của chi nhánh 55

3.2.3 Đẩy mạnh hoạt động marketing của ngân hàng 55

3.2.4 Xây dựng một chính sách khách hàng hợp lý 56

3.2.5 Nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng 57

3.3 Kiến nghị với hội sở Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam 58

KẾT LUẬN 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

Trang 5

Bảng 2.1 : Bảng cân đối kế toán rút gọn của chi nhánh VIB Cầu Giấy giai đoạn 2013-2015 30Bảng 2.2 : Tình hình hoạt động cho vay của VIB chi nhánh Cầu Giấy giai đoạn

2013 – 2015 33Bảng 2.3 : Tình hình hoạt động cho vay của VIB chi nhánh Cầu Giấy giai đoạn

2013 – 2015 41Bảng 2.4 : Tình hình dư nợ cho vay KHCN theo mục đích của VIB Cầu Giấy giai đoạn 2013-2015 42Bảng 2.5 Tình hình dư nợ cho vay KHCN theo thời hạn của VIB Cầu Giấy giai đoạn 2013-2015 44Bảng 2.6: Tình hình dư nợ cho vay KHCN theo tài sản đảm bảo của VIB Cầu Giấy giai đoạn 2013-2015 45Bảng 2.7: Tình hình hoạt động cho vay KHCN theo phân loại nợ của VIB Cầu Giấygiai đoạn 2013-2015 46Bảng 2.8 : Thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay KHCN của VIB Cầu Giấy giai đoạn 2013-2015 47

Trang 6

Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh VIB Cầu Giấy 29Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN theo mục đích của VIB Cầu Giấy giai đoạn 2013-2015 43

Trang 7

VIB Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế

Trang 8

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Khi nền kinh tế phát triển, mức sống của người dân càng được nâng cao, nhucầu tiêu dùng cá nhân theo đó tăng lên thì việc vay vốn phục vụ các nhu cầu đó làmột tất yếu Việt Nam trong những năm gần đây hoạt động cho vay cá nhân đangphát triển mạnh

Đối với ngân hàng thì hoạt động cho vay là quan trọng nhất vì nó mang lạithu nhập cao nhất cho ngân hàng Ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp nhànước, công ty cổ phần, công ty tư nhân,… Khách hàng truyền thống của các ngânhàng Việt Nam là các doanh nghiệp Tuy nhiên với điều kiện kinh tế phát triển cánhân ngày càng tham gia nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh Trong khi đó cánhân không thể huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu như doanh nghiệp, vốn

tự có nhỏ, vay mượn ngoài thường chịu mức lãi suất cao Các ngân hàng đang cạnhtranh rất quyết liệt để dành thị phần này Vì vậy cho vay khách hàng cá nhân là tấtyếu và là xu hướng phát triển chung của hệ thống ngân hàng

Trong năm 2015 VIB liên tiếp đưa ra những chương trình cho vay, huy độnghấp dẫn cho khách hàng cá nhân Những chương trình khuyến mại lớn như “Trọnvẹn ước mơ cùng VIB”, “Chia sẻ niềm tin – Nhân đôi niềm vui”, “Cho vay trunghạn lãi suất ưu đãi”, đã đem tới những giải pháp tài chính hoàn hảo cho khách hàng

và giúp cho VIB có được tăng trưởng tốt Chiến lược của Ngân hàng TMCP VIBchi nhánh Cầu Giấy là phát triển các hoạt động bán lẻ, trong đó cho vay khách hàng

cá nhân được xác định là hướng phát triển kinh doanh mũi nhọn và có sức phát triểnlâu dài Theo số liệu thống kê được cho thấy cho vay khác hàng cá nhân chiếm một

tỷ trọng khá cao trong tổng hoạt động cho vay Trong giai đoạn 2013-2015 dư nợcho vay khách hàng cá nhân đều chiếm trên 50 % tổng dư nợ Đặc biệt năm 2015chiếm 60.71% Cho vay cá nhân đã có sự tăng trưởng về số lượng cũng như chấtlượng, tuy nhiên hoạt động này chưa được phát huy hết khả năng Do đó, để Ngânhàng TMCP Quốc Tế Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy ngày càng mở rộng và trở

Trang 9

thành một ngân hàng bán lẻ hàng đầu trên địa bàn thì Ngân hàng TMCP Quốc TếViệt Nam chi nhánh Cầu Giấy cần nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động chovay cá nhân

Sau một thời gian thực tập tại đây, với góp phần đề xuất các giải pháp phùhợp về những vấn đề còn tồn tại của hoạt động cho vay cá nhân ở chi nhánh em đãchọn nghiên cứu đề tài : “Phát triển hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng TMCPQuốc tế Việt Nam – chi nhánh Cầu Giấy”

2 Mục tiêu nghiên cứu.

Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về phát triển hoạt động cho vay KHCN

Phân tích, đánh giá thực trạng cho vay KHCN ở ngân hàng VIB chi nhánhCầu Giấy để chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạnchế đó

Đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm phát triển hoạt động cho vay KHCN ởngân hàng VIB chi nhánh Cầu Giấy

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Đối tượng nghiên cứu : Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tạiNgân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực tiến: kếthợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp mô tả, phương pháp thống kế, phân tích

so sánh, tổng hợp…

Phương pháp tổng hợp và phân tích được sử dụng xuyên suốt quá trình xâydựng cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng của VIB Cầu Giấy

Trang 10

Phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp được sử dụngtrong quá trình khảo sát thực trạng.

5 Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận bao gồm 3 chương :Chương 1 : Lý luận về phát triển cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàngthương mại

Chương 2 : Thực trạng phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tạingân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy giai đoạn 2013-2015

Chương 3 : Giải pháp phát triển hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàngTMCP Quốc Tế Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy

Trang 11

CHƯƠNG I – LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG

CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm

Theo mục 2 – Điều 3-Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2011của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng(TCTD) với khách hàng “cho vay là một hình thức cấp TD, theo đó TCTD giao chokhách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏathuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi”

Tiếp cận khái niệm từ từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia Cho vay, còngọi là TD, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượngkhác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trongmột thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất Do hoạt động này làm phátsinh một khoản nợ nên bên cho vay còn gọi là chủ nợ, bên đi vay gọi là con nợ Do

đó, TD phản ánh mối quan hệ giữa hai bên – Một bên là người cho vay, và một bên

là người đi vay Quan hệ giữa hai bên ràng buộc bởi cơ chế TD, thỏa thuận thời giancho vay, lãi suất phải trả,…

Thực chất, TD là biểu hiện mối quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình tạo lập

và sử dụng quỹ TD nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình táisản xuất và đời sống, theo nguyên tắc hoàn trả

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động cho vay

Tính pháp lý của nghiệp vụ cho vay: Cho vay của ngân hàng là một kháiniệm kinh tế hơn là pháp lý Các hành vi cho vay của ngân hàng có cùng một logíckinh tế, hứng chịu rủi ro cho một người mà ngân hàng tin tưởng ứng vốn cho vay,nhưng nó không chỉ gồm một giao dịch pháp lý mà nhiều loại (cho vay, bảo lãnh ,cầm cố…)

Luật ngân hàng các nước định nghĩa tín dụng như sau: “Cấu thành mộtnghiệp vụ tín dụng bất cứ tác động nào, qua đó một người đưa hoặc hứa đưa vốn

Trang 12

cho một người khác dùng, hoặc cam kết bằng chữ ký cho người này nhưng đảmbảo, bảo trứng hay bảo lãnh mà có thu tiền” Định nghĩa này nêu ra 3 trường hợpxét về tính chất pháp lý, các nghiệp vụ cho vay ngân hàng về cơ bản là:

- Cho vay ứng trước (cho vay trực tiếp)

- Cho vay dựa trên việc chuyển nhượng trái quyền

- Cho vay qua chữ ký (cho vay qua việc cam kết bằng chữ ký)

* Các khoản vay đều phải theo một quy trình cho vay, thu nợ nhất định Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị vay

Bước 2: Phân tích tín dụng

Bước 3: Quyết định cấp tín dụng cho vay

Bước 4: Giải ngân

Bước 5: Giám sát thu nợ và thanh lý hợp đồng cho vay

* Lãi suất trong hợp đồng cho vay theo thoả thuận giữa khách hàng và ngânhàng cho vay (Ví dụ: Lãi suất cố định, lãi suất thả nổi,…)

* Các khoản cho vay có hoặc không có tài sản đảm bảo tuỳ vào việc đánh giá

và xếp hạng khách hàng của ngân hàng cho vay

* Khi kết thúc hợp đồng khách hàng có nghĩa vụ trả ngốc và lãi hoặc một sốthoả thuận khác nếu được ngân hàng cho vay chấp nhận Trường hợp khách hàngkhông thực hiện hợp đồng hay không có một điều khoản nào khác thì tài sản đảmbảo thuộc quyền quyết định của ngân hàng cho vay

1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay

Vai trò đối với nền kinh tế.

● Cho vay góp phần thu hút vốn đầu tư cho nền kinh tế

Do đặc điểm cho vay là quy mô rộng, khách hàng đa dạng mặt khác nó làhình thức kinh doanh chủ yếu của ngân hàng Với vai trò là trung gian tài chínhngân hàng đóng vai trò là cầu nối vốn cho nền kinh tế, giữa người thừa vốn vàngười cần vốn để đầu tư

Vì thế mà ngân hàng giải quyết được một trong những đặc điểm của tiền

là :“Tiền có giá trị theo thời gian” các nguồn vốn nhàn rỗi đươc tập hợp và đầu tư

Trang 13

cho các phương án, dự án kinh doanh khác nhau đang cần vốn để thưc hiện dự án.Đáp ứng được nhu cầu vốn của dự án nghĩa là phương án, dự án đã được giải quyết

về vấn đề vốn Đây là yếu tố khó khăn, Quan trọng để biến ý tưởng kinh doanhthành thực tế Và chính nó giải quyết được các vấn đề kinh tế xã hội như tăngtrưởng, phát triển kinh tế Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động…

● Hoạt động cho vay góp phần mở rộng sản xuất, thúc đẩy đổi mới côngnghệ, thiết bị, cải tiến khoa học kỹ thuật…

Viêc vay vốn không những giải quyết được nhu cầu vốn kinh doanh mà cònlàm thay đổi cách nghĩ, cách làm … làm thế nào để sử dụng vốn có hiệu quả kinh tế

và vấn đề phần mỡ rộng sản xuất, thúc đẩy đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến khoahọc kỹ thuật sẽ làm tiền đề cho sự phát triển có hiệu quả đó Trong đó vốn quyếtđịnh mọi vấn đề trong kinh doanh Đặc biệt trong xu thế hội nhập nền kinh tế thịtrường thì đây là vấn đề quan trọng cần giải quyết của các doanh nghiệp Việt Nam

Vai trò đối với người đi vay.

Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mai có các kỳ hạn khác nhau.Ngắn hạn, trung han và dài hạn bên cạnh đó lãi suất linh hoạt cố định hay thả nổi…

vì thế khách hàng tuỳ ý lựa chọn kỳ hạn vay và thoã thuận hình thức lãi suất vayphù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình

Mặt khác việc vay vốn ngân hàng giúp khách hàng tập chung được vốn kinhdoanh đồng bộ, giảm chi phí huy động và chủ động trong việc hoàn trả gốc và lãitheo hợp đồng Bên cạnh đó việc thoã thuận giữa ngân hàng và khách hang khi hếthợp đồng cho vay tạo điều kiện cho khách hàng kinh doanh tiếp… như trợ giúp vốn,gia hạn hợp đồng

Lợi ích của ngân hàng.

Hoạt động cho vay là hoạt động chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhưng nó lại làhoạt động chính của ngân hàng cho vay Bên cạnh rủi ro tiềm ẩn thì ngân hàng chovay thu đươc lãi suất phù hợp với các khoản vay đó và đó cũng là thu nhập chínhcủa ngân hàng cho vay

Đối với ngân hàng

Trang 14

Trong nền kinh tế thị trường, cho vay là chức năng kinh tế cơ bản của ngânhàng Đối với các hầu hêt các ngân hàng, dư nợ tín dụng chiếm tới hơn 50% tổng tàisản có và thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm khoảng từ ½ đến 2/3 tổng thu nhậpcủa ngân hàng Mặt khác rủi ro trong hoàt động cho vay có xu hướng tập chung chủyếu vào danh mục cho vay Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khănnghiêm trọng, thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động cho vay của ngânhàng, viêc ngân hàng không thu hồi đươc vốn, có thể là do ngân hàng buông lỏngquản lý, cấp tín dụng không minh bạch, áp dụng một chính sách tín dụng kém hợp

lý, hay do nền kinh tế đi xuống không lường trước hay do nguyên nhân chủ quan từphía hach hàng …

1.1.4 Các hình thức cho vay

● Theo thời hạn cho vay.

- Cho vay ngắn hạn : thời hạn cho vay đến một năm và được sử dụng để bổsung, bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu tiêu dùngngắn hạn của các cá nhân

- Cho vay trung hạn : Thời hạn cho vay từ 1 đến 5 năm Tín dụng trung hạnchủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết

bị, công nghệ, mở rộng kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thờigian thu hồi nhanh Bên cạnh đó, nó còn được dùng để đầu tư tài sản lưu độngthường xuyên của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp mới thành lập

- Cho vay dài hạn : Thời gạn cho vay trên 5 năm Loại tín dụng này dùng đểđáp ứng nhu cầu đầu tư dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vậntải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới

● Theo mục đích sử dụng vốn

- Cho vay bất động sản : là loại hình cho vay liên quan đến việc mua sắm màxây dựng bất động sản như nhà ở, đất đai hay bất động sản trong lĩnh vực côngnghiệp, thương mại và dịch vụ

- Cho vay công nghiệp, thương mại, dịch vụ : Loại cho vay ngắn hạn để bổsung vốn lưu động cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này

Trang 15

- Cho vay nông nghiệp : là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuấtnông nghiệp như mua phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, laođộng nguyên nhiên liệu…

- Cho vay cá nhân : là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng cá nhânnhư mua sắm các vật dụng đắt tiền Ngày nay ngân hàng còn thực hiện các khoảncho vay để trang trải chi phí thông thường của đời sống qua phát hành thẻ tín dụng

- Cho các định chế tài chính khách vay : hình thức phổ biến nhất cho vay trênthị trường liên ngân hàng

- Cho thuê : Cho thuê của các định chế tài chính bao gồm thuê vận hành, thuê

và mua lại, thuê tài chính Tài sản cho thuê thường là bất động sản và động sản chủyếu là các máy móc thiết bị

● Theo đối tượng cho vay.

- Tín dụng vốn cố định : các khoản cho vay để hình thành vốn cố định trongcác doanh nghiệp

- Tín dụng vốn lưu động : Các khoản cho vay để hình thành vốn lưu động

● Theo hình thức bảo đảm.

- Cho vay có bảo đảm bằng tài sản : là hình thức cho vay mà số tiền được cấpdựa trên tài sản đảm bảo ( cầm cố, thế chấp) Các tài sản dùng đảm bảo nợ vay phảihội đủ các điều kiện về tính thị trường, ổn định Các hình thức cho vay có đảm bảonhư đảm bảo bằng các chứng khoán (giấy tờ có giá), bằng hợp đồng thầy khoán,bằng vật tư hàng hóa, bằng bất động sản

- Cho vay có bảo đảm không bằng tài sản : Là cam kết của một hay nhiềungười về việc trả nợ ngân hàng thay cho khách hàng vay vốn khi khách hàng vayvốn không trả được nợ vay đến hạn Người đứng ra bảo lãnh phải hội đủ hai điềukiện và năng lực pháp lý và năng lực tài chính Thông thường, người đứng ra bảođảm là các ngân hàng, các tổ chức, tài chính, các doanh nghiệp Các cá nhân muốnđứng ra bảo đảm thường phải có tài sản bảo đảm nợ vay

● Theo phương thức hoàn trả

Trang 16

- Cho vay trả góp: Loại hình cho vay mà việc hoàn trả vốn và lãi theo định

kỳ Loại cho vay này thường được áp dụng cho các khoản vay có thời gian dài nhưcho vay bất động sản, cho vay tiêu dùng với những tài sản có giá trị cao Ngoài rahình thức này còn áp dụng cho một số loại cho vay có hình thái giá trị nhỏ như chovay đối với những nhà kinh doanh nhỏ, cho vay tài trợ trang thiết bị nông nghiệp

- Cho vay phi trả góp : cho vay thanh toán một lần theo kỳ hạn đã thỏa thuận

- Cho vay hoàn trả theo yêu cầu : chẳng hạn như hình thức thấu chi, cho vayqua thẻ tín dụng

● Theo hình thức cho vay

- Thấu chi : là hình thức cho vay gắn liền sử dụng tài khoản tiền gửi vãng laicủa cá nhân hoặc doanh nghiệp thông qua việc sử dụng số dư trong một hạn mứccho phép, với một thời hạn, phí do ngân hàng quy định

- Cho vay theo hạn mức tín dụng : tương tự như thấu chi nhưng áp dụng chokhoản vay lớn, quan trọng hơn Cho vay rót vốn một lần, nhưng thời gian có thể đikèm một khoản vay khác hoặc với một khoản thu khác Cho vay đối với những hoạtđộng kinh doanh theo mùa vụ như khách sạn, nông nghiệp,…

- Cho vay tiêu dùng cá nhân : là hình thức cho vay ngắn và trung hạn với lãisuất thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng Việc trả nợ thường được trả hàngtháng với số tiền cố định Cho vay tiêu dùng cá nhân thường là cho vay để muaphượng tiện đi lại hoặc du lịch hoặc cho vay đối với sinh viên Đối với những kháchhàng tốt, ngân hàng còn cấp cho khách hàng một tập séc để rút tiền

Trang 17

- Tín dụng tuần hoàn : là hình thức tín dụng mà khách hàng được vay mộtkhoản tiền cố định, khi hoản trả sẽ được vay lại.

- Tín dụng thuê mua : cho vay dưới hình thức cho thuê tài sản mà kháchhàng cần sử dụng, sau một thời gian khách hàng có thể mua lại tài sản này

- Tín dụng nhà ở : bao gồm cho vay thanh toán, cho vay tiết kiệm nhà ở, chovay tự do

- Mua các khoản nợ của doanh nghiệp : hình thức phổ biến nhất của factoring

là mua các hóa đơn bán hàng của doanh nghiệp

1.2 Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

● Khái niệm.

Cho vay khách hàng cá nhân là hoạt động tín dụng của ngân hàng cho chủthể là các cá nhân, hộ gia đình Ngân hàng tài trợ vốn cho cá nhân, phục vụ việc sảnxuất kinh doanh, tiêu dùng của cá nhân trong khoảng thời gian nhất định dựa trênnguyên tắc hoàn trả đúng thời hạn cả gốc và lãi

● Đặc điểm của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.

Cho vay KHCN có những đặc điểm riêng thể hiện sự khác biệt với các loạihình cho vay khác như sau:

Đối tượng cho vay là cá nhân và các hộ gia đình

Quy mô khoản vay: hầu hết các khoản cho vay KHCN có quy mô nhỏ nhưng

số lượng khoản vay lớn, do cho vay KHCN đáp ứng nhu cầu của cá nhân và các hộgia đình nhằm mục đích tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh nhỏ, nên quy mô củamột khoản vay tương đối nhỏ so với tài sản của ngân hàng, số lượng các khoản vaylại rất lớn do đối tượng của cho vay là các cá nhân và các hộ gia đình với số lượngnhiều và nhu cầu tiêu dùng rất đa dạng

Mục đích vay: nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanhnhỏ của cá nhân, hộ gia đình Do đó, nhu cầu vay vốn phụ thuộc vào tâm lý kháchhàng và chu kỳ kinh tế của người đi vay Khi nền kinh tế có sự tăng trưởng cao và

ổn định, KHCN sẽ có thái độ lạc quan hơn về tương lai, họ kỳ vọng sẽ có khoản thu

Trang 18

nhập nhiều hơn trong tương lai và do vậy sẽ thúc đẩy sự chi tiêu cho tiêu dùng hoặcsản xuất kinh doanh ở hiện tại Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái người dânthường có xu hướng giảm tiêu dùng, giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh, thay vào

đó là sẽ tăng cường tiết kiệm và hạn chế vay mượn từ Ngân hàng Nhu cầu vay củakhách hàng thường kém nhạy cảm với lãi suất, thông thường người đi vay quan tâmtới số tiền phải thanh toán hơn là lãi suất mà họ phải chịu Mức thu nhập và trình độdân trí là hai nhân tố tác động rất lớn đến nhu cầu vay của khách hàng

Rủi ro đối với cho vay KHCN: cho vay KHCN có mức độ rủi ro lớn và đượccoi là tài sản rủi ro nhất trong danh mục tài sản của ngân hàng Xuất phát từ bảnthân khách hàng vay vốn có thể có sự biến động về tình hình tài chính dẫn đến mấtkhả năng chi trả hay khi khách hàng cố tình không chịu trả nợ, hoặc do sự biếnđộng về tình trạng sức khoẻ, công việc… Việc thẩm định khả năng trả nợ của các cánhân hoặc hộ gia đình cũng hết sức khó khăn Ngoài ra, để có được khoản vay cónhiều khách hàng giấu các thông tin về tình hình sức khoẻ và công việc trong tươnglai của mình nên các ngân hàng dễ gặp phải rủi ro đạo đức khi cho vay Do khoảncho vay khách hàng cá nhân có rủi ro cao nhất nên các ngân hàng thường yêu cầuphải có tài sản đảm bảo khi vay và yêu cầu người vay phải mua bảo hiểm thấtnghiệp, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm cho hàng hoá đã mua

Lãi suất cho vay: do quy mô của các khoản vay thường nhỏ (trừ nhữngkhoản cho vay để mua bất động sản), dẫn đến chi phí để cho vay (về thời gian, nhânlực đi thẩm định, quản lý các khoản cho vay này) cao đồng thời rủi ro của cáckhoản vay này cũng rất cao Do vậy, lãi suất cho vay KHCN thường cao hơn lãisuất các khoản cho vay khác của NHTM Từ trước đến nay, cho vay KHCN vẫnđược các ngân hàng coi là khoản mục mang lại lợi nhuận khá cao với lãi suất “cứngnhắc” Điều đó có nghĩa là nó đủ để bù đắp chi phí huy động vốn của ngân hàng,không như hầu hết các khoản cho vay khác hiện nay với lãi suất thay đổi theo điềukiện thị trường, như vậy với cho vay KHCN ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suấtkhi chi phí huy động vốn tăng lên Tuy nhiên, các khoản vay này thường được địnhgiá rất cao (vì đã bao hàm cả một phần bù rủi ro lãi suất) đến mức mà bản thân lãi

Trang 19

suất vay vốn trên thị trường lẫn tỷ lệ tổn thất tín dụng phải tăng lên đáng kể thì hầuhết các khoản cho vay KHCN mới không mang lại lợi nhuận Nguồn thu nhập càng

ổn định, ngân hàng có khả năng kiểm soát thì lãi suất áp dụng cho khách hàng sẽgiảm đi, do rủi ro từ việc cho vay đã được hạn chế

Hạn mức cho vay KHCN: là số tiền tối đa mà ngân hàng cho khách hàngvay hạn mức cho vay KHCN được xác định dựa trên các yếu tố như: nhu cầu vốncủa khách hàng, số vốn tự có của khách hàng, giá trị của tài sản đảm bảo Đối vớicác hình thức vay, các ngân hàng thường quy định các hạn mức khác nhau dựa trêngiá trị tài sản đảm bảo hoặc nhu cầu vay hợp lý Thông thường, cho vay cầm cố cóhạn mức cao nhất, chẳng hạn như nếu khách hàng cầm cố sổ tiết kiệm, trái phiếuhay chứng chỉ tiền gửi có thể được cấp một hạn mức bằng 90% giá trị tài sản cầm

cố

●Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Đối với nền kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ kéo theo tất cả các ngànhnghề kinh tế phát triển Ngân hàng với vai trò quan trọng là huyết mạch của nềnkinh tế – đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện liêntục và mở rộng quy mô sản xuất, tức là ngân hàng đã biến vốn nhàn rỗi không hoạtđộng trong dân cư thành vốn hoạt động, luân chuyển vốn đến những cá nhân cầnvốn đầu tư trong nền kinh tế Ngân hàng cho vay sau đó thu về gốc và lãi, vì vậynhững cá nhân thực hiện vay vốn của ngân hàng phải có mục đích vay vốn hayphương án kinh doanh đem lại lợi nhuận đủ để trả nợ vay cho ngân hàng, từ đó thúcđẩy ý tưởng sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệuquả để đem về nguồn thu cho người đi vay, bên cạnh đó mang lại phúc lợi cho xãhội Như vậy, ngành ngân hàng đang giữ vị trí chiến lược trong sự phát triển chungcủa toàn đất nước Bởi hiệu quả trong hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ đem lạinguồn lợi không chỉ cho ngân hàng, khách hàng mà còn cho cả xã hội

Đối với các ngân hàng thương mại

Trang 20

Đối với ngân hàng thì hoạt động cho vay là quan trọng nhất vì nó mang lạithu nhập cao nhất cho ngân hàng, khách hàng truyền thống của ngân hàng là kháchhàng doanh nghiệp, tuy nhiên với điều kiện kinh tế hiện nay, các cá nhân ngày càngtham gia nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng họ không thể huy độngvốn thông qua phát hành cổ phiếu như doanh nghiệp, vốn tự có nhỏ, vay mượnngoài thường phải chịu mức lãi suất cao hơn Hơn nữa, khi mà nền kinh tế đangngày càng phát triển đồng nghĩa với thu nhập bình quân đầu người ngày càng đượcnâng cao thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính – ngân hàng của nhóm KHCNcàng lớn Ta thấy rằng ở Việt Nam hiện nay với quy mô dân số 90 triệu người, thịtrường KHCN là một thị trường rất rộng lớn và nhiều tiềm năng để các ngân hàngthương mại khai thác Mặt khác, đối tượng KHCN không chỉ là nhóm đối tượng cónhu cầu vay vốn mà ngược lại, họ còn cung cấp cho ngân hàng một lượng vốn lớn,nguồn này chủ yếu là các khoản tiết kiệm của các cá nhân, vì vậy tính ổn định cao,tạo thuận lợi cho việc đầu tư vào các tài sản trung và dài hạn của các ngân hàngthương mại Do đó việc tạo dựng mối quan hệ với nhóm khách hàng này rất có ýnghĩa đối với hoạt động kinh doanh của NHTM

Đối với khách hàng cá nhân

Khách hàng sẽ được thỏa mãn vốn để kinh doanh, chi tiêu, thanh toán màkhông cần phải chi phí nhiều thời gian, sức lực cho việc tìm kiếm nơi cung ứng vốntiện lợi, chắc chắn và hợp pháp CVKHCN là hình thức tín dụng cung cấp cho cánhân, hộ gia đình nhằm tài trợ cho các nhu cầu chi tiêu như mua sắm, sửa chữa nhàcửa, giáo dục, y tế, du lịch Đối với khách hàng, nó giúp giải quyết mâu thuẫn giữanhu cầu tiêu dùng với khả năng thanh toán Do đó, người tiêu dùng được hưởngnhững lợi ích của hàng hóa dịch vụ trước khi họ tích lũy đủ tiền, giải quyết nhữngnhu cầu cấp bách một cách nhanh chóng CVKHCN giúp họ có được một cuộc sống

ổn định ngay từ khi còn trẻ bằng việc mua trả góp những gì cần thiết, tạo cho họđộng lực to lớn để làm việc, tiết kiệm, nuôi dưỡng con cái Như vậy, hoạt độngCVKHCN đã góp phần làm cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân Với mục đíchđầu tư, người vay có thể mở rộng đầu tư, sử dụng đòn bẩy tài chính giúp họ tăng

Trang 21

thêm thu nhập Ngoài ra, tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng làm các hộ gia đình, cánhân có thêm động lực và nguồn lực vượt qua những khó khăn trong sản xuất kinhdoanh

1.2.2 Phân loại cho vay khách hàng cá nhân.

Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, các khoản vay khách hàng cá nhânbao gồm hai hình thức: vay tiêu dùng và vay sản xuất kinh doanh

– Vay tiêu dùng: Là các khoản vay đáp ứng nhu cầu chi tiêu của các cá nhân,

hộ gia đình như: xây dựng sửa chữa nhà, mua sắm vật dụng gia đình, mua xe cơgiới, du học, chữa bệnh, cưới hỏi…

- Vay sản xuất kinh doanh: Là các khoản vay phục vụ mục đích bổ sung vốnsản xuất kinh doanh, đầu tư của cá nhân, hộ gia đình gồm bổ sung vốn lưu động,mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinhdoanh, đầu tư kinh doanh chứng khoán, vàng

1.2.3 Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại.

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ xin vay của KHCN: Khi khách hàng có nhu cầu

vay vốn, họ đến gặp nhân viên của ngân hàng và ghi những thông tin cần thiết vào

hồ sơ xin vay Cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ cho vay đầy đủ

và đúng quy định theo mẫu của ngân hàng bao gồm: đơn xin vay vốn, phương ánvay vốn và kế hoạch trả nợ, danh mục các tài sản cầm cố, thế chấp và giấy tờ liênquan, các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập (nếu có), hộ khẩu, chứng minh thưnhân dân và các giấy tờ liên quan khác

Bước 2: Thẩm định tín dụng: Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình

cho vay KHCN , quyết định chất lượng của món vay, thường bao gồm các nội dungsau:

Thẩm định tư cách đạo đức và mục đích vay của khách hàng: Cán bộ tíndụng phải đảm bảo khách hàng vay vốn có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành

vi dân sự, đủ tư cách pháp lý vay vốn ngân hàng

Thông thường thì những đặc điểm cơ bản của người đi vay được bộc lộthông qua mục đích của việc vay tiền Cán bộ tín dụng phải hỏi xem khách hàng sẽ

Trang 22

dùng khoản tiền vay vào mục đích gì và liệu mục đích đó có phù hợp với chính sáchcho vay của ngân hàng hay không Những cán bộ có kinh nghiệm đặt câu hỏi chokhách hàng rồi tự tay điền vào trong đơn chứ không để khách hàng tự điền

Thẩm định tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng: Bao gồmcác công việc: xác định mức thu nhập của khách hàng, việc làm, số dư các tài khoảntiền gửi tại ngân hàng Nhân viên tín dụng phải được đảm bảo rằng những kháchhàng vay vốn ý thức rõ ràng về trách nhiệm hoàn trả đầy đủ và đúng hạn các khoản

nợ

Bước 3: Thẩm định tài sản đảm bảo: Cán bộ tín dụng cần kiểm tra quyền sở

hữu hoặc sử dụng hợp pháp các tài sản dùng làm vật đảm bảo của khách hàng Khảnăng chuyển tài sản thành tiền trong những trường hợp cần thiết và sự ổn định vềgiá cả của tài sản Định giá tài sản đảm bảo cũng là một công đoạn rất quan trọngtrong khâu thẩm định Cuối cùng, ngân hàng cần xem xét khả năng bảo quản tài sảncủa người đi vay

Bước 4: Xét duyệt và ký kết hợp đồng tín dụng: Sau khi nhận báo cáo thẩm

định kèm theo hồ sơ vay vốn liên quan, trưởng phòng tín dụng xem xét lại và yêucầu cán bộ tín dụng giải thích bổ sung hoặc chỉnh sửa nếu có thiếu sót Sau đó báocáo sẽ được trình lên Hội đồng tín dụng xét duyệt, quyết định cho vay hay khôngcho vay

Hợp đồng tín dụng là một văn bản viết với nội dung chủ yếu là ngân hàngcam kết cấp cho khách hàng một khoản tín dụng (hạn mức tín dụng) trong mộtkhoảng thời gian và lãi suất nhất định Nội dung chính của hợp đồng tín dụng: Mụcđích sử dụng vốn vay, quy mô, lãi suất, thời hạn tín dụng, phí, các loại đảm bảo,điều kiện thanh toán, các điều kiện khác

Bước 5: Gíải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng: Hợp đồng tín dụng

đã được ký kết và được giám đốc ký duyệt, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân chokhách hàng tương ứng với số tiền đã được ký kết trong hợp đồng

Trong quá trình giải ngân, ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát quátrình sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích, đúng tiến độ hay không,

Trang 23

quá trình sản xuất kinh doanh có những thay đổi bất lợi gì, có dấu hiệu lừa đảo hoặclàm ăn thua lỗ hay không, tài sản thế chấp có được giữ đảm bảo hay không.

Bước 6: Thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới: Đây là bước cuối

cùng của quy trình cho vay KHCN Cán bộ tín dụng theo dõi, đôn đốc việc trả nợcủa khách hàng Quá trình này giúp ngân hàng thu hồi gốc và lãi đồng thời xác địnhcác nhu cầu mới của khách hàng Nói chung, các khoản tín dụng hoàn trả đầy đủ vàđúng hạn là các khoản tín dụng an toàn

Khi phát hiện các khoản nợ có dấu hiệu xấu song khách hàng vẫn kiên quyếttìm cách khắc phục để trả nợ, cán bộ tín dụng xem xét việc gia hạn nợ, bổ sung cácđiều kiện như giảm lãi hoặc cho vay thêm

1.3 Phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân

1.3.1 Khái niệm phát triển cho vay khách hàng cá nhân

Phát triển cho vay đối với một đối tượng khách hàng cụ thể là việc ngânhàng tăng cường sử dụng nguồn lực của mình vào việc gia tăng hoạt động cho vayđối với đối tượng khách hàng đó, cả về doanh số và chất lượng cho vay (chất lượngcho vay ở đây được hiểu là khả năng thu hồi nợ của ngân hàng đối với khách hàng).Theo đó, việc mở rộng cho vay với một đối tượng khách hàng nào đó không chỉnhằm mục đích tăng lợi nhuận từ hoạt động cho vay với đối tượng khách hàng đó

mà còn nhằm nâng cao uy tín, hình ảnh của ngân hàng trong tâm trí đối tượng kháchhàng đó

Tuỳ vào từng loại hình ngân hàng, nguồn lực, vị thế của ngân hàng mà họ sẽ

ưu tiên phát triển cho vay với một đối tượng khách hàng khác nhau Tuy nhiên, vàothời điểm hiện nay khi nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với một tốc độ rấtnhanh, thì thị trường cho vay KHCN là một thị trường rất “màu mỡ”, nhưng mới chỉ

ở giai đoạn sơ khai, chưa được khai thác nhiều Do vậy, hiện nay rất nhiều ngânhàng đang tập trung nguồn lực của mình nhằm mở rộng cho vay với đối tượngKHCN

Trang 24

1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh việc phát triển cho vay khách hàng cá nhân

Có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh việc phát triển cho vay KHCN Các chỉ tiêunày bao gồm: số lượng các khoản cho vay KHCN, dư nợ cho vay KHCN, cơ cấu dư

nợ cho vay KHCN, chất lượng cho vay KHCN, lợi nhuận từ cho vay KHCN, sốlượng các sản phẩm cho vay KHCN

* Các chỉ tiêu phán ánh quy mô cho vay:

Số lượng các khoản cho vay KHCN

Đây là chỉ tiêu thực tế để đánh giá phát triển cho vay đạt được kết quả nhưthế nào Số lượng các khoản cho vay tăng chứng tỏ ngân hàng đang gia tăng sốlượng KHCN, từ đó cho thấy ngân hàng đang gia tăng thị phần KHCN trên địa bànhoạt động của mình và cũng phán ánh các sản phẩm đưa ra có tính thực tế cao, thuhút được sự quan tâm của thị trường

Dư nợ cho vay KHCN

Đây là chỉ tiêu hiện thực nhất để đánh giá kết quả mở rộng cho vay KHCN

Dư nợ cho vay KHCN tăng chứng tỏ cho vay KHCN của ngân hàng đã đạt kết quảtốt Tuy vậy, kết quả phát triển cho vay KHCN chỉ thực sự đạt hiệu quả nếu dư nợcho vay KHCN tăng cả về số lượng tuyệt đối, lẫn số lượng tương đối (tỷ trọng dư

nợ cho vay KHCN so với tổng dư nợ)

Tốc độ tăng trưởng = Tổng dư nợ cho vay tại thời điểm này x 100%

Tổng dư nợ cho vay tại thời điểm trướcNgười ta cũng có thể dùng chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trong tổng

dư nợ cho vay của ngân hàng để đánh giá sự tăng trưởng cho vay Nó được tínhbằng cách so sánh dư nợ cho vay tiêu dùng với tổng dư nợ cho vay chung cùng mộtthời điểm

Tỷ trọng cho

100%Tổng dư nợ cho vay

Trang 25

Chỉ tiêu này cho thấy sự tăng trưởng của cho vay KHCN so với sự tăngtrưởng cho vay chung của cả ngân hàng Tỷ trọng càng lớn thì quy mô càng được

mở rộng và cho vay KHCN càng chiếm vị trí cao trong hoạt động của ngân hàng

Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN

Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN so với các loại hình cho vay khác như cho vaydoanh nghiệp, cho vay các tổ chức tín dụng cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánhgiá kết quả phát triển cho vay KHCN của ngân hàng thương mại Khi tỷ trọng dư nợcho vay KHCN tăng lên, trong khi tỷ trọng các loại hình cho vay khác giảm đi, hoặc

tỷ lệ dư nợ cho vay KHCN năm nay so với năm ngoái tăng lên với một tỷ lệ phầntrăm nhiều hơn so với tỷ lệ tương ứng của các loại hình cho vay khác, thì mở rộngcho vay KHCN của ngân hàng đã đạt kết quả tốt

* Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cho vay:

Lợi nhuận từ cho vay KHCN

Đây cũng là một chỉ tiêu để đánh giá kết quả phát triển cho vay KHCN Pháttriển cho vay KHCN của NHTM với mục tiêu lớn nhất là gia tăng lợi nhuận chongân hàng trong xu thế cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn Việc tăng doanh

số cho vay KHCN phải có kết quả là tăng lợi nhuận trên tổng doanh số cho vay thìphát triển cho vay mới được coi là đạt hiệu quả Lợi nhuận cho vay KHCN năm sauphải cao hơn năm trước

Lợi nhuận cho vay

Dư nợ cho vay là số tiền khách hàng nhận nợ tại ngân hàng

Lãi suất cho vay ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu cho vay KHCN Lãi suấtcho vay được áp dụng cho các khoản vay và thay đổi từng thời kỳ căn cứ vào chínhsách tín dụng của ngân hàng Lãi suất cho vay KHCN còn phụ thuộc thời hạn vay

Trang 26

vốn, thời hạn vay càng cao thì lãi suất cho vay càng cao, do ngân hàng phải bù đắprủi ro và chi phí khi cho vay như: Ngân hàng huy động vốn ngắn hạn để cho vaytrung hạn; chi phí thẩm định khách hàng; Chi phí quản lý khoản vay trong thời giandài… Lãi suất áp dụng cho các khoản vay cá nhân có nhiều loại:

+ Lãi suất theo số tiền vay (add-on): Lãi suất sẽ được ấn định ngay từ đầucho đến hết thời hạn vay và được tính trên dư nợ ban đầu Loại lãi suất này thường

áp dụng cho các khoản vay tín chấp trả góp Số lãi thu được từ loại lãi suất nàythường cao hơn số lãi tính theo dư nợ giảm dần

Lãi add on = Số tiền vay * lãi suất add –on * Số tháng vay

R = I * (T+k)/2T (Dùng để xác định lãi suất add –on qua lãi suất kỳvọng sẽ thu được)

I: Lãi suất kỳ vọng

R: Lãi suất Add-on

T: là thời hạn vay.

k : là kỳ trả gốc/lãi.

+ Lãi suất áp theo dư nợ thực tế: Lãi suất này được điều chỉnh định kỳ trên

cơ sở lãi suất huy động cộng với một biên độ nhất định tuỳ theo chính sách tín dụngcủa từng ngân hàng

Do những đặc điểm về chi phí và rủi ro trên nên lãi suất cho vay cá nhânthường được định giá cao hơn lãi suất cho vay doanh nghiệp Tuy nhiên trên thực

tế, người vay thường quan tâm đến số tiền phải thanh toán hơn là lãi suất phải trảcho món vay đó Khi cho vay ngân hàng cũng phải tính toán mức lãi suất tối thiểu

để áp dụng cho các khoản vay, mức lãi suất này đảm bảo ngân hàng bù đắp chi phícho vay và có lãi một chút

Nợ quá hạn cho vay KHCN

Các khoản cho vay KHCN chất lượng tốt được hiểu là các khoản cho vayđược hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng Có nhiều chỉ tiêu để đánh giáchất lượng của một khoản cho vay, tuy nhiên chỉ tiêu được sử dụng phổ biến hiệnnay là nợ quá hạn Nợ quá hạn là khoản nợ đến hạn nhưng chưa được thanh toán

Trang 27

Tỷ lệ nợ quá hạn tại ngân hàng mà tăng cao so với năm trước thì chất lượng tíndụng giảm đi, khi đó việc tăng quy mô dư nợ không đạt hiệu quả cao

Nếu tỷ lệ này ở mức quá cao chứng tỏ chất lượng cho vay của ngân hàng làthấp kém Có thể ngân hàng đã vi phạm một số nguyên tắc cơ bản khi cấp tín dụng

là cho vay không phân tích kỹ khả năng trả nợ của khách hàng, tài sản thế chấpkhông đúng quy định, thiếu kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ…và nhất là vi phạm cácnguyên tắc về phân tán rủi ro tín dụng, tập trung vốn quá quy định vào một nhómkhách hàng hoặc một ngành kinh tế

Nếu tỷ lệ này ở mức quá thấp so với định mức của ngân hàng, thể hiện quanđiểm của ngân hàng khi cho vay là nếu không đủ tin tưởng thì không cho vay, chovay đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc tín dụng, nguyên tắc phân tán rủi ro,kiểm soát chặt chẽ các khoản vay của khách hàng

Nếu tỷ lệ này ở mức vừa phải, thể hiện chiến lược kinh doanh táo bạo củangân hàng là chấp nhận rủi ro trong một chừng mực nhất định để có thể đạt được lợinhuận cao Ngân hàng thực hiện chiến lược này đã thể hiện khả năng quản lý caotrong việc kiểm soát rủi ro tín dụng của mình Như vậy để hoạt động cho vay đemlại lợi nhuận cao đồng thời hạn chế được rủi ro cho ngân hàng thì các ngân hàngthương mại cần khống chế tỷ lệ này ở mức nào đó có thể chấp nhận được

Trang 28

1.4.1 Nhóm nhân tố chủ quan

Chính sách cho vay của ngân hàng

Chính sách cho vay của ngân hàng là hệ thống các chủ trương, quy định chiphối hoạt động cho vay do hội đồng quản trị đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồnvốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân Chínhsách cho vay phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở thành hướng dẫnchung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoátrong phân tích cho vay, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động cho vay nhằm hạnchế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời

Toàn bộ các vấn đề có liên quan đến tài trợ một khoản cho vay nói chungđều được xem xét và đưa ra trong chính sách cho vay của ngân hàng như: Đối tượngkhách hàng, chính sách quy mô và giới hạn cho vay, thủ tục cho vay, lãi suất và phísuất cho vay, thời hạn cho vay và kỳ hạn nợ, các khoản đảm bảo, chính sách đối vớicác tài sản có vấn đề

Những yếu tố trong chính sách cho vay đều tác động một cách mạnh mẽ tớiviệc mở rộng cho vay nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng Một ngânhàng chỉ có thể mở rộng hoạt động cho vay KHCN khi có mục tiêu mở rộng rõ ràngđược thể hiện như một định hướng trong chính sách cho vay Và chỉ khi ngân hàng

đó xác định mở rộng cho vay KHCN thì ngân hàng mới dồn nỗ lực và khả năng đểtập trung phát triển lĩnh vực này Mặt khác, khi một ngân hàng đã có sẵn các hìnhthức cho vay KHCN đa dạng thì việc mở rộng cũng dễ dàng và thuận lợi hơn là cácngân hàng mới chỉ có các sản phẩm đơn giản

Năng lực tài chính của ngân hàng và khả năng quản lý của ngân hàng

Năng lực tài chính của ngân hàng được xác định dựa trên một số yếu tố nhưqui mô vốn chủ sở hữu, các tỷ lệ ROE, ROA, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập qua cácnăm, tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ Một ngân hàng có quy mô vốn chủ sởhữu lớn, khả năng huy động vốn trong ngắn hạn lớn, danh mục tài sản thanh khoảnnhiều, nợ quá hạn ít thì ngân hàng đó có thể gọi là có sức mạnh về tài chính và ngânhàng đó có thể đầu tư vào các danh mục mà ngân hàng hướng tới và hoạt động cho

Trang 29

vay được mở rộng trong đó cho vay KHCN sẽ được phát triển; ngược lại ngân hàng

mà năng lực tài chính thấp thì sẽ không có đủ số vốn để tài trợ cho các danh mục

mà ngân hàng quan tâm, do đó hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế, cho vay KHCN sẽkhông được mở rộng Vì vậy, đây là một nhân tố giúp cho ban lãnh đạo ngân hàngxem xét khi đưa ra quyết định mở rộng hay hạn chế việc cho vay trong đó có hoạtđộng cho vay KHCN

Số lượng, trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng

Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc và đưa ra quyết định cho vay đốivới khách hàng, vì vậy có thể coi họ chính là hình ảnh của ngân hàng Đội ngũ cán

bộ tín dụng đông đảo cùng với phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn tốt chính

là yếu tố có tác động tích cực đối với hoạt động cho vay KHCN Ngân hàng có độingũ cán bộ với những khả năng trên sẽ thúc đẩy hoạt động cho vay trở nên nhanhchóng, tiết kiệm được thời gian, chất lượng cho vay cao, hạn chế được rủi ro tạo ấntượng cho khách hàng, nhờ đó thu hút khách hàng, mở rộng được cho vay KHCN.Đội ngũ cán bộ tín dụng chuyên nghiệp cũng góp phần tăng tính cạnh tranh cho sảnphẩm dịch vụ của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng

Hoạt động Marketing của ngân hàng

Hoạt động marketing là hoạt động giới thiệu, quảng bá về hình ảnh cũng nhưcác dịch vụ mà ngân hàng cung cấp Đây cũng là một hoạt động quan trọng gópphần mở rộng cho vay KHCN Từ hoạt động marketing, khách hàng sẽ hiểu về ngânhàng cũng như các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp nhiều hơn Nếu thực hiện hoạtđộng marketing tốt, khách hàng sẽ có ấn tượng tốt về ngân hàng cũng như các dịch

vụ của ngân hàng nói chung, và hoạt động cho vay KHCN nói riêng Từ đó KHCN

sẽ tìm đến ngân hàng vay vốn nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mởrộng cho vay KHCN Thị trường cho vay KHCN còn rất tiềm năng ở Việt Nam, vìtrong một thời kì dài khối NHTM chỉ tập trung chủ yếu cho vay khách hàng doanhnghiệp, vì vậy, công tác Marketing tốt và phù hợp sẽ quyết định đến việc ngân hàng

đó có một miếng bánh thị phần lớn ở thị trường rất màu mỡ này Hoạt độngMarketing một mặt phải luôn luôn thích ứng với sự thay đổi của thị trường và môi

Trang 30

trường nhưng sự thích ứng này phải luôn luôn là sự thích ứng có lợi cho hoạt độngkinh doanh của ngân hàng nhằm đảm bảo mục tiêu cuối cùng là an toàn, lợi nhuận

và sức mạnh trong cạnh tranh

Mạng lưới của ngân hàng

Số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch nói lên quy mô của một ngân hàng,

để thuận lợi cho việc giao dịch giữa khách hàng với ngân hàng, các ngân hàngthường mở rộng các chi nhánh và các phòng giao dịch, nhằm thu hút sự quan tâmcủa khách hàng đối với ngân hàng Các ngân hàng có càng nhiều chi nhánh, phònggiao dịch thì việc mở rộng cho vay đối với KHCN càng trở nên thuận lợi, nhất làkhi các chi nhánh, phòng giao dịch này đặt tại các khu dân cư có nhiều nhu cầu vayvốn Tại đây ngân hàng dễ dàng đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng,đồng thời ngân hàng nắm bắt được thông tin từng khách hàng trên cơ sở đó tiếnhành thẩm định, giải ngân và thu nợ Do đó, việc mở rộng mạng lưới các chi nhánh,phòng giao dịch là nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay KHCN của ngânhàng thương mại

1.4.2 Nhóm nhân tố khách quan

1.4.2.1 Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng

Khách hàng là người lựa chọn và ra các quyết định vay vốn từ ngân hàng nêncác yếu tố thuộc về bản thân khách hàng có tác động rất lớn đến khả năng mở rộngcho vay KHCN của ngân hàng Khi quy mô về nhu cầu vay của khách hàng tăng thìngân hàng mới có điều kiện mở rộng cho vay đối với KHCN

Nhu cầu vốn của khách hàng

Sản phẩm cho vay KHCN của NHTM là sản phẩm dịch vụ nên nhu cầu vốncủa khách hàng là yếu tố quyết định các hình thức cho vay KHCN của ngân hàng.Nhu cầu vốn của khách hàng chính là căn cứ để xây dựng và phát triển sản phẩmcho vay KHCN của Ngân hàng KHCN của ngân hàng là các cá nhân và hộ gia đìnhvới các nhu cầu vay vốn rất đa dạng, từ các nhu cầu phục vụ tiêu dùng đến các nhucầu vay phục vụ sản xuất kinh doanh Tuỳ từng giai đoạn, thời điểm mà sẽ xuất hiệncác nhu cầu nổi bật cần tài trợ Vấn đề là ngân hàng phải phát hiện những nhu cầu

Trang 31

đó nhanh nhất để đáp ứng kịp thời vì những người đi đầu sẽ có ưu thế trong việc thuhút khách hàng đến với mình Những khách hàng có nghề nghiệp khác nhau, tìnhtrạng gia đình và hôn nhân, độ tuổi khác nhau sẽ có những nhu cầu được tài trợkhác nhau Ví dụ, những khách hàng trẻ tuổi (20- 30 tuổi) năng động, trẻ trung ưathích các sản phẩm thẻ dụng nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm, đi chơi,…Như vậy,xác định được nhu cầu vốn của khách hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàngtrong việc mở rộng cho vay KHCN.

Khả năng đáp ứng các điều kiện khi vay của khách hàng

Đó là các yếu tố về tài chính, thu nhập, đạo đức, tài sản đảm bảo của kháchhàng thoả mãn các điều kiện vay vốn của ngân hàng để đảm bảo an toàn cho khoảncho vay Việc phát hiện ra nhu cầu được tài trợ thôi chưa đủ mà cái quan trọng hơn

là ngân hàng phải phát hiện ra các nhu cầu có khả năng thanh toán, bởi chỉ có đápứng những nhu cầu có khả năng thanh toán mới đem lại thu nhập cho ngân hàng.Nhu cầu có khả năng thanh toán được hiểu là các nhu cầu cần tài trợ của kháchhàng mà việc trả nợ trong tương lai được đảm bảo

Khách hàng có trình độ văn hoá, sự hiểu biết về cho vay thì họ sẽ có tráchnhiệm với các khoản nợ và có ý thức trả nợ đối với ngân hàng Nếu khách hàng làngười có đạo đức tốt, có ý thức với khoản nợ đối với ngân hàng, trả nợ đúng hạn vàđầy đủ thì rủi ro của món vay là thấp, khách hàng sẽ tạo được niềm tin với ngânhàng, do vậy ngân hàng sẽ có điều kiện để mở rộng cho vay KHCN

Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: quy mô gia đình, đặc điểm, tính cáchcủa khách hàng, khả năng đáp ứng các điều kiện vay của khách hàng như tài sảnbảo đảm, các giấy tờ về quyền sở hữu cũng ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn củakhách hàng

1.4.2.2 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng

Có thể hiểu đây là nhóm các nhân tố thuộc về môi trường hoạt động củangân hàng Môi trường hoạt động của ngân hàng cũng gây ra các tác động lớn đến

mở rộng cho vay đối với khách hàng nói chung và đối với khách hàng cá nhân nói

Trang 32

riêng Bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường luật pháp, môi trường văn hoá – xãhội, sự phát triển của Khoa học – công nghệ và đối thủ cạnh tranh.

Môi trường kinh tế

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất đối với nềnkinh tế Vì vậy, bất kỳ sự biến động của nền kinh tế đều ảnh hưởng đến các hoạtđộng cho vay của ngân hàng trong đó có cho vay KHCN

Khi nền kinh tế ổn định và tăng trưởng cao, hoạt động cho vay KHCN có xuhướng tăng lên bởi vì thu nhập và mức sống của người dân được cải thiện, hơn nữa

sẽ có nhiều cá nhân vay vốn ngân hàng nhằm phục vụ mục đích sản xuất kinh doanhcủa họ Từ đó, sẽ tạo điều kiện mở rộng cho vay KHCN một cách có hiệu quả.Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, mất ổn định, khiến thu nhậptrong tương lai của người tiêu dùng trở nên bấp bênh, người dân sẽ lựa chọn tiếtkiệm hơn là vay tiêu dùng hay vay vốn để sản xuất kinh doanh, từ đó sẽ hạn chếviệc mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng Ngoài ra, nếu ngân hàng hoạt độngtrong nền kinh tế có trình độ phát triển cao và tiên tiến thì hoạt động cho vay KHCNcũng đa dạng và phát triển hơn ở các nước đang phát triển

Môi trường luật pháp

Ngân hàng là trung gian tài chính nắm giữ một khối lượng vốn và tài sản rấtlớn trong nền kinh tế, do đó hoạt động ngân hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ củaluật pháp cũng như các cơ quan chức năng Điều này không chỉ làm đảm bảo antoàn cho ngân hàng, mà còn cho các khách hàng thực hiện giao dịch cũng như sự ổnđịnh của toàn bộ nền kinh tế Mỗi một quốc gia khác nhau có những quy định khácnhau về tổ chức hoạt động của ngân hàng cũng như hoạt động cho vay KHCN Nếucác quy định đó đầy đủ, chặt chẽ, hợp lý, không rườm rà và chồng chéo lên nhau thì

sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động mở rộng chovay KHCN nói riêng

Hệ thống các văn bản, các quyết định, quy định,… ảnh hưởng rất lớn đếnhoạt động cho vay của ngân hàng nói chung, cho vay KHCN nói riêng Hệ thốngluật pháp ổn định, hoàn thiện sẽ thúc đẩy cho vay KHCN đồng thời là cơ sở nâng

Trang 33

cao năng lực cung cấp dịch vụ tài chính chất lượng cao cho dân cư, đảm bảo mốiquan hệ hợp tác giữa ngân hàng với khách hàng.

Môi trường văn hoá – xã hội

Những yếu tố của môi trường văn hoá xã hội như: lối sống, thói quen, tậpquán xã hội, thị hiếu… ảnh hưởng rất lớn đến việc đưa ra các hình thức cho vay đốivới KHCN của ngân hàng Ở những nơi mà có thói quen chi tiêu nhiều hơn tiếtkiệm thì họ thường có xu hướng vay tiêu dùng và vay phục vụ mục đích sản xuấtkinh doanh nhiều hơn các nơi khác Chẳng hạn, ở nước ta người dân ở miền Bắcthường tích luỹ, tiết kiệm nhiều hơn so với người dân ở miền Nam, do vậy việc mởrộng cho vay KHCN sẽ khó khăn hơn so với miền Nam

Sự phát triển của Khoa học – Công nghệ

Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ đã tạođiều kiện cho nhiều nghành, lĩnh vực khác phát triển với quy mô toàn cầu, trong đó

có lĩnh vực ngân hàng Với sự phát triển của khoa học, công nghệ việc xử lý giaodịch của các ngân hàng trở lên nhanh chóng, dễ dàng hơn, đồng thời các nghiệp vụcũng được xử lý theo một quy trình chặt chẽ do máy móc thực hiện thay cho laođộng thủ công Từ đó, giảm bớt thời gian giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng,tăng sự chính xác trong phân tích, thẩm định tín dụng, do đó hạn chế rủi ro chongân hàng Nhờ đó, các ngân hàng có thể mở rộng cho vay và đưa ra các sản phẩmmới đối với cho vay KHCN

Đối thủ cạnh tranh

Sự xuất hiện các đối thủ cạnh tranh trên thị trường tài chính dẫn đến thị phầncho vay KHCN bị chia nhỏ và khiến cho ngân hàng cần phải tìm ra các chiến lược,các chính sách đặc trưng của ngân hàng nhằm thu hút được khách hàng đến vớingân hàng, không chỉ giữ chân khách hàng cũ mà còn thu hút thêm khách hàng mới.Như vậy, với sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh sẽ khiến thị phần cho vayKHCN của ngân hàng bị giảm sút, điều này sẽ gây ra sự khó khăn cho ngân hàngtrong việc mở rộng qui mô cho vay KHCN, nhưng sẽ khuyến khích ngân hàng trongviệc tăng chất lượng cho vay đối với KHCN

Trang 34

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAYKHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM

CHI NHÁNH CẦU GIẤY GIAI ĐOẠN 2013-2015

2.1 GIỚI THIỆU KHÁT QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB) – CHI NHÁNH CẦU GIẤY.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) – chi nhánh Cầu Giấy.

Chi nhánh VIB Cầu Giấy là đơn vị thành viên trực thuộc NHTM cổ phầnQuốc tế Việt Nam, được thành lập vào ngày 28/05/2002, nằm trong chiến lược mởrộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng Trụ sở của chi nhánh đặt tại số 299 CầuGiấy, Quận Cầu Giấy Đây được coi là một chi nhánh lớn hoạt động trên địa bàntiềm năng của VIB

Luôn vươn lên để khẳng định chính mình, chi nhánh VIB Cầu Giấy sau 13năm hoạt động cũng đã có nhiều sự phát triển Cơ sở vật chất của chi nhánh đượctrang bị ngày càng hiện đại, đội ngũ cán bộ nhân viên lành nghề, mạng lới phònggiao dịch ngày càng được mở rộng Cho đến nay chi nhánh đã có 3 phòng giao dịchtrực thuộc trên cùng địa bàn Là phòng giao dịch Mỹ Đình, Quan Hoa và HoàngQuốc Việt

Là một chi nhánh thứ 85 trong số gần 160 chi nhánh và phòng giao dịch hiệnnay của của hệ thống Ngân hàng Quốc Tế song VIB Cầu Giấy luôn xác định chomình hướng phát triển là tập trung vào đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa

và nhỏ cũng như các cá nhân hộ gia đình có thu nhập ổn định Nhằm tập trung đúngđối tượng để đưa ra các dịch vụ phù hợp Chính vì vậy, Chi nhánh VIB Cầu Giấyđược coi là một trong 40 chi nhánh của VIB từ khi ra đời đến nay đạt được nhiềukết quả đáng khích lệ Cùng với cả hệ thống VIB, chi nhánh VIB Cầu Giấy đang và

sẽ lớn mạnh vượt bậc cả về quy mô, số lượng và chất lượng tín dụng

Ngày đăng: 07/07/2017, 07:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. PSG.TS Nguyễn Thị Phương Liên – “Giáo trình quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại” - NXB Thống kê - 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị tác nghiệp ngân hàngthương mại
Nhà XB: NXB Thống kê - 2011
2. PGD.TS Nguyễn Văn Tiến – “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng” - NXB Thống kê - 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
Nhà XB: NXB Thống kê - 2010
4. Luận văn: “Thực trạng cho vay KHCN và giải pháp tại ngân hàng TMCP Á Châu, chi nhánh Hà Nội” – Tác giả: Phạm Thu Hương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng cho vay KHCN và giải pháp tại ngân hàng TMCP Á Châu, chi nhánh Hà Nội
5. Luận văn: “Cho vay KHCN và quy trình cho vay KHCN tại một số ngân hàng và tổ chức tín dụng”Và một số trang web về tài chính ngân hàng khác Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cho vay KHCN và quy trình cho vay KHCN tại một số ngân hàng và tổ chức tín dụng
3. Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo thường niên năm 2013, 2014, 2015- ngân hàng VIB chi nhánh Cầu Giấy Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w