Giáo trình gồm 5 chương: Chương 1: Đại cương về lý luận dạy học Tin học Chương 2: Mục tiêu và nhiệm vụ của bộ môn Tin học ở trườngphổ thông Chương 3: Phương pháp dạy học Tin học ở trường
Trang 1Lời nói đầuGiáo trình “Lí luận dạy học Tin học ở trường phổ thông” đượcbiên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết đào tạo Cử nhân sư phạmngành Tin học của Trường ĐHSP Vinh Học phần “Lí luận dạy họcTin học ở trường phổ thông” là học phần đầu tiên trong mảng cácmôn học về nghiệp vụ dạy học môn Tin học Nó có nhiệm vụ trang
bị cho sinh viên những cơ sở lí luận về quá trình dạy học Tin học, vềphương pháp dạy học Tin học và về tổ chức quá trình dạy học Tinhọc
Giáo trình gồm 5 chương:
Chương 1: Đại cương về lý luận dạy học Tin học
Chương 2: Mục tiêu và nhiệm vụ của bộ môn Tin học ở trườngphổ thông
Chương 3: Phương pháp dạy học Tin học ở trường phổ thôngChương 4: Tổ chức dạy học Tin học
Chương 5: Một số xu hướng cải tiến dạy học vận dụng vào mônTin
Giáo trình có thể làm tài liệu học tập cho sinh viên sư phạmchuyên ngành Tin học và tài liệu tham khaỏ cho giáo viên Tin học ởtrường phổ thông
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã nhận được sự cổ vũ và
sự đóng góp về nội dung, cách trình bày của các đồng nghiệp trongkhoa, đồng thời đã tham khảo, rút trích nhiều tư liệu của các nhàgiáo lão thành Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo vềnhững đóng góp quý báu để giáo trình được hoàn thành
Mặc dầu đã thể hiện được phần nào sự cân nhắc trong quá trìnhbiên soạn, nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót Tác giả mong
Trang 2muốn nhận được các ý kiến đóng góp thêm để chỉnh lí, bổ sung,hoàn thiện giáo trình này.
Vinh, tháng 8 năm 2000
Tác giả
Chương 1
đại cương về lý luận dạy học tin học
1.1 Đối tượng và nhiệm vụ của lí luận dạy học Tin học ở trườngphổ thông
Cho đến nay người ta cho rằng khoa học giáo dục bao gồm các lĩnh vực chính sau đây: Tâm lí học (chủ yếu là tâm lí học nhận thức, tâm lí học sư phạm), lí luận giáo dục, lí luận dạy học đại cương và lí luận dạy học các bộ môn Do đó lí luận dạy học Tin học được coi như là một bộ phận của khoa học giáo dục Và theo quan điểm đó thì lí luận dạy học Tin học cũng như lí luận dạy học các môn học khác lấy tri thức về tâm lí học, về lí luận giáo dục và
về lí luận dạy học đại cương làm nền tảng Tuy nhiên, lí luận dạy
học Tin học còn phải dựa vào nội dung và phương pháp nghiên cứucủa bộ môn Tin học Từ cơ sở này làm nảy sinh tính đặc thù của líluận dạy học Tin học so với lí luận dạy học các môn khác
1.1.1 Đối tượng
Lí luận dạy học bộ môn nào đó là sự vận dụng lí luận dạy học
đại cương vào bộ môn ấy Do đó đối tượng của lí luận dạy học bộ môn là nghiên cứu những điều kiện mà trong đó những kiến thức của môn học đó được xây dựng và nghiên cứu đặc trưng cho những hoạt động giảng dạy các kiến thức đó Tức là nghiên cứu
Trang 3những điều kiện trong đó xuất hiện những biểu hiện đặc thù của mộttri thức cụ thể nào đó, nhằm kiểm soát nó, mô tả nó, tái tạo nó trongmối quan hệ giữa các hoạt động của thầy và trò, giúp trò nắm đượctri thức, chuyển tri thức đó thành tri thức của mình.
Với tư cách là một bộ phận của khoa học giáo dục, lí luận dạy học Tin học có đối tượng nghiên cứu của mình Đó là những đặc trưng, những quy luật của quá trình dạy và học Tin học ở nhà trường phổ thông Một cách bao quát, đối tượng của lí luận dạy học Tin học là lí thuyết biên soạn nội dung chương trình, sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo cho việc dạy và học
bộ môn Tin học; là nhiệm vụ mà nền giáo dục nói chung, nhà trường nói riêng giao phó cho môn Tin học và phương pháp để thực hiện chúng thông qua hoạt động dạy học cũng như những hình thức tổ chức quá trình dạy học Tin học ở trường phổ thông Cũng như quá trình dạy học các môn học khác, quá trình dạy học môn Tin học có hai loại nhân vật: thầy và trò, trong đó thầy giữ vai trò chủ đạo, còn trò giữ vai trò chủ động Từ hai loại nhân
vật này nảy sinh nhiều mối quan hệ: quan hệ giữa thầy với cá nhântrò, giữa thầy với tập thể trò, giữa cá nhân trò với cá nhân trò
Quá trình dạy học bao gồm việc dạy và việc học mà đối tượng của việc học là nội dung bộ môn Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình dạy học như sau:
Trang 4
định trong chương trình bộ môn Có thể coi đây là một mô hình tĩnh
về quá trình dạy học, song chưa diễn tả được chi tiết sự hoạt động của các thành tố trong quá trình đó.
Để diễn tả một cách đầy đủ các mặt hoạt động diễn ra trong quá
trình dạy học cần phải tính đến cả sự tương tác giữa các mặt: Mục đích, nội dung và phương pháp dạy học, đây chính là mô hình động của quá trình dạy học Mục đích dạy học là kiểu nhân cách
mà xã hội đòi hỏi Nội dung môn học trong trường hợp này là môn Tin học Phương pháp giảng dạy là cách thức hoạt động và ứng xử của thầy để gây nên những hoạt động của trò nhằm đạt được mục đích dạy học Các thành phần cơ bản này tác động lẫn nhau, trong
đó mục đích giữ vai trò chủ đạo Nói mục đích giữ vai trò chủ đạo
không có nghĩa là các thành phần khác hoàn toàn thụ động, thật ramối liên hệ giữa chúng rất biện chứng Trong điều kiện nào đóphương pháp dạy học có thể có tác động tích cực trở lại mục đích và
nội dungmôn học
Trang 5nội dung dạy học Các mặt này không những tương tác lẫn nhau màcòn quy định sự vận động của quá trình dạy học.
Ngoài ba thành phần cơ bản là mục đích, nội dung và phươngpháp, càng ngày, người ta càng chú ý tới một thành phần khác nữa làđiều kiện dạy và học Đó là điều kiện về phương tiện dạy học, cácđiều kiện về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế, Đặc biệt với mônTin học, môn học gắn liền với máy tính điện tử và các điều kiện liênquan tới máy tính điện tử, việc dạy học không thể có hiệu quả caokhi điều kiện này không đạt yêu cầu
+ Xác định mục đích môn Tin học: Để xác định rõ mục đích
môn Tin học, lí luận dạy học Tin học cần phải chỉ rõ:
Cần trang bị cho học sinh những tri thức Tin học nào làm cơ
sở để các em sẵn sàng tiếp nhận những tri thức mới về công nghệ thông tin của thời đại và đáp ứng được yều cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Yêu cầu, nhiệm vụ của môn Tin học cho từng cấp học, từng loại trường.
Trang 6+ Xác định nội dung môn Tin học: Cần phải giải đáp câu hỏi:
“Dạy học những gì trong khoa học Tin học ở nhà trường phổ thông”.
Từ mục đích của môn học các nhà sư phạm Tin học cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nước nhà để soạn thảo chương trình bộ môn Tin học Đó là một cấu trúc của hệ thống các tri thức Tin học
mà ta phải truyền thụ cho học sinh ở nhà trường phổ thông Những tri thức nào cần được đưa vào cấp học nào, loại trường nào? Việc
chọn lọc trong kho tàng khoa học Tin học những tri thức cần dạy chohọc sinh được quy định bởi yêu cầu của xã hội Yêu cầu này ngàycàng cao nên thường nội dung chương trình Tin học phổ thông phảicàng ngày càng cao Mặt khác trong điều kiện công nghệ thông tinphát triển nhanh chóng, Tin học trong nhà trường phổ thông cầnđược cập nhật như thế nào để vừa không quá tải cho học sinh màvẫn giúp các em bắt kịp với thời đại Hoạt động xay dựng chươngtrình và soạn thảo sách giáo khoa để dạy trong nhà trường thường
do những cơ quan nghiên cứu và chỉ đạo quốc gia và các chuyên gia
sư phạm Tin học đảm nhận
+ Nghiên cứu phương pháp dạy học trong môn Tin học:
Khi đã xác định được “dạy và học” cái gì thì hoạt động “dạy vàhọc như thế nào” là rất quan trọng Bởi vì với giả định rằng, họcsinh có vốn kiến thức như chương trình bắt buộc mà không cóphương pháp xây dựng kiến thức thì họ vẫn chưa đủ để tự lực vàsáng tạo trong hoạt động thực tiễn Do đó việc tìm kiếm phương tiệndạy học và cách thức tổ chức quá trình dạy và học là một trongnhững nhiệm vụ quan trọng của lí luận dạy học Tin học
Nghiên cứu các hình thức tổ chức dạy học Tin học cũng lànhiệm vụ quan trọng Có thể coi hình thức tổ chức dạy học Tin học
Trang 7theo lớp -bài đang là hình thức được các nhà sư phạm Tin học sử
dụng, tuy nhiên trong quá trình dạy học Tin học cần phải sau nghĩ đến
- Dạy học cho từng nội dung trong chương trình như thế nào?
- Làm thế nào để dạy cho học sinh tự học?
- Xây dựng và sử dụng phòng học môn Tin học như thế nào?
- Hình thức sử dụng máy tính điện tử trong dạy học Tin học như thế nào?
- Phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Tin như thế nào
- Giúp đỡ học sinh kém môn Tin như thế nào
- Có thể sử dụng các hình thức ngoại khoá, dạy học phân hoá không?
Ngoài ra do nhu cầu thực tiễn và do điều kiện kinh tế, kỹ thuậtphát triển, đã và đang xuất hiện những hình thức khác của dạy họcTin học như dạy học từ xa, dạy học qua phát thanh truyền hình, dạyhọc qua Internet, Những hình thức dạy học Tin học này cũng sẽ làđối tượng nghiên cứu của lí luận dạy học Tin học
Lí luận dạy học Tin học đang còn là ngành khoa học non trẻ,đang dần được đổi mới hoàn thiện Vận dụng sáng tạo những thànhtựu của khoa học giáo dục nói chung vào tực tiễn dạy học Tin học lànhiệm vụ của mỗi một giáo viên Và qua thực tiễn phong phú khôngngừng bổ sung, đổi mới để hoàn thiện lí luận, phát triển lí luận làhoạt động mang ý nghĩa khoa học và ý nghĩa cách mạng của các nhá
sư phạm Tin học
1.2 Những cơ sở của lí luận dạy học Tin học
Trang 81.2.1 Cở sở Triết học
Quá trình dạy học là một quá trình nhận thức có sự điều khiển
Do đó việc tổ chức hoạt độngnhận thức trong quá trình dạy học họcphải dựa trên cơ sở của lí luận nhận thức mà Triết học đã xây dựngnên Một trong những thành tựu quan trọng của triết học về nhậnthức đã được nêu lên thành quy luậtQ: “từ trực quan sinh động đến
tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng trở về với thực tiễn” mà
Lê nin đã tổng kết Từ đó, vận dụng vào quá trình dạy học để xâydựng nên những nguyên tắc cơ bản mà chúng ta phải tôn trọng
Trong dạy học Tin học ta còn dựa vào thế giới quan và nhữngquy luật biện chứng, vì vậy những luận đề Triết học duy vật biệnchứng là cơ sở của khoa học Tin học cũng như của lí luận dạy họcTin học Nó cung cấp cho ta phương pháp nghiên cứu đúng dắn: xemxét những hiện tượng giáo dục trong quá trình phát triển và trongmối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, trong sự mâu thuẫn thống nhất, pháthiện những sự biến đổi số lơựng dẫn tới những biến đổi chất lơựngv.v
1.2.2 Cơ sở Tâm lí
Sản phẩm chính của Tâm lí học là những quy luật cơ bản củahoạt động thần kinh cao cấp, là những quy luật của khoa học tư duy,của lí thuyết nhận thức thế giới của con người, nhất là thế hệ trẻ.Những quy luật này cũng là cơ sở để xây dựng những nguyên tắccủa quá trình dạy học Phương pháp dạy học Tin học phải dựa vàonhững thành tựu của Tâm lí học, đặc biệt là tâm lí học trẻ em, Tâm líhọc phát triển và Tâm lí học học tập để xác định mục đích yêu cầu,nội dung và phương pháp dạy học Tin học ở từng lớp, từng cấp
Trang 91.2.3 Cơ sở lí luận giáo dục và lí luận dạy học đại cương
Dạy học Tin học vừa có nhiệm vụ truyền thụ tri thức Tin học,vừa có nhiệm vụ giáo dục đạo đức tư tưởng cho học sinh Quá trìnhdạy học môn Tin học là một bộ phận của quá trình giáo dục nóichung, chịu sự chi phối của các quy luật giáo dục nói chung Lí luậndạy học Tin học cần phải vận dụng những thành tựu, những kết quảnghiên cứu của Giáo dục học và lí luận dạy học đại cương ở nước ta
và trên thế giới, lấy đó làm cơ sở để vạch ra những hình thức tổ chứcnhận thức, những cách thức lựa chọn phương tiện và phương phápcho dạy học Tin học
1.2.4 Cơ sở Tin học
Lí luận dạy học Tin học trở thành một lĩnh vực của khoa họcgiáo dục, mang những đặc trưng riêng biệt so với lí luận dạy học cácmôn học khác, khi nó dựa vào đặc trưng của khoa học Tin học.Trước hết lí luận dạy học Tin học phải bám sát nội dung của Tinhọc, phải phản ánh vào nhà trường những tri thức và phương phápphổ thông, cơ sở trong những thành tựu Tin học của nhân loại, sắpxếp chúng thành một hệ thống đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng,tính thực tiễn và tính sư phạm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh củađất nước, đáp ứng yêu cầu của cách mạng khoa học công nghệ ngàynay
1.2.5 Logic học
Tính logic là phải bắt buộc đối với mọi khoa học Dựa vàoLogic học người ta trình bày những khái niệm một cách chính xác,những lập luận một cách có căn cứ Trong phương pháp dạy học Tinhọc, điều đó lại càng cần thiết vì ngành này liên hệ với nhiều khoahọc được xây dựng chặt chẽ như Toán học, Vật lí học, Tin học,v.v
Trang 101.2.6 Cơ sở thực tiễn
Lí luận dạy học Tin học đang mới mẽ nhưng đứng trước mộtthực tiễn phát triển nhanh chóng của khoa học Tin học trên thế giới,một điều kiện kinh tế còn mới bắt đầu phát triển của đất nước Việcgiảng dạy môn Tin học trong trường phổ thông còn gặp nhiều khókhăn về chương trình, về trang thiết bị cho phòng học bộ môn, vềđội ngũ giáo viên Tin học Đó chính là những cơ sở để các nhà quản
lí giáo dục, các chuyên gia sư phạm Tin học hoạch định những hìnhthức tổ chức, lựa chọn phương pháp cho dạy học Tin học
1.3 Nhiệm vụ của bộ môn Phương pháp giảng dạy Tin họctrong nhà trường sư phạm
Cũng như mọi lĩnh vực khoa học khác, lí luận dạy học Tin họccần phải luôn luôn phát triển và ngày càng phát triển nhanh chóng
để đáp ứng được yêu cầu của xã hội, trang bị không những cho giáoviên Tin học ở các trường phổ thông mà còn truyền thụ tri thức vàrèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên chuyên ngành Tin học ởcác trường CĐSP hoặc ĐHSP Vì vậy Bộ môn Phương pháp dạy họcTin học trong trường sư phạm có các nhiệm vụ sau:
1.3.1 Trang bị cho sinh viên những tri thức cơ bản về dạy học môn Tin học
Cần truyền thụ cho giáo sinh trước hết là các tri thức sau:
Trang 11- Những hiểu biết đại cơưng về lí luận dạy học Tin học với tư cách là một ngành khoa học và là một môn học trong nhà trường
sư phạm.
- Những tri thức cơ bản về mục đích, nội dung, các nguyên tắc
và phương pháp dạy học Tin học, nhất là giúp các em nắm vững chương trình và sách giáo khoa Tin học ở nhà trường phổ thông.
- Những tri thức cụ thể về việc lập kế hoạch dạy học, thiết kế
và thi công từng bài học.
1.3.2 Rèn luyện những kĩ năng cơ bản về dạy học môn Tin học cho sinh viên
Rèn luyện cho sinh viên những kĩ năng:
- Tìm hiểu chương trình, sách giáo khoa, sách hướng dẫn giáo viên và các sách tham khảo.
- Lập kế hoạch dạy học, soạn giáo án cho từng tiết dạy
- Tiến hành một tiết dạy, khả năng bao quát, điều khiển của giáo viên trong từng tiết dạy
- Kĩ năng dạy học thực hành Tin học
- Tiến hành các hoạt động ngoại khoá Tin học, bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém.
- Tìm hiểu đối tượng học sinh, những lớp, cấp mà mình sẽ giảng dạy
- Thực hành công tác chủ nhiệm, công tác đoàn thể, hỗ trợ cho công tác giảng dạy.
1.3.3 Bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức cho người giáo viên Tin học.
Trang 12Thông qua dạy học phương pháp dạy học Tin học, cần làm chosinh viên thấy rõ vai trò, vị trí của các tri thức và kĩ năng Tin học,cái mới, cái hay, cái khó và tính chất sáng tạo của việc dạy học mônTin học, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm và tình cảm nghề nghiệp.Đồng thời rèn luyện cho sinh viên những phẩm chất đạo đức cầnthiết của ngơừi giáo viên Tin học như: kiên trì, vượt khó, cẩn thận,chính xác, độc lập khai thác cái mớivv.v
1.3.4 Phát triển năng lực tự đào tạo, tự nghiên cứu về lí luận dạy học Tin học cho sinh viên
Kết hợp quá trình đào tạo và tự đào tạo, tăng cường yếu tố tựhọc, làm nghiên cứu khoa học về lí luận dạy học Tin học
Hướng dẫn sinh viên làm bài tập lớn, tiểu luận, luận văn về đềtài lí luận dạy học Tin học
1.3.5 Phối hợp, liên hệ với nhà trường phổ thông
Lí luận dạy học Tin học muốn phát triển được cần luôn bám sát thực tiễn dạy và học Tin học ở trường phổ thông: đúc rút những kinh nghiệm thành công và thất bại của thực tiễn dạy học Tin học.
Từ đó phát triển và hoàn thiện lí luận dạy học Tin học
Mặt khác bộ môn Phương pháp dạy học Tin học cần phải tổchức những đợt bồi dưỡng lí luận, hội thảo về phương pháp dạy họcTin học cho giáo viên phổ thông, giúp đội ngũ này cập nhật đượcnhững tri thức mới về khoa học giáo dục nói chung và lí luận dạyhọc Tin học nói riêng
1.4 Phương pháp nghiên cứu của lí luận dạy học Tin học
1.4.1 Cơ sở phương pháp luận
Trang 13Phép biện chứng duy vật là cơ sở phương pháp luận cho mọingành khoa học, trong đó có lí luận dạy học Tin học bởi nó kháiquát hoá những sự kiện từ tất cả các khoa học và trên cơ sở đó pháthiện ra những quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.Phép biện chứng quyết định những quan điểm xuất phát, chiến lượcnghiên cứu, quyết định việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu vàgiải thích kết quả Trong nghiên cứu lí luận dạy học Tin học cần vậndụng được những tư tưởng cơ bản của phương pháp duy vật biệnchứng là:
- Xem xét những quá trình và hiện tượng trong mối quan hệnhiều mặt và tác động qua lại giữa chúng
- Xem xét những quá trình và hiện tượng trong sự vận động vàphát triển, vạch ra những bước chuyển hoá từ sự biến đổi về chấtsang biến đổi về lượng
- Phát hiện những mâu thuẫn nội tại và sự đấu tranh giữa nhữngmặt đối lập để tìm ra những động lực phát triển
- Thừa nhận thực tiễn như nguồn gốc của nhận thức và tiêuchuẩn của chân lí
Chẳng hạn muốn nghiên cứu việc phát triển năng lực khái quáthoá cho học sinh thông qua môn Tin học, ta không xem xet năng lựcnày một cách cô lập mà phải nghiên cứu nó trong mối liên hệ chặtchẽ với các năng lực trí tuệ khác như phân tích, tổng hợp, so sánh,tương tự hoá, trừu tượng hoá, với những đặc điểm nhân cách khácnữa như kiến thức, phẩm chấtv.v đồng thời cần nghiên cứu năng lựcnày trong quá trình vận động, phát triển từ thấp đến cao
1.4.2 Các phương pháp nghiên cứu
Trang 14Các phương pháp thường dùng trong nghiên cứu koa học giáodục nói chung và trong lí luận dạy học Tin học nói riêng là: nghiêncứu lí luận, quan sát -điều tra, tổng kết kinh nghiệm và thực nghiệmgiáo dục.
+ Nghiên cứu lí luận: Trong nghiên cứu lí luận người ta dựa
vào những kết quả nghiên cứu có sẵn, những thành tựu của nhân loạitrên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng trọng tâm là những kết quảnghiên cứu đã được trải nghiệm của các ngành Giáo dục học, Tâm líhọc, Tin học, Ngoài ra khi nghiên cứu lí luận dạy học Tin học cũngcần phải vận dụng các văn kiện của đảng và Nhà nước ta
Người ta cũng nghiên cứu cả những kết quả của bản thân lí luậndạy học Tin học để kế thừa những cái hay, phê phán và gạt bỏnhững cái dở nhằm bổ sung, phát triển và hoàn thiện những nhậnthức đã đạt được
Là ngành khoa còn mới mẻ nên việc tìm hiểu tình tình và sosánh quốc tế trên lĩnh vực dạy học môn Tin học giúp ta lựa chọn,xây dựng phương án tác động giáo dục trên cơ sở đánh giá, so sánhtài liệu, cách làm của các nước khác nhau
+ Quan sát -điều tra: Quan sát điều tra được sử dụng rộng rãi
trong nghiên cứu giáo dục Điều tra giống quan sát ở chỗ cùng dựavào khái thác những hiện tượng có sẵn, không chủ đông gây nênnhững tác động sư phạm, nhưng qua sát thiên về xuất phát từ nhữngdấu hiệu bên ngoài, còn điều tra có thể khai thác những thông tinbản chất từ bên trong
Quan sát -điều tra giúp ta theo dõi hiện tượng giáo dục theotrình tự thời gian, phát hiện những biến đổi số lượng, chất lượng gây
ra do tác động gióa dục Nó giúp ta thấy được những vấn đề thời sự
Trang 15cấp bách đòi hỏi phải nghiên cứu hoặc góp phần giải quyết nhiệm vụnghiên cứu.
Quan sát -điều tra thực tiến sư phạm như dự giờ, thăm lớp sẽgiúp ta nhận thức được thực trạng dạy học môn Tin học, phát hiệnđược những vấn đề cần nghiên cứu, thu lượm được những dữ liệuphục vụ nhiệm vụ nghiên cứu
Quan sát -điều tra cần có mục đích cụ thể, có nội dung cụ thể và
có tiêu chuẩn đánh giá cụ thể mới có hiệu quả cao
+ Tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm thực chất là
đánh giá và khái quát kinh nghiệm, từ đó phát hiện ra những vấn đềcần nghiên cứu hoặc khám phá ra những mối liên hệ có tính quy luậtcủa những hiên tượng giáo dục
Những kinh nghiệm cần được đặc biệt chú ý là kinh nghiệmtiên tiến, kinh nghiệm thành công và kinh nghiệm lặp lại nhiều lần.Tổng kết kinh nghiệm không phải chỉ đơn thuần là trình bày lạinhững công việc đã làm và những kết quả đã đạt được Là mộtphương pháp nghiên cứu khoa học, nó phải được tiến hành theo mộtquy trình nghiêm túc
Tổng kết kinh nghiệm phải có lí luận sói sáng thì mới có thểthoát khỏi những sự kiện lôn xộn, những kinh nghiệm vụn vặt không
có tính phổ biến, mới loại bỏ được ngẫu nhiên, đi sâu vào bản chấtcủa sự vật, hiện tượng, đạt tới những kinh nghiệm có giá trị khoahọc Chỉ khi đó tổng kết kinh nghiệm mới thực sự là một phươngpháp nghiên cứu khoa học
+ Thực nghiệm giáo dục: Thực nghiệm sư phạm cho phép ta tạonên những tác động sư phạm, từ đó xác định và đánh giá kết quả củanhững tác động đó Đặc trưng của thực nghiệm giáo dục là nó khôngdiễn ra một cách tự phát mà là dưới sự đều khiển của nhà nghiên
Trang 16cứu Nhà giáo dục tổ chức quá trình giáo dục một cách có ý thức, cómục đích, có kế hoạch, tự giác thiết lập và thay đổi những điều kiệnthực nghiệm cho phù hợp với ý đồ và nghiên cứu cuả mình.
Trong những điều kiện cho phép, thực nghiệm giáo dục, chophép ta khẳng định hoặc bác bỏ một giả thuyết khoa học đã nêu.Thực nghiệm giáo dục là một phương pháp nghiên cứu rất hiệuquả song cũng rất công phu, vì thế ta không nên lạm dụng nó Khinghiên cứu một hiện tượng giáo dục, trước hết có thể dùng nhữngphương pháp không đòi hỏi nhiều công sức, ví dụ như nghiên cứu líluận, quan sát, tổng kết kinh nghiệm Chỉ ở những chỗ nhữngphương pháp này chưa đủ sức thuyết phục, chỉ ở một số khâu mấuchốt, ta mới dùng đến thực nghiệm giáo dục
Thông thường những phương pháp nghiên cứu được sử dụngkết hợp với nhau Chẳng hạn qua nghiên cứu lí luận, quan sát, tổngkết kinh nghiệm, người ta đề xuất một giả thuyết khoa học, rồi đemthực nghiệm giáo dục để kiểm nghiệm Sau đó lại dùng lí luận đểphân tích kết quả, xác định nguyên nhân và khái quát hoá nhữngđiều đã đạt được
Trang 17thiện và có năng lực bảo vệ, xây dựng đất nước phồn vinh Là mộttrong những môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, bộ môn Tin họcphải cung cấp những tri thức cơ bản, làm nền tảng để học sinh có thểtiếp tục đi sau vào tìm hiểu và xây dựng khoa học Tin học hoặc tiếpthu những tri thức của các lĩnh vực kĩ thuật công nghệ tiên tiến, nhất
là các lĩnh vực của công nghệ thông tin Vì vậy việc xác định mụctiêu dạy học môn Tin học phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục Việtnam, từ đặc điểm và vị trí môn Tin học trong nhà trường
Mục tiêu giáo dục Việt nam được Nghị quyết của Hội nghị lầnthứ hai của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII khẳng định: “Mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục là nhằm xây dựng những conngười và thế hệ gắn bó với tư tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ
tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huycác giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa và vănhoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việtnam có ý thức công đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làmchủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có
kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức
kỷ luật, có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xãhội vừa hồng, vừa chuyên như lời căn dặn của Bác Hồ”
Luật giáo dục nước ta cũng đã cụ thể hoá tại chương II, mục 2điều 23 là: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh pháttriển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng
cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt nam xã hội chủnghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho họcsinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xâydựng và bảo vệ Tổ quốc”
Trang 18Môn Tin học, cũng như mọi môn học khác, căn cứ vào mục tiêu trên để xác định ra những nhiệm vụ cụ thể của môn học, tổ chức hoạt động đào tạo góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mà Đảng và nhà nước đẫ đề ra.
2.1.2 Đặc điểm môn Tin học
Việc xác định mục tiêu dạy học môn Tin phải căn cứ đặc điểmmôn Tin học, bao gồm:
Đặc điểm thứ nhất là tính trừu tượng cao độ và tính thực tiễn phổ dụng:
Tính trừu tượng của Tin học là ở chỗ nó nghiên cứu các phươngpháp công nghệ và kĩ thuật xử lí thông tin một cách tự động Bảnthân khái niệm thông tin đã là trừu tượng, quá trình xử lí thông tin(thu nhập, lưu trữ, biến đổi và truyền nhận) dựa trên những thànhtựu của những ngành khoa học mang tính trừu tượng cao như Vật lí,Toán học, Lí thuyết thông tin, vì thế Tin học mang đặc điểm trừutượng hoá cao độ
Sự trừu tượng hoá trong Tin học diễn ra trên những bình diện khác nhau Có những khái niệm Tin học là kết quả của sự trừu tượng
hoá những đối tượng vật chất cụ thể, chẳng hạn khái niệm biến,khái niệm về mảng, bản ghi Nhưng cũng có nhiều khái niệm là kếtquả của sự trừu tượng hoá những cái trừu tượng đã đạt được trước
đó, chẳng hạn những khái niệm tham biến hình thức, mảng có phần
tử là mảng, bản ghi
Tính trừu tượng cao độ chỉ che lấp chứ không hề làm mất tính thực tiễn của Tin học Tin học có nguồn gốc thực tiễn Mảng ra đời
trước hết do nhu cầu xử lí thông tin trên những danh sách Bnả ghi
ra đời do nhu cầu quản lí ghồ sơ nhân sự, vật tư
Trang 19Tin học học có tính thực tiễn phổ dụng: Là một tiến bộ khoa học mũi nhọn của thời đại, Tin học học nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội Nó cung cấp những phương pháp và cộng cụ hiệu quả giúp con người khai thác
và xử lí thông tin, là công cụ phục vụ tất cả các ngành khoa học kỹ thuật, các lĩnh vực kinh tế, quân sự, chính trị, văn hoá, dich vụ và đặc biệt quan trọng trong công tác quản lí.
Ngày nay Tin học, nói rộng hơn là công nghệ thông tin được coi
là một trong những ngành mũi nhọn chiếm vị trí hàng đầu trongchính sách kinh tế, khoa học và công nghệ ở những nước phát triển
Sự phát triển nhanh chóng của kĩ thuật truyền thông đã đưa đếnnhững chuyển biến to lớn và cơ bản trong công nghệ thiết lập cácmạng Tin học về việc hình thành trong thực tế các siêu xa lộ cao tốcthông tin như Intranet, Internet
Đặc điểm thứ hai là tính logic và tính thực nghiệm của Tin học: Khi xây dựng những phần mềm, hay ngôn ngữ lập trình, người
ta dùng suy diễn logic, xuất phát từ những dữ liệu chuẩn người taxây dựng lên các các dữ liệu có cấu trúc
Khi trình bày môn Tin học trong nhà trường phổ thông, do đặcđiểm lứa tuổi và yêu cầu của từng cấp học, bậc học, nói chung là vì
lí do sư phạm, người ta có thể châm chước, nhân nhượng về tínhlogic: mô tả (không định nghĩa) một số khái niệm không phải lànguyên thuỷ, thừa nhận (không chứng minh) sự đúng đắn củachương trình sau một số phép thử với một số tập dữ liệu Tuy nhiêngiáo trình Tin học phổ thông cũng vẫn mang tính logic, hệ thống: tríthức trước chuẩn bị cho tri thức sau, tri thức sau dựa vào tri thứctrước
2.1.3 Vị trí môn Tin học
Trang 20Môn Tin học là môn học công cụ Do tính trừu tượng cao độ,Tin học có tính thực tiễn phổ dụng Những tri thức và kĩ năng Tin
học cùng với những phương pháp làm việc trong Tin học đã trở thành công cụ để học tập những môn học khác trong nhà trường,
là công cụ của nhiều ngành khoa học khác, là công cụ để hoạt động trong đời sống thực tế và vì vậy là một thành phần không thể thiếu của trình độ văn hoá phổ thông của con người mới Về mặt tri thức và kĩ năng, môn Tin học trong nhà trường cần làm cho tất
cả mọi học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học đều nắm được những yếu tố cơ bản của Tin học, có khả năng ứng dụng công nghệ
thông tin như công cụ học tập và hoạt động, có thể nhanh chóngbước vào những ngành nghề đòi hỏi sử dụng công nghệ này Cụ thể
là học sinh có những hiểu biết về Tin học và máy tính điện tử, cókhái niệm về thuật giải và làm quen với tư duy thuật giải Học sinhbiết lập trình để giải những bài toán đơn giản, trước hết là những bàitoán trong sách giáo khoa Toán, Lí, Hoá, từ đó chuẩn bị những trithức kỉ năng và phong cách làm việc cần thiết để sau này có thể đisâu hơn về lĩnh vực lập trình Học sinh biết làm việc với một số hệđiều hành, một số phần mềm như soạn thảo văn bản, bảng tính điện
tử, hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Ngoài việc tạo điều kiện cho học sinh chiếm lĩnh những tri thức
và kỉ năng Tin học cần thiết, môn Tin học còn có tác dụng góp phần phát triển năng lực trí tuệ chung như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá, rèn luyện những đức tính, phẩm chất của người lao động mới như tính cẩn thận, chính xác, tính kỉ luật, tính phê phán, tính sáng tạo Học sinh thấy rõ hiệu lực mạnh mẽ
của công nghệ thông tin và nhận thức được cần có những phẩm chấtnào của người lao động trong thời đại mới
Trang 21Với những lí do trên, trong trường phổ thông môn Tin học giữ một vị trí hết sức quan trọng Việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ của môn Tin học không thể không tính tới vị trí của môn học này trong nhà trường phổ thông.
Để thực hiện được mục tiêu giáo dục chung, căn cứ vào đặc
điểm và vị trí môn Tin học, bộ môn Tin học ở trường phổ thông cần đạt được những mục tiêu cụ thể (hay những nhiệm vụ cụ thể) sau đây:
+ Vũ trang cho học sinh những tri thức, kỉ năng cơ bản, cơ sở của Tin học, từ đại cương về Tin học đến phương pháp lập trình giải
các bài toán trên một ngôn ngữ lập trình nào đó Từ đó làm cho họ
có khả năng, có kỉ năng khai thác những thành tựu mới của khoa họcTin học và vận dụng Tin học vào thực tiễn Tiến thêm một bước nữa,
bộ môn Tin học phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản
về những ứng dụng của Tin học vào trong các quá trình công nghệ,trong thông tin liên lạc, trong các quá trình sản xuất, trong quản líkinh tế, xã hội, Đó chính là nhiệm vụ giáo dưỡng của bộ môn Tinhọc
+ Trên cơ sở cung cấp những tri thức cơ bản, có hệ thống, bộ môn Tin học còn phải rèn luyện cho học sinh những năng lực trí tuệ chung như kỉ năng tư duy trừu tượng, kỉ năng thực hành cần
thiết Về tư duy, cần hình thành và phát triển các thao tác chủ yếu: tưduy logic, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượnghoá Về thực hành cần chú trọng đến kỉ năng sử dụng máy tính, kỉnăng vận dụng Tin học vào thực tiễn Cũng cần chú ý luyện tập chohọc sinh thói quen gắn liền các thao tác tư duy với các kỉ năng thựchành như là một thể thống nhất trong hoạt động nhận thức Nếu làmtốt nhiệm vụ này học sinh có thể tiếp tục tự lực học tập một cáchthường xuyên, học tập suốt đời một cách có hiệu quả
Trang 22+ Tin học là khoa học nghiên cứu về thông tin và những quátrình xử lí thông tin một cách tự động, các quy luật biến đổi thông
tin tuân theo những quy luật tự nhiên Vì vậy thông qua việc dạy Tin học mà hình thành cho học sinh những quan niệm, những phương thức tư duy và hoạt động đúng đắn, phù hợp với những quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng Đồng thời phải làm
cho học sinh biết sử dụng các tri thức Tin học để làm bằng chứngkiểm nghiệm những quan điểm đó Từ đó có được nhân sinh quankhoa học trong lối sống, trong sự xây dựng nhân cách của người laođộng, đạo đức phẩm chất của người chiến sĩ đấu tranh cho sự nghiệpgiải phóng con người khỏi sự mù quáng, lạc hậu Đây chính lànhiệm vụ giáo dục của bộ môn Tin học
+ Cuối cùng bộ môn Tin học phải đảm bảo chất lượng phổ cập, đồng thời phải có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi Tin học, cung cấp cho đất nước những nhân tài trong lĩnh vực
công nghệ thông tin
Sau đây sẽ đi sâu phân tích những nhiệm vụ cụ thể đã nêu trên:2.2 Phân tích các nhiệm vụ
2.2.1 Truyền thụ hệ thống tri thức, kỉ năng Tin học -nhiệm
vụ giáo dưỡng của bộ môn Tin học
Hệ thống tri thức Tin học của nhân loại rất phong phú, đa dạng
và ngày càng được phát triển Các nhà khoa học và sư phạm Tin học
đã căn cứ vào yêu cầu của xã hội và năng lực nhận thức của học sinhtheo từng lứa tuổi và vào chính cấu trúc của Tin học để xây dựngnên chương trình bộ môn Tin học ở trường phổ thông
Từ chương trình này, với các sách tham khảo, sách hướng dẫngiảng dạy, giáo viên căn cứ vào điều kiện cụ thể của trường lớp mà
Trang 23mình công tác để truyền thụ cho học sinh một hệ thống vững chắc những tri thức Tin học cơ bản, cơ sở, hiện đại theo tinh thần giáo dục kĩ thuật tổng hợp, trau dồi cho họ những kỉ năng sử dụng những phần mềm, khả năng vận dụng những hiểu biết Tin học vào việc học tập các môn học khác, vào thực tiễn đời sống; đồng thời cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản về những ứng dụng của Tin học vào trong các quá trình công nghệ, trong thông tin liên lạc, trong các quá trình sản xuất, trong quản lí kinh tế, xã hội,
Học sinh chiếm lĩnh được hệ thống tri thức, rèn luyện được kỉnăng, đó là cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ khác
Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này ta cần lưu ý những điểmsau:
+ Truyền thụ những dạng khác nhau của tri thức: Người ta
thường phân biệt 4 dạng tri thức
- Tri thức sự vật
- Tri thức phương pháp
- Tri thức chuẩn
- Tri thức giá trị Tri thức sự vật trong môn Tin học thường là một khái niệm (ví
dụ như khái niệm biến), một câu lệnh (chẳng hạn câu lệnh lặp với
điều kiện cho trước)
Tri thức phương pháp liên hệ với hai loại phương pháp khác nhau về bản chất: những phương pháp có tính chất tìm đoán (chẳng hạn phương pháp phân tcch, tương tự, quy lạ về quen, ) Những phương pháp có tính chất thuật toán như phương pháp sắp xếp, phương pháp đệ quy,
Trang 24Tri thức chuẩn thường liên quan với những chuẩn mực nhất định, chẳng hạn viết một chương trình theo cấu trúc mà ngôn ngữ
lập trình quy định, truyền tham số thực sự tương ứng với các tham
sứ hình thức v.v
Tri thức giá trị thường có nội dung là những mệnh đề, chẳng
hạn “Tin học có vai trò quan trọng trong khoa học và công nghệcũng như trong đời sống”
Trong dạy học Tin học, người giáo viên cần coi trọng đúng mứccác dạng tri trức khác nhau, tạo cơ sở cho việc thực hiện giáo dục
toàn diện Đặc biệt ta có thể nói tri thức phương pháp ảnh hưởng trực tiếp tới việc rèn luyện kỉ năng, tri thức giá trị làm nền tảng cho việc giáo dục chính trị.
+ Hình thành kỉ năng trên những bình diện khác nhau: Do
tính trìu tượng nhiều bình diện của Tin học trong dạy học Tin họccần rèn luyện cho học sinh những kỉ năng trên những bình diện khácnhau:
- Kỉ năng vận dụng tri thức trong nội bộ môn Tin học;
- Kỉ năng vận dụng tri thức Tin học vào những môn học khác;
- Kỉ năng vận dụng Tin học vào đời sống
Kỉ năng vận dụng tri thức trong nội bộ môn Tin học là một sựthể hiện mức độ thông hiểu tri thức Tin học Chỉ khi thông hiểunhững tri thức Tin học mới có thể vận dụng chúng để làm Tin học
Kỉ năng vận dụng tri thức Tin học vào những môn học khác thểhiện vai trò công cụ của Tin học đối với những môn học khác,thường là những môn khoa học tự nhiên
Trang 25Kỉ năng vận dụng Tin học vào đời sống là mục tiêu quan trọngcủa môn Tin, nó cũng giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa Tinhọc với thức tiễn đời sống
+ Làm nổi bật những mạch tri thức, kỉ năng xuyên suốt chương trình: Dạy học môn Tin học không chỉ dừng lại việc truyền
thụ những tri thức lẻ tẻ, rèn luyện những kỉ năng riêng biệt cho họcsinh như dạy một vài phần mềm ứng dụng mà phải thường xuyên
chú ý những hệ thống tri thức, kỉ năng tạo thành những mạch xuyên suốt chương trình chẳng hạn:
- Các cấu trúc điều khiển chương trình;
- Các thuật giải sắp xếp, tìm kiếm,
- Khai thác các tiến bộ trong Tin học
Cách làm này giúp học sinh ý thức được toàn bộ hệ thống trithức, tránh tình trạng học lệch, chỉ nhìn thấy những tri thức cần thiếttrước mắt
2.2.2 Hình thành và phát triển năng lực trí tuệ chung
Tri thức Tin học ngày càng nhiều, thời gian dạy học Tin học
không được tăng lên Để giải quyết mâu thuẫn này, cần phải thông qua dạy tri thức Tin học mà dạy học sinh cách tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức một cách tự lực Ngoài ra, yêu cầu vận dụng tri thức
vào việc sáng tạo của học sinh phải được phát triển
Nhiệm vụ hình thành và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinhđược thực hiện bằng con đường trực tiếp truyền thụ tri thức và kĩnăng Tin học và bằng con đường gián tiếp thông qua cách dạy các trithức Tin học Con đường thư hai này đòi hỏi giáo viên không chỉphải nắm vững nội dung Tin học mà còn phải rèn luyện nghiệp vụ sưphạm Có như vậy giáo viên mới có khả năng đề xuất những mẫu
Trang 26của tư duy logic, tư duy biện chứng và sáng tạo để cho học sinh noitheo.
Nội dung chủ yếu của nhiệm vụ hình thành và phát triển năng lực trí tuệ chung bao gồm các mặt sau đây:
+ Hình thành và phát triển tư duy logic, năng lực sử dụng ngônngữ chính xác Do đặc điểm của khoa học Tin học, môn Tin học cótiềm năng quan trọng có thể khai thác để hình thành và rèn luyệncho học sinh tư duy logic Nhưng tư duy không thể tách rời ngônngữ, nó phải diễn ra với hình thức ngôn ngữ, được hoàn thiện trong
sự trao đổi bằn ngôn ngữ của con người, và ngược lại ngôn ngữđược hình thành nhờ có tư duy
Việc phát triển tư duy logic và ngôn ngữ chính xác ở học sinhthông qua môn Tin học có thể thực hiện theo ba hướng liên quanchặt chẽ với nhau:
- Làm cho học sinh nắm vững, hiểu đúng và sử dụng những liên
kết logic và, hoặc, nếu thì, phủ định, những lượng từ tồn tại và khái quát,
- Phát triển khả năng hiểu chương trình, trình bày lại và độc lậptiến hành xây dựng chương trình
- Làm cho học sinh hiểu và vận dụng các thuật giải
+ Phát triển khả năng suy đoán và tưởng tượng Tác dụng pháttriển tư duy của môn Tin học không phải chỉ hạn chế ở sự rèn luyện
tư duy logic mà còn ỏ sự phát triển khả năng suy đoán và tưởngtượng Muốn khai thác khả năng này, người giáo viên cần lưu ý:
- Làm cho học sinh quen và có ý thức sử dụng những quy tắcsuy đoán như xét tương tự, khái quát hoá, quy lạ về quen, Tuy
Trang 27nhiên suy đoán phải có căn cứ, dựa trên những quy tắc, kinh nghiệmnhất định.
- Tập luyện cho học sinh khả năng hình dung được những đốitượng và quan hệ giữa chúng và làm việc với chúng dựa trên những
có thể coi là những dạng xuất hiện của phân tích và tổng hợp
Trừu tượng hoá là tách những đặc điểm bản chất khỏi nhữngđặc điểm không bản chất Đương nhiên sự phân biệt bản chất vàkhông bản chất ở đây mang ý nghĩa tương đối, nó phụ thuộc vàomục đích hành động Khái quát hoá là chuyển từ một tập hợp đốitượng sang một tập hợp lớn hơn chứa tập hợp ban đầu bằng cách nêubật một số trong các đặc điểm chung của các phần tử của tập hợpxuất phát Như vậy ta thấy ngay rằng trừ tượng hoá là điều kiện cầncủa khái quát hoá
Cùng với phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá,trong môn Tin học học sinh còn phải thường xuyên thực hiện cácphép tượng tự hoá, so sánh, do đó có điều kiện rèn luyện cho họnhững thao tác trí tuệ này
Việc thực hiện một số trong các thao tác trí tuệ trên có thể đượcminh hoa qua ví dụ xây dựng thuật giải chọn trực tiếp để sắp xếp
Trang 28mảng một chiều A có n phần tử là những số thực theo thứ tự tăngdần.
Thao tác phân tích: chia công việc ra n bước:
Bước 1: Tìm chỉ số phần tử có giá trị nhỏ nhất trong các phần tử
từ 1 đến n Sau đó ta đổi chỗ phần tử này cho phần tử thứ 1 Việcnày được thực hiện như sau:
Cho k=1;
Cho j chạy từ 1 đến n nếu A [k]>A[j] thì gán k =j;
Đổi chỗ A [k] cho A[1]
Bước 2: Tìm chỉ số phần tử có giá trị nhỏ nhất trong các phần tử
từ 2 đến n Sau đó ta đổi chỗ phần tử này cho phần tử thứ 2 Việcnày được thực hiện như sau:
Cho k=2;
Cho j chạy từ 2 đến n nếu A [k]>A[j] thì gán k =j;
Đổi chỗ A [k] cho A[2]
Bước 3: Tìm chỉ số phần tử có giá trị nhỏ nhất trong các phần tử
từ 3 đến n Sau đó ta đổi chỗ phần tử này cho phần tử thứ 3 Việcnày được thực hiện như sau:
Cho k=3;
Cho j chạy từ 3 đến n nếu A [k]>A[j] thì gán k =j;
Đổi chỗ A [k] cho A[3]
Thao tác tương tự: Các bước còn lại từ bước 4 đến bước ntương tự như ba bước trên
Thao tác khái quát: Khái quát cho bước thứ i
Trang 29Bước i: Tìm chỉ số phần tử có giá trị nhỏ nhất trong các phần tử
từ i đến n Sau đó ta đổi chỗ phần tử này cho phần tử thứ i Việc nàyđược thực hiện như sau:
Cho k=i;
Cho j chạy từ i đến n nếu A [k]>A[j] thì gán k =j;
Đổi chỗ A [k] cho A[i]
Thao tác tổng hợp: Thao tác tổng hợp cho cả n bước và dựa vàokết quả khái quát tại bước thứ i nào đó, ta cho i chạy từ 1 đến n vàứng với mỗi i ta làm như trên, ta sẽ có được thuật giải chọn tực tiếp
nó Vậy ta chỉ cần cho i chạy từ 1 đến n -1 là đủ
2.2.3 Giáo dục tư tưởng và hình thành nhân cách cho học sinh
Giáo dục tư tưởng và hình thành nhân cách cho học sinh lànhiệm vụ giáo dục trong nhà trường Mọi hoạt động trong nhàtrường, kể cả hoạt động dạy học ở mọi bộ môn đều phải góp phần
Trang 30thực hiện nhiệm vụ này Bởi vì nhiệm vụ này đồng thời là một trongnhững mục tiêu của nhà trường, còn mọi hoạt động, kể cả hoạt độngdạy học là phương thức, là phương tiện để đạt được mục tiêu đó Tinhọc là một trong những môn khoa học tự nhiên, có khả năng ứngdụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực khoa học, kỉ thuật, đời sống Do đó
bộ môn Tin học phải đóng vai trò to lớn trong việc giáo dục nhữngquan điểm triết học về khoa học tự nhiên, giáo dục những nét nhâncách cơ bản như thái độ với những thành tựu khoa học, tình yêu đốivới lao động
Cũng như các bộ môn khác, quá trình dạy học môn Tin học phải
là một quá trình thống nhất giữa dạy chữ và dạy người Để làm đượcviệc này, người giáo viên Tin học một mặt phải thực hiện phầnnhiệm vụ chung giống như giáo viên các bộ môn khác, nhưng mặtkhác còn cần phải khai thác khả năng của nội dung môn để gópphần vào việc thực nhiện mục tiêu của nhà trường
+ Giáo dục tư tưởng chính trị cho học sinh
Đây là nội dung thứ nhất của nhiệm vụ giáo dục Nội dung nàybao gồm việc giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, hìnhthành và củng cố ở học sinh những quan điểm của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng, từ đó học sinh có được những cơ sở khoa học cho việcxác định lí tưởng và niềm tin vào chính bản thân mình, vào cộngđồng xã hội và xa hơn họ có được những cơ sỏ vững chắc cho việchình thành và khẳng định nhân cách của mình
- Giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩ xã hội Trong phạm vimôn Tin học có thể thực hiện nhiệm vụ này theo các cách:
· Đưa những số liệu về công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốcvào những đề Tin trong những trường hợp có thể được, chẳng hạnnhững bài toán có nội dung thực tế
Trang 31· Giáo dục lòng tự hào về tiềm năng Tin học của đất nước Tiềmnăng này bộc lộ rõ ràng đến mức thế giới phải thừa nhận rằng cácbạn tre Việt nam rất thông minh và đạt được thành tích cao trong các
kì thi Tin học quốc tế Việc dùng tiếng mẹ đẻ trong dạy học vànghiên cứu cũng là một niềm tự hào dân tộc
- Hình thành và củng cố cho học sinh những quan điểm của chủnghĩa duy vật biện chứng: Đây là những quan điểm ngày càng tỏ rõ
sự đúng đắn của triết học Mác -Lê nin trong việc nhận thức thế giới
tự nhiên Có thể thực hiện nhiệm vụ trên trong quá trình dạy họcmôn Tin như:
· Làm cho học sinh thấy rõ mối liên hệ giữa Tin học và thựctiễn, cụ thể là thấy rõ Tin học là một dạng phản ánh thực tế kháchquan, thấy rõ nguồn gốc, đối tượng và công cụ của Tin học, qua đóhiểu được bản chất của những sự trừu tượng
· Làm cho học sinh ý thức được những yếu tố của phép biệnchứng, chẳng hạn tính vật chất của thế giới; tính vận động có quyluật của thế giới vật chất; mối liên hệ tương hỗ giữa các các sự kiệntrong thế giới tự nhiên
+ Giáo dục nhân cách cho học sinh trong dạy học Tin học
Nhiệm vụ giáo dục phải đạt tới sự hình thành và phát triểnnhân cách cho học sinh, tức là đào tạo thế hệ trẻ thành những ngườilao động có tri thức và có đạo đức Một số nét cơ bản của đạo đứccủa thế hệ học sinh cần được hình thành trong dạy học môn Tin họcnhư sau:
· Niềm tin vào năng lực nhận thức thế giới ngày càng sâu sắccủa côn người Sự phát triển như vũ bão của khoa học Tin học đãchứng minh điều đó Con người đã làm nên những điều thần kì màkhông lâu trước đó như là điều thần bí: chế tạo những máy tính điện
Trang 32tử giải những bài toán vượt quá khả năng của con người, xây dựngcác siêu xa lộ cao tốc thông tin như Intranet, Internet v v
· Sự yêu thích môn Tin học nói riêng và tình yêu khoa học nóichung Từ chỗ có được niềm tin vào năng lực nhận thức của conngười và sức mạnh của tri thức khoa học, của tri thức Tin học, cầnphải làm xuất hiện và phát triển những cảm xúc tốt đẹp lành mạnhđối với các thành tựu khoa học Đó là sự say mê, trân trọng đối vớicác thành quả nghiên cứu, đối với những tấm gương sáng tạo và sựyêu thích, say mê vượt khó để học tốt môn Tin học, để sáng tạotrong việc vận dụng tri thức Tin học vào thực tiễn
· Sự chân thực và sự phê phán, tính chính xác, thói quen kiểmtra trong khoa học Tin học giúp học sinh có những phẩm chất đótrong học tập Điều này không chỉ có ý nghĩa trong việc tiếp nhận trithức Tin học mà cả đối với xã hội, những phẩm chất không thể thiếucủa người lao động mới
2.2.4 Bảo đảm chất lượng phổ cập, đồng thời phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu về Tin
Việc đảm bảo chất lượng phổ cập xuất phát từ yêu cầu kháchquan của xã hội và khả năng thực tế cuả học sinh Một mặt, xã hộiđòi hỏi mỗi học sinh ra trường phải đảm nhiệm việc lao động xâydựng và bảo vệ tổ quốc, nếu cơ sở Tin học không vững sẽ ảnh hưởngtới năng suất lao động, tới hiệu suất công tác Mặt khác nhữngnghiên cứu của nhiều nhà tâm lí học khẳng định rằng mọi học sinh
có sức khoẻ bình thường đều có thể tiếp thụ một nền văn hoá phổthông, trong đó có học vân Tin học phổ thông Hiện tượng có không
ít học sinh kém Tin ở trường phổ thông là do nhiều nguyên nhân chứkhông phaỉ do việc dạy Tin đòi hỏi ở học sinh một năng khiếu đặcbiệt, một trí thông minh khác thường Người giáo viên Tin học có
Trang 33thể và cần phải làm cho học sinh chiếm lĩnh được những tri thức và
kĩ năng Tin học cơ bản quy định trong chương trình Đó là nhiệm vụbảo đảm chất lượng phổ cập
Tuy nhiên, không phải tất cả học sinh đều có khả năng trở thànhnhững nhà Tin học Trong số học sinh, một số có năng khiếu về Tin.Phát hiện và bồi dưỡng những mầm mống nhân tài này là rất cầnthiết, rất quan trọng, bởi vì đất nước ta đang rất cần những nhà Tinhọc xuất sắc góp phần xây dựng nền Tin học Việt nam, góp phầncông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Vì thế giáo dục năng khiếungày càng được khẳng định như một yếu tố thời đại Giáo dục Tinhọc trong nhà trường phổ thông cần góp phần thực hiện nhiệm vụnày
2.3 Mối quan hệ giữa các nhiệm vụ
Các nhiệm vụ trên không tách rời nhau mà trái lại, chúng cómối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm hìnhthành ở người học sinh thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng,năng lực nhận thức và hành động, động cơ đúng đắn và lòng say mêhọc tập, lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Điều đó thể hiện sựthống nhất giữa dạy chữ và dạy người, giữa dạy học và phát triển.Mối quan hệ giữa các nhiệm vụ thể hiện như sau:
+ Tính toàn diện của các nhiệm vụ: Các nhiệm vụ nêu trên lànhững phương diện khác nhau cua một thể thống nhất, thể hiện tínhtoàn diện của nhiệm vụ dạy học môn Tin học Điều này lưu ý ngườigiáo viên quan tâm tới các phương diện của nhiệm vụ, tránh tìnhtrạng đơn thuần truyền thụ tri thức, không chú ý phát triển tư duysáng tạo và giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức
Trang 34+ Vai trò cơ sở của tri thức: Tri thức là cơ sở để rèn luyện kỉnăng và thực hiện các nhiệm vụ khác Không nên hiểu “cơ sở” làquan trọng hơn các nhiệm vụ khác mà chỉ có nghĩa là nếu khôngtruyền thụ thức thì không thể thực hiện các nhiệm vụ khác Từ đóphải chú trọng việc truyền thụ đúng khối lượng kiến thức màchương trình quy định, không cắt xén, không coi trọng phần này,xem nhẹ phần khác, Tuy nhiên cũng cần phải tránh xu hướng sailầm là gia tăng khối lượng tri thức, làm quá tải đối với học sinh.Với tư cách là cơ sở của giáo dục Tin học, tri thức có quan hệmật thiết với các nhiệm vụ dạy học Tin học Đặc biệt những tri thứcphương pháp liên quan chặt chẽ với việc rèn luyện kĩ năng, nhữngtri thức giá trị (đánh giá vai trò của một hoạt động, tầm quan trọngcủa một tri thức, ) nhiều khi có liên hệ với việc gây động cơ hoạtđộng, điều đó cũng ảnh hưởng tới việc rèn luyện kỉ năng, phát triểnnăng lực trí tuệ hoặc bồi dưỡng thế giới quan
Cùng với vai trò cơ sở của tri thức, cần thấy rõ tầm quan trọngcủa kỉ năng Sự nhấn mạnh này đặc biệt cần thiết đối với môn Tinhọc vì môn này được coi là môn học công cụ do đặc điểm và vị trícủa nó trong nhà trường phổ thông, vì vậy cần nhấn mạnh vào việcvận dụng tri thức và rèn luyện kỉ năng
+ Sự thống nhất của các nhiệm vụ trong hoạt động: Cần hướngvào hoạt động của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạyhọc Việc truyền thụ một kiến thức, rèn luyện một kỉ năng, kỉ xảo,phát triển một năng lực, hình thành một phẩm chất cũng là nhằmgiúp học sinh tiến hành một hoạt động nào đó trong học tập cũngnhư trong đời sống Nhờ đó các nhiệm vụ về các mặt khác nhauđược thống nhất trong hoạt động, điều này thể hiện mối liên hệ hữu
cơ giữa các nhiệm vụ đó Tri thức, kỉ năng, kỉ xảo, năng lực trí tuệ
và niềm tin một mặt là điều kiện và mặt khác là đối tượng biến đổi
Trang 35của hoạt động Hướng vào hoạt động một cách đúng đắn không hềlàm phiến diện nhiệm vụ dạy học mà trái lại còn đảm bảo tính toàndiện của nhiệm vụ đó.
Chương III
phương pháp dạy học Tin học ở trường phổ thông
3.1 Khái niệm phương pháp dạy học
Dạy học là một hoạt động có tính đặc thù của con người Hoạtđộng này có đặc tính nổi bật, đó là một hoạt động nhận thức Trongthực tế, hoạt động nhận thức diễn ra trước tuổi đến trường, ở mọi nơi
và suốt đời cho tất cả mọi người Tuy nhiên ở trong nhà trường, hoạtđộng nhận thức được tổ chức và có định hướng, được điều khiển vàkiểm tra chặt chẽ Nó diễn ra chủ yếu trong quá trình dạy học các
bộ môn khoa học Khi bàn về phương pháp dạy học trong trườngphổ thông ta chỉ giới hạn ở quá trình dạy học
Quá trình dạy học trước hết là quá trình hoạt động nhận thức
Do đó muốn hiểu được phương pháp dạy học cần nghiên cứu hoạtđộng phương pháp hoạt động nhận thức (gọi tắt là phương pháp) đãđược khái quát hoá trong triết học
Mọi hoạt động của con người đều có mục đích và đối tượng(hay nội dung) Căn cứ vào mục đích mà tìm kiếm phương tiện vàcách sử dụng nó để tác động lên đối tượng làm cho đối tượng biếnđổi, tức là tìm kiếm phương pháp hoạt động Hoạt động nhận thức
có mục đích là hiểu biết được thế giới xung quanh Thế giới đó lànội dung của hoạt động nhận thức, sông định nghĩa gọn và tổng quátnhất có lẽ là định nghĩa do Hegel nêu lên: “Phương pháp là ý thức
Trang 36về hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung” (Theo V.I
Lê -nin, “Bút kí triết học”, trang 105)
Từ định nghĩa này, ta thấy “phương pháp” có hai mặt: mặtkhách quan và mặt chủ quan Mặt khách quan là những quy luật chiphối sự tồn tại và phát triển của nội dung, của đối tượng Con ngườiphải nắm vững mặt khách quan của phương pháp Đó là điều kiệncần để phương pháp trở nên hiệu nghiệm Đó là thính chân thựccủa phương pháp Thường thì mặt khách quan của phương pháp ítđược chú ý tới Đó là điều nguy hiểm, vì nó làm ta hiểu lệch lạch vềphương pháp hoạt động nói chung, hoạt động nhận thức nói riêng.Mặt chủ quan của phương pháp là hoạt động tìm kiếm biệnpháp, thủ thuật để tác động lên đối tượng Đây là điều kiện đủ đểphương pháp có tính hiệu nghiệm Chỉ khi tác động phù hợp vớiquy luật phát triển của đối tượng thì nó mới biến đổi theo sự chờ đợicủa ta Do đó chỉ có hiểu đối tượng (hiểu đúng mặt khách quan) thìmới có hi vọng tìm được biện pháp tác động chính xác (có sự đúngđắn của mặt chủ quan) Thông thường mặt chủ quan của phươngpháp hay được để ý nhiều Đây là điều không nên, bởi vì nó làm tahiểu lệch lạc về cấu trúc của khái niệm phương pháp
Như vậy có thể hiểu phương pháp là con đường, là cách thứchành động để đạt được mục đích Con đường (hay cách thức) hànhđộng đó bao gồm hai mặt: nghiên cứu và tìm hiểu các quy luậtkhách quan của sự tồn tại và phát triển của đối tượng; và tìmphương tiện, biện pháp, thủ thuật tác động cho đối tượng biến đổitheo mục đích đã định Hai mặt đó phải phù hợp, phải thống nhấtvới nhau thì phương pháp mới có hiệu lực
Vận dụng những điều cơ bản trên đây về “phương pháp hoạtđộng“ vào việc phân tích khái niệm phương pháp dạy học, trước hết
Trang 37phải thấy rằng đay là một hoạt động phức tạp, gồm hoạt động dạy
và hoạt động học Đối tượng của hoạt động dạy là học sinh và nộidung khoa học của các môn học Chủ thể của hoạt động dạy là giáoviên Mục đích của hoạt động dạy là: học sinh nắm vững nội dungmôn học và có nhân cách phát triển, có đạo đức và có năng lực hànhđộng Hoạt động học có đối tượng là nội dung môn học, có chủ thể
là học sinh Mục đích học và much đích dạy là cơ bản trùng nhau.Chính sự trùng nhau này nên ta hi vọng có thể đưa học sinh vào chủthể không những của hoạt động học, mà cao hơn nữa -chủ thể củahoạt động dạy học Tức là ta muốn nâng cao tính tích cực hoạt độngcủa học sinh trong hoạt động học đến mức cao nhất Nếu làm đượcnhư vậy thì chính phương pháp dạy học đã làm biến đổi quá trìnhđào tạo thành quá trình tự đào tạo Nhưng điều lí tưởng này chỉ thựchiện được ở một số bài học, một số khâu của quá trình dạy học và ởnhững bậc học nhất định Ngay cả khi tạo được vị thế là chủ thể củahoạt động dạy học cho học sinh thì người thầy vẫn là chủ thể chínhcủa hoạt động đó ở mức độ cao hơn - ở vai trò theo dõi, tổ chức,điều khiển và cố vấn
Từ những phân tích trên đây, có thể định nghĩa: “Phương phápdạy học là cách thức làm việc của giáo viên và học sinh trong sựphối hợp thống nhất với nhau dưới dự chỉ đạo của giáo viên, nhằmlàm cho học sinh tự giác, tích cực tự lực đạt được mục đích dạy học”(Nguyễn Ngọc Quang, Lí luận dạy học đại cương, 1989)
3.2 Tổng thể các phương pháp dạy học
Cùng với việc xây dựng khái niệm phương pháp dạy học,người ta nghiên cứu hình thành một hệ thống phân loại các phươngpháp dạy học Hiện nay có nhiều hệ thống như vậy nhưng chúngchưa hoàn chỉnh và chưa đạt được sự thống nhất trên phạm vi quốc
Trang 38tế Sở dĩ như vậy là do tính nhiều chiều của phương pháp dạy học.Tuỳ theo xét về phương diện này hay phương diện khác, ta có thểliệt kê các phương pháp dạy học theo cách này hay cách khác.
Một hệ thống chặt chẽ về mặt logic không phải là không thểxây dựng được, nhưng một hệ thống như vậy chưa chắc đã có giá trịtrong thực tiễn Vấn đề quan trọng là ở chỗngười giáo viên biết xemxét các phương diện khác nhau, thấy được các phương pháp dạyhọc về từng phương diện đó, biết lựa chọn, sử dụng những phươngpháp cho đúng lúc, đúng chỗ và biết vận dụng phối hợp một sốtrong các phương pháp đó khi cần thiết
Xuất phát từ lí do trên, giáo trình không đặt yêu cầu xây dựngmột hệ thống phân loại phương pháp dạy học chặt chẽ về mặt logic,
mà chỉ giới thiệu những phương pháp dạy học về nhiều phươngdiện khác nhau, để người giáo viên nắm được tổng thể các phươngpháp đó
Xuất phát từ lí do trên, giáo trình không đặt yêu cầu xây dựngmột hệ thống phân loại phương pháp dạy học chặt chẽ về mặt logic,
mà chỉ giới thiệu những phương pháp dạy học về nhiều phươngdiện khác nhau, để người giáo viên nắm được tổng thể các phươngpháp đó
Với yêu cầu như vậy, có thể trình bày các phương pháp dạy họcthành một tổng thể theo các phượng diện sau đây:
a- Các chức năng điều hành quá trình dạy học:
- Tạo tiền đề xuất phát
- Hướng đích và gợi động cơ
- Làm việc với nội dung mới
- Củng cố
Trang 39- Kiểm tra và đánh giá
- Hướng dẫn công việc ở nhà
b- Các con đường nhận thức
- Suy diễn
- Quy nạpc- Các hình thức hoạt động bên ngoài của thầy và trò
- Giáo viên thuyết trình
Mặt khác, tuỳ theo quá trình dạy học có khác nhau đối với từngloại đối tượng học sinh hay không người ta phân biệt dạy học đồngloạt với dạy học phân hoá
Dạy học phân hoá lại được chia thành dạy học phân hoá nội tại(phân hoá trongp) và dạy học phân hoá về tổ chức (phân hoá ngoài).Trong các hình thức dạy học phân hoá ngoài, ta có thể kể: hoạtđộng ngoại khoá, lớp chuyên, nhóm học sinh yếu kém v.v
e- Các phương tiện dạy học
- Sử dụng phương tiện nghe nhìn
- Sử dụng tài liệu chương trình hoá
- Làm việc với sách giáo khoa
- Sử dụng máy tính điện tử
Trang 40g- Các tình huống dạy học điển hình
Trong môn Tin học có thể kể:
- Dạy học những khái niệm
- Dạy học những câu lệnh
- Dạy học xây dựng thuật giải
- Dạy học lập chương trình
- Dạy học giải bài tập
- Dạy thực hành trên máy tínhViệc liệt kê như trên thật ra chưa đầy đủ nhưng cũng đã tạo nênmột bức tranh khá phức tạp về các phương pháp dạy học Sẽ kémhiệu quả nếu giới thiệu các phương pháp theo từng phương diện trênmột cách dàn đều Vì vậy giáo trình chỉ tập trung vào một số yếu tố
cơ bản của phương pháp dạy học và một số phương pháp thườngdùng trong thực tiễn dạy học, cụ thể là đi vào những thành tố cơ sởcủa phương pháp dạy học, các chức năng điều hành quá trình dạyhọc,
Trong các phương pháp đã liệt kê ở trên có một số phương pháp
đã được trình bày trong các sách giáo dục học, vì thế giáo trìnhkhông lặp lại những phương pháp đó
3.3 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Điều 24, chương 1, Luật giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt nam nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải pháthuy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh;phù hợp với từng với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồidưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỉ năng vận dụng kiến thức